Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:27:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 4 - Chủ đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 332505 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #70 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 04:30:01 pm »

1. Vẫn tiếp về E138 trên nhé thì tại Thời điểm LS hy sinh, mặt trận bắc quảng trị có diễn biến như sau:

Trích dẫn
Nhận được lệnh chỉ đạo của Bộ tư lệnh, toàn bộ các trận địa pháo, súng cối của ta đã cùng lúc tập trung đánh cấp tập vào các vị trí của địch. Bộ binh cơ động chặn các mũi rút quân của địch xuống khu vực chân đồi hòng thoát thân. Cuối buổi chiều, trận đánh của tiểu đoàn 4 Trung đoàn 88 kết thúc thắng lợi. Tiểu đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ đã bị thua nặng ở Phu Nhoi. Cốt-xman, Tư lệnh lính thủy đánh bộ Mỹ đã quyết định "bốc hết lực lượng rải rác ở các điểm cao Kơ Long, Pa Trang, 635... đưa về tăng cường cho đường 9, Nam Tà Cơn và Đông Hà, Cửa Việt. Đây cũng là thời điểm địch kết thúc thảm hại cuộc hành quân giải tỏa Khe Sanh lần 2 - mang tên "Xcốt-len II", hơn 1.000 quân địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, 11 máy bay các loại bị phá hủy và bắn rơi, 7 khẩu pháo và cối bị phá hủy, phá hỏng, tiểu đoàn 3 trung đoàn 4 lính thủy đánh bộ Mỹ bị đánh thiệt hại nặng.

Đến đây, Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh đã thực hiện thắng lợi thêm 1 bước nữa trong việc thu hút lực lượng cơ động chiến lược và kìm chân, tiêu hao một bộ phận rất quan trọng quân Mỹ, tạo điều kiện cho các địa phương miền Nam tiến công và nổi dậy lần 2, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

Cuộc hành quân "Xcốt-len II" kết thúc, lực lượng địch ở Khe Sanh còn lại 5 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, trong đó một bộ phận rải rác dọc đường 9 để bảo vệ cho tiếp tế Tà Cơn và bảo đảm yểm hộ kịp thời, hiệu quả cho việc rút chạy của chúng ra khỏi Khe Sanh khi cần thiết. Trong các ngày 20, 21, 22, 23 và 24 tháng 6 năm 1968, địch tung 3 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ hành quân càn quét ra hướng tây nam cách Cà Lu 2 km, đồng thời rút bớt quân ở một số cứ điểm ngoại vi về Tà Cơn và chuyển một số trang bị vũ khí nặng ra khỏi tập đoàn cứ điểm phòng ngự Tà Cơn. Phát hiện thấy hành động chuẩn bị cho một cuộc chuyển quân lớn của địch, Trung đoàn 88 và tiếp đó là Trung đoàn 238 bộ đội địa phương Quảng Trị đã bám đánh gây thiệt hại thêm sinh lực và phương tiện chiến tranh cho quân địch.

Trên hướng tây Khe Sanh, Trung đoàn 246 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thay Sư đoàn 304 tiếp tục bao vây kiềm chế quân Mỹ trên các điểm cao 832, 845, 689, liên tục đánh bại các đợt pháo kích, tiêu hao hàng trăm sinh lực địch. Đặc biệt, khi địch tổ chức rút quân về Tà Cơn, Trung đoàn đã vừa thực hành đánh kiềm chế, vừa phối hợp với Trung đoàn 88 Sư đoàn 308 đánh thiệt hại nặng quân địch ở Ku Bốc, 471, Làng Khoai.

Bị thất bại nặng nề trong Xuân - Hè 1968 trên toàn miền Nam, ở Khe Sanh và Đông Hà, Cửa Việt, quân đội Mỹ bị đánh thiệt hại nặng. Riêng ở tập đoàn phòng ngự Khe Sanh, lực lượng lính thủy đánh bộ, kỵ binh không vận và các lực lượng hỗ trợ đã phải chấp nhận sự thật: không thể giữ nổi Khe Sanh. Do vậy, ngày 26 tháng 6, tướng A.Bram đã ra lệnh: Rút bỏ Khe Sanh.

Nhưng thực tế, mang quân vào đã khó, rút quân ra lại càng khó hơn bởi Khe Sanh là một tập đoàn phòng ngự được xây dựng kiên cố, nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại mà lại được đặt trên địa bàn rừng núi. Do vậy, để thực hành rút quân, địch đã phải đồng thời tiến hành đưa quân lùng sục, dùng bom pháo đánh phá dữ dội ở vòng ngoài, cố đẩy lực lượng ta ra xa, vòng trong làm nhiệm vụ thu quân và phương tiện để rút lui. Tuy cuộc rút quân được sắp đặt rất bài bản, nhưng hầu hết các đợt rút quân của chúng đều bị ta phát hiện và tổ chức chặn đánh rất kịp thời. Trung đoàn 246 liên tục tổ chức đánh địch rút chạy trên hướng tây, nhưng do lực lượng quá mỏng nên chỉ đánh được bọn rút sau cùng, không đánh được vào quân chủ lực nên không phá vỡ được đội hình rút lui của chúng.

Trên hướng Nam. Trung đoàn 102 đã rút về tuyến sau củng cố, Trung đoàn 88 cũng triển khai lực lượng đón đánh địch trên hướng đường 9, nhưng lực lượng địch quá đông nên chỉ đánh được bộ phận bảo vệ mà không đánh được đội hình rút quân chính của chúng. Riêng lực lượng pháo binh Mặt trận đã tổ chức chặn đánh địch rất hiệu quả vào sân bay Tà Cơn và chặn đánh trên đường bộ gây cho địch nhiều thiệt hại về lực lượng và vũ khí, phương tiện chiến tranh. Do những hoạt động tích cực của ta nên cuộc hành quân rút chạy khỏi Khe Sanh của địch phải kéo dài gần 20 ngày, đến ngày 15 tháng 7 năm 1968 địch mới rút hết quân về tập trung ở Cà Lu - Tân Lâm. Ta đã làm chủ đường 9 đoạn từ Lao Bảo đến sát Cà Lu (trừ cứ điểm Động Trị), giải phóng toàn bộ khu vực Khe Sanh - một địa bàn chiến lược quan trọng ở phía tây đường 9. Trong gần 20 ngày đánh địch rút chạy, Sư đoàn 308 và Trung đoàn 246 đã phối hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ loại khỏi vòng chiến đấu 1.333 tên địch, bắn rơi, phá hủy 34 máy bay, 5 khẩu pháo, cối và 5 xe vận tải của địch.

Như vậy, “sau 170 ngày đêm chiến đấu liên tục, vô cùng anh dũng và quyết liệt, quân giải phóng Mặt trận Khe Sanh đã chiến thắng oanh liệt, đập tan một ý đồ ngông cuồng và ngoan cố của giặc Mỹ tại chiến trường Đường 9- Bắc Quảng Trị, buộc chúng phải chịu thất thủ Khe Sanh"

Liệu có đồng nhất giữa E138 - đơn vị của LS với E238 bộ đội địa phương quảng trị này không nhỉ?

2. Nghịch ngợm trên mạng thì thấy thông tin sau:
Trích dẫn
Ông Lê Danh Tởi (Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Bình Dương) trầm ngâm nhớ lại: “Ngày ấy, trên cao điểm 28 (Đường 9), mỗi một đêm chúng tôi không thể thống kê nổi bao nhiêu người đã nằm xuống, mặt mũi họ thế nào chúng tôi cũng không rõ. Bởi, mới tối hôm trước chúng tôi nhận quân trên danh sách, đến sáng hôm sau, nhiều người trong số đó đã hy sinh…”.   

Chỉ tay về phía một khúc sông nhỏ, ông Tởi kể: “Chính chỗ này đây, năm 1968, nguyên một tiểu đội của Trung đoàn 138 bộ binh đã hy sinh vì bom napan. Địch đánh rát đến mức dồn cả tiểu đội xuống dòng sông. Ngộp thở, ai thò đầu lên mặt nước liền bị bom napan đốt cháy…”.

Ông Tởi cũng không hiểu nổi, tại sao trong số hơn 100 người của trung đoàn đã hy sinh trong một trận đánh trên Đường 9 năm 1968, ông lại may mắn thoát chết. Hôm ấy, cả đơn vị bị địch tập trung hỏa lực tấn công nên bị hy sinh rất nhiều. 4 chiến sĩ còn lại, trong đó có ông, thoát chết nhờ mưu trí. Sau khi chôn toàn bộ tài liệu, bản đồ mật, vũ khí cạn dần, mọi người lấy mấy nắm cơm hôm trước lăn qua bùn rồi ném vào đội hình địch giả làm mìn. Nhờ vậy mà thoát chết…     
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:ilsVWb12nLkJ:www.sggp.org.vn/chinhtri/bodoicuho/2009/5/191160/+%22trung+%C4%91o%C3%A0n+138%22&cd=6&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=firefox-a

3. Thật ra cũng có một E138 khác là trung đoàn thông tin liên lạc trực thuộc Bộ - hoạt động tại QK IV. Tuy nó được thành lập đầu năm 1975 nhưng được hình thành trên gốc của một tiểu đoàn thông tin trước đó - tiểu đoàn 138.
Trích dẫn
Bộ Tư lệnh Binh chủng cũng thành lập thêm một số đơn vị trực thuộc đưa vào hoạt động ở chiến trường như tiểu đoàn 8 vận tải, tiểu đoàn 7 dây trần vào B2 xây dựng đoạn cuối tuyến trục "Thống nhất" và làm lực lượng dự bị cho Binh chủng, đầu năm 1975 thành lập thêm trung đoàn 138 thông tin cơ động (trước đó là một tiểu đoàn).

Hết chữ,  Grin
Logged

trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #71 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 12:04:49 pm »

hì, mấy cái em định viết thì nằm trong nội dung của bác quangcan rồi ... hic  Grin
- GBT ghi là "mặt trận nam quân khu 4" thì khả năng cao là ở Quảng Trị rồi ... vì em đã tận mắt nhìn thấy 1 cái GBT ghi y hệt câu đó của 1 bác chiến đầu ở mạn Cam Lộ - Đông Hà.
- số hiệu  hòm thư tuy không đích danh nhưng qua 2 số lân cận mà bọn Mỹ nhận định (khoảng thời điểm đến 1969), thì số hiệu hòm thư của LS Phách cũng thuộc E138 - F338-  Bắc VN.
- GBT của LS ghi là trung đoàn 138.
- 1 tài liêu khác của bọn Mỹ có nhắc đến E138 BVN xuất hiện ở QKI (của VNCH) hay là B5 mình
- Có 1 vài thông tin lẻ tẻ trên net (như bác quangcan đã tìm) có nhắc đến E138 đánh ở Đường 9 - Khe Sanh
Khả năng là cái E138 này phiên hiệu không tồn tại lâu, sau đó đổi phiên hiệu/ giải thể ...
Bạn thử hỏi:
- thằng F338 (giờ hình như ở Lạng Sơn)
- Phòng chính sách QK4 ( ở Vinh)
- Sở LDTBXH Quảng Trị
xem có thông tin gì khả quan không?
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
tranvanvan
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #72 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 12:24:46 pm »

kính gửi : các anh chị trong mục QSVN.

Hiện gia đình tôi có bố là ( trích theo giấy báo tử, tôi sẽ post hình và giấy báo tử lên sau )
Liệt sĩ : Trần Văn Giá.
Sinh năm 1940
quê quán : xã luơng Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Bắc Thái.
nhập ngũ tháng 4/1968.
Đi B : 7/1968
Đơn vị : KB
Cấp bậc Hạ Sĩ - chức vụ : chiến sĩ
Khi sinh ngày : 23/8/1969    hy sinh trong chiến đấu.
Thi hài đã được an táng tại nghĩa trang đơn vị gần mặt trận.
Thông tin thêm về liệt sĩ :
 - Tháng 4/1968 nhập ngũ ( do BCHQS huyện Phú Bình gọi ) huấn luyện tại sông Công- Bắc Thái ( nay là thị xã Sông Công- tỉnh Bắc Thái ) tháng 7/1968 đi B từ sông Công là nơi huấn luyện. khoảng tháng 8 hoặc 9/ 1968 có CCB đã gặp bố tôi đang đánh bóng chuyền tại Quảng Bình, từ đó ko còn thông tin về liệt sĩ nữa.

Gia đình tôi đã đến cục chính sách quân khu 7 tìm song không có thông tin, thư của quân khu 9 trả lời cũng không có thông tin, chỉ còn quân đoàn 4 là gia đình chưa có điều kiện đến hỏi và cũng chưa có thư trả lời.

Rất mong sự giúp đỡ của các bạn. Gia đình xin chân thành cảm ơn. có gì xin liên hệ với gia đình Trần Văn Văn. sdt : 0905536654 hoặc e-mail : vanbacthai@yahoo.com.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Giêng, 2011, 04:27:08 pm gửi bởi quangcan » Logged
hoamattroi
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #73 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2011, 09:14:06 pm »

Trước tiên cho gia đình chúng tôi gửi lời cám ơn tới hai bác quangcan và trung uy đã giúp đỡ, có vẻ như chúng ta đã thấy ánh sáng cuối đường hầm  Grin. Dưới đây chúng tôi xin gửi giấy cung cấp tài chính và bản thông kê di vật của bác Phách (trong đó có địa chỉ hòm thư) để mọi người cùng xem và biết đâu tìm được thông tin hữu ích từ đó có thể giúp gia đình chúng tôi.
Thưa bác quangcan: nếu có thể bác cho gia đình chúng tôi địa chỉ và số máy liên lạc của Đoàn kinh tế 338 (Lộc Bình, Lạng Sơn) và ông Lê Danh Tởi (phó chủ tịch hội CCB tỉnh Bình Dương) để gia đình chúng tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin.
Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Smiley
Logged
Nguyen Minh Hoan
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #74 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 04:49:46 pm »

Trước tiên cho gia đình chúng tôi gửi lời cám ơn tới hai bác quangcan và trung uy đã giúp đỡ, có vẻ như chúng ta đã thấy ánh sáng cuối đường hầm  Grin. Dưới đây chúng tôi xin gửi giấy cung cấp tài chính và bản thông kê di vật của bác Phách (trong đó có địa chỉ hòm thư) để mọi người cùng xem và biết đâu tìm được thông tin hữu ích từ đó có thể giúp gia đình chúng tôi.
Thưa bác quangcan: nếu có thể bác cho gia đình chúng tôi địa chỉ và số máy liên lạc của Đoàn kinh tế 338 (Lộc Bình, Lạng Sơn) và ông Lê Danh Tởi (phó chủ tịch hội CCB tỉnh Bình Dương) để gia đình chúng tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin.
Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Smiley

Em lọc thông tin từ các CCB Quảng Trị thì được biết: Trung đoàn 138 là Trung đoàn độc lập của Quân khu IV, khoảng cuối 1967 vào chiến đấu ở Quảng Trị. Thời điểm bác Phách hy sinh thì đơn vị này chiến đấu ở cánh đông huyện Gio Linh(bờ Nam giới tuyến).
Tra cứu danh sách đơn vị 138 có phần mộ đầy đủ tên tuổi, quê quán mà tỉnh Quảng Trị đang quản lý thì thấy chỉ có 10 Liệt sỹ ghi phiên hiệu đơn vị này và đều hi sinh năm 1968. Phần mộ các Liệt sỹ đơn vị này đều an táng tại NTLS một số xã thuộc huyện Vĩnh Linh(bờ bắc giới tuyến).
Vì vậy, em dự đoán có thể  là Liệt sỹ Phách cũng đã được quy tập vào Nghĩa trang liệt sỹ nhưng ở khu vực "Chưa biết tên".
Bác cố gắng tìm thêm các CCB của Trung đoàn 138 để hỏi thêm chi tiết.
Chúc bác và gia đình sớm tìm được phần mộ của Liệt sỹ.
Logged
CuTheBang
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #75 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2011, 10:55:10 am »

Xin thỉnh giáo các bác-
  Tôi đã vào Ninh Bình gặp Bác Liên - Cũng là người viết lịch sử của trung đoàn 101. Thông tin bác CCB Liên nói cụ thể như sau (Trí nhớ của bác rất tốt):
- Năm 1968 tại Đăk Tô có 3 tiểu đoàn: tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 3 ( thuộc E101)  và tiểu đoàn 8 ( tiểu đoàn 8 thuộc 304 được điều vào Đắk Tô thay cho tiểu đoàn 2 thuộc E101 đang ở Khe Sanh không rút ra được vì thời tiết.)
- Căn cứ của quân ta tận bên Lào và Cam phu Chia hành quân mất 2 ngày, pháo không bắn tới nên liệt sĩ Cù Xuân Điểu hy sinh ở căn cứ là không thể xẩy ra. Đơn vị của liệt sĩ có thể là tiểu đoàn 8 vì tiểu đoàn 1 và 3 bác ấy nhớ gần hết.
- Đúng như bác ancakho nhận định, E 101 chủ yếu là đánh diệt viện. Lý do: tháng 5 dự kiến đánh phối hợp như Khe Sanh có cả xe tăng, nhưng không được vì trời mưa. Cuối tháng 5 vây Ngọc Hồi, ngày 6/6 đánh Ngọc Hồi. Chiến thuật đánh như sau: Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 đánh Ngọc Hồi, tiểu đoàn 8 đánh giao thông đường 14. Tháng 8 đánh Pleican và Dak Sieng. Chiến thuật cũng như thế: Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 đánh các căn cứ, tiểu đoàn 8 đánh giao thông đường 14. vì như bác ấy nói: tiểu đoàn 8 chuyên đánh giao thông.
- Vê cao điểm 1043: Tôi đã copy và in các bản đồ các bác cho để bác Liên xem: bác ây nói cao điểm 1043 là NgocRonang là hợp lý hơn NgocPhaKungTial vì NgocRonang gần đường 14, hy sinh bị pháo khi đào công sự là lúc chuẩn bị chiến đấu vì tiểu đoàn 8 chuyên môn đánh giao thông đường 14.
- Sau đó tôi nói Liệt sĩ Cù Xuân Điểu có giấy chúng nhận: Đài trưởng vô tuyến điện. Bác Liên nói có bác nghe nói có bác CCB là nguyên Trung đội trưởng thông tin thuộc tiểu đoàn 8 cũng ở Ninh Bình,  liền đẫn tôi đi gặp đó là bác Nhàn CCB tiểu đoàn 8 - E 101 tại Đắk Tô năm 1968.
- Đến gặp bác Nhàn - bác ấy ốm nặng quá, không ăn uống được nên không nói được, chỉ gật và lắc (Cầu Trời khấn Phật cho bác ấy khỏe lại). Câu chuyện như sau:
Bác Liên hỏi:
+ Ông có phải là Trung đội trưởng thông tin thuộc D8 không? Bác ấy gật.
+ Ông có biết ông Cù Xuân Điểu không? Bác Nhàn gật.
+ D8 chuyên đánh giao thông đường 14 đúng không? Bác gật.
+ Có phải ông Điểu thay ông làm trung đội trưởng thông tin D8 khi ông được điều lên trung đoàn không? Bác ấy gật.
+ Ông có biết ông chỗ an táng ông Điểu không? Bác ấy lắc.
+ Ông có biết ông Điểu hy sinh ở đâu không? Bác ấy lắc.
+ Lúc đó ông được điều lên trung đoàn nên không biết phải không? Bác Nhàn gật.
- Sau đó bác ấy mệt, nên không hỏi được nữa, tôi lấy địa chỉ hai CCB bạn của bác Nhàn ở Nam Định qua người nhà, đi sang Nam Định tìm được cả hai bác nhưng không có kết quả gì vì hai bác không ở Kon Tum.
- Tôi muốn hỏi các bác: Tiểu đoàn có trung đội thông tin không?
- Mong các bác hỗ trợ thông tin và giúp đỡ.
- Cám ơn các bác nhiều.
   Thông tin bổ xung: Bác Liên nhớ rất tốt về Trung đoàn 101, nơi an táng nhiều liệt sĩ, tôi sẽ gửi địa chỉ, số điện thoại cho bác Quangcan để bác biết thông tin.
Logged
Builiet
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #76 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2011, 06:01:04 pm »

Hai tuần nay mải Tết với Nhất nên quên vào Web . Ancakho "Không biết vừa rồi bạn có ghé nghĩa trang Long khánh ,An hòa chưa". Xin trả lời: Cả huyện An lão chỉ có 03 nghĩa trang là An trung,An tân,An hòa -không có Long khánh.Hay là ở huyện khác! Nếu ở gần đấy xin chỉ giùm ,mình lại đi tiếp.Đợt vừa rồi mình đã thăm hết cả 3 nghĩa trang của huyện An lão và quần nát cả giấy tờ của phòng LDTBXH cũng như của Huyện đội An lão rồi. Còn sớm quá để chúc Tết ,Để sáng Mồng 1 vậy./.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2011, 08:44:44 am gửi bởi quangcan » Logged
ancakho
Thành viên
*
Bài viết: 281


« Trả lời #77 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2011, 08:02:08 pm »

Trên bản đồ chỗ An Hoà thì kế bên có thêm địa danh Long Khánh - và ở đó (An Hoà - Long khánh) có một nghĩa trang. Vậy là bác đã đi đến đó rồi ...
Logged

”˙ıɐ uầɹʇ ɯốnɥu ểđ ớɥɔ' ʇénb ıùɥɔ ɯăɥɔ ờıƃ ờıƃ' ƃuás ƃuơưƃ ıàđ ưɥu ɯâʇ' ềđ ồq ıộɔ àl uâɥʇ“
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #78 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 05:55:34 am »

... Cũng là người viết lịch sử của trung đoàn 101. Thông tin bác CCB Liên nói cụ thể như sau (Trí nhớ của bác rất tốt):
- Năm 1968 tại Đăk Tô có 3 tiểu đoàn: tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 3 ( thuộc E101)  và tiểu đoàn 8...
- Căn cứ của quân ta tận bên Lào và Cam phu Chia hành quân mất 2 ngày, pháo không bắn tới nên liệt sĩ Cù Xuân Điểu hy sinh ở căn cứ là không thể xẩy ra. Đơn vị của liệt sĩ có thể là tiểu đoàn 8 vì tiểu đoàn 1 và 3 bác ấy nhớ gần hết.
-... E 101 chủ yếu là đánh diệt viện...Chiến thuật đánh như sau: Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 đánh Ngọc Hồi, tiểu đoàn 8 đánh giao thông đường 14. Tháng 8 đánh Pleican và Dak Sieng. Chiến thuật cũng như thế: Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 đánh các căn cứ, tiểu đoàn 8 đánh giao thông đường 14. vì như bác ấy nói: tiểu đoàn 8 chuyên đánh giao thông.
- Vê cao điểm 1043: Tôi đã copy và in các bản đồ các bác cho để bác Liên xem: bác ây nói cao điểm 1043 là NgocRonang là hợp lý hơn NgocPhaKungTial vì NgocRonang gần đường 14, hy sinh bị pháo khi đào công sự là lúc chuẩn bị chiến đấu vì tiểu đoàn 8 chuyên môn đánh giao thông đường 14.
- Sau đó tôi nói Liệt sĩ Cù Xuân Điểu có giấy chúng nhận: Đài trưởng vô tuyến điện...
...
+ Ông có biết ông Cù Xuân Điểu không? Bác Nhàn gật.
+ D8 chuyên đánh giao thông đường 14 đúng không? Bác gật.
+ Có phải ông Điểu thay ông làm trung đội trưởng thông tin D8 khi ông được điều lên trung đoàn không? Bác ấy gật.
...
- Tôi muốn hỏi các bác: Tiểu đoàn có trung đội thông tin không?
...

SGG xin phép có đôi dòng gọi là "phản biện" - nên lời lẽ sẽ... hơi khó nghe (!) - ý SGG là khó nghe với "Bác... Cựu" có trí nhớ tốt - mà lại là người ghi chép sử đơn vị nữa!
- Bác ấy sẽ nhớ kỹ về những thời kỳ mình đã trải hay Bác nhớ tốt về những gì mình được nghe?
- Bởi chưa biết là Ngọc Renang hay Ngọc Cung giao thì chỗ nào sẽ "gần đường 14" theo nhiệm vụ chủ yếu là "diệt viện"?
Bởi ít nhất phải có hai ý nghĩa của nhiệm vụ "diệt viện"
- Một là "diệt viện" - tiếp viện từ Tân Cảnh lên ĐakSeang - hoặc từ Tân Cảnh lên Benhet - ĐắkGlei/Đắk Để/Ngọc Hồi (đường 512 trên bản đồ)
- Hai là "diệt viện" - tiếp viện từ Kontum lên Đắktô-Tân Cảnh

Năm 1968, "đường 14" hay được gọi là "đường 14 ở đoạn Tân Cảnh - ĐăkSeang - Khâm Đức" chỉ là một mớ bùi nhùi đường lộ, mà hầu như chỉ dùng để cho bọn Mỹ tuần tra... cho vui với những lần dùng GMC, M113 có xe jeep Scout dẫn đường.
Riêng đoạn 14 từ Kontum lên thì quan trọng - quan trọng nên phải đặt một Trại LLĐB Polei Kleng chắn thung lũng ĐắkYa và một loạt cao điểm nằm dọc dãy ChuTanKra kéo dài chắn hết phía tây đường này... Cũng vì áp lực của ta đè nặng từ vùng tam biên kéo qua hướng đông, mà từ năm 1965, tỉnh lỵ Kontum được dời từ phía nam bờ sông ĐắkBla lên phía bắc để nhờ khúc sông này tạo thêm mợt lớp phòng thủ cho chỗ này
Cũng vì vị trí yếu hiểm này, cũng nhằm mục tiêu "diệt viện", cắt đứt sự kiểm soát thung lũng Đắk Pokô mà cùng năm 68 (năm hy sinh của Ls Điểu) xảy ra trận đánh ChưTanKra...

Diệt viện, tức là đánh phía sau địch - tức là phải... luồn sâu!
Vậy thì đơn vị chuyên diệt viện, đánh giao thông, sẽ đánh chỗ nào cho có hiệu quả nhất?
Xác định được điều đó thì... sẽ thấy Ngọc Cung Giao hay Ngọc Renang gần, hợp lý hơn...

Thật tiếc là, có vẻ như chi tiết "đưa hình ảnh bản đồ" để cụ coi và cụ thấy hợp lý vì... gần đường 14 hơn ?!?! - cụ không chịu nhớ giúp cho một tên làng nào đó như Đắk kòn hay Dốc Muối hay Ngọc Chăm pét giùm...
...hay là Bác CuTheBang đã không hỏi những chi tiết ấy?
Không phải ngẫu nhiên mà Bác đã "nhắn gửi bản đồ qua email" mà SGG em đã không gửi - khi được biết là Bác sẽ tiếp xúc với các Cụ đã từng giữ chức tỉnh, huyện đội từ sau chiến tranh!

Còn nói về tầm pháo, trên kia SGG đã chứng minh rằng hai chỗ địa danh đó đều trong tầm pháo cả - vấn đề là ổ pháo nào là "thủ phạm"
Còn cái "căn cứ hai ngày đường" chỉ là hậu cứ - bởi lẽ chắc không có chuyện mỗi lần "đi đánh giao thông" phải di về mất 4 ngày đường!
Chiến sĩ ta ém ở chiến trường, thì chỗ tập trung, chỗ ngủ nào mà chẳng là... căn cứ?
Cái GBT ghi rõ trường hợp thương tử "bị pháo khi đào công sự" thì không phải là bị pháo trong chiến đấu, tức là... pháo trận - mà là pháo cầm canh, pháo phá hoại, pháo theo giờ... - còn chuyện đào công sự để phục kích hay là để... trú ẩn thì ai dám phát biểu gì?
SGG cũng có thể phát biểu thế này:
Chắc là ngày ấy, Bác Cựu ở hậu cần, mới biết rõ hai tiểu đoàn nọ mà không rõ tiểu đoàn độc lập đi đánh giao thông kia rồi đó...  Grin
Và vì độc lập, đi đánh giao thông, lại phải sẵn sàng phối hợp "diệt viện" nên... chuyện một trung đội trưởng được đi học thông tin là chuyện... bình thường!
Thực tế chiến đấu, biết cấu tạo, sửa chữa, bố trí một hệ thống 2W... hoặc sử dụng PRC25 thu được của địch thì coi như là đẳng cấp "Đài trưởng" rồi!

Nhân đây, kết hợp với chuyện của Bác GiangNH - liệu chúng ta có nên cần... "xét lại" một chút về D8/E101 và D8/E209 xuất hiện ở vùng này trong những tháng từ 5-8/1968 không nhỉ?

@quangcan, ancakho, chiangshian: Các Bác "nghiên cứu" cái thông tin này xem sao?
LZ Chu Pa
Located at YA 9515-6785 in Pleiku province, II Corps. a.k.a. Hill 1485. Patrol base opened by elements of 1st Battalion 14th Infantry and 1st Battalion 12th Infantry, 4th Infantry Division on February 13, 1969. Operation was designed to relieve pressure on Bravo Company 1st Battalion 14th Infantry which had made contact with NVA force at YA 934-683 some 2,400 meters west of Chu Pa peak.
In June 1968 this hill mass was bombed by concentrated B-52 strikes to relieve the seige of LZ Brillo Pad located at YA 962-855.
This area was believed to be NVA Base area 702. It was reputed to be the staging area for the B3 Front Headquarters, the 66th NVA Regiment, the 101D NVA Regiment, and the 24th NVA Regiment.


Khi lão GiangNH cứ "ra rả" về D8"mũ sắt" với "bình độ 1485" và đưa cái bản đồ "mờ tịt" về Iamorong... mà cho đến nay... không hề nói là vì sao có được cái bản đồ đó... ?!?!
@GiangNH: Nếu Bác "đừng tếu" nữa, mà xác nhận cho SGG em chỉ bằng yes/no với câu hỏi này: "Năm 2001, có phải từ chuyện nghe Bác Cựu nào kể về Chư Pả, nên nhà Bác chạy vào QĐ3 chỉ hỏi về Chư Pả, nên người ta cho cái bản đồ ấy?" Yes or No/Phải vậy hay không?

@quangcan: nhiệm vụ "diệt viện" được triển khai trên chiến trường Tây Nguyên từ sau nửa cuối năm 1968 mang tính toàn diện - vì để lên địa bàn Bắc Tây Nguyên - địch đã chú ý đến ngõ Samat-Đức Cơ là nhanh nhất, lại vừa chắn cả nhánh lan tỏa của đgHCM (đó là lý do dẫn đến binh biến đất Kam từ đoạn 69-70 sau này) - mọt sách giúp em củng cố lý luận này
Rồi thì tìm hiểu xem nhánh nào của 101 có mặt gần QL19 - cũng như có cớ gì dẫn đến đề tài "D8 mũ-sắt ở Chư Pả của lão GiangNH" Wink

SGG em không dám phát biểu gì về chuyện "GCN Đài trưởng" và chức trung đội trưởng thì thành một... trung đội thông tin Huh
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #79 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2011, 08:48:55 am »

"chả" SSG này tinh thật, mà lọ mọ lúc 5 giờ sáng chi vậy, "khéo bị gấu đuổi chắc" Cheesy, cũng thấy có đôi chút ngờ ngờ vì sợ bác CCB nhớ nhầm (có tuổi rồi mà, chuyện thường) giữa các trung đoàn 101 với nhau nhưng chưa có thời gian tập hợp tài liệu để "nộp bài". Bận, bận quá, khất đến tối nay nhé. Không biết tối có viết được không nữa hay lại "vợ dại con thơ"  Cheesy

Mà bác bằng không biết đấy thôi, chơi với mấy "chả" trên này không khác gì chơi với "mấy ảnh mẽo ở bển" đâu nhé,   Grin
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2011, 09:19:50 am gửi bởi quangcan » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM