Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:27:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tư duy quân sự Trung Quốc đương đại  (Đọc 64168 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 05:18:03 pm »

TƯ DUY QUÂN SỰ TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI

Tư duy quân sự Trung Quốc đương đại là chủ đề tập hợp và biên dịch bài viết trên các ấn phẩm của nhà nước và giới lãnh đạo chính trị quân sự Trung Quốc về tư duy quân sự hiện nay của nước này. Qua chủ đề, thành viên www.quansuvn.net sẽ có điều kiện nắm bắt tư duy quân sự chỉ đạo thực tiễn xây dựng, phát triển lực lượng và hành động chiến đấu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.


Chủ đề giới thiệu 2 nhóm ấn phẩm:

- Các bài nghiên cứu lý luận quân sự đăng trên Tạp chí Khoa học quân sự Trung Quốc và Báo Quân Giải phóng được biên tập lại trong tổng tập “Quan điểm Trung Quốc về phương thức tác chiến tương lai” do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia thuộc Đại học Quốc phòng Hoa Kỳ ấn hành;

- Các sách trắng về "Quốc phòng của Trung Quốc" do Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành từ đầu thập niên 1990 tới nay.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2010, 05:23:35 pm »

QUAN ĐIỂM TRUNG QUỐC VỀ PHƯƠNG THỨC TÁC CHIẾN TƯƠNG LAI


Phần 1 - Tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình

Tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình
Tác giả: Đại tá Bành Quang Khiêm / 彭光谦

Lý luận Đặng Tiểu Bình về hiện đại hóa quốc phòng
Tác giả: Thượng tướng Triệu Nam Khởi / 赵南起

Lý luận Đặng Tiểu Bình về chiến tranh và hòa bình
Tác giả: Thượng tá Hồng Bảo Tú / 洪保秀

Giác độ của Đặng Tiểu Bình về lợi ích quốc gia
Tác giả: Thượng tá Hồng Bân / 沈红

Kiên trì phòng ngự tích cực với chiến tranh nhân dân hiện đại
Tác giả: Đại tá Vương Nãi Minh / 王乃明

Chính sách quốc phòng trong thời kỳ mới
Tác giả: Thượng tá Phương Ninh / 方宁
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2011, 12:16:27 pm gửi bởi OldBuff » Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2010, 06:42:11 pm »

TƯ DUY CHIẾN LƯỢC ĐẶNG TIỂU BÌNH
Tác giả: Đại tá Bành Quang Khiêm

Tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình tạo ra một hệ thống lý luận khoa học có nội dung phong phú. Trái với nhiều nhà lý luận khác, tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình không hình thành đơn thuần từ hoạt động nghiên cứu lý luận, mà là sự kết tinh của nhu cầu thực tiễn trong quá trình lãnh đạo và lên kế hoạch hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa chưa từng có tiền lệ cho quốc gia châu Á rộng lớn chiếm tới một phần tư dân số thế giới này. Các nội dung trong tư duy chiến lược của Đặng phản ánh đặc sắc các vấn đề thời cuộc và thực tiễn.

Về điểm này, tư duy chiến lược của Đặng là tương đồng nhất quán với tư duy chiến lược của Mao Trạch Đông. Tuy thế, cũng cần phải thấy những nội dung cơ bản trong tư duy chiến lược của Mao Trạch Đông chín muồi trong giai đoạn chiến tranh cách mạng, theo đó nội dung tư duy xuất chúng nhất của ông trở thành kim chỉ nam cho hàng triệu người Trung Quốc tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại. Có thể nói hạt nhân tư duy chiến lược của Mao là tư duy chiến lược quân sự chỉ đạo thực tiễn chiến tranh nhằm đạt mục tiêu giành chính quyền bằng đấu tranh quân sự và giành lại độc lập dân tộc cũng như giải phóng đất nước.


Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình (nguồn: www.spiegel.de)


Tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình được hình thành và tôi dưỡng sau khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền và với các điều kiện lịch sử mới phát sinh trong thực tiễn công cuộc hiện đại hoá mang màu sắc Trung Quốc, cũng như xu hướng cùng phát triển hoà bình trên thế giới. Vì thế có thể nói rằng tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình lấy nước Trung Quốc hiện đại và phần còn lại của thế giới làm bối cảnh, với mục tiêu cùng phát triển trong hoà bình của Trung Quốc và thế giới nói chung. Tư duy chiến lược này được chia làm 3 phần chủ đạo là: tư duy chiến lược về quốc tế, tư duy chiến lược về phát triển đất nước và tư duy chiến lược về an ninh quốc gia.

...
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 06:17:04 pm »

TƯ DUY CHIẾN LƯỢC ĐẶNG TIỂU BÌNH
Tác giả: Đại tá Bành Quang Khiêm

....

Tìm kiếm nền hoà bình và sự phát triển

Đặng Tiểu Bình luôn tâm niệm với nhãn quan về xu hướng phát triển chung của loài người và lấy mối tương quan chiến lược quốc tế làm nền tảng. Đây chính là đặc trưng quan trọng tạo nên tư duy chiến lược của ông. Đặng tin chắc rằng sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời khỏi thế giới đương đại. Tư duy chiến lược của Đặng Tiểu Bình về quốc tế gồm những điểm chính sau:

- Thông qua việc phân tích thực trạng, các đặc điểm mới của những mối mâu thuẫn cơ bản trên thế giới, cũng như những biến đổi trong tương quan chính trị và kinh tế quốc tế, Đặng đã phát triển quan niệm truyền thống về chiến tranh và cách mạng. Ông đã rút ra kết luận quan trọng rằng hoà bình và sự phát triển đã trở thành 2 nội dung chiến lược quảng đại trên thế giới hiện nay, và vì vậy đã vạch ra được chủ đề cũng như bản chất của thời đại.

- Khi lượng giá mối tương quan chiến lược, ông cẩn trọng xem xét những biến đổi trong các nhân tố chiến tranh và hoà bình, từ đó thay đổi quan niệm từng tồn tại dai dẳng rằng chiến tranh thế giới là tất yếu. Đặng đã đưa ra chủ trương chiến lược mới là một cuộc chiến tranh thế giới có thể được ngăn chặn hay tránh khỏi nếu các bên làm tốt phận sự của mình.

- Sau khi mổ xẻ tương quan chiến lược thế giới kiểu cũ và khuynh hướng đa cực ngày càng gia tăng, Đặng là người đầu tiên đề xuất việc xây dựng một trật tự kinh tế và chính trị quốc tế mới dựa trên năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, đồng thời lập kế hoạch cho mối tương quan chiến lược mới cũng như thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc trật tự quốc tế trong kỷ nguyên mới.

- Dựa trên các nguyên tắc giải quyết các mối quan hệ quốc tế, Đặng đã vượt qua được các khuôn khổ của tư duy chiến lược thời Chiến tranh lạnh và tư duy chiến lược chia bè kéo cánh trong quan hệ quốc tế, để cho rằng đặc trưng quan trọng nhất chi phối các mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước là vấn đề lợi ích quốc gia, và rằng Trung Quốc nên theo đuổi một cách kiên định chính sách ngoại giao độc lập, phản đối bá quyền và cường quyền chính trị. Ông luôn khẳng định rằng Trung Quốc cần phải đặt vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia lên hàng đầu, đồng thời phải tự quyết định vận mệnh dân tộc mình.

- Đối với vấn đề giải quyết các tranh chấp quốc tế, Đặng lấy mục tiêu duy trì hoà bình và thúc đẩy phát triển kinh tế làm xuất phát điểm. Khai thác cơ hội lịch sử khi các lực lượng yêu chuộng hoà bình lấn át các thế lực hiếu chiến trên thế giới, Đặng đã sáng tạo đưa ra chủ trương “một quốc gia, hai chế độ” và “khai thác chung” nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế.       

....
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 12:43:11 pm »

TƯ DUY CHIẾN LƯỢC ĐẶNG TIỂU BÌNH
Tác giả: Đại tá Bành Quang Khiêm

....

Động lực hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa

Chủ thuyết phát triển là nội dung cốt lõi trong tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình. Cân nhắc những đặc điểm của thời đại, những cơ hội cũng như thách thức quốc tế mà Trung Quốc đang đối diện, giai đoạn phát triển xã hội chủ nghĩa mà Trung Quốc đang trải qua, mục đích hướng tới và các mục tiêu quản lý đất nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã tiến hành phân tích tổng thể những nhiệm vụ cơ bản, các mục tiêu chiến lược, các bước đi và trọng điểm mà Trung Quốc đang đối diện trong giai đoạn đầu của Chủ nghĩa xã hội. Đặng đã đưa ra một hệ thống quan điểm nhằm tạo dựng Chủ nghĩa xã hội với nội dung sống động và nhằm chấn hưng dân tộc Trung Hoa.


Chủ tịch Quân uỷ trung ương Đặng Tiểu Bình đang duyệt đội danh dự Quân Giải phóng Trung Quốc tại vùng Hoa Bắc trong năm 1981 (ảnh xinhuanet.com)

Qua việc nghiên cứu các điều kiện thực tế ở Trung Quốc với tinh thần dũng cảm và thực tiễn, Đặng đã nêu ra một suy luận có ý nghĩa quan trọng rằng Trung Quốc vẫn còn đang chập chững ở giai đoạn khởi đầu của Chủ nghĩa xã hội, rồi đặt ra các nhiệm vụ chiến lược cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như vứt bỏ mớ bòng bong ý thức hệ cực đoan níu chân Trung Quốc bấy lâu. Lý luận về giai đoạn khởi đầu của Chủ nghĩa xã hội và về nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tạo thành những hòn đá tảng trong chủ thuyết phát triển quốc gia của Đặng Tiểu Bình. Đây là những lý luận đóng góp quan trọng cho chủ nghĩa Mác và đặt nền tảng lý luận cho sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong quá trình hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc trong thời kỳ mới.

Về mục tiêu chiến lược của công cuộc phát triển, Đặng Tiểu Bình kêu gọi tăng cường giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy năng lực tổng thể của nhà nước xã hội chủ nghĩa và không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Đặng nêu rõ mục tiêu tối thượng của toàn thể nhân dân Trung Quốc là xây dựng đất nước mình thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu, mạnh, dân chủ và văn minh.

Về các bước đi chiến lược của công cuộc phát triển, Đặng kết nối các mục tiêu phát triển dài hạn với nội hàm của mỗi bước đi phát triển, đồng thời thiết lập một chủ thuyết phát triển “ba bước” đầy tính thực tế. Bước 1 diễn ra từ năm 1981 tới 1990, Trung Quốc tập trung tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội và cơ bản giải quyết vấn đề cơm ăn áo mặc. Thực tiễn cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu đầu tiên này. Bước 2 kế sau bước 1 tới cuối thế kỷ 20, mục tiêu của Trung Quốc phải đạt mức tổng sản phẩm quốc nội là 1.000 tỷ đô-la và mức thu nhập bình quân đầu người theo năm từ 800 tới 1.000 đô-la. Nói cách khác, mục tiêu này nhắm tới cấp độ một quốc gia thịnh vượng tương đối. Bước 3 kế sau bước 2 diễn ra trong 50 năm tiếp sau, Trung Quốc phải phấn đấu bằng mức các quốc gia phát triển và cơ bản hoàn thành sự nghiệp hiện đại hoá.

Đặng Tiểu Bình còn đưa ra phương châm “một nhiệm vụ trọng tâm, hai điểm cơ bản”, theo đó Trung Quốc tiếp tục lấy công cuộc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa như một nhiệm vụ trọng tâm, trong khi vẫn kiên trì theo đuổi chính sách cải cách mở cửa và giữ vững lập trường bốn nguyên tắc cơ bản. Đây chính là huyệt đạo mà Đảng CS Trung Quốc chọn lựa trong thời kỳ mới. Lịch sử đã chứng minh đây là con đường duy nhất đúng và là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp của Đảng và nhân dân các dân tộc Trung Quốc. Đất nước Trung Quốc quyết không nghi ngờ về con đường này.

Về các trọng tâm phát triển chiến lược, Đặng chỉ rõ Trung Quốc cần chú ý tới việc phát triển kinh tế trong mọi thời kỳ và dành toàn tâm cho sự nghiệp bốn hiện đại hoá. Các trọng tâm phát triển chiến lược mà Đặng nêu gồm các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, khoa học và giáo dục. Đặng là người đầu tiên dùng trước tác của mình để đưa ra lý luận về vai trò của khoa học và công nghệ như một lực lượng sản xuất chính yếu và giới trí thức Trung Quốc là một bộ phận của giai cấp công nhân. Đặng ban hành hàng loạt chính sách quan trọng về “tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài” và về việc nắm giữ chức vụ trong lĩnh vực công nghệ cao.

Về các yêu cầu phát triển chiến lược, Đặng nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần phải đối diện với các thách thức nghiêm trọng khi tham gia cạnh tranh quốc tế trong nền kinh tế toàn cầu đương thời cũng như trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đồng thời phải nắm bắt được cơ hội lịch sử này. Trong lúc tương quan chiến lược quốc tế đang diễn ra những thay đổi sâu rộng và phong trào xã hội chủ nghĩa tạm thời thoái trào, Trung Quốc cần bình tĩnh quan sát và thích ứng với tình hình, nên khéo léo kiềm chế giấu mình và nỗ lực thực hành tốt việc nội trị.

Về các phương thức phát triển chiến lược, Đặng nhấn mạnh Trung Quốc cần lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng và vận dụng thực tiễn làm nguồn duy nhất để kiểm chứng chân lý,  Trung Quốc không được giáo điều và sao chép mù quáng mô hình phát triển của nước khác mà phải giải phóng tư tưởng, phát hiện chân lý trong thực tiễn, phát triển theo cách riêng của mình và xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang sắc thái Trung Quốc.       

----
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
G.K_Zhukov
Thành viên
*
Bài viết: 35


Quân nhân


« Trả lời #5 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2010, 11:10:26 am »

Đồng chí OldBuff khi nào đưa lên tư liệu mới cho vài người đang rất quan tâm về chủ đề này. Thành viên baokhanhnbk vừa chia sẻ 1 bài viết rất hay http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA80280/default.html, bổ sung tốt với chủ đề TDQS TQ dd.
Logged

Đến lượt tôi, Tôi chắc chắn chiến đấu hết mình và trung thành với Tổ quốc của tôi.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 02:08:40 pm »

TƯ DUY CHIẾN LƯỢC ĐẶNG TIỂU BÌNH
Tác giả: Đại tá Bành Quang Khiêm

....

Tạo dựng môi trường ổn định ở trong nước cũng như quốc tế

Công cuộc phát triển Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với tình hình an ninh của đất nước. Nền tảng trong tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình đối với vấn đề an ninh quốc gia là việc tạo dựng một môi trường chiến lược hoà bình ổn định và một điều kiện thuận lợi, đồng thời cung cấp sự trị an mạnh mẽ cho công cuộc phát triển đất nước. Nội dung của chúng gồm những điểm chính sau:

Về xuất phát điểm của nền an ninh quốc gia, Đặng Tiểu Bình coi trọng cả ý tưởng an ninh song phương lẫn an ninh tập thể. Đặng dành sự quan tâm tới lợi ích an ninh của Trung Quốc trong mối quan hệ với lợi ích an ninh của các nước liên quan, gắn kết nền an ninh của Trung Quốc với nền an ninh của các lân quốc, của khu vực và thế giới nhằm tạo dựng môi trường an ninh tin cậy và chân thành.


Đặng Tiểu Bình trong chuyến điều dưỡng tại Bắc Đới Hà nhân lễ mừng thọ 80 tuổi (ảnh http://www.cbw.com)

Về việc xây dựng tiềm lực cho nền an ninh quốc gia, Đặng bác bỏ quan niệm cũ chỉ thuần tuý dựa trên sức mạnh quân sự mà thay bằng quan niệm mới về tu dưỡng sức mạnh tổng thể của đất nước. Nền an ninh quốc gia nằm trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước và tiềm lực an ninh quốc gia cần được tăng cường một cách toàn diện. Bàn về chủ thuyết an ninh quốc gia, Đặng cho rằng Trung Quốc cần nỗ lực tận tâm cho việc ngăn ngừa chiến tranh và kiềm chế các cuộc khủng hoảng. Việc duy trì nền hoà bình sẽ đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và sự tiếp nối suôn sẻ của chủ thuyết 4 hiện đại hoá không bị tình trạng chiến tranh hỗn loạn tác động. Trong gian đoạn cao trào của công cuộc cải cách mở cửa và hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, Đặng Tiểu Bình đặc biệt nhấn mạnh tới việc Trung Quốc cần giữ vững độc lập và chủ quyền, bảo vệ con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc, đồng thời quán triệt với các định hướng và chính sách đã được ban hành từ năm 1978 trở về sau. Thực tế cho thấy đất nước Trung Quốc đã được hưởng giai đoạn hoà bình và ổn định kéo dài theo chủ thuyết này.

Về mối quan hệ giữa phát triển quốc phòng và phát triển kinh tế, Đặng nhấn mạnh rằng việc phát triển quốc phòng phải phù hợp và phục vụ nhu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp phát triển quốc phòng chỉ là một cấu phần của công cuộc phát triển nền kinh tế quốc dân, vì thế cần phải được kiến thiết và khai phát phù hợp với công cuộc phát triển nền kinh tế quốc dân. Các lực lượng vũ trang Trung Quốc phải tích cực hỗ trợ và tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế, đồng thời các nguồn lực công nghiệp quốc phòng hùng hậu cũng phải được sử dụng vào mục tiêu phát triển kinh tế. Trung Quốc cần phải đẩy mạnh nền công nghiệp dân sinh và nỗ lực bằng mọi cách để phát triển nền kinh tế quốc dân. Khi hiện trạng chung của nền kinh tế được cải thiện và tiềm lực đất nước được gia tăng mạnh mẽ, Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển sự nghiệp quốc phòng.

....
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
hồn_xứ_nghệ_84
Thành viên
*
Bài viết: 9

xư nghệ anh linh thành vinh anh kiet


« Trả lời #7 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 04:45:03 pm »

 Khi Trung Quốc quên lời dạy 'ẩn mình' của Đặng Tiểu Bình

    Những cuộc tập trận gần đây của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trên mặt đất và mặt biển phản ánh sự tức giận từ phía Bắc Kinh với cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn ở Hoàng Hải, cũng như với những phản ứng của Washington sau khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”.
    Những động thái của Bắc Kinh gần đây cho thấy có lẽ, họ đang xa rời chính sách của Đặng Tiểu Bình. Trong quan hệ quốc tế, ông Đặng Tiểu Bình đặt ra chính sách gọi là “Thao Quang Dưỡng Hối” (tạm dịch là ẩn sáng dưỡng tối), có nghĩa là giấu tài, giữ mình khi ở vị trí bất lợi và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội để có thể nắm giữ địa vị cao hơn.
    Trung Quốc liên tiếp tiến hành các cuộc trận hải quân, không quân thời gian gần đây. Ảnh: THX
    Theo Tân hoa xã, PLA đã tổ chức cuộc tập trận hậu cần quân sự tại Hoàng Hải ngày 17 - 18/7. Tổng cục hậu cần và Văn phòng Sẵn sàng Chiến đấu của PLA đã tổ chức cuộc tập trận này. Mang tên “Chiến tranh 2010”, sự kiện diễn ra nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công tầm xa, tập trung vào vận chuyển thiết bị hỗ trợ quân sự cho các cuộc chiến đấu chung.
    Cuộc tập trận được thực hiện một tuần sau khi Trung Quốc tuyên bố phản đối bất cứ máy bay hay tàu chiến nước ngoài nào tiến vào Hoàng Hải hay vùng biển lân cận có thể gây ảnh hưởng tới lợi ích và an ninh đất nước (đề cập tới việc tập trận hải quân Mỹ - Hàn ở Hoàng Hải).
    Sau đó, ngày 26/7, Hải quân PLA đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên Biển Đông, theo tin từ nhật báo PLA. Các tàu chiến chủ chốt, tàu ngầm và máy bay chiến đấu từ ba hạm đội hải quân đều tham gia diễn tập. Đây được xem là cuộc tập trận hải quân lớn nhất kể từ 1950 khi Hải quân PLA chính thức thành lập. "Tàu chiến và tàu ngầm Hải quân Hạm đội Nam Hải đã diễn tập tấn công chính xác vào các mục tiêu trên biển bằng phóng tên lửa dẫn đường trong khi các tàu chiến thực hiện hoạt động phòng không”, nhật báo PLA đưa tin.
    Giám sát cuộc trập trận, Tổng tham mưu trưởng PLA Trần Bỉnh Đức cho biết, PLA đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến (về tình hình quốc tế) và chuẩn bị "sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn".
    Ngày 8/3, PLA tiến hành cuộc tập trận 5 ngày, quy tụ 12.000 binh lính và 7 loại hình máy bay chiến đấu từ quân khu Tế Nam. Theo Tân hoa xã, cuộc diễn tập được tiến hành tại 7 thành phố khắp hai tỉnh nội địa là Hà Nam và Sơn Đông với các hoạt động sơ tán khẩn cấp, kế hoạch chiến tranh, do thám, cảnh báo sớm, phòng thủ đất đối không, sơ tán các vị trí chiến đấu trong “môi trường điện từ phức tạp”.
    Những cuộc tập trận trên diễn ra xung quanh thời gian kỷ niệm 83 năm thành lập PLA (1/8). Trong một cuộc họp báo trước ngày này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Canh Diên Sinh cho biết, những thông tin về các cuộc tập trận gần đây là một bằng chứng thể hiện Trung Quốc đang tăng cường minh bạch trong quân sự. Theo ông Canh, chính vì thế mà báo chí không nên cố gắng “giải thích” theo hướng làm gia tăng hay phức tạp tình hình.
    Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, ông Canh cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng, Trung Quốc phản đối mọi nỗ lực nhằm “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông. Cần chú ý, đây là lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc đưa ra bình luận công khai về vấn đề Biển Đông đang nóng lên thời gian gần đây, khi trước đó Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định, giải quyết tranh chấp Biển Đông theo con đường hòa bình là “lợi ích quốc gia” của Mỹ.
    Ông Canh Diên Sinh khẳng định, Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” với các đảo ở Biển Đông và vùng biển xung quanh và nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do đi lại của tàu thuyền và máy bay từ “các nước liên quan” qua Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế.
    Nhìn vẻ bề ngoài, cuộc tranh cãi nóng lên ở Biển Đông bắt đầu từ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Ngoại trưởng Mỹ đã “tận dụng cơ hội” để thể hiện chính sách “trở lại châu Á” của Mỹ trong làn sóng gia tăng ảnh hưởng ngày một nhanh chóng của Bắc Kinh.
    Song, chính từ việc khẳng định Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tự đặt mình vào một vị trí nhạy cảm, tự mình khép chặt cuộc “thao diễn” chính trị và ngoại giao, tự đẩy mình tới rủi ro đối đầu quân sự với các quốc gia láng giềng và Mỹ.



    Nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/201008...u-Binh-927920/

    __________________
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=36552
Bài học từ ngày xưa hôm nay Trung Quốc đã vội vàng vươn vai.
Logged

báo quốc nhât thân đô thị đảm
giao tình thiên tải chi luận tâm
báo đáp tổ quốc, một tấm thân luôn dũng cảm
giao tình với ngàn năm, chỉ luận với chữ tâm
cob_hc
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 08:56:42 pm »

các bác đừng post gì cả, để bác Trâu tập trung làm cái topic. Đừng post tài liệu nào vào đây mà loãng .
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #9 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2010, 12:42:41 pm »

TƯ DUY CHIẾN LƯỢC ĐẶNG TIỂU BÌNH
Tác giả: Đại tá Bành Quang Khiêm

....

Liên quan tới tư tưởng chỉ đạo trong việc phát triển các lực lượng vũ trang, Đặng chú trọng việc Trung Quốc cần phải kết hợp giữa một lực lượng thường trực chiến đấu nhỏ nhưng tinh nhuệ với một lực lượng dự bị động viên hùng hậu. Trung Quốc cần phải tiêu giảm quân số các lực lượng vũ trang, nhưng đồng thời phải tăng cường chất lượng tác chiến cho cả cán lẫn binh. Quy mô vũ khí khí tài quốc phòng cần được gia tăng và theo đó là việc thiết lập cơ cấu quân binh chủng phù hợp. Trung Quốc cần nỗ lực tăng cường kỹ năng tác chiến cho các lực lượng vũ trang để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ cho một cuộc chiến tranh hiện đại.

Đối với phương châm quân vụ, Đặng nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần thi hành chính sách phòng ngự tích cực và thực hiện chiến tranh nhân dân trong các điều kiện đương đại. Trung Quốc cần nhanh nhạy nắm bắt các đặc trưng và tiền đề mới của loại hình chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ cao hiện đại, thi triển toàn bộ các ưu điểm của mình và tấn công khai thác các nhược điểm của đối phương. Trung Quốc cần xây dựng các chiến thuật hợp lý để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược trong các cuộc chiến tranh tương lai.


Tượng đài Đặng Tiểu Bình đặt tại Công viên Liên-hoa-sơn thành phố Thẩm Quyến (ảnh http://blog.asiahotels.com)

*****

Mối liên hệ mật thiết giữa ba cấu phần chủ đạo nêu trên tạo thành một chỉnh thể với trọng tâm là chiến lược phát triển quốc gia trong tư duy chiến lược của Đặng Tiểu Bình. Vấn đề phát triển không chỉ là một vấn đề chiến lược toàn cầu trong thế giới ngày nay, mà còn là một thách thức chính và là một nhiệm vụ lịch sử mà nước Trung Hoa hiện đại đang phải đối diện. Chỉ khi giải quyết được vấn đề phát triển thì tiềm lực quốc gia tổng thể của Trung Quốc mới được tăng cường và mức sống của nhân dân mới được cải thiện đáng kể, kỳ vọng quốc gia của Trung Quốc mới có khả năng thành hiện thực và Trung Quốc mới thực sự sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới. Khi đó Trung Quốc mới đủ khả năng nâng cao mức độ văn minh cả vật chất lẫn tinh thần của Chủ nghĩa xã hội, đồng thời mới có vị thế quốc tế cũng như nền an ninh quốc gia thực sự.

Tư duy chiến lược trong sự nghiệp phát triển quốc gia luôn chiếm vị trí chủ đạo, quy định và chi phối tư duy chiến lược trong các lĩnh vực khác trong hệ thống tư duy chiến lược của Đặng Tiểu Bình. Dù vậy, tư duy chiến lược phát triển quốc gia của Đặng hoàn toàn không tách rời mà trái lại có liên hệ chặt chẽ với tư duy chiến lược an ninh quốc gia và tư duy chiến lược quốc tế. Quá trình phát triển của nước Trung Hoa hiện đại không thể tách rời với quá trình phát triển của thế giới bên ngoài nhất là trong giai đoạn tốc độ phát triển của thế giới ngày càng chậm lại như hiện nay. Trong kỷ nguyên thông tin kéo gần hơn các mối quan hệ như hiện nay, việc thi hành chủ nghĩa cô lập là hành vi tự sát. Thế nhưng đồng thời, sự nghiệp phát triển quốc gia sẽ bất khả thi nếu thiếu đi sự bảo vệ an ninh hữu hiệu. Do chủ nghĩa bá quyền và cường quyền chính trị vẫn còn tồn tại nên Trung Quốc tuyệt đối không được phép từ bỏ quyền tự vệ thiêng liêng của mình. Vì vậy, Đặng Tiểu Bình luôn xem xét sự nghiệp phát triển đất nước Trung Quốc trong bối cảnh tương quan các lực lượng chiến lược quốc tế nói chung, từ đó đưa ra phương thức hành xử tích cực trong cộng đồng quốc tế nhằm thông qua giao lưu quốc tế để thu hút động lực cho quá trình phát triển. Khi hoạch định quá trình phát triển, Đặng luôn phản đối chủ nghĩa bá quyền và cường quyền chính trị trong khi tìm cách bảo vệ nền hoà bình thế giới. Trong tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình, chiến lược quốc tế và chiến lược an ninh quốc gia phải tuân thủ và phục vụ chiến lược phát triển đất nước. Chúng là các tiền đề và bảo đảm cơ bản cho việc hiện thực hoá chiến lược phát triển đất nước và là phần không thể tách rời khỏi tư duy chiến lược tổng thể của Đặng Tiểu Bình.

Tóm lại, trọng tâm trong tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình là nền hoà bình, công cuộc phát triển, sự ổn định, nền an ninh và sự nghiệp chấn hưng đất nước. Đó là tư tưởng xuyên suốt trong tiến trình phát triển và là tinh hoa của tư duy chiến lược Đặng Tiểu Bình.

- ./. -
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM