Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 03:20:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 318046 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #310 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 10:31:22 am »

                     Tôi  cùng anh Chính xuống chỗ anh em Đại đội 1 . Vừa bước vào hầm lán , anh Thư quản lý , Tùng anh nuôi , đứng lên ôm chầm lấy tôi òa khóc . Anh Thư nói trong nước mắt : anh em bị hết cả rồi anh Phú ơi . Tùng anh nuôi mếu máo nói : anh Đẩu , anh Viêm cũng không lấy được , ới các anh ơi ! Các anh vừa đi đánh trận đầu ( ý nói , hai đ/c Đẩu Tiểu đội trưởng anh nuôi , Viêm cũng là chiến sỹ nuôi quân , mới được điều lên đơn vị chiến đấu). Mà đã chết ngay , lại không lấy được xác nữa chứ . Ối anh Công ơi ! Chính trị viên ơi ! Sao các anh không về ?

                     Tôi nghẹn ngào không nói được gì . Chỉ biểu cảm bằng cách vỗ vỗ vào vai , vào lưng 2 anh em . Kệ cho anh em khóc ,  nước mắt tôi cũng  nhạt nhòa . Biết nói gì bây giờ ? Mọi câu nói đều có thể là thừa , hoặc vô nghĩa . Trong nỗi niềm đau thương , xót xa tột cùng này . Mấy năm qua , những ngày tháng qua , đồng đội cùng ăn , cùng chiến đấu . Từ cuộc KCCM đến làm quân quản . Gần năm trời rong ruổi chiến đấu dọc miền biên giới . Gian khổ nhiều , hy sinh nhiều . Nhưng chưa lần nào Đại đội bị thương vong nặng nề , bị đau như lần này . Cả ba người còn lại , đều không trực tiếp chiến đấu trận hôm qua . Thoáng nghĩ , nếu như tôi không bị thương trận trước . Không nằm viện , hôm qua cùng tham chiến với ae , thì không biết giờ này tôi ở đâu ? Thân xác tôi thế nào ?  Đúng là trong chiến tranh , sống , chết và tồn tại cũng thực là may rủi . Không ai có thể lường hết được .

                      Đợi cơn cảm xúc dịu xuống , anh Chính phó chính trị tiểu đoàn nói : Anh em bĩnh tĩnh lại đi . Tôi và toàn thể anh em Tiểu đoàn chia sẻ với anh em , chia sẻ với Đại đội 1 . Anh em nghỉ ngơi đi , anh Phú , đầu giờ chiều lên làm việc với Quân lực Tiểu đoàn . Nắm lại số anh em bị thương , số anh em nằm lại đó chưa lấy về được .

                      Tôi nói với anh Chính : Anh về đi , cứ để anh em tôi nói chuyện . Anh chính nắm tay mọi người rồi đi về hướng BCH . Tôi kéo anh em ngồi xuống , rồi hỏi về tình hình trước khi đi chiến đấu . Đúng là hỏi cho có lệ , chứ tôi cũng chẳng nghe rõ , chẳng nhập tâm được gì . Lần lượt những khuôn mặt quen thuộc của anh Công và anh em , cứ hiển hiện ra trước mặt và xung quanh tôi . Câu nói của anh Công mới cách đây 2 - 3 hôm khi về cứ cùng chúng tôi nhâm nhi chén rượu : “Trung đoàn đang có kế hoạch đánh lên , tìm đưa anh em về ” câu nói đó cứ văng vẳng đâu đây . Đôi mắt to sáng , thông minh , đầy nghị lực . Bây giờ anh cùng nhiều anh em nằm lại đó . Tình hình thế này , liệu bao giờ mới đưa được anh , các anh em về với quê hương , về với đất mẹ .

                     Thùng – Thùng – Thùng , Chíu – chíu - chíu tiếng súng của Pốt cắt ngang suy nghĩ của tôi . Làm bừng tỉnh những tình cảm đang da diết , có phần ủy mị của 3 anh em . Chúng tôi trở lại với hiện trạng thực tế . Tôi nói với anh em , chiến tranh khốc liệt thế đấy . Sự việc đau thương này , muốn hay không cũng đã xẩy ra rồi . Trung đoàn , Sư đoàn , sẽ có kế hoạch đưa anh em về . Anh em mình cứ tạm nghỉ ngơi . Đợi cấp trên bổ xung , đợi số anh em bị thương nhẹ đi viện về . Cuộc chiến Biên giới này có vẻ còn dài lắm .
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2011, 03:08:40 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #311 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 12:13:27 pm »

Nếu đánh trong đêm pốt có thể bị bục tuyến phòng thủ bờ đập nhưng liệu chúng ta có trụ nỗi trên bờ đập này khi pháo pốt dập cho tả tơi(vì đây là vị trí của pốt-tọa độ chết).Vấn đề cần thảo luận ở đây là tầm quan trọng khi toàn E 273 luồn sâu lần thứ 3(vì tử sỹ hay tính chiến lược) và cái giá phải trả là số ae cán bộ chiến sĩ toàn trung đoàn phải ngã xuống. Sư phó Mười THỨ và ban chỉ huy E 273 có lường trước kết quả này ?!
Lại còn có phương án nào gây thương vong,tai hại hơn cái phương án vừa thực hiện nữa hay sao ?
  Nếu chiếm được bờ đập trong đêm thì chắc chắn thương vong của C1 chắc chắn không nặng nề đến như vậy , làm sao biết bờ đập là tọa độ chết của pháo pốt , giả sử có như vậy thì cũng có thể lợi dụng hầm hào công sự vững chắc có sẵn của địch bỏ lại (hơn hẳn nằm dưới ruộng nước cho đỉa hút máu,ngóc đầu lên làm bia cố định cho đạn thẳng bắn tỉa ), khi ta chiếm được bờ đập rồi tất nhiên địch phải bật chốt chạy dạt ra ( Có thể chúng phải bỏ lại trang bị nặng như DKZ,12 ly 7...), khi đó tình huống và thế trận ,tinh thần anh em mình và địch đã khác rất nhiều ,tình hình ấy sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến những hướng khác và thế trận chung của cả trung đoàn và mọi sự có thể đã xoay chuyển theo hướng tốt hơn nhiều ( tệ nhất ví dụ  như C1 cũng còn có 4-5 người trở về...! ).
  Trong cuộc chiến này,chúng ta đã có chiến thắng cuối cùng ,và đó mới là điều quan trọng,nhưng để có chiến thắng đó,cái giá về sinh mạng (không tính vật chất )phải trả là không nhỏ, và trong từng trận đánh,không tránh khỏi những trận thất bại,thương vong nhiều ,do nhiều nguyên nhân khác nhau ,mà chúng ta sau khi phân tích,rút thành kinh nghiệm xương máu quý giá(kinh nghiệm trả bằng xương máu), Vậy thì việc gì chúng ta phải né tránh không dám nhìn thẳng vào những trận mình thua !
  Với trận đánh này mục tiêu của nó là : - Bí mật luồn sâu bất ngờ tập kích tiêu diệt chiếm phum;- Lấy xác 7 tử sỹ của ta còn nằm lại ;-phá thế bao vây tập kích, tấn công lấn dũi chốt của ta...
  Kết quả như thế nào ? địch bị diệt bao nhiêu ta chưa rõ ,ta thương vong nặng nề quá ,giả sử 1 đổi 2 cũng còn quá đắt ; 7 tử sỹ của ta vẫn chưa lấy được ,giờ thêm bao nhiêu anh em cũng phải bỏ lại trận địa !!! chúng ta phải rút về 300m trụ lại chứ không bể trận tán loạn,lính ta thật dũng cảm vô cùng ,những người lính như thế ,từng người ngã xuống thật xót sa ,chỉ vì phương án ,kế hoạch của các cấp chỉ huy cao hơn chưa kịp thời hợp lý ! tiếc thay !
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2011, 12:53:36 pm gửi bởi bschung » Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #312 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 12:29:27 pm »

 Hóa ra đơn vị bác Trần Phú ở cạnh E 38 f7 chốt ở bắc ngã ba Chóp,ngày 01-10-1978 C2E42 bên tôi vừa lên thay chốt cho C1 ở bên trái con lộ phía bắc ngã ba Chóp.Lúc đó mới là tân binh của C2 lên có những kỷ niệm khó quên đêm  gác thấy hướng đó chớp sáng nhiều vào lúc quáng gà và tầm ba giờ sáng .Ngày đó thú thật tôi cũng không biết đơn vị nào ở hướng đó ,mù tịt. Khoảng tầm 18-20 tháng10 năm 1978 tôi đươc về phía sau ở cùng đám anh nuôi C2 gần khẩu 85 của E, hàng ngày sách súng lang thang tìm lá muồng trâu ở  bờ rào nhà dân nhổ về trị bệnh.Có hôm vì không thấy có người lén nhổ trộm cả củ dong diềng về dúi vào bếp nướng ăn,hôm đi về hướng bắc ngã ba Chóp đụng cây cầu gặp cái xe chở đạn về hướng đó hỏi thăm mới biết ở hướng đó E 38 F7 chốt và cũng biết tin Tuấn (mắt sâu)hy sinh ba ngày sau Cường(con)cũng hy sinh ,Tuấn hy sinh lúc gần sáng khi Pốt vào tập kích chốt khi vừa chui ở hầm chữ A ra vừa đứng dậy thì bị dính nguyên quả B Pốt phụt vào cửa hầm trái đạn nổ thổi cụt hai chân Tuấn đến sát người anh em không biết ga đô vào đâu đành cuốn cho Tuấn cả một cái màn trắng trước lúc lịm đi vì mất máu vẫn bình tĩnh nhờ anh em (nhớ bảo thằng....về nói với mẹ tao nhé;) .Máu thấm đỏ cả màm, trường hợp của Cường hy sinh anh em không biết lúc nào.Viên đạn bắn tỉa mồ côi của Pốt xuyên gãy hai răng cửa phá ra đằng sau gáy anh em còn tưởng Cường ngồi gác ngủ gât...Nhìn lại phía đơn vị bác Trần Phú ngày đó quá khốc liệt,chắc Pốt khó nhằn lên khoảng giữa tháng10-1978 đến giữa tháng 11-1978. Pốt tổ chức đánh vào hướng E 38 F7, ngày đánh tối và gần sáng tập kích quấy nhiễu,không cho quân ta nghỉ.Tầm tháng 11-1978 C3 thay chốt C2 tôi.C2 rút về sau có nhiệm vụ huấn luyện đại đội đánh vượt sông chuẩn bị tổng tấn công xóa sổ Pốt,cũng chẻ tre tết vòng để cắm lá ngụy trang rất bài bản chính qui như hồi còn ở đơn vị huấn luyện thao trường là nhánh suối khá rộng chảy ra sông lớn có cây cầu ở bắc Chóp vài trăm mét.Bên kia cầu là E 38 chốt,có ngày Pốt điên cuồng cho cả thiết giáp vào quậy E 38 bên này còn nghe tiếng máy xe gầm rú.Khẩu 85 ở gần ngã ba chóp cũng nhiều lần quay nòng ngược về bắc Chóp bắn giúp E 38 và đơn vị bác Trần Phú...
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2011, 05:58:22 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #313 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 01:45:50 pm »

    Mong mỏi bác TP kể đến trận anh em ta trút căm hờn lên đầu ngọn súng dìm đầu bọn Pot xuống để đưa những anh hùng LS về quê mẹ .Thú thực với các bác trong cuộc KCCM chúng tôi cũng có nhiều trận bị địch đánh bật chốt hay tập kích gây nhiều thương vong và hi sinh thế nhưng đọc hồi ức này thì những tổn thất ấy so với những trận chiến trên thật quá ít ỏi . Để có được ngày chiến thắng cuối cùng mặt trận BGTN cũng phải đổi biết bao sự hi sinh , đổ xương máu của quân tình nguyện Việt nam mới có được .
Logged

nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #314 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 08:01:40 pm »

Khẩu 12.7 bố trí ở trên bờ đất đó, bị nó thu mất và quay nòng lại để không chế ngã ba.  Lúc đó mình dùng 12.7 của đơn vị khác kéo đến. còn 37 ly bố trí ở phiá bên kia con đường từ ngã ba đến chỗ Pôt phải kéo lùi lại gần chỗ giáp với F341 mới hỗ trợ được. nó còn nằm ở đó 1 hai hôm xem Pot có có vào lấy xác không, rồi mới kéo về chỗ cũ. Đó là môt trận mà mình chủ yếu dùng các loại hỏa lực xa gần để dập xuống.
Bác cứ kể phía bên đó, tôi thêm phía bên này. Một vài người nữa sau này tham gia thế là mô tả được đầy đủ. Nó không giống như trong topic “Một số trân đánh trên chiến trường K” đã viết..
Tôi nhớ một người bạn, ở F341 nói cứ trăng lên là Pot đánh vào. Mây che khuất trăng thì hai bên lại im tiếng súng. Hai người gặp nhau ở 175 mà.
Minhsinh nhầm ngày tháng rồi. ông lên thay cho C1 lúc nào. Hay C1 của E nào. Chứ ở phia bắc con lộ dẫn đến chỗ Pot đoạn giữa chỉ có mối C1 của D1 và hỏa lực DKZ 85. Nếu ông ở đó ngày 1 tháng 10 thì không quên trân này.
Tôi đang cố nhớ lại. Đoạn đó làm sao có E42 được.
Cám ơn ông, ông là người đầu tiên nói cho tôi biến hai thằng đó chết thế nào.
Thằng Cường con quần lúc nào cũng sắn móng lợn. vì quân phục phát cho nó quá dài. Khi huấn luyện nó được phát khẩu K63, hay nó cố tình trọn khẩu này. Có lần nó bảo nó thấp hơn khẩu súng rồi đứng nghiêm để khẩu súng bên mình. Tôi bảo nó "mày vẫn cao hơn khẩu súng". Nó lật "tắc" cái lưới lê lên, rồi đứng nghiêm lại. Lúc này cái lưới lê cao hơn đầu nó gần gang tay. Cái lưỡi lê K63 thì quá dài hơn các lưỡi lê khác. Tôi cười hòa cho nó xung xướng với ý nghĩ của nó. Nó còn có thằng em trai nữa, trông già dặn, cao to hơn nó một tý.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #315 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 05:57:51 am »

Nếu đánh trong đêm pốt có thể bị bục tuyến phòng thủ bờ đập nhưng liệu chúng ta có trụ nỗi trên bờ đập này khi pháo pốt dập cho tả tơi(vì đây là vị trí của pốt-tọa độ chết).Vấn đề cần thảo luận ở đây là tầm quan trọng khi toàn E 273 luồn sâu lần thứ 3(vì tử sỹ hay tính chiến lược) và cái giá phải trả là số ae cán bộ chiến sĩ toàn trung đoàn phải ngã xuống. Sư phó Mười THỨ và ban chỉ huy E 273 có lường trước kết quả này ?!
Lại còn có phương án nào gây thương vong,tai hại hơn cái phương án vừa thực hiện nữa hay sao ?
  Nếu chiếm được bờ đập trong đêm thì chắc chắn thương vong của C1 chắc chắn không nặng nề đến như vậy , làm sao biết bờ đập là tọa độ chết của pháo pốt , giả sử có như vậy thì cũng có thể lợi dụng hầm hào công sự vững chắc có sẵn của địch bỏ lại (hơn hẳn nằm dưới ruộng nước cho đỉa hút máu,ngóc đầu lên làm bia cố định cho đạn thẳng bắn tỉa ), khi ta chiếm được bờ đập rồi tất nhiên địch phải bật chốt chạy dạt ra ( Có thể chúng phải bỏ lại trang bị nặng như DKZ,12 ly 7...), khi đó tình huống và thế trận ,tinh thần anh em mình và địch đã khác rất nhiều ,tình hình ấy sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến những hướng khác và thế trận chung của cả trung đoàn và mọi sự có thể đã xoay chuyển theo hướng tốt hơn nhiều ( tệ nhất ví dụ  như C1 cũng còn có 4-5 người trở về...! ).
  Trong cuộc chiến này,chúng ta đã có chiến thắng cuối cùng ,và đó mới là điều quan trọng,nhưng để có chiến thắng đó,cái giá về sinh mạng (không tính vật chất )phải trả là không nhỏ, và trong từng trận đánh,không tránh khỏi những trận thất bại,thương vong nhiều ,do nhiều nguyên nhân khác nhau ,mà chúng ta sau khi phân tích,rút thành kinh nghiệm xương máu quý giá(kinh nghiệm trả bằng xương máu), Vậy thì việc gì chúng ta phải né tránh không dám nhìn thẳng vào những trận mình thua !
  Với trận đánh này mục tiêu của nó là : - Bí mật luồn sâu bất ngờ tập kích tiêu diệt chiếm phum;- Lấy xác 7 tử sỹ của ta còn nằm lại ;-phá thế bao vây tập kích, tấn công lấn dũi chốt của ta...
  Kết quả như thế nào ? địch bị diệt bao nhiêu ta chưa rõ ,ta thương vong nặng nề quá ,giả sử 1 đổi 2 cũng còn quá đắt ; 7 tử sỹ của ta vẫn chưa lấy được ,giờ thêm bao nhiêu anh em cũng phải bỏ lại trận địa !!! chúng ta phải rút về 300m trụ lại chứ không bể trận tán loạn,lính ta thật dũng cảm vô cùng ,những người lính như thế ,từng người ngã xuống thật xót sa ,chỉ vì phương án ,kế hoạch của các cấp chỉ huy cao hơn chưa kịp thời hợp lý ! tiếc thay !

Yta đồng cảm với bschung.

Yta xin kể một câu chuyện có thật: cơ quan NASA (không gian Mỹ) khi đưa người lên không gian thì họ khám phá ra là bút bi không hoạt động trong môi trường không trọng lực.

Để khắc phục vấn đề khó khăn này, NASA đặt hàng để chế tạo bút bi đặc biệt. Công ty Fisher Pen đã đầu tư cả triệu đô la để chế bút bi hoạt động trong môi trường không trọng lực: mực tự bơm, hoạt động khi không có trọng trường, hoạt động dưới nước, ngâm trong nước, và trong những nhiệt độ khủng khiếp dưới 0 độ và trên 300 độ Celcius. Và NASA đã mua viết này với giá cắt cổ.

Người Nga cũng có phi thuyền không gian, để khắc phục khó khăn này, họ đã dùng  bút chì!

Có phải nhất thiết dư tiền dư người thì tha hồ phung phí? Phí phạm là điều không hay.

Yta dùng câu chuyện bút bi không gian để nghiệm lại trận này, chúng ta đánh thắng trận này như thế nào? Kiểu bút bi Mỹ hay kiểu bút chì Nga đây? Cả 2 việc: đổ vấy hết lỗi lên bác Mười Thứ hay phủ nhận chiến thắng cuả F341 thì thật không phải, tàn nhẫn quá phải không các bác, như vậy phủ nhận lòng dũng cảm cuả các liệt sĩ thương binh, phủ nhận chiến công cuả các đơn vị trong F341. Nhưng theo thiển ý cuả yta, công bằng mà nói đây là một chiến thắng, chiến thắng không vui, chiến thắng cuả nước mắt, chiến thắng và rút kinh nghiệm. Nếu không còn con đường nào khác để chọn, cùng đường cuối hẻm lắm mới phải chọn kiểu đánh thí quan thí quân. Yta thấy thắng theo kiểu này biết bao người xót xa, biết bao gia đình thương binh liệt sĩ, biết bao đồng đội mang tâm lý bể trận và biết bao hệ lụy khác.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2011, 09:07:03 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #316 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 06:11:57 am »

Các bác cựu thân mến, trong cơ cấu đạn của pháo lựu nòng ngắn 105mm ta thu được của Mỹ, dùng nhiều ở Tây Nam thì có hai loại đạn như sau:

- Đạn APRS-T (anti-personnel tracer): Đây là loại đạn chống biển người, chỉ dùng khi bộ binh đối phương đã xung phong lên đến gần vị trí đặt pháo. Để bắn được đạn này pháo 105mm phải hạ nòng bắn "trực xạ" tức là bắn thẳng. Loại đạn này chứa 8.000 mũi tên.
 
( bác Tranphu341 cho claymore spam 1 tý)
Chào Admin , claymore xin đính chính 1 tý về đạn này.
gọi là đạn : M546 APERS-T 105-mm






tham khảo thêm ở :
 http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/m546.htm
http://www.usmilitariaforum.com/forums/lofiversion/index.php/t26742.html

ngoài công dụng làm đinh đóng tường bê-tông, phi tiêu như các anh nói đinh này còn được dùng để đóng thuyền vì đinh đóng lút vào trong gỗ, nên ít bị gỉ sét và giá thành rẻ hơn đinh đồng

Ngoài ra đạn này cũng được dùng trong súng không giật 106mm gắn trên nóc lô cốt, xe Jeep (Mỹ)


Những cây đinh như thế này tháng 10/78 trên chốt 1 Snoul tôi cũng thấy găm vào cây cao su.Ae cũ nói lại do mình bật chốt nên dùng pháo 105 bắn vào chốt, sau đó bộ binh đánh lên lấy lại chốt.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #317 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 11:18:01 am »

        

                  Chào bạn bschung ,bạn minhsinh-1960 ,bạn sudoan5 ,bạn nvanlebinh ,bạn vuabep ,bạn yta262 bạn hoangon1960 .

                  Tranphu341 rất trân trọng và cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi chuyện kể của TP .các bạn đã cổ vũ cho TP rất nhiều .Có bạn gửi thêm các bài viết ,các hình của đạn pháo đinh minh họa . Để TP và ae trong Quân sử được hiểu biết hơn về các loại vũ khí và cách xử dụng + tính năng tác dụng ,uy lực của nó . Có bạn còn gọi điện thoại trao đổi trực tiếp với TP để rõ hơn về trận đánh vv...

                  Tất cả những tình cảm này TP xin ghi nhận ,Trân trong cảm ơn . TP càng thấy trách nhiệm của mình trong từng dòng chuyện kể ,trong từng dòng bài viết .

                   Mặc dù TP muốn truyền tải thông tin cùng các bạn nhiều nhưng thực sự là khả năng viết ,kể và hiểu biết của TP cũng rất hạn chế . TP mong được các bạn bổ xung thêm cho bài viết của TP thêm hoàn hảo .

                  Bạn vuabep cảm ơn bạn đã hỏi thêm về cô Cúc . Người vợ của TP không phải là Cúc . Kể từ khi đ/v tấn công sâu vào K và làm n/v Quốc tế giúp bạn . 22 năm sau TP mới có dịp quay trở lại tìm Cúc . Mình sẽ kể tiếp về tình cảm của TP và Cúc trong những bài tiếp theo .

                   Bạn minhsinh-1960 . Như vậy là đ/v của TP cùng đ/v bạn chốt giáp nhau .Mặc dù khác Sư đoàn . Mình cùng đánh chung trân 1/10/78 . Rất vui gặp lại đồng đội cùng chung trận tuyến .

                     Chúc các bạn cùng gia đình có nhiều sức khỏe và niềm vui cuộc sống !

                  
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #318 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 01:25:15 pm »

    Lúc bấy giờ đ/v tôi có nhiệm vụ đặc thù là chuyên đánh điểm (bót , ấp chiến lược , chi khu) gồm 3 tiểu đòan (D,7-8-9) thì 2 tiểu đòan kia đánh trung tâm còn tiểu đòan 9 tôi chặn viện . Giờ nổ súng những đ/v vào được bót…thì phải tìm hầm kiên cố có sẵn của địch trú ẩn cho an tòan và truy quét nốt địch còn lại để giải phóng hòan tòan , và nếu trên đường vận động mà gặp pháo thì bằng mọi giá tiếp cận càng gần địch bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu để tránh pháo địch . đ/v vòng ngòai (chốt chặn) đang trong tình trạng bí mật thì không nói làm gì nhưng hôm sau địch đổ quân tái chiếm thế nào cũng đụng lính chặn viện bọn tôi , nổ súng _ lộ trận địa _và bom pháo . Nói chung để giải phóng bót …với yểu tố bí mật (mật tập) hay cường tập thì dễ nhưng để giữ nó mới là điều khó vì những vị trí này địch biết rõ chính xác những tọa độ nên dập pháo cối tương đối chuẩn vì thế cho nên hầu hết không giữ được điểm đã làm chủ , bị địch đánh bật ra .
   Có thể chưa hiểu hết những đặc trưng của cuộc chiến nên mới đặt ra câu hỏi : không biết đ/v bác TP có phát huy hết tính năng tác dụng và uy lực của pháo chụp để đập tan thế trận dày đặc của Pot không ? để dứt điểm từng trận đánh tránh hy sinh đổ máu cho bộ đội ta .
Logged

tecke
Thành viên
*
Bài viết: 78



« Trả lời #319 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 01:33:32 pm »

Cháu lại tham mưu con tí nhé.
Trận này tóm lại là chiến thắng. Chính xác là mục tiêu của ta đã thành công. Còn những thiệt hại là không thể tránh khỏi, các thủ trưởng chắc chắn đã tính đến điều này. Cụ thể từng cá nhân, từng đơn vị có những hoàn cảnh khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Như cháu đã từng nói, mục tiêu chính là tiêu hao sinh lực địch, đập tan âm mưu tập trung lực lượng lớn đẩy lui quân ta hòng thực hiện ý đồ lấn chiếm sâu vào nội địa ta. Mục tiêu này ta đã hoàn thành, mặc dù ta thiệt hại nặng nhưng địch cũng không dám tiến hành ý đồ chúng đã định.
Chiến thắng và việc trả giá cho chiến thắng đó là chuyện bình thường trong tất cả mọi cuộc chiến.
Đổ lỗi cho ai? chúng ta còn sống là may mắn của cuộc đời mình, còn những đồng đội đã ngã xuống, nằm lại nơi mảnh đất khói lửa ấy thì sao? Họ có cơ hội đổ lỗi cho ai hay không, hay chỉ là lời nhắn của cho thằng bạn rằng về nói với mẹ tao? Rằng tao xin lỗi ai đó, mày nói hộ tao nhé! Rồi thằng bạn ấy có khi cũng mãi mãi không về, không chuyển được lời người đã đi trước mình về hậu phương.
Thí quân, thí quan, ai muốn điều đó, nhưng để đạt được mục tiêu ta phải biết hy sinh! Dù sự hy sinh đó có lớn đến đâu chăng nữa thì vì mục tiêu chung, vì sự tồn vong của đất nước, dân tộc thì sự hy sinh của những người con là đáng giá, vô giá và xứng đáng
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM