Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:30:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những ký ức hào hùng một thời chiến đấu của E726/F309 (đoàn 7704/MT479)  (Đọc 245943 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #190 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 06:20:11 pm »

 Đúng rồi ,hiện nó đang bán quán nhậu ở dọc QL 26 cây số 6 Phước lâm -Ninh xuân , như vậy là đụng với D1  E812 chứ không phải D2 của 812 ,xin đính chính lại nghen! BS 812 .
 Sau này khi về 7704 mình mới điều về trinh sát D và học khóa trinh sát do mặt trận mở ,có cả Hào trinh sát cối 120 của 812,Nguyễn công Thành ,Võ Xuân Mai  cũng là trinh sát của 812 học tại Battambang ,sau này nghe tin THÀNH và MAI hy sinh ,Nguyễn công Thành ở gần nhà ông già của mình hồi nhỏ ( cùng thôn với THÀNH , Nguyễn đức Dũng hy sinh ngày 30-5-1979 là anh em chú bác ruột với Thành )...
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #191 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 03:12:07 pm »

   
 Cũng qua bài viết này cho tôi thay mặt Ban liên lạc đồng đội KHÁNH HÒA xin lỗi các đồng đội 726 và các đồng đội 7704  ,vì không thể liên lạc được hết các anh em chúng ta ,nên thiệp mời có hạn chế và không gởi đến tay các đồng đội được ,nhân tiện trang diễn đàn kính mời các đồng đội 726 và 7704 nhận được thông tin này thay cho GIẤY MỜI cùng đến dự tại địa điểm đã thông báo .
 

Chào bác dungtrinhsatd1.
Chào các bác CCB E726/F309 Đoàn 7704


Qua trang QSVN DK1278 tui được gặp các bác CCB Khu 5 là một dịp may cho tui và xin được một dịp may nữa...

Xin tự giới thiệu DK1278 tui lính 78 đơn vị C19 - E740 - F302; đến năm 81 E 740 thuộc 7705 đoàn xây dựng chính quyền. Từ những ngày đầu thành lập C19 (tháng 9/79) đơn vị tiếp nhận lính ở nhiều tỉnh thành trong nước như: Sông Bé, Long An, Tây Ninh, TP.HCM, một số ae phía Bắc; trong đó có một số anh em lính 78 từ một đơn vị Khu 5 về cùng kề vai, sát cánh công tác, chiến đấu cho tới ngày ra quân tháng 8/82.... cho đến nay chúng tôi mất liên lạc do nhiều hoàn cảnh khác nhau mà không tìm nhau được mong các bác cũng thông cảm...

Nay qua trang QSVN gặp các bác CCB Khu 5 chiến đấu trên chiến trường K đã có sự gắng kết liên lạc với nhau tuy không cùng đơn vị nhưng với tình người lính cùng chiến trường có thể đến với nhau.

 DK1278 tui xin các bác giúp giùm nếu có tình cờ biết được hai bạn trong hình xin gửi lời chào hỏi và thông báo giúp anh em có dịp gặp nhau (việc này cũng giống như mò kim đáy bể vậy mình chỉ cầu may Shocked Shocked Shocked) mong các bác giúp đỡ cho
số đt: 0906361959 - Đình Khánh

DK1278 tui xin xin gửi một vài tấm hình chân dung những người đồng đội, người bạn cũ.
__________________________________________________________________________
- Đặng Lượng lính 78 quê Khánh Hoà về C19 từ năm 79 đến khi ra quân năm 8/82

__________________________________________________________________________
- Thành quên họ lính 78 quê Khánh Hoà về C19 từ năm 79 đến khi ra quân 8/82

__________________________________________________________________________
Hình chụp chung trong B Đặng Lượng người ngồi dưới là Lượng

____________________________________________________________________________
Mò kim đáy bể..... Xin các bác CCB đoàn 7704 ở Khu 5 có biết được xin thông báo giúp
Xin chân thành cám ơn....
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #192 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2012, 08:40:13 pm »

  Chào bạn DK 1278 ,Đoàn 7705 Xiêm riệp ,qua lời nhắn của bạn tôi sẽ cố gắng truyền đạt lại cùng đồng đội 726 trong toàn tỉnh Khánh hòa về tin nhắn của bạn ,nhưng trước đây Phú khánh là 2 tỉnh hợp thành phú yên và Khánh hòa ,hiện nay cánh đồng đội Phú yên ,(Nghĩa Bình ) chưa bắt được liên lạc được ,chỉ thỉnh thoảng vài người ,nếu là dân Khánh hòa thì anh em 726 sẽ lục tìm ra thôi ! Vì 726 là nguyên gốc miền trung và cũng là nguyên gốc 7704 ,lính 78 chúng tôi ngày đầu bổ sung toàn bộ cho E 726 ngoại trừ cán bộ khung ,là lính khu 5 từ Bình thuận cho đến Đà nẳng  và nguyên 1 E 726 của F 309 điều sang thành lập đoàn 7704 ở Battambang ....lâu nay thỉnh thoảng có gặp vài người 7705 ở đất Khánh hòa ,nhưng có thông tin sẽ tìm ra .
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #193 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 09:03:26 am »

  Chào bạn DK 1278 ,Đoàn 7705 Xiêm riệp ,qua lời nhắn của bạn tôi sẽ cố gắng truyền đạt lại cùng đồng đội 726 trong toàn tỉnh Khánh hòa về tin nhắn của bạn ,nhưng trước đây Phú khánh là 2 tỉnh hợp thành phú yên và Khánh hòa ,hiện nay cánh đồng đội Phú yên ,(Nghĩa Bình ) chưa bắt được liên lạc được ,chỉ thỉnh thoảng vài người ,nếu là dân Khánh hòa thì anh em 726 sẽ lục tìm ra thôi ! Vì 726 là nguyên gốc miền trung và cũng là nguyên gốc 7704 ,lính 78 chúng tôi ngày đầu bổ sung toàn bộ cho E 726 ngoại trừ cán bộ khung ,là lính khu 5 từ Bình thuận cho đến Đà nẳng  và nguyên 1 E 726 của F 309 điều sang thành lập đoàn 7704 ở Battambang ....lâu nay thỉnh thoảng có gặp vài người 7705 ở đất Khánh hòa ,nhưng có thông tin sẽ tìm ra .
Chào bác dungtrinhsatd1.
Cám ơn bác đã có ý giúp ae tụi tui CCB C19 liên lạc với đồng đội. Như bác nói thỉnh thoảng có gặp vài người ở 7705 là có thể tìm ra manh mối vì đoàn 7705 tiểu đoàn địa bàn xây dựng chính quyền có D51 đóng quân liền thời gian dài, nguyên tiểu đoàn này khi mới thành lập là toàn bộ khung và lính của một đơn vị bên khu 5 sang nên anh em ở từ Đà Nẵng cho đến Nghĩa Bình....

Thông báo các bác ae CCB C19 tui từ khi ra quân năm 82 - 83 đến nay cũng liên lạc họp mặt nhau thường quân số cũng gần cả đại đội khi xưa rồi được 20 người ở các tỉnh phía Nam. Cừ mỗi lần gặp nhau thì nhắt và nhớ ae ở ngoài này lắm nếu có một sự may mắn hội ngộ được thì hay lắm... ae trong nay mong được ngày ấy.
Nhân đây DK1278 tui gửi những tấm hình ae CCB trong này nếu có điều kiện gặp nhau nhờ các bác CCB ngoài đó xem hình để nhận diện

Một lần nữa rất mong sự giúp đở của dungtrinhsatd1, cùng anh em CCB ngài đó

Chân thành cám ơn...!
_________________________________________________
Hình ae CCB C19 họp mặt nhân ngày đám cưới con của Thông hí tại Tây Ninh (hôm ấy ae C19 được 12 người)
từ trái sang Thắng, Mẫn ở B.Dương; Thông hí, A.Khoai B trưởng; hai người em và Ba Thông; Khánh yta; Đạt văn thư ở Sài Gòn; Xin anh nuôi Long An; Sỹ B Dương, Quang con Sài gòn, người đeo kính là Dương, áo xanh đứng trước là Ngọc, người cuối cùng là A.Để B trưởng


_____________________________________________________________
năm 2011 về thăm lại chiến trường xưa gặp lại a Kán C trưởng C19 tại PNongPenh (Khánh, Đạt, Xín)

___________________________________________________________________________________
Thân chào các bạn E 726 - F309 - 7704
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #194 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 07:27:29 pm »

Già hết rồi nhỉ ?  Mới một thời oanh liệt nay đã 34 năm rồi nhỉ ? những ngày đầu gian khổ mới thấy thắm thía tình đồng đội ,sau bao năm bôn ba kiếm sống đời thường ngày gặp mặt thật là nhớ thương ,thấy những hình ảnh của các bác cũng giống như chúng tôi ,cứ ray rức mãi có 1 cái gì đó chưa nói hết ....
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #195 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 07:43:06 pm »

 viết bởi: D14caoxaF309

Chuyên mục: Đồng đội Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước

 Nền an ninh của Việt Nam luôn bị đe dọa. Những tưởng sau khi đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, không có một tên xâm lược dám đụng đến Việt Nam. Song, sau khi Đế quốc Mỹ rút khỏi nước ta, bè lũ tay sai thất bại hoàn toàn, thì kẻ thù mới lại xuất hiện. Đó là tập đoàn phản động Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon. Chúng là đội quân xung kích, tay sai của một số nước trong khu vực, tiến hành xâm lấn biên giới và lãnh thổ nước ta. Mục đích của chúng là tìm mọi cách hạn chế sự lớn mạnh của một nước Việt Nam thống nhất; bằng cách là tiêu hao tiền của, sinh lực của chúng ta. Gây ra cuộc chiến tranh biên giới, chúng thừa biết là sẽ không đánh bại được Việt Nam, nhưng chúng buộc chúng ta phải duy trì một lực lượng quân sự hùng hậu, từ đó không còn khả năng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Bọn tay sai đã từng tính toán rằng: nếu lực lượng quân sự của Việt Nam duy trì quân số khoảng trên 2 triệu người, trải ra khắp đất nước, mỗi ngày, mỗi người lính tiêu thụ khoảng 20 USD(bao gồm cả súng đạn, lương thực, thực phẩm, thuốc men, quân trang, quân dụng), thì nước Việt Nam sẽ kiệt sức hoàn toàn sau vài năm chiến tranh. Đây là con số tính toán thấp nhất, theo tiêu chuẩn Việt Nam. Nhưng chúng đã lầm. Người Mỹ trước đây cũng đã từng tính toán như thế và họ đã thất bại hoàn toàn.


Những ngày đầu của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trên biên giới Tây Nam, chúng ta đã giành được thắng lợi. Nhưng kẻ thù vẫn còn đó, nguy cơ đe dọa đối với trên một nửa nước ta vẫn chưa bị loại trừ. Mặt khác, sau khi Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia ra đời, với mục đích vừa là giúp Bạn đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, xây dựng lại chính quyền cách mạng mới ở Campuchia; vừa để loại trừ tận gốc nguy cơ đe dọa nền an ninh của nước ta; Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng quyết định mở chiến dịch tổng tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch, giải phóng hoàn toàn đất nước Campuchia. Đó là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Trước khi bước vào chiến dịch tổng tiến công, cũng như các đơn vị của Quân khu, sư đoàn bộ binh 309 đã quán triệt tinh thần nghị quyết 04 của Trung ương Đảng, nghị quyết 05 của Thường vụ Đảng uỷ Quân khu 5 về nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế, đồng thời hạ quyết tâm giành thắng lợi trọn vẹn cả về quân sự và chính trị trong chiến dịch này.
Đến bây giờ ta có thể hình dung giai đoạn 1 của chiến dịch có tính chiến lược này là các lực lượng vũ trang Quân khu 7 và của Bộ tiến công trên hướng chủ yếu từ địa bàn tiếp giáp tỉnh Tây Ninh theo đường số 1 tiến đến Niếc Lương giáp sông Tôn-lê Sáp. Hướng quan trọng bao gồm các lực lượng vũ trang Quân khu 5 tiến công theo trục đường 19 đến Bung Lung-Ven Xai-Strungtreng.
Giai đoạn 2 tiến công vào Phnôm Pênh, Công Pông Chơ Năng trên hướng chủ yếu và Prếch-vi-hia, Sisôphôn, Bát Tam Băng, hướng quan trọng.
Trên hướng Đông Bắc, Quân khu 5 sử dụng sư đoàn bộ binh 309, sư đoàn bộ binh 307 và một số đơn vị khác.
Để chuẩn bị cho chiến dịch tổng tiến công, sau khi đánh chiếm cao điểm 312, theo lệnh của sư đoàn, trung đoàn bộ binh 31 bàn giao trận địa cho trung đoàn bộ binh 726 chốt giữ; nhanh chóng cơ động xuống đánh địch ở khu vực cao điểm 230-Phinây và sau khi sư đoàn đưa trung đoàn bộ binh 96 vào chiến đấu thì trung đoàn bộ binh 31 được rút về khu vực Đức Cơ, cùng với trung đoàn bộ binh 812 tổ chức lực lượng, huấn luyện bổ sung để tham gia chiến dịch.
Vừa ra đời được hơn 2 tháng, sư đoàn bộ binh 309 được giao nhiệm vụ đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu, mở màn chiến dịch của các lực lượng vũ trang Quân khu 5. Đây là lần đầu tiên sư đoàn bộ binh 309 tham gia chiến đấu trong đội hình Quân khu với quy mô là những trận chiến đấu của binh chủng hợp thành. Cả sư đoàn rất phấn khởi ra quân, đây là thời điểm quan trọng để mọi cán bộ chiến sĩ lập công, làm rạng danh truyền thống của sư đoàn.
Bước vào chiến dịch, trên mặt trận Tây Nam nhộn nhịp, sôi động hẳn lên. Từng đoàn xe cơ giới chuyển quân, cơ động lực lượng, vận chuyển vũ khí, đạn dược và lương thực từ phía sau ra phía trước suốt ngày đêm.
Sư đoàn bộ binh 309 đưa tiếp trung đoàn bộ binh 812 và trung đoàn pháo binh 36 bước vào tham chiến.
Trong quyết tâm và kế hoạch chiến đấu của chiến dịch, trung đoàn bộ binh 812 được giao nhiệm vụ đột phá, mở đường cho trung đoàn bộ binh 31 cùng với xe tăng thọc sâu tiến công địch trên hướng chủ yếu của chiến dịch.
Là một trung đoàn bộ binh được thành lập vào ngày 19-5-1974 trên cơ sở các đơn vị tiền thân của Quân khu 6 cũ, hoạt động chủ yếu trên chiến trường Nam Trung Bộ, trung đoàn bộ binh 812 cũng được tổ chức thành 3 tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh (chủ yếu pháo mang vác) và một phân đội đặc công.
Trong tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, trung đoàn bộ binh 812 tham gia chiến đấu cùng các đơn vị của Quân khu 5 giải phóng Tánh Linh, Hoài Đức, Thiện Giao (thuộc tỉnh Bình Tuy-nay là tỉnh Ninh Thuận). Đồng thời trung đoàn còn phối hợp với các đơn vị bạn tiến công giải phóng tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt và các thị xã Phan Rang, Phan Thiết, Bình Tuy, trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Trong những năm chiến tranh giải phóng, trung đoàn bộ binh 812 đã có một bề dày lịch sử oanh liệt. Năm 1975, trung đoàn đã được Quốc hội Chính hủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các tiểu đoàn bộ binh được Quân khu điều động về xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Cũng như trung đoàn bộ binh 96, trung đoàn bộ binh 812 được bổ sung chiến dịch mới và chuyển sang làm nhiệm vụ kinh tế thuộc đoàn 334 Quân khu 5 xây dựng các công trình thuỷ lợi và trồng bông ở Thuận Hải. Khi chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, trung đoàn bộ binh 812 được chính thức phiên chế 3 tiểu đoàn bộ binh, tiểu đoàn 1, 2, 3 và các phân đội trực thuộc Trung đoàn được cơ động lên triển khai phía Nam tỉnh Đắc Lắc.
Là một đơn vị luôn hoàn thành nhiệm vụ trong những điều kiện hoạt động độc lập, sức cơ động chiến đấu cao. Trong chiến dịch này trung đoàn chiến đấu trong đội hình của sư đoàn và Quân khu, và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Người trung đoàn trưởng và chính uỷ đầu tiên của trung đoàn bộ binh 812 trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam này là thiếu tá Lê Đức Thiện và thiếu tá Trần Đình Quỳ. Các anh là những cán bộ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành ngay trên quê hương đã ra đời trung đoàn mà các anh đang chỉ huy, lãnh đạo.
Tháng 12 năm 1978, thời cơ đã đến độ chín muồi. Tuy cuộc chiến trên chiến trường biên giới vẫn diễn ra quyết liệt và phức tạp, nhưng địa bàn trên hướng Đông Bắc Campuchia vẫn được giữ vững.
Ngày 2-12-1978, “Mặt trận Dân tộc Cứu nước Campuchia” ra đời. Trong cuộc tổng tiến công này, lực lượng vũ trang Cách mạng hai nước Việt Nam-cách mạng đã sát cánh bên nhau, cùng với nhân dân Campuchia bị áp bức, nổi dậy đập tan chế đột diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon, cứu đất nước Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, xây dựng lại chính quyền Cách mạng từ trên đống tro tàn.
Ngày 22-12-1978, chiến dịch tổng công kích bắt đầu.
Sau khi trung đoàn bộ binh 812 đánh những trận mở màn chiến dịch, tiêu diệt một lực lượng của trung đoàn bộ binh 81 thuộc sư đoàn bộ binh 801 Pol Pot tại Phinây, mở ra một khoảng trống để cho trung đoàn bộ binh 31 và xe tăng bước vào triển khai đội hình thọc sâu. Địch từ các hướng dồn về cố thủ tại ngã 3 Công hương, ngăn chặn cuộc tiến công như vũ bão của ta. Không bỏ lỡ cơ hội, trong khi trung đoàn bộ binh 31 và xe tăng chưa lên kịp, trung đoàn bộ binh 812 tiếp tục tiến công theo trục đường 19, vào sâu nội địa Campuchia gần chụ km, vượt qua những bài mìn dày đặc và địa hình phức tạp. Các tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn 812 tiến công địch liên tục. Bọn địch vừa ngoan cố chống trả, vừa lùi dần từng bước. Lùi đến đâu, chúng rài mìn đến đó và tìm mọi cách để tiến công vào hai bên sườn đội hình của trung đoàn bộ binh 812. Khi xe tăng của ta tiến công trên trục đường 19 thì có 2 tên lính Pol Pot leo lên cây cao bên vệ đường, dùng súng chống tăng B40-B41 bắn chát 2 xe tăng của ta. Bộ binh ta phát hiện được liền bắn hạ chúng rơi xuống đất.
Ngày 25-12-1978, tuyến phòng thủ hướng Đông Bắc của địch gồm 2 sư đoàn bộ binh 801 và 920 đã bị chọc thủng. Sư đoàn bộ binh 309 và các đơn vị trên hướng này của Quân khu 5 tiêu diệt sư đoàn bộ binh 801, giải phóng hoàn toàn thị xã Pô-keo, Lum Phát tỉnh Ratanakiri và thị trấn Cô-nhét thuộc tỉnh Mungđunkiri.
Ngày 26 tháng 12, sư đoàn 920 Pol Pot rút về co cụm tại khu vực núi Xanh. Sư đoàn đã tổ chức một tổ trinh sát do đồng chí Phạm Văn Mai chỉ huy, đi trinh sát mục tiêu này. Qua báo cáo của tổ trinh sát, sư đoàn xác định đúng là Sở chỉ huy sư đoàn 920 của địch đóng tại núi Xanh. Mặc dù gần sát đến ngày tết Nguyên đán, nhưng sư đoàn đã hạ quyết tâm chớp lấy thời cơ tiến công ngay. Ngày 28 tháng 12, sư đoàn thực hiện tiến công Sở chỉ huy sư đoàn 920 địch. Sau 3 giờ chiến đấu, trung đoàn bộ binh 812 đã tiêu diệt được mục tiêu này, thu 2 điện đài 50W, 2 bộ đại phẫu thuật, 2 khẩu cối 120 mm, 3 khẩu ĐKZ75, 100 xe ô tô và nhiều đạn được quân trang quân dụng.
Tại thị xã Von Sai, trung đoàn bộ binh 31 tiến công tiêu diệt Sở chỉ huy sư đoàn 801. Tiểu đoàn bộ binh 7 phối hợp với một số lực lượng khác, do Thượng uý tiểu đoàn trưởng Lê Văn Thuận chỉ huy đã loại khỏi vòng chiến đấu một tiểu đoàn địch, diệt tại chỗ 50 tên.
Sư đoàn bộ binh 307 của Quân khu, giải phóng hoàn toàn thị xã Bung Lung vào ngày 31-12-1978.
Tính từ ngày chiến dịch tổng tiến công được bắt đầu cho đến đầu tháng 1 năm 1979, trên hướng Đông Bắc, các lực lượng vũ trang của Quân khu 5 đã loại khỏi vòng chiến đấu phần lớn lực lượng của 2 sư đoàn bộ binh Pol Pot là sư đoàn bộ binh 801 và 920; thu gần 100 xe quân sự, trên 90 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự khác. Đã giải phóng được một khu vực rộng lớn gồm các tỉnh Ratanakiri, Mungđunkiri, Strungtreng, phần lớn tỉnh Prêch-vi-hia. Hàng vạn người dân Campuchia được giải phóng thoát khỏi ách kìm kẹp của bọn đao phủ Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon; Quân khu 5 đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ bước 1 của chiến dịch. Toàn bộ số địch còn lại (lực lượng còn khá đông) chạy về hướng Tây Campuchia, dồn về các tỉnh Xiêm Riệp, Ôt-đô-Miên-chay và tỉnh Bát Tam Băng miền Tây Bắc Campuchia.
   


        Bài viết trên mình đọc hoài thấy như mình đang ở những ngày chiến đấu ,mình copy vào đây để đọc lại và ôn lại những ký ức xưa ,các đồng đội suy ngẫm nhé !!!
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #196 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 08:42:47 pm »

viết bởi: D14caoxaF309

Chuyên mục: Đồng đội Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước

. . .
Ngày 26 tháng 12, sư đoàn 920 Pol Pot rút về co cụm tại khu vực núi Xanh. Sư đoàn đã tổ chức một tổ trinh sát do đồng chí Phạm Văn Mai chỉ huy, đi trinh sát mục tiêu này. Qua báo cáo của tổ trinh sát, sư đoàn xác định đúng là Sở chỉ huy sư đoàn 920 của địch đóng tại núi Xanh. Mặc dù gần sát đến ngày tết Nguyên đán, nhưng sư đoàn đã hạ quyết tâm chớp lấy thời cơ tiến công ngay. Ngày 28 tháng 12, sư đoàn thực hiện tiến công Sở chỉ huy sư đoàn 920 địch. Sau 3 giờ chiến đấu, trung đoàn bộ binh 812 đã tiêu diệt được mục tiêu này, thu 2 điện đài 50W, 2 bộ đại phẫu thuật, 2 khẩu cối 120 mm, 3 khẩu ĐKZ75, 100 xe ô tô và nhiều đạn được quân trang quân dụng.
. . .
Về việc tấn công sư đoàn 920 của Pôn-pốt tuy sử sách ghi vắn tắt như vậy. Nhưng bọn chỉ huy sư 920 cũng là những tên cáo già, theo lời anh Khánh thông tin vô tuyến D2 thì trinh sát mình bám cứ không rõ có để lại dấu vết gì hoặc chúng đã trinh sát qua sóng vô tuyến. Khi đội hình tấn công lên có pháo binh hỗ trợ, thì địch đã rút bỏ vị trí cũ. Chúng bố trí lực lượng nghênh cản cách đó chừng 2km, ta chiếm lĩnh trận địa như vào chốn không người. Khi đội hình phát triển lên ngay trong đêm ấy gặp phải đội hình phòng ngự nghênh cản của chúng, phía bộ đội mình bị thương vong đáng kể. Nhưng với tinh thần quyết chiến quyết thắng, E812 đã đánh cho chúng tan nát ngay sáng hôm sau . . .
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #197 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2012, 08:12:19 pm »

 Phần này mình copy trên trang "cuộc chiến tranh bắt buộc "


. Đội hình của sư đoàn bộ binh 309 lúc này đã được điều chỉnh lại như sau:

-Trung đoàn bộ binh 31, đứng chân ở Buôi Chrey và hoạt động ở khu vực Ba núi (tên địa danh này là do ta đặt ra, vì có 3 hòn núi nằm cạnh đường số 10 từ thị xã Bát Tam Băng đi Pailin).

-Trung đoàn bộ binh 250 đứng chân ở Ochipu, gần cao điểm 550, khu vực Tà Sanh-Sầm Lốt.

-Trung đoàn bộ binh 812 đứng ở thị trấn Pailin, cách biên giới Campuchia-Thái Lan khoảng 10 km, là nơi có đồn điền cà phê và mỏ đá kim cương.

-Trung đoàn bộ binh 96 đứng ở Côm-Riêng, về phía Bắc thị trấn Pailin khoảng 20 km và sát đường biên giới Thái Lan.

-Trung đoàn bộ binh 726, từ huyện Pailin, trên trục đường 10, được rút về thị xã Bát Tam Băng và trực thuộc đoàn 7704 làm nhiệm vụ trong nội địa.

-Trung đoàn pháo binh 36 cùng Sở chỉ huy sư đoàn vẫn triển khai ở thị xã Bát Tam Băng.


Xem ra thì lực lượng chủ lực của ta đã bị dàn mỏng, phân tán. Ở đây, chúng ta đã xây dựng một khu vực phòng ngự của một sư đoàn, trong đó có 3 trung đoàn như một bàn tay xoè ra 3 hướng, triển khai trên tuyến một, với chính diện khoảng từ 60-80 km, trên bành trướng phía tây tỉnh Bát Tam Băng. Thậm chí, ở sư đoàn bộ binh 309 và một số đơn vị khác của Mặt trận 479, có những đại đội độc lập, cách biệt đội hình cả chục km. Do đó đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển tiếp tế và chi viện chiến đấu, khi bị địch tấn công.
 
  Logged 
 
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #198 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2012, 08:24:51 pm »

Mình đang đọc các bài viết của trang " cuộc chiến tranh bắt buộc "ở trang 4 có những đoạn viết về đơn vị của mình ,mình copy vào trang của mình để làm tư liệu và để các đồng đội chúng ta tham khảo


Sau khi đoàn chuyên gia quân sự 7704 được thành lập, Sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 309 chuyển lên đập Pinh-Puôi phía Đông Bắc đường 10, cách xã Lâm-Chầm-Pâu (Ba núi) khoảng 10 km. Nơi đây có một đập nước được tạo thành bởi một con đê nối liền giữa 2 ngọn núi cách nhau khoảng 2 km đường chim bay. Sở chỉ huy được đặt ở đầu con đê (cũng là con đường xe ô tô đi được) về phía Đông Bắc. Trước mặt Sở chỉ huy là đồng ruộng, làng mạc và đập nước; phía sau lưng, về phía Tây là một dãy các điểm cao. Thật là một địa hình lý tưởng! Tôi đã cho thiết lập một chốt quan sát trên điểm cao. Dưới chân điểm cao này là Sở chỉ huy sư đoàn, phía sau điểm cao là tiểu đoàn trinh sát; kế đến là tiểu đoàn vận tải và hệ thống kho tàng. Quang cảnh ở đây trên là núi, dưới là đập nước mênh mông, đúng với câu “sơn thủy hữu tình”, không khác gì một khu an dưỡng, nghỉ mát.


Để tạo nên nếp sống văn hóa trên chiến trường, chúng tôi đã chú ý đến công tác xây dựng doanh trại, duy trì các chế độ chính quy. Ngoài các công trình chiến đấu như hầm hào, công sự, chúng tôi đã tiến hành xây dựng một loạt các công trình khác như hội trường, nhà kho, bệnh xá, doanh trại bộ đội, với các công trình thể thao, thể dục. Và, đặc biệt là quan tâm đến hệ thống đường sá cơ động từ Sở chỉ huy đi các hướng.
Trung đoàn pháo binh 36 (nay đổi tên là trung đoàn pháo binh 487) từ thị xã Bát Tam Băng được điều lên đứng chân ở xã Tà Hen trên trục đường 58. Trục đường này chạy dài từ Sisôphôn đế Bà Vâl-Lô-Via-Tà Hen về Sơ-rê-an-tiếc, xuống thị trấn Pailin, hợp điểm với đường số 10 tại Pailin.

  Sau khi 726 được chuyển về thành lập đoàn 7704 tiểu đoàn 1 đứng chân ở " Thmacol" ngay huyện battambang  nhưng tiền phương thì đóng quân ở "bà vân" C2 đóng ở " congpong chơ năng" C3 đóng ở " tà hen" khoảng cách đội hình các C khá xa , tiểu đoàn 3 đóng quân ở Si sô phôn
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #199 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 11:02:06 am »

   



Hình chụp chung trong B Đặng Lượng người ngồi dưới là Lượng

____________________________________________________________________________
Mò kim đáy bể..... Xin các bác CCB đoàn 7704 ở Khu 5 có biết được xin thông báo giúp
Xin chân thành cám ơn....

Chào bác dungtrinhsatd1! ngắm nghía tấm hình chụp các bác thật hùng, thất khỏe mạnh và vui tươi. Đáng lẽ bác phải công khai bức hình này sớm thì nhất định các họa sĩ kiến trúc sư sẽ chọn làm mẫu cho những phù điêu trong những quần thể công trình đài chiến thắng ở cả trong nước và bên đất bạn đấy. Chúc bác chủ và anh em tham gia topic mạnh giỏi, hành quân tiếp.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM