Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:06:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu  (Đọc 19948 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2018, 06:39:06 am »


        NHỮNG TẢNG BĂNG VŨ TRỤ VÀ NHỮNG NGƯỜI DO THẢI TRẮNG

        Lúc đó là sau chiến tranh, sau khi mãn hạn tù, phạm nhân chiến tranh Quốc xã, cựu Bộ trưởng lực lượng vũ trang và quân khí đế chế Albert Schpeer nói một cách tự tin là đến năm 1945 Đức đã có thể chế tạo vài quả bom nguyên tử nhưng chỉ trong các điều kiện nhất đinh.

        Schpeer đã nêu ra một trong các điều kiện đó là phải dốc vào dự án nguyên tử tất cả các lực lượng mà những lực lượng này theo ý của Hitler đã dùng để tạo ra vũ khí tên lửa.

        Về nguyên lý Hitler chưa tin vào các loại vũ khí mới.

        Nhãn quan của ông ta bị hạn chế bởi các quan niệm được hình thành trong những năm Thế chiến I. Nhưng sau những lần thử thành cồng đầu tiên Hitler bắt đầu quan tâm đến tên lửa. Năm 1943 sau khi được nhà bác học trẻ tuổi Verner phon Braun cho xem bộ phim về các chuyến bay của tên lửa, Hitler rất khâm phục và phong cho nhà thiết kế hai mươi tám tuổi này danh hiệu giáo sư.

        Albert Schpeer với cương vị là nhà lãnh đạo công nghiệp chiến tranh coi quyết định bằng mọi giá phải tạo ra các tên lửa đạn đạo của Hitler là sai lầm.

        Người Đức mỗi ngày phải lắp ráp và phóng về phía nước Anh hai mươi bốn tên lửa “W2”. Mỗi tên lửa mang đầu đạn có công suất một tấn. Còn các nước đồng minh cũng trong năm 1944 đã ném xuống lãnh thổ Đức mỗi ngày ba mươi lăm ngàn trái bom. Nói cách khác, một dự án đắt nhất lại tỏ ra vô nghĩa nhất.

        Việc hoàn thiện tên lửa phòng không “Vasserfal” được tạo ra ở chính Penemiunđe thì Verner phon Braun không kịp làm. Với tên lửa tự tìm mục tiêu thì vào thời gian đó không một máy bay ném bom nào có thể tẩu thoát.

        Tên lửa không cứu được Đệ tam đế chế. Thảnh quả của công việc hao tổn công sức đó của các nhà tên lửa Đức đã được Liên Xô và Hoa Kỳ sử dụng sau chiến tranh. Các nhà thiết kế Liên Xô và Hoa Kỳ đều không thể tạo ra được các động cơ tên lửa dùng nhiên liệu lỏng với công suất như vậy và cũng không thiết kế nổi các hệ thống tự động điều khiển tên lửa. Vì vậy tên lửa đầu tiên của Liên Xổ chỉ là bản sao chép của Đức mà thôi.

        Còn giả dụ Hitler có được bom nguyên tử thì có lẽ tiến trình chiến tranh đã thay đổi. Điều gì sẽ xảy ra với nước Anh nếu Luân Đôn không bị tấn công bởi “Wl” và “W2” mà là tên lửa mang đầu đạn hạt nhân? Và liệu thủ đô Anh có bị huỷ diệt hoàn toàn như điều này đã xảy ra với Hirosima hồi tháng Tám năm 1945?

        Nhưng cựu Bộ trưởng đế chế Schpeer không nêu lên nguyên nhân thất bại thứ hai của dự án nguyên tử. Bọn Quốc xã đã đuổi những nhà vật lý ưu tú nhất của mình ra khỏi đất nước.

        “ Tồn tại một dạng bài Do Thái thô thiển nhất - đó là cuộc đấu tranh chống những người Do Thái như vậy. Những người thô thiển bài Do Thái hài lòng với việc vạch ra một đường phân cách giữa những người Do Thái và không phải là Do Thái. Những người thô thiển bài Do Thái cho rằng vấn đề đã được giải quyết nếu người Do Thái không có quyền tham gia vào đời sống chính trị, văn hoá và kinh tế của dân tộc.

        Nhưng vẫn còn tồn tại những người Do Thái không theo dòng máu mà theo tinh thần. Những người mang mầm bệnh đó được gọi là “Do Thái trắng’. Điều này tạo ra khái niệm “Do Thái’ ngoài phạm vi bản tính chủng tộc. Tinh thần Do Thái hiển hiện rõ nhất trong phạm vi vật lý mà người đại diện là Einschtain.

        Tất ca các phát minh vỉ đại và thành tựu khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cần được coi là thành quả của những khả năng đặc biệt của các nhà nghiên cứu Đức trong việc quan sát thiên nhiên một cách kiên nhẫn, chuyên cần và mang tính xây dựng. Nhà nghiên cứu người Đức trong cái gọi là lý thuyết luôn luôn coi đó chỉ là phương tiện hỗ trợ. Tinh thần Do Thái đã đẩy lên phía trước thuyết tương đối tách biệt hẳn với hiện thực bị nêu lên một cách giáo điều.”


        Đoạn văn này được in trong tạp chí “Quân đoàn đen” của cơ quan in ấn SS Tác giả bài báo là nhà vật lý lỗi lạc của Đức, người đoạt giải Nobel, Iohanes Schtark.

        Schtark trở thành người sùng bái Hitler ngay từ những năm hai mươi. Sau cuộc bạo động không thành của phái Quốc xã ở Munic năm 1924, Schtark công khai tuyên bố về sự công nhận của mình đối với Hitler. Schtark là một nhà tư tưởng bài Do Thái. Nếu một nhà vật lý theo thuyết tương đối thì Schtart sẽ ghi tên kẻ bội giáo vào danh sách “Do Thái trắng”. Nhưng nêu nhà vật lý có lập trường đúng thì người đó được tha thứ tất cả. Schtark thậm chí còn phát biểu ủng hộ “tạp chủng” như theo ngôn ngữ chăn nuôi súc vật của bọn Quốc xã gọi những người Đức thậm chí chỉ có một phần tư dòng máu Do Thái.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2018, 03:32:41 am »


        Vì “khuyết tật chủng tộc” mà giáo sư Gustar Herrts - một người nửa Do Thái và là người được giải thưởng Nobel đã bị đuổi khỏi cương vị dạy học ở trường Đại học kỹ thuật Berlin. Schtark đã tìm được một lý lẽ độc đáo để bảo vệ giáo sư. Ông viết thư cho Hiệp hội sinh viên Đức: “Bản thân giáo sư Herts về ngoại hình, phong cách và hoạt động khoa học chăng có cái gì là Do Thái cả.”

        Còn có một người nữa - Philipp Lenard, người đồng ý chí và chiến hữu của Johannes Schtark. Philipp Lenard được giải thưởng Nobel năm 1905 về công trình các tia âm cực. Năm 1907 ông được mời đến Heidelberg và ở đó ông đã thành lập Viện vật lý.

        Lenarđ, trong khi viết cuốn “Các nhà thử nghiệm thiên nhiên vĩ đại đã dành tặng một số trang cho nhân vật Herts - cha của Heric - ông Gustae - người đã phát minh ra sóng điện từ.

        Khi Lenard còn là trợ lý của Henric Herts, ông không thấy khó chịu về sự xuất thân nửa Do Thái của thầy giáo. Giờ đây ông đột nhiên nghĩ ra rằng trong phát minh của Herts về sóng điện từ ông đã theo “tinh thần Do Thái” được kế thừa từ bà mẹ người Đức. Thậm chí khi Herts viết các tác phẩm lý thuyết của mình thì “tinh thần Do Thái” của người cha cũng ngự trị ông ta.

        Philipp Lenard gọi vật lý thực nghiệm là “Khoa học Bắc Âu” còn coi vật lý lý thuyết là sự bịp bợm Do Thái toàn thế giới”. Lenard gọi thuyết tương đối của Einschtein là “sản phẩm kinh tởm của tinh thần châu Á”.

        Ông coi viện của mình là “phôi thai của nền khoa học chủ nghĩa xã hội dân tộc”. Ông lo rằng, trong giới giáo sư ở Heidenberg đến một lúc nào đó người ta chỉ cười giễu ông.

        Năm 1922, Philipp Lenard biến quan điểm của mình thành hiện thực. Một nhóm những người chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức đã giết hại bộ trưởng ngoại giao Valter Ratrenan - người có nguồn gốc Do Thái.

        Trong nước người ta tuyên bố để tang. Đối với các quan chức nhà nước (trong đó kể cả các giáo viên đại học) ngày tang lễ là ngày không làm việc. Lenard từ chối chấp hành lệnh này, và coi như không có gì xảy ra, vẫn tiến hành buổi lên lớp ở viện. Các sinh viên có khuynh hướng chủ nghĩa xã hội đứng đầu là Karl Mirendorf đã tấn công Viện của Lenard theo đúng nghĩa đen. Ẩu đả xảy ra và cảnh sát phải vào cuộc. Lenard bị Bộ giáo dục nhắc nhở, còn Mirendorf bị xử phạt tù giam bốn tháng. Trong thời kỳ Quốc xã ông trở thành người tham gia cuộc kháng chiến chống phát xít. Lenard được khen ngợi và kính trọng.

        Sau chiến tranh tên của ông được khắc vào bia kỷ niệm trong giảng đường chính của trường đại học Killski. Nhưng sau khi công bố về vai trò của Lenard trong thời kỳ Quốc xã người ta đã dỡ bỏ cái bia đó...

        “Vấn đề cực kỳ quan trọng là xem xét lại tất cả các phát minh trong vật lý mà không phải do những người không thuộc dòng giống Do Thái tạo ra, Philipp Lenard viết. - Để làm việc này tốt nhất là lưu ý đến các phát minh của đại diện nổi tiếng nhất của họ, người có dòng máu đặc Do Thái Albert Einschtein. Thuyết tương đối của ông ta nhẽ ra đã phải thay đổi ngành vật lý. Trên thực tế thuyết này đã bị phá sản hoàn toàn. Hơn nữa, thuyết này không bao giờ và không thể là đúng. Vật lý Do Thái - đó là sự xuyên tạc các nguyên lý cơ bản.”

        Năm 1936, Johannes Schtark viết trong “Tạp chí chủ nghĩa xã hội dân tộc” xuất bản hàng tháng như sau: “Tiếp theo những tin giật gân và quảng cáo của thuyết Einschtein là thuyết ma trận của Heisenberg và cái gọi là cơ học sóng của Schrêdinger. Học thuyết thứ nhất cũng kín mít và theo chủ nghĩa hình thức như học thuyết thứ hai.”

        Philipp Lenard và Johannes Schtark biểu lộ mối ác cảm của các nhà vật lý thực nghiệm đối với vật lý lý thuyết mà ý nghĩa của nó phát triển trong những năm hai mươi sau phát minh thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Nhưng vật lý lý thuyết vẫn là không hiểu được đối với những người không có tri thức sâu xa về toán học hiện đại.

        Sự tranh cãi vĩnh cửu giữa lý thuyết và thử nghiệm tạo ra sự phát triển mới. Schtark và Lenard sợ đánh mất “Khái niệm minh bạch và vững vàng” về thiên nhiên đã được hình thành bởi vật lý cổ điển, và khái niệm đó theo như Lenard thì có thể bị phá huỷ bởi thuyết tương đối.

        “Mặc dù đã tích được hàng núi tài liệu - Schtark viết - nhưng vật lý lý thuyết chăng mang lại điều gì mới.”

        Schtark đã sai lầm nghiêm trọng: chỉ chưa dầy mười năm trôi qua, thuyết tương đối và vật lý lượng tử đã cho phép tạo ra bom nguyên tử làm thay đổi cả thế giới.

        Ngay sau khi những người chủ nghĩa xã hội dân tộc lên nắm chính quyền thì nền khoa học vật lý Đức bị giáng một đòn nghiêm trọng nhất. Schtark và Lenard nhận được quyền hạn chưa bao giờ thây trong khoa học.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2018, 07:14:05 am »


        Johannes viết cho hạn của mình Lenard:

        “Cuối cùng thì cũng đã đến lúc mà chúng ta có thể ứng dụng vào công việc khái niệm của mình về khoa học và nghiên cứu.

        Trong thư chúc mừng Bộ trưởng Bộ nội vụ Frik mà tôi quen biết, tôi đã chỉ cho ông ta thấy là Anh và tôi rất sẵn lòng theo sự sắp đặt của ông ta để đưa ra những khuyên nghị trong việc lãnh đạo các viện nghiên cứu khoa học mà ông được tin tưởng giao phó.”

        Và thực tế là những người đứng đầu ngành văn hoá các tỉnh, thành phố của Đức đã nhận được lệnh tham khảo ý kiến Lenard và Schtark trong việc lựa chọn các nhà vật lý vào các chức vụ giảng day. Giờ đây họ quyết định ai có quyền nghiên cứu vật lý ở Đức.

        Cuối cùng thì giấc mộng của Schtark cũng trở thành hiện thực - ông trở thành hiệu trưởng của Viện vật lý - kỹ thuật. Đã từ lâu ông mong muốn có được chức vụ này. Ngày 1 tháng 5 1933 theo sắc lệnh của Bộ trưởng nội vụ Vihelm Frik, ông đã được ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo viện và có quyền tống nền “vật lý Do Thái” ra khỏi đế chế.

        Khoảng một phần tư số nhà vật lý, trước tiên là những nhà khoa học lý thuyết, bắt đầu từ bản thân Albert Einschtein, đã bị mất việc bởi vì họ là những người Do Thái hoặc không chấp nhận chủ nghĩa xã hội dân tộc.

        Bộ trưởng mới của đế chế về khoa học, giáo dục và đào tạo nhân dân - viên tướng chỉ huy lực lượng SA Bernard Rust còn cử Schtark là chủ tịch Hiệp hội khoa học Đức. Như vậy Schtark đã nhận được một quyền hạn chưa bao giờ thấy trong giới khoa học.

        Johannes Schtark bắt tay vào cái gọi là “những người Do Thái trắng”. Ông ta tấn công Verner Heisenberg, người được giải thưởng Nobel, người duy nhất có thể tạo cho Adolf Hitler vũ khí nguyên tử.

        Schtark còn viết một bài báo cho cơ quan ss trong đó có đoạn:

        “Năm 1933 Heisenberg đã nhận giải thưởng Nobel cùng một lúc với các học trò của Einschtein là Schrẽdinger và Dirak. Đó là sự biểu dương của uỷ ban Nobel dưới ảnh hưởng Do Thái chống lại nước Đức chủ nghĩa xã hội dân tộc. Hành động này có thể coi ngang với việc khen thưởng Osetski. Heisenberg thuộc dạng các thủ lĩnh đầy quyền lực của văn hoá Do Thái trong đời sống tinh thần của Đức mà bọn chúng phải bị biến mất như bản thân người Do Thái.”

        Được nhắc đến trong bài báo thoá mạ của Schtark, Karl phon Osetski - một nhà chính luận theo chủ nghĩa tự do, đã bị vào trại tập trung và qua đời ở đó. Giải thưởng Nobel và sự phản đối của các trí thức toàn châu Âu cũng không cứu nổi ông.

        Tuy vậy, cuộc đấu tranh chống “các nhà lý thuyết - những người theo chủ nghĩa thế giới” cho đến ngày nay cũng chưa hề lắng xuống. Một số người như trước đây vẫn phủ nhận thuyết tương đối của Einschtein, còn số khác thì quả quyết rằng ông đã lấy cắp lý thuyết đó của vợ mình...

        Tình trạng của Verner Heisenberg cũng không khá khẩm gì hơn so với tình trạng của Ioffe và Landao. Sự xuất hiện của bài báo trong tạp chí của ss với những lời buộc tội chính trị chẳng báo trước điều gì tốt lành.

        Nhưng Heisenberg không vội vã đầu hàng số phận.

        Ông luôn luôn là một người kiêu hãnh. Khi người được giải thưởng Nobel tương lai mới sáu tuổi, thày giáo đã có lần dùng thước kẻ đánh ông vì ông đã làm trò nghịch ngợm. Sau này, mặc dù thày giáo đã xin lỗi nhưng cậu Heisenberg trẻ tuổi vẫn không chấp nhận và thậm chí còn không bao giờ nhìn mặt thày nữa.

        Giờ đây ông ta đã hành động y như hành động của Igor Vasileevic Kurchatov về sau này. Heisenberg viết một bức thư riêng cho tướng chỉ huy ss Henrich Himler, trong đó bác bỏ tất cả các lời buộc tội và yêu cầu Himler bảo vệ mình.

        Ông ta có cơ sở để cho rằng viên tướng này sẽ lưu ý đến bức thư của mình. Bố Himler và ông của Heisenberg cùng dạy học ở một trường trung học. Thế nhưng, lời hồi âm chỉ đến sau một năm sau đó, vào tháng 7 năm 1938 khi Heisenberg đã chán nản và chuẩn bị rời nước Đức.

        “Do ông được gia đình tôi giới thiệu nên tôi đã chỉ thị xem xét rất kỹ và nghiêm khắc về trường hợp của ông. Tôi không tán thành sự công kích của tạp chí “quân đoàn đen” đối với ông và sẽ ngăn chặn để sự công kích đó không lặp lại.”

        Tại sao Himler lại bênh vực “người Do Thái trắng” Heisenberg và phát biểu chống lại người trung thành với chủ nghĩa xã hội dân tộc là Johannes Schtark?

        Thứ nhất là Himler không bỏ lỡ cơ hội gây khó chịu đối với người bảo trợ Schtark và Lenard Reihsliater Alfred Rosenburg. Người này coi mình là nhà tư tưởng chính của đảng và đã vài lần tỏ thái độ thô lỗ cho viên tướng ss hiểu rằng không nên dính mũi vào lĩnh vực tư tưởng mà người đó cho là lĩnh vực độc quyền của mình.

        Thứ hai là, tướng ss, người không có một chút khái niệm gì về tình hình khoa học tự nhiên, có thể giao cho bộ máy của minh lấy ý kiến của các nhà vật lý có uy tín, những người không tán thành các ý tưởng hoang tưởng của Schtark và Lenard. Như người ta đã biết các cố vấn của Herman Hering -  người chịu trách nhiệm về kế hoạch bốn năm mở rộng công nghiệp phục vụ chiến tranh, và những nhà công nghiệp lớn đã giải thích với viên tướng SS: Vật lý lý thuyết có thể là rất có ích chính là ở giá trị thực tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2018, 05:01:16 am »


        Nhưng bản thân Schtark có rất nhiều kẻ thù.

        Các nhà khoa học và bộ máy nhà nước của Đức Quốc xã không ưa tính kiêu ngạo của ông ta. Người ta lên án Schtark về việc chi tiền không cần thiết để cấp kinh phí cho dự án hoang tưởng là khai thác vàng từ các đầm lầy của Đức. Còn ở trong bộ máy ss người ta đi đến kết luận rằng Schtark đánh giá thấp tướng Himler nhưng lại đánh giá quá cao Rosenberg trong khi ảnh hưởng của người này đã suy giảm, và có quan hệ cá nhân với Hitler - người dễ quên các bạn cũ và các công sức trước đây của họ.

        Năm 1936 Schtark đã phải rời ghế chủ tịch Hiệp hội khoa học Đức. Ba năm sau ông ta cũng đánh mất vị trí của mình trong viện nghiên cứu. Sau chiến tranh, toà án về chống Quốc xã hoá đã tuyên phạt Schtark bốn năm lao động bắt buộc...

        Và lý do cuối cùng đã khiến viên tướng ss ủng hộ nhà vật lý trẻ tuổi Heisenberg là quyết định trọng dụng nhà vật lý của Himler. Viên tướng ss có cái nhìn và mối quan tâm khoa học độc đáo của mình. Ông tin vào sự di cư linh hồn và cho rằng vị hoàng đế Đức đầu tiên đã tìm thấy sự hồi sinh của mình trong nhà vật lý.

        Himler thành lập trong bộ máy ss một tổ chức nghiên cứu mang tên “Anenrbe” (“Di sản của tổ tiên”). Đầu tiên là vấn đề

        liên quan đến các nghiên cứu trong lĩnh vực triết học Đức. Nhưng trong thời gian chiến tranh các môn học nhân văn bị . lùi ra phía sau. Sự ưu tiên được dành cho “các nghiên cứu khoa học có ý nghĩa mục tiêu quốc phòng”, trong đó có cả các thí nghiệm trên người được thực hiện trong các trại tập trung.

        Vào đúng ngày mà Himler ký lệnh xá tội cho Heisenberg, ông đã chỉ thị cho Chủ nhiệm Tổng cục an ninh - tướng ss Reikharđ Henđirk như sau:

        “Giáo sư Viust, người lãnh đạo “Di sản của tô tiên” cần phải liên hệ với Heisenberg. Ông ta có thể sẽ cần đến chúng ta trong “Di sản của tổ tiên” nếu tổ chức này đến một lúc nào đó trở thành một viện hàn lâm khoa học thực thụ.

        Heisenberg - một nhà bác học có khả năng, cần phải hợp nhất ông ta với những người nghiên cứu lý thuyết về băng vũ trụ của chúng ta!

        Học thuyết về băng vũ trụ là của nhà kỹ sư - cơ học người Áo Hans Herbiger. Trong thời điểm khủng hoảng nghiêm trọng nhất về tinh thần ông chợt hiểu rằng: tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời bị bao phủ bởi lớp áo giáp bằng băng. Thậm chí xung quanh mặt trăng có một lớp vỏ bằng băng dầy tới vài ki lô mét. Giải Ngân hà cấu tạo bởi băng bốc hơi bay vút ra ngoài giới hạn của hệ thống mặt trời.

        Theo Herbiger thì toàn bộ không gian vũ trụ đều bị nhồi đầy bởi băng. Băng khi rơi xuống bị sức nóng của mặt trời sẽ tan ra và bốc hơi. Hơi nước này bị đẩy ra khỏi các hố nổ lớn bởi những vụ nổ mạnh và bây giờ đông lại thành bụi băng. Khi bụi băng tới trái đất thì biến thành các cơn mưa nhiệt đới và dai dẳng. Các khối băng bị bào mòn trong khí quyển trong lúc rơi dẫn tới hiện tượng “sao rơi”, thiên thạch.

        Những khối băng cực lớn bị nổ vỡ do nhiệt và rơi xuống đất ở dạng mưa đá.

        Băng và nước, như các nghiên cứu sau này cho thấy, đúng là có trong thành phần vũ tru, ví dụ như trong đuôi sao chối, nhưng tất cả những phát kiến còn lại của Herbiger đã bị các công trình nghiên cứu vũ trụ bác bỏ.

        Hans Herbiger tìm được các chứng cớ có lợi cho học thuyết của mình trong bản anh hùng ca cổ “Eđđa”, trong đó sự xuất hiện của thế giới cũng được giải thích bằng cuộc chiến giữa lửa và băng. Cầu nối với thần thoại học Bắc Âu được các đảng viên Quốc xã tôn sùng dựng lên như vậy đó.

        Học thuyết của Herbiger được nhà thiên văn học nghiệp dư Philipp Faunt công bố trong cuốn sách xuất bản năm 1912 mang tên “Nguồn gốc vù trụ băng hà". Tiếc rằng, Hans Herbiger chết năm 1931 không bao lâu trước khi người hâm mộ mình lên nắm chính quyển ở Đức.

        Hitler là kẻ vô học hiếm hoi và tin vào những điều hoang đường. Ông ta quan tâm đến học thuyết của Herbiger về sự đóng băng thế giới vì nó giải thích lịch sử loài người như hậu quả của các thảm hoạ vũ trụ. Mà Hitler thì luôn mong đợi các thảm hoạ lớn nào đó.

        Tháng 1 năm 1942, ở tổng hành dinh “hang chó sói” trong câu chuyện ban đêm, Hitler nói:

        - Tôi tin học thuyết Herbiger về băng thế giới. Có thể là hàng chục ngàn năm trước thời đại chúng ta đã xảy ra sự va chạm với mặt trăng. Cũng không loại trừ là trái đất đã bắt mặt trăng lúc đó phải quay theo quỹ đạo hiện nay. Cũng có thể là trái đất của chúng ta đã lấy đi khí quyển của mặt trăng và điều đó đã thay đổi hoàn toàn các điều kiện sống trên trái đất. Tôi cho rằng hồi đó ở đây đã có những sinh vật từng sống, những sinh vật có thể sống ở bất cứ độ cao và độ sâu nào bởi vì không có áp suất khí quyển. Tôi cũng cho rằng nền đất cứng đã há miệng và nước ập vào các miệng núi lửa và gây ra sự phun trào khủng khiếp và các trận mưa. Chỉ có hai người thoát chết vì họ trốn trong các hang động trên núi cao...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2018, 01:24:07 am »


        Thực hiện ý muốn của Quốc trưởng, Himler tự mình nghiên cứu học thuyết này. Trong tổ chức “Di sản của tổ tiên” có thành lập một văn phòng chi viện cho cơ quan khí tượng. Văn phòng được giao nhiệm vụ soạn thảo “chứng minh về sự đúng đắn của học thuyết về băng vũ trụ bằng cách đưa ra những dự báo khí hậu lâu dài trên cơ sở vũ trụ”.

        Người ta đã uổng công cố chứng minh sự đúng đắn của học thuyết Hans Herbiger trong việc tìm mối liên quan giữa sự xuất hiện các vết đen mặt trời với hiện tượng mưa.

        Thật bất ngờ đối với Himler khi trong bản thân phe phái của mình cũng đã xuất hiện một đối thủ kiên quyết chống học thuyết băng vũ trụ - Philipp Lenard. Tạp chí của phái chủ nghĩa xã hội dân tộc “Illustrữter beobahter” đã in một loạt bài dưới cái tên chung “Hans Herbiger-Kopernic thế kỷ thứ XX”.

        Lenard yêu cầu chấm dứt việc công bố các bài báo đó. Ông viết cho toà soạn tạp chí: “Liệu tạp chí chủ nghĩa xã hội dân tộc có được phép tiếp tục lừa gạt nhân dân Đức không? Học thuyết về băng vũ trụ chỉ là sự bịa đặt thuần tuý, sự nhạo báng đối với các hiểu biết về thiên nhiên.”

        Với sự phẫn nộ, người lãnh đạo văn phòng khí tượng trong tổ chức “Di sản của tổ tiên” đã báo cáo với viên tướng ss và đề nghị lên án tạp chí “Quân đoàn đen” của ss “cái hành động lố bịch của các nhà bác học thầy tu xơ cứng”.

        Thật lạ lùng, Himler sợ những cuộc đụng độ công khai. Nhà triết học Eric Fromm viết: “Himler về bản chất luôn là một người thiếu kiên quyết, và ông ta cũng biết thế. Cả cuộc đời ông ta là cuộc đấu tranh chống lại điều đó, là sự mưu toan trở thành người mạnh mẽ. Ông xử sự như một thiếu niên muốn thôi không có hành động thủ dâm nhưng không thể và tự trách mình về chí khí kém cỏi, đã thử thay đổi nhưng tất cả đều vô ích.”

        Viên tướng ss không quyết định tham gia vào cuộc bút chiến. Ông ra lệnh giữ bí mật các nghiên cứu liên quan đến băng vũ trụ và trong bất kỳ trường hợp nào cùng không được phát biêu công khai.

        Trong khi đó còn một số nhà bác học không nghi ngờ gì về sự quan tâm của đích thân Himler, đã phát biểu khá gay gắt về cái học thuyết hoang tưởng đó. Vị lãnh đạo đài thiên văn Berlin - giáo sư Paul Gutnik - người được yêu cầu tiến hành thử nghiệm, đã đưa ra một văn bản kết luận:

        “Học thuyết về băng vũ trụ thật đáng thương và thật nguy hiểm đối với uy tín của nước Đức bởi nó chúng minh sự quay trở lại của bậc thang nhận thức sơ khai mà chúng ta đã đi qua từ lâu, nó như là sản phẩm của triết học kinh viện thời trung cổ. Đối với học thuyết băng vũ trụ thì tiêu biểu là phủ nhận các kết quả thử nghiệm, một bức tranh hoàn toàn trừu tượng về thế giới được tạo ra trên cơ sở các giả thuyết không được chứng minh và thậm chí nhiều khi đã bị bác bỏ từ lâu.

        Gọi cái “nền khoa học” là điển hình Đức - đó là sản phẩm của một tư duy kém phát triển về khía cạnh khoa học của một bộ phận loài người. Có lẽ sẽ thú vị nếu đưa vào tầm ngắm những người bảo trợ dấu mặt của học thuyết băng vũ trụ. cần phải làm sao cho cá nhân Quốc trưởng không dính líu đến sự việc xằng bậy này.”

        Viên tướng SS thực sự nổi giận. Ông viết cho Bộ khoa học, giáo dục và đào tạo nhân dân:

        “Tôi nhắc lại một lần nữa lời yêu cầu đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng cuối cùng thì Bộ phải sa thải các giáo sư đang cai trị dạng này.

        Trong thế giới tồn tại nhiều vấn đề mà chúng ta không hiểu, và sự tìm hiểu chúng, cho dù chỉ bởi những người nghiệp dư, thì chung ta cũng phải vui mừng. Tôi khẩn thiết yêu cầu ông hãy giải thích cho giám đốc đài thiên văn toàn bộ điều xằng bậy trong bức thư thô lỗ của ông ta và đừng làm cho tôi cũng như cấp dưới của mình phải bận bịu với những bức thư kiểu đó.” Trong hồ sơ lưu trữ của ss còn giữ được bản thảo bức thư đó của Hinder. Trong bản thảo có sự đe doạ công khai không có trong bức thư do viên tướng ký gửi cho Bộ trưởng giáo dục: “Chỉ cần một biểu hiện không thể dung thứ tương tự về mặt khoa học từ phía Bộ thì quan hệ của tôi với Bộ dứt khoát sẽ thay dổi mà không thể cứu vãn được”.

        Có thê câu chuyện này đã đây Himler đến chỗ bảo vệ Heisenberg khỏi sự tấn công của Lenard và Schtark. Đó là một dạng trả thù sự lăng mạ từ phái Lenard đối với đứa con học thuyết băng vũ trụ yêu quý của mình.

        Hinder đã nhầm. Không phải là Lenard nằng nặc đòi thử nghiệm mà là người của tổng hành dinh của Quốc trưởng -  chuyên viên Polte. Đối với ông, mọi việc kết thúc một cách tồi tệ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2018, 02:47:43 am »


        Người ta còn giữ được cả đoạn viết mà Hinder gửi Heidrih: “Tồi tình cờ phát hiện ra rằng Polte chính là người ở trong ban lãnh đạo ss của đế chế đã phát biểu chống lại học thuyết băng vũ trụ. Hoàn toàn không hay biết rằng ông ta yêu cầu tiến hành các thử nghiệm trong Bộ giáo dục, và sau đó gửi lại cho tôi. Tôi đã sa thải chuyên viên Polte từ ngày hôm sau, cấm ông ta mặc quân phục và đeo phù hiệu. Mong rằng ngài ra các chỉ thị tương ứng.”

        Hitler đặt Herbiger ngang hàng với các nhà bác học lỗi lạc. Một buổi chiều tháng 4 năm 1942, Quốc trưởng bỗng nhiên bắt tay vào dự án cải tạo thành phố Linza.

        -Ở bờ này của sông Dunai - ông ta nói - sẽ mọc lên toà nhà trong đó trưng bày tất cả ba hệ thống vũ trụ: Ptolemei, Kopernik và Herbiger - người sáng lập ra học thuyết băng vũ trụ. Ở vòm toà nhà đó sẽ là cung thiên văn không chỉ làm thoả mãn khao khát hiểu biết của những người tham quan mà hoàn toàn có thể phù hợp cho các nghiên cứu khoa học.

        Trong khi Hitler đang phấn chấn bởi các ảo ảnh kỳ quặc của người đồng hương mình thì số phận dự án nguyên tử của Đức đã được định đoạt.

        Sự ủng hộ bất ngờ từ phía Himler đã giải phóng Heisenberg khỏi sự trấn áp của cảnh sát. Nhưng những người Đức có “nếp nghĩ dân tộc” vẫn như trước đây coi ông là “Do Thái trắng”.

        Ông muốn nhận được vị trí giáo sư vật lý ở trường đại học Munic nhưng đã bị từ chối. Bộ giáo dục đế chế đã hứa dành vị trí đó cho đại diện “vật lý Do Thái”.

        Nhưng khi chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ những người thuộc phái “vật lý Do Thái” đã bắt đầu đánh mất vị trí quán quân của mình. Tư tưởng hệ không quan tâm đến quân đội và Bộ chiến tranh. Quân đội muốn biết là việc tạo ra vũ khí nguyên tử có triển vọng hay không, còn nhóm Lenard và Schtark trong lĩnh vực này chẳng có tích sự gì.

        Năm 1939 Heisenberg bị gọi vào quân đội. Nhưng ông không bị cử đến đơn vị sơn cước theo sổ sách mà đến Cục vũ trang của các lực lượng vũ trang Đức. Cùng với các nhà vật lý khác, ông nghiên cứu khả năng ứng dụng thực tiễn năng lượng nguyên tử. Năm 1942, người “Do Thái trắng” được mời vào viện vật lý mang tên hầu tước Vilhelm ở Berlin. Nhiệm vụ chủ yếu là tạo ra lò phản ứng hạt nhân.

        Ý tưởng bom nguyên tử - loại siêu vũ khí mới cho Đức cơ hội chiến thắng trong chiến tranh đã cuốn hút thượng tướng

        Fridrikh Fromm - người đứng đầu Cục bộ binh của lực lượng vũ trang Đức. Tướng Fromm chia sẻ ý nghĩ với Bộ trưởng chiến tranh Albert Schpreer.

        Tháng 5 năm 1942 Schpreer, Fromm và một số tướng khác đã đến tham dự cuộc họp với các nhà vật lý. Verner Heisenberg và Otto Han - người nhận được giải thưởng Nobel mùa thu năm 1945 đã phát biểu trước họ.

        Bộ trưởng Schpeer hỏi Heisenberg: có thể tạo ra bom nguyên tử hay không? Nhà bác học trả lời là giải pháp khoa học đã được tìm ra nhưng không có cơ sở kỹ thuật. Heisenberg than phiền rằng ông không có đủ cả tiền, cả vật tư, rằng do các nhân viên kỹ thuật bị gọi vào quân đội mà nền khoa học Đức đánh mất ví trí đầu đàn. Thượng tướng Fromm đồng ý cho vài trăm cán bộ khoa học ra khỏi quân đội theo danh sách. Bộ trưởng Schpeer trích cho các nhà nghiên cứu bom nguyên tử hai triệu Mác và các kim loại hiếm từ quỹ dự trữ đế chế cũng như đưa việc xây dựng máy gia tốc cộng hưởng từ đầu tiên của Đức vào danh mục “những việc hàng đầu có tầm quan trọng quốc gia”.

        Cuối tháng 7 năm 1942, Schpeer thận trọng báo cáo Hitler về quá trình làm bom nguyên tử.

        Hitler đã vài lần cố hiểu thế nào là phản ứng dây chuyền điều khiển, nhưng không hiểu được nguyên lý cơ bản của vật lý hạt nhân thậm chí cả trong bản trình bày đơn giản nhất. Hơn nữa những nhà vật lý được ông ta kính trọng chứng minh rằng vật lý hạt nhân chỉ là điều bịa đặt Do Thái. Còn các quan chức của đảng thì kiêu ngạo cười người Mỹ và cho rằng họ không có khả năng làm được một điều gì.

        Cơ quan đặc nhiệm Đức không nghi ngờ gì về “dự án Manhattan” - tên gọi của dự án tạo ra vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

        cả đô đốc Kanaris, cả cơ quan tình báo chính trị ss của Schlenberg đều không biết được những gì mà tình báo Xô Viết đã biết.

        Tháng 9 năm 1941, trong giới quân sự ở Matxcơva, điệp viên nằm vùng ở Luân Đôn Anatoli Gorski đã báo cáo về các nghiên cứu hạt nhân. Điệp báo viên của ông chính là John Kepnkpos - thư ký riêng của huân tước Henki - Chủ tịch uỷ ban khoa học - tư vấn thuộc Hội đồng bộ trưởng.

        Cuối năm 1941, tình báo Xô Viết lại có thêm một điệp viên nửa - nhà vật lý Klays Fuks, người đã chạy từ Đức sang Anh và sẵn sàng giúp nhà tình báo quân sự Siomn Davidovich Kremes - một cựu kỵ binh và trước chiến tranh được cử sang Luân Đôn làm trợ lý tuỳ viên quân sự.

        Sau khi tuyển mộ Fuks, bản thân Kremes yêu cầu được ra mặt trận. Yêu cầu của ông được đáp ứng. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy lữ đoàn cơ giới và năm 1944 trở thành anh hùng Liên Xô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2018, 05:58:51 am »


        Đường dây liên lạc với Fuks do nữ tình báo quân đội Xô Viết Ursula Kuchinski thực hiện. Cô là đảng viên Đảng cộng sản Đức và làm việc dưới biệt hiệu Rut Fisher.

        Mùa xuân năm 1942, khi Albert Schpeer chỉ mới làm quen với Heisenberg và tìm hiểu về các vấn đề vật lý lý thuyết thì Beria đã đề nghị Stalin thành lập tổ chức tư vấn khoa học về các vấn đề nguyên tử thuộc uỷ ban quốc phòng nhà nước và cho các nhà bác học vật lý Xô Viết nổi tiếng nhất tham khảo các tài liệu tình báo.

        Người ta định cử Viện sĩ hàn lâm Abram Ioffe làm người lãnh đạo khoa học của dự án nhưng ông đã từ chối với lý do tuổi cao và đề nghị giáo sư Kurchatov thay mình.

        Bản thân lúc đó Kurchatov vẫn còn chưa biết là có thể tạo được bom nguyên tử hay không nhưng sau khi xem những tài liệu tình báo ông có một ấn tượng đặc biệt và ngay lập tức ông đã lập một danh sách các vấn đề mà tình báo phải cổ tìm hiểu. Đồng thời ông vạch ra con đường dẫn tới việc tạo ra vũ khí nguyên tử Xô Viết.

        Còn ở Berlin trong những ngày đó Schpeer lần cuối cùng trao đổi với các nhà nguyên tử. Ông chỉ nêu ra một câu hỏi: bao giờ? Khi nghe thấy câu trả lời là để tạo ra vũ khí hạt nhân phải mất đến ba bốn năm thì ra lệnh ngừng ngay mọi công việc. Schpeer suy luận rằng: sau bốn năm thì hoặc là chiến tranh đã kết thúc, hoặc là kết cục của nó cũng đã rõ ràng và không loại bom nào có thể thay đổi gì được.

        Mùa hè năm 1943 Bồ Đào Nha trung lập đã ngừng bán cho Đức Volfram. Điều này đe doạ hoạt động sản xuất đạn được, và Bộ trưởng Schpeer ra lệnh sử dụng nguyên liệu uran thay cho volfram. Người ta đã chở đến các nhà máy quốc phòng một ngàn hai trăm tấn uran. Và cây thánh giá đã được đặt lên trên ý tưởng chế tạo vũ khí nguyên tử.

        Một vài nhà sử học cho rằng nếu mà Schpeer biết về “dự án Manhattan” thì có lẽ ông đã đảo lộn cả trời đất để đuổi kịp người Mỹ.

        Nhưng nước Đức Quốc xã không giàu như Mỹ. Nước Đức từ năm 1939 đã đánh nhau liên tục khiến mọi tài lực đều dồn vào các nhu cầu thiết yếu nhất của quân đội. Người Mỹ đã chi vào việc chế tạo bom nguyên tử hai tỷ đô la, còn Đức Quốc xã mới chỉ có tám triệu Mác, theo tỷ giá chuyển đổi thời đó bằng một phần nghìn số tiền của Mỹ.

        Khác với Mỹ, nước chưa hề bị ném bom thì Đức trong bất kỳ trường hợp nào cũng không có khả năng xây dựng các công trình sản xuất công suất lớn - chúng sẽ bị máy bay do thám phát hiện và bị tấn công từ trên không.

        Nhà vật lý hàng đầu của Đức - Karl Fridrik phon Vaitszeker - mãi sau này mới nói: “Chúng tôi không thể nghĩ rằng trong lúc chiến tranh ác liệt nhất Mỹ có thể bỏ ra các khoản chi tiêu như vậy. Vì thế thông báo về vụ Hirosima đã làm chúng tôi thực sự choáng”.

        Lập trường của bản thân Heisenbeg vẫn còn chưa rõ ràng. Một vài sử gia cho rằng ông đã cố ý ngăn cản việc hiện thực hoá dự án nguyên tử của Đức, không muốn làm bom cho Hitler. Bản thân Heisenberg sau chiến tranh đã khăng định là khi Hitler và Schpeer từ bỏ ý tưởng làm bom thì ông thấy hạnh phúc.

        Trên thực tế các nhà bác học Đức dưới sự lãnh đạo của Vemer Heisenberg đã tiến hành các công việc theo hướng mà người Mỹ thực hiện. Nhưng ông đã rất nhanh chóng nhận ra rằng người ta sẽ không để ông chê tạo vũ khí hạt nhân và chuyển sang xây dựng lò phản ứng hạt nhân. Năm 1945 khi quả bom đầu tiên rơi xuống Hirosima thì Heisenberg không tin. Ông thậm chí còn không thể tưởng tượng được là người Mỹ đã làm được điều đó.

        Người Đức dưới sự lãnh đạo của Verner Heisenberg đã tiến hành các công việc cũng theo hướng như người Mỹ cho đến khoảng cuối năm 1941. Vào thời điểm đó thì ở Mỹ đã quyết định chế tạo bom, còn các nhà vật lý Đức quyết định tạo ra lò phản ứng hạt nhân.

        Mô hình lò phản ứng hạt nhân cuối cùng do Heinsenberg xây dựng vào tháng 2 năm 1945 theo dự kiến có thể tạo ra năng lượng nếu dồn toàn bộ số uran và nước nặng mà Đức có lúc đó cho việc này. Như thế thì Đức cũng mới có thể đạt được trình độ mà người Mỹ đã vượt qua từ năm 1942.

        Vì không biết điều này nên cơ quan chiến lược tình báo Mỹ trong những năm chiến tranh đã lập ra kế hoạch ám sát Heisenberg để tách ông ra khỏi cuộc chơi. Tháng 12 năm 1944, một nhóm nhỏ các giáo viên và nghiên cứu sinh đã tụ tập ở Tsuirih để nghe Verner Heisenberg giảng bài về lý thuyết ma trận. Trong số những người nghe có một kẻ đã đến với khẩu súng lục và ống tiêm chứa Xyan kali. Kẻ đó giả danh là một sinh viên Thuỵ Sĩ. Trên thực tế Morris Berg là người Mỹ và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan tình báo chiến lược: phân tích bài nói của Heisenberg và xác định xem các công việc nguyên tử của Đức đã tiến xa tới đâu. Nếu Berg đi đến kết luận là Heisenberg đã đi đúng hướng thì Berg phải bắn chết nhà vật lý Đức, còn trong trường hợp bị cảnh sát Thuỵ Sĩ bắt thì dùng ống Xyan kali tự sát. Tuy nhiên, sau khi nghe Heisenberg thuyết trình thì Berg đã không rút súng lục ra.

        Mặc dù vậy ở Hoa Kỳ người ta vẫn sợ rằng nước Đức Quốc xã có thể kiếm được vũ khí hạt nhân. Người tin điều đó hơn cả là Albert Einschtein và các nhà vật lý khác bị xua đuổi khỏi Đức. Họ hối thúc Tổng thống Ruzvelt và Thủ tướng Chirchill vì họ vẫn còn coi nền vật lý Đức là tiên tiến nhất mà không hiếu rằng nền vật lý Đức cũng đã cùng họ rời bỏ nước Đức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2018, 12:31:52 pm »


PHẦN HAI   

NHỮNG BỨC CHÂN DUNG


NGƯỜI PHỤ NỮ VỚI CẶP MẮT BĂNG GIÁ VÀ ĐỨC LANG QUÂN IZOEF HEBBELS

        Một tháng trước khi tấn công Liên Xô, Bộ trưởng đế chế giáo dục nhân dân và tuyên truyền, người lãnh đạo tổ chức đảng ở thủ đô - Tiến sĩ Izoef Hebbels đã viết trong cuốn nhật ký mà ông đã ghi chép trong suốt những năm công tác đảng: “Đối với nước Nga chúng ta đã tổ chức được hệ thống tung tin đánh lạc hướng tuyệt diệu. Do “đám vịt” dày đặc ở nước ngoài mả ở Nga người ta không còn biết cái gì là giả cái gì là thật. Stalin nhìn chúng ta như con thỏ nhìn con trăn.”

        Mười ngày trước khi chiến tranh bắt đầu, Hebbeles viết một bài báo dài nói rằng chính phủ Đức đã soạn thảo các kiến nghị hấp dẫn để đàm phán với Liên Xô và nói chung một kỷ nguyên mới trong quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia đã đến.

        Bài báo của bộ trưởng được chuyển cho tờ báo “Felkisher beobakhter” - cơ quan trung ương của Đảng công nhân chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức để đăng như một chỉ thị. Bài báo đã ngay lập tức được lên khuôn. Nhưng khi số lượng phát hành đã in xong thì bỗng nhiên bị tịch thu và tiêu huỷ.

        Sự việc này như trái bom nổ. Hebbels viết trong nhật ký:

        “Người ta cắt tất cả điện thoại của mình. Dư luận rùm beng nổ ra không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Các đài phát thanh của Anh đã tuyên bố rằng sự tập trung quân đội Đức chống lại nước Nga chỉ là sự bịp bợm mà Hitler dùng để che giấu việc chuẩn bị đô bộ lên nước Anh.

        Mình hoàn toàn hạnh phúc. Toàn bộ chiến dịch diễn ra mỹ mãn, chúng ta đã diễn rất hoàn hảo vở hài kịch với sự tịch thu “Felkisher beobakhter”. Người Nga vẫn chưa nghi ngờ gì. Dù sao chăng nữa thì họ cũng đang tập hợp lực lượng quân đội của mình đúng hệt như những gì chúng ta muốn: một cách tập trung mà đó là một miếng mồi dễ dàng ở dạng tù binh."

        Chưa hẳn là bài báo của Hebbels đã đóng một vai trò nào đáng kể trong những ngày cuối cùng trước chiến tranh. Bộ trưởng tuyên truyền của đế chế tự khoe rằng mình đã đánh lừa được Stalin một cách ngoạn mục còn Stalin thì mù quáng tới mức đến tận ngày cuối cùng vẫn không tin là Hitler sẽ tấn công nước Nga.

        Nhưng đối với Hebbels điều quan trọng là ông ta đã được Quốc trưởng mời đến để chúc mừng thành tích. Những lời nói tán đồng của Hitler có nghĩa là tha thứ. Nhưng Hitler đã nổi giận đối với Hebbels vì chuyện thường xuyên lăng nhăng với phụ nữ.

        Mùa hè năm 1930 ở cung thể thao Berlin tại cuộc mít tinh của những người chủ nghĩa xã hội dân tộc xuất hiện một phụ nữ trẻ mang tên Magda Kvandt. Người dẫn cô gái tóc vàng còn độc thân với gương mặt buồn buồn này đến cuộc mít tinh là hoàng thân, sĩ quan ss - August Vilhelm, con trai của vị hầu tước đã bị phế truất Herman Vilhelm. II và là người ủng hộ phái Quốc xã.

        Hoàng thân nhận thấy ở Magda có điều gì lạ lùng - mối u sầu, cái nhìn luôn hướng vào nơi trống rỗng, ham thích đồ uống mạnh. Cô thường xuyên đi xem xiếc và xem đua ngựa nhưng những con ngựa cũng không lôi cuốn được cô. Hậu duệ của dòng họ hầu tước biết cách có thể cứu cô khỏi sự buồn chán và trầm uất. Cô cần phải đến rạp xiếc chính trị, hít thở cái hơi hưng phấn đó và thấy những người dạy thú điều khiển không phải súc vật mà là điều khiển con người. Những lá cờ Quốc xã, những đôi ủng sạch bóng, những đám người la hét, những con mắt điên loạn - tất cả những điều đó đã cuốn hút cô gái trẻ...

        “Magda đã ngay lập tức tỏ ra thích thú - sau này mẹ cô nhớ lại. Trong sâu thẳm trái tim, con gái tôi đã hiểu rằng nhất định phải làm quen với người đàn ông có lời nói khiến nó lúc thì thấy nóng bừng, lúc thì lạnh toát.”

        Đó chính là tiến sĩ Izoef Hebbels, người đã có bài phát biểu tại cuộc mít tinh. Người lãnh đạo tổ chức đảng thủ đô đi cà nhắc trong chiếc áo khoác da đen và giày chỉnh hình chính là nhà hùng biện đường phố nổi tiếng nhất ở Berlin về sự trắng trợn đặc biệt của mình.

        Magda muốn làm quen với Hebbels nên đã xin làm việc ở uỷ ban đảng Berlin. Người ta đưa cô vào bộ phận thông tin. Chỉ sau đó ít ngày họ đã gặp nhau trên cầu thang. Mẹ cô kể lại: “Chúng chỉ mắt chạm mắt trong khoảnh khắc vậy mà khó có thể tin được. Hebbels kinh ngạc dừng lại và nói với viên thư ký của mình: “Một cô gái thật ấn tượng! Cô ta là ai vậy?”.

        Hebbels gọi cô đến văn phòng và giao cho phụ trách tài liệu lưu trữ bí mật của mình. Theo lời mẹ cô thì ngay từ khi gặp gỡ Magda đã cảm thấy trong mình xuất hiện một tình cảm gì đó giống như cảm xúc mẫu tử đối với vị Bộ trưởng tương lai: cô cho rằng con người khốn khổ này ăn mặc lem nhem do thiếu bàn tay chăm sóc của phụ nữ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2018, 07:17:20 pm »


        Hebbels đã viết trong nhật ký những dòng chữ đầy mãn nguyện: “Buổi chiều Magda Kvandt đến. Và nàng đã ở lại.

        Nàng nở hoa trong sắc đẹp tóc vàng làm loá cả mắt mình, cả nàng và mình cần phải tự điều chỉnh chút nửa và lúc đó thì hai ta sẽ là một như trong chuyện cổ tích. Mình sẽ chấm dứt mọi quan hệ với những cô khác và chỉ dành tình yêu cho một minh nàng mà thôi.”

        Một năm sau họ cưới nhau. Tiếc thay, Magda cũng bị rơi vào trường hấp dẫn của một nhà hùng biện nổi tiếng khác - Adolf Hitler.

        Người ta đã giới thiệu cô nàng với Hitler đúng vào lúc Quốc trưởng vừa mới trải qua tấn thảm kịch lớn nhất của đời mình. Chỉ mới vài tuần trước đó tại căn hộ của ông ta ở Munic, cô cháu gái Heli Raubal đã tự sát. Họ có quan hệ với nhau không chỉ bằng tình cảm họ hàng. Heli đã tự sát bằng khẩu “Valter” của chính Hitler vì không thể chịu đựng nổi ông chú ghen tuông và chuyên chế của mình. Thế là người phụ nữ duy nhất, người đã khơi gợi trong Hitler một cảm xúc tựa như tình yêu, đã chết.

        Và giờ đây trước mặt Hitler là một người đàn bả chau chuốt với cặp mắt to xanh thẳm và dáng tự tin đáng ghen. Hitler nói với một trong những trợ lý về đảng của mình, viên thiếu tướng đã giải ngũ Otto Vagener: “Sau cái chết của Heli, tôi thấy nhiều cảm xúc trong lòng mình đã bị chôn chặt. Nhưng không hiểu sao hôm nay đây những cảm xúc đó lại thức dậy và bủa vây tôi mạnh mẽ thế này”.

        Hitler, sau cú sốc tinh thần, bỗng nhiên thấy Magda có thể thay thế cho Heli Raubal: “Người phụ nữ này có thể đóng một vai trò to lớn trong cuộc sống của tôi, thậm chí cho dù không phải là vợ tôi. Trong công việc của tôi, tôi tin rằng bằng nữ tính của mình nàng có thê làm cân bằng các bản năng đàn ông của tôi. Và nàng có thể trở thành Heli thứ hai. Chỉ tiếc là nàng lại chưa có chồng.”

        Quốc trường cùng tính trước rằng Vagener sẽ truyền đạt lời nói của ông đến Magda, và ông ta đã không lầm. Vagener đã đề nghị được chở cô bằng xe của mình đến cuộc biểu tình của các nhóm xung kích ở Briunsnike, nơi mà Hitler và Hering sẽ diễn thuyết. Trong ô tô Vagener hỏi thẳng là cô có muốn xuất hiện trong đời sống của Quốc trưởng hay không.

        Magda trả lời rằng Quốc trưởng tất nhiên là đúng khi nói rằng ông không có quyền lấy vợ: “Đối với ngài Quốc trưởng thì người vợ giống như là một phần đồ nội thất, như cái tách được đặt đúng vị trí của mình, như cái micro để ngài nói, như cái đài có thể nói lên những gì mà ngài muốn nghe vào một thời điểm nhất định”. Magda quyết định là nếu cô chấp nhận đề nghị của Quốc trưởng thì cô phải lấy một ai đó làm chồng.

        Hebbels và Magda thông báo về lễ đính hôn của mình tại bữa ăn trưa có mời cả Hitler. Vagener rất ngạc nhiên về sự vui mừng của cả ba người.

        Magda đã thú nhận với nữ diễn viên đồng thời là nhà đạo diễn phim tài liệu Leni Rivenschtal rằng mình đã phải lòng Hitler.

        - Nhưng tôi hiểu rằng nếu không kể đến cô cháu Heli mà cái chết của cô ây đã làm ngài Quốc trưởng sốc mạnh thì Hitler không biết yêu phụ nữ. Vì vậy tôi quyết định lấy tiến sĩ Hebbels làm chồng vì như thế tôi sẽ có điều kiện ở bên cạnh Quốc trưởng.

        Magda tự kể rằng tại đám cưới ngày 19 tháng 12 năm 1931, nhân vật chính là Hitler, còn Hebbels chỉ là diễn viên phụ.

        Hebbels không phản đối:

        - Chúng tôi muốn Quốc trưởng coi căn hộ của chúng tôi là ngôi nhà thứ hai của mình.

        Cuối cùng thì Hitler đã có được cái gì mà ông ta cần: ông ta có thể tận hưởng một người phụ nữ đẹp mà không phải mất gì cả. Hitler đã nghĩ ra một câu nói tuyệt vời: sau cái chết của Heli ông không có khả năng yêu một ai và bắt buộc phải từ chối khả năng sở hữu về mặt thể xác một cô nàng nào đó.

        Một hôm Hebbels xuất hiện ở Berhof với một cô gái trẻ tóc vàng. Người ta bố trí cho cô một phòng riêng, nhưng trong bữa ăn Hitler hoàn toàn không để ý đến cô ta mà chỉ hỏi Magda đâu. Hebbels trả lời là nàng không được khoẻ.

        Hitler trở về phòng làm việc của mình và bấm máy gọi cho nàng lúc này đang ở Berlin. Khi nghe thấy Magda trả lời rằng nàng vẫn khoẻ mạnh bình thường thì Hitler ngay lập tức phái máy bay riêng về đón. Cô gái tóc vàng đi theo vị bộ trưởng tuyên huyền đã phải biến đi ngay sau bữa sáng.

        Hitler thán phục Magda Hebbels còn cô luôn bị cuốn hút bởi những người đàn ông có quyền lực đối với kẻ khác. Cô nàng đã sẵn sàng thuộc về Hitler và Hebbels từ trước khi nhìn vào mắt họ vì cô chỉ cần nhìn thây sự thán phục mà cả hai đã thể hiện ra ở trước đám đông.

        Tên thực của cô là Johanna Maria Magdalena Berendt. Nhưng tất cả những gì liên quan đến xuất thân của cô thì cực kỳ rối rắm. Bản thân cô nàng sinh ra là một đứa trẻ hoang. Mẹ cô làm người hầu ở Berlin. Sau khi sinh hạ đứa con gái bà lấy ông Oskar Richel làm chồng. Nhưng ông này nhất quyết không nhận Magda làm con gái. ít lâu sau cuộc hôn nhân giữa hai người đổ vỡ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2018, 05:57:16 am »


        Khi đứa con gái sáu tuổi, bà mẹ bèn lấy Richard Fridlender làm chồng. May thay ông này đồng ý nhận cô làm con gái. Ở tuổi thiếu niên Magda rất yêu quý bố dượng và cũng bởi trong những năm chiến tranh khó khăn ông không tiếc sức để kiếm tiền nuôi vợ và con gái riêng của bà. Trong những năm đó gốc gác Do Thái của người bố dượng chăng có ý nghĩa gì đối với Magda cả.

        Các nhà sử học cho rằng Richard Fridlender là cha đẻ của cô, Chính trong đám cưới Hebbels mà Hitler là người làm chứng, cơ quan phát ngôn chính của Đảng cộng sản Đức - tờ báo “Rote Fane” viết rằng “kẻ bệnh hoạn bài Do Thái lấy vợ Do Thái”.

        Magda học ở một trường thuộc tu viện Thiên, chúa giáo ở Berlin. Với sự giúp đỡ của các nữ tu sĩ cô đã học được vài thứ tiếng. Magda là cô gái lãng mạn, cô thích ngủ trong đống rơm và ca hát với bạn bè quanh đống lửa. Thời niên thiếu Magda đã làm quen với Victor Arlazorov, người sau này mang tên Do Thái là Khaim Arlazorov sinh ra ở Ucraina, gia đình anh đã chạy sang Đức. Anh sớm đứng về phía những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, nghĩa là những khát khao trở về Palestin và thành lập ở đó nhà nước Do Thái. Khaim Arlazorov trở thành mối tình đầu của Magda. Cô luôn đeo trên mình kỷ vật của anh - một sợi dây chuyền với ngôi sao David và chia sẻ với anh ước mơ về nhà nước Do Thái. Arlazorov là một nhà hùng biện giỏi và nhà chính trị khôn khéo. Nếu mối tình của họ không bị đứt thì có lẽ Magda đã trở thành không phải là vợ Bộ trưởng tuyên truyền Quốc xã mà là vợ một nhà chính trị Do Thái nổi tiếng, cùng với chồng đến Palestin và đêm đêm với khẩu súng trường trên vai gìn giữ bình yên cho làng xóm. Nhưng Arlazorov lại có cảm tình với một cô gái khác, một nữ sinh trường đại học y. Phải chăng anh nghĩ rằng ở Palestin thì bác sĩ quan trọng hơn?

        Magda không muốn học nữa. Cô có một khả năng khác -  khả năng quyến rũ những người đàn ông xuất chúng. Trên tàu hoả cô làm quen với một trong những chàng rể tuyệt vời nhất nước Đức. Hiunter Kvandt, trẻ nhưng là một triệu phú hói, người đã goá vợ một năm trước đó và luôn khát khao phái đẹp. Ông trở nên giàu có một cách kinh khủng trong đại chiến thứ nhất nhờ công việc cung cấp quần áo lính cho quân đội của hầu tước. Tại nước Đức khánh kiệt sau chiến tranh, Kvandt - một trong những người giàu nhất ở Châu Âu sống một cuộc sống đế vương. Cùng với Magda họ đi chơi khắp nước Mỹ - từ thác Niagar đến Florida rồi sang cả Mehico và thậm chí đến tận Cu Ba. Nhưng cuộc hôn nhân với Kvandt tỏ ra không may măn. Magda đã cô nối lại quan hệ với Arlazorov nhưng anh chàng này đã nhận được phép đến Palestin.

        Năm 1928 cô đánh cắp của chồng những bức thư mà ông nhận được từ vô số nhân tình và nhờ đó cô đã thắng ở phiên toà ly hôn. Cô nhận được các khoản tiền trợ cấp ly hôn rất lớn, tiền thuê căn hộ ở Berlin, tiền gửi vào ngân hàng phòng khi ốm đau và quyền sử dụng tên Hiunter Kvandt.

        Magda định cư ở Berlin đóng vai bà goá phụ giàu có và cảm thấy buồn chán tột độ cho đến khi diễn ra cuộc mít tinh của những người Quốc xã. Sau hai tuần các cuộc bầu cử vào nghị viện và những người Quốc xã sẽ trở thành một đảng có ý nghĩa thứ hai ở Đức.

        Người ta cảnh báo Magda: Nếu cô lấy Hebbels làm chồng thì cô sẽ không còn được các khoản tiền từ người chồng cũ. Magda trả lời rất thực dụng:

        - Hoặc là chủ nghĩa cộng sản nuốt chửng nước Đức, hoặc là Đức trở thành nước chủ nghĩa xã hội dân tộc. Nếu ngọn cờ đỏ phấp phới trên Berlin thì sẽ không còn chủ nghĩa tư bản và Kvandt cũng sẽ mất hết tiền. Còn nếu Hitler lên nắm quyền thì tôi sẽ trở thành một trong những phụ nữ đứng đầu đất nước.

        Tháng 12 năm 1931 cô và Hebbels làm lễ cưới. Cô trở thành Đệ nhất phu nhân của nước Đức Quốc xã.

        Sau khi phe Quốc xã lên nắm chính quyền thì chính Magda Hebbels trong ngày Đức mẹ đã kêu gọi phụ nữ Đức trên đài phát thanh. Cô điều hành việc tăng thưởng phụ nữ đông con “huân chương thập tự vì tư cách người mẹ”. Magda theo dõi để phần thưởng này không rơi vào tay những người dù chỉ có một giọt máu Do Thái.

        Bản thân Magda trong khi giảng giải cho phụ nữ Đức về vinh dự sinh đẻ cho Quốc trưởng và tổ quốc thì đã sinh cho Hebbels sáu đứa con. Tất cả chúng đều có tên bắt đầu bằng chữ H - chữ đầu tiên của họ Hitler mà chúng ta đã quen gọi tên là Hitler. Tên của các con bà ta là: Helga (1932), Hilde (1934), Helmut (1935), Holde (1937), Hedda (1938) và Haide (1940). Từ cuộc hôn nhân đầu tiên bà ta cũng cỏ một con trai tên là Harald Kvandt. Đây là đứa con duy nhất của bà sống sót được vì vào cuối cuộc chiến anh này bị quân đồng minh bắt làm tù binh.

        Hôn nhân với bộ trưởng cũng tỏ ra không may mắn. Đối với Jozeff Hebbels việc quan trọng nhất là ông ta đã nhận thức rằng Magda đã vượt qua sự ghê tởm về mặt thẩm mỹ đối với ông. Chân phải của bộ trưởng ngắn hơn chân trái năm centimet và điều này làm cho ông thành phế nhân thọt. Bất kỳ một chiến thắng nào trên tình trường đối với ông đều là một đại thành công bởi sự dị hình của bản thân. Nếu bị từ chối thì bộ trưởng sẽ điên lên. Của đáng tội, cả cuộc đời của Hebbels đã bỏ ra để trả thù những ai đã đánh giá thấp ông.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM