Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 03:04:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu  (Đọc 19982 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2018, 08:06:04 pm »


        Và thực tế - người Đức tiên phong về thống kê dân số đã đạt được thành tích khủng khiếp với hàng trăm ngàn người Do Thái đã phải trả bằng mạng sống.

        Năm 1933 ở Đức có sáu trăm ngàn người Do Thái. Đên năm 1939 chỉ còn lại một nửa. Ba mươi ngàn người Do Thái kết hôn với người Đức. Ngày 17 tháng 5 năm 1939, người ta đã báo cáo với Hitler rằng ở Đức đã phát hiện được bảy mươi ngàn người nửa Do Thái và bốn mươi ngàn người một phần tư Do Thái.

        Người ta cũng biết rằng không điều gì nguy hiểm hơn đối với những kẻ ghen tị về sự tinh khiết xuất thân của mình là sự tìm tòi thực tế gia phả hệ. Đặc biệt là người Đức là đại diện của sự pha trộn của các nhóm tộc khác nhau tuy rằng nhiều người trong số họ không muốn nghe thấy điều này. Việc nghiên cứu gia phả của bản thân đã trở thành một đòn thậm chí đối với cả một số đảng viên Quốc xã chính giáo. Họ không hề nghi ngờ rằng dòng máu chảy trong các mạch máu của mình có một phần máu Do Thái, và rằng một trong số ông hoặc bà của mình là người Do Thái.

        Phát hiện tất cả những người có tạp chất máu Do Thái rất khó tuy rằng bộ máy của đảng và các chuyên gia của cơ quan chủng tộc đã làm việc hết sức. Họ phát hiện ra rằng rất nhiều người xuất sắc và có thế lực trong xã hội đã lấy vợ là người Do Thái. Các gia đình quý tộc Đức không từ chối việc kết hôn với người Do Thái. Người thống nhất đất nước và thủ tướng đầu tiên của Đức Otto Von Bismark hoan nghênh điều này.

        Khi phái Quốc xã lên nắm chính quyền thì họ coi tất cả các hình thức đồng hoá người Do Thái là một mưu toan phá hoại nước Đức từ bên trong. Hitler coi những người Do Thái đã bị đồng hoá là nguy hiểm nhất vì không thể ngay lập tức nhận biết được họ, và họ làm rữa nát xã hội từ bên trong.

        Những người Đức Do Thái tuyệt vọng. Khi họ cố đứng ra ngoài lề cuộc sống của đất nước và phó mặc cho số phận thì họ bị coi là kẻ thù. Khi họ cố trở thành một bộ phận của xã hội, phục vụ tổ quốc như mọi người thì lại bị coi là kẻ thù nguy hiểm hơn.

        Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thời đó Iakob Vasserman đã viết một cách cay đắng: “Người Do Thái đứng tránh sang một bên chăng có tích sự gì: Người ta sẽ nói là hèn nhát, trốn tránh vì không có lương tâm trong sáng. Cũng vô nghĩa khi đến gần họ và dang tay ra. Họ sẽ nói: làm sao nó dám hành động như vậy với sự ngoan cố Do Thái của mình? Thật vô nghĩa khi giữ lòng trung thành đối với họ với cương vị người đồng nghiệp. Họ sẽ nói: Chúng ta cần nó làm gì? Thật vô nghĩa khi giúp họ vứt bổ xiềng xích khỏi chân và tay. Họ sẽ nói: hắn biết có lợi lộc gì cho mình trong việc này. Chăng có nghĩa gì khi khử chất độc. Họ sẽ tạo ra chất độc mới”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2018, 08:06:59 pm »


        “BƯỚC RA KHỎI HÀNG NGŨ!”

        Tháng 4 năm 1940, Hitler cấm những người nửa Do Thái phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Người trở thành nạn nhân của mệnh lệnh đó Ulric Engelberg viết cho Hitler rằng cha của mình đã từng là sĩ quan trong Thế chiến 1 và được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng nhất, rằng ông của mình đã phục vụ trong quân đội trong cuộc chiến tranh với Pháp 1870 - 1871, còn cụ của mình đã tự nguyện gia nhập quân đội Đức trong thời gian chiến tranh giành độc lập năm 1813. Tại sao một người với phả hệ như vậy lại bị coi là kẻ thù của nước Đức?

        Mùa hè 1936, Hitler và Bộ hưởng chiến tranh Blomberg thoả thuận rằng các “dại diện chủng tộc pha tạp” sẽ được phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã nhưng chi là lính trơn. Họ chỉ có thê tiến cao hơn hàm binh nhất theo sự chuẩn y đặc biệt của Quốc trưởng. Thậm chí danh hiệu hạ sĩ quan chỉ được phong với sự đồng ý của Hitler.

        Các sĩ quan Quốc xã bị yêu cầu xuất trình không chỉ tài liệu về xuất thân của mình mà còn cả gia hệ của vợ. Ngày 12 tháng 3 năm 1936, Bộ hưởng Blomberg yêu cầu tất cả mọi sĩ quan chứng minh nguồn gốc phi Do Thái của vợ mình. Người ta phát hiện ra rằng nhiều người đã cưới vợ có một phần dòng máu Do Thái. Những người đã lấy vợ Do Thái phải lựa chọn giữa sự thăng tiến binh nghiệp và vợ. Ngày 20 tháng 1 năm 1939, Hitler đã ra lệnh sa thải tất cả các sĩ quan đã lấy vợ là người Do Thái.

        Nguyên soái không quân Quốc xã Herman Hering đã che chở cho cấp dưới của mình - tướng Benchard Kiuliu, người đã lấy vợ Do Thái. Nhưng năm 1938 Hering yêu cầu viên tướng quyết định dứt khoát - hoặc ở lại trong không lực - hoặc li hôn. Viên tướng đã li dị, con trai ông là trung uý Heints Iurgen Kiuliu được phép tiếp tục phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Hitler trực tiếp cho phép coi anh là người Đức. Trung uý đã phục vụ trong quân đoàn Châu Phi và bị chết trận năm 1942.

        Các mệnh lệnh chủng tộc thực tế không có hiệu lực ở quân đoàn Châu Phi của nguyên soái Ervin Romeli. Tại đây những người nửa Do Thái tiếp tục phục vụ và không ai động đến họ. Có lẽ là quân đoàn đã bị biệt lập khỏi đất Đức và Romeli hành động độc lập.

        Còn thượng uý Arnold Techel - người bạn cũ của tư lệnh hạm đội Redel cũng bị đặt trước sự lựa chọn này, anh không từ bỏ người vợ Do Thái và đã bị sa thải.

        Sau khi thông qua các luật ở Nuremberg, một số đàn ông người “phi Do Thái” không đủ dũng cảm ở lại với người vợ Do Thái của mình. Những người vợ Do Thái tự đề nghị chồng đi khỏi để chồng khỏi bị liên lụy. Một số cặp vợ hoặc chồng Do Thái thậm chí đã tìm đến cái chết để giải phóng cho mình khỏi chồng hoặc vợ - những người đã bị mất việc, và sau này mất cả tem phiếu...

        Hệ tư tưởng Quốc xã đã phá vỡ gia đình và tình cảm họ hàng. Valeri Von Bergamn - người cô của kẻ “tạp chủng” Diter Bergman, sau khi ra nhập đảng đã nói với cháu của mình:

        -  Cháu yêu quý, vì sự nghiệp để đất nước chúng ta giữ được sự tinh khiết của mình và chiến thắng âm mưu lật đổ của bọn Macxit - Do Thái thì những loại người như cháu cần phải bị tiêu diệt, hãy tha thứ cho ta, cháu thừa biết ta yêu cháu đến mức nào.

        Nhưng nhiều đàn ông và phụ nữ vẫn giữ lòng chung thủy với người bạn đời Do Thái của mình. Điều này cứu họ khỏi trại tập trung. Còn đối với con cái của các cuộc hôn nhân pha tạp thì nếu chúng được giáo dục theo “huyền thống Do Thái” và kết hôn với người Do Thái thì bọn Quốc xã gọi họ là Geltugsjude (“Do Thái chính gốc”) và đưa chúng vào trại. Nếu những đứa trẻ nhận được sự “giáo dục Đức”, có nghĩa là không bị đăng ký vào cộng đồng Do Thái, thì chúng không bị trục xuất, lưu đầy.

        Năm 1938, Hitler cho phép những đứa con thuộc các gia đình mà bố là Do Thái còn mẹ là người Đức, được phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Còn nếu bố là người Đức, mẹ là người Do Thái thì những đứa con đó cần phải coi là người Do Thái và không tuyển vào quân ngũ. Hitler cho rằng một người phụ nữ Đức lấy chồng người Do Thái thì không đến mức tội lỗi như một người Đức dan díu với đàn bà Do Thái.

        Những người lính - “đại diện chủng tộc pha tạp” khi về nhà đã chứng kiếp cảnh tượng đau lòng: cha mẹ họ bị mất việc và thậm chí không có quyền vào một cửa hàng bình thường còn hàng xóm nhìn họ với ánh măt khinh bỉ.

        Ngày 8 tháng 12 năm 1939, Klara Von Metteicheim đã viết cho tư lệnh lục quân - thượng tướng Valter fon Brauchit một bức thư: “Với cương vị là mẹ của ba đứa con đang phục vụ trong quân ngũ Quốc xã, là vợ của một người lính già, tôi khẩn cầu ngài. Những đứa con của tôi là người lính từ đầu đến chân. Nhưng chúng là “tạp chủng” là do lỗi của tôi. Khi các con trai tôi ở ngoài mặt trận thì ở đây chúng tôi bị khinh miệt và lăng nhục. Mong ngài hãy chấm dứt sự đối xử đó đối với những người lính - “tạp chủng” và cha mẹ họ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2018, 08:07:54 pm »


        Con hai của bà - binh nhất Diter fisher khi về nghỉ phép từ mặt trận đã cùng với mẹ đi nhận các giấy tờ đặc biệt mà tất cả người Do Thái phải có để người ta không nhầm là người Đức. Con trai bà trong quân phục Quốc xã, trên đó lấp lánh huân chương thập tự sắt và huy hiệu thương binh. Anh bị sốc mạnh trước cảnh các quan chức Quốc xã đối xử với mẹ mình. Lòng dũng cảm của anh ngoài mặt trận chăng có ý nghĩa gì vì mẹ anh có gốc rễ Do Thái.

        Vì gia đình có quan hệ mật thiết với các nhân vật nổi tiếng như cựu tư lệnh lực lượng vũ trang Quốc xã - tướng Hans Von Sect, nên bức thư của Klara Von Metteicheim đến được đúng địa chỉ.

        Viên sĩ quan tuỳ tùng quân sự của Quốc trưởng - đại tá Rudolf Shmidt báo cáo với Hitler về bức thư. Hitler nói rằng điều này hoàn toàn không cho phép, cần phải hoặc là để yên cha mẹ, hoặc là đuổi ra khỏi quân ngũ tất cả các “tạp chủng”. Bực tức về những phản đối như vậy, Hitler, người đã từng gọi các luật Nuremberg là “quá nhân đạo” - ngày 16 tháng 1 năm 1940 đã yêu cầu thông báo cho ông có có bao nhiêu “đại diện chủng tộc pha tạp” đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang Quốc xã. Tuy nhiên không thể nhận được câu trả lời chính xác.

        Ngày 8 tháng 4 năm 1940, tư lệnh bộ chỉ huy tối cao của lực lượng vũ trang Quốc xã (cơ quan đầu não quân sự riêng của Quốc trưởng) - tướng Vilhelm Keitel ký mệnh lệnh sa thải khỏi quân đội tất cả những người nửa Do Thái cũng như các binh lính cưới vợ Do Thái và nửa Do Thái.

        Trong các đơn vị quân đội những viên chỉ huy ra lệnh cho tất cả những người có dòng máu Do Thái bước ra khỏi hàng ngũ. Một số đứng nguyên tại chỗ và giấu sự xuất thân của» mình. Bí mật bị bại lộ khi cha mẹ họ bị đưa vào trại, và các quan chức đảng và nhân viên Gestapo trong khi lập hồ sơ đã phát hiện ra rằng con trai của những người bị lưu đầy đang phục vụ trong quân ngũ, Chúng báo cho bộ chỉ huy.

        Thường những người đồng nghiệp không tố giác những người che giấu nguồn gốc, họ nói: “Chắc anh biết, tất nhiên là đôi với người Do Thái có cái gì đó không phù hợp. Nhưng anh không giống như những người Do Thái khác. Anh là một chàng trai đứng đắn”.

        Những “tạp chủng” còn lại trong quân ngũ đã cố gắng chứng minh rằng họ là những người Đức đích thực, những người đứng đầu trong các cuộc thi đấu thể thao, còn ở mặt trận đã thể hiện lòng dũng cảm và đã hy sinh trong các trận đánh.

        Họ vào quân đội với hy vọng là sự phục vụ trong quân ngũ sẽ cứu họ thoát khỏi Gestapo, và giữa những người lính họ sẽ không cảm thấy mình là loại hai. Họ muốn phản bác học thuyết chủng tộc, chứng minh rằng họ có thể là những người lính can đảm và dũng cảm. Và ngoài mặt trận họ đã nhanh chóng thấy rõ ràng họ chăng kém những người Đức trăm phần trăm về bất cứ mặt nào.

        Anh lính trong quân đội Quốc xã Frist Binder - người đã bị phát hiện mang trong mình một phần tư dòng máu Do Thái nhớ lại:

        -  Thật nực cười khi nhìn thấy các đại diện chủng tộc của thượng đế đã vãi ra quần khi trận đánh bắt đầu.

        Một trong những người nghiên cứu đề tài phức tạp này -  nhà sử học chiến tranh Mỹ Braian Rigg đã nghiên cứu số phận của 1671 lính Quốc xã có tạp chủng máu Do Thái. Ông đã xác định được rằng trong đó có 244 người được thưởng huân chương Thập tự sắt, mười chín huân chương Thập tự vàng Đức và mười tám huân chương Thập tự kỵ sĩ - đó là phần thưởng cao nhất về quân sự ở Đức.

Những người được thưởng Thập tự kỵ sĩ gồm ba phi công có tạp chủng máu Do Thái: Đại uý Zigfid Simch - đã bắn rơi 95 máy bay địch, thượng úy Oskar Romm (chín mươi hai máy bay bị hạ), thượng sĩ Rudolf Shmidt (năm mươi mốt máy bay bị hạ) - Phó đô đốc Berngard Rogge là người một phần tư Do Thái, ông được thưởng không chỉ Thập tự kỵ sĩ mà còn cả lá sồi gắn vào Thập tự kỵ sĩ.

        Nhiều người cố ở lại trong quân ngũ bằng bất kỳ biện pháp nào để giữ gìn tính mạng cho cha mẹ họ.

        Valter Hamburger đã cố gia nhập lực lượng vũ trang Quốc xã ở dạng tình nguyện khi người ta đưa bố ông vào trại tập trung Dahao với hy vọng là việc này sẽ cứu được bố mình.

        Tháng 3 năm 1941, Hitler chỉ thị không được động đến những người cha, người mẹ đang sống trong hoàn cảnh hôn nhân pha tạp nếu con trai họ đã hy sinh ngoài mặt trận. Điều này đã cứu được một số người. Đầu năm 1945 bọn Gestapo đến nhà Mariana Hertner để đưa bà vào trại tập trung. Bà đưa cho họ xem giấy chứng nhận về cái chết của con trai ở ngoài mặt trận. Tên Gestapo hằn học lẩm bẩm: “Đứa con trai đã cứu mạng cho bà” rồi bực tức bỏ đi.

        Trên thực tế thì sự sụp đổ của nước Đức đã cứu sống bà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2018, 08:22:15 pm »


        Ngày 7 tháng 7 năm 1941, chánh văn phòng đế chế, sĩ quan SS Hans Henrie Lammers báo cáo với lãnh đạo văn phòng đảng Borman rằng Hitler chỉ thị: sau chiến tranh bên lãnh thổ Đức sẽ không có một người Do Thái nào được ở lại. Nói cách khác là chỉ thị của Quốc trưởng không động đến cha mẹ của những người lính đã chết chỉ mang tính chất tạm thời - trong thời gian chiến sự đang diễn ra.

        Còn một số lại rất sẵn sàng cởi bộ quân phục để không phải phục vụ Hitler. Họ không hề biết rằng ở nhà cuộc gặp gỡ với Gestapo và con đường vào trại tập trung đang chờ sẵn họ cũng như không hề biết về những gì đã xảy ra đối với những ông bố bà mẹ bất hạnh của họ.

        Trung uý Iurgen Krakov đã cứu được cha mình - người nửa Do Thái vào giây phút cuối cùng. Trong quân phục đen của lính xe tăng anh chạy thẳng đến nhà ga nơi đoàn tàu chở những người Do Thái bị lưu đầy bắt đầu chuyển bánh. Viên Gestapo chỉ huy hoài nghi nhìn trung uý:

        - Nếu bố anh là nửa Do Thái thì anh là ai?

        - Một phần tư Do Thái - người trung úy trả lời thẳng tuột... Tôi có giấy phép của Quốc trưởng cho tiếp tục phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Có cần cho ông xem không?

        Và cha anh được thả

        Năm 1943 trung uý Ioahim Koen trong bộ quân phục gắn đầy huân huy chương đến trại tập trung Zaksenhaosen và yêu cầu được gặp cha mình. Viên chỉ huy trại không hiểu phải xử sự ra sao - những người Do Thái bị giam cầm không thể có những con trai - anh hùng, những người lính ngoài tiền tuyến. Ông cho gọi người bị giam. Khi nhìn những huân huy chương của trung uý ông cho rằng người trẻ tuổi này kế thừa lòng dũng cám từ bà mẹ người Đức. Nhưng trung úy phản đối và nói rằng cha ông đã từng chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ Nhất và đã bị thương. Họ được phép nói chuyện với nhau năm phút.

        - Bô ạ, sau khi chiến tranh kết thúc bố sẽ ra khỏi đây - trung uý Ioahim Koen rơm rớm nước mắt nói. - Hitler nói rằng chúng ta sẽ nhận được quyền được coi là người Đức. Bố ạ, ở mặt trận con làm tất cả những gì có thể để xứng đáng với điều đó...

        Năm 1940 tướng bộ binh Valter fon Brokdorf Alefeld, chỉ huy tập đoàn quân số 28 đóng tại Potsdam còn giúp được một người lính khác. Người lính van nài cứu ông bố ốm đau đã bị đưa vào trại tập trung. Viên tướng yêu cầu các cấp chính quyền địa phương phải chăm sóc bố người lính. Chỉ sau chiến tranh người ta mới biết tướng Brokdorf Alefeld là người chống chủ nghĩa Quốc xã và chống Hitler.

        Thượng uý Ernst Prager - người đã từng được nhận Thập tự sắt và giấy phép của Hitler cho phép được coi là người Do Thái, đã bị thương nặng ở mặt trận. Khi trở về nhà anh phát hiện ra rằng người bố nửa Do Thái, ông bác và vợ mình đã bị đưa vào trại tập trung. Thượng uý đã đến gặp được Adolf Eihman - người trong cơ quan an ninh quốc gia chịu trách nhiệm tiêu diệt Do Thái.

        Viên chỉ huy Eihman không thể từ chối tiếp người anh hùng chiến tranh. Khi gặp thượng uý, Eihman hăng hái kể rằng trại tập trung Terezienshtadt là một nơi tuyệt vời, ngôi nhà mới cho những người Do Thái mà ở đó họ có thể sống trong hoà bình và yên tĩnh.

        Ernst Prater không chịu nổi:

        -  Chắc ông cũng sẽ nói rằng rất tiếc là bản thân ông không phải là người Do Thái và không thể nghỉ phép trong trại tập trung Terezienshtadt?

        Adolf Eihman hạ giọng và nói rằng hắn không thể làm được gì cho những người họ hàng của thượng uý. Họ đã ở trong trại tập trung và việc này ngoài thẩm quyền của hắn. Hắn chỉ quản lý việc chuyển người Do Thái...

        Đại uý lực lượng vũ trang Quốc xã Eric Roze cũng được biết là những người thân thích trong gia đình mình đã bị đưa đến Terezienshtadt. Các đồng sự cố giúp ông ta và đã báo cáo việc này với viên sĩ quan tuỳ tùng của Hitler - đại tá Shmundt. Nhưng các nỗ lực cứu người thân của ông ta không đạt kết quả.

        “Tôi là con lợn - Eric Roze chán nản nói với bạn mình - Bọn Quốc xã giết hại gia đình tôi, còn tôi lại phục vụ chúng!” Sau đó ông đi tìm cái chết trong chiến trận.

        Năm 1943, Diter Bergman bí mật đến thăm bà mình, một người Do Thái tên là Elli Landsberg. Ông hiểu rằng việc này là nguy hiểm. Vào chính ngày đó bọn SS xuất hiện để bắt cụ đi.

        Khi trỏng thây viên sĩ quan cao cấp Quốc xã bọn chúng lẩn hết. Nhưng ông vui mừng uổng công. Khi ông quay về mặt trận bọn SS lại đến và bắt bà cụ đi. Cụ bị đưa đến Terezienshtadt rồi đến Osventsim và đã bị giết ở đây.

        Bà mẹ Do Thái của anh lính Herman Shukhta cũng đã tự vẫn ngàv 15 tháng 10 năm 1942. Bà Luiza Shukh hoàn toàn khóng có ảo mộng đối với cuộc sống dưới chế độ Quốc xã. Vì không muốn cho bọn Quốc xã có cơ hội giết mình, bà bèn đã chọn con dường tự kết liễu đời mình và để lại cho con hai bức thư vĩnh biệt.

        Ông nội người Do Thái của Robert Tchempin cũng là một sĩ quan cấp cao Quốc xã, người đã bị mất một chân ở mặt trận và được thưởng huân chương Thập tự sắt vì không muốn bị bắt đưa vào trại tập trung nên đã uống thuốc độc, trước khi chết, cụ để lại cho đứa cháu mấy dòng vĩnh biệt:

        “Nếu ông không tự kết liễu đời mình thì cháu sẽ gặp nhiều phiền toái không cần thiết. Cháu hãy tin là như vậy tốt hơn cho tất cả chúng ta. Ông đã già rồi, và dù sao thì cũng chết trên giường của mình. Điều này tốt hơn nhiều so với bị giết bởi những kẻ đê tiện nào đó. Ông đã cố gắng sống xứng đáng theo di huân của thượng đế. Có lẽ nghe hơi kỳ cục nhưng trong người ông dòng máu Đức nhiều hơn dòng máu Do Thái. Bọn Quốc xã đã tước đoạt tất cả những gì mà ông có. Thỉnh thoảng hãy nhớ đến người ông đã rất yêu cháu. Thượng đế che chở cho cháu”.

        Một số lính Quốc xã biết rằng những người họ hàng thân thích Do Thái của họ đã biến đi đâu đó nhưng không hề nghĩ rằng đơn giản là họ đã bị bức tử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2018, 08:23:10 pm »


        MÁNH KHOÉ CỦA MILKHA

        Nhiều phụ nữ cố cứu con mình đã khăng khăng rằng cha thật của đứa trẻ của họ không phải là người chồng Do Thái hợp pháp mà là một người tình mang dòng máu Đức.

        Nhờ đó nguvên soái không quân Erchard Alfred Richard Milkha - Quốc vụ khanh hàng không được công nhận là người Đức trăm phần trăm. Mẹ ông xuất thân từ một dòng họ quý tộc và lấy chồng là Anton Milkha có dòng máu Do Thái chảy trong người. Erchard Milkha đã tham gia chiến tranh thế giới thứ Nhất, được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng nhất và hạng hai. Sau chiến tranh ông chuyển công tác sang ngành hàng không dân dụng và năm 1936 là người đứng đầu “Lufthansa”.

        Milkha làm quen và gần gũi với Herman Hering. Khi nhìn thấy ở phái Quốc xã sức mạnh, ông đã cấp cho Hitler máy bay của “Lufthansa”. Năm 1933 Bộ hàng không đế chế được thành lập. Hering trở thành bộ trưởng, và Milkha - Quốc vụ khanh, nghĩa là phó của Hering. Vì Hering, con người đã vươn tới quyền lực cao nhất không thích làm việc không bình thường, còn Milkha - một nhà tổ chức tháo vát đã được giao nhiệm vụ lãnh đạo việc thành lập hàng không quân sự.

        Hitler nói với Eric Milkha:

        -  Tôi biết anh chưa lâu, nhưng thấy anh là người hiểu công việc. Và đó là cái chính. Trong đảng của chúng ta có ít người hiểu về không quân như anh. Vì vậy anh được chọn. Anh phải làm nhiệm vụ này. Anh cần cho nước Đức.

        Giờ đây con đường thăng tiến chỉ còn bị vướng mắc bởi vấn đề xuất thân không minh bạch của vị quốc vụ khanh Bộ hàng không.

        Mẹ ông - bà Klara Milkha đã gửi đơn cho người con đỡ đầu của mình Frits Henric Herman - trưởng cảnh sát địa phương, trong đó nói rằng bố của sáu đứa con trai mình không phải là người chồng hợp pháp Anton Milkha mà là ông chú đã quá cố của bà Karl Broier.

        Ngày 1 tháng 11 năm 1933, Hering thảo luận các vấn đề chủng tộc của Milkha với Hitler, với phụ tá Quốc trưởng

        Rudolf Hess và Bộ trưởng chiến tranh Blomberg. Khi trở về, Hering nói với Milkha rằng mọi việc đều ổn. Hitler ra chỉ thị lời khai của mẹ ông là xác thực. Erkhard Milkha được công nhận là con trai Karl Broier, có nghĩa là ông đã mặc nhiên biến thành người Đức.

        Ngày 7 tháng 8 năm 1935, Hering gửi cho Kurt Meier - người lãnh đạo cơ quan nghiên cứu di truyền của Đế chế một công văn yêu cầu cấp cho Milkha các hồ sơ mới và giấy chứng nhận nguồn gốc Đức của ông.

        Milkha không chỉ được ở lại trong không quân mà còn cứu được con gái mình là Helga khỏi chương trình triệt hại do mắc chứng bệnh Down.

        Thật kinh ngạc về việc các nhà lãnh đạo đảng Quốc xã không hề căm phẫn trước sự đồi bại rõ ràng (sự chung sống của ông chú với đưa cháu gái!), về việc này họ nhắm mắt còn sự pha tạp dòng máu Do Thái trong con mắt họ lại là một trọng tội.

        Nguyên soái Quốc xã Herman Hering nói với vợ một cách khinh thường rằng ông không tin học thuyết chủng tộc, rằng người Do Thái cũng là người như tất cả chúng ta. Nhờ đó ông đã giữ lại được trong bộ máy của mình tất cả những người mà ông cần. Hering cho phép một số sĩ quan có tạp chủng máu Do Thái được tiếp tục phục vụ trong không quân. Hai người trong số đó đã trở thành tướng.

        Trong số họ có tướng không quân Helmut Vilberg. Dưới sự lãnh đạo của tướng fon Sekt ông đã bí mật thành lập không quân trong nước Đức quân chủ. Tướng Vilberg chỉ huy phi đội “Kondor” - phi đội được gửi sang Tây Ban Nha để giúp đỡ tướng nổi loạn Franko. Ông là người sáng lập chiến thuật dùng không quân yểm trợ quân trên mặt đất.

        Helmut Vilberg đã có thể trở thành chỉ huy không quân Đức mà không phải là Hering nếu bọn Quốc xã không hoài nghi về nguồn gốc của ông. Người ta cho rằng mẹ ông là người Do Thái. Nhưng ông báo cáo với Bộ tư lệnh (và tài liệu này được lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của ông) rằng: “Sau khi nghiêm túc nghiên cứu gia phả của mình tôi phát hiện ra rằng trong cơ thể tôi không có máu Do Thái”.

        Người ta cho rằng Hering đã nói với cấp dưới của mình: -  Tôi quyết định ở đây ai là người Do Thái!

        Nhưng Hering cũng đã phải cầu cứu Hitler ủng hộ. Tướng Vilberg đã trở thành người Đức theo chỉ thị trực tiếp của Hitler. Ở Đệ tam Đế chế chỉ có Quốc trưởng mới có quyền quyết định ai là người Do Thái, ai không phải là người Do Thái. Tiếc rằng viên tướng đã chết trong tai nạn máy bay ngày 20 tháng 11 năm 1941.

        Hering đã giúp đỡ nữ phi công nổi tiếng - nữ bá tước Melitte Shenk fon Shtaufenberg. Cơ quan an ninh quốc gia phát hiện ở nữ bá tước có máu Do Thái. Họ thời con gái của bà là Shiller, bà là con gái của một quan chức Đức - một thương binh xuất thân từ một gia đình Do Thái.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2018, 08:23:36 pm »


        Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng kỹ thuật, Mellite làm việc trong viện nghiên cứu bay và tự học lái máy bay. Bà đã trở thành phi công thực nghiệm và lấy chồng là bá tước Alexandr Shenk fon Shtaufenberg, anh của đại tá Klaus fon Shtaufenberg - người tiến hành ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944.

        Nữ bá tước bị sa thải khỏi cơ quan. Nhưng do công việc của bà được coi là có ý nghĩa quân sự, theo yêu cầu của nguyên soái Hering, Hitler đã ký một văn bản coi bà như một người Đức. Điều này đã cứu cả gia đình thoát khỏi bị lưu đầy vào trại tập trung.

        Là một kỹ sư có tài và một phi công can đảm bà đã tham gia thiết kế các thiết bị dẫn đường. Sau Hanna Reitch - nữ phi công được Quốc trưởng yêu quý thì bà là người phụ nữ thứ hai nhận được danh hiệu danh giá phi công-đại uý. Bà làm công việc thử nghiệm các khí cụ dẫn đường cho máy bay ném bom và đã tiến hành hai ngàn rưỡi chuyên bay thử nghiệm, bà đã được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng hai.

        Đại tá Klaus fon Shtaufenberg lộ cho bà biết các kế hoạch tiêu diệt Hitler. Ông đề nghị đưa mình đến tổng hành dinh Quốc trưởng và chở về bằng máy bay. Mellita cũng sẵn sàng tham gia cuộc ám sát. Nhưng trong tay bà chỉ có chiếc “Fizeler- Shtorch”, cần phải được bổ sung tiếp nhiên liệu. Bà không thể giúp đỡ được những người mưu phản. Tuy vậy, sau ngày 20 tháng 7, bà và chồng mình đã bị bắt nhưng nhanh chóng được thả vì bà rất cần cho Luftaff.

        Ngày 8 tháng 4 năm 1945, máy bay của bà đã bị một máy bay cường kích của Mỹ bắn rơi. Mellita đã kịp hạ cánh chiếc máy bay bị bắn hỏng nhưng chỉ sau vài giờ đã chết do các vết thương quá nặng. Bà bao giờ cũng coi mình là người Đức yêu nước. Quan niệm không đúng về chủ nghĩa yêu nước đã một thời gian dài khiến bà không hiểu được rằng bà đang phục vụ không phải là nước Đức mà là phục vụ một chế độ tội lỗi...

        Cũng như mẹ nguyên soái Milkha, hàng ngàn phụ nữ Đức cũng làm như vậy với hy vọng cứu thoát con cái mình được sinh ra với người chồng Do Thái. Nhưng các toà án Quốc xã vẫn giữ cảnh giác.

        Khi bà mẹ Volfgan Shpir tuyên bố rằng cả con trai và con gái Rut của bà được sinh ra không phải với chồng mà là do mối quan hệ với người tình gốc Đức thì toà án gửi cả hai đến viện nghiên cứu chủng tộc - sinh học. Ở đó người ta đo đạc và nghiên cứu khá lâu sau đó đưa ra kết luận rằng Rut chính là người Đức, còn Volfgang bị phát hiện thấy có những nét Do Thái và anh vẫn là người nửa Do Thái.

        Heints Lioven tự đến cơ quan Gestapo và tuyên bố rằng mẹ mình xưa là gái điếm và anh ta cùng đứa em trai Joahim ra đời là kết quả các cuộc tình với những vị khách làng chơi người Arian. Người ta tin và cấp cho họ giấy chứng nhận về nguồn gốc Đức. Cả hai sau đó đã nhập ngũ và chết ở mặt trận.

        Các vấn đề tranh cãi được đưa ra đê các chuyên gia Bộ nội vụ Quốc xã xem xét. Trong thành phần của văn phòng Bốn (sức khoẻ nhân dân) của Bộ nội vụ người ta đã thành lập tiểu ban “các vấn đề chủng tộc”.

        Các kết luận của các chuyên gia như thế nào?

        Ví dụ, Kurt Blonre - Phó trưởng phòng y tế nhân dân của đảng và phó thủ trưởng cơ quan y tế đế chế đã gửi đến văn phòng Quốc trưởng ý kiến của mình rằng thượng sĩ Emst Libsher - người có tạp chủng máu Do Thái, có thể được coi là người Đức vì anh ta đã thể hiện sự dũng cảm; anh ta cũng có thể kết hôn.

        Các kết luận của các chuyên gia được gửi đến văn phòng lãnh tụ đảng. Người lãnh đạo văn phòng là một đảng viên già -  sĩ quan SS và nghị sĩ Phillip Bouiler. Từ năm 1921 ông làm việc trong toà báo “Felkisher Beobachter” - cơ quan trung ương của đảng, năm 1925 trở thành thư ký đế chế của đảng. Sau khi phái Quốc xã lên nắm chính quyền ông trở thành cảnh sát trưởng thành phố Munic và là chủ tịch uỷ ban bảo vệ văn hoá chủ nghĩa xã hội dân tộc.

        Sau khi thành lập văn phòng riêng của Quốc trưởng năm 1934, Phillip Bouiler trở thành người cộng tác gần gũi nhất của Hitler (năm 1945 tự sát cùng với vợ). Văn phòng Quốc trưởng nghiên cứu đơn thư của các đảng viên gửi đến lãnh tụ của mình và báo cáo với Hitler để biết “mối quan tâm của nhân dân mình”. Hàng ngàn bức thư, đơn thỉnh cầu, khiếu nại và van xin đã được gửi đến đây.

        Trong cơ cấu văn phòng có bộ phận chính trị và đảng đứng đầu là tướng SS Victor Brak - người có quan hệ hữu hảo với chủ tịch nghị viện Himmler. Ông cũng là chủ tịch liên đoàn vận động viên xe đạp Đức và lãnh đạo chương trình triệt hạ những bệnh nhân thần kinh, và sau đó tham gia vào chiến dịch tiêu diệt người Do Thái. Sau chiến tranh Victor Brak bị xử tại toà án Nuremberg và bị treo cổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2018, 08:24:03 pm »


        Phụ tá của Brak là hạ sĩ quan SS Verner Blankenburg. Sau chiến tranh ông này đã thay đổi họ và trốn rất lâu. Vợ ông làm đơn ra toà đề nghị công nhận đã chết...

        Ngày 4 tháng 10 năm 1937, Hitler ra chỉ thị rằng tất cả các đơn thư gửi ông phải qua Lammers. Ngày 25 tháng 10, Lammer thông báo điều này cho các bộ máy nhà nước và quân sự.

        Tiến sĩ luật học Hans Henric Lammers đã trở thành thủ trưởng văn phòng Đế chế vào ngày phái Quốc xã lên nắm chính quyền - 20 tháng 1 năm 1933 tương đương với chức vụ thủ tướng. Quốc trưởng lãnh đạo chính phủ thông qua Lammers. Hans Lammers - vị quan chức đầu hói và chột mắt này đọc phần lớn các bức thư gửi Quốc trưởng. Trong các năm 1941 - 1942 vai trò của Martin Borman, người lãnh đạo bộ máy của đảng, lớn mạnh lên và Lammers lùi về hậu trường.

        Mỗi khi một ai đó đệ đơn khiếu nại yêu cầu công nhận mình là người Đức thì các trợ lý của Quốc trưởng, Bark và Blankenburg chuẩn bị tài liệu trình Hitler xem xét. Nếu Hitler giải quyết cho người nào trong số các “đại diện chủng tộc pha tạp” chế độ ngoại lệ thì trực tiếp ký vào các giấy tờ tương ứng.

        Có ba dạng “khoan hồng” mà Quốc trưởng ban tặng.

        Thứ nhất ông có thể cho phép các “tạp chủng” được tiếp tục phục vụ trong quân ngũ và thậm chí người đó có thể được thăng cấp.

        Một văn bản tương tự như sau:

        “Tôi cho phép tiến hành phong hàm binh nhất cho Vilhemlm fon Gviuner thuộc đại đội chống tăng trong thời kỳ chiến tranh.

        Sau chiến tranh tuỳ thuộc vào việc anh ta thể hiện bản chất người lính như thế nào tôi sẽ quyết định là có thể coi rằng trong mạch máu của Vilhelm fon Gviuner có dòng máu Đức hay không”.

        Có bao nhiêu người nhận được đặc ân này? Từ tháng 1 năm 1940 đến tháng 9 năm 1943, Hitler đã cho phép một trăm ba mươi “đại diện tạp chủng” được tiếp tục phục vụ trong số một ngàn rưởi người cầu xin.

        Thứ hai, ông có thể công nhận rằng dòng máu Đức đang chảy trong mạch máu của những người cầu xin ông giúp đỡ. Điều này cho phép ghi vào giấy chứng nhận rằng đó là người “hoàn hảo về chủng tộc”.

        Và cuối cùng, Quốc trưởng có thê liệt những người cầu xin vào chủng tộc Đức và như vậy cho họ tất cả các quyền của một người Đức ngoài quyền gia nhập đảng và sở hữu ruộng đất.

        Trong trường hợp này người đó nhận được một giấy mầu do chính Quốc trưởng ký. Đôi khi trong giấy đó có cả chữ ký của nguyên soái Vilhelm Keitel và chủ nhiệm văn phòng Đế chế Hans Lammers. Sau đó người được đưa vào chủng tộc Đức sẽ nhận được một giấy chứng nhận đặc biệt do Kurt Meier - chủ nhiệm cơ quan nghiên cứu di truyền của Đế chế cấp.

        Người ta báo cáo với Hitler về những lời thỉnh cầu của những người có họ hàng thân thích có thế lực hoặc quen thân.

        Đại uý hạng ba Georg Lankhehd - người cũng bị phát hiện có máu Do Thái năm 1934 đã cầu cứu Đô đốc Herman Biom - tham mưu trưởng hạm đội.

        - Anh đã là bạn chiến đấu của tôi trong nhiều năm - đô đốc trịnh trọng trả lời - điều đó không có gì thay đổi.

        Với sự giúp đỡ của Biom và tư lệnh hạm đội Reder, đại uý hạng ba Lankhed nhận được quyền được coi là người Đức. Reder cũng giúp viên đô đốc bị sa thải Karl Kiulentah nửa Do

        Thái và vợ là Do Thái. Nếu không có Recier thì cả gia đình người này cũng đã bị đưa vào trại tập trung. Tư lệnh hạm đội cho phép các con trai của đô đốc Volf Vegener nửa Do Thái được ở lại hạm đội.

        Đô đốc tư lệnh Eric Reder viết thư trả lời Eric Kats - một sĩ quan hải quân bị sa thải như sau: “Tôi biết rằng anh đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Để ủng hộ anh tôi đã bỏ vào phong bì một bức thư giới thiệu mà anh có thể sử dụng trong một số tình huống. Chúc anh thành công!”.

        Reder đã tìm ra cách cảnh báo những ai có thể làm hại người cựu lính thủy rằng họ không nên làm như vậy. Tại cơ quan Gestapo người ta nói với Kats rằng bức thư của đô đốc đã cứu sống anh ta.

        Trường hợp ngoại lệ cũng được áp dụng đối với tướng Karl Litsman khi mà hai đứa cháu của ông cũng là “tạp chủng”. Các chuyên gia Quốc xã đã xác định được rằng con gái vị tướng đã lấy chồng nửa Do Thái, do đó những đứa con có một phần tư máu Do Thái, cả hai đứa cháu được phép ở lại trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Một trong những người cháu của viên tướng - Valter là phi công chiến đấu, đã phục vụ đến hàm đại tá, đã thực hiện một trăm sáu mươi chuyên bay trên máy bay ném bom “Iunkers - 88” và đã nhận được huân chương thập tự kỵ sĩ vì lòng dũng cảm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2018, 08:24:31 pm »


        Còn đối với những người không có ai bảo trợ thì đành phải chấp nhận một số phận khủng khiếp. Viên nguyên soái nửa Do Thái người Áo Johamn Fridlender từ chối li dị người vợ Do Thái của mình nên đã bị đưa vào danh sách Do Thái toàn phần.

        Ông đã cố chứng minh rằng người cha đích thực của mình chính là một tình nhân Đức chứ không phải là người chồng Do Thái của bà mẹ. Nhưng chăng giúp được gì. Ông và vợ bị đưa vào Terezienshtadt và vợ ông dã chết ở đó. Năm 1944 người ta đưa ông đến Osventsim. Ngày 20 tháng 1 năm 1945, một tên lính SS đã bắn chết ông.

        Đối với đô đốc Bernhard Rogge - một sĩ quan Đức điển hình, người ta cũng phát hiện một phần máu Do Thái. Hơn nửa ông lại lấy vợ Do Thái. Bọn Quốc xã đã đầu độc ông, còn vợ và mẹ vợ ông tự sát. Năm 1939 tư lệnh hạm đội Reder cầu cứu Hitler, và Quốc trưởng đã tặng đô đốc quyền được là người Đức. Bernger Rogge chiến đấu chống lại hải quân Anh và được thưởng huân chương Thập tự kỵ sĩ.

        Một trong những người bà của đô đốc Hans Georg fon Frideberg là Do Thái. Sau này người ta xác định được rằng cụ là nửa Do Thái. Có nghĩa là trong cơ thể ông chỉ có một phần mười sáu máu Do Thái. Nhưng cả điều này đối với bọn Quốc xã là không thể chịu đựng nổi. Đô đốc tư lệnh hải quan Reder đã cứu ông vì Frideburg đã từng là sĩ quan tuỳ tùng của mình. Sau khi đô đốc Dionits được cử chỉ huy hạm đội thì Frideburg được cử chỉ huy toàn đội tàu ngầm và đã được thưởng huân chương Thập tự kỵ sĩ. Ngày 8 tháng 5 năm 1945 ông ký văn bản về đầu hàng vô điều kiện của Đức, và sau đó tự sát.

        Tướng Hiunter Bliumentrit trước đã từng là tổng tham mưu trưởng đầu tiên của lực lượng bộ binh đã giúp hai người đồng chí chiến đấu của mình có tạp chủng máu Do Thái trở thành người Đức. Đó là tướng Hans Henric Zik fon Armin, người sau này được thưởng huân chương Thập tự vàng của Đức và huân chương Thập tự kỵ sĩ, chỉ huy sư đoàn bộ binh số 113, và tướng Hiunter Zaks chỉ huy sư đoàn số 12 và cũng được thưởng các danh hiệu đó.

        Ngày 27 tháng 2 năm 1940, Tư lệnh lực lượng bộ binh - thượng tướng fon Braukhich viết cho Irmgard fon Brokchuzen - con gái của cố tổng thống Hindenburg như sau: “Tôi rất lấy làm sung sướng thông báo rằng Quốc trưởng - kiêm tổng tư lệnh

        lực lượng vũ trang đã cho phép sĩ quan Vilhelm fon Hottberg trở lại phục vụ trong quân ngũ. Ông ấy sẽ nhận được giấy tờ khẳng định tính hoàn hào của chủng tộc mình. Nhưng Quốc trưởng không muốn rằng sự Đức hoá của ông ta sẽ lan ra những người thân của ông”.

        Rất nhiều nhân vật có ảnh hưởng lớn đã can thiệp ủng hộ Vilhelm fon Hottberg - người đã bị phát hiện có dòng máu Do Thái theo họ ngoại. Trong số những nhân vật đó có người bác là sĩ quan cao cấp SS Kurt fon Hottberg - người mà sau này trở thành tư lệnh SS và cơ quan an ninh quốc gia ở thành phố Minsk bị chiếm đóng, tổ chức các cuộc đàn áp hàng loạt và tự kết liễu đời mình vào tháng 5 năm 1945... Năm 1940 viên sĩ quan cao cấp SS Kurt fon Hottberg rất quan tâm để sao trong số những người họ hàng của mình không có ai bị liệt vào loại Do Thái. Như vậy ông cũng dồn sức để mọi người trong họ nhận được sự Đức hoá từ Hitler.

        Trong một gia đình cũng đã có trường hợp mà một người anh (em) được “Đức hoá”, còn người kia không được do diện mạo.

        Tướng Karl Tsukertort đứng trong quân ngũ từ năm 1909, đã đề nghị được công nhận là người Đức năm 1939. Các thủ trưởng đánh giá cao viên tướng. Ngày 3 tháng 7 năm 1940, ông được thông báo rằng vấn đề của ông chỉ có thể được quyết định sau chiến tranh. Cuối cùng thì tướng Tsukertort không chịu được sự đè nén cảm giác của một người loại hai đã đệ đơn xin giải ngũ. Sau một năm, tháng 4 năm 1942, Hitler ban cho Tsukertort và các con trai của ông quyền được coi là người Đức chính thống, nhưng ông không trở lại quân ngũ.

        Còn người anh em thứ hai, tướng Johannes Tsukertort -  chiến sĩ pháo binh, một con người nhẫn tâm, vẫn tiếp tục phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Không ai động đến ông ta, tuy mãi sau này, năm 1944 ông mới nhận được giấy chứng nhận về nguồn gốc Đức hoá.

        Tướng Bodenvin Keitel (em trai Vilhelm) - tư lệnh bộ phận trực thuộc bộ tư lệnh tối cao của lục quân, đã nói tại cuộc họp ở Tsossen rằng đối với những “đại diện tạp chủng", những người đã tỏ ra xứng đáng trên chiến trường, cần được đối xử khoan nhượng.

        Ngàv 2 tháng 10 năm 1940, viên chỉ huy sĩ quan tuỳ tùng của Quốc trưởng Rudolf Shmundt đã viết cho thủ trưởng phụ trách văn phòng riêng của Quốc trưởng - ông Phillipp Boiuler rằng tất các “tạp chủng” những người đã chiến đấu xuất sắc ngoài mặt trận và đã đuợc nhận các phần thưởng cần ngay lập tức nhận được giấy chứng nhận rằng họ là người Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2018, 08:24:52 pm »


        Nhưng ngày 10 tháng 5 năm 1942, với vẻ không hài lòng, Hitler nói với viên chỉ huy bộ phận chỉ đạo chiến thuật lực lượng vũ trang Quốc xã - tướng Alfred Iodliu rằng ông đã làm quá nhiều ngoại lệ cho các “tạp chủng”. Quốc trưởng lo rằng điều đó sẽ khiên dòng máu Do Thái di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

        - Nhân dân ta chỉ tự làm hại mình khi cho phép những cá nhân có dòng máu pha tạp được phục vụ trong quân ngũ, như vậy khác nào cho họ khả năng sánh ngang hàng với những người Đức chính gốc. Sự tiếp tục lăng nhục đối với dòng máu của chúng ta bởi các phần tử xa lạ về chủng tộc sẽ không được phép. Ngoại lệ chỉ được áp dụng trong các trường hợp rất đặc biệt.

        Ông đưa ra ví dụ về một đảng viên nổi tiếng - nam tước fon Librih. Quốc trưởng nghi rằng ông này có mầm mống xa lạ đối với đảng. Ông có cảm giác rằng ở người đồng chí của mình có những nét Do Thái. Mọi người quả quyết với Hitler rằng ông đã nhầm, rằng fon Librih là người thuần khiết Đức. Nhưng Hitler vẫn hoài nghi, và các chuyên gia nhân chủng học vẫn tiếp tục tìm tòi.

        - Thực ra người ta vẫn thuyết phục tôi rằng tổ tiên của nam tước không có tạp chủng dòng máu Do Thái - Quốc trưởng tự kể - nhưng cái diện mạo Do Thái lộ rõ mồn một của nam tước làm tôi kinh tởm. Và tôi tình cờ phát hiện ra rằng trong số các bậc tổ tiên xa xưa của nam tước có một người con gái của người Do Thái thuần chủng được sinh ra ở Frankfurt trên sông Main năm 1916.

        Thậm chí một giọt máu Do Thái cũng có thể quyết định tính chất một con người - Hitler hân hoan nói.

        Từ 1942, Martin Borman đã lấn ép Lumbers. Hitler đánh giá cao Borman, và nói:

        - Tôi cần con người đó để giành phần thắng trong chiến tranh.

        Không phải bộ máy nhà nước mà bộ máy của đảng bắt đầu đóng vai trò chủ chốt ở Đức. Giờ đây tất cả các yêu cầu về công nhận quân nhân là người Đức đều phải qua Borman. Ông kiểm soát sự gần gũi Quốc trưởng và gạt bỏ các yêu cầu mà ông ta cho là không đúng. Còn bản thân ông là một người rất nguyên tắc chống lại sự Đức hoá. Borman chứng minh rằng việc gọi các “tạp chủng” là người Đức là một sai lầm lớn bởi vì các “đại diện chủng tộc pha trộn” tự dưng lại có quyền lẩn trốn trong lực lượng vũ trang Quốc xã, và những kẻ Do Thái trốn tránh này rất nguy hiểm.

        Borman muốn thay thế toàn bộ cận thần của Hitler, đặc biệt là loại bỏ những sĩ quan tuỳ tùng về quân sự có thế lực nhất, trước hết là đại uý Engel.

        Đại uý Herchard Engel với nhiệm vụ đảm bảo các mối liên lạc với bộ chỉ huy lục quân, đã cố gắng giúp các sĩ quan bị phát hiện trong cơ thể có tạp chủng máu Do Thái.

        Cuối năm 1941 Helen Kriuger bị đưa vào trại tập trung. Ba người cháu của cụ đang phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã còn cha của họ là người Đức và là bạn của Engel, sĩ quan tuỳ tùng của Quốc trưởng. Đại uý Engel đồng ý giúp đỡ. Ông báo cáo với Quốc trưởng rằng tất cả ba người cháu của Helen Kriuger đều nhận được huân chương Thập tự sắt. Hitler đồng ý thả Frau Kriuger. Ở cơ quan Gestapo, người ta nằng nặc khuyên bà hãy quên tất cả những gì đã chứng kiến.

        Tháng 3 năm 1943, Engel rời cương vị sĩ quan tuỳ tùng của Quốc trưởng và bị đẩy ra mặt trận. “Các đại diện chủng tộc pha tạp” đã mất một người thông cảm với họ.

        Người phụ trách sĩ quan tuỳ tùng về quân sự Shmund đã giúp một số sĩ quan có dòng máu Do Thái. Nhưng thái độ trong nhóm cận thần của Quốc hưởng đã thay đổi. Năm 1943, khi người ta yêu cầu giúp đỡ thì Shmund trả lời rất khó chịu:

        - Tôi rất tiếc là các vị vẫn tiếp tục tìm tới các vấn đề thuộc loại này. Điều này trái ngược với lập trường của tôi. Đặc biệt là hiện nay bọn Do Thái đang tấn công chúng ta từ mọi phía. Quyền lợi quốc gia cao hơn quyền lợi cá nhân riêng lẻ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2018, 08:30:11 pm »


        MARTIN BORMAN THẮNG THẾ

        Martin Borman lên án các lực lượng vũ trang Quốc xã về sự rơi rớt của “tạp chủng” trong quân ngũ, do đó bộ chỉ huy quân sự bị coi là không hoàn thành được nghĩa vụ trước đảng và nhân dân. Ông đưa ví dụ một người là Do Thái một phần tư - đại tá Feliks Briukner, hiệu trưởng trường đại học quân sự và là bạn thân của Keitel. Borman khăng khăng rằng thế nào dòng máu Do Thái của Briukner cũng sẽ lộ ra. Nguyên soái Keitel không dám bênh vực bạn và đã sa thải Briukner. Keitel thậm chí cũng không giúp đỡ thím mình là Otilia. Chồng bà - ông Macs Liudvig người Do Thái cùng các con bà đã bị đưa vào trại tập hung.

        Hitler khó chịu về việc quá nhiều quan chức cố xin khoan hồng cho những bạn bè Do Thái của họ: “Số người Do Thái được kính trọng mà họ bênh vực còn lớn hơn số người Do Thái ở Đức. Thật là xấu hổ!"

        Chính điều tương tự như vậy đã được tư lệnh SS Himler nói ra trong khi diễn thuyết trước các cấp dưới ngày 4 tháng 10 năm 1943:

        - Tất cả đều đến tìm tôi! Hầu như tất cả tám mươi triệu người Đức và mỗi người đều biết một người Do Thái xứng đáng. Tất nhiên, tất cả những người Do Thái còn lại là loại ký sinh trùng, còn người này là một người tuyệt vời!

        Thực ra nhiều quan chức Quốc xã có tiếng cũng lên tiếng xin cho những người Do Thái, những người có quan hệ với họ. Đó có thể là những người đã từng cùng họ chiến đấu trong Thế chiến I, hoặc đã kết bạn hay thậm chí là thông gia của họ.

        Hitler và Borman thoả thuận rằng ngoại lệ chỉ dành cho những ai mà họ không hề biết trong mình có máu Do Thái và những ai gia nhập đảng từ những năm hai mươi đầy khó khăn. Những người thỉnh cầu bắt buộc phải có giấy giới thiệu của chính quyền Quốc xã địa phương. Năm 1943 - 1944, sự gia nhập đảng trở thành tiêu chuẩn để được Đức hoá.

        Bộ máy của tư lệnh SS Himler phản đối việc Đức hoá vì điều này giúp cho người Do Thái tìm kiếm được sự bảo vệ. Ngoài ra, các “đại diện chủng tộc pha tạp” cũng vẫn là Do Thái về mặt sinh học, do đó các bí thư đảng cần thận trọng khi giới thiệu một ai đó về việc Đức hoá.

        Ngày 2 tháng 1 năm 1944, Hitler lệnh cho Shmundt lập danh sách các sĩ quan đang phục vụ có một phần máu Do Thái hoặc lấy vợ Do Thái. Ông ta quyết định sa thải tất cả bọn họ.

        Việc lập danh sách có vẻ khó khăn. Đã phát hiện ra bảy mươi bảy sĩ quan, trong đó có mười hai tướng. Borman cũng lập một danh sách tương tự đối với các quan chức dân sự.

        Ngày 29 tháng 7 năm 1944, Himler yêu cầu quân đội cách chức chỉ huy sư đoàn của tướng Kurt Zaks - người đã được thưởng rất nhiều huân, huy chương. Tư lệnh SS nhận được thông tin rằng viên tướng có đến một phần tư máu Do Thái. Quốc trưởng đã trực tiếp ký giấy cho phép ông được coi là người Đức. Nhưng giờ đây hồ sơ này chẳng có giá trị gì. Ngày 9 tháng 9, viên chỉ huy sĩ quan tuỳ tùng mới của Quốc trưởng là Vụ trưởng Vụ cán bộ bộ binh - tướng Vilhelm Burgdolf đã sa thải viên tướng chỉ huy sư đoàn. Lợi dụng lòng tin của Quốc trưởng, Burgdolf đã thay thế tướng Shmundth (bị chết vào tháng 10 do bị thương trong thời gian xảy ra vụ ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944).

        Sau vụ ám sát Hitler không thành thì việc cấp giấy chứng nhận về nguồn gốc Đức hoá trên thực tế đã bị dừng hẳn.

        Có khoảng sáu mươi ngàn lính phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã mang máu Do Thái ở các mức độ khác nhau, trong đó khoảng tám ngàn được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng hai, gần hai ngàn rưởi được tặng Thập tự sắt hạng nhất. Nhưng thậm chí các phần thưởng cao quý đó cũng không đủ để có thể xin được Đức hoá.

        Cơ quan SS giờ đây tích cực thanh lọc khối sĩ quan.

        Adolf Hitler coi hình dạng bên ngoài có một ý nghĩa lớn. Mỗi đơn xin đều có kèm các ảnh chụp trực diện và chụp nghiêng. Nếu không có ảnh thì Quốc trưởng không xem xét đơn xin. Nếu ông ta phát hiện ai có hình dạng bề ngoài Do Thái thì từ chối ngay.

        Hitler đã nhầm to. Đa số người Đức Do Thái không khác gì người Đức cả về cách sống và cách suy nghĩ. Có thể là số người Đức yêu nước không nhiều hơn số người Đức Do Thái. Và bề ngoài họ giống hệt như người Đức.

        Ảnh chụp binh nhất Vemer Holdberg xuât hiện trên mặt báo quân đội với dòng tựa “Một người lính mẫu mực của lực lượng vũ trang Quốc xã”. Trên thực tế anh ta là người nửa Do Thái.

        Georg Maier - người bị phát hiện có một phần tư máu Do Thái, đã cầu xin Hitler vì anh ta muốn cưới người phụ nữ mà mình yêu là con gái tướng Hans Riule foil Lilienshtern. Cả gia đình kinh ngạc: chàng rể với cặp mắt xanh và mái tóc vàng lại không phải là người Đức.

        Với sự giúp đỡ của bố vợ, anh đã nhận được quyền được coi là người Đức. Anh phục vụ trong quân ngũ đến hàm trung tá, từng được thưởng huân chương Thập tự sắt và đã ngã xuống ở mặt trận như hai người anh trai của mình.

        Tại sao Hitler - người từng phát điên đối với người Do Thái lại cho phép một ai đó trong số những “đại diện chủng tộc pha tạp” được coi là người Đức?

        Một số sử gia cho rằng nguyên nhân là ở sự không rõ ràng trong tiểu sử bản thân ông ta. Có thể Quốc trưởng nghĩ rằng bà nội mình có thể có thai trong khi làm việc ở gia đình Do Thái. Người ta cũng biết là Hitler luôn tức giận mỗi khi được biết một phụ nữ Đức nào đó làm người hầu trong gia đình Do Thái.

        Số khác lại cho rằng Hitler cần những người lính và ông làm ngơ về xuất thân của họ.

        Có lẽ nguyên nhân ở chỗ khác.

        Adolf Hitler đã bị mắc bẫy mà tự mình chăng ra. Ông ta từng chứng minh rằng một số tính chất nhất định chỉ có trong một chủng tộc nhất định và không thể xa rời quan điểm này. Ông ta khẳng định rằng người Do Thái chỉ là những người lính tồi và hèn nhát, còn can đảm và dũng cảm chỉ có thế là người Đức. Khi vấn đề liên quan đến các anh hùng chiến tranh thì những người tóc vàng, mắt xanh đối với ông ta không còn con đường nào khác là công nhận những “đại diện chủng tộc pha tạp” là người Đức.

        Những rắc rối đầu tiên xuất hiện ngay từ thời đại hội thể thao Olimpic năm 1936. Hitler đã tin rằng các vận động viên chân chính chỉ có thể là người Đức. Trong cơ quan thể thao người ta nhận được chỉ thị phải lập một đội tuyển trăm phần trăm Đức, nhưng trong số những vận động viên kiệt xuất ở Đức có cả những người nửa Do Thái. Nữ vận động viên điền kinh Greton Berman bị tước quyền tham gia thế vận hội Olimpic. Hai tuần trước cuộc thi người ta nói với cô rằng cô không được phép vì trong mạch máu cô có dòng máu Do Thái. Còn cô lại được coi là ứng cử viên đương nhiên của huy chương vàng về nhảy cao.

        Nhưng một số vận động viên rất cần cho nước Đức. Để có được họ, phái Quốc xã có thể làm bất cứ điều gì.

        Năm 1935, nữ vận động viên đấu kiếm Helen Maier - người đã chạy sang Hoa Kỳ, được mời tham gia vào đội tuyển Đức. Cô là người nửa Do Thái. Helen Maier tuyên bố chỉ tham gia với điều kiện là cô và gia đình mình được trả lại quốc tịch Đức đã từng bị tước mất. Helen không định trở về nước Đức Quốc xã, nhưng đây là vấn đề nguyên tắc. Hitler buộc phải đồng ý. Cô đã đoạt huy chương bạc.

        Sau các cuộc thi tài của các nữ vận động viên đấu kiếm, Hitler từ chối chúc mừng Helen Maier cũng như các nữ vận động viên khác đoạt huy chương vàng và huy chương đồng, cả ba người đều có dòng máu Do Thái! Đối với Hitler và học thuyết của ông thì đó là một đòn chí mạng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM