Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:33:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám  (Đọc 104660 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hieuthachsung
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #70 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 05:38:33 pm »

http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/10/168642/

Nhân ngày 17 tháng 10 
Về cây đuốc sống Lê Văn Tám
Thứ năm, 16/10/2008, 23:56 (GMT+7)
Trong bài “Một tháng đứng đầu sóng ngọn gió không thể nào quên” đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 23-9-2008, tôi có viết:

“Đêm 17-10, thiếu niên Lê Văn Tám được anh Lê Văn Châu tổ chức, đã tình nguyện bí mật đột nhập vào bên trong, mang theo diêm và xăng, đã đốt được kho đạn rất lớn của Pháp, gần cầu Thị Nghè. Khi rút lui bị dính xăng, bén lửa, đã cháy thành một cây đuốc sống, nêu tấm gương sáng ngời của thiếu niên Việt Nam xả thân vì nước”.

Đọc bài báo đó, có người gọi điện thoại cho tôi biết rằng, họ đã đọc một số sách, được xuất bản trong dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có ghi một trận đánh vào kho đạn Thị Nghè vào ngày 8-4-1946. Trong trận này không thấy nêu “Cây đuốc Lê Văn Tám”. Có người đã gửi cho tôi một tài liệu được lấy trên mạng thông tin điện tử, trong đó giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật”.

Giáo sư Phan Huy Lê còn cho biết, tiết lộ ra chuyện này là để trả món nợ với ông Trần Huy Liệu. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, ông Trần Huy Liệu đã tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Liệu đã nói với ông Lê rằng: “Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”. Những năm sau năm 1945, ông Liệu đã giữ chức Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và đã mất năm 1969. Giáo sư Lê cũng đề cập đến chi tiết phi lý trong chuyện này là: “Cậu bé Lê Văn Tám, sau khi tẩm xăng vào người và tự châm lửa đốt, vẫn còn khả năng chạy từ ngoài vào kho xăng với quãng đường 50 mét. Tôi đã hỏi một số bác sĩ và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em bé không thể chạy xa như vậy”.

Về phần tôi, khi viết về sự kiện “Cây đuốc sống Lê Văn Tám”, tôi đã tìm hiểu từ cuốn “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975) của Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994. Chỉ đạo nội dung cuốn sách này là Ban tổng kết chiến tranh của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Chủ biên là đồng chí Trần Hải Phụng (nhiều năm làm Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định) và đồng chí Lưu Phương Thanh (phụ trách nghiên cứu lịch sử Đảng). Theo sách này thì đánh kho đạn Thị Nghè có hai lần. Lần thứ nhất vào ngày 17-10-1945 và lần thứ hai vào ngày 8-4-1946.

Về trận thứ nhất, ở trang 63 của sách này có ghi:

“Ngày 17-10-1945, tại mặt trận phía Bắc, quân ta phục kích ở cầu Tham Lương đánh lui đoàn xe của địch gồm 8 chiếc chở lính có xe thiết giáp yểm trợ, hành quân lên Hóc Môn, ta phá hủy 5 xe và diệt một số tên. 10 giờ, kho đạn Thị Nghè nổ dữ dội. Đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên, đặt tại khu đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 mét, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh, có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi thường xuyên tuần tra canh gác.

Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10 (1945) Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt.

Gương hy sinh của em bé “đuốc sống” trở thành một hình tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, chiến đấu quên mình của thiếu niên nhi đồng trong những ngày đầu chống Pháp”. Ngày 19-10-1945, Báo Cứu Quốc có bình luận: “Trận Thị Nghè ghi vào chiến sử Việt Nam”. Theo sách “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975)”, ở trang 108, thì kho đạn này còn bị đánh lần 2 vào ngày 8-4-1946 và báo Tin Điễn ra ngày 9-4-1946 đưa tin: “Một tai nạn dữ dội... Kho đạn Sài Gòn (đường Docteur Angier, tả ngạn kênh Avalanche) phát nổ. Tai nạn có thể kéo dài đến nhiều ngày”.

Sự kiện trận đánh ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67:

“Đêm ngày 17-10-1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn.

Đài phát thanh bên kia đường bị sập một phần lớn, đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt… (viết theo tư liệu của Ban Tuyên huấn Quận ủy Bình Thạnh)”.

Với các tư liệu như đã nêu trên thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17-10-1945 và ngày 8-4-1946; trận ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” là có thực; Lê Văn Tám đã đốt kho đạn, không phải kho xăng; Lê Văn Tám không phải “tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng” mà “đã lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa thành “cây đuốc sống”; người tổ chức, bày kế hoạch cho Lê Văn Tám làm là anh Lê Văn Châu, đã hy sinh trong trận đánh giặc Pháp ở Ngã ba Cây Thị năm 1946.

Việc xác định rõ như trên, có ý nghĩa quan trọng vì ở nhiều nơi đã có công viên, trường học, tượng đài, đường phố mang tên Lê Văn Tám. Tại Đền tưởng niệm liệt sĩ ở Bến Dược, Củ Chi, “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” đã được trân trọng tôn vinh.

Với sự kiện “Cây đuốc sống Lê Văn Tám”, ngày 17-10 hàng năm đáng là ngày cho nhân dân ta, đặc biệt là cho tuổi trẻ nước ta tưởng niệm.

TRẦN TRỌNG TÂN
 
Các bác xem bài viết này đi !!!

Xét theo quan điểm của những người nghiên cứu sử thì bài phản biện này của Bác Trần Trọng Tân so với bài viết và lập luận của Cụ Lê thì khó có thể phản bác được vì điều mà ai cũng thấy rõ là Cụ Lê sử dụng tài liệu cấp 1 và những chứng cứ khoa học còn Bác Tân thì toàn sử dụng tài liệu cấp 2 mà lại chính là tài liệu của mấy chú tuyên huấn. Thông tin thêm là trong bộ sách Nam Bộ kháng chiến vừa được giải thưởng Trần Văn Giàu, các Cụ trong ban biên soạn đã không còn đề cập đến sự kiện LVT nữa rồi.
Logged
ancakho
Thành viên
*
Bài viết: 281


« Trả lời #71 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 07:15:39 pm »

Xét theo quan điểm tư liệu thì tư liệu của ông Le là cấp "0" - tức là chả có giá trị gì! Người cả đời đào bới mấy kho tư liệu lại không biết chuyện ấy chăng?
Logged

”˙ıɐ uầɹʇ ɯốnɥu ểđ ớɥɔ' ʇénb ıùɥɔ ɯăɥɔ ờıƃ ờıƃ' ƃuás ƃuơưƃ ıàđ ưɥu ɯâʇ' ềđ ồq ıộɔ àl uâɥʇ“
lambanghieu.com
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #72 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 02:48:45 pm »

Em theo dõi bài này thấy sao lãng nhách quá các bác. bác nào biết thì ới lên còn không biết thi im đi cứ lên tiếng lung tung làm trật vấn đề. Các bác lên diễn đàn để học thêm kiến thức và chia sẽ cái mình biết cho mọi ngưới. hà cớ gì cứ nói bậy nói bạ. nếu muốn spam thì đi chổ khác nhé!
Logged
ancakho
Thành viên
*
Bài viết: 281


« Trả lời #73 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 10:55:20 pm »

Bạn nên nói rõ là ai xì-pem. Nói chung chung thế chả, cụ thể thì cũng là spam đấy!
Logged

”˙ıɐ uầɹʇ ɯốnɥu ểđ ớɥɔ' ʇénb ıùɥɔ ɯăɥɔ ờıƃ ờıƃ' ƃuás ƃuơưƃ ıàđ ưɥu ɯâʇ' ềđ ồq ıộɔ àl uâɥʇ“
hieuthachsung
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #74 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2010, 07:17:34 pm »

Xét theo quan điểm tư liệu thì tư liệu của ông Le là cấp "0" - tức là chả có giá trị gì! Người cả đời đào bới mấy kho tư liệu lại không biết chuyện ấy chăng?
Bạn có thể nói rõ hơn được không?
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2012, 05:55:07 pm »

GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám


"Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực" - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám.

GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại
"Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám" - GS Phan Huy Lê.

Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.

Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình  những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 - 1956, khi tôi đang học ở trường Đại học Sư phạm/văn khoa Hà Nội, GS Trần Huy Liệu có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam.

Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 - 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.

GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.

Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.

GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.

Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.

Cũng xin lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28 - 8 - 1945 đến ngày 1 - 1 - 1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 - 1 - 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 - 3 - 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 - 1948?” sau sự kiện trên.

Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.

GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc.

Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học.

Ngày nay, từ đầu thế kỷ XXI nhìn lại, trong hoàn cảnh chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ hơn 30 năm, đất nước đã giành lại độc lập, thống nhất, tôi xin đặt ra hai vấn đề sau đây để thế hệ chúng ta cùng bàn luận.

- Xác minh rõ sự kiện Kho xăng địch bị đốt cháy trong tháng 10-1945.

- Thái độ ứng xử đối với biểu tượng Lê Văn Tám.

Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng sưu tầm tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy trong tháng 10-1945:

Tôi nói tư liệu đáng tin cậy trong trường hợp này không phải là các sách báo viết về sau này, mà là tư liệu gốc khai thác từ nhân chứng lịch sử hay những thông tin trực tiếp từ sự kiện thời bấy giờ và dĩ nhiên đều phải đối chiếu, xác minh một cách khoa học.





Bài học về  Đuốc Sống Lê Văn Tám của học sinh lớp 4
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #76 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 07:33:34 am »

Như vậy vấn đề ở đây chính là sự thật về việc "bốc thuốc" trong xây dựng nhân vật của giáo sư trên những thông tin có thật, nó chứa những yếu tố không hợp lý, nhưng chiến công của các anh hùng liệt sỹ phá hủy kho đạn của địch được cụ thể hóa bởi một "hình tượng Lê Văn Tám" luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam. Việc đặt tên cho một con đường, một ngôi trường cũng không có gì là mâu thuẫn, không có gì là giả dối với việc nói lên sự thật đó. Dân tộc ta đã có những chiến công oanh liệt, và để gọi tên chiến công đó - mà ở đây là phá kho xăng kho đạn của kẻ thù - chúng ta nói lên tên "đuốc sống Lê Văn Tám".
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #77 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 05:05:33 pm »

Theo tôi nên đổi là ngọn "Đuốc Sáng Lê Văn Tám"!
Logged

altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #78 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 06:05:21 pm »

nó chứa những yếu tố không hợp lý,

được cụ thể hóa bởi

không có gì là mâu thuẫn

Sao có nhiều cách nói tốt cho cái sự "không có thật" thế hở bác?

Trích dẫn
Dân tộc ta đã có những chiến công oanh liệt, và để gọi tên chiến công đó - mà ở đây là phá kho xăng kho đạn của kẻ thù - chúng ta nói lên tên "đuốc sống Lê Văn Tám".

Tôi thì tôi phản đối cách gọi tên kiểu không rõ ràng như thế. Phá kho xăng thì gọi là phá kho xăng, sao lại cứ phải biến thành đứa trẻ chịu được đau đớn khủng khiếp để giết giặc thì mới được?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #79 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2012, 10:55:40 am »

nó chứa những yếu tố không hợp lý,

được cụ thể hóa bởi

không có gì là mâu thuẫn

Sao có nhiều cách nói tốt cho cái sự "không có thật" thế hở bác?

Trích dẫn
Dân tộc ta đã có những chiến công oanh liệt, và để gọi tên chiến công đó - mà ở đây là phá kho xăng kho đạn của kẻ thù - chúng ta nói lên tên "đuốc sống Lê Văn Tám".

Tôi thì tôi phản đối cách gọi tên kiểu không rõ ràng như thế. Phá kho xăng thì gọi là phá kho xăng, sao lại cứ phải biến thành đứa trẻ chịu được đau đớn khủng khiếp để giết giặc thì mới được?

Cái sự "không có thật" nào thế hả bác? Nếu là việc "dựng chuyện" không đúng, bất hợp lý của giáo sư thì không phải bàn nữa, bởi bản thân giáo sư đã muốn nói ra và nhờ người khác nói vào thời điểm thích hợp rồi. Nhưng chiến công phá kho bom là có thật chứ đâu phải bịa, và hình ảnh "bốc cháy" cũng khả dĩ lắm chứ, đó có thể là khi thực hiện nhiệm vụ thì bị dính xăng và cháy không thoát ra ngoài được và hy sinh. Vậy nên hình ảnh đó đâu có sai, chỉ là phi logic ở việc "dựng chuyện" của giáo sư mà thôi. Nay thì ta nên hiểu và nói với con cháu rằng người chiến sĩ đó đã hoàn thành nhiệm vụ, bị bắt lửa và anh dũng hi sinh, hình ảnh bốc cháy đó chính là thể hiện quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta, mà đại diện là đồng bào và chiến sĩ miền Nam. Cũng như bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" đã nói lên khí phách của người chiến sĩ giải phóng quân, mặc dù anh đã hi sinh, người dựa vào xác máy bay giặc nhưng đã làm kinh hồn bạt vía quân thù vậy. Và xa hơn nữa, chuyện về Thánh Gióng, nếu cứ bê nguyên cái lí giải khoa học vào để phân tích và đòi gọi đúng tên sự việc của người anh hùng thì đâu còn ra cái gì nữa, phải không ạ.

Trích dẫn từ: Phan Huy Lê
"Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ảnh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hy sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM