Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:31:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 324610 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #380 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2010, 09:48:45 pm »

hehe nghe anh bạn nghiacdt nói mà mát ruột quá  Grin anh em CCB tụi tui tham gia kể những câu chuyện thật của lính , thật đến trần trụi và thậm chí bị cho là dung tục cũng không ngoài mục đích cho lớp đàn em chắc lọc được tí gì đó kiến thức thực tế mà giáo trình không thể cung cấp đủ . Những em làm công tác chỉ huy có thể qua nhựng câu chuyện trần trụi , dung tục này mà hiểu được tâm và cả sinh lý của chiến sĩ trong mọi điều kiện hoàn cảnh , biết được " chiêu " của chiến sĩ để " bắt bài " cho dễ  Grin Đùa tí thôi chứ hiểu được lính thì chỉ huy rất thuận lợi .
Kinh nghiệm chiến trường phải đổi bằng máu , nếu thế hệ đàn em học được gì đó thì đúng là máu xương của những đồng đội chúng tôi đổ ra cũng không uổng phí .
Cám ơn bạn nghiacdt nhiều lắm .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #381 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2010, 10:31:23 pm »



               Hôm sau, phía bản Phin yên ắng. Có lẽ những chỗ đã bắn nát rồi thì địch cũng bỏ, coi như đã xác định được khu vực có quân ta. Ta và địch đều có công tác trinh sát thăm dò nhau. Phía ta là những tốp trinh sát, còn bên địch là những toán thám báo. Bọn địch đóng quân thành các căn cứ công khai vì chúng lập tuyến và có máy bay và pháo binh yểm trợ sẵn sàng. Quân ta chủ yếu ở rừng bí mật, thay đổi vị trí đóng quân thường xuyên. Ngay cả ở tuyến trước, việc lập chốt tức là tạo trận địa công khai, nhưng cũng chỉ qua một hai trận, lộ là lại chuyển chốt ngay. Vì thế thám báo địch khó nắm tình hình đối phương hơn trinh sát ta. Nhưng nếu vị trí trú quân của ta, dù là vị trí tạm mà bị lộ thì ăn đủ bom pháo ngay.

               Sáng hôm ấy, chúng tôi tiếp tục củng cố hầm và làm công tác ngụy trang. Trinh sát tiểu đoàn bám địch báo về, địch tiếp tục đưa thêm quân từ trong Phù Chiêng ra khu Lào Ngam. Tại Phù Chiêng là căn cứ chính của GM41 của địch. Vùng Hạ Lào này còn có một trung đoàn cơ động chủ lực của địch nữa là GM42 và một số tiểu đoàn bảo vệ quanh Pắc-xế. Bọn Thái Lan cũng có một trung đoàn, trong đó tiểu đoàn 621 Thái lập căn cứ có công sự vững chắc ngay tại Lào Ngam, nằm về phía Nam đường 23. Mấy ngày qua chúng tôi chủ yếu đánh nhau với một tiểu đoàn Lào của cái GM41. Chúng nó đóng sâu trong Lào Ngam nhưng liên tục nống ra lập trận địa dã ngoại đánh chặn quân ta.

               Buổi chiều, B tôi được lệnh lùng sục trinh sát ra đường 231. Tiểu đội thằng Đức (Cầu Giấy) được cử đi, gồm 4 người, 3AK và 1B40. Trong đơn vị tôi, tất cả các loại hỏa lực như B40, M79 đều giao cho lính cũ nhiều kinh nghiệm sử dụng, chứ bọn tân binh chúng tôi mới vào thì chỉ có AK thôi. Thằng Đức được cử đi đầu. Thằng này trắng trẻo, to con và cao tới 1m67. Thế là cao lắm rồi vì lính tráng chúng tôi thời đó đa phần chỉ cao từ 1m58 tới 1m62 thôi, cho nên trong hàng quân thì bao giờ cái đầu của nó cũng nhô cao hơn hẳn lên. Cắp AK đi đầu mà thằng này cứ đứng thẳng người, bước thẳng tưng như đi chơi ở chỗ không người. Anh Pha A trưởng của nó quát bảo phải khom người cúi thấp xuống mà đi, chậm chậm và thăm dò chứ phưỡn người ra như thế khác nào khiêu khích địch. Lộ ra nó nện cho một phát chết ngoéo bây giờ. Quát bảo thế, thậm chí nắm đầu mà dúi xuống, nhưng chỉ được ba bước là nó lại đứng thẳng lưng lên mà đi. Vài lần như thế, cứ như là trêu ngươi lính cũ vậy. Cáu tiết quá nhưng không làm gì được, vì nó cứ giơ cái mạng sống của nó ra mà đi như thế chứ có phải nó chạy lùi đâu, mà nó cũng chẳng tỏ ra sợ sệt gì cả. Cuối cùng anh Pha đành phải đi đầu và tống nó xuống cuối đội hình. Có lẽ cái xương sống của thằng Đức không cong được chứ không phải nó muốn trêu ngươi ai. Sau này đánh nhau cũng thế, nó cứ thẳng lưng mà chạy, mà xung phong. Nửa năm sau khi ngoài Sa-ra-van, trong một trận đánh vận động, nó bị trúng một mảnh đạn cối, xuyên vào phổi và vẫn mắc ở trong đó tới giờ. (Bây giờ nó là thương binh, là doanh nghiệp tư nhân buôn bán thuốc tây ở Quận Cầu Giấy).

               Chiều hôm ấy tiểu đội anh Pha không phát hiện thấy địch. Cái trận địa dã ngoại ngoài bản Phin của bọn địch hôm trước cũng đã bỏ không. Chúng tôi lại trải qua một ngày không tác chiến.

               Hôm sau, tiểu đoàn tập trung C5 và C6 tổ chức lùng sục vũ trang sang hẳn khu Lào Ngam. Bây giờ đến lượt tôi đi đầu tiểu đội. Anh Trịnh bám sát ngay sau tôi để chỉ dẫn. Các A khác cũng bám ngay sau A tôi. ra đến gần đường 231, chúng tôi thận trọng thăm dò tình hình. Chỗ này rất nhiều cây lúp xúp, xen kẽ nhiều cây nhỏ chỉ độ bắp chân mọc thưa, tầm nhìn không xa lắm. Đi một đoạn, chúng tôi lại ngồi xuống quan sát qua các khe thân cây rồi mới đi tiếp. Càng đến gần vùng đường 231, nơi mà trinh sát bám địch đã cảnh báo, chúng tôi càng thận trọng. Đến nửa buổi sáng hôm ấy thì chúng tôi phát hiện thấy địch. Chúng nó cũng đào công sự dã ngoại, hầm không nắp và không có hàng rào. Chúng tôi bò sát vào đến cách độ vài chục mét. Đại đội ra lệnh giá hai khẩu cối 60, nện vào đó hơn chục trái rồi chúng tôi bắt đầu đánh. B40 tập trung bắn mạnh, rồi chúng tôi xung phong, vừa chạy vừa bắn AK. Địa hình thưa nên M79 bắn thẳng rất tốt. Bị đánh vỗ mặt, bọn địch vừa bắn trả, vừa rút. Chúng tôi chiếm được mấy cái công sự bên ngoài. Vì dã ngoại nên địch không đào giao thông hào. Theo kế hoạch thì chúng tôi sẽ vừa lợi dụng địa hình địa vật, vừa đánh lấn từ hầm này sang hầm khác của địch. Nhưng mới chỉ được một đoạn, vượt qua được mấy cái xác địch ở khu công sự ngoài thì chúng tôi bị chặn lại. Địch đã kịp tổ chức lại và điều quân từ phía sau lên. Hai khẩu trung liên Bar của địch quạt chéo cánh sẻ vào đội hình chúng tôi. A trưởng Soán của B4 bị một viên vào mặt văng mất hàm dưới làm một mũi tấn công khựng lại. Cùng lúc địch dùng M72 bắn lại dữ dội. Rồi cối 61, cối 81 của địch rót vào khu vực trận địa mù mịt. Súng đạn bản thân của chúng tôi có hạn, chưa tiến được bao nhiêu thì B40 đã gần hết đạn, chỉ còn trông chờ M79 và AK. Chúng tôi phải nằm bẹp lại và tản thưa ra tránh đạn cối. B40 đạn ít mà địch không tập trung thì tác dụng thấp, lại bị địch chú ý tập trung tiêu diệt vì chúng rất sợ B40. Có lẽ cả đại đội mấy chục tay súng chúng tôi cũng không thể tiêu diệt được cái đại đội này của địch. Đại đội ra lệnh bắn cối 60 chi viện và gọi cối 82 của tiểu đoàn. Cả trận địa cứ mù mịt cả lên.

               Một khẩu cối 60 của C tôi bắn được mấy trái thì gặp nạn. Có lẽ do liều ẩm, trái trước chưa ra khỏi nòng thì anh Đối đã thả trái sau. Hai trái cối đội đít nhau nổ ngay đầu nòng làm anh Đối và một anh nữa hy sinh. Khẩu cối vỡ toác nòng. Còn một khẩu cối 60 nữa bắn cầm canh cùng cối 82 của tiểu đoàn chi viện cho được độ hai chục trái. Chúng tôi không đủ sức đánh tiếp nữa nên rút lui. Bây giờ mới gay go. Cả một vùng cây thưa, rừng thấp rộng lớn mà chúng tôi phải băng qua không che nổi đạn pháo của địch rót tới. Kẻ địch mạnh và dư thừa về bom pháo. Động một tí là chúng gọi pháo. Bom pháo luôn là mối đe dọa kinh hoàng đối với chúng tôi sau mỗi trận đánh. Không rút nhanh, thoát ra được nhanh, kể cả khi ta đã làm chủ trận địa thì khả năng thương vong rất cao. Trên đường chúng tôi rút chạy về đến khu tạm trú ở Huội Chăm-Pi (chỗ đó có hầm chữ A vững chắc và chưa bị lộ). thêm 4 người nữa hy sinh về đạn pháo, 3 người bị thương. Thế là chỉ trong một trận đánh không lớn vào buổi sáng đại đội tôi đã hy sinh mất 6, bị thương 4 và chúng tôi cũng chỉ còn đủ sức khiêng vác tất cả về đến huội Chăm-pi. May là địch chỉ gọi pháo bắn chứ không tổ chức truy kích chúng tôi.

               Phía C5 cũng không hơn gì chúng tôi. Họ bị địch phát hiện và tấn công trước. Bên đó lại còn không được cối 82 của tiểu đoàn hỗ trợ. Thực chất tiểu đoàn có lẽ cũng định tổ chức lùng sục vũ trang, gặp đơn vị nhỏ của địch, đánh phủ đầu tiêu hao sinh lực của chúng thôi, không ngờ cả 2 C đều gặp lực lượng lớn của địch. Không kể bị thương, C5 cũng có 5 tử sĩ.

               Cả hai đại đội chúng tôi khiêng thương binh, tử sĩ kéo nhau vượt về bờ Bắc huội Chăm-pi, đến tập kết tạm tại khu vườn chuối. Bây giờ cũng đã giữa chiều rồi còn gì.

….


Bản Phin - Bản Soan (?) - Lao Ngam - Huoi Champi

Logged
Trên Lầu
Thành viên
*
Bài viết: 128


« Trả lời #382 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2010, 11:57:01 pm »

Rất chia sẻ với đồng chí nghiacdt. Nnăm 1992, khi mình đang học ở trường SQLQ I, trong buổi giới thiệu về cách mắc màn khi nằm võng trong lúc dã ngoại, đ/c trung đội trưởng khung kiêm giáo viên hướng dẫn anh em vắt màn qua dây đỉnh võng để hở 2 đầu. Nói chung là mọi người đều thấy không hợp lý nhưng có lẽ nghĩ rằng chả bao giờ dùng đến nên nên không thắc mắc gì. Mình là loại hiếu sự nên có hỏi như vậy thì mắc màn có tác dụng gì nếu như muỗi vẫn ra vào vô tư và được giải thích là trong chiến đấu việc bị muỗi đốt thì có ăn thua gì (chống chế một cách vụng về). Không thỏa mãn với cách giải thích như vậy lúc có dịp mình hỏi cụ già, cụ là lính hết chiến tranh phục viên với quân hàm hạ sĩ quan thì được hướng dẫn cách mắc màn hết sức thỏa đáng. Năm 1992, quân đội ta mới bước ra khỏi cuộc chiến cuối cùng thời gian không xa. Từ ví dụ nhỏ nêu trên mình thấy có rất nhiều kinh nghiệm chiến tranh hết sức quý báu giúp cho tiết kiệm xương máu người lính đã nhanh chóng bị lãng quên không được truyền lại cho thế hệ sau (riêng sốt rét cũng đã gây tổn thất không nhỏ làm mất sức chiến đấu của bộ đội). trong trường họp tình huống chiến tranh xảy ra nhiều việc lại phải bắt đầu lại từ đầu. Giá như có điều kiện tập hợp ghi chép lại những điều tưởng nư nhỏ nhặt này thành các tài liệu để truyền lại các thế hệ sau thì rất quý báu. Việc này ở quân đội nhiều nước đã làm rất tốt, trong quá trình làm việc mình đã có điều kiện tiếp xúc với một số tài liệu hướng dẫn kiểu như sổ tay dành cho chiến sĩ của quân đội nước ngoài thấy rất tiếc là quân đội ta đã bỏ phí một tài nguyên trí tuệ lớn của các lớp đàn anh đi trước.
Vĩ thanh: Sau này không nhớ cụ thể lúc nào mình có đọc một bài báo trên báo QDND nói về việc một đơn vị của Quân Đoàn 3 luyện tập hành quân dã ngoại gặp mưa tất cả đều bị ướt mặc dù được trang bị đầy đủ tăng võng, đơn giản là từ lính đến quan đều không biết cách mắc võng.

Không phải đâu,
Sách vở truyền đạt kinh nghiệm của quân ta thì vô khối ... các loại sổ tay không thiếu. Chẳng qua là các bác học sĩ quan cấp phân đội bây giờ chịu nhiều áp lực quá và cũng chả có thời gian và thói quen vào thư viện lục sách nữa!

Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #383 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2010, 06:24:08 am »

  Giá như ai cũng hiểu được như bạn nghiacdt thì tốt biết bao , nhất là cấp chỉ huy . Nhớ lại thời huấn luyện , khi đêm có báo động chiến đấu là lính mình cứ cuống cuồng làm thằng Hùng "sớm nắng chiều mưa" A Tr được dịp chửi bới ... mà cái việc làm chậm nhất là đi giày , vì dây hay bị tuột khỏi lỗ xỏ . Vậy mà qua 1 CCB bên K (thăm em ) chỉ dẫn , chúng tôi biết cách xỏ dây giày mà không bao giờ bị tuột .
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #384 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2010, 07:28:44 am »


Vĩ thanh: Sau này không nhớ cụ thể lúc nào mình có đọc một bài báo trên báo QDND nói về việc một đơn vị của Quân Đoàn 3 luyện tập hành quân dã ngoại gặp mưa tất cả đều bị ướt mặc dù được trang bị đầy đủ tăng võng, đơn giản là từ lính đến quan đều không biết cách mắc võng.
Muốn không bị ướt phải làm cọc phụ, có thể nơi mắc võng là rừng của dân lính không dám chặt phá như trước kia.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #385 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2010, 01:24:26 pm »

 Để khỏi phải chặt cây của dân và nhanh chóng khi mắc võng , mà nước mưa không chảy vào võng , mình đã đề nghị HẬU CẦN  chế tạo thêm hai cái khoen xâu vào nhau như mắc xít của dây lòi tói ( dây chuyền đeo cổ). Một đầu cột vào võng , một đầu cột vào dây để cột vào cây , Như thế không bao giờ hai vòng tròn cùng nằm trong một mặt phẳng và nước mưa không thể nào chảy vào võng được , vã lại mỗi đầu chỉ cần hai vòng thép cọng 5 ly , vòng tròn đường kính 50 ly , thì anh em chiến sỹ khmang nặng hơn bao nhiêu . Anh em trên mạng khen là sáng kiến hay , nhưng không biết Hậu Cần có nghe không . Hay là chỉ lo cải tiến quân phục , thì kiếm tiền Nhà Nước dễ hơn.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #386 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2010, 01:33:07 pm »

Để khỏi phải chặt cây của dân và nhanh chóng khi mắc võng , mà nước mưa không chảy vào võng , mình đã đề nghị HẬU CẦN  chế tạo thêm hai cái khoen xâu vào nhau như mắc xít của dây lòi tói ( dây chuyền đeo cổ). Một đầu cột vào võng , một đầu cột vào dây để cột vào cây , Như thế không bao giờ hai vòng tròn cùng nằm trong một mặt phẳng và nước mưa không thể nào chảy vào võng được , vã lại mỗi đầu chỉ cần hai vòng thép cọng 5 ly , vòng tròn đường kính 50 ly , thì anh em chiến sỹ khmang nặng hơn bao nhiêu . Anh em trên mạng khen là sáng kiến hay , nhưng không biết Hậu Cần có nghe không . Hay là chỉ lo cải tiến quân phục , thì kiếm tiền Nhà Nước dễ hơn.
Có lý đấy bác Hai.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #387 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2010, 03:03:48 pm »

Cảm ơn bác RongXanh:
Bản đồ của bác đúng là khu vực Lào Ngam và Bản Phin, Bản Soan đấy.
Phía bờ Bắc Huội Chăm pi địa hình dốc, rừng rậm, còn bờ Nam chỉ có sát suối là dốc. Ra đến mấy cái Bản và đường 231 thì khá bằng phẳng và rộng, rừng thưa có nhiều cây xúp xúp.
Mong được bác chỉ dẫn tiếp qua bản đồ con đường hành quân.
Logged

rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #388 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2010, 08:35:36 pm »


Bản đồ của bác đúng là khu vực Lào Ngam và Bản Phin, Bản Soan đấy.
Phía bờ Bắc Huội Chăm pi địa hình dốc, rừng rậm, còn bờ Nam chỉ có sát suối là dốc. Ra đến mấy cái Bản và đường 231 thì khá bằng phẳng và rộng, rừng thưa có nhiều cây xúp xúp.
Mong được bác chỉ dẫn tiếp qua bản đồ con đường hành quân.

Chắc là các bác ở bờ Bắc Huoi Champi đánh xuống.

Bác cứ nêu địa danh, để em thử tìm bản đồ cho bác.
Logged
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #389 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 05:51:46 am »

Qua đọc được những hồi ức của chú và các chú khác trong quansuvn.net, cháu thấy hiểu đúng, rõ ràng về cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, đánh Trung Quốc.
Và thấy đây là những thông tin chân thực nhất, về một giai đoạn lịch sử không thể nào quên. Thấy cuộc chiến tranh đúng là như vậy. Đó là cuộc đời.
Mảng đề tài chiến tranh Việt Nam, bây giờ, các chú mà không viết, thì lớp sau, hay các nhà văn, nhà viết sử bây giờ, chỉ viết như kiểu mô phỏng và thêm thắt, suy luận, không chân thực.
Chắc sẽ có ai đó suy nghĩ rằng, nếu thấy máu chảy, thấy hy sinh, hiểu quá sâu về chiến tranh, thì còn ai giám hy sinh.
Nhưng, các chú, các chú cũng đã chứng kiến, đã trải qua những khó khăn, các chú vấn “dấn thân”.


@nghiacdt:

Dù sao cũng thấy vui vì sự đồng cảm của bạn vói những CCB trong QSVN.
Đúng là những câu chuyện các CCB kể rất chân thực bạn ạ. Chuyện mỗi người lính trên chiến trường là một chi tiết của bức tranh lịch sử tổng thể. Thiếu thì không được mà để cho đủ thì liệu có dễ. Trong các cuộc chiến tranh có bao nhiêu người lính, sẽ viết như thế nào, viết tất cả ư. Tôi nghĩ những chiến sĩ Việt Nam thật tuyệt vời khi họ đã chiến đấu hi sinh và khiêm tốn khi kể về mình. QSVN chỉ mới có sự tham gia rất ít, rất ít trong hàng vạn người lính đã từng tham gia chiến đấu.
KHông phải sợ viết hết những gian khổ hi sinh sẽ làm cho những thế hệ sau không dám hi sinh đâu bạn.Lịch sử dân tộc mình thế nào, bạn, tôi và các thế hệ đều tự hào kia mà.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM