Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:06:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu  (Đọc 19947 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2018, 02:29:29 am »


        LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VỚI NGƯỜI ĐỨC

        Người Đức chia tù binh Liên Xô ra làm nhiều loại. Vào vị trí ưu đãi là các đại diện dân tộc Trung Á, dân vùng Kavkaz và Kazắc - những người này được thu hút ngay về phía Đức.

        Alfred Rozenberg đánh giá cao nhất là người Kazắc, coi họ là một lực lượng chống Nga, chống Matxcơva. Đối với người Kazắc người ta cho hưởng chế độ ăn uống của người Đức, họ không chỉ được tuyển vào các đơn vị quân đội, mà còn vào các đơn vị SS tình nguyện.

        Henric Himler mơ có một đội quân riêng. Hitler cho phép thành lập một số sư đoàn SS với ý định là tại Châu Âu chúng sẽ đóng vai trò cảnh sát quân sự.

        Người ta dự kiến rằng các đơn vị SS trong thời kỳ chiến tranh sẽ được chuyển đặt dưới sự chỉ huy của quân đội nhưng Himler phản đối việc này. Hắn muốn tự chỉ huy quân đội.

        Trong SS người ta tuyển những người ít học - quan trọng là độ tinh khiết chủng tộc, các chỉ tiêu sức khoẻ và lòng trung thành đối với đảng và lãnh tụ. Trong quân đội phần nhiều là người thành phố, trong SS thì đa số là dân nông thôn. Trong SS, người ta không tuyển dụng những người mới hôm qua còn là học sinh, chỉ tuyển những người đã đến hai mươi ba tuổi. Hồi đầu chiến hanh người ta chỉ tuyển vào SS những ai có sức khoẻ tuyệt đối. Nêu ai đó đã bị nhổ răng thì đó là cái cớ để họ từ chối tuyển nhận.

        Về phần mình, các lực lượng vũ trang Đức phản đối việc tăng cường quân SS. Các tướng lĩnh quân đội không muốn chia sẻ những người bị gọi vào lính, chia sẻ vũ khí, bởi vì quân đội lấy cho mình tất cả những người bị gọi vào lính. Himler bắt đầu tuyển mộ vào SS những người tự nguyên trên khắp Châu Âu. Từ năm 1935 bắt đầu thành lập các đơn vị SS quân sự. Công việc này do nhà quân sự chuyên nghiệp Paul HauSSer - người đã giải ngũ năm 1932 với quân hàm trung tướng thực hiện. Năm sau ông tham gia các đội xung kích, và năm 1934 vào SS. Himler cử ông ta làm thanh tra các binh đoàn đặc nhiệm SS.

        Tháng 12 năm 1939, ở Berlin xuất hiện cục tuyển quân SS dưới sự điều khiển của sĩ quan SS Gotlob Berger. Sau đó SS đã trở thành một lực lượng chiến đấu thực sự. Về tổng thê Himler đã thành lập được 26 sư đoàn quân tình nguyện SS với tổng số quân lên tới gần nửa triệu người.

        Himler nói rằng cần phải thu hút vào SS toàn bộ dòng máu Bắc Âu. Người ta mời mọc tất cả “những người Châu Âu hoàn hảo về chủng tộc” vào các đơn vị SS. Những người còn lại được cử vào đội cảnh sát hỗ trợ - giữ gìn trật tự trên các lãnh thổ chiếm đóng và đấu tranh chống du kích.

        Trước hết người ta tuyên mộ những người Đức sống ngoài lãnh thổ Đức. Những người Thụy Sĩ được tuyển dụng tự do. Ở Bỉ người ta ưu tiên chọn người Fla-mang vì được coi là gần giống người Đức chứ không phải người Val-long. Nhưng đến năm 1943 cả người Val-long cũng bị gọi nhập ngũ. Sư đoàn SS “Viking” được thành lập từ những người Hà Lan, Fla-mang, Đan Mạch và Na Uy. Tất cả họ được hứa hẹn là sau khi phục vụ sẽ được nhập quốc tịch Đức.

        Năm 1942 người ta đã điều sang mặt trận phía Đông quân đoàn lê dương tình nguyện được thành lập từ những tên Quốc xã Hà Lan. Quân đoàn bị thiệt hại nặng nề nên được đưa về lãnh thổ Ba Lan và bị giải thể. Một số người tình nguyện đã nhận được các phần thưởng cao quý, nhưng đại bộ phận những người bị đẩy sang mặt trận phía đông, đã rất hối hận vì đã đế cho mình bị quyến rũ.

        Trong các trận đánh ở Bắc Phi có những người Ấn Độ chiến đấu trong hàng ngũ quân Anh bị Đức bắt làm tù binh. Từ những tù binh này người ta thành lập quân đoàn lê dương Ấn Độ. Nhưng rất nhanh người ta thấy rõ ràng quân đoàn này chỉ có thê sử dụng được vào mục đích tuyên truyền mà thôi.

        Năm 1942 đã thành lập sư đoàn “Hoàng tử Evgheni” từ những người Đức ở Rumania và người Đức ở Croatia. Sau đó họ đưa vào đây những người Croatia, Hungary và Rumani.

        Người ta đã thành lập những đơn vị từ những tín đồ đạo Hồi ở Bosnia để đấu tranh chống lại du kích Nam Tư. Ngoài ra, một đội quân không lớn gồm những người tình nguyện Phần Lan - những người này chưa hề đánh nhau với Liên Xô cũng đã ra đời.

        Cuối chiến tranh người ta còn thành lập cả lữ đoàn chống tăng gồm những người Bungari. Nhưng Himler chỉ tuyển được vào đó vẻn vẹn có bảy trăm người Bungari. Chỉ huy lữ đoàn là đại tá Ivan Rogozarov - cựu bộ trưởng trong chính phủ Bungari bị cuộc khởi nghĩa ngày 9 tháng 9 năm 1944 lật đổ.

        Sau khi tấn công Liên Xô người ta bắt đầu thành lập các quân đoàn lê dương SS từ người Acmenia, Gruzia, Azezbaizan, Bantic. Những người Ucraina dược tuyển mộ vào sư đoàn ưu tiên số 14 của lực lượng SS. Số người muốn tham gia tập hợp được là 70 ngàn. Trong thành phần sư đoàn có 14 ngàn người Ucraina. Tháng 6 năm 1944, sư đoàn bị ném ra chống lại các đơn vị quân đội Xô Viết đang tiến công. Sư đoàn hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn. Số còn lại của sư đoàn được ném sang Tiệp - nơi nhân dân đã đứng lên khởi nghĩa với sự giúp đỡ của quân dù Liên Xô và Anh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2018, 02:32:49 am »


        Có lẽ đối với Vlasov thì cái xung lực ban đầu dẫn đến hợp tác với quân Đức chính là sự mong được sống sót. Tất nhiên là sau khi có được vai trò chính trị thì hắn sẽ nói khác:

        “Lẽ nào không phải là tội lỗi nếu còn đổ thêm máu? Lẽ nào chủ nghĩa bolshevic nói chung và Stalin nói riêng lại không phải là kẻ thù chính của nhân dân Nga? Lẽ nào nhiệm vụ trước nhất và thiêng liêng nhất của mỗi người Nga không phải là đứng lên chống lại Stalin và đồng bọn của ông?

        Nơi đó, ở trong rừng và trong các đầm lầy, tôi đã nhận thức sâu sắc rằng nghĩa vụ của tôi là động viên nhân dân Nga đứng dậy chống lại chính quyền bolshevic để tạo nên một nước Nga mới”.

        Vị tất những ý nghĩ đó đã có trong đầu hắn vào những ngày khi còn chỉ huy tập đoàn quân chủ công số 2 tuyệt vọng ở mặt trận Volkhov. Vlasov là một trong nhiều tướng bị Đức bắt làm tù binh. Đại đa sổ tướng lĩnh này đã từ chối hợp tác với quân Đức. Có lẽ là vào ngày quân Đức bắt được hắn thì hắn đã cắt mình khỏi quá khứ. Hắn biết Stalin có thái độ ra sao đối với những người bị bắt làm tù binh và hiểu rằng trong Hổng quân thì bước thang thăng tiến của hắn trong bất kỳ trường hợp nào cũng đã chấm dứt.

        Tất cả các ý tưởng được hắn ấp ủ lúc ở trong trại giam các sĩ quan và tướng bị bắt làm tù binh. Đối với các tướng lĩnh thì chính quyền trại giam đối xử có đôi chút tôn trọng nhưng dù sao đó cũng là cuộc sống nặng nề với một tương lai không rõ ràng. Khi Vlasov bị bắt làm tù binh thì phần may mắn trong chiến tranh nghiêng về phía Đức. Trại giam mỗi ngày dược bổ sung thêm các tù binh mới và ở đây có cảm giác rằng sự tan vỡ hoàn toàn của Hồng quân là điều không tránh khỏi.

        Cũng khó mà kết tội những tù nhân lính trơn, những người đang chết dần vì đói trong các trại giam của Đức đã chọn cái sống và nói với bọn tuyển mộ Đức “Vâng”. Còn Vlasov thì quyết định rằng Hồng quân đã tận số và mưu cầu một cuộc sống mới chứ không chịu ngồi sau hàng rào dây thép gai trong trại giam các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp.

        Một động cơ khác hoàn toàn rõ ràng. Vlasov rất kiêu ngạo và khát khao quyền lực. Hắn quyết định thử tìm hạnh phúc trên lĩnh vực chính trị.

        - Tôi biết Andrei từ hồi trước chiến tranh - Alexandr Vasilievich Gorbatov, đại tướng - Anh hùng Liên Xô nói -  chúng tôi là bạn đồng niên. Không nghi ngờ gì, hắn là người tài ba bẩm sinh và nhanh chóng leo cao. Nhưng khi đã với tới “trần” thì cảm thấy còn ít và bây giờ như người ta thường nói, hắn đang cố lao vào quyền lực. Các sự kiện sau này cho thấy hắn không chỉ có ý định làm tư lệnh của cái gọi là quân đội giải phóng Nga mà sẽ không từ chối việc ngồi vào ngai vàng thay Stalin... Ở đây theo tôi thì Hitler xử sự thiếu tầm nhìn xa. Rất may cho chung ta là Hitler không bao giờ tiếp Vlasov và không cho phép hắn thành lập một đội quân to lớn vả hùng mạnh, nêu không Vlasov đã có thể gây nhiều thiệt hại to lớn cho chúng ta.

        Và trước Vlasov cũng có nhiều loại người tin vào thắng lợi cuối cùng của Đức nên đã thử chụp cho mình vai trò lãnh tụ của nhân dân Nga.

        Ví dụ như ở vùng nông thôn Lokot trên địa phận vùng Orlovski sau khi quân Đức đến thì Konstatnin Pavlovich Voskoboinik và Boris Valdislavovich Kaminski đã cố thành lập Đảng nhân dân xã hội chủ nghĩa Nga.

        Voskoboinik trước cách mạng đã tốt nghiệp khoa luật trường đại học Matxcơva và trước chiến tranh từng dạy vật lý ở trường trung cấp lâm nghiệp Brasovski. Đối với ông, việc quân Đức đến là một cơ may để thay đổi cuộc sống của mình và tạo lối ra cho những tham vọng chưa thực hiện được. Ngay lập tức, ngày 6 tháng 11 năm 1941, ông ta đã xin phục vụ quân Đức và được cử làm thị trưởng toà thị chính thị trấn Lokot nhỏ bé. Ông ta chọn người bạn cũ Borislav Kanimski, người đã bị trục xuất khỏi Leningrad và đang làm kỹ sư ở nhà máy rượu làm phó cho mình.

        Tháng 11 năm 1941 họ bắt đầu xuất bản báo “Tiếng nói nhân dàn”. Ngày 29 tháng 12, công bố tuyên ngôn của đảng mình và hứa tiêu diệt chế độ nông trường đồng thời chia cho mỗi nông dân 10 héc ta đất không có quyền bán.

        Tháng 1 năm 1942 du kích đã giết chết Voskoboinik. Kaminski - một con người năng lực điên cuồng trở thành quyền thị trưởng. Ông ta đã thuyết phục ban chỉ huy tập đoàn xe tăng số 2 của Đức rằng ông ta có khả năng to lớn hơn nhiều so với việc điều hành một thị trấn.

        Rudolf Shmidt chỉ huy tập đoàn số 2 Lr người đã được Quốc trưởng phong hàm thượng tướng. Với quyền hành của mình và không cần hỏi ý kiến của Tổng hành dinh, hắn cho phép Kaminski thành lập “Khu tự trị Lokotski” gồm 6 khu vực; dân số khu tự trị hơn nửa triệu người. Hắn trao toàn quyền cho bộ máy tự trị địa phương và mang quân đi. Đổi lại, tướng Shmidt yêu cầu quét sạch du kích ở hậu phương tập đoàn quân của mình và tổ chức việc cung cấp lương thực.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2018, 12:38:27 am »


        Tại nhiều nơi trong vùng này có rất nhiều người bị vây, các chiến sĩ Hồng quân lang thang trong các làng mạc tìm việc làm và thức ăn. Họ vào cảnh sát. Từ những đội cảnh sát tự nguyện hắn thành lập quân đội giải phóng nhân dân Nga mà người ta thường gọi là Lữ đoàn Kaminski. Lữ đoàn gồm có 5 trung đoàn, tổng số quân từ mười đến mười lăm ngàn người. Kaminski kiếm được cho quân đội của mình 15 xe tăng, pháo binh và súng cối, Bộ tư lệnh Đức sử dụng lữ đoàn để chống lại du kích.

        Mùa thu 1943, quân đội Liên Xô phá thủng mặt trận. Một trung đoàn của lữ đoàn Kaminski ở trên đường tấn công của xe tăng Liên Xô và đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Những đơn vị còn lại của lữ đoàn rút lui cùng với quân Đức. Lử đoàn hoạt động chống lại du kích ở Belorusia và được đưa vào thành phần của quân SS với cương vị lữ đoàn xung kích số 29. Kaminski hy vọng rằng trong các đơn vị SS chúng sẽ được chu cấp tốt hơn.

        Tháng 8 năm 1944 những người tình nguyện thuộc quân số của lữ đoàn (1800 người) đã tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Vacsava và đã quá xuất sắc trong việc cướp bóc dân lành đến mức thậm chí quân Đức cũng không chịu nổi. Bronislav Kaminski biến mất. Theo một vài nguồn tin thì toà án quân sự lưu động của Đức đã buộc hắn tội “Trộm cướp ở nơi chiến sự” và kết án tử hình. Lữ đoàn được chuyển về thượng Silezia và bị giải thể.

        Đến giữa năm 1943, theo nhà sử học Joahim Hoffman, thì trong lực lượng vũ trang Quốc xã có 90 tiểu đoàn Nga, 140 đơn vị chiến đấu có quân sô tương đương một trung đoàn và rất nhiều phân đội nhỏ. Chúng được sử dụng để bảo vệ hậu phương quân Đức và đấu tranh chống du kích. Trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Quốc xã có khoảng từ 400 đến 600 ngàn người tình nguyên làm công việc phục vụ các đơn vị quân Đức.

        Dưới sự chỉ huy của Đức có một số đơn vị lớn được thành lập - sư đoàn Kazắc số 1, một số trung đoàn Kazắc và quân đoàn kỵ binh Kalmưtski.

        Quân đội nhân dân dân tộc chủ nghĩa xã hội Nga có khoảng 10 ngàn người. Trong các hồ sơ của Đức “quân đội này có tên gọi khác - “Abvergrupa - 203”. Đó là một đơn vị do cơ quan tình báo Đức thành lập tháng 3 năm 1942 trên lãnh thổ Belarusia với sự cho phép của tư lệnh tập đoàn quân “Trung tâm” của nguyên soái Hans fon Kliuge. “Abvergrupa - 203” được sử dụng để đánh nhau với du kích.

        Đội quân này ở trong các lều trên các công trường khai thác than bùn dọc theo đường sắt Orsha - Smolensk. Họ được trang bị vũ khí của Nga - chiến lợi phẩm thu được. Quân phục vẫn giữ quân phục Liên Xồ nhưng thêu thêm các cấp hiệu mà khi còn ở trong Hồng quân không có, với các lon ba màu trắng- xanh-đỏ. Họ mở thư viện, câu lạc bộ sĩ quan và xuất bản tờ báo của riêng mình lấy tên là “Tổ quốc” và in với số lượng lớn. Một vài chức vụ chỉ huy do những người lưu vong giữ, số còn lại thuộc về các cựu sĩ quan Hồng quân.

        Tháng 6 năm 1942, Tư lệnh tập đoàn quân “Trung tâm” cử tham mưu trưởng của mình - thượng tướng Otto Violer được cử đến kiểm tra đơn vị Nga. Ông này không hài lòng về việc người ta yêu cầu cấp vũ khí cho người Nga nhiều hơn số cần thiết. Viên chỉ huy Đức bị thay.

        Chỉ huy đội quân Nga gồm 5 tiểu đoàn (trong đó có 1 tiểu đoàn công binh) là một người lưu vong tên là Sergei Nikitch Ivanov. Trước chiến tranh ông ta là người lãnh đạo chi nhánh đảng phát xít toàn Nga ở Berlin, sau này phục vụ trong cơ quan an ninh.

        Người giúp việc của ông ta là cựu đại tá quân đội Nga hoàng Konstantin Grigorievich Kromiadi hoạt động dưới cái tên Sanin. Khi sống lưu vong ông ta làm nghề lái tắc xi ở Berlin. Mùa thu 1941, người ta lấy ông ta vào làm ở Bộ về các vấn đề lãnh thổ chiếm đóng ở phương Đông. Tháng 8 năm 1943 Kromiadi được điều về sở chỉ huy của tướng Vlasov. Hắn ký mệnh lệnh giã từ:

        “Hỡi các chiến hữu tin tưởng và trung thành của tôi, các sĩ quan và binh lính quân đội nhân dân dân tộc chủ nghĩa Nga!

        Theo định mệnh của số phận tôi bắt buộc phải giã từ các bạn. Với nỗi đau trong tim tôi rời xa các bạn và xa tổ ấm thân thuộc mà ở đó lần đầu tiên ấp ủ ý tưởng khôi phục dân tộc, nơi mà chúng ta đã quên đi tất cả mà coi nhau như những người anh em, những người con của một bà mẹ đã đoàn kết với nhau xung quanh ý tưởng khôi phục lại Tổ quốc của chúng ta”.

        Cuối năm 1942 người ta quyết định đưa đội quân nhân dân dân tộc chủ nghĩa Nga ra mặt trận. Nguyên soái fon Kliuge chỉ thị giải thể đội quân này và trao theo từng tiểu đoàn cho các đơn vị quân Đức đồng thời cho tất cả mặc quân phục cũng như quân hiệu lực lượng vũ trang Quốc xã. Kliuge biết quan điểm của Quốc trưởng và cũng không định làm trái ý ông.

        Nhưng không một ai muốn ra mặt trận. Khoảng 300 người lập tức chạy trốn khỏi trại lính. Số còn lại được để làm nhiệm vụ bảo vệ và đánh nhau với du kích trong vùng Bobruisk - Mogilev.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2018, 12:39:05 am »


        Và đây là một ví dụ điển hình khác.

        Cựu trung tá quân đội Liên Xô Vladimir Vladimirovich Gil - người tốt nghiệp Viện hàn lâm mang tên Frunze, cũng đã thử thành lập đảng và đội quân riêng của mình. Người này đã phục vụ trong Hồng quân 15 năm. Tháng 3 năm 1941 được đề bạt làm tham mưu hưởng của sư đoàn bộ binh số 229 vừa được thành lập. Tháng 7, sư đoàn tham gia chiến đâu và bị đánh tan.

        Người ta cho rằng trung tá Ghbị bắt làm tù binh trong trạng thái ngất bất tỉnh. Một số người cùng trung đoàn lại khăng định rằng Ghtự ra hàng làm tù binh. Vladimir Ghtrở thành người Nga chỉ huy trại giam các tù binh ở Suvalki và đã đề nghị quân Đức thành lập một liên minh chiến đấu của những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga. Đề nghị của hắn được các đại diện của Tông cục an ninh đế chế quan tâm. Họ cho phép hắn được thành lập đảng dân tộc chủ nghĩa của nhân dân Nga, sau này được cải biên thành liên minh chiến đấu của những người Nga dân tộc chủ nghĩa. Trong chương trình của liên minh có đoạn viết: “Nước Nga tương lai phải là nước Nga dân tộc chủ nghĩa. Nhân dân sống ở Ucraina, Belorusia, và vùng Baltic cũng như Kavkaz được quyền tự quyết định và được dưa vào các quốc gia tự trị dưới chê độ bảo hộ của nước Đức vĩ đại. Chính quyền ở Nga phải thuộc về người cầm quyền do Adlof Hitler chỉ đinh”.
        Vladimir Gh thay đổi cái họ nghe quá giống tiếng Đức và trở thành Rodionov. Hắn được phép thành lập từ các tù binh ở trại giam Suvalki một đội chiến đâu - “Druzina No 1” đóng ở Staryi Bykhov. Đội “Druzina” thứ hai xuất hiện ở Stalage - 319. Sau đó còn xuất hiện một sô đội tương tự. Tất cả đều dưới quyền cảnh sát an ninh SD, thực hiện công việc tuần tra và đánh nhau với du kích. Các nhân viên Tổng cục an ninh Đế chế đã chọn trong thành phần này những thám báo để đưa vào hậu phương Liên Xô. SD cùng với “Abvergrupa” làm công việc này. Năm mươi người thuộc quân số lữ đoàn được đưa về Berlin và được nghe kể về thủ đô của Đệ tam đế chế như một thành phố mẫu mực. Tháng 3 năm 1943, các đội quân được đưa vào trung đoàn dân tộc Nga thuộc quân SS, quân số trung đoàn là 1.200 người. Trung đoàn được phát triển thành lữ đoàn.

        Gil - Rodionov từ chối không chịu chuyển sang dưới quyền chỉ huy của Vlasov. Hắn chỉ trao cho Zhilenkov - người được Vlasov cử đến một đơn vị huấn luyện gồm 300 người, đơn vị này được gọi là lữ đoàn cận vệ số 1 ROA.

        Y tưởng thành lập từ những tù binh Liên Xô đội quân giải phóng Nga đã được thai nghén từ trong phòng tuyên truyền quân sự của bộ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Quốc xã (OKB).

        Người lưu vong Victor Baidalakov đã biết được điều này từ một nguồn đáng tín cậy - từ người bạn chiến đấu công tác đảng Alexandr Stepanovich Kazantsev - người sau khi bùng nổ chiến tranh đã làm việc cho quân Đức, còn từ tháng 11 năm 1944 làm chủ bút tờ báo của Vlasov “Nguyện vọng nhân dân”.

        Alexanđr Kazantsev còn kể cho Baidalakov biết những người trong lực lượng vũ trang Quốc xã ủng hộ việc thành lập các đơn vị Nga đã chuẩn bị một mệnh lệnh tương ứng như thế nào.

        “Những người khởi xướng, Baidalakov nhớ lại - đã chờ chuyến đi công tác vài ngày của cấp trên và lập một đề án sơ bộ về việc thành lập các đơn vị chiến đấu Nga với mục đích tuyên truyền thuần tuý. Trong một số ngày họ đã soạn được rất nhiều giấy tờ để xin chữ ký cấp trên. Đề án này được xếp ở dưới đáy, và vị thủ trưởng mệt mỏi đã ký phê duyệt đề án mà không tìm hiểu kỹ càng về nó. Về người đứng đầu đội quân đó người ta đã chuẩn bị từ trước các tướng Liên Xô bị bắt làm tù binh: Ponedelin, Lukin, Vlasov, Blagoveshenki, Sự lựa chọn dừng lại ở Vlasov.”

        Trung tướng Vlasov được coi là một nhân vật tầm cỡ hơn so với tất cả những người Nga khác còn lại tình nguyện phục vụ quân Đức. Một số sĩ quan Đức còn thích hắn. Đại uý lực lượng vũ trang Quốc xã Vilfrid Shtrik-shtrikfeld - người đã từng làm việc với trung tướng, nhớ lại: “Vlasov gợi cho tôi một ấn tượng tốt bằng sự khiêm tốn, và đồng thời bằng sự nhận thức giá trị của minh, bằng trí tuệ, sự điềm tĩnh và tự kiềm chế, và đặc biệt là một sự bí ẩn khó xác định của một tính cách mà trong đó cảm thấy một sức mạnh tiềm ẩn trong con người này.”

        Để người Đức đặt cược vào Valssov thì hắn phải đạt được sự ủng hộ từ phía dân lưu vong Nga và các thủ lĩnh Kazắc có thế lực.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2018, 12:39:54 am »


        NGƯỜI KAZẮC - ĐỒNG MINH TRUNG THÀNH CỦA BỌN QUỐC XÃ

        Tướng Petr Nicolaevich Krasnov, người đứng đầu tổng cục chỉ huy các đạo quân Kazắc ở nước Đức Quốc xã đối xử với Vlasov một cách dè dặt và giữ sự độc lập của các đơn vị Kazắc. Krasnov kiêu hãnh bởi các quan hệ đặc biệt với ban lãnh đạo Quốc xã và ưa thích làm việc trực tiếp với người Đức. Tướng Vlasov chỉ làm phiền ông mà thôi. Krasnov đã từng là người thuộc phái ủng hộ liên minh chặt chẽ với nước Đức từ hồi chiến tranh thế giới thứ Nhất.

        Tháng 5 năm 1918, quân Đức tiến vào Taganrog và Rostov trên sông Đông. Ngày 3 tháng 5, tại Novocherkask “Nhóm cứu sông Đông” đã họp với sự tham gia của những người Kazắc khởi nghĩa chống chính quyền Xô Viết ở các làng Kazắc. Họ tuyên bố thành lập đội quân Donski vĩ đại và trung tướng Peter Nicolaevich Krasnov được bầu làm thủ lĩnh quân sự.

        Con trai của viên tướng - Pert Krasnov tốt nghiệp trường võ bị quân đoàn và Học viện quân sự Pavlov. Trong những năm chiến tranh với Nhật, Krasnov là phóng viên báo “Thương binh Nga” - một cơ quan của Bộ chiến tranh.

        Tướng Krasnov thành lập một nước Cộng hoà Sông Đông và dự định biến nó thành một nước cộng hoà hoàn toàn tự chủ.

        Ông ta cố tách ra khỏi nước Nga, biến vùng Sông Đông thành một quốc gia tự chủ - điều mà khổng thể chấp nhận được đối với các tướng bạch vệ khác. Krasnov định hướng vào người Đức, điều có vẻ như vô nghĩa đối với các sĩ quan Nga. Đối với họ nước Đức vẫn là kẻ thù. Còn Krasnov thì không chút do dự cầu xin sự giúp đỡ của người Đức - những kẻ mà sau khi ký hiệp ước hoà bình ngày 3 tháng 3 năm 1918 ở Brest - Litovsk đã chiếm lãnh thổ Ucraina.

        Mặc dù có cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng tâm trạng theo Đức - Phần Lan ở vùng sông Đông vẫn tỏ ra rất mạnh.

        Tháng 7 năm 1918, tướng Krasnov cử đại diện của mình là quận công Georgi Leikhtenbergski đến Berlin để gặp hầu tước - tướng Liudendorf. Người ta đã chuyển cho hầu tước Vilhelm bức thư của Krasnov với đề nghị ủng hộ ý tưởng thành lập liên bang Sông Đông - Kavkaz, và viên tướng định đưa cả Tsaritsin và Voronesh vào đó.

        Đổi lại, Krasnov sẽ cho hầu tước địa vị trung lập. Viên tướng viết rằng: “Một thoả ước chặt chẽ sẽ hứa hẹn đôi bên cùng có lợi, và tình hữu nghị được gắn bó bằng máu đã đổ ra trên mặt trận chung của những người lính Đức và Kazắc sẽ trở thành một lực lượng hùng manh để chống lại tất cả các kẻ thù của chúng ta.”

        Nước Đức cũng công nhận nước cộng hoà Dônskaja và giám sát các hành động của Krasnov. Quần thần của tướng tá vùng sông Đông cho rằng chủ nghĩa yêu nước Nga và những người Đức là đồng minh tốt nhất.

        Krasnov đưa ra mệnh lệnh, trong đó nói: “Những kẻ thù bên ngoài hôm qua - những người Áo, người Đức đã tiến vào địa phận vùng sông Đông thương yêu; các đổng minh cùng với chúng ta chống lại Cận vệ đỏ và vì sự nghiệp khôi phục trật tự hoàn toàn trên sông Đông”.

        Krasnov nhận được từ người Đức đạn dược lấy từ các kho vũ khí của Nga ở Ucraina bị quân Đức chiếm đóng và đổi lại đã cung cấp cho quân đội chiếm đóng bánh mì, vải và thịt.

        Khi quân Đức rút đi Krasov yêu cầu tướng Anton Ivanonvich Denikin giúp đỡ và công nhận hắn làm tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam nước Nga. Nhưng đa số sĩ quan Nga vẫn như trước đây coi nước Đức là kẻ thù của mình, vì vậy trong hàng ngũ bạch vệ Krasnov không có chỗ đứng. Denikin nói chung có một quan hệ phức tạp đối với dân Kazắc. Dân Kazắc vùng sông Đông và vùng Kuban là trụ cột chính của bạch vệ, nhưng người Kazắc muốn sự tự chủ hoàn toàn, còn Denikin cho rằng chỉ có thể nói về chế độ tự trị. Mùa hè 1919 Krasnov ở trong quân đội Tây - Bắc của trung tướng Nicolai Nicolaevich Iudenich và lãnh đạo bộ phận tuyên truyền. Sau đó chạy sang Đức.

        Nhiều người Kazắc gia nhập Hồng quân. Một số chân thành, còn số khác với mục đích để cứu đời mình. Mùa xuân 1920, trong thời kỳ chiến tranh với Ba Lan, các đơn vị Kazắc chạy sang hàng ngũ quân Ba Lan. Rất nhanh họ đã xuất hiện ở phía bên kia trận tuyến và đã thuộc tập đoàn quân Ba Lan số 3 (lữ đoàn Kazắc đặc biệt). Sau đó bắt đầu hình thành các trung đoàn Kazắc riêng - Donski, Uralski, Orenburgski. Sau khi nội chiến kết thúc, những người Kazắc trở thành lưu vong.

        Chính phủ Liên Xô dần dần thay đổi chính sách đối với người Kazắc. Trong những năm ba mươi đã gỡ bỏ những hạn chế trước đây về quyền lợi của họ. Matxcơva đã cho phép khôi phục các đơn vị Kazắc. Sư đoàn lãnh thổ Kavkas số 10 trở thành sư đoàn Kazắc số 10 Tersko - Stavroponski, sư đoàn Kabkas số 12 trở thành sư đoàn Kazắc Kuban số 12. Đã bắt đầu thành lập thêm ba sư đoàn nữa. Người Kazắc được phép mặc quân phục của mình.

        Nhưng ý thức chống Xô Viết và chống Matxcơva có lẽ đã lan rộng rãi trong hàng ngũ những người Kazắc và điều này đã thể hiện rõ khi quân Đức tiến đến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2018, 12:40:33 am »

     
        Ngay từ tháng 10 năm 1941, để đấu tranh chống du kích, với sự cho phép của Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức người ta đã bắt đầu thành lập các đội quân trăm người đầu tiên từ nhũng tù binh Kazắc và dân địa phương. Khác với nhũng tù binh Nga, các tù binh Kazắc được đối xử ưu tiên. Trong khi các tù binh Nga chết chủ yếu chỉ vì đói thì người Kazắc được nhận vào hàng ngũ lực lượng vũ trang Quốc xã như nhũng “người lính đầy đủ quyền” và được hưởng chế độ ăn uống như người Đức. Nhũng đơn vị Kazắc được thành lập phải tuyên thệ: “Tôi xin hứa và xin thề trước Đức chúa quyền lực vô hạn, trước Evangeli thiêng liêng rằng tôi sẽ phục vụ trung thành lãnh tụ của Châu Âu mới và của nhân dân Đức Adolf Hitler và sẽ chiến đấu chống chủ nghĩa Bolshevic, không tiếc sinh mạng của mình, đến tận giọt máu cuối cùng...”

        Cựu thủ lĩnh Krasnov sau cuộc nội chiến đã chạy sang Đức - nơi mà hai mươi năm sau hắn đã xin phục vụ Adolf Hitler. Krasnov cảm thấy hạnh phúc khi nước Đức Quốc xã tấn công Liên Xô.

        Ngay hôm sau, 23 tháng 6 năm 1941 hắn viết thư cho thủ lĩnh liên hiệp những người Kazắc ở đế quốc Đức - trung tướng Evgeni Ivanovich Balabin: “Như vậy, cuối cùng thì sự việc đã xảy ra. Thanh kiếm Đức đã giơ lên trên đầu chủ nghĩa cộng sản, bắt đầu một kỷ nguyên mới của đời sống nước Nga... Có lẽ là chúng ta đang ở đêm trước của tình hữu nghị thế kỷ giữa hai dân tộc vĩ đại”.

        Những người Kazắc lưu vong triệt để ủng hộ Hitler. Họ gửi cho chính phủ Đức các điện mừng cùng với biểu hiện cảm xúc “trung thành và tin tưởng” và sự sẵn sàng hiến thân theo sự điều động của Quốc trưởng cho cuộc đấu tranh chung chống Liên Xô.

        Các nhà tư tưởng Kazắc tính đến việc thành lập một quốc gia Kazắc độc lập, trong đó họ định gộp Bắc Kavkaz và một phần không nhỏ Ucraina. Những người theo trường phái tự chủ Kazắc là những người chống đối nhà nước Nga. Họ nói rằng kẻ thù chính của nền độc lập Kazắc không chỉ là những người cộng sản, mà nói chung là tất cả nhân dân Nga.

        Ngày 29 tháng 6 ở Berlin đã diễn ra cuộc họp các đại diện người Kazắc. Tại cuộc họp này đã thông qua quyết định sáp nhập vào quân đội Đức trong cuộc đấu tranh giải phóng “Tổ quốc Kazắc”.

        Nhưng người Đức không vội vã tiếp nhận sự giúp đỡ của ngưòi Kazắc. Những người lãnh đạo dân lưu vong được gọi đến Bộ về các vấn đề trên các lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng của đế chế và được yêu cầu giải thích cho đồng bào mình rằng người ta yêu cầu họ “Không phát biểu với các kiến nghị và đề án, và hãy ít bàn tán sự kiện”. Những kẻ lưu vong xô đến các cơ quan của Đức Quốc xã mời chào sự giúp đỡ của mình, và các quan chức Đức không thể làm gì nổi trước sự tràn ngập của các bức thư chào mời đó.

        Mùa hè 1942 khi quân Đức tiến gần Stalingrad thì nhiều người Kazắc chào đón người Đức. Tháng 9 năm 1942, trong vùng Novochenkassk bị chiếm đóng quân Đức đã cho phép tổ chức một cuộc hội nghị Kazắc và tại đó đã bầu ra ban tham mưu của quân đội sông Đông. Việc thành lập các đơn vị Kazắc để bảo vệ hậu phương của quân Đức được tiến hành.

        Ngày 15 tháng 4 năm 1942, Hitler đã cho Ivan Poltavets - Ostranitsa một món quà là đảm bảo một quy chế đặc biệt cho người Kazắc. Hitler chuẩn y việc sử dụng người Kazắc vào cuộc đấu tranh chống du kích và các công việc phụ trợ trong các lực lượng vũ trang Quốc xã. Nhưng do quan hệ liên minh với người Slavia là không thể nên ở Berlin người ta nghĩ ra một học thuyết mà theo đó người Kazắc là hậu duệ của người Gớt (Một trong những bộ lạc người Đức thời thượng cổ) những người giữ gìn “Mối quan hệ máu thịt vững chắc với tất cả tổ tiên người Đức”).

        Tháng 4 năm 1943, Poltavets - Ostranitsa gửi cho Rozenberg một bức thư đề nghị thành lập một quốc gia Kazắc sau chiến tranh. Ngôn ngữ quốc gia sẽ phải là tiếng Đức, tiếng Ucraina và tiếng Nga.

        Mùa xuân 1943 ở Berlin đã xuất bản số tạp chí đầu tiên “ở vị trí Kazắc”, từ các trang báo đó, Petr Krasnov kêu gọi người Kazắc: “Hãy gia nhập quân đội Đức, hãy đi cùng với họ và nhớ rằng trong Châu Âu mới của Adolf Hitler chỉ có chỗ cho những ai trong giờ phút nghiêm trọng và quyết định của trận chiến đấu cuối cùng thành tâm với họ và với nhân dân Đức”.

        Trong Bộ về các vấn đề lãnh thổ phía Đông bị chiếm đóng người ta định thành lập vụ Kazắc vào tháng 12 năm 1942. Những người Kazắc được cấp chứng minh thư Đức.

        Keitel và Rozenberg đảm bảo cho người Kazắc giữ gìn tất cả các quyền và sự ưu đãi. Chính phủ Đức công nhận quyền của người Kazắc có nhà nước riêng - Kazakia: “Chúng tôi đảm bảo cuộc sống Kazắc của các bạn dưới sự bảo vệ của Quốc trưởng, cung cấp đất và tất cả những thứ cần thiết cho sự độc đáo của các bạn”.

        Năm 1945 những người Kazắc đã gắn số phận của mình vào nước Đức Quốc xã chăng còn bụng dạ nào để nghĩ đến tự chủ nữa. Nhóm Kazắc của cựu thiếu tướng Bạch vệ lưu vong sống ở Pari Anton Vasilievich Turkul đã liên kết với Vlasov (nhóm quân này được biên chế thành lữ đoàn).

        Các đơn vị này dưới ngọn cờ của Vlasov đã trở thành quân đoàn Kazắc của tướng Panvits. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, hắn gửi cho trung tướng Vlasov - tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của Uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga một bức thư:

        “Xin chân thành cảm ơn Ngài về lời chúc mừng của Ngài nhân dịp tôi được bầu làm thủ lĩnh dã chiến của quân đội Kazắc. Tôi thành thực vui mừng thấy rằng các đơn vị Kazắc đã được sự chỉ huy của ngài. Tất cả những người Kazắc và ban chỉ huy của quân đoàn chúng tôi đều hướng đến điều này, nhưng do hoàn cảnh thời chiến chúng ta đã không thể thực hiện việc này sớm hơn.

        Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, thưa tướng quân, lá cờ đấu tranh giải phóng do Ngài giương cao, với lòng tự trọng, chúng ta sẽ cùng nhau giữ vững cho đến ngày thắng lợi của chúng ta. Sự phát triển mạnh mẽ phong trào chống chủ nghĩa Bolshevic không chỉ ở Nga mà còn ở các nước khác tại Châu Âu là một đảm bảo cho thắng lợi này.”

        Khi Panvats viết bức thư đó thì Hitler đã chết và lực lượng vũ trang Quốc xã hầu như chẳng còn gì.

        Những người Kazắc sắn sàng phục vụ Hitler được cấp 180 ngàn héc ta đất ở Belorusia. Khi quân Đức bị đánh bật khỏi nơi đây thì người ta tìm được một khu vực khác ở Bắc Italia có người Kazắc. Hàng chục ngàn người Kazắc dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh dã chiến Timofei Ivanovic Domanov rút lui cùng lực lượng vũ trang Quốc xã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2018, 12:42:22 am »


        LIỆU NƯỚC NGA CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC TỰ DO TỪ TAY HITLER?

        Vấn đề quan trọng là phải tìm ra lời giải đáp: “Tại sao không ít người Nga lưu vong, những người vẫn coi mình là người dân tộc chủ nghĩa trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai lại đứng về phía Hitler?”

        Khác với những tù binh Xô Viết đã đăng ký vào đội quân của tướng Vlasov, trước mặt những người lưu vong không có sự chọn lọc nghiệt ngã: cái chết vì đói trong trại giam hay phục vụ cho Đệ tam đế chế. Những người lưu vong sống rải rác khắp Châu Âu có thể vẫn tiếp tục cuộc sống trước đây trong khi từ chối phục vụ Hitler và Stalin. Tuy nhiên nhiều người trẻ tuổi từ các gia đình lưu vong đã di chuyển vào Nga trên các xe tải của lực lượng vũ trang Quốc xã mùa hè 1941.

        Một tổ chức lưu vong có tiếng như liên minh Lao động - Dân tộc (Năm 1957 tên viết tắt NTS được giải mã cách khác - Liên minh Lao động - Nhân dân) đã lấy đó làm chiến lược của mình.

        Các thủ lĩnh NTS - những cựu chiến hữu của Vlasov - là một bộ phận của những người Nga lưu vong trong những năm chiến tranh thế giới thứ Hai đã chiến đấu chống Stalin, chống chính quyền Xô Viết, chống chủ nghĩa xã hội Nga và vì vậy thực tế đã hợp tác với Hitler, với chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức, luôn khẳng định rằng mối tai hoạ chủ yếu đối với nước Nga là những người cộng sản Xô Viết và để đập tan họ có thể tạm thời liên minh với Hitler.

        Sự khác nhau như thế nào giữa viên tướng Đức Hans Oster - người đã đến đại sứ quán Hà Lan vào năm 1940 để cảnh báo về việc Hitler đang chuẩn bị tấn công Hà Lan, và viên tướng Nga Vlasov, người 1942 đã chạy sang hàng ngũ Hitler năm 1942?

        Liên minh với người Đức, như những người lãnh đạo NTS khắng định, là điều bất đắc dĩ: Chỉ có với sự giúp đỡ của nước Đức mới có thể lật đổ được Stalin và giải phóng được nước Nga khỏi những người Bolshevic. Điều tương tự đã nêu trong “Tuyên ngôn của Uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga” ở Praha của tướng Vlasov: “Sự giúp đỡ của nước Đức hiện nay là khả năng hiện thực duy nhất để tổ chức đấu tranh vũ trang chống lại bè lũ Stalin”.

        Những người lãnh đạo NTS nói rằng họ chưa bao giờ hợp tác với bọn Hitler, nhưng cuối cùng thì Gestapo đã bắt họ. Các thành viên của NTS đi đến các lãnh thổ bị chiếm đóng vì họ phải làm một việc gì đó để giúp đỡ người Nga ở đó. Có thật như vậy không?

        Lập trường của Vlasov, của các cựu tướng và đại tá Xô Viết thân cận của hắn cũng rõ ràng. Họ cho rằng Hồng quân đã tận thế và muốn thử mình trên con đường mới.

        Nhưng dù thế nào thì tại sao những người từ NTS và các tổ chức lưu vong khác, những người vẫn gọi mình là những người dân tộc chủ nghĩa Nga đã hợp tác với người Đức? Họ không đến nỗi phải lựa chọn giữa cái chết trong trại giam với sự phục vụ Hitler?

        Sự căm ghét của NTS đối với Stalin, sự mong muốn lật đổ chế độ Bolshevic ở Nga cũng dễ hiểu. Nhưng tại sao lại cùng hội với Hitler? Một quan điểm siêu thực dụng: vì sự nghiệp giải phóng tổ quốc có thể liên minh thậm chí với quỷ?

        Các thành viên NTS và những người cùng chí hướng với họ đã nhắm mắt trước mọi tội ác của chế độ Hitler ở nước Nga, phải chăng hy vọng rằng ban đầu với sự giúp đỡ của Hitler có thể giải phóng khỏi Stalin, sau đó bằng cách nào đó sẽ tự giải phóng khỏi chính Hitler?

        Cách giải thích này chỉ phù hợp đối với những ai không đọc “Mam Kanipf, không làm việc trong Bộ phương Đông của Rozenberg vì không hiểu rằng nước Nga là một quốc gia, mà theo các kế hoạch của Đức thì sẽ phải biến mất khỏi bản đồ chính trị thế giới, còn người Nga phải biến thành lực lượng lao động rẻ mạt cho các chủ thuộc địa Đức.

        Hitler không bao giờ che giấu các kế hoạch của mình. Hắn nói điều này công khai và vì vậy rất tức giận khi nghe thấy rằng ai đó toong số những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga muốn liên minh với hắn. Hắn không cần những người đồng minh đó!

        Đối với Hitler nước Nga là kẻ thù. Ngay từ những bước chính trị đầu tiên Quốc trưởng đã nói công khai về ý định tiêu diệt nước Nga Bolshevic - nguồn gốc của tai hoạ thế giới.

        “Về nước Nga Xô Viết - Ribentrop nhớ lại - Quốc trưởng luôn nói với sự hận thù dữ dội nhất. Trong trạng thái kích động nội tâm mặt ông ấy tối sầm lại, bộ mặt trở nên nghiêm ngặt và khắc nghiệt. Hitler tràn đầy quyết tâm cuồng tín tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.”

        Hitler khẳng định rằng hắn chủ tâm gây chiến tranh chống nước Nga như cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Nhưng trên thực tế đối với hắn việc ai điều khiển nước Nga cũng như nhau mà thôi.

        Nước Nga đã từng là đối thủ của nước Đức trên lục địa. Nó phải bị tiêu diệt, còn các vùng đất Slavơ - phải bị thuộc địa hoá. Trong hồ sơ lưu trử của Quốc xã, các nhà sử học đã gần sáu chục năm nghiên cứu tỉ mỉ nhưng cũng không tìm được câu trả lời nào khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2018, 12:43:05 am »


        Năm 1925 Hitler viết: “Là một người theo phái dân tộc chủ nghĩa đánh giá loài người trên quan điểm chủng tộc tôi không còn có quyền ràng buộc số phận của dân tộc mình với các chủng tộc không hoàn hảo đó. Nước Nga hiện đại không có tầng lớp thượng đẳng người Đức thì không thể là đồng minh của dân tộc Đức”.

        Ngày 30 tháng 3 năm 1941, trong Tổng hành dinh ở Berlin, Hitler đã diễn thuyết trước bộ chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang Quốc xã với bài nói chuyện bí mật. Hắn nói về cuộc chiến tranh tương lai:

        - Nhiệm vụ của chúng ta liên quan đến nước Nga là: đập tan các lực lượng vũ trang, tiêu diệt nhà nước... Đó là cuộc chiến đấu của hai thế giới quan, bởi vì chủ nghĩa cộng sản là mối nguy hiểm kinh khủng đối với tương lai. Chúng ta không nên theo các luật đồng chí của người lính. Người cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là đồng chí. Vấn đề ở đây là về cuộc đấu tranh tiêu diệt. Cuộc chiến tranh này sẽ khác hắn cuộc chiến tranh ở Phương Tây. Ở Phương Đông sự tàn nhẫn là vì lợi ích của tương lai.

        Hitler nhận xét một cách khinh thường rằng nhân dân Nga có lẽ đến bảy chục - tám chục phần trăm là người da vàng. Vì vậy cần phải tiêu diệt “thực thể sinh học của các dân tộc phương Đông” để sử dụng không gian sống của họ. Đó là một cái bánh to, Hitler nói, cần phải biết cách cắt.

        Đối với Quốc trưởng nước Nga như bệnh dịch hạch phương Đông có khả năng huyền bệnh và giết chết cả thế giới phương Tây.

        - Những gì sẽ đến với người Nga hay người Tiệp hoàn toàn không làm tôi quan tâm... Nếu hàng chục ngàn người đàn bà Nga có thở hắt ra vì kiệt sức khi phải đào các hào chống tăng thì chỉ làm cho tôi quan tàm là cái hào mà nước Đức cần đã đào xong chưa?

        Tất cả các cơ quan tuyên truyền Đức đã lao động cật lực để tạo ra một hình ảnh ghê tởm về nước Nga và người Nga.

        Tháng 4 năm 1942, theo chỉ thị của Bộ trưởng tuyên truyền Iozef Hebbls người ta đã tổ chức ở Berlin một cuộc triển lãm mang tên “Thiên dường Xô Viết” với nhiệm vụ giới thiệu cuộc sống của con người ở nước Nga như một cuộc sống nguyên thủy và nghèo nàn. Sau khi triển lãm đóng cửa, Bộ đã cho xuât bản một album lớn phổ biến rộng rãi trên khắp nước Đức.

        Người lính Nga được mô tả như một con vật - không cảm xúc, không chút thông minh. Các tờ báo nhận được chỉ thị của Bộ tuyên truvền thông báo về các phản ứng của binh sĩ Đức hăm hở tiến về phía Đông, về các điều kiện sống bất hạnh ở nước Nga. Bộ phương Đông của Alfred Rozenberg (các thành viên NTS là việc ở đó) cũng làm công việc tuyên truyền chống nước Nga.

        Trong tạp chí của Rozenberg sau khi chiến tranh kết thúc bắt đầu đã xuất hiện hàng loạt bài báo về nước Nga, trong đó nói rằng “ở nước Nga cuộc sống con người không được quý trọng”, với những đoạn cắt xén từ Dostoevski họ thông báo rằng người Nga về sự phát triển của mình còn thấp hơn bất kỳ một dân tộc nào khác. Và do đó giải thích rằng việc nước Đức tấn công nước Nga là một phản ứng phòng ngừa và tự vệ.

        Chủ bút của tờ báo NTS Alexandr Kazantsev nhớ lại hồi mới bắt đầu chiến tranh đã đi xem các tạp chí phim hàng tuần ở Berlin do Bộ của Hebbels phát hành. Trong các tạp chí phim có đưa vào các phóng sự từ những vùng bị chiếm đóng:

        “Chúng tôi chăm chú nhìn vào các bộ mặt thấp thoáng trên màn ảnh, áo quần, đường đi ở thành phố và làng mạc, chăm chú nhìn cho đến khi nhừng giọt lệ làm nhoà mắt. Tất cả những người đó thật tội nghiệp, họ đói rách và nghèo nàn đến mức không thể tưởng tượng nổi. Và người thuyết minh luôn giải thích các hình ảnh đó với một câu bình luận duy nhất:

        - Đó là những dã thú, những dạng chưa thành người, như các bạn thấy đấy ít giống con người - chúng đã định tấn công nước Đức của chúng ta...”

        Tháng 1 nằm 1941, khi chiến tranh chưa bắt đầu, Tư lệnh ss Himler đã ra lệnh cho cấp dưới của mình chuẩn bị việc tiêu diệt hàng loạt dân cư Nga. Cái chết hàng loạt của các tù binh Liên Xô là một phần của kế hoạch tổng thê “làm suy yếu nhân dân Nga về mặt sinh học”.

        Bộ trưởng các vấn đề lãnh thổ phía Đông bị chiếm đóng Rozenberg dự định đuôi ra khỏi phần lãnh thổ Châu Âu của nước Nga khoảng ba mươi triệu người Nga. Nếu việc trục xuất từ một thành phố nào đó kéo dài, Hitler cảnh báo, thì “hãy ném vài quà bom lên thành phố - và vấn đề sẽ được giải quyêt”. Những người Slavơ còn lại sẽ làm nô lệ. Chảng cần dậy họ học hành. Những thực dân Đức sẽ đến ở các vùng đất phương Đông. Thứ nhất là những Folkdoiche, thứ hai là lính ss, những người sau chiến tranh để cảm ơn vì các thành tích chiến đấu sẽ nhận được phần đất cấp ở Ucraina và ở Nga.

        Alfred Rozenberg và một số nhà lãnh đạo khác của Đệ tam đế chế còn có thể nhân nhượng đôi chút đối với một vài cảm xúc dân tộc nhất định của những người Ucraina, những người vùng Baltic và một số nhóm dân tộc khác, nhưng nhất quyết không phải của người Nga. Dưới chính quyền Quốc xã thì không thể có một nước Nga tự chủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2018, 12:43:55 am »

         
        BỌN QUỐC XÃ THIỂN CẬN?

        Sau chiến tranh những người NTS và những kẻ theo Vlasov còn sống sót đã đô hàng biển mực để than phiền về sự “thiển cận chính trị” của Hitler và bè lũ của hắn: Người Đức đã bỏ lỡ cơ hội chiến thắng Stalin; họ đã có thể làm được điều này bằng cách thành lập ở phía mình một đội quân Nga hùng mạnh, đối xử với người Nga như với người ngang hàng và hứa cho họ một quốc gia độc lập.

        Vâng, nếu Hitler có thể đối xử với người Nga như với những người ngang hàng thì có lẽ đã hoàn toàn không gây ra cuộc chiến! Người Nga, người Slavơ đối với ông ta chỉ là chủng tộc hạ đẳng và cần bắt họ phục tùng mình. Người Nga không thể là đồng minh với người Đức mà chỉ là nô lệ cho họ mà thôi.

        Hitler tin vào ý tưởng của mình. Hắn tụ họp xung quanh mình những người cùng chí hướng, thực hiện cải tổ nhà nước để thực hiện các ý tưởng của mình và cũng chính vì lẽ đó mà gây ra cuộc chiến tranh thế giới.

        Một trong số những người giúp việc của Vlasov bị bắt làm tù binh nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy Vlasov tại chỗ ở của cơ quan tuyên truyền thuộc Bộ tổng tham mưu lục quân lực lượng vũ trang Quốc xã trên đại lộ Victoria, nhà số 10:

        “Cửa sổ được chăng lưới sắt dầy và không thể đến được chỗ ông ta vì tất cả các cửa ra vào đều bị khoá trái, còn ngay canh cửa là cả một đội quân canh phòng của Đức, theo tính toán thì khoảng một lính canh cho một tù binh.

        Bộ phương đông của Rozenberg đối xử với Vlasov một cách thận trọng. Các quan chức của bộ có chiến lược riêng của mình. Họ không ủng hộ những kẻ hợp tác với địch mà ủng hộ các đại diện của các dân tộc khác, đặc biệt là những người tỏ thái độ thù địch đối với nước Nga.

        Nhưng phái quân sự đã gây áp lực đối với Rozenberg, họ muốn một dường lối mềm mại hơn đối với dân chúng tại những vùng chiếm đóng để đánh bại làn sóng của phong trào du kích và sử dụng tích cực hơn tất cả những người Nga săn sàng chiến dấu chống lại chính quyền Xô Viết. Rozenberg đồng ý với việc nhân danh Vlasov và nhân danh một uỷ ban Nga nào đó như đang đóng tại Smolensk để ra một tuyên bố dưới dạng truyền đơn và ném xuống các vùng lãnh thổ Xô Viết.

        Người ta may cho Vlasov quân phục màu nâu sẫm, quần đen, áo choàng ve đỏ và những cúc vàng hàm tướng. Hắn không còn là một tù binh và được bố trí ở khách sạn “Russisher Hof".

        Chuyến đi của hắn kéo dài ba tuần. Hắn đã gặp gỡ với “các đại diện các giới”, kiểm tra các “tiểu đoàn phương Đông” - “Dnepr”, “Pripiat”, “Brezina”, “Volga” (những gì còn lại của đội quân dân tộc nhân dân Nga), trung đoàn Kazắc của Ivan Kononov - và ở mọi nơi đều diễn thuyết với ý tưởng của mình là thống nhất các lực lượng của nhân dân Nga và nhân dân Đức, đồng thời nhắc đi nhắc lại rằng nếu không có người Nga thì nước Đức không thể đánh bại được Liên Xô.

        Ở Matxcơva Stalin cũng nhận được báo cáo về chuyến đi của Vlasov.

        Ngày 7 tháng 4 năm 1943, Bí thư ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Belorussia - Tham mưu trưởng phong trào du kích Belorussia Petr Kalinin báo cáo Tổng tư lệnh tối cao:

        “Tình báo du kích đã xác định được rằng kẻ phản bội, cựu tư lệnh tập đoàn quân chủ công số 2 - trung tướng Vlasov đã nhận cương vị lãnh đạo cái gọi là RNA - quân đội nhân dân Nga.

        Những ngày cuối tháng 3 Vlasov đã đến thăm các đơn vị RNA ở Borisov. Ngày 21 tháng 3, trong các tờ báo phát xít phát hành ở Belorussia có đăng bài của hắn “Tại sao tôi lại đi lên con đường đấu tranh chống chủ nghĩa Bolshevic”.

        “Chúng tôi được chỉ thị theo dõi chặt chẽ Vlasov và tổ chức tiêu diệt hắn.”

        Người ta lại bố trí cho hắn chuyến đi thứ hai - vào khu vực của tập đoàn quân “phương Bắc” với sự tán thành của tư lệnh nguyên soái Georg fon Kliukhler.

        Vlasov nói rằng hắn hy vọng trong một tương lai không xa sẽ được tiếp đón người Đức như các vị khách ở Matxcơva.

        Lời nói của hắn bị đánh giá như một “sự láo xược chưa từng thấy”. Ngay cả nếu không có sự việc này ở Berlin người ta vẫn theo dõi chuyến đi của Vlasov với mối nghi ngờ.

        Ngay từ 4 tháng 3 năm 1943, Henric Himler đã gửi cho Borman một bức thư lưu ý rằng lực lượng vũ trang Quốc xã đã tổ chức một chiến dịch quảng cáo thực thụ cho viên tướng tù binh người Nga. Điều này trái với chỉ thị của Quốc trưởng. Himler đề nghị thông báo cho mình biết rằng ý kiến của Hitler có thay đổi hay không. Borman báo cáo Hitler về lá thư của Himler khiến Quốc trưởng nổi giận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2018, 12:44:50 am »


        Những người lưu vong Nga công phẫn nhớ lại mệnh lệnh của nguyên soái Vilhelm Keitel đưa ra sau những bài diễn thuyết của Vlasov ở Pskov.

        “Do những lời phát biểu không có trình độ và không biết xấu hổ của viên tướng tù binh người Nga Vlasov - mệnh lệnh của Keitel nói - trong thời gian diễn ra chuyên đi không được phép của Quốc trưởng và tôi không được biết, tôi ra lệnh ngay lập tức dẫn tên tướng Nga Vlasov dưới sự canh giữ đặc biệt vào trại dành cho tù binh, nơi mà hắn không còn dám rời bỏ.

        Quốc trưởng không còn muốn nghe thấy cái tên Vlasov nữa. Giả sử trong tương lai, nếu hoàn cảnh đòi hỏi thì cái tên đó có thể được sử dụng vào các mục đích tuyên truyền mà để làm việc đó cần cái tên chứ không phải cần con người viên tướng Vlasov. Còn nếu tướng Vlasov vẫn còn dám tự phát biểu ở đâu đó thì cần tính toán sao cho có thể chuyển hắn cho cảnh sát bí mật quốc gia để trừ khử.

        Hitler thực sự không muốn nghe đến tên của Vlasov và của bất kỳ một người Nga nào khác cố tìm đến mình xin phục vụ. Ngày 8 tháng 6 năm 1943, tại chỗ Quốc trưởng người ta thảo luận về tình hình ngoài mặt hận. Keitel lưu ý với Quốc trưởng rằng trong truyền đơn đối với Hồng quân có hứa cho những kẻ chạy sang hàng ngũ Đức khả năng gia nhập quân đội giải phóng Nga. Keitel nhận thấy cần phải tránh các lời hứa như vậy.

        Quốc hưởng phát biểu rất rõ ràng:

        - Việc tiến hành tuyên truyền với sự giúp đỡ của các tù binh Nga có thể thế nào cũng được với điều kiện là từ sự tuyên truyền  đó không thể đưa ra bất kỳ một kết luận thực tế nào, và chủ yếu là không để hình thành các khuynh hướng không mong muốn, mà tiếc rằng tôi đã nhận thấy điều đó có ở một số người. Tôi có thể nói rằng không bao giờ chúng ta sẽ thành lập quân đội Nga - đó chỉ là ảo tưởng... Chúng ta chỉ cần người Nga ở cương vị lực lượng lao động.

        Các chỉ huy các tập đoàn quân ở mặt trận phía Đông được giải thích rằng họ có thể thành lập những đơn vị nhỏ từ những người Nga nhưng chỉ dùng vào mục đích phụ trợ. Và vấn đề chính là không cho phép người Nga hoạt động chính trị!

        Vlasov không bị đưa vào trại giam mà bị quản thúc tại một biệt thực hai tầng ở Dalem thuộc ngoại ô Berlin. Sau này người ta đã cho phép hắn được đi lại trong nước Đức và gặp gỡ với những người Nga lưu vong cũ, trong đó có Vasilia Victorovich Biskupski.

        Hắn đã làm việc tự quảng cáo mình quá lâu và kể cho người khác về các khả năng chính trị to lớn của mình, và trên thực tế đã coi mình là một nhân vật chính trị tầm cỡ.

        Mùa thu 1943 Hitler nhận được báo cáo rằng các tiểu đoàn Nga phía đông đang quay trở lại với Hồng quân. Quốc trưởng ra lệnh trong hai ngày tước hết vũ khí của họ và lập tức đưa đến các mỏ than.

        Tổng tham mưu trưởng lực lượng bộ binh - thượng tướng Kurt Tseitsler gọi tham mưu trưởng các đơn vị tình nguyện lên. Người này nói rằng không hề biết gì về các trường hợp hàng loạt chạy sang hàng ngũ Hồng quân. Tseitsler không muốn nghe gì nữa: Quốc trưởng đã ra lệnh và cần phải thi hành mệnh lệnh. Ông này cũng cảm thấy chán ngấy cảnh bị khiển trách vì những người Nga.

        Ban chỉ huy các đơn vị tình nguyện lo sợ không có người bảo vệ và không được phục vụ trong các đơn vị quân thường trực. Họ đề nghị cắt giảm khoảng 5 ngàn người.

        Tseitsler nổi nóng:

        - Các anh điên à! Lẽ nào các anh lại nghĩ rằng Quốc trưởng sẽ đồng ý như vậy?

        Cuối cùng cũng đã tìm ra lối thoát: người ta chỉ báo cáo với Hitler số hiệu các đơn vị bị cắt giảm còn quân số các đơn vị đó thì lờ đi không nhắc đến. Có vẻ như Quốc trưởng đã yên tâm nhưng ngay lập tức yêu cầu ném các tiểu đoàn phương Đông ra mặt trận phía Tây.

        Đây là một đòn đối với Vlasov. Một lần nữa Hitler lại tỏ ra chẳng cần hắn và đội quân của hắn.

        Bản thân viên tướng được bố trí ở nhà an dưỡng đành cho ss ở Bavaria. Tại đây hắn làm quen với Heidi Bilenberg người vợ goá của một sĩ quan ss. Tình yêu giữa họ đã nảy nở và kết thúc bằng cuộc hôn nhân. Có lẽ Vlasov đã hài lòng với sự dan díu đó nhưng cho rằng ở nước Đức hào nhoáng thì điều này không được khuyến khích, về nguyên tắc thì ở Liên Xô hắn đã có hai người vợ “hợp pháp”. Nhưng cái đó cũng chăng ngăn cản dược viên tướng.

        Vlasov hầu như không nói được tiếng Đức, còn vợ hắn không nói đươc tiếng Nga. Những bạn chiến đấu của viên tướng không hề nhắc tới bà vợ người Đức của hắn trong các hồi ký của mình.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM