Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:03:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 276303 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #170 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 06:29:35 am »

Trong thời gian này, đầu năm 1978 có một đợt cải tạo tư sản và đổi tiền, đơn vị tôi đóng quân trong Suối Máu - ngã tư Tân Hiệp cuối đường băng phi trường quân sự BH. Với các qui định rất ngặt nghèo chung của ban chỉ đạo đổi tiền thành phố Biên Hòa còn cộng thêm lệnh thiết quân luật tại đơn vị. Đợt đổi tiền này qui định rõ định mức cho từng cá nhân, tập thể các cấp là bao nhiêu, nếu dư dôi số tiền quá nhiều sẽ bị kỉ luật, hoặc sẽ bị xử lý sao sao đấy làm cho anh em có nhiều tiền lo sợ, mà thật ra các bác cũng biết, lúc đó chúng tôi cùng trà lính 75 cùng quê và đồng cấp binh nhất thì làm gì có tiền nhiều, Nhưng cũng có vấn đề ở những trà lính khác. Mới sáng sớm các anh lái xe tải ở tiểu đoàn xe 22 (đối tượng dễ kiếm tiền thời điểm ấy) lén nút đưa lên ban tài vụ cho tôi từng bịch tiền đựng trong những túi vải Phíp, vốn là túi đựng thuốc đạn lấy trong tổng kho Long Bình ( tôi đã được chuyển từ C11 kĩ thuật lên ban tài vụ E26) từ 4h sáng đén 8h, tôi gôm được chừng gần ba chậu thau lớn loại tiền mệnh giá 5 đồng bằng nhôm, nếu cân nên phải tới hơn sáu mươi cân và tiền giấy khá nhiều. Anh em yêu cầu không lập danh sách kê nộp, coi như bỏ luôn nhưng vì quá tiếc và không đủ can đảm vứt xuống khe xuống rãnh trên đồi sợ sui xẻo. Có lẽ nắm được những kẽ hở trong quản lý tài chính của cơ quan tài vụ quân khu 7 nên anh Hiền phó kế toán trưởng lập chứng từ hợp pháp hóa số tiền nhập vào quĩ tăng gia của trung đoàn và đổi trót lọt. Do vậy chỉ là anh hạ sĩ mà đến cuối năm 1978 tôi về Bắc nghỉ phép đã có đồng hồ Seniko Five, kính mát và rủng rỉnh tiền bạc, quà cáp cho bố mẹ, các em và bà con chòm xóm và tự nhiên trở thành điều khẳng định của bà con vùng công giáo quê tôi là : bộ đội từ trong Nam về, ai cũng giầu vì trong ấy nhiều của lắm. Thưa các bác ngày ấy dù đất nước đã thống nhất nhưng việc nhân dân ra vào giữa hai miền cũng được kiểm soát rất nghiêm ngặt, mặc dù với đội ngũ phe phảy thì không thành vấn, nhưng các công dân khác thì phải rất đầy đủ giấy tờ tùy thân, chí ít thì cũng phải có thể cử tri bầu cử quốc hội thống nhất là thẻ cử tri mới nhất. Do vậy thanh niên già chát quê tôi, chuyên trốn nghĩa vụ quân sự hồi chống Mỹ, nay lại xung phong nhập ngũ mới lạ. Các bác biết động cơ ấy là vào miền Nam (Saigon) sẽ kiếm nhiều tiền, sẽ tìm được họ hàng thân thích "đuổi Pháp quà đà" năm 1954 và sẽ có lợi về kinh tế. Các bác cũng nhớ là sau thống nhất đất nước thì vùng nông thôn miền Bắc của ta càng bi đát đói khổ hơn. Việc đi kiếm ăn ở vùng thâm sơn cùng cốc mạn nhà Linhquany trở lên phía Bắc với nghề Thổ Mộc của dân trốn nghĩa vụ QS quê tôi cũng gặp khó khăn nên họ tìm kế mới ra đi “cứu nhà” chứng tỏ họ cũng thay đổi tư duy khá nhạy bén.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 07:12:16 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #171 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 06:37:28 am »

Em nhặt một ít tiền của VNCH lên đây để ngắm nghía chơi:








 Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 06:42:58 am gửi bởi dongminhkh » Logged
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #172 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 10:35:27 am »

 Tờ tiền 5 chục đồng này của chế độ VNCH,nhân dân ở miền nam vẫn được sử dụng cho đến năm khoảng 1979-1980 . tôi nhớ thời ấy còn đi học ,mỗi sáng mẹ tôi cho tờ này là hạnh phúc lắm rồi . nó có giá trị bằng tờ 10 nghìn bây giờ .



Riêng tờ tiền 500 đồng con cop này là một trong những đồng tiền mệnh giá cao của chế độ cũ được cấm lưu hành khi đất nước đã hòa bình  .



Sorry :lầm chỗ này vì kiếm tờ 10 đồng cụ HỒ KHÓ QUÁ .vừa làm vừa online nên cứ rối tinh.
xin được thay vào đây bằng tờ tiền 10 đồng của giải phóng .
Sau 30/4/1975, tiền miền Nam (Ngụy) phải đổi thành tiền giải phóng. Từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, 500 đồng miền Nam đổi lấy1 đồng giải phóng. Từ Huế trở ra, 1000 đồng miền Nam đổi 3 đồng giải phóng.



Vào năm 1978, sau khi đất nước thống nhất về mặt hành chính, đã có một cuộc đổi tiền nữa. Ở miền bắc 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải phóng đổi 8 hào thống nhất. Có phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.
Lần đổi tiền thứ 3 vào năm 1985, khi 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới. Phát hành các loại tiền 10, 20, 50 đồng.


Còn tờ này là tiền giả ,do ứng dụng đồ họa photoshop . mệnh giá năm trăm nghìn tỷ đồng .

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 01:00:19 pm gửi bởi thanhnhiet » Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #173 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 10:57:13 am »

_Không phải tờ tiền mệnh giá 10 000 đồng kia là tờ Cụ Mượt đâu !
_Tờ Cụ Mượt là tờ tiền mệnh giá 100 đồng tiền cũ được đổi và lưu hành từ năm 78 đến năm 85 thì lại đổi tiền.Ngày đó tờ Cụ Mượt mệnh giá 100 đồng là to nhất. Còn tờ 10 000 đồng đỏ này hiện giờ vẫn tiêu được.
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #174 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 10:59:42 am »

   Hi hi. tự dưng em là chủ nhà...băng vì có rất nhiều tiền. Chẳng hiểu các bác găm từ thời nào mà thấy còn mới nguyên vậy ?  Shocked
  Bác Thanh Nhiệt hình như hồi quân ngũ chuyên đi bắt tiền giả hay sao mà bác rành dữ vậy. Nhưng tờ 10 đ hình như bác nhầm thì phải, Đấy là tờ 10.000 lưu hành cho đến khi phát hành Polyme mà ! Bác thay lại cho em xem tý ! chứ bộ đội thời 79,80 mà phát cho tờ này thì chắc các bác đi mua thuốc lá hay gụ chắc chủ quán huy động tiền lẻ cả phố chưa chắc đủ tiền trả ( thối ) lại  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #175 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 11:40:52 am »

  .
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 03:26:27 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #176 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 12:12:00 pm »

Trước khi đổi đề tài và tôn trọng quan điểm điều hành topic của chủ topic. Vetran xin có ý kiến cuối cùng về tiền tệ thời hiện đại của nước ta. Cả bác Thanhnhiet và các bác nhầm cụm từ "Cụ Mượt" bắt đầu từ dân chợ trời, phe phẩy, rồi sau đó nó trở thành phổ thông để chỉ tờ MƯỜI ĐỒNG mang giá trị sử dụng của loại tiền tệ có mệnh giá cao nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc tôi nhập ngũ. Cán bộ cấp bộ chỉ được lĩnh 17 đến 20 tờ một tháng. Ngày đó nếu các bác muốn có một giấy phép mở một hiệu chụp ảnh hoành tráng thì ngoài sự tuân thủ các qui định luật pháp thì cần mất 01 cân chè (móc câu) biếu người có thẩm quyền kí ở cơ sở trực tiếp là phòng văn hóa huyện, là được duyệt. Tôi nhớ năm 1972 bố tôi bán cái xe đạp "xuống khung mang tên Nam Hà" xuất xứ từ cái xe sườn ngang của Liên xô được cấp phép cho nhà máy sản xuất xe đạp Nam Hà - thành phố Nam Định hạ cặp khung đôi hơi võng xuống như xe đạp nữ ngày nay ( có bảng số kiểm soát và giấy đăng kí do trưởng ty công an tỉnh kí) được MỘT NGHÌN ĐỒNG mà người mua xe là một cự phú xã bên cho ba người đàn ông áp tải 100 tờ " cụ mượt" đến giao và nhận xe về. kính mong các bác tham khảo thêm.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2012, 05:04:56 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #177 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 01:52:53 pm »

Em còn nhớ là năm 1978, khi đổi tiền, thì loại tiền xu 1 đồng nhiều gia đình vứt lăn lóc vì không đổi được (do qua số quy định được đổi).


Riêng tờ 50 đồng cũ của VNCH thì hết được phép xài luôn! Không biết chổ bác Thanhnhiet có quy định gì khác không mà dân dược xài tuốt tới 1980!
Logged
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #178 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 02:43:08 pm »

Em còn nhớ là năm 1978, khi đổi tiền, thì loại tiền xu 1 đồng nhiều gia đình vứt lăn lóc vì không đổi được (do qua số quy định được đổi).


Riêng tờ 50 đồng cũ của VNCH thì hết được phép xài luôn! Không biết chổ bác Thanhnhiet có quy định gì khác không mà dân dược xài tuốt tới 1980!


Lâu quá rồi ,nên việc nhớ lại chỉ vào khoảng năm đó thôi chứ còn chắc % thì không dám .
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #179 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2012, 03:14:26 pm »

Trích dẫn
kiếm tờ 10 đồng cụ HỒ KHÓ QUÁ



Đây phải không bác!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM