Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:58:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 5 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 305352 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #380 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2011, 11:45:11 pm »

Ùi... có gì đâu mà... đó là trách nhiệm chung của lớp đàn em chúng ta đối với các ANH.
(Bác cảm ơn SGG thì gã mốt quangcan kia lại lồng lộn lên vì sợ "mất phần cafe" á... Grin)

Cảm ơn Bác đã edit/sửa lại bài, ta không cần phải quote cả một bài dài...

Giờ thì SGG ghi sổ nhé:
1- Chờ mong tin thực địa của Bác Minh72 và... bà chị Anh Thư của quangcan
2- Sẽ thông tin vài điều với nhà Bác ducthang về chuyến đi "dạo đầu" khu ấp Dinh, ấp Long Kiên (BR-VT) - để xem có thể viết trong đoạn nào đã...



*:SGG đã điều chỉnh để phù hợp với nội dung mới của bài trước.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2011, 09:00:49 am gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
tienhd
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #381 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 08:00:33 am »

tienhd: thông tin khác từ người của ta đây: "Ngày 10/11/1965: thời điểm này, “chiến dịch Plây me” đã mở màn được 20 ngày, ta vẫn vây đồn Plây me, đánh quân Nguỵ. 5 giờ sáng: ông Châu ra lệnh cho Tiểu đoàn 7 vào chiếm lĩnh trận Đinamô và khu vực Cầu 20 giữa thung lũng Ia Drang. ........"

Bác thử gọi điện thoại hỏi bác Nam Trì xem cụ thể thế nào? nếu đúng thì xác định đơn giản quá.

@tienhd: Bác chỉ nên quan tâm "điểm cầu 20" trước đã. Khu vực từ ngã ba đường 19B trở ra cửa khẩu Đức Cơ là "khu vực biên giới" (tính từ ranh đường 14) - Nên chuẩn bị các giấy tờ cần thiết ...)

Cám ơn các bác, em sẽ tiếp tục triển khai tìm kiếm theo hướng này, có gì sẽ thông tin sau.
Logged
nguyenninh
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #382 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 11:05:08 am »

Vâng em đây. Em vẫn theo dõi các Bác hàng ngày giúp đỡ các gia đình khác. Gia đình em vẫn bám theo tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn 2 năm đó cũng đã gặp thêm một số các Bác CCB cùng trên một chuyến tàu tiến quân vào Nam nhưng không có ai biết LS Nguyễn Văn Tích nhà em. Thật buồn. Em cũng đã send mail nhờ bác Anh Thư vì bác này có quen bên QK7 nhưng không thấy bác trả lời có giúp em hay không? Thật buồn.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2011, 12:53:24 pm gửi bởi nguyenninh » Logged
tranthuydung
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #383 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 12:29:47 pm »

Trường hợp của em là nhân nhượng thì mới nhờ được, chứ bây giờ không nhờ được nữa đâu bạn nguyênninh ơi.
ngoài giấy báo tử, xác nhận, thêm cái ủy quyền nữa, bạn nên tự hỏi thì hơn.
@ cả nhà xin giúp đỡ em nhé, khu căn cứ ở 170, có qua con suối mây không ạ.
Theo như bản trích lục cục chính sách thì tuyến 50 cũ có phải đường lên khu căn cứ Bào vệ Miến. An táng sân bóng?, sân bóng đá, bóng truyền, bóng rổ?, của ngụy hay của ta.
Đi tải gạo về chuẩn bị cho đợt 3 tổng tiến công mậu thân.
Cây cầu bắc qua suối làm bằng gỗ chắc người ta gọi là cầu độc mộc, hay cây cầu có tên cầu độc mộc.
Mong nhận được sự giúp đỡ ạ.
p/s chị Trinh nhờ tra qk 7 không có tên của liệt sỹ a.
Logged
nguyenninh
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #384 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 12:51:18 pm »

Giấy ủy quyền gì Bác nhỉ? Nếu làm đơn gửi đến Phường họ xác nhận là con ruột của Liệt sỹ rồi thì giấy ủy quyền là ai ủy quyền Bác nhỉ? Chắc không cần giấy ủy quyền nữa đúng không Bác? Em cũng gửi hai lá thư đến QK7 mong họ trả lời cụ thể về đơn vị hay các thông tin khác về LS nhà em mà không thấy trả lời giờ em mới biết là phải cần có giấy ủy quyền và bản xác nhận thân nhân.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #385 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 12:57:49 pm »

Giấy ủy quyền gì Bác nhỉ? Nếu làm đơn gửi đến Phường họ xác nhận là con ruột của Liệt sỹ rồi thì giấy ủy quyền là ai ủy quyền Bác nhỉ? Chắc không cần giấy ủy quyền nữa đúng không Bác? Em cũng gửi hai lá thư đến QK7 mong họ trả lời cụ thể về đơn vị hay các thông tin khác về LS nhà em mà không thấy trả lời giờ em mới biết là phải cần có giấy ủy quyền và bản xác nhận thân nhân.

1 trong 2 cái thôi.
Thân nhân LS là người có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện chính sách đối với gia đình Ls của nhà nước. Thân nhân Ls có thể ủy quyền cho người khác trong việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ này!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2011, 01:10:02 pm gửi bởi tuaans » Logged
nguyenninh
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #386 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 01:17:03 pm »

Vâng em cảm ơn Bác Tuaans. Gia đình sẽ làm đơn xin xác nhận thân nhân và gửi thư đến QK7 nhờ họ tra cứu giúp thêm thông tin về đơn vị và các thông tin khác về LS. Theo đồng đội kể lại thì họ mất liên lạc từ năm 1969 do LS nhà em ở lại bệnh viện dã chiến K53. Không biết sau khi điều trị xong LS nhà em chiến đấu tại đơn vị nào hay là bị ném bom khi còn ở BV này. Nếu Bác nào có thông tin xin giúp em.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2011, 01:54:53 pm gửi bởi nguyenninh » Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #387 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 03:14:54 pm »

VỀ TRƯỜNG HỢP CỦA NHÀ BÁC TIENHD (phần 1)
...
Em không có bản đồ 1/50k ...
...
Chỗ em đang ngắm đó là cái trảng rộng, phía trên đoạn giao quốc lộ 14C và sông (Suối) Ia Drang.  (Tọa độ của trảng: 13o38'40" N - 107o36'22"E).  Tuy nhiên thực sự vẫn chưa dám chắc cái gì cả.
tienhd: thông tin khác từ người của ta đây: "Ngày 10/11/1965: thời điểm này, “chiến dịch Plây me” đã mở màn được 20 ngày, ta vẫn vây đồn Plây me, đánh quân Nguỵ. 5 giờ sáng: ông Châu ra lệnh cho Tiểu đoàn 7 vào chiếm lĩnh trận Đinamô và khu vực Cầu 20 giữa thung lũng Ia Drang. ........"
Bác thử gọi điện thoại hỏi bác Nam Trì xem cụ thể thế nào? nếu đúng thì xác định đơn giản quá.
...
Cám ơn các bác, em sẽ tiếp tục triển khai tìm kiếm theo hướng này, có gì sẽ thông tin sau.

@tienhd: hi, có vẻ dường như Bác đang gợi ý, "mong" SGG góp thêm lời thì phải Grin
Thú thật là, ở đây, anh em chúng ta trên tinh thần cùng chung sức - nên "mỗi người một chút" mà tranh thủ luân phiên nhau "xử lý" từng vấn đề một. (thì ai cũng đều phải đang "mót lúa kiếm cơm" cả mà!)
Mấy hôm nay, SGG dành mối quan tâm ở những trường hợp khác - rồi phần bị ốm mất mấy hôm, bị "gấu mẹ vĩ đại" cách ly internet trong cơn giận ngút ngàn trút từ vụ "bỏ nhà đi cả tháng trời, vượt ngàn cây số đến với con... cổ dài ấy" Wink

Giờ thì "bình tâm" mà xem kỹ trường hợp của nhà Bác Tienhd - ack, ack... thật thương các cụ Nam trì, Hưng Yên (vốn là quê nội của mẹ gấu) bởi cái địa danh bãi Dinamo - mà nay đã làm xính vính lũ trẻ, trong đó có cả chiên gia đồ bản Tuấn-sờ

Nào, ta nhìn theo cái link nhà Bác cựu Nam trì mà Bác mốt quangcan đã đưa ra - cho phép trích dài dài chút nhé:
Trích dẫn
Ngày 9/11/1965: sau 10 ngày hành quân trên đất Gia lai, Tiểu đoàn 7 tới chân núi Chư Pông - thung lũng Ia Drăng. Đây là điểm dừng của cuộc hành quân lịch sử lần thứ 5 của Trung đoàn 66, sau 83 ngày đêm đầy gian khổ, thiếu thốn, hành quân liên tục không nghỉ; Tiểu đoàn 7 đã vượt 2500 cây số, hàng chục con sông lớn, hàng trăm đèo cao dốc đứng, suối sâu, ghềnh thác, cầu dây, cầu khỉ... phải chống với muỗi, vắt, thú dữ, bệnh tật, máy bay, biệt kích…để đối mặt với giặc Mỹ xâm lược.

Bắt đầu trận đánh


Ngày 10/11/1965:
thời điểm này, “chiến dịch Plây me” đã mở màn được 20 ngày, ta vẫn vây đồn Plây me, đánh quân Nguỵ.

5 giờ sáng: ông Châu ra lệnh cho Tiểu đoàn 7 vào chiếm lĩnh trận Đinamô và khu vực Cầu 20 giữa thung lũng Ia Drang. Suốt đêm hôm đó, Tiểu đoàn 7 đi tìm và bắt liên lạc với du kích nhờ họ dẫn đ­ường đến nơi tập kết. Có thể do quân Mỹ phát hiện ra nên đêm đó quân ta phải hành quân dưới làn mưa bom, bão đạn, đèn dù, pháo sáng của chúng.

Ngày 11/11/1965: rạng sáng, Tiểu đoàn 7 đã tìm được địa điểm tập kết. Lúc đó có rất nhiều máy bay L19, máy bay AD6, trực thăng đến bay lượn, bắn phá dữ dội xung quanh bãi Đinamô và khu vực Cầu 20 hàng tiếng đồng hồ. Ông Thành và ông Cửu phán đoán địch có thể đổ bộ xuống khu vực này nên đã ra lệnh cho Đại đội 3 ra chiếm lĩnh trận địa và tăng c­ường thêm một Trung đội của Đại đội 1 cùng 2 khẩu Đại liên và 2 khẩu 82 ly chuẩn bị chiến đấu. Vận động d­ưới làn bom đạn của máy bay AD6 và trực thăng bắn chặn, cán bộ chiến sĩ ta vẫn bình tĩnh lợi dụng gốc cây, ụ mối, bụi cỏ, khe suối vào vị trí đào công sự.

Khi máy bay, đại bác bắn phá dãn ra vòng ngoài thì 16 chiếc trực thăng từ phía Đông bay đến và đáp xuống. Khi cách mặt đất khoảng 40 - 50 m, một chiến sĩ của Đại đội 3 giữ trung liên chưa có lệnh đã bắn một loạt nh­ưng không trúng nên những chiếc trực thăng này vội vã lên cao rồi bay đi mất. Địch biết là đã bị lộ nên không đổ quân xuống. Suốt cả ngày hôm đó, ta bố trí đánh địch nh­ưng chúng không quay lại. Tiểu đoàn 7 phải rút về nơi trú quân.

Ngày 12/11/1965: ông Châu ra lệnh cho Tiểu đoàn 7 phải hành quân về khu vực Làng Tung để đánh biệt kích, đánh địch càn quét vào khu vực hậu cứ  vùng núi Ch­ư  Pôngđánh quân đổ bộ xuống suối Mơ phía Tây Bắc của thung lũng Ia-Drang. Nhận nhiệm vụ mới, Tiểu đoàn 7 tiếp tục hành quân.

Ngày 13/11/1965: 17 giờ, Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 9 đến vị trí trú quân ở phía Đông Bắc chân núi Chư Pông chờ lệnh của ông Châu.

Ngày 14/11/1965:
6 giờ 30 phút, ông Châu lệnh cho ông Thành và ông Cửu lên nhận nhiệm vụ cùng ông Châu chỉ huy trận đánh. Ba người đã giở bản đồ nghiên cứu xác định điểm địch sẽ đổ bộ xuống (cách nơi đóng quân của Tiểu đoàn 9 khoảng 500-600 m).

7 giờ sáng bỗng nhiên nhiều loạt đại bác bắn vào khu vực trú quân của Tiểu đoàn 9 và hàng chục máy bay AD6, phản lực đã ném bom, bắn phá dọn bãi để chuẩn bị đổ quân. Lúc này, hầu hết cán bộ, chiến sĩ khoẻ (từ 1/2 đến 2/3 quân số) của các Đại đội đang đi lấy gạo, số còn lại ở đơn vị chưa kịp đào công sự. Về tinh thần mọi người chưa nghĩ xảy ra chiến đấu ngay hôm nay.

8 giờ, từ phía An Khê có hàng trăm chiếc máy bay trực thăng tốp 5, tốp 3, tầng cao, tầng thấp chở Tiểu đoàn 1- Lữ đoàn 3-Sư đoàn "Kỵ binh bay Không vận số 1” do Trung tá Harold More chỉ huy nối đuôi nhau, bất ngờ đổ quân xuống khu vực làng Mùi gần vị trí trú quân của Tiểu đoàn 9. Trận chiến đấu bắt đầu.

Chúng ta thấy gì qua những dòng ký ức ấy?
Đây là đoạn diễn tiến của những trận đánh liệt vào hạng "đụng Mỹ lần đầu" vào năm 1965 của quân ta và... theo nhận định chung của... "cả hai bên" (!) bên nào cũng đều đánh giá là "thắng lợi" cả.

Vì ở đây, hướng của ta là việc nhận định về lịch sử-quân sự, nên SGG chỉ dám phát biểu mang tính cá nhân nhận định của mình:
- Về phía ta: Sự thắng lợi, mang tính hiệu quả về tinh thần cao nhất! Dư âm "thắng lợi giòn giả" của ta là "hóa ra... lính US thì cũng... thường thôi". Đúng là với tiềm lực "con nhà giàu" nào là trực thăng, pháo lớn... nhưng không thể "muốn là được". Tinh thần sẵn sàng nghênh chiến với Anh cả đỏ, mũ nồi xanh... được minh chứng bằng những "cú" đứng vững, kiên cường và "trận đồ, ý đồ, địa bàn" được bảo vệ, phát triển hiệu quả cho đến những năm sau này. Dẫu, chiến thắng này cũng trả giá bằng nhiều hy sinh lắm chứ!
- Về phía địch - chỉ tính về phía yankee: Họ cũng la to là "thắng lợi" - thì cũng phải thôi. Chính ở chỗ, đã phán đoán/phát hiện được ý đồ của ta, thấy được tầm nguy hiểm của vị trí "hành lang cửa mở hai chiều" của khu vực Iadrang, Pleime này... và đã chủ động tấn công với đội hình... nhanh nhất. Dù là "ôm đầu máu bỏ chạy" nhưng xét vì sự hy sinh theo kiểu "bên sáu lạng, người một cân" nên cho rằng sau cú ấy thì phe ta sẽ "mệt mõii lâu dài" (đối phương đã "hơi bị lầm" chỗ này vì sau đó không lâu... tại Pleime, khá nhiều "mũ..." đã gãy cánh Grin)

Bởi ta nhớ rằng, vào năm 1965 ấy, chỉ mới mấy tháng sau ngày đổ bộ vào Chi-na-beach (bởi đơn vị tiền phương sđ1TQLC Mỹ kia, ở lâu trên đất Triều Tiên, cứ mơ mộng chuẩn bị một ngày nào đó sẽ "tây tiến" vào xứ "đông phương hồng" - không ngờ, được điều động lên tàu, làm một phát cũng về hướng tây, nhưng xuống tận vùng Đông Nam Á, giai thoại về cái tên Chinabeach được gán cho bãi Xuân Thiều, Đà Nẵng là thế đó)

Chỉ mới đặt chân vào đất liền VN được mấy tháng, mà đã chuẩn bị cho một "cú" ở tận phía tây VN - với đầy đủ yếu tố của một đơn vị "không vận cơ động", từ tăng, pháo, nhất là trực thăng "ngợp trời"... lại ngay nơi "trọng yếu" nữa... nghĩa là cái "thắng lợi" ấy là sự thỏa mãn "được đánh biễu diễn" sau một thời gian nằm ấp ở xứ kim chi... Cái thế tác chiến hùng hỗ ấy cũng làm cho đàn em VNCH cũng yên tâm phần nào, cũng là thế để kêu gọi thêm đồng minh (!)

Thì đúng là, vào thời điểm ấy, sẽ thấy rằng cái chỗ gọi là "thung lũng Iadrang" ấy - đúng là một "cửa mở hai chiều" theo hướng bắc-nam và đông-tây.
Là vì ở đoạn ấy, là nơi giao điểm của con đường mòn HCM, có thể gọi một trong các giao điểm của hai nhánh "Trường Sơn đông-tây" hợp nhất - để "bắt cầu bám sâu" vào khu vực trung tâm Tây Nguyên - có vùng rừng Yokđôn và Bản Đôn nổi tiếng.

Nếu nhìn vào bản đồ địa hình - "thung lũng Iadrang", thực ra phải gọi chính xác là địa danh Iadrang, nơi giao điểm "hình chữ thập" của hai thung lũng: một theo trục bắc-nam mà hai đầu là đỉnh cao ChưPả-ChưPông (băng ngang QL19) và một theo trục đông-tây, theo triền dòng sông Iadrang, sang phía tây lại thêm triền sông Sê-San hợp trải... dài tận đến điểm cao 508 gần Banlung trên đất Kam (mà các cụ QK5 thời BGTN đã từng "mệt mõi" với cái địa hình phơi lưng lồ lộ này Grin)

Tạm minh họa bằng mảnh bản đồ địa hình như sau:



Vâng, bởi thế - không phải ngẫu nhiên mà phía đối phương thiết ken dày một "cụm bãi đáp" trong đó có điểm chủ yếu được đặt tên là X-ray
Tên X-ray, tên của một loại tia chiếu - vừa mang tính như là "một nhãn quang thần thông" đã thấy rõ ý đồ của ta, khi một "cứ chỉ huy tiền phương lớn" được đặt ngay triền tây của núi Chư Pông (trong bản đồ được SGG khoanh vòng đỏ số 4, có ghi là cao điểm 732m)

Mà cái tên X này, còn có nghĩa nói về một khu vực rộng lớn trong núi rừng tây nguyên... mà dường như... mật độ địa danh thì... quá ít ỏi, để nhận dạng được nó

Lấy thử mảnh bản đồ 1/50K mang số 6536-III ra mà xem, đúng là như một vùng "vắng vẻ làng mạc dân cư"

Thì bởi thế - mới theo cái sự nhớ của Bác "cựu" Nam trì trên ấy...
Thử hỏi, là những đơn vị quân đầu tiên của ta tới địa bàn ấy, theo ý đồ triển khai thời điểm ấy "mở rộng địa bàn vượt qua QL19, xa vào nam hơn ngọn Chư Pả...", thì "sau 83 ngày..." vừa tới nơi, được ấn ngay vào tay mảnh bản đồ và bảo triển khai bảo vệ cứ (Chư Pông)
Thì...
Mảnh bản đồ 6536-III ấy, chả phải tên là PL.YaBo đó sao? Từ Pờ-li-Ya-Bô đến Dinamo mấy nỗi Huh Huh Huh

Theo SGG, chính từ "cái sự nhầm/ngọng" của các "cụ cựu" thời kỳ đầu - 1965 (mà SGG đổ thừa tếu là "giọng Hưng Yên") mà sau đó... rồi đến nay, đã thành... sử thi mất rồi (thật là nỗi oan "thị kính" cho cái... GBT)

Vâng, đọc kỹ những dòng trích trên kia, thấy rõ là ngoài câu "chiếm lĩnh trận địa Dinamo và cầu 20..." rồi thì... đâu có dòng nào để xác định lại vị trí đó nữa? Trong khi địch đổ quân bộ/biệt kích, từ hướng Làng Tung, và sau đó, là phành phạch hạ cánh xuống vùng... X-ray

- - -
Dưng, vần đề quan trọng là, ở đây, Ls của ta, hy sinh vào tháng 6/1966 - sau thời điểm đang kể trên, đến một năm lận... và cái ta tìm là "bãi đáp số 1" của cụm bãi... Dinamo

Cái tên "cụm bãi Dinamo" (từ tên mảnh bản đồ PL.YaBo) có "bạn hiền" nào... phản biện không? Wink

SGG sẽ quay trở lại trong bài sau hén!

---
Xin phép bổ sung phụ chú cho mảnh bản đồ trên kia:
- Cái mũi tên đỏ, minh họa các hướng của cụm đường mòn HCM - các đường về phía nam như S9-Hải Yến và Bản Đôn
- Vòng đỏ số 1: Khu căn cứ hậu cần trên đất Atpeu
- Vòng đỏ số 2: Ngã ba "biên giới" trên đường 40
- Vòng đỏ số 3: Núi Chư Pả, cũng từng có tên trong sự kiện "trung đoàn mũ sắt"
- Vòng đỏ số 4: Căn cứ mới Chư Pông (1965)
- Vòng X xanh là cụm bãi đáp, có bãi X-ray, và cách đó về hướng đông nam chừng 8km có cứ điểm Plêi-me (nơi cho đến nhiều năm sau, được ghi nhận nhiều "thiên thần..." gãy cánh)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2011, 03:23:37 pm gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #388 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 03:50:59 pm »

Nghĩa là SGG nói đến vùng thượng nguồn Ia Drang đó!
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #389 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 08:18:06 pm »

VỀ TRƯỜNG HỢP CỦA NHÀ BÁC TIENHD (phần 2)

Nghĩa là SGG nói đến vùng thượng nguồn Ia Drang đó!
ui dà, cái lão sờ gai này nằm tiếp nước mà vẫn không được yên thân, thích chạy đua vũ trang với anh em đây, ai vào chỗ hắn nằm mà nhìn xem, nước miếng văng tung tóe khắp giường. Đợi đấy, tối nay tui nghiên cứu rồi "bạn hiền phản biện cho coi". Bác sờ hợp sức với tui cái nhé...

hờ hờ... xem ra gã mốt càfê này, chỉ mới "ngồi tiếp nước" cho các anh chị trong offline QKTĐ chút thôi mà hắn đã "muốn văng miểng" với miềng... lại còn kêu gọi lão sờ tiếp tay... định quẳng sang cho miềng "một ít điốp" đấy phỏng?  Wink Wink

@tuaans: Bác ạ! Người ta có một số nguyên tắc để đặt tên cho một mảnh bản đồ... mà trong đó có "một vài gạch đầu dòng" đại loại như là: "... vùng đất có cao độ rõ ràng, khó-thay-đổi-nhất... hoặc có đông-dân-cư nhất tính vào thời điểm đo vẻ kết mảng..."
Ngoài ra, cái tên "địa danh được lấy làm tên" đó cũng phải ở chỗ dễ thấy nhất (thường thì phải nằm trong vùng ô trung tâm của 1/3 phần trên bản đồ) - cho nên, nếu nhìn vào mảnh bản đồ 1/50k số hiệu 6536-III sẽ thấy cái tên của nó là PL.Ya Bô - Plei Ya Bô là cái xóm ở độ cao 325m, từ chỗ đó có ngọn suối Ia Bô/Ya Bô, chảy về triền tây, ngay vào làng... Plei Ya Toung (tức "Làng Tung" mà Bác Cựu Nam Trì có nhắc trên kia)

Việc đặt tên mảnh bản đồ này còn phụ thuộc vào "loại tỷ lệ hoặc seri của nhà thiết lập đồ bản" nữa Bác ạ.
Và tất nhiên là từ chỗ cái địa danh "để làm tên mảnh bản đồ" ấy đến chỗ gọi là "thung lũng Iadrang" thì... đến gần 18 cây số

Ở đây - SGG lý giải việc "các xếp trinh sát/chỉ huy nhà mình", vừa chân ướt chân ráo tới, được dúi cái mảnh bản đồ - và lấy ngay cái tên ấy làm... trận địa. Thế là từ PL.Ya Bô/Plei Ya Bô thành Đờ-i-na-mô mấy chốc (thì cũng là một ý kiến cá nhân của SGG... tham gia vào tiến trình... "giãi mã phiên hiệu/mật danh" vậy mà - để xem gã mốt sẽ... "mần gì miềng" đây, tối nay Grin)

Còn nhớ, cũng trong chuyên mục GĐTN này, ta từng có một Bác nhờ nhắn tìm "89-70 ô 7 nghĩa trang Gia định"... mà sau đó thì lại là "Nghĩa trang ở ô 7 của góc 89-70 tờ bản đồ Gia định 1/50k" rồi đó!

Trở lại vấn đề của chúng ta, là làm sao cho chuyến đi thực địa tới đây của nhà Bác Tienhd sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Trước mắt, là phải "tới được đúng địa bàn" cái đã, rồi mới tính sang tìm các "quyền trợ giúp" tại địa phương hén!

Còn nhớ, trong bài post#314, của Bác tienhd
...
Tuần vừa rồi, em bận đi công tác, vậy nên cũng chỉ tìm kiếm thông tin từ xa thôi.  Vừa đi công tác về thì chị Hiền có cho số ĐT của ông Lộc - Cựu TMT E33.  Thời điểm 1966, ông Lộc là cán bộ C của D3-E33, hiện đang sống tại Đồng Nai. ...
...
Theo thông tin ông Lộc cung cấp thì như sau:
  • Địa bàn hoạt động thơi điểm đó là huyện 4
  • Sau khi đánh Plâyme, Trung đoàn cơ động về tập kích Mỹ tại bãi Diamô
    Bãi Diamo là một bãi lớn, trong đó có các bãi 1, 2, 3.
  • Gần bãi có cầu 20/7, bên kia cầu là bãi đổ bộ, bên này cầu (Phía Tây) là căn cứ bộ đội mình.  Địa danh này còn gần đồn IAKRENG (Hoặc IAKLENG)

Căn cứ trên thông tin đó, em đã tìm hiểu thêm và thấy như sau:
Huyện 4 nay đã tách thành 2 huyện: Huyện IagRai và Huyện Đức Cơ.
Tìm trên bản đồ Google Earth, có địa danh Ia Kreng, cạnh QL 14C, có vẻ có một con sông (Có thể qua cầu là cầu 20/7 chăng ?), phía Tây có căn cứ bộ đội cũ, bên kia là một trảng rộng, có bãi đổ bộ LZ Mary và LZ Golf .
Các bác có thêm nguồn thông tin hay bản đồ nào có thể giúp em với nhé...

Nói về cái tên "cầu 20/7"... Thoạt đầu, có thể nói theo thói quen của... dân ta (dân sự lẫn quân sự) thì "cây cầu 20" sẽ thường là tầm cây số 20 tính từ một địa danh nào (?) Nên SGG đã "cảm thấy được" trong khu vực đó, có đến... 3 cây cầu
Nhưng rồi thì, đến cái từ "tháng 7"... thì nghiệm rằng, nó phải nằm trong khu vực "đất ta", cái tên của ta đặt... Đúng rồi, 20/7 là ngày "chia cắt đất nước", lính ta phải ghi nhớ ngày này chứ!

Nghĩa là, chiếc cầu được "định vị" trên một con đường mòn - mà ngày nay, chính là một con đường xác định được... SGG mạn phép (?) "phiên dịch" qua bản đồ hành chánh "hiện đại" như sau:



Từ đó, kết hợp với hồi ức của Bác Cựu Nam trì - thì hoàn toàn hợp lý ở chỗ "chiếm lĩnh trận địa bãi Dinamo... dường như địch phát hiện, nên đêm đó quân ta phải hành quân dưới làn mưa bom, bão đạn, đèn dù, pháo sáng của chúng"
Cái "cầu 20" cũng cách QL19... tầm 20 cây số
Rồi thì:
Ngày 12/11/1965: ông Châu ra lệnh cho Tiểu đoàn 7 phải hành quân về khu vực Làng Tung để đánh biệt kích, đánh địch càn quét vào khu vực hậu cứ  vùng núi Ch­ư  Pông và đánh quân đổ bộ xuống suối Mơ phía Tây Bắc của thung lũng Ia-Drang. Nhận nhiệm vụ mới, Tiểu đoàn 7 tiếp tục hành quân.

Ngày 13/11/1965: 17 giờ, Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 9 đến vị trí trú quân ở phía Đông Bắc chân núi Chư Pông chờ lệnh của ông Châu


Tức là, hai tiểu đoàn phải theo hai hướng mũi tên trong hai ngày 12-13/11/1965
Ở đây, có thể có chút nhầm lẫn ở chỗ, nếu "có một mũi về hướng làng Tung để chống biệt kích, theo đường bộ" và "một số quân lớn đi về điểm đông bắc núi Chư Pông để chặn địch đổ bộ đường không" - thì mới hợp lý
Nhất là hợp lý nếu cái... suối Mơ nằm ở hướng này, bởi con suối Mơ - là dòng Ia Meur/Ia Mơ bây giờ - nằm trên nhánh trục đường 663 - ở đây cũng có cái cầu, và cũng cách tt Chư Prong (có ttDSCĐ/BK PlêyMe cũ) tầm... hai chục cây số luôn!

Cần nhớ là, đơn vị của Bác Cựu Nam trì, vào khu vực này, là nhằm triển khai bảo vệ khu căn cứ Chư Pông - sau khi cả tuần trước đó - ta đã đột kích cứ điểm Pleime rồi... và địch trong thế chuẩn bị "quất lại ta" Grin
Vâng, Thay vì ta rút sâu về hướng tây, để bảo toàn lực lượng,  thì ta lại sẵn sàng nghênh chiến, thực hiện phòng thủ phản công - ý nghĩa sử thi của Trận Iadrang là ở chỗ đó!

Giờ thì thuyết minh mảnh bản đồ trên cái đã:
- Các địa danh đã được "phiên dịch tọa độ" rồi đó
- Vòng đỏ 1: là FSB Falcony - là một cứ điểm pháo hùng hậu, nằm gọn trong tầm tác xạ chỉ 8-10km nên không chỉ cánh các Bác Cựu Nam trì đã phải chịu "bão đạn" mà coi như cả ngọn Chư Pông đều trong tầm với của chúng hết...
- Vòng đỏ 2: Áp sau lưng LZ Anbany, ở đây có hai khẩu 105mm và sau này có cả phi đạo, là cụm LZ Tango, LZ Columbus
- Vòng đỏ 3: Để hỗ trợ LZ X-ray nổi tiếng, là một bãi phụ LZ Yankee, cùng với LZ Whiskey, LZ Victor tạo thế chân kiềng quanh một quả đồi... nhằm cho việc "tránh pháo của ta" để mấy chiếc CH thả xe pháo xuống...
- Vòng đỏ 4: Cứ điểm Pleime nổi tiếng mà ta thường nghe đến về những thiên thần gãy cánh... Grin
Ở trên mảnh bản đồ ấy, SGG có vẽ đường hai mũi tên xanh - để hiển thị việc con đường 663 ngày nay đã nối vào đường QL14C rồi!

Nói chung, SGG em có may mắn là đã từng quanh quẩn vùng khu chiến xưa ấy, đường vốn ngon cơm, nhưng cách đây hơn năm rưỡi, thì người ta lại "bóc lên" để mần đường lớn hơ, nghe chừng rằng cũng xong rồi... và dường như ở khu ấy còn có thêm một cái... thủy điện gì nữa!

Nghĩa là, Bác tienhd cũng không đến nỗi phải tưởng như là "vào rừng sâu" gì lắm đâu nhá! Yên tâm!

(còn... một kỳ nữa) Grin
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM