Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:15:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu  (Đọc 19872 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2018, 07:36:09 pm »


        KẺ GIẾT NHÚNG ĐỨA CON CỦA CHÍNH MÌNH

        Bộ trưởng Quốc xã về giáo dục nhân dân và tuyên huyền Józef Hebbels tỏ ra thích thú thể hiện quyền hành của mình trước đám đông. Những đám đông ấy thấp hèn đến mức luôn tự nguyện phục tùng con người đó!

        Ngày 18 tháng 2 năm 1943, một tháng sau chỉ thị của Hitler về “điều động tất cả đàn ông và đàn bà đi bảo vệ đế chế”, Hebbels phát biểu tại cung thể thao Berlin, trong đó kêu gọi nhân dân Đức tham gia vào cuộc chiến tranh tổng lực.

        - Tôi hỏi các bạn - Bộ trưởng hét vào micro - bạn có sẵn sàng làm chỗ dựa cho Quốc trưởng cho đến khi thắng lợi về tay chúng ta không? Bạn và nhân dân Đức, vì thắng lợi của chúng ta có sẵn sàng làm việc mười, mười hai và có khi mười bốn giờ một ngày khi cần thiết không?

        Sau khi diễn văn kết thúc những tràng vỗ tay vang lên không dứt Trong nhật ký Hebbels hài lòng ghi: “Lũ ngốc! Nếu tôi nói với họ là cần nhảy từ tầng ba xuống chắc họ cũng nghe theo”.

        Nước Đức Quốc xã đã chở từ các nước bị chiếm đóng tám triệu người vào Đức để làm việc trong các ngành công nghiệp quốc phòng, nông nghiệp và xây dựng. Nhưng cả những bàn tay lao động đó cũng không đủ đối với nước Đức đang thất bại.

        Rất nhiều công nhân nước ngoài được tập trung ở Berlin. Họ trở thành vấn đề gay cấn đối với SD và Gestapo. Không thể kiểm soát nổi toàn bộ số người này. Giữa những người ngoại quốc và phụ nữ Đức đã bột phát các mối tình tuy rằng điều này bị nghiêm cấm. Nhưng việc chặn đứng việc này đã tỏ ra hoàn toàn không thể được. Hebbels sợ rằng số phụ nữ Đức có mang với người ngoại quốc sẽ phát triển và điều này sẽ xói mòn sự tinh khiết của dòng máu Đức...

        Bộ trưởng tuyên truyền trong một thời gian dài ở một chừng mực nào đó đã giữ vững lập trường trong nhân dân Đức. Ông có những con chủ bài lớn ví dụ như sự sợ hãi đối với Hồng quân. Trước mỗi người chống đối chế độ Quốc xã có một vấn đề đạo đức khó xử: bảo vệ ngôi nhà của mình hay đi cùng với những người Nga? Còn họ sẽ dẫn đi đến đâu thì chỉ có những người cộng sản kiên nghị mới biết.

        Nhưng cả Hitler và Hebbels đều không chặn được Hồng quân và cứu chủ nghĩa xã hội dân tộc ở Đức. Các lãnh tụ của Đệ tam đế chế cuống cuồng hoảng hốt. Chỉ có Magda Hebbels là giữ được bình tĩnh cho đến cuối cùng.

        Ngày 1 tháng 2 năm 1945, bà đặt hàng tại showroom mũ một chiếc “mũ nhung xanh lá cây, một khăn đầu viền đen và một mũ vải gắn bộ lông thát bì”. Tổng trị giá đơn hàng là hai trăm hai mươi Mác Quốc xã.

        Trước đó Bộ trưởng đế chế về công nghiệp quốc phòng Albert Schpeer thông báo với Hitler rằng nền kinh tế đất nước đã chết. Lực lượng vũ trang không nhận được nhiên liệu và đạn dược. Xe tăng Liên Xô tiến gần Berlin. Trong những ngày đó Hitler gọi Hebbels đến và đề nghị ông ta cùng với cả gia đình chuyển đến hầm Quốc trưởng.

        Vào ngày sinh Hitler - 20 tháng 4, các con của Hebbels tặng Hitler những tặng phẩm do chúng tự làm. Nói chung khi ấy đó không còn là Quốc trưởng mà là cái gì đó trong sự nửa điên dại ma tuý, một ông già khọm với bộ mặt tựa nặn từ bột. Còn cái hầm ngầm sau đó không lâu trở thành câu lạc bộ tự sát và những kẻ giết con.

        “Chúng quá tốt đối với cuộc đời đến sau chúng ta, và thượng đế nhân từ sẽ thấu hiểu mẹ nếu mẹ tự chăm sóc chúng và giải thoát chúng khỏi cuộc đời này.” - Đấy là những gì đã viết trong bức thư cuối cùng mà Harald Kvandt nhận được từ bà Magda mẹ mình.

        Tuy nhiên không ai nhìn thấy bản gốc của bức thư.

        Magda Hebbels ấn ămpun chứa a xít Xinin vào họng những đứa con mình. Khi chúng đã chết bà quay vào hầm. Bà ta không còn việc gì để làm bèn mang bài tây ra bói và mơ màng hút thuốc lá.

        Cảm giác trống rỗng ngày xưa đã trở lại - hoàn toàn như trong những năm trước kia khi bà chưa làm quen với Hebbels và Hitler. Sự khác biệt ở chỗ là hai người đó đã giết hàng triệu người và biến đất nước mình thành đống đổ nát. Còn bà ta chỉ giết sáu đứa con và bản thân đang chuẩn bị đối mặt với cái chết.

        Ngày 1 tháng 5, Hebbels đã tự sát. Xác họ bị tưới xăng và đem thiêu.

        Thi thể vợ chồng Hebbels và con cái họ được các sĩ quan của cơ quan phản gián quân đội Smersh thuộc đội quân Belarus sô 1 phát hiện. Theo kênh liên lạc VTS giữa các thành phố của chính phủ, họ báo cáo về sự phát hiện này với Matxcova - lên Chính ủy nhân dân bộ nội vụ Lavrentin Pavlovich Beria và Tư lệnh Smerch Victor Simenovich Abakumov. Tuy nhiên ở nước Đức bị tàn phá, số phận của Hebbels không khiến ai quan tâm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2018, 06:08:07 pm »


        NGƯỜI DO THÁI Ở ĐÂY KHÔNG ĐƯỢC MONG ĐỢI

        Sau khi phái Quốc xã lên nắm chính quyền ở Đức, tạp chí “Schtiurmer” - một tạp chí có một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử báo chí thế giới đã được xuất bản. “Shtiurmer” có một khối lượng phát hành rất lớn tại Đức. Vào các thời điểm khác nhau lượng phát hành mỗi đợt từ nửa triệu đến tám trăm ngàn bản. Trong một năm có hai mươi hai đợt phát hành.

        Bản thân Hitler tin vào những gì viết trong “Shtiurmer” - trong lễ nghi giết người của dân Do Thái và vào việc “chỉ cần một lần duy nhất có quan hệ tình dục với người Do Thái cũng đủ để làm hỏng vĩnh viễn dòng máu của người phụ nữ Đức”.

        Tư tưởng của “Shtiurmer” đã trở thanh học thuyết quốc gia ở nước Đức Quốc xã. Khi lên nắm chính quyền, những người chủ nghĩa xã hội dân tộc đã nhanh chóng thực hiện các khẩu hiệu làm phán chấn trái tim những người theo chủ nghĩa bài Do Thái.

        Từng bước một những người Do Thái - những công dân của Đức đã bị đẩy ra khỏi cuộc sống. Sự việc đã xảy ra như thế nào.

        Chỉ thị của chủ tịch vùng Hessen (tháng 3 năm 1933):

        “Việc loại bỏ các ảnh hưởng của chủ nghĩa thế giới Do Thái ngoại lai đối với báo chí là sự nghiệp vinh dự của giới báo chí Đức”.

        Thông tư của cơ quan điều hành thành phố (tháng 3 năm 1933):

        “Ở Kelne các vận động viên Do Thái bị cấm không được sử dụng các sân chơi thể thao.”

        Quy định của cơ quan điều hành thành phố Berlin (tháng 3 năm 1933):

        “Các luật sư và công chứng viên Do Thái từ nay trở đi sẽ không có quyền làm việc trong các cơ quan bảo vệ luật pháp.” Chỉ thị của thị trưởng Munic (tháng Tư 1933):

        “Các bác sĩ thuộc chủng tộc Do Thái trong các bệnh viện thành phố chi được phép phục vụ các bệnh nhân Do Thái.” Thông tư của thị trưởng Kelne (tháng 5 năm 1933):

        “Việc kê đơn cho các bệnh nhân các loại thuốc do những người thuộc chủng tộc Do Thái sản xuất chỉ được phép trong trường hợp nếu không có các loại thuốc khác có tính năng tương tự”.

        Chỉ thị của Bộ lao động đế chế (tháng 8 năm 1933):

        “Bất kỳ người nào làm việc trong các cơ quan nhà nước và muốn kết hôn cần phải chứng minh bằng văn bản rằng cá nhân mà người đó muốn kết hôn không phải là người Do Thái.” Thông cáo (tháng 8 năm 1933):

        “Trong các khu vực sau đây cấm những người Do Thái (có mặt): Ở bãi tắm, các nhà tắm công cộng... bãi tắm ở Berlin, Vanzee, Fulda, Boiten, Shpaier...”

        Luật của đế chế về các tổng biên tập (tháng 10 năm 1933): “Tổng biên tập phải là một chủ thể có nguồn gốc không phải Do Thái, không có quan hệ hôn phối với cá nhân có nguồn gốc Do Thái.”

        Quyết định của Ban điều hành liên hiệp sinh viên (tháng 10 năm 1933):

        “Liên hiệp chủ nghĩa xã hội dân tộc của các sinh viên Đức cấm tất cả các hội viên của mình đến các buổi dạy của các trợ giáo Do Thái. Lệnh cấm này có hiệu lực tức thì.”

        Luật của đế chế về bảo vệ dòng máu Đức và cuộc hôn nhân Đức (tháng 9 năm 1935):

        “Hôn nhân giữa người Do Thái và các cá nhân có dòng máu Đức hoặc họ hàng với người Đức bị nghiêm cấm. Các cuộc hôn nhân đã thành và không tuân thủ lệnh cấm này bị coi như không có giá trị.

        Quan hệ ngoài giá thú giữa người Do Thái và các cá nhân có dòng máu Đức hoặc họ hàng với họ bị nghiêm cấm.”

        Chỉ thị của cơ quan điện ảnh đế chế (tháng 10 năm 1935): “Các chủ rạp chiếu phim gốc Do Thái phải bán các rạp chiếu bóng cho người Đức trước ngày 10 tháng 10 năm nay.” Quy định của văn phòng đảng (tháng 1 năm 1936):

        “Nhằm ngăn chăn ấn tượng xấu đối với những người đến từ các nước khác cần gỡ bỏ các biểu bảng có nội dung cực đoan. Sự hiện diện của các biểu bảng với dòng chữ: “Người Do Thái ở đây không được ai mong đợi” là đủ.”

        Lệnh của Bộ trưởng tư pháp đế chế (tháng 10 năm 1937): “Chỉ sử dụng các chánh án có họ hàng là người Do Thái trong công việc lập các tài liệu điền thổ và các công việc tương tự.”

        Quy định của Bộ nội vụ đế chế (tháng 10 năm 1937):

        “Các hộ chiếu nước ngoài của Đức cấp cho người Do Thái hiện không có hiệu lực. Các hộ chiếu đã được cấp trước đây phải được nộp lại.”

        Người ta ra lệnh bổ sung thêm vào các tên nữ Do Thái chữ Sara, còn nam Do Thái - chữ Uzrail. Người Do Thái bị cấm mua báo và nuôi gia súc. Hết lệnh cấm này đến lệnh cấm khác...

        Tư lệnh hạm đội Đức - đô đốc Karl Denist nói rằng không một ai trong số các sĩ quan của ông chạm đến “Schtiurmer” bẩn thỉu bằng cái kẹp gắp. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ribbentrop than phiền với Hitler rằng sự tuyên truyền của “Schtiurmer” về các cuộc thảm sát đang làm hại các quyền lợi của Đức. Nhưng Quốc trưởng không muốn lên án nghiêm khắc người đồng chí cũ và từ chối đóng cửa toà báo.

        Năm 1938 - 1939 kẻ soi đuốc Quốc xã ở Frankonic (gần như bí thư thứ nhất của khu vực) Shtraicher đã thực hiện chiến dịch “Đức hoá” rất có lợi cho bản thân và các đồng chí trong đảng mình, nghĩa là cướp bóc người Do Thái và nhét đầy túi mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2018, 04:48:21 pm »


        Điều gắn bó Shtraicher, các nhà báo của ông ta và các độc giả không chỉ là sự căm ghét người Do Thái mà còn là sự ghen tị, lòng tham và mong muốn điên rồ làm hại người thân.

        Một trong số ít những người Do Thái ở Nuremberg sống sót sau chiến tranh nhớ lại: “Người ta tước đoạt tất cả tài sản của người Do Thái. Bắt họ “bán” ô tô với giá năm mươi Mác. Họ đánh đập tất cả, cả đàn ông và phụ nữ”.

        Người ta bán lại ô tô giá hời cho các đảng viên có công. Viên trợ lý của Shtraicher chuyển sang tên mình tất cả các khoảnh đất tước đoạt được từ người Do Thái. Bản thân thủ lĩnh Shtraicher trở thành chủ sở hữu một tập cổ phiếu lớn.

        Quên khâu hiệu của chính mình - “người Do Thái - sự bất hạnh lớn của bạn”, ông ta gây dựng hạnh phúc riêng cho cá nhân mình bằng chính mồ hôi nước mắt của người Do Thái.

        Nhưng các thanh viên của đảng cho rằng Shtraicher ăn vượt cấp và vớ bẫm gây phương hại cho nước Đức, vì vậy tháng 2 năm 1940 ông ta bị đưa ra toà án tối cao của đảng. Chủ toạ phiên toà là tướng ss Valter Buch - nhạc phụ của Martin Borman. Ngồi cạnh ông là viên trợ lý của Quốc trưởng, Rudolf Hess, sáu trợ lý và đại diện của Hering - tướng không quân Karl Bodenshats. Hitler cấm ngặt trừng phạt Shtraicher, vì vậy toà án chỉ tước bỏ mọi chức tước trong đảng của ông. Và giờ đây ông ta chỉ có quyền lãnh đạo tạp chí của mình.

        Shtraicher hy vọng rằng sự thất sủng sớm hay muộn cũng sẽ kết thúc. Ông đề nghị những người quen cũ chuyển lời của ông ta tới Hitler:

        - Hãy nói với Quốc trường của tôi rằng tôi không mong muốn gì khác hơn là chết bên cạnh người nếu thảm hoạ đến với tổ quốc.

        Năm 1945 ông ta làm cho Hitler nhớ tới mình - về sự việc này có thể đọc thấy trong nhật ký của Hebbels:

        “Quốc trưởng nhận được thư của Shtraicher. Y nghĩa của bức thư có thể tóm lại như sau: hiện nay, trong giờ phút cực kỳ nguy hiểm đối với tổ quốc, ông - Shtraicher đề nghị giao cho mình một công việc gì đó vì ông không thể ngồi yên trong lãnh địa của mình...

        Shtraicher là con người đầy nghị lực. Ông ta có thể ngay lập tức đọc một bài diễn thuyết năm phút mà nếu là tôi thì phải mất nhiều thời gian hơn. Tôi sẽ liên hệ với Shtraicher. Nhưng dù sao, rõ ràng là Quốc trưởng cũng hài lòng nếu tôi có thể tìm cho Shtraicher một việc gì đó để làm. Ông cảm thấy phần nào có lỗi với Shtraicher - một con người có triển vọng lớn và chỉ duy nhất một lần bị chệch khỏi con đường đúng đắn.

        Quốc trưởng rất vui mừng vì tôi hứa sẽ tìm cho Shtraicher một công việc. Shtraicher đã hằn sâu vào tim ông...”

        Hebbels không kịp tìm một công việc mới cho người xuất bản “Schtiurmer”. Nước Đức Quốc xã đã bị đánh bại. Hebbels tự sát. Ilius Shtraicher bị đưa ra trước vành móng ngựa. Việc hỏi cung Shtraicher được công tố viên Xô Viết tại toà án Nuremberg, Roman Rudenko giao cho người trợ lý của mình Mark Raginski. Trở thành người Do Thái bị lấy cung - đó là nỗi nhục nhã cuối cùng của Shtraicher ở thế giới này.

        Tại cuộc hỏi cung, Shtraicher khắng định rằng mình không làm gì chống lại người Do Thái, mà ngược lại còn cố gắng thu xếp cuộc sống cho họ:

        - Tôi về nhận thức là người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, là người kế tục giáo sư Hertsli và luôn quan tâm đến số phận người Do Thái. Đôi khi tôi đã đề nghị di tất cả người Do Thái đến đảo Madagascar và đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế về vấn đề này, thế nhưng nước Pháp đã từ chối nhường đảo Madagascar, và vì vậy hội nghị không được tiến hành.

        Trong thời gian xử án Shtraicher không biết làm thế nào để giữ được mạng mình bèn bày tỏ ý muốn được đến Palestin:

        -  Nếu người Do Thái sẵn sàng công nhận tôi thì tôi sẽ chiến đấu vì họ.

        Theo những người có mặt ở phiên toà thì bên cạnh ông ta trên ghế bị cáo, cựu bộ trưởng Rosenberg và cựu tướng Iodol suýt nữa ngất xỉu vì cười.

        Ilius Shtraicher là người duy nhất trong số tội phạm Quốc xã bị tuyên án tử hình. Ngày 16 tháng 10 năm 1946, ông ta bị hành quyết ở ngay chính thành phố, nơi tạp chí của ông ta ra đời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2018, 02:39:33 am »

           
        “TẠP CHỦNG” HAY SỐ PHẬN CỦA CÁC ĐẠI DIỆN “TẠP CHỦNG”

        Ngày 11 tháng 5 năm 1935, Quốc trưởng của đại đế chế Adolf Hitler có mặt tại buổi lễ thành hôn của một trong những cộng sự thân tín nhất của mình - Emil Moris.

        Emil Moris là thợ sửa chữa đồng hồ. Anh chàng này gia nhập đảng ngay từ năm 1919 và có thẻ đảng viên ss No 2. Hitler đã chú ý đến con người trẻ trung, vui vẻ và hấp dẫn này. Ông ta dùng Emil Moris làm tài xế của mình và nhanh chóng trở nên thân thiết với anh chàng. Emil Moris đã tham gia vào cuộc “Nổi loạn quán bia”, cũng bị ngồi tù và mãn hạn phạt cùng với Hitler.

        Emil phục vụ Hitler, trông nom tủ quần áo của ông ta và mang đồ đi giặt. Anh ta cũng là người chỉ huy đầu tiên các nhóm xung kích - những người bảo vệ Quốc trưởng và gây các cuộc ẩu đả với các đảng viên cộng sản. Hitler rất thích phóng nhanh, còn Emil thì cho xe chạy với tốc độ tối đa có thể thời đó.

        Điều đặc biệt là phụ nữ rất thích Emil Moris. Anh này có tình ý với Heli Raubal - cháu gái Quốc trưởng - cô cháu mà bản thân Hitler có những tình cảm đặc biệt. Hitler nổi ghen. Ông khăng khảng khuyên Emil Moris cưới vợ và hứa:

        - Anh cưới vợ đi, cưới xong rồi ngày nào tôi cũng đến nhà anh ăn tối.

        Trước khi cưới, vì Moris có chân trong ss nên bắt buộc phải trình cho Tổng cục ss về vấn đề chủng tộc và dân cư bằng chứng về sự xuất thân hoàn hảo của mình và sự tinh khiết về dòng máu của cô dâu. Cơ quan an ninh quốc gia tuy không nghi ngờ gì vì đây chỉ là một việc hình thức nhưng đã kiểm tra cây gia hệ của chú rể. Các quan chức cố chấp đã phát hiện dấu hiệu dòng máu Do Thái đang chảy trong huyết quản của anh ta.

        Henric Himler đề nghị đuổi Moris ra khỏi thành phần ss nhưng Adolf Hitler yêu cầu dành cho người cựu lái xe và hộ vệ của mình một ngoại lệ.

        Khi đó Himler đã lập một tài liệu tuyệt mật với các nội dung sau:

        “1. Nhân viên ss Emil Moris, như gia phả đã chứng minh, thì không thể coi là người Đức.

        3. Tôi đã báo cáo Quốc trưởng rằng vì sự việc này thì Moris phải bị khai trừ ra khỏi hàng ngũ SS

        4. Quốc trưởng quyết định chỉ trường hợp này là trường hợp duy nhất có ngoại lệ. Moris và anh em của ông có thể được ở lại trong hàng ngũ ss vì Moris là chiến hữu đầu tiên của Quốc trưởng, anh em Moris và cả gia đình họ đã phục vụ phong trào rất trung thành và dũng cảm ngay những tháng đầu khó khăn nhất của phong trào.

        5. Tôi ra lệnh: Moris không thể bị đưa vào sổ gia hệ của SS, và sẽ không một ai trong số con cháu của Moris được kết nạp vào SS

        6. Thủ trưởng Tổng cục về vấn đề chủng tộc và dân cư sau khi nhận được bản sao của tài liệu này phải giữ bí mật. Chỉ có người phụ trách gia phả hệ SS mới được biết nội dung của tài liệu này.

        7. Đối với bản thân tôi và những người kế tục, tôi với cương vị tổng chỉ huy SS quy định: chỉ có Adolf Hitler mới có quyền quvết định ngoại lệ trong vấn đề dòng máu. Không một tổng chỉ huy SS nào có quyền làm trái với những yêu cầu của SS trong vấn đề về sự tính khiết dòng máu.

        2. Tôi yêu cầu tất cả những người kế tục mình tuân thủ triệt để lập trường nêu trong mục No. 6”.

        Himler còn chỉ thị:

        “1. Hai bản sao tài liệu này gửi đến Tổng cục chủng tộc và dân cư;

        a) Một bản sao ở dạng phong bì dán kín và gắn xi được lưu vào hồ sơ hôn nhân của Moris.

        b) Bản sao thứ hai để Tông cục trưởng và người phụ trách gia phả hệ biết.

        2. Tài liệu phải được lưu trong hồ sơ cá nhân Moris, cũng ở dạng phong bì dán kín và gắn XX, việc xem tài liệu theo nguyên tắc bí mật đối với:

        - Thủ trưởng phụ trách hành chính SS (Khoismaer)

        - Thủ trưởng Tổng cục an ninh (Heidric)

        - Chỉ huy sĩ quan tuỳ tùng (Volf)

        - Cục trưởng Cục nhân sự (Shmidth).”

        Tất cả bốn người sau khi đã đọc tài liệu của tư lệnh SS phải ký xác nhận.

        Sự quan tâm của Quốc trưởng đã giữ được chân Emil Moris: Anh ta được cử làm nghị sĩ, tuy nhiên anh ta đã rời bỏ hoạt động chính trị và không nhận một chức vụ nào trong bộ máy nhà nước mà ra làm chủ một cửa hàng đồng hồ. Cuối năm Himler gửi cho anh ta một món quà kỷ niệm - đế cắm nến với biểu tượng SS Moris vẫn giữ được quân hàm trung tá SS Ngày 30 tháng 1 năm 1939 - tại lễ kỷ niệm thường niên ngày phái Quốc xã lên nắm chính quyền anh ta được thăng chức Oberfiurer (tương đương với hàm đại tá quân đội).

        Câu chuyện bí mật về một cận thần gần gũi nhất của Quốc trưởng đã cho thấy mức độ phức tạp của tình hình mà phái Quốc xã đang lâm phải.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2018, 07:31:56 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2018, 07:32:53 pm »


        Họ lên nắm chính quyền với một chương trình mà cốt lõi của nó là chủ nghĩa bài Do Thái. Người ta bắt đầu sa thải người Do Thái. Ngày 1 tháng 4 1933, phái Quốc xã tuyên bố tẩy chay những người Do Thái Đức. Một số người Đức tỏ ra công phẫn trước sự phân biệt chủng tộc trắng trợn như vậy. Ngày 4 tháng 4, Tổng thống Paul Von Hindenburg đã phải tỏ thái độ. Trong thư gửi Hitler, ông viết:

        “Các viên chức nhà nước, chánh án, giáo viên và luật sư, những người đã bị thương trong chiến tranh hoặc đã chiến đấu ngoài mặt trận, và con cái họ, cũng như những người đã mất con hai mình ngoài mặt trận - cho dù họ không phải là người Đức thì họ cũng vẫn phải có quyền được tiếp tục làm việc. Họ đã đổ máu và hy sinh vì nước Đức thì họ xứng đáng được đối xử trân trọng từ phía tổ quốc”.

        Adolf Hitler không dám tranh luận với Tổng thống đồng thời là nguyên soái và anh hùng chiến tranh. Ngày hôm sau Quốc trưởng thông báo cho Tổng thống: “Trong vòng một tuần sẽ thảo xong bộ luật trong đó có tính đến những người Do Thái đã từng phục vụ trong quân đội, những người đã bị thương trong chiến tranh và những người phục vụ nhà nước lâu dài; họ sẽ không bị sa thải”.

        Ngày 7 tháng 4 năm 1933, luật “về các viên chức nhà nước” ra đời. Mục 3 có nêu:

        “Các viên chức không phải là người gốc Đức phải bị sa thải.” Luật này cho phép đuổi tất cả người Do Thái ra khỏi các cơ quan nhà nước, ra khỏi ngành luật, ra khỏi các lực lượng vũ trang và ra khỏi các hệ thống giáo dục.

        Như đã hứa với Hindenburg một ngoại lệ dành cho những người đã được nhận vào cơ quan nhà nước từ trước đại chiến thế giới thứ nhất, đối với những người đã chiến đấu và những người mà cha hoặc con cái họ dã chết ngoài mặt trận.

        Ngày 11 tháng 4 văn bản giải thích hướng dẫn thi hành luật được ban hành, trong đó nói rằng những người bị coi là có nguồn gốc Do Thái là người có cha hoặc mẹ hoặc thậm chí ông hoặc bà là Do Thái.

        Nhưng bộ máy Quốc xã đã gặp phải rắc rối trong việc thực hiện chính sách chủng tộc. Thực tế là ở Đức có nhiều người đã trung thành phục vụ tổ quốc trong quân đội của hầu tước và đã đổ máu Do Thái của mình ngoài mặt trận. Quá nhiều trường hợp ngoại lệ đã phải chấp nhận, và sau ba tháng - ngày 14 tháng 7 năm 1933, Hitler đã giải thích cho các cấp dưới của mình: “Ngoại lệ chỉ dành riêng cho những người trực tiếp tham dự vào các trận đánh chứ không phải chỉ đơn giản ở ngoài mặt trận, ở các vùng chiến sự. Mỗi trường hợp đều phải tìm hiểu chính xác quá khứ chiến đấu”.

        Trong thời kỳ Xô Viết mục “dân tộc” rất quen thuộc đối với chúng ta không có trong các tài liệu của Đức. Phái Quốc xã nghiên cứu việc ghi chép trong các sách của nhà thờ và nhằm vào khuynh hướng tôn giáo. Nhưng khác với thời trung cổ ở nước Đức Quốc xã thì tôn giáo chăng có ý nghĩa gì mà chỉ có dòng máu mới được tính đến. Một người Do Thái theo đạo Tin lành đối với bọn Quốc xã thì vẫn là người Do Thái. Tuy nhiên những tín đồ Tin lành nếu chuyển sang theo đạo Do Thái thì lại bị coi như người Do Thái. Đảng coi đạo Do Thái là tôn giáo quỷ sứ.

        Chánh văn phòng đảng và thư ký của Quốc trưởng, Martin Borman giải thích cho các tổ chức đảng địa phương rằng Quốc trưởng không yêu cầu tất cả mọi người Đức phải trở thành các tín đồ Thiên chúa giáo. Năm 1943 Hitler khẳng định:

        - Tín ngưỡng - đó là vấn đề cá nhân.

        Ngày 1 tháng 9 năm 1933, Bộ hưởng nội vụ Vilhelm Fric huấn thị cho các cấp dưới của mình:

        - Trong khi quyết định ai là người Đức còn ai không phải là người Đức, vai trò quyết định không phải là tôn giáo mà là xuất thân, dòng máu, chủng tộc. Luật pháp đòi hỏi loại bỏ tất cả những người có nguồn gốc Do Thái. Và nếu cha mẹ không theo đạo Do Thái thì người gốc Do Thái phải được xác định bằng phương pháp khác.

        Người ta xác định thành phần máu, và trong khi bới tìm trong gia phả hệ đã phát hiện ra được các thế hệ cụ kỵ theo tôn giáo nào. Sau năm 1871, những việc khai sinh, kết hôn và khai tử của những người có quốc tịch đại đế chế Đức được đăng ký ở văn phòng chứng thư tình trạng công dân. Trong thời gian đăng ký có ghi rõ thuộc tôn giáo nào. Hậu thế của những ai thời đó theo đạo Do Thái đều bị coi là người Do Thái.

        Ngày 5 tháng 4 năm 1933, Hitler báo cáo Tổng thống Hindenburg rằng sĩ quan toàn là “chủng tộc” sạch vì các sĩ quan kết hợp trong mình cả danh dự và nhuệ khí người Đức. Tháng 10, Bộ trưởng chiến tranh - thượng tướng Verner Von Blomberg khắng định rằng trong quân đội Quốc xã không có người Do Thái và không thể có người Do Thái.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2018, 08:11:27 pm »


        Ngày 28 tháng 2 năm 1934, bộ trưởng chính thức mở rộng tác động của “mục dân tộc Đức” của luật về viên chức đối với lực lượng quân sự. Các sĩ quan Do Thái bị sa thải ngay lập tức.

        Quốc trưởng chỉ thị kiểm tra nguồn gốc xuất thân đối với tất cả mọi sĩ quan. Nhiệm vụ tỏ ra quá sức đối với bộ máy Quốc xã. Thậm chí Hitler và Blomberg đều không thể hình dung được rằng số lượng lính và sĩ quan có dòng máu Do Thái phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã lại nhiều như vậy, hơn nữa lại phục vụ tự nguyện và coi việc hoàn thành nhiệm vụ quân sự là nghĩa vụ trước tổ quốc và là chí hướng vì ở Đức thời kỳ trước đó chế độ quân dịch đã được xoá bỏ và việc nhập ngũ là hoàn toàn tự nguyện.

        Khi phái Quốc xã phát hiện dược trong quân đội và hạm đội ai là người Do Thái thì họ bắt đầu bị sa thải. Các cán bộ sĩ quan - những người đã hiến dâng mình phục vụ đất nước chăng hiểu chuyện gì đang xảy ra và họ có lỗi gì trước tổ quốc.

        Ví dụ như hai anh em - thượng uý Hans Hendric Lobram và trung uý Valter Lebram bị đuổi ra khỏi hạm đội. Người anh có đến gặp Đô đốc tư lệnh hạm đội Eric Reder. Ông này không tiếp viên sĩ quan và trả lời bằng văn bản trong đó “rất lấy làm tiếc” phải ký lệnh bắt anh giải ngũ, nhưng luật là như vậy. Người em không chịu được cảnh bị đuổi khỏi quân ngũ đã tự tử.

        Trung tướng Liudvig Berg - Tổng tham mưu trưởng lục quân đã gửi một số những người Do Thái bị sa thải khỏi quân đội sang làm cố vấn ở Trung Quốc - nơi mà họ sẵn sàng nhận các sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang Quốc xã.

        Trong số đó có trung uý Klaus fon Shmeling Diringschfen, người mà lực lượng vũ trang Quốc xã càng không cần nữa vì phát hiện ra ông ta có một phần tư dòng máu là Do Thái. Ông bị đuổi ra khỏi quân đội tháng 6 năm 1934. Tư lệnh quân khu -  đại tá Eric Von Manshtain (sau này là nguyên soái) đã cố giúp ông nhưng không có kết quả. Trung uý không coi mình là người ngoài quân ngũ đã khởi hành sang Trung Quốc làm cố vấn quân sự. Người đồng sự của ông Ditric Belist, sau này trở thành tướng Quốc xã, nhớ lại:

        - Tôi không thể tin được khi người ta sa thải ông. Trong ông không có gì là Do Thái. Shmeling - Diringschofen trông như một người Đức thực thụ. Bí danh của ông là Blubo (Blubo cấu tạo từ các danh từ trong tiếng Đức “Blut” và “Boden” (máu và đất). Nếu tồn tại một người Đức chính gốc thì đó chính là Shmeling.

        Đại tá Manshtain gửi cho Bộ tư lệnh lực lượng vũ trang Quốc xã một bức thư. Ông viết rằng câu chuyện đối với trung uý Klaus Von Shmeling-Dirintgschofen làm cho ông phải băn khoăn rằng hiện chính sách chủng tộc của đảng có đúng không. Nếu đất nước yêu cầu những người trẻ tuổi sẵn sàng xả thân mình thì không được nói với họ rằng “bây giờ họ không phải là người Đức thực thụ”. Sự sẵn sàng hy sinh cuộc sống vì đất nước, Manshtain viết - là một minh chứng tốt nhất về nguồn gốc Đức của người lính, và việc bà anh ta là ai chẳng có giá trị gì.

        Tư lệnh quân khu - thiếu tướng Ervin Von Vitslenben ủng hộ Manshtain - cấp dưới của mình. Thư của ông được chuyển đến Chánh văn phòng bộ chiến tranh - đại tá Valter Von Reichexihau (sau này cũng là nguyên soái). Người này báo cáo bộ trưởng chiến tranh về bức thư nhưng không tìm được sự thông cảm của Blomberg - người ủng hộ Quốc xã về mọi mặt.

        Ngày 12 tháng 11 năm 1935, Bộ trưởng Bolmberg tuyên bố:

        - Không nghi ngờ gì, mỗi người lính đều là đảng viên chủ nghĩa xã hội dân tộc thậm chí nếu họ còn chưa có thẻ đảng viên.

        Bộ trưởng ra lệnh cho tư lệnh lực lượng bộ binh - tướng Berner Von Frich phạt Manshtain do vô kỷ luật.

        Bản thân vị nguyên soái tương lai này cũng có lý do để phản đối chính sách chủng tộc trong quân đội. Hai đứa cháu của ông đang phục vụ trong quân đội cũng có dòng máu Do Thái. Bọn Quốc xã nghi ngờ rằng bản thân Manshtain cũng có gốc rễ Do Thái. Ông là con của tướng Eduard Von Levinski. Người thanh niên dược một người họ hàng không có con cái - tướng George Von Manshtain nhận làm con. Bọn Quốc xã cảnh giác cho rằng họ của bố đẻ ông Leviski là một dạng họ Do thái phổ biến Levi kiểu Ba Lan.

        Mùa thu 1944, khi Quốc trưởng thất vọng về tài năng quân sự của ông và bãi chức của nguyên soái của Erich Von Manshtain khỏi cương vị tư lệnh tập đoàn quân thì Gestapo sờ tới ông. Sự việc hiển nhiên là người ta bắt đầu tìm hiểu xem ông có phải là người Do Thái hay không...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2018, 03:36:59 am »


        Sau cái chết của Tổng thống Hindenburg, Hitler không chỉ thu toàn bộ quyền hành của ông về tay mình. Giờ đây tất cả những người phục vụ trong quân đội phải tuyên thệ trước cá nhân Hitler. Blomberg ra lệnh bắt mỗi người trong quân ngũ khi nói với Hitler phải xưng hô “thưa Quốc trưởng của tôi".

        Ngày 16 tháng 3 năm 1935, lệnh tổng động viên được ban bố, các lực lượng vũ trang Đức được gọi là Vermakht, ngày 21 tháng 5, Bộ trưởng chiến tranh Blomberg cấm các quân sĩ kết hôn với những người Do Thái. Ngày 15 tháng 7, ông ra lệnh cấm binh lính mua hàng hoá ở các cửa hàng của người Do Thái.

        Các sĩ quan Đức bị bắt buộc trình sổ gia phả của minh, còn binh lính thì ký vào tờ khai về nguồn gốc Đức. Sự lừa dối bị trừng phạt nghiêm khắc tuy rằng chính quyền không thể kiểm tra tất cả.

        Thượng uý Paul Liudvig Hirshfeld chuyển về thanh phố khác, tiêu huỷ các hồ sơ cũ và đăng ký là người Đức. Chỉ mình ông là thoát, còn toàn bộ gia đình - tất cả bà con họ hàng, trong đó có cả em trai em gái đều chết trong các trại tập trung.

        Trung uý Ioahim Kerner giấu nguồn gốc Do Thái của mẹ mình. Tuy nhiên, bí mật bị bại lộ khi người lãnh đạo đảng địa phương thông báo cho ban chỉ huy binh đội - nơi mà trung uý phục vụ, rằng mẹ của viên sĩ quan đã bị chuyển vào trại tập trung. Trung uý Kerner bị đưa ra toà và bị bỏ tù.

        Trong quân đội bắt đầu rộ lên hành vi tố giác các đồng sự có xuất thân đáng ngờ. Năm 1935, tướng Henđric Deola báo cáo cấp trên rằng không nên giao việc huấn luyện tân binh cho cấp dưới của ông - thiếu tá Karl Helvig vì người này một nửa là Do Thái. Một số tố giác trên cơ sở nhận thức tư tưởng, còn một số khác chỉ đơn giản là muốn thoát khỏi người họ hàng mà họ thây ghét, hoặc muốn hại những người cản trở con đường tiến thân của họ.

        Tuv nhiên người ta cũng biết một vài trường hợp bộ chỉ huy nhắm mắt làm ngơ và cho phép người sĩ quan có nguồn gốc đáng ngờ ở lại trong quân ngũ.

        Gestapo thông báo cho bộ chỉ huy tập đoàn quân số 17 rằng đại úy Verner Kinist một nửa là Do Thái. Nhưng một ai đó trong số các chỉ huy cấp trên đã phớt lờ lời tố giác và đại uý vẫn tiếp tục công việc. Theo đề nghị của bộ tư lệnh ông nhận được từ Quốc hưởng quyền đặc biệt được coi là người Đức. Verner Kinist phục vụ được đến quân hàm đại tá, đã được thưởng huân chương Thập tự vàng của Đức, Thập tự kỵ sĩ và đã bị thương nặng, cụt một chân.

        Ngàv 15 tháng 9 năm 1935, các luật chủng tộc ở Nuremberg được thông qua tại đại hội đảng bắt đầu có hiệu lực. Những luật này được soạn thảo quá vội vàng trong bối cảnh ráo riết trước đại hội bởi vì Hitler muốn trình các luật đó ra hước các đại biểu dự đại hội.   

        Các luật qui định việc tước bỏ quốc tịch Đức của người Do Thái, họ không được bầu cử và đặc biệt họ bị cấm kết hôn với người Đức. Các ngoại lệ mà cố Tổng thống Hicienburg yêu cầu không còn được áp dụng. Đến ngày 31 tháng 12 năm 1935, tất cả người Do Thái, thậm chí cả các anh hùng chiến tranh thế giới thứ Nhất cùng bị đuổi ra khỏi quân đội.

        Chỉ có một sĩ quan dám phản đối. Đó là nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ Nhất - nguyên soái

        August Von Makkenzen. Ngàv 3 tháng 12 năm 1935, ông viết cho Hitler rằng cần phải quan tâm đến những người Do Thái là các cựu chiến binh, những người bị thương nặng hoặc đã trở thành tàn phế, bởi vì giờ đây họ đang ở trong tình hình cực kỳ khó khăn.

        Hitler vẫn kính trọng nguyên soái Makkenzen nhưng không trả lời bức thư của ông. Nguyên soái lại viết thư cho bộ trưởng chiến tranh Blomberg và cho rằng việc tỏ mối quan tâm đến các cựu chiến binh là vì lợi ích của quân đội. Bộ trưởng cũng cho rằng không cần phải trả lời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2018, 02:17:08 am »


        CẤP MỘT VÀ CẤP HAI

        Ngay sau khi thông qua các luật về chủng tộc thì trong bộ máy của đảng và các cơ quan an ninh quốc gia xuất hiện tranh cãi về cách đối xử với những đứa trẻ sinh ra từ các cuộc hôn nhân lai tạp. Có thể coi chúng là người Do Thái không?

        Bọn Quốc xã đưa vào khái niệm “der Mischling - con lai, giống lai hay tạp chủng, đại diện chủng tộc tạp lai”. Chúng sử dụng những thuật ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp dùng để ký hiệu các con vật hoặc cây cối được tạo ra do lai tạo giống.

        Ngày 14 tháng 11 năm 1935, Bộ nội vụ đế chế đã xuất bản cuốn sách chú giải đối với các luật Nuremberg, trong đó dưa vào khái niệm - “tạp chủng cấp một”, đó là những người năm mươi phần trăm dòng máu Do Thái, và “tạp chủng cấp hai” -  hai mươi lăm phần trăm dòng máu Do Thái.

        Nếu một “đại diện chủng tộc tạp lai” theo đạo Do Thái hoặc kết hôn với một người Do Thái thì điều đó bị coi như tình tiết làm năng tội và sẽ bị coi là Do Thái hoàn toàn với tất cả các hậu quả thảm khốc đến với người đó.

        Sự ra đời các luật tạo điều kiện cho nhiều quan chức Quốc xã tìm được công việc hợp ý muốn. Họ được giao một công việc đẩv hấp dẫn - phát hiện những người Do Thái ẩn náu và tính toán phần trăm dòng máu Do Thái của “tạp chủng”. Ví dụ: các nhân viên bộ tham mưu SS với sự tham gia của các chuyên gia về vấn đề chủng tộc đã tiến hành các cuộc thảo luận dài ngày về việc phân loại ra sao đối với những người mà năm phần tám là dòng máu Do Thái - coi họ là Do Thái hoàn toàn hay chỉ là nửa Do Thái?

        Người lãnh đạo Hiệp hội các bác sĩ Quốc xã và đại diện toàn quyền của đảng về sức khoẻ nhân dân Herchard Vagter đã vài lần gặp được Hitler. Ông chứng minh với Quốc trưởng rằng: Không cần nghiên cứu cách tính số phần trăm dòng máu Do Thái. Nếu có máu đó thì phải bị coi là người Do Thái và cần loại bỏ người đó. Herchard Vagner nói với Quốc trưởng rằng việc kết hợp dòng máu người Do Thái và dòng máu đại Đức làm cho “tạp chủng” trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Đức Quốc xã.

        Vilhemln Shtukkart - Quốc vụ khanh Bộ nội vụ đế chế chứng minh rằng người Đức (hoặc phụ nữ Đức) khi kết hôn với người Do Thái (hoặc phụ nữ Do Thái) sẽ đánh mất chất Đức; những đứa trẻ “chủng tộc pha tạp” cần phải bị coi là người Do Thái.

        Shtukkart chứng minh cho vị bộ trưởng Fric của mình rằng một phụ nữ Đức dù chì một lần quan hệ tình dục với người Do Thái thì sẽ không bao giờ có thể sinh ra những đứa trẻ trăm phẩn trăm Đức.

        Lời nói của Shtukkart không thể không gây tiếng vang đối với Hitler. Tháng 12 năm 1942, ông cấm các binh sĩ kết hôn với các phụ nữ trước đây đã từng lấy chồng là người Do Thái.

        Bác sĩ riêng của Quốc trưởng - giáo sư Teodor Morel mang về từ Vena một đầu bếp chuyên nấu các món chay tên là Helen Maria (người ta gọi cô là Marlenar Von Ecsner). Trước đây cô làm việc cho chủ nhân Rumania - nguvên soái Antonesku. Cô có nhiệm vụ theo dõi sao cho Quốc trưởng - người ăn chay có được các món ăn ngon theo chê độ ăn kiêng.

        Có mặt trong một nhóm nhỏ những kẻ thân cận của Hitler, Marlena Fon Eksner đã phải lòng viên sĩ quan tuỳ tùng riêng của Hitler - nhân viên SS Fridric Darges. Vì vấn đề tinh khiết chủng tộc của các thành viên SS được quan tâm đặc biệt nên SD - cơ quan an ninh SS sờ tới lý lịch của cô. Marlena kể rằng bà ngoại của cô là con rơi và nguồn gốc của cụ không thể xác minh được. Nhưng các nhân viên cơ quan an ninh đã phát hiện ở cô dòng máu Do Thái theo họ ngoại.

        Cuộc hôn nhân với viên sĩ quan tuỳ tùng của Quốc trưởng bị đổ vỡ. Hitler sa thải cô đầu bếp và nói:

        - Tôi rất tiếc để mất cô nhưng tôi không thể làm khác được. Tôi không thể tạo cho mình một ngoại lệ và huỷ bỏ luật của chính mình.

        Và gia đình Ecsner đã được nếm tất cả những “quả ngọt” của cuộc sống “tạp chủng”. Bản thân Marlena trở thành thất nghiệp, còn em gái cô không được theo đuổi nghiên cứu y học, anh trai cô không được hành nghề y và em trai không thể trở thành sĩ quan...

        Ở nước Đức Quốc xã bạn không thể trở thành sĩ quan nếu không có “chứng nhận về nguồn gốc xuất thân”. Đôi khi tài liệu này được gọi là “Arieernachwei - chứng nhận về nguồn gốc Đức”. Cũng cần phải có AhnenpaSS (“Hộ chiếu của tổ tiên”), trong cuốn sổ nhỏ này có ghi chép toàn bộ gia hệ cho đến năm 1750. Tài liệu này là cần thiết để có thể được hưởng tất cả các quyền của một công dân Đức Quốc xã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2018, 05:20:06 pm »


        Horst Von Oppenfled - người bị nghi ngờ là có dòng máu Do Thái năm 1938 bị sai đi lấy hồ sơ về tổ tiên của mình, ở thành phố quê hương, cựu chiến binh, Shtetline một quan chức tự trị địa phương, ngưòi đã thấy tận mắt bố của Von oppenfeld - đại uý kỵ binh và ba người anh của ông đã chiến đấu trong Thế chiến I và hai trong số đó đã chết ngoài mặt trận, đã đóng cặp hồ sơ lại và buông một câu:

        - Thật ngu xuẩn!

        Ông bèn cấp cho viên sĩ quan một giấy xác nhận cứu tinh. Trong Thế chiến I một trăm ngàn đàn ông Do Thái đã mặc quân phục đen của Đức Quốc xã và ra mặt trận. Một phần ba trong số họ đã được nhận các phần thưởng của nhà nước, hơn hai ngàn người trong đó là sĩ quan. Ngoài mặt trận trong khi bảo vệ nước Đức quân chủ mười hai ngàn lính người Do Thái đã chết. Số này lớn hơn so với số người Do Thái chết trong tất cả các cuộc chiến tranh mà Israel đã tiến hành.

        Frants Iozef Shtraus - Bộ trưởng quốc phòng tương lai của Cộng hòa Liên bang Đức đã viết lời tựa cho cuốn sách “Những lá thư của những người Do Thái đã chết trong Thế chiến I như sau: “Người lính tình nguyện trẻ nhất của quân đội Đức Iozef Tsippes - mười bốn tuổi, là người Do Thái, cũng như Vilhelm Frankel - một trong những người đầu tiên được thưởng huân chương Đức “vì công trạng” trong không quân Đức. Frankel đã chết năm 1917 trong một trận không chiến.

        Sau hai mươi năm cũng không thể tìm được tên của anh trong danh sách những người được thưởng huân chương “vì công trạng”. Tên của anh đã bị gạch bỏ vì theo quan niệm chính thức của nhà nước Hitler thì người Do Thái không thể là người dũng cảm. Họ thậm chí không thể chết vì nước Đức. Như bọn Quốc xã hằng mong muốn tên của những người lính Do Thái đã chết cũng cần phải biến khỏi bia tưởng niệm các anh hùng...” “Vì công trạng” (“Pour le Merite”) - huân chương do vua Đức Fridric Đại đế đưa vào áp dụng năm 1740. Trong Thế chiến I, huân chương này là phần thưởng cao quý nhất vì sự dũng cảm trong quân đội Đức. Để có được huân chương này thì một phi công phải hạ được ít nhất tám máy bay chiến đấu của kẻ thù. Trong số những người phi công đầu tiên của Đức một trăm hai mươi người là người Do Thái.

        Những người Do Thái Đức muốn là những người Đức và trung thành phục vụ đất nước. Họ đã chứng minh tình yêu của mình với nước Đức bằng hành động phục vụ trong quân ngũ. Năm 1760 vua Đức Fridric đại đế đã phong người Do Thái có tên Konstantin Natanael Von Zalemon quân hàm tướng. Con Oai của ông cũng trở thành sĩ quan Đức. Ngày 11 tháng 3 năm 1812, Thủ tướng đầu tiên của Đức Karl Avgust Von Harđenberg đã cho phép người Do Thái phục vụ trong quân đội vì Bộ trưởng chiến tranh Herchard Von Sharnhorst muốn thành lập một đội quân hùng hậu.

        Sau trận đánh gần Waterloo - nơi mà Napoleon bị thất bại có bảy mươi hai người Do Thái được thưởng huân chương Thập tự sắt. Những người Do Thái còn phục vụ cả trong quân đội Bavara, nơi mà phong cách sống còn tự do hơn. Tại đây những người Do Thái xuất sắc trong quân ngũ đã trở thành sĩ quan.

        Thế kỷ XIX mang đến cho người Do Thái sự bình quyền mặc dù chưa hoàn hảo. Họ nhanh chóng hoà nhập vào xã hội Đức và điều này dẫn đến một số lượng lớn các cuộc hôn nhân pha tạp.

        Trong thế kỷ XIX có khoảng bảy chục ngàn người Do Thái ở Đức và Áo - Hung chuyển sang đạo Tin lành. Trong lúc giao thời của thế kỷ, số người chuyển sang đạo Tin lành tăng rất nhanh. Xã hội Đức sẵn sàng chấp nhận những người Do Thái tín đồ Tin lành. Chủ nghĩa bài Do Thái mang tính chất tôn giáo là chính. Không ai phàn nàn về những người Do Thái tín đồ Tin lành. Ngay trước Thế chiến I, cứ ba người đàn ông (hay đàn bà) Do Thái thì có một người kết hôn với một đàn bà (hay đàn ông) Đức.

        Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, vấn đề xuất thân hầu như không được đề cập đến. Trong quân đội của hầu tước có một số tướng và đô đốc là người nửa Do Thái.

        Những người Do Thái tín đồ Tin lành cũng phục vụ trong cả quân đội Áo - Hung. Dân số Do Thái ở Áo - Hung năm 1900 chiếm 4,5%, còn ở trong hàng ngũ sĩ quan số người Do Thái nhiều gần gấp đôi - 8%. Trong số đó có sáu tướng, một đô đốc và mười bảy đại tá.

        Trong Thế chiến I ở Áo - Hung có 300.000 người Do Thái phục vụ trong quân ngũ trong đó 25.000 người đã chết, 25.000 người được phong hàm sĩ quan, 24 người được phong hàm tướng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2018, 08:05:44 pm »


        Hàng trăm ngàn tín đồ Tin lành Đức có gốc rễ Do Thái. Các gia đình này đã từ lâu đánh mất mối quan hệ với cộng đồng Do Thái. Họ không coi mình là người Do Thái thậm chí rất nhiều trong số đó không hề hoài nghi rằng tổ tiên họ là người Do Thái cho đến khi Hitler làm cho họ nhớ về điều này. Họ trung thành phục vụ đất nước vì tổ tiên họ đã sống ở Đức trong suốt nhiều thế kỷ. Họ thành tâm coi mình là những người Đức yêu nước. Năm 1933 đa số họ không cho mình là người Do Thái và hoàn toàn không nghĩ rằng sự thắng thế của phái Quốc xã sẽ đe doạ họ. Năm 1935 sau khi luật chủng tộc đầu tiên được thông qua thì họ mới chợt hiểu ra rằng họ là người Do Thái. Những người như vậy hoàn toàn không thể tin rằng họ cũng bị đưa vào hàng ngũ những người Đức không chính thống.

        Heints Herlach viết thư cho Bộ trưởng khoa học, giáo dục và văn hoá - tướng SA Berngard Rust: “Tôi hoàn toàn không thể tin được rằng mẹ tôi là người Do Thái trăm phần trăm. Không một ai trong số họ hàng và bạn bè của chúng tôi tin điều đó. Bà không có một nét nào là Do Thái!”.

        Rolf Von Ziudov viết: “Tôi không đến nhà cầu kinh Do Thái. Tôi không giống người Do Thái. Tôi là người Đức. Tôi thuộc về phái quý tộc Đức. Tôi căm ghét ông bà mình...”.

        Năm 1940 viên sĩ quan Diter Berman (người phát hiện ông có một phẩn tư dòng máu Do Thái) viết thư cho mẹ mình: “Chắc mẹ đã biết con đã mọc rễ sâu vào nước Đức đến mức độ nào. Cuộc sống của con có lẽ sẽ rất buồn tẻ nếu không có tổ quốc, không có nền nghệ thuật Đức tuyệt vời, không có niềm tín vào quá khứ vĩ đại của nước Đức và vào tương lai hùng cường của nó. Còn anh con đã chứng minh tình yêu tổ quốc bằng cái chết của mình như một anh hùng trên chiến trường...”.

        Trung tá về vườn Albert Benari - một người nửa Do Thái và nhà văn quân đội nổi tiếng đã viết cho chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 1933 một bức thư liên quan đến “mục dân tộc Đức” câm những người không phải dòng máu Đức không được làm việc trong các cơ quan nhà nước: “Tôi tin rằng tôi có quyền đề nghị không đối xử với tôi như đối xử với một người Đức loại hai”.

        Đại tá Valter Von Reisenhao - người đồng nghiệp có thế lực của ông đã viết thư bảo vệ ông nhưng tiếc rằng bức thư không gây được tác động nào.

        Viên trung tá về vườn không hiểu rằng tô tiên ông không làm bọn Quốc xã quan tâm. Hitler căm ghét tất cả những ai có máu Do Thái chảy trong huyết quản của họ.

        Sau thất bại của cuộc “phiến loạn quán bia” năm 1923 khi ở trong tù Adolf Hitler đã dành hàng giờ để nói nhiều với những người hâm mộ mới của mình về phát triển ý tưởng cấu trúc lại nước Đức tương lai và giải phóng khỏi các “chủng tộc không hoàn hảo”. Và cho đến tận đêm khuya trong phòng giam ông ta đọc cho Rudolf Hess đánh máy cuốn sách “Main Kampf của mình. Đó là một cuốn sách nội dung rất chán nhưng đầy kiêu kỳ. Sau này Hitler nói rằng nếu năm 1924 mà ông biết rằng mình sẽ trở thành Quốc trưởng thì có lẽ ông đã không viết cuốn sách đó.

        Người Do Thái đối với Hitler là biểu hiện của tất cả thói hư tật xấu và tội phạm. Ông ta coi họ có lỗi trong tất cả các tai hoạ và bất hạnh của loài người nên không công nhận quyền của người Do Thái được coi là Người mà dường như chỉ thấy ở họ bóng dáng quỷ sứ trên trái đất.

        Hitler không thể nào nói khoảng mười phút mà không chuyển câu chuyện sang đề tài Do Thái.

        Một trong các bạn của ông ta khắng định rằng thời niên thiếu Hitler đã từng yêu một cô gái tóc vàng. Cô này dã quay lưng lại với vị Quốc hưởng tương lai và thích một chàng thanh niên Do Thái đẹp trai hơn. Và từ đó trở đi ở mọi nơi Hitler hầu như cứ bị ám ảnh bởi hình ảnh những người ngoại chủng quyến rũ các cô gái Đức tóc vàng.

        Năm 1933 và 1939 ở Đức đã diễn ra việc điều tra dân số. Thực hiện việc này là Fridrics Burgderfor - người mà từ năm 1929 đã đứng đầu cơ quan thống kê Quốc xã. Ông cũng có chân trong Hội tinh khiết chủng tộc Đức và là chuyên viên trong ban chính trị chủng tộc thuộc cơ quan trung ương của đảng. Năm 1935 ông được giao nhiệm vụ tính số lượng những “người Do Thái thuần chủng” trong nghi viện Quốc xã, còn năm 1938 tính lại toàn bộ “người Do Thái thế giới”.

        Fridric Burderfer than phiền rằng nỗ lực đăng ký lại những người Do Thái Đức và Do Thái Áo đã bị thất bại. Đa số những người được hỏi đều trả lời câu hỏi về chủng tộc “da hắng”. Ông quan tâm để sao trong lần thống kê 1939 không lặp lại sai lầm: “Tôi hy vọng rằng với sự giúp đỡ của việc thống kê đầy đủ và toàn diện, chúng ta ở Quốc xã cũ và ở Áo sẽ tiến gần tới mục tiêu của mình - xác định tất cả người Do Thái và những đứa trẻ sinh ra do kết quả của các cuộc hôn nhân pha tạp với người Do Thái”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM