Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:09:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 276307 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phutue
Thành viên
*
Bài viết: 16


Thắp sáng tình thương trong trí thấy nhiệm màu!


WWW
« Trả lời #320 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 01:18:42 pm »


Chào bạn cùng E 48, bạn ở D nào vậy ?

Vâng. Tân binh, em ở C5D2. Học về, thì ở C10D3. Bác lính năm nào ạ?
Logged

Ta chẳng tìm nhau, sao cứ gặp
Chẳng lời vĩnh biệt, sao cứ xa
Duyên hồ thỉ, kệ duyên hồ thỉ
Kiếp đời nào, cho được thăng hoa!?
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #321 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 01:31:49 pm »

Xuống bếp, A Oan làm thì ít, ăn vụng thì nhiều, chủ nhật tiếp theo không phải tăng cường cho nhà bếp vẫn chạy lên xin đi.
Em hơi băn khoăn là bác đưa tin như trên, rồi chỉ đích danh người trên ảnh thế này có nhạy cảm quá không nhỉ Huh

    Người dân tộc thì thật thà, trung thực. Nhưng nếu xuc phạm nó thì bạn hãy coi chừng đấy! Angry
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #322 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 01:46:10 pm »


Chào bạn cùng E 48, bạn ở D nào vậy ?

Vâng. Tân binh, em ở C5D2. Học về, thì ở C10D3. Bác lính năm nào ạ?

Oh, vậy là hàng xóm rồi, mình ở C9, D3 ... nhưng là 21 năm trước bạn, nhưng không sao gặp được người cùng D chẳng phải may lắm sao  Wink
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #323 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 01:57:43 pm »



    Han-dct

   Chữ ký 'thắng thua là chuyện bình thường mà" đã thể hiện chơi tuốt của bộ đội trẻ - mà không sao bức ảnh đẹp, lại có cả M79 oách đấy; giá có thêm đạn thì khỏi chê mà nội dung chuyện cũng vui thể hiện tính chất phát của lính; còn ăn vụng đời lính đói thằng nào không xuống bếp nuôi quân xà xẻo bánh mì luộc, cơm cháy của heo chứ...còn mò vào ăn uống vụng sữa lon không có nhãn mác của đại trưởng nữa...
Logged
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #324 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 03:18:52 pm »

Tặng chú linh quany là chủ thớt lính thời bình này bài hát của quê hương Tuyên quang :

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=Q2LRKWt5rnk" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Q2LRKWt5rnk</a>
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #325 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 03:47:51 pm »

Xin chào các bác tham gia topic. vetran xin kể câu chuyện lính thời bình tiếp theo: Khi chuyển cứ từ tổng kho long Bình về căn cứ 26 Gò Vấp, suốt ngày chúng tôi lọ lem vì vào xưởng sửa chữa xe tăng cạnh kho xăng Gò vấp. Một hôm Trung Úy Hựu, quân lực E xuống C11 nói với tôi: Thợ thày đéo gì, mà mày trắng như con gái thế này, thôi mai anh điều mày qua trạm xá E nhá. Một binh nhất thì sao giám cãi, và tôi trở thành anh lính nhọ đít tại trạm xá E 26 thiết giáp QK7 đóng quân tại mấy căn nhà sĩ quan VNCH di tản tại cư xá Lam sơn Gò vấp. Thời gian này ngoài quân số ăn hàng ngày là thương bệnh binh, nay tôi làm cấp dưỡng cho cả các sĩ quan bị địch bắt làm tù binh, được trao trả đầu năm 1975 đang trong thời kỳ theo dõi. Thêm công việc một chút thì không sao nhưng phục vụ mấy (Cụ) này rất ngán vì một phần do lớn tuổi, một phần tâm lý không được thanh thản nên chuyện ăn uống cũng khó chịu. Trong số các sĩ quan này mỗi người mỗi vẻ nhưng có một điểm chung là (bất đắc chí). Thượng úy Đào Văn Tuy luôn trầm ngâm chậm chạp, khi phát ngôn thì đầy chọc khoáy, châm biếm kèm nụ cười bí hiểm. Thượng úy Khổng Minh Thất hay lảng tránh tranh luận, thường tất bật một công việc gì đó với vẻ mặt phảng phất sự chịu đựng chua chát. Thiếu tá Thám, tính hòa đồng và hay kể những chuyện láu cá của ông khi sống trong hàng ngũ lính Khố xanh thời Pháp thuộc ở Hà Nội. Đặc biệt nhất, chuẩn úy Trì, quê Hải Phòng, da trắng tươi, sở hữu một cái trán dồ và mái tóc dài chấm vai, sống bất cần đời, cả tuần chỉ ăn một hai bữa cơm tại trạm, rất nhiều các em út dập dìu thăm hỏi với nhiều quà cáp, anh thường đi đâu nhiều ngày không ai biết mặc dù số sĩ quan nay đang trong thời gian gần như bị (quản thúc nhẹ). Anh Trì luôn phát ngôn với giọng coi trời bằng vung, ăn mặc phá cách, cũng vẫn quân phục với đầy đủ quân hàm quân hiệu nhưng quần ống loe hết cỡ, giày hippy cao gót màu nâu, cái mũ mềm của bộ binh ngụy lại gắn quân hiệu ta. Và rồi. Một ngày kia trung đoàn nhận tin báo của cơ quan quân pháp bộ tư lệnh Thành bắt giam khởi tố chuẩn úy Trì, về tội cấu kết và hoạt động trong một tổ chức xã hội đen đang nén nút gây án trở lại sau một thời gian nằm im thăm dò từ ngày giải phóng. Sau đó anh bị biệt giam ở quân lao Gò Vấp, cách trạm xá ba lô nhà .Thời gian sau, khi khá thân mật, mấy chú sĩ quan tù binh rất mến tôi, coi tôi như con cháu và tôi được nghe tâm sự thì thấy hoàn cảnh, tâm lý các chú bất ổn day dứt vì trước khi trở về những đơn vị chính qui là đơn vị gốc trước khi bị bắt thì từ năm 1973 các chú phải sống tại nhưng khu trảng sâu trong rừng Lộc Ninh cùng với số bộ đội địa phương và du kích đào ngũ do không chịu nổi ác liệt kéo dài của cuộc chiến, họ mặc cảm không giám về quê quán và tụ lại một chỗ gọi là dân (bù chao), ở khía cạnh nào đó thì dưới sự đánh giá của  mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam thì họ thuộc thành phần (bỏ đi) nhưng số lượng thành phần này cũng không nhỏ nên mặt trận chấp nhận vị thế của họ như vậy còn hơn là sử dụng biện pháp cứng rắn thì có thể hại nhiều hơn. Hiện tại nhiều lấn cấn trong chính sách và qui trình giải quyết những vấn đề hậu chiến tranh mà cụ thể những sĩ quan là tù binh do địch bắt được trao trả về với đồng đội thì phải sống trong sư xăm soi xét nét, mỗi ngày không phải làm việc gì, không ai nói tới, có mặt trong mấy bữa ăn tập thể rồi đọc báo. Lâu lâu sinh hoạt chính trị một lần, từ ngày cuộc chiến kết thúc đến nay chưa được về thăm nhà, coi như bị quản thúc, quyền quân nhân bị hạn chế, số phận chính trị không được kết luận và…Chờ đợi. Khi trạm xá chuyển cứ theo trung đoàn 26 về Biên Hòa, các chú sĩ quan này được chuyển về nơi tập trung nào đó ngoài miền Bắc. Chia tay các chú rồi không biết đến bao giờ họ trở thành công dân bình thường.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #326 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 04:01:34 pm »


 
 
 
 Dạo ấy mùa hè nóng nực mà em thì bán hết cả màn với chiếu nên phải chui đi ngủ nhờ bọn nó, đầu tiên em ngủ cùng thằng Thanh lùn Bạch Mai nhưng sau phát hiện ra thằng này có tật rất xấu là nằm ngủ đến đêm nóng quá là nó cởi hết ra, em tỉnh giấc nhìn thấy thế mà hãi và cứ tởm tởm thế nào ý. Em vẫn khoái nằm cùng thằng này vì nó hát nhạc vàng cũng hay, nhất là bài gì mà có câu đầu là " Ngày tháng qua dần, tôi đi chinh chiến, từ khi quê hương thấu khổ " đêm tối nghe nó rên mà não cả ruột. Mặc dù vậy em cũng không thể ngủ với nó được nên anh Khánh bảo" Thôi, mày sang ngủ với anh ". Nghe vậy anh Hoàn nói " Mày ngủ với thằng đấy làm đéo gì, nó bẩn nhất trường đấy" anh Khánh bèn quay lại vặc " Em bẩn nhưng em không ghẻ còn anh sạch sao ghẻ kinh thế. Mà đúng thế thật anh Khánh bẩn lắm quần áo phải hàng tuần mới giặt nên cứng như mo nang nhưng anh ấy lại không bị ghẻ mới lạ chứ. Anh Hoàn bèn cười nói " Mày đã nghe chuyện thi ở bẩn chưa, đấy tao với mày nằm cạnh nhau mày bẩn quá ghẻ nó không ở được nên nó sang hết người tao ". Phải nói là anh Hoàn nói chuyện rất duyên và hay, hơn nữa anh là người đã có vợ nên lắm khi anh ấy kể tếu táo chuyện vợ chồng cho cánh lính trẻ bọn em nghe thằng nào cũng há hốc mồm. Đại ý em tóm tắt là khi anh ấy được về thăm nhà hồi huấn luyện anh ấy kể về chuyện vợ chồng gặp nhau sau bao ngày xa cách và kết luận lại là " Như con dao rơi vào bìa đậu ".

  Bài hát này là  " ĐÊM TRÊN ĐỈNH SẦU" bác nghe lại nhé :
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Dem-tren-dinh-sau-Che-Linh/IWZCCD6U.html
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #327 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 05:43:01 pm »



     Nói như vetran nói thì ở Tây nguyên cũng có một khu vực còn quy mô thành cấp xã cơ - thời mới giải phóng 1975 bọn mình đi truy quét pulro xuống phía đường đi nha Trang có một xã mang tên "tình thương" của chính quyền Công hòa Việt Nam đặt. cái tên đấy giờ không biết còn không; chứ hồi mình lùng sục  nghe nói chủ yếu là anh em hồi chánh ở lấy vợ sinh con đẻ cái tương đương với xã Châu Sơn - Ban mê Thuộc của bà con giáo dân di cư 1954. Quy hoạch cũng ô bàn cờ, nếu trinh sát mình lỡ lạc vào không có đường ra vì chỉ cần một tiếng mõ là các nhà chặn vít hết lối đi; nếu kể thì đau sót cho anh em trinh sát mình.

     Nhưng hồi đó bọn tôi vẫn để nguyên cho họ sinh sống, không đả động gì tới chuyện hồi chánh và sau này bọn tôi không quan tâm coi họ như dân thường.
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #328 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 05:47:38 pm »

Cám ơn bschung em đã nghe và lại nhớ tới thằng Thanh lùn, hồi sang HG nó ở E149 nhưng bản thân nó cũng không nhớ ở D nào. Khi đơn vị nó ở sân bay Phong Quang trong lúc ngồi chơi nó nghịch súng thế nào mà khẩu AK bị cướp cò, may mà khẩu súng đó vướng bàn nên nòng súng không ăn lên được nhưng thằng ngồi phía đối diện bị nát đôi chân. Nó sợ quá trốn luôn về HN và em cũng không hiểu bằng cách nào mà nó lại thoát quả đấy. Giờ anh em gặp nhau em hỏi gì nó cũng nói " Tao đéo nhớ gì cả ".

 Em lại kể tiếp chuyện hồi bọn em ở trường y tá. Bước vào học đầu tiên bọn em học về cấu trúc các cơ và xương rồi sau đó học về băng bó. Cái này thì dễ thôi tụi em băng cho nhau và học cách nẹp cố định, khi học tiêm thì thực hành trên thân chuối. Khi tiêm vào thân chuối thì thằng nào cũng đâm phầm phập và nói đơn giản cứ 2 nhanh một chậm là ngon. Đến lúc tiêm cho nhau thì tay chân lóng ngóng rơi cả xy lanh có thằng đâm cong cả kim mà không thủng da.
 Tháng 10-83 bọn em có đợt tập văn nghệ để đi hội diễn sư đoàn, mấy cô gái thì do anh Hoa chỉ đạo cùng một hội mấy thằng 9 vía như thằng Dũng cá ở Ngã Tư Sở, thằng Tâm gái chuyên về môn múa sạp múa xòe gì đấy. Bọn em cùng anh Lục với thằng Dũng đàn hát thì suốt ngày tập hát tập thể mấy bài " Vì nhân dân quên mình " và một bài em không nhớ tên chỉ nhớ mấy câu đầu là " Đi ta lại cùng đi lên miền biên giới, biên giới hôm nay tiếng gọi thiết tha..." Anh Lục thì đơn ca bài " Tớ là zin ba cầu ", hồi đó mấy thằng bọn nó bảo là ông ấy sáng tác bài đấy nhưng em cũng không biết có thật không. Bài đấy có đoạn " Thủng lốp thì tự bơm, bẹp tai thì gõ lại, cách mạng đang cần zin, xe zin cần tớ lái ". Sau hội diễn em nghe nói bọn em được cái giấy khen nhưng bọn em chẳng để ý làm gì. Phải nói hồi ở trường là bọn em đói hơn hồi huấn luyện, có lẽ do em hồi huấn luyện ở C bộ nên ăn uống chẳng bao giờ lo đói. Giờ lên trường vừa đói lại không tăng gia cải thiên trồng rau được như khi ở huấn luyện nên thằng nào cũng kêu. Thôi thì đủ các kiểu bán, mà cũng lạ là dân ở đó cái gì họ cũng mua của lính, từ đôi dép, quần đùi đang mặc  họ cũng mua nhưng dân họ thích nhất là xà phòng 72%. Đợt nào mà quân nhu lĩnh về xà phòng 60% của Việt Nam là bán mất giá ngay, chính vì xà phòng bán hết nên quần áo của bọn em mỗi lần ra suối giặt là lính mình chỉ nhúng nước rồi quật vào đá cho sạch.  Trước cửa nhà chỉ huy có mấy cây ớt chỉ thiên cay lè lưỡi nhưng cũng không thấy quả bao giờ vì cứ mọc ra là lính mình vặt ngay từ khi nó đang còn xanh, em nhìn mấy cây ớt đấy mà thấy thảm hại vì lá cũng bị lính vặt hết để nấu canh ăn thêm. Canh nấu thêm của bọn em thì thập cẩm, nào lá ớt, lá dền cơm, dền gai, đi dọc hàng rào nhà dân bọn em toàn vặt trộm mùng tơi bò ở hàng rào. Có lần bọn em nhổ trộm sắn của dân rồi bẻ ra tìm củ nào thân củ trong chứ không đục thì ăn sống, em nghe nói những củ trong như thế ăn nó không say.
 Một hôm buổi trưa cả mấy anh em đang nằm thì em phát hiện trên trần nhà có con rắn đang bò. Em hô lên và mấy anh em đập được con rắn đó mang ra sau nhà lột da, xách xuống bếp lấy dao thớt băm vụn ra và ngửa cái nắp xong quân dụng lên em bắt đầu rán. Lúc đầu có 4-5 anh em nhưng khi rán gần xong em ngoảnh lại nhìn thấy một lũ đang hau háu nhìn và cứ xô đẩy nhau suýt nữa thì dúi em vào bếp. Em nhanh tay đảo một miếng cho chín rồi cho vào vạt áo chạy ra và nói" Đấy, còn lại của các ông ". Em té ra sau cho tọt miếng thịt rắn vào mồm mà nhai mãi không dám nuốt vì sợ nuốt mất là hết. Tối hôm đó ngồi cùng anh Hoàn và mấy anh em khi kể lại anh Hoàn bảo " Tao cũng thế, thôi tranh thủ tao đố luôn chúng mày là có một con ốc luộc mà mấy anh em mình ai cũng được ăn và đi hết cả lít rượu ". Mấy anh em ngồi nghĩ không ra nên anh Hoàn lại phải giải thích " Thế này nhé con ốc luộc lên pha nước chấm ngon lành vào, mấy anh em mình ngồi vòng tròn rót rượu ra, tao lấy sợi chỉ xâu qua con ốc rồi lần lượt bắt đầu từ tao sẽ nhúng vào bát nước chấm cho vào mồm và chỉ được chẹp nhẹ một cái. Chúng mày nhớ là chẹp nhẹ thôi chứ chẹp mạnh sau này nó nát ra là hết dùng đấy nhé, nuốt vào cổ họng rồi cầm sợi chỉ đó lôi con ốc ra, tợp ngụm rượu rồi đến lượt thằng bên cạnh lại tiếp tục như vậy, nhớ chưa ". Ôi nghe mà vừa buồn cười vừa ứa nước mắt, em thấy vậy đề xuất luôn " Chuẩn bị phát quân tư trang, mỗi anh em mình bán đi một thứ hoặc quần hoặc áo mua con chó về làm bữa đánh chén cho thỏa thích ". Anh Khánh hưởng ứng ngay và nói " Được đấy nếu như vậy tao sẽ biểu diễn thịt chó 7 món nấu một nồi, quanh đơn vị mình có cả mơ lông lẫn ổi lo gì ". Thống nhất phương án em đề xuất và cả hội chỉ chờ đến ngày phát quân tư trang mùa đông.
 Kể lại chuyện cũ em mới nhớ ngày đó bọn em kinh nhất là con zĩn, cái con bé tý nhẩy tanh tách mà lại có nhiều ở hàng bán mít với chuối và bánh tẻ là những hàng rẻ tiền lính mình hay sà vào ăn. Nó mà đã đốt thì ngứa vô cùng và gãi cứ mẩn lên thành cục rất khó chịu, lạ cái là sau này sang HG cũng có nhiều con đấy lắm nhưng em chỉ bị đốt ngứa mấy hôm đầu thôi chứ nhà dân mình ở trọ lâu là lại không thấy ngứa. Nhưng cứ đi sang nhà khác hoặc thằng khác đến chơi nhà mình là lại bị nó đốt cho mẩn lên.
 Thế rồi bọn em cũng được phát quân tư trang mùa đông, một bộ quần áo, một cái áo lót trắng,một quần đùi giải rút, một mũ biên phòng đội cho ấm vào mùa đông lạnh lẽo. Em đầu tiên sử lý cái áo lót, lấy tiền rồi diện bộ quần áo mới, đội cái mũ biên phòng lắp ngôi sao ỏ giữa và cùng mấy anh em đi ra chợ Phú Nhuận. Đầu tiên là vào hiệu ảnh chụp mấy kiểu ảnh cho oách để gửi về nhà, có kiểu ảnh chụp nửa người, em đội mũ đó không buộc dây mồm tủm tỉm cười trông rất đẹp zai. Hi..hi đó là cái anh em thấy ưng ý nhất nên quyết định rửa ra 3 cái gửi về nhà một cái, gửi cho hai cô người yêu mỗi người một cái. Sau này em nhận được thư em nào cũng khen là chụp ảnh đẹp quá, em không rõ là khen tay thợ chụp ảnh đẹp hay khen em đẹp zai quá nhưng có lẽ là khen em thì đúng hơn. Nhưng cái lần nhận được thư người yêu đó khiến em bị ê mặt, chả là có thư là mấy anh em xúm lại đọc cho nhau nghe nên khi em có thư phong bì đề người em phương xa là lão Hoàn râu lại cầm luôn và bảo " Thư của người yêu thằng Thắng, để tao đọc cho cả bọn nghe". Chuyện không có gì nhưng đến đoạn em nó kể lại mối tình thơ mộng đã được hai năm và chốt thêm câu " Hồi đó em vừa tròn 14 tuổi ". Giời ạ, đọc đến đoạn này lão Hoàn cười hô hố và nói " Chúng mày ơi, thằng này nó lừa trẻ con, 14 tuổi có khi nó vẫn tắm truồng ở máy nước tập thể mà thằng này nó vẫn yêu được ".Em ngượng quá bèn chống chế " Em đâu biết nó ít tuổi thế, nhưng mà trông nó cũng phổng phao nhìn ngon lắm ". Sau lần đấy em không viết thư cho em này nữa mà chuyển sang em học kém 1 lớp, dù sao hồi em yêu em này thì em nó đã 15 tuổi nên đỡ hơn.
 Và sau đó bọn em bắt đầu bán tiếp quân tư trang gom tiền mua thịt chó. Hẹn các bác mai nhé em đi tìm mua chó theo phương châm các anh ấy dặn " Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm " đây.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2012, 06:21:42 pm gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #329 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 06:10:38 pm »



     Nói như vetran nói thì ở Tây nguyên cũng có một khu vực còn quy mô thành cấp xã cơ - thời mới giải phóng 1975 bọn mình đi truy quét pulro xuống phía đường đi nha Trang có một xã mang tên "tình thương" của chính quyền Công hòa Việt Nam đặt. cái tên đấy giờ không biết còn không; chứ hồi mình lùng sục  nghe nói chủ yếu là anh em hồi chánh ở lấy vợ sinh con đẻ cái tương đương với xã Châu Sơn - Ban mê Thuộc của bà con giáo dân di cư 1954. Quy hoạch cũng ô bàn cờ, nếu trinh sát mình lỡ lạc vào không có đường ra vì chỉ cần một tiếng mõ là các nhà chặn vít hết lối đi; nếu kể thì đau sót cho anh em trinh sát mình.

     Nhưng hồi đó bọn tôi vẫn để nguyên cho họ sinh sống, không đả động gì tới chuyện hồi chánh và sau này bọn tôi không quan tâm coi họ như dân thường.
Vâng thưa anh Xuanxoan, những trường hợp bộ đội, dân quân ở các khu trảng sâu trong rừng miền Đông Nam bộ thì các anh ấy không "hồi chánh" mà đào ngũ do cuộc chiến ác liệt kéo dài quá, nhưng họ vẫn còn tự trọng và mặc cảm với cách mạng, với nhân dân ở quê hương của họ và không về thành về ấp đầu hàng giặc nên họ tụ lại một chỗ, lúc đầu là tự phát, sau đó số lượng ngày càng lớn, họ cũng thành lập tổ chức điều hành và tăng gia sản xuất tự nuôi sống mình. Chính phủ CMLT biết vậy nhưng làm căng thì sẽ dồn họ vào chân tường thì dĩ nhiên họ sẽ về với giặc thì còn hại hơn và từ đó có cái tên "cứ bù chao" Em không hiểu nghĩa của cụm từ này. Khi trao trả tù binh lần thứ nhất thì số các chú sĩ quan đơn vị em được đưa về gửi tạm trong cứ Bù Chao và theo dõi vì chưa biết trong thời gian bị bắt họ khai những gì, có ai phản bội không, nên đâu có cho về sống trong doanh trại đơn vị mặc dù cũng đóng quân trong rừng.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2012, 06:15:51 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM