Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:36:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 344573 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #270 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 08:45:21 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều ngày 23 tháng 8 năm 1967, địch sử dụng đội hình lớn, trên 60 chiếc, theo đường bay: từ Sầm Nưa, qua Yên Bái, lên bắc Tuyên Quang, men theo triền phía bắc dãy Tam Đảo, xuống Phổ Yên, Đa Phúc vào đánh Hà Nội. Sau khi đánh giá tình hình, các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng: Đào Đình Luyện, Đỗ Long, Trung đoàn 921 Trần Hanh (Bản can trận đánh) và 923 Nguyễn Phúc Trạch đã thống nhất tổ chức đánh phối hợp hiệp đồng giữa MiG-21 và MlG-17. Để thực hiện được ý định của người chỉ huy, các trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng đã được phân công: Đào Ngọc Ngư phụ trách MiG-21 và Lưu Văn Cộng-MiG-17, sử dụng 2 tiêu đồ gần thu tình báo của C-41, 45 và đánh dấu đường bay trên 1 bàn dẫn đường; kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921: Trần Đức Tụ tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng, còn Trung đoàn 923: Hà Đăng Khoa, Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy và Trần Xuân Dung trên hiện sóng. Binh chủng phối hợp với Trung đoàn 921 dẫn MiG-21, Trung đoàn 923 dẫn chính MiG-17.

14 giờ 57 phút, đôi bay MiG-21: Nguyễn Nhật Chiêu- số 1 và Nguyên Văn Cốc-số 2 cất cánh từ Nội Bài, bay ra hướng tây, qua Nam Thanh Sơn, rồi vòng phải lên hướng bắc. Trên hiện sóng, trực ban dẫn đường Lê Thiết Hùng bám sát được 3 tốp địch ở cuối đội hình, tại sở chỉ huy, trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư dẫn MiG-21 vào tiếp cận với góc 60 độ, tăng nhanh tốc độ và lên độ cao có lợi. Đến Tuyên Quang, số 1 phát hiện 4 chiếc ở cự ly 15km và ngay sau đó cả đôi bay phát hiện 8, rồi 12 chiếc cả F-4 và F- 05. Tất cả chỉ trong vòng có 1 phút. Tình hình trên không hầu như đã được kiểm soát toàn bộ. Bằng 2 quả tên lửa, phi công Nguyễn Nhật Chiêu diệt 2 F-4. Đồng chí đã trở thành phi công MiG-21 thứ ba trong 1 trận bắn rơi 2 máy bay địch. Và ngay sau đó thêm 1 quả tên lửa nữa, phi công Nguyễn Văn Cốc diệt tiếp 1 F-4. Đây là trận dẫn đánh địch đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất của Không quân nhân dân Việt Nam. Tốp F-105 vứt bom quay ra. Đôi MiG-21 về Nội Bài hạ cánh.

Khi MiG-21 bắt đầu xuất kích ra hướng tây thì sở chỉ huy Trung đoàn 923 cho biên đội MiG-17: Cao Thanh Tịnh-số 1, Lê Văn Phong-số 2, Nguyễn Văn Thọ-số 3 và Nguyễn Hồng Điệp-số 4 ở Gia Lâm cất cánh (15 giờ) và dẫn vào khu chiến Đa Phúc-Phúc Yên (Bản can trận đánh). Dựa vào kết quả bám ,địch của trực ban dẫn đường hiện sóng Trần Xuân Dung, tại sở chỉ huy trực ban dẫn đường Hà Đăng Khoa và Bùi Hữu Hành, tập trung dẫn MIG-17 đánh các tốp đi đầu của đội hình địch và cho vào tiếp cận với góc nhỏ (20, 30 độ). Số 1 phát hiện cả F-4 và F-105, 8km. Biên đội không chiến 3 phút ở độ cao 1.500m, phi công Cao Thanh Tịnh và Lê Văn Phong nổ súng, 1 F-105 và 1 F-4 rơi, nhưng sau đó số 2 hy sinh do bị địch bắn. Các số còn lại được dẫn về Kép.

Cũng trong thời gian ta tổ chức đánh ở 2 khu vực trên, kíp trực ban dẫn đường Binh chủng còn theo dõi chặt chẽ Đoàn Z dẫn một biên đội MIG-17 của mình, xuất kích từ sân bay Kép (cất cánh 14 giờ 58), đánh tại khu vực Bắc Ninh, bắn rơi 1 F-105 và về hạ cánh tại Nội Bài. Mũi đánh lớn của địch cơ bản bị bẻ gẫy trước khi vào đến Hà Nội. Các kíp trực ban dẫn đường đã góp công rất xứng đáng, tạo nên trận đánh phối hợp, hiệp đồng xuất sắc giữa MiG-21 và MIG-17. Đây còn là lần đầu tiên ta dẫn thành công MiG-21 và MIG-17 đánh phân đoạn các tốp mục tiêu trong một đội hình lớn của địch.


Theo LS e921:

Ngày 23 tháng 8 năm 1967, lúc 13 giờ, 45 phút mạng ra-đa Quân chủng phát hiện đội hình lớn gồm 40 chiếc máy bay địch ở Sầm Nưa (Lào). Phán đoán địch sẽ vào hướng tây - tây bắc Hà Nội, Bộ tư lệnh Không quân quyết định sử dụng 1 biên đội MIG-21 của Trung đoàn 921 và hai biên đội MIG-17 của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 cùng tham gia chặn đánh địch.

Lúc 14 giờ 51 phút, các biên đội lần lượt cất cánh. Biên đội MIG-21 gồm Nguyễn Nhật Chiêu (số 1), Nguyễn Văn Cốc (số 2) được dẫn thọc sâu vào phía sau đội hình địch tạo thế công kích có lợi. Bằng động tác nhanh và chuẩn xác số 1 ấn nút tên lửa hạ tại chỗ một chiếc F-105. Nhận thấy địch không phát hiện được số 1, Nguyễn Văn Cốc bay số 2 từ vị trí yểm hộ băng lên, phóng tên lửa vào chiếc F-4 phía trước. Chiếc F-4 bùng cháy và rơi tại chỗ. Phát hiện 1 tốp F-4 đang bay bằng, Nguyễn Nhật Chiêu phán đoán có thể do ta đánh nhanh, địch không kịp thông báo cho nhau, anh lao tới phóng tên lửa. Quả tên lửa thứ hai phóng trúng vào chiếc máy bay bay sau. Chiếc F-4 bùng cháy. Bọn địch đi cùng quay lại quây lấy Nguyễn Nhật Chiêu. Phát hiện có đám mây phía trước anh nhanh chóng luồn vào và thoát ly, biên đội về hạ cánh an toàn.

Máy bay MIG- 17 của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 được dẫn chặn đánh tốp bay đầu của địch. Biên đội Cao Thanh Tịnh, Lê Văn Phong, Nguyễn Văn Thọ, Lê Hồng Điệp bắn rơi 2 chiếc F-105, biên đội thứ hai cũng nhanh chóng bắn rơi 1 chiếc F-4. Đội hình địch tan vỡ. Tuy nhiên, trong trận đánh này, máy bay của Lê Văn Phong sau khi bắn rơi địch đã bị trúng tên lửa của địch. Không kịp nhảy dù, Lê
Văn Phong đã anh dũng hi sinh. Số máy bay còn lại của hai biên đội về hạ cánh an toàn.

Đây là một trận đánh hiệp đồng chặt chẽ giữa MIG-21 và MIG-17 đạt hiệu suất chiến đấu cao, bắn rơi nhiều máy bay địch, lấy lại khí thế quyết chiến quyết thắng của bộ đội không quân.


Theo LS e923:

Ngày 23 tháng 8 năm 1967, hồi 14 giờ 48 phút địch cho 36 máy bay gồm F-105 và F-4 bay theo đường cũ tiến về phía Hà Nội. Trung đoàn 923 được tham gia trận đánh hiệp đồng phân đoạn với Trung đoàn 921 và đoàn Z. Biên đội 4 chiếc MiG-17 trực ở Gia Lâm do Cao Thanh Tịnh làm biên đội trưởng, vào lúc 14 giờ 58 phút, được lệnh cất cánh vào khu vực chiến đấu. 15 giờ 8 phút, biên đội phát hiện địch từ hướng Tam Đảo đang bay vào Hà Nội. Được lệnh công kích, toàn biên đội ném thùng dầu phụ lao vào bọn cường kích F-105. Được yểm hộ, biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh tăng tốc độ bám theo chiếc F-105 số 3. Cách máy bay địch chừng 300m anh ấn nút bắn. Máy bay địch trúng dạn bốc cháy rơi xuống phía địa phận huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Ít phút sau đó, số 2 Lê Văn Phong bắn rơi tiếp một chiếc F-4D, nhưng máy bay anh đã bị tên lửa địch bắn trúng. Lê Văn Phong đã anh dũng hy sinh. Đội hình địch tan vỡ. Biên đội về hạ cánh tại sân bay Kép. Tuy có tổn thất, nhưng trận đánh thắng lợi, MIG-17 đã bắn rơi 2 máy bay địch trong số 6 máy bay địch bị không quân ta bắn rơi trong trận này, góp phần cản phá một mũi tấn công của địch vào thủ đô Hà Nội.




Nguyễn Văn Cốc (trái) và Nguyễn Nhật Chiêu (phải), 2 phi công Anh hùng LLVT của KQNDVN.

Theo Clashes:

Ngày 23/8/1967, một lực lượng lớn gồm 9 biên đội F-105 và 4 biên đội F-4 (1 biên đội MiGCAP và 3 biên đội cường kích) tấn công ga Vĩnh Yên. F-105 dẫn đầu với F-4 MiGCAP ở phía sau bên trái họ và 3 biên đội F-4 cường kích bay đội hình chữ V ngay phía sau. Thời tiết tốt với trần mây ở 25000ft. KQ Mỹ không biết rằng 2 MiG-21 đã xuất kích từ Vĩnh Yên ở độ cao thấp để đánh chặn. MiG bay thấp tận dụng nhiễu địa vật để tránh bị radar trên không của Mỹ phát hiện, nhưng tín hiệu của họ bị QRC-248 của 1 trong những chiếc EC-121 bắt được. EC-121 thông báo vị trí của MiG nhưng hộ tống không phản ứng. Khi GCI BVN nhận thấy MiG ở bên sườn đội hình cường kích và ngoài tầm radar của F-4 MiGCAP, họ hướng dẫn MiG nhanh chóng leo cao lên 28000ft. Động tác này đưa MiG lên phía trên trần mây và bên sườn cường kích, vẫn không bị F-4 phát hiện. MiG-21 tiếp cận và theo sự chỉ đạo của GCI bổ nhào xuyên mây với vận tốc cao tới Ford, 1 trong những biên đội F-4 cường kích đi cuối. MiG tấn công bằng tên lửa Atoll; cảnh báo đầu tiên mà F-4 có được là khi Ford 3 thấy tên lửa bắn trúng Ford 4, nổ tung trong 1 quả cầu lửa. Cùng lúc đó, Ford 2 chứng kiến 1 quả Atoll bay lướt qua cánh và tiêu diệt Ford 1. MiG thoát ly mà không hề hấn gì.

Nhưng trận đánh vẫn chưa kết thúc; trong khu vực mục tiêu, thêm nhiều MiG-21 và MiG-17 tấn công bằng chiến thuật thông thường. 1 F-4 bắn 1 quả AIM-7 vào 1 chiếc F-4 khác mà anh ta nhận nhầm nhưng đã kịp bỏ lock trước khi tên lửa bắn trúng. Để kết thúc 1 ngày tệ hại cho F-4, 1 chiếc F-4 khác bị cao xạ bắn rơi và Ford 3 hết dầu khi cố gắng tới chỗ máy bay tiếp dầu, nâng tổng số F-4 mất lên 4, trong đó 3 thuộc biên đội Ford. Tổ lái Ford 3 được cứu, ít nhất 3 dù từ Ford 1 và Ford 4 được thấy, nhưng không ai được cứu.


Trận đánh của MiG-17 với F-4 và F-105, theo Aces&Aerial Victories:

Thành tích duy nhất của KQ Mỹ trong ngày hôm đó thuộc về trung úy David B. Waldrop, III thuộc 1 biên đội F-105 của không đoàn 388 đã bắn rơi 1 MiG-17. Sau khi ném bom mục tiêu, Waldrop vòng phải và thấy 2 MiG-17, 1 chiếc đang bám đuôi 1 F-105 khác. Waldrop tiếp cận MiG, bật tăng lực, tăng tốc vào gần và khai hỏa cannon. Ngay sau đó lửa xuất hiện ở đầu và khoảng giữa cánh của MiG. Khi MiG chậm chạp lật về bên phải, Waldrop tiếp tục tấn công. MiG mất độ cao và đâm thẳng xuống đất, không thấy phi công nhảy dù.

Thiếu tá Billy R. Givens, biên đội trưởng của Waldrop cũng tấn công 1 MiG khi biên đội rời mục tiêu. Anh ta bắn khoảng 900 viên cannon 20mm vào chiếc MiG đang truy đuổi 1 F-105 khác và làm bị thương nó. Ban đầu Givens được ghi nhận với 1 "propable kill" nhưng sau đó nó bị rút lại.

Sau trận không chiến của Givens, Waldrop cùng với trợ thủ truy đuổi 2 MiG khác. Ở độ cao 7500ft Waldrop khai hỏa cannon từ cự ly 3000ft, bắn khoảng 300 viên và chứng kiến nhiều viên trúng MiG trước khi ngừng bắn ở cự ly 2500ft. Waldrop tiếp tục bám theo chiếc MiG vào trong mây, bắn thêm 1 loạt 250 viên ở độ cao 6500ft và cự ly 2500ft và bắn trúng buồng lái. MiG bốc cháy và đâm xuống đất.


Tuy nhiên sau khi kiểm tra, Waldrop chỉ được công nhận bắn hạ chiếc MiG đầu tiên.



F-105D 60-504 mật danh Atlanta 1 do trung úy David B. Waldrop, III lái thuộc phi đoàn 357, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (Thái Lan).

Như vậy ta claim 4 F-4 và 2 F-105. Theo VN Air Losses phía Mỹ chỉ công nhận 2 F-4D thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ ở sân bay Ubon (Thái Lan) bị MiG-21 bắn rơi, đó là:
- F-4D 66-0238 mật danh Ford 1, tổ lái gồm thiếu tá Charles Robert Tyler nhảy dù và bị bắt làm tù binh, đại úy Ronald Nichalis Sittner chết.
- F-4D 66-0247 mật danh Ford 4, tổ lái gồm đại úy Larry Edward Carrigan nhảy dù và bị bắt làm tù binh, trung úy Charles Lane chết.

Ngoài ra theo Aces&Aerial Victories có 1 F-105 cũng bị thương trong không chiến.

Phía Mỹ chính thức claim 1 MiG-17, ta công nhận.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2012, 09:39:15 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #271 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 09:28:42 pm »

Lược dịch Clashes:

Chiến thuật mới của MiG


Cuộc tấn công chết chóc của MiG-21 vào biên đội Ford đặc biệt gây khó chịu do sau này các không đoàn tiêm kích biết được rằng tình báo Mỹ đã theo dõi MiG-21 tập luyện chiến thuật mới của họ suốt 10 ngày trước đó nhưng đã không báo cho các đơn vị. Các không đoàn trưởng đã nổi cơn thịnh nộ. Họ sẽ còn tức tối hơn nếu biết rằng cuộc tấn công biên đội Ford chỉ là bắt đầu cho sự thay đổi triệt để trong chiến thuật sử dụng MiG-21 của BVN.

Mọi thứ nhanh chóng trở nên rõ ràng là BVN ngừng xuất kích MiG trong tháng 6, 7 và đầu tháng 8/1967 là để tập trung cho huấn luyện và chiến thuật - và nỗ lực của họ đã thành công. Từ đầu năm 1967 rõ ràng MiG đã phải nhận phần lớn gánh nặng phòng không khi ECM pod được sử dụng rộng rãi và SAM trở nên kém hiệu quả. Ban đầu BVN tìm cách thử giải pháp hiển nhiên là sử dụng nhiều MiG với đội hình lớn hơn. Họ giữ lượng lớn MiG trong bán kính 30 dặm từ Hà Nội - nơi có phần lớn mục tiêu và cố gắng đánh chặn mọi cuộc không kích, tấn công quyết liệt và khơi mào một số lượng lớn các trận không chiến.

Nhưng sau nhiều tháng bị tổn thất nặng, rõ ràng chiến thuật đó không hiệu quả. Những trận không chiến gây quá tải cho GCI và MiG mất đi những lợi thế từ nó. MiG-17 không thể so với tiêm kích Mỹ và rõ ràng MiG-21 mặc dù có tính năng tuyệt vời vẫn không phải đối thủ của F-4 trong không chiến quần vòng. F-4 thường áp đảo số lượng MiG-21 và chiến thuật của phía Mỹ khai thác tầm nhìn kém về phía sau và phía dưới của MiG-21 giúp phi công F-4 có ưu thế trong không chiến quần vòng. Ngoài ra, F-4 mang vũ khí mạnh hơn và tầm bắn xa hơn, đặc biệt với cannon pod.

BVN đã rút được bài học từ tổn thất, và từ tháng 8/1967 đến khi kết thúc Rolling Thunder họ thay đổi cách sử dụng MiG-21. Họ nhận ra MiG-21 nhanh, khó phát hiện và thích hợp cho các cuộc tấn công hit and run chừng nào họ được GCI dẫn đường và bảo vệ phía sau. Các nhân viên GCI trở nên có kỷ luật hơn và tập trung đánh chặn có chọn lọc 1 số biên đội Mỹ với số lượng MiG-21 nhỏ hơn được các nhân viên có kỹ năng tốt hơn dẫn đường.

Đến tháng 9, như lịch sử của 1 phi đoàn F-4 ghi lại, "Phi công MiG trở nên điêu luyện và táo bạo hơn từng đêm". Giờ MiG-21 được chỉ đạo sát sao chỉ tìm cách đánh chặn với tốc độ cao từ trên cao và phía sau cường kích khi họ có ưu thế rõ rệt. Khi tiếp cận, MiG-21 sẽ tiến hành bổ nhào với vận tốc siêu âm nhằm vào 1 biên đội bay cuối hay bay lẻ; khi tới tầm bắn tên lửa họ đã sẵn sàng để thoát ly với vận tốc cao. Một thay đổi lớn nữa là giờ MiG-21 nhằm vào những mục tiêu tách biệt nhất (thường là F-4 ở bộ phận hộ tống phía sau) trong khi trước đây họ bay qua trước mặt F-4 hộ tống để tấn công cường kích. Một lợi thế bổ sung là do hiệu quả tăng lên nên BVN có thể bố trí số MiG-21 ít hơn trong nước, nơi họ bị đe dọa bởi các cuộc ném bom.


Để chống lại chiến thuật tấn công tốc độ cao từ phía sau này, máy bay Mỹ buộc phải cắt bom và thùng dầu để tránh; khi bom đã bị cắt thì cuộc tấn công coi như thành công ngay cả khi nếu MiG-21 bắn tên lửa trượt. Cách MiG-21 bổ nhào thoát ly với vận tốc lớn khiến tiêm kích Mỹ gần như không thể đuổi kịp họ trước khi cạn dầu. MiG-21 cố tình tránh sa vào không chiến quần vòng. Phương châm của họ bây giờ như các phi công Mỹ nói, là "lướt qua và té thẳng".

Trong khi đó, để gây áp lực cho cường kích Mỹ từ nhiều góc độ, các biên đội MiG-17 nhỏ không có GCI chỉ đạo tiếp tục bố trí các bánh xe ở độ cao thấp gần với mục tiêu được dự kiến và cố gắng chia cắt đội hình, buộc cường kích phải cắt bỏ bom và kéo máy bay Mỹ vào các trận không chiến. MiG-17 đơn giản là được thông báo cường kích Mỹ ở đâu và được lệnh tấn công họ.

Bằng chiến thuật mới, MiG buộc 47 cường kích phải cắt bỏ bom chỉ trong 16 lần đụng độ trong tháng 9 - gần gấp đôi những tháng trước, gồm cả những "tháng MiG" hồi tháng 4 và 5. Bên cạnh uy hiếp các biên đội cường kích, MiG-21 bắt đầu chú ý đặc biệt đến các biên đội trinh sát. Nhiều lần MiG-21 truy đuổi họ về phía tây về phía Lào và ngày 16-9 MiG-21 bắn rơi 1 RF-101 trong 1 chuyến trinh sát ở BVN, tổn thất không đối không duy nhất của tháng đó. Để chống lại những cuộc tấn công mới, phần lớn F-4 lúc này được chuyển về làm MiGCAP, nhưng bất chấp số lượng bổ sung và phản ứng quyết liệt của MiG, không MiG hay cường kích nào bị bắn rơi trong tháng 9.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #272 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 10:06:29 pm »

Thống kê một số trận đánh của phía ta trong tháng 8 và 9/1967:

- Ngày 20/8/1967: không chiến giữa biên đội 4 MiG-17 của e923 với 4 F-4 trên vùng trời Vĩnh Phúc. Trung úy Hà Bôn, c1/e923 hy sinh. Tuy nhiên phía Mỹ lại không ghi nhận bắn rơi MiG trong ngày này.

- Ngày 31/8/1967: biên đội MiG-21 của Nguyễn Hồng Nhị-Nguyễn Đăng Kính bắn rơi 1 RF-4C. Mỹ không công nhận.
 
- Ngày 10/9/1967: vẫn biên đội MiG-21 của Nguyễn Hồng Nhị-Nguyễn Đăng Kính bắn rơi 1 RF-4C. Mỹ không công nhận.

- Ngày 16/9/1967: biên đội MiG-21 của Nguyễn Ngọc Độ-Phạm Thanh Ngân bắn rơi 2 RF-101. Đây là trận đánh đầu tiên của MiG-21 F13 được trang bị cả tên lửa và cannon. Theo VN Air Losses, ngày 16/9/1967 KQ Mỹ mất 3 máy bay trinh sát gồm 2 RF-101C ở phía bắc và 1 RF-4C ở phía nam. Trong đó RF-101C 56-0180 do thiếu tá Bobby Ray Bagley thuộc phi đoàn 20 (20 TRS), không đoàn 432 (432 TRW) trinh sát ở căn cứ Udorn (Thái Lan) bay trinh sát tuyến đường sắt ở tây bắc VN bị MiG-21 bắn rơi ở độ cao 24000ft khi đang trên đường trở về căn cứ. Phi công nhảy dù ở Sơn La và bị bắt làm tù binh.

Sau khi Bagley bị bắn hạ, KQ Mỹ tiếp tục cử thêm 1 RF-101C nữa làm nhiệm vụ tương tự và bị cao xạ bắn rơi. Sau tổn thất này, KQ Mỹ hầu như không cử RF-101 vào khu vực Route Package VI nữa.


- Ngày 19/9/1967: biên đội MiG-17 của e923 gồm Tịnh-Kỷ-Điệp-Vân cất cánh đánh địch trên khu vực sân bay Đa Phúc, hiệp đồng với 1 biên đội thuộc đoàn Z bắn rơi 1 và bắn bị thương 1 F-105. Mỹ không công nhận.

- Ngày 21/9/1967: trận đánh của MiG-17 e923.

Ngày 21 tháng 9 năm 1967, sau khi biên đội MiG-17. Hồ Văn Quỳ-số 1, Nguyễn Đình Phúc-số 2, Bùi Văn Sưu- số 3 và Lê Sĩ Diệp-số 4 xuất kích buổi sáng, không gặp địch, về Gia Lâm hạ cánh; thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Hoàng Ngọc Diêu quyết định cho MIG-17 chuyển sân cơ động để đánh phục kích tại sân bay Kiến An, sau đó sẽ quay trở lại Gia Lâm và yêu cầu MIG-17 ở Gia Lâm và MiG-21 ở Nội Bài làm nhiệm vụ yểm hộ. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn chính: Lê Thành Chơn và Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy. Kíp trực ban dẫn đường hai trung đoàn không quân bổ trợ, Trung đoàn 923: Hà Đăng Khoa và Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy; Trung đoàn 921: Phạm Minh Cậy tại sở chỉ huy.

15 giờ 15 phút, biên đội Quỳ-Phúc-Sưu-Diệp bí mật hạ cánh xuống Kiến An và vào trực cấp 2 luôn. Từ 16 giờ 35 đến 16 giờ 37 phút, C-45 phát hiện 3 tốp địch bay thấp, vào qua phía bắc đảo Cát Bà, bắc Đồ Sơn và cửa Diêm Điền. MiG-17 tại Kiến An cất cánh ngay lúc 16 giờ 35 phút, nhưng khi tập hợp đội hình, sở chỉ huy Kiến An cho số 4 lên thay số 2 vì số 2 mở máy không thành công. Sở chỉ huy Binh chủng dẫn tốp MIG-17 Quỳ-Diệp-Sưu vào tiếp địch ngay tại đỉnh, với góc vào 50 độ. Số 1 phát hiện cả F-4 và A-4, cự ly 6km. Đài chỉ huy bổ trợ tại sân vừa chỉ thị mục tiêu vừa dẫn ta bám địch. Sau 4 phút không chiến, Hồ Văn Quỳ và Bùi Văn Sưu, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4. Tốp MiG-17, với đội hình chỉnh tề, thoát ly về Gia Lâm đúng kế hoạch.

Với tính toán chính xác, sở chỉ huy Binh chủng dẫn biên đội MiG-17: Cao Thanh Tịnh, Nguyễn Phú Ninh, Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Phi Hùng từ sân bay Gia Lâm vào khu vực Gia Lộc-Mỹ Hào và đôi bay MiG-21: Vũ Ngọc Đỉnh và Đồng Văn Song từ sân bay Nội Bài vào khu vực Tiên Lữ- Phủ Cừ để yểm hộ đúng vào lúc tốp MIG-17 về đến khu vực Kẻ Sặt-Mỹ Hào.


Phía Mỹ cũng không công nhận tận này.

- Ngày 30/9/1967: không chiến giữa biên đội 2 MiG-21 của e921 với F-4 và F-105 trên vùng trời Bắc Giang. Thượng úy Trần Ngọc Síu, c1/e921 hy sinh. Ngoài ra cũng trong ngày này phi công Lim-Dang-An (Triều Tiên) thuộc đoàn Z hy sinh, mặc dù phía Mỹ cũng không ghi nhận là bắn rơi MiG.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2012, 08:28:36 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #273 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2012, 12:38:11 pm »

Lược dịch Clashes:

Tháng 10-1967

Tháng 10/1967 thời tiết khá tốt bất chấp gió mùa đông bắc và MiG tiếp tục trở nên quyết liệt. Trong 1 ngày 2/10 MiG buộc 16 F-105 phải cắt bỏ bom. Ngày hôm sau MiG hạ 1 F-4. MiG-21 bắn rơi F-105 trong ngày 7 và 9/10, và thành công của họ dẫn đến việc Nhà Trắng phê chuẩn tấn công căn cứ Phúc Yên lần đầu tiên. Ngày 24 và 25/10 lực lượng kết hợp của KQ và HQ Mỹ đánh phá căn cứ, phá hủy khoảng 12 MiG (7 MiG-17 và 5 MiG-21) và đánh hỏng 8 chiếc trên mặt đất. Các sân bay có thể cho MiG hoạt động cũng bị đánh thường xuyên và giờ sân bay lớn duy nhất vẫn chưa bị ném bom là sân bay quốc tế của Hà Nội ở Gia Lâm.

KQ Mỹ thử nhiều cách để chống lại chiến thuật đánh từ phía sau của MiG-21. F-4 MiGCAP không còn bay trong đội hình với cường kích mà tụt lại phía sau khoảng 1 dặm và lệch sang 1 bên, và 1 số biên đội cường kích được 2 biên đội hộ tống. Ngoài ra Mỹ tiếp tục nâng cấp khả năng sử dụng công nghệ. Sự bổ sung College Eye cho phép họ điền đủ cả 3 quỹ đạo EC-121 cơ bản, nhưng vẫn cần bãi bỏ những ngăn cấm trong sử dụng hệ thống hỏi đáp IFF của QRC-248 trên EC-121. QRC-248 có thể bắt được tín hiệu IFF của MiG khi họ tiếp cận nhưng EC-121D vẫn không thể chỉ đạo sát sao do những quy định cấm về mặt an ninh không cho phép QRC-248 thực sự hỏi tín hiệu IFF của MiG. Cuối cùng, ngày 6/10 TĐKQ 7 nhận được phê chuẩn này. Giờ các EC-121 College Eye và Rivet Top có thể trực tiếp dẫn đường cho F-4 MiGCAP bằng tần số độc lập để đánh chặn MiG. Ngày 23/10, 2 phi công F-4D của không đoàn 8 tới đơn vị EC-121D để làm quen với QRC-248 và thiết lập các quy ước. Ngày hôm sau, 1 trong 2 phi công đó bay nhiệm vụ MiGCAP buổi chiều cho cuộc ném bom đầu tiên vào Phúc Yên trong khi người kia có mặt trên chiếc EC-121 có trang bị QRC-248. EC-121 phát hiện 1 MiG-21 bằng QRC-248 và cảnh báo F-4D hộ tống trong khi MiG vẫn ở ngoài tầm và hướng dẫn họ tấn công và sau một trận không chiến ngắn F-4D chỉ huy bắn rơi MiG bằng cannon pod. Ba ngày sau, F-4D hộ tống 1 phi vụ trinh sát sau không kích ở độ cao 20000ft gần sân bay Phúc Yên thì được QRC-248 cảnh báo họ sắp bị đánh chặn. Lực lượng tấn công là 6 MiG-17 và ở độ cao tương đối lớn F-4 chiếm ưu thế. F-4 bắn hạ 3 MiG mà không có tổn thất. Tên lửa AIM-4D vốn bị chê bai nhiều đã hạ 2 MiG, lần đầu tiên trong cuộc chiến.

Phương thức sử dụng QRC-248 cho tấn công là sự khởi đầu hứa hẹn và nó thành công đến mức các EC-121 dùng QRC-248 ở quỹ đạo Bravo và Charlie thấy họ có thể kiểm soát toàn bộ Route Package V và VI. Đến cuối tháng 12 quỹ đạo Alpha của EC-121D ở độ cao thấp trên vịnh Bắc Bộ được hủy bỏ và quỹ đạo Bravo di chuyển vào gần BVN hơn với độ cao 11000ft.

Khi EC-121 trang bị QRC-248 bắt đầu dùng hệ thống của họ để dẫn F-4 hộ tống tấn công MiG, họ thấy nó khó hơn dự kiến. Để chống lại các MiG-21 bay cao khi họ tiếp cận phía sau cường kích, EC-121 phải cho F-4 vòng lại ở thời điểm chính xác để vào vị trí tấn công. Nếu vòng quá sớm, GCI BVN có thể cảnh báo cho MiG, từ đây MiG có thể thoát ly hoặc đơn giản là thay đổi vị trí cho 1 cuộc tấn công khác. Nếu quá muộn, đến khi F-4 ở vị trí tấn công, MiG-21 đã bắt đầu bổ nhào tăng tốc và tốc độ cho phép họ vượt qua F-4 và tấn công cường kích. Kinh nghiệm cho thấy cự ly lý tưởng để F-4 MiGCAP rời cường kích và vòng lại tấn công là khi MiG còn cách khoảng 20 dặm.

Đáng ngạc nhiên, ngay cả với Rivet Top và được phép sử dụng QRC-248 tích cực hơn, đã không có sự gia tăng đột biến thành tích bắn hạ MiG, về phần Rivet Top, các báo cáo sau khi kết thúc Rolling Thunder đánh giá là do tổ bay Rivet Top không quen với chiến thuật của nhóm không kích và tình hình chiến đấu chung.


Tổn thất của BVN trong tháng 10 khá cao, 8 MiG bị bắn hạ trong không chiến và khoảng 12 chiếc bị phá hủy trên mặt đất khiến tình báo Mỹ dự đoán không quân BVN sẽ phải ngừng lại một thời gian, nhưng con số tổn thất chỉ là đánh lừa. Một cái nhìn sâu hơn cho thấy chiến thuật mới của MiG-21 khá thành công. Chỉ có 2 MiG bị bắn rơi là MiG-21 và cả 3 máy bay Mỹ bị hạ đều là do MiG-21, cho họ tỉ số thắng là 3:2 với chiến thuật mới.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #274 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2012, 05:59:45 pm »

- Ngày 3/10/1967: theo VN Air Losses F-4D 66-7564 do thiếu tá Joseph D. Moore và tủng úy S. B. Gulbrandson lái thuộc phi đoàn 435, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan) trên đường đi đánh 1 cây cầu ở Cao Bằng thì bị MiG-21 chặn đánh ở phía tây nam Hà Nội khoảng 50 dặm. CHiếc F-4D này bị tên lửa không đối không bắn cháy, lết được về biên giới Lào thì tổ lái nhảy dù và được trực thăng cứu.

Do phía ta không đề cập tới trận đánh này nên có thể là của đoàn Z.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2012, 06:12:36 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #275 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2012, 06:06:22 pm »

- Ngày 5/10/1967:

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 5 tháng 10 năm 1967, ta lại dẫn đánh tiếp một trận phục kích nữa tại sân bay Kiến An và cũng có yểm hộ theo ý định của thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện. MIG-17 ở Kiến An đánh cường kích địch ở độ cao thấp tại khu chiến phà Quý Cao-Kiến Thuỵ, có đài chỉ huy bổ trợ, đánh xong sẽ về Gia Lâm hạ cánh. MiG-21 ở Nội Bài vào yểm hộ cho MiG-17 ở độ cao 4.000m tại khu chiến, đồng thời thu hút tiêm kích và uy hiếp cường kích địch; nếu thời cơ cho phép, MiG-21 trực tiếp đánh địch khi chúng vào đến bờ. MIG-17 ở Gia Lâm yểm hộ cho MIG-17 ở Kiến An trên đường về Gia Lâm. Nhiệm vụ của các kíp trực ban dẫn đường cơ bản không thay đổi.

11 giờ 25 phút, biên đội MiG-17: Dương Trung Tân-số 1, Lê Sĩ Diệp-số 2, Lê Xuân Dị-số 3 và Nguyễn Đình Phúc-số 4 cất cánh từ Kiến An, đánh cường kích theo tình báo B1. Do C-45 chưa bắt được địch, nên sở chỉ huy Binh chủng buộc phải dẫn biên đội xuống tận khu vực Tiên Hưng, rồi mới quay trở lại khu chiến. 11 giờ 35 phút, C-45 bắt được tốp địch bay từ hướng đông nam lên và vào cửa Trà Lý. Sở chỉ huy Binh chủng dẫn MiG-17 tiếp dịch với góc vào 85 độ. 11 giờ 41 phút, số 1 phát hiện A-4 có F-4 yểm hộ và quyết định cắt ngay vào đánh A-4. Ta tách thành 2 đôi, vừa bám sát A-4 vừa đề phòng F-4. Được số 2 và số 4 yểm hộ chặt chẽ, Dương Trung Tân và Lê Xuân Dị, mỗi phi công bắn rơi 1 A-4. Sau đó, MIG-17 xin thoát ly.

11 giờ 22 phút, đôi bay MiG-21: Nguyễn Ngọc Độ và Nguyễn Văn Cốc cất cánh từ Nội Bài, bay qua phía tây Hà Nội, xuống Vân Đình và vào khu vực Hưng Yên để yểm hộ từ 11 giờ 29 phút. Còn biên đội MIG-17: Cao Thanh Tịnh, Trần Sâm Kỳ, Nguyên Văn Thọ và Phan Trọng Vân (Bản can trận đánh), cất cánh từ sân bay Gia Lâm lúc 11 giờ 51 phút, sau đó vòng tại đỉnh một vòng, nên khi biên đội đánh phục kích ở Kiến An về đến Văn Giang thì biên đội MiG-17 yểm hộ mới từ bắc sông Đuống bay xuống.

So với trận đánh ngày 11 tháng 7 năm 1967, kết quả dẫn bay trong trận này lại có nhiều điểm rất khác nhau: cho MIG-1 7 ở Kiến An cất cánh sớm, nhưng đã xử lý kịp thời, nên đánh phục kích đạt hiệu quả cao; cho MiG-21 ở Nội Bài cất cánh quá sớm, còn MIG-17 ở Gia Lâm lại cất cánh quá muộn, nhưng không quyết đoán xử lý, nên dẫn yểm hộ không đạt yêu cầu chiến thuật.


Theo phía Mỹ, không có A-4 nào bị bắn rơi và cũng không có tổn thất nào do MiG trong ngày này.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2012, 06:12:58 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #276 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2012, 06:11:59 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 7 tháng 10 năm 1967, địch vào đánh Hà Nội từ 2 hướng tây và nam, đồng thời chúng cho nhiều tốp khác khống chế ta tại các khu vực Sơn Dương-đại Từ-lập Thạch và Mỹ Đức-Thanh Oai. Chấp hành ý định tác chiến của các thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng và Binh chủng, Trung đoàn 921 và Trung đoàn 923 tổ chức thực hiện đánh phối hợp, hiệp đồng. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng chịu trách nhiệm dẫn chính: Phạm Từ Tịnh (MiG- 21), Lưu Văn Cộng (MiG-17) tại sở chỉ huy và Phạm Văn Khả trên hiện sóng. Các kíp trực ban dẫn đường hai trung đoàn đảm nhiệm dẫn bổ trợ, Trung đoàn 921: Phạm Công Thành tại sở chỉ huy và Trịnh Văn Tuất trên hiện sóng; Trung đoàn 923: Trần Kỳ tại sở chỉ huy và Trần Xuân Dung trên hiện sóng.

Căn cứ vào tình báo B1, 7 giờ 32 phút, đôi bay MiG-21: Phạm Thanh Ngân và Mai Cương cất cánh từ Nội Bài. 7 giờ 34 phút, ra-đa dẫn đường bắt được tốp địch 12 chiếc, độ cao 4.000m ở nam Nà Sản 15km, bay về phía Bắc Yên- Phù Yên. Trực ban dẫn đường Phạm Từ Tịnh dẫn MiG-21 bay qua Sơn Tây và lên Thanh Sơn. Sau khi qua Thanh Sơn một phút, trực ban dẫn đường cho MiG-21 vòng phải, hướng bay 360 độ và bay thêm một phút nữa để lựa thời cơ vào tiếp địch, rồi cho vòng trái gấp, lên độ cao 3.000m, chặn tốp địch 12 chiếc bay từ Phù Yên vào Hòa Lạc. Đôi bay được dẫn vào với góc 70 độ, phát hiện F-4, bên phải, 15km. MiG-21 tăng tốc độ bám theo và lần rượt vào công kích. Bằng 2 quả tên lửa, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4 và thoát ly trước khi qua sông Đà. Tám phút sau khi MiG-21 cất cánh, biên đội MiG-17: Nguyễn Hữu Tào, Nguyễn Phú Ninh, Nguyễn Hồng Điệp và Nguyễn Phi Hùng được dẫn từ Gia Lâm, vòng lên Nội Bài và đánh tại khu vực Sơn Tây-Ba Vì-Hòa Lạc ở độ cao 1.000m. Với góc vào 110 độ, ta phát hiện cả F-4 và F-105 ở cự ly 7km, phi công Nguyễn Phi Hùng bắn rơi 1 F-4. Tốp địch từ hướng tây vào đánh Hà Nội buộc phải vứt bom, tháo chạy.

Một trong những ưu điểm nổi bật của trận này là dẫn đường đã chọn đúng hướng và độ cao xuất kích, phối vị độ cao đánh hợp lý cho cả MiG-21 và MiG-17, vô hiệu hóa các tốp địch vào khống chế. Dẫn đường tiếp tục phát huy dẫn thành công MiG-21 và MIG-17 đánh phân đoạn các tốp mục tiêu trong một đội hình lớn của địch.


NHư vậy ta claim 3 F-4 (2 do MiG-21 và 1 do MiG-17). Theo VN Air Losses thì tổn thất duy nhất do MiG trong ngày này là F-105F 63-8330 do đại úy Joseph D. Howard và George L. Shamblee lái thuộc phi đoàn 13, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (Thái Lan). CHiếc F-105F này làm nhiệm vụ Iron Hand yểm hộ cho cường kích vào đánh ga Kép và bị tên lửa của MiG-21 bắn trúng đuôi. Tổ bay lết được ra biển, nhảy dù và được cứu.

MiG-21 Units thì cho rằng chiếc F-105F này do Nguyễn Văn Cốc bắn rơi.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #277 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2012, 06:13:28 pm »

Theo VN Air Losses, ngày 9/10/1967 F-105D 60-0434 do thiếu tá James Arlen Clements lái thuộc phi đoàn 34, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (Thái Lan) trên đường vào đánh tuyến đường sắt Quang Hien (?) thì bị MiG-21 đánh chặn ở độ cao 15000ft. Chiếc F-105D này bị 1 quả tên lửa Atoll bắn trúng đuôi ở khu vực tây bắc Thái Nguyên 25 dặm. Phi công lết được về hướng đông bắc khoảng 15 dặm nữa thì buộc phải nhảy dù và sau đó bị bắt làm tù binh.

Các tài liệu của phía ta không thấy đề cập tới trận đánh này.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #278 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2012, 06:49:21 pm »

Theo Aces&Aerial Victories:

Chiều 18/10/1967, lực lượng không kích gồm 4 biên đội F-105 cường kích, 1 biên đội F-105F Iron Hand và 1 biên đội F-4D MiGCAP tiến hành đánh phá cầu đường sắt Dai Loi. Ba biên đội F-105 bay đầu đụng độ với MiG-17. F-4 MiGCAP đi theo vào khu vực mục tiêu cũng nghênh chiến với MiG nhưng không có kết quả.

Thiếu tá Donald M. Russell bay số 4 trong 1 biên đội F-105 sau khi ném bom mục tiêu đang trở về đội hình thì phát hiện 1 MiG-17 lướt qua ở cự ly 1500-2000ft. Russell bật tăng lực, mở phanh gió và cơ động vào vị trí 6h của chiếc MiG. MiG bắt đầu chậm chạp ngoặt phải để chuẩn bị tấn công 1 F-105 khác bay trước, cho phép Russell dễ dàng tiếp cận phía sau và khai hỏa cannon 20mm ở cự ly 1000ft. Lửa bốc lên ở khu vực phía sau buồng lái ở cả 2 bên chiếc MiG. MiG lộn nhào, bốc cháy và hướng thẳng xuống đất, sau đó mất dấu ở độ cao khoảng 2000ft.




Hình ảnh chiếc MiG-17 bị Russell bắn cháy.



F-105D 62-4394 mật danh Wildcat 4 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (Thái Lan).

Theo tài liệu phía ta, ngày 18/10/1967 phi công Kim-Hiêng-U (Triều Tiên) thuộc đoàn Z hy sinh.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
spetsnaz GRU
Thành viên
*
Bài viết: 158



« Trả lời #279 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 11:49:34 pm »

Hoan hô bác chiangsan tiếp tục viết topic này Grin Ngóng bài của bác quá. Ngắt nhịp bài viết của bác, mình hỏi chen ngang một câu về QRC-248. Không quân Mỹ sử dụng hệ thống này thấy có lợi thế lớn về cảnh báo sớm quá. Không biết bộ đội ta về sau có phát hiện được việc đối phương sử dụng hệ thống này không và có biện pháp đối phó gì không?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM