Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:39:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đối thoại giữa các thế hệ  (Đọc 26699 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vinhtran999
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #60 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 01:33:04 am »

Tiện thể, cháu kể chi tiết một chuyện. Năm 83-84 gì đấy, ở Q1, Công Viên Chi Lăng, có mấy quán nước, có 02 anh thương binh (mất 01 chân) vào quán ngồi, gọi nước, mọi người nhìn với ánh mắt dò xét, và có mấy thanh niên quần loe (mốt thời trang thời đấy) nói với nhau cũng khá to: "coi chừng mấy th. Thương Phế Binh..", thế là cãi nhau, rồi quậy, đánh nhau, gần đấy KSQS chạy ra, bắt chưa đủ, còn đánh liên tục mặc dù đã trói được, vài hôm sau cháu lại thấy các anh thuơng binh ấy đi dạo chỗ đấy cùng vài anh nữa, hiền lành, không hại ai, bọn cháu chơi ở đấy, lại làm quen, hỏi thăm, trò chuyện (vì thấy thương cảnh bị đánh khi đã bị trói), các anh ấy chỉ đi dạo ra trung tâm TP chơi thôi, chẳng làm gì, bị ánh mắt và thái độ coi thường của người dân, bị KSQS đối xử tệ (KSQS thời đấy phần nhiều là thanh niên nhập ngũ, quen biết, xin vào, đỡ phải đi ra trận...) bọn cháu làm bạn với các anh ấy được vài tuần, có ít tiền bố mẹ cho, bọn cháu chia ra, mua bánh mỳ thịt cùng ăn với các anh ấy (và đổi lại, được nếm luơng khô lần đầu tiên trong đời), sau đấy không còn thấy đâu nữa các chú ạ, sau này lớn, nhớ lại tâm sự và các câu chuyện của các anh ấy kể, mà thấy buồn.

Cháu nghĩ cần phải cải thiện hơn nữa điều kiện cho lính và chính sách cũng như thái độ đối với thưong binh tốt hơn, thì khi đất nước cần, người ta còn xung phong đi lính. Các chú ấy có nói có ai đòi hỏi gì đâu? tiền mà làm gì, đổi lấy sự mất mát, hy sinh? chẳng ai đòi hỏi, họ chỉ cần sự đối xử cho tử tế và nhất là công bằng một tý. Cháu còn nhớ các chú ấy kể biết bao nhiều cảm giác, đi đến đâu, cũng có ánh mắt bị coi thường, ngay cả khi... lãnh tiền của sở TBXH??? nhiều chú trong 4rum khi tranh luận cứ nói có tiền, có phụ cấp, đòi hỏi gì nữa??? có ai đi lính bảo vệ đất nước rồi nghĩ đổi thưong tật thành tiền đâu các chú? kể cả chẳng có chính sách gì cả, nhưng công bằng, ai cũng như ai thì chẳng ai phải buồn, vấn đề là chỗ cách đối xử , cách đối xử ít ra cũng như lúc gọi lính ấy, chứ không phải nguòi ta thành người thừa rồi thì đối xử như thế, tất nhiên và có thể những cái đấy là .... "thiểu số thôi", nhưng nếu các thế hệ sau nhìn vào như thế, nếu có gọi lính, nếu bảo là xung phong một lòng hy sinh  như thời chống Mỹ thì khó hơn nhiều, người lính khi ra trận, ngoài yếu tố về kỹ năng, chiến thuật và vũ khí, yếu tố về tinh thần là quan trọng nhất. Cháu chưa một ngày cầm súng, chưa một ngày cơm lính, chưa một lần trải qua cảm giác sống chết bên đồng đội, nhưng những gì cháu thấy và nghe cũng đã đủ cảm giác một nỗi xót thuơng các anh lính đã nằm xuống, bị thuơng hoặc đã trở về nguyên vẹn sau những tháng ngày gian khổ vì đất nước (tất nhiên chỉ dành cho những người lính thật sự). Cam ơn các chú đã chia xẻ.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #61 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 01:57:07 am »

hehe , lúc gần ra quân nhìn mấy thằng thương binh hí hửng đi giám định thương tật mấy thằng lành lặn tụi tui tức lắm vì tụi nó về nhà ít nhiều chắc cũng có vài đồng hút thuốc hàng tháng . Lúc đó  thấy sao số mình đen thế không trúng vài mảnh đạn để được hưởng tiêu chuẩn thương binh  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #62 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 02:01:27 am »


Cháu nghĩ cần phải cải thiện hơn nữa điều kiện cho lính và chính sách cũng như thái độ đối với thưong binh tốt hơn, thì khi đất nước cần, người ta còn xung phong đi lính. Các chú ấy có nói có ai đòi hỏi gì đâu? tiền mà làm gì, đổi lấy sự mất mát, hy sinh? chẳng ai đòi hỏi, họ chỉ cần sự đối xử cho tử tế và nhất là công bằng một tý. Cháu còn nhớ các chú ấy kể biết bao nhiều cảm giác, đi đến đâu, cũng có ánh mắt bị coi thường, ngay cả khi... lãnh tiền của sở TBXH??? nhiều chú trong 4rum khi tranh luận cứ nói có tiền, có phụ cấp, đòi hỏi gì nữa??? có ai đi lính bảo vệ đất nước rồi nghĩ đổi thưong tật thành tiền đâu các chú? kể cả chẳng có chính sách gì cả, nhưng công bằng, ai cũng như ai thì chẳng ai phải buồn, vấn đề là chỗ cách đối xử , cách đối xử ít ra cũng như lúc gọi lính ấy, chứ không phải nguòi ta thành người thừa rồi thì đối xử như thế, tất nhiên và có thể những cái đấy là .... "thiểu số thôi", nhưng nếu các thế hệ sau nhìn vào như thế, nếu có gọi lính, nếu bảo là xung phong một lòng hy sinh  như thời chống Mỹ thì khó hơn nhiều, người lính khi ra trận, ngoài yếu tố về kỹ năng, chiến thuật và vũ khí, yếu tố về tinh thần là quan trọng nhất. Cháu chưa một ngày cầm súng, chưa một ngày cơm lính, chưa một lần trải qua cảm giác sống chết bên đồng đội, nhưng những gì cháu thấy và nghe cũng đã đủ cảm giác một nỗi xót thuơng các anh lính đã nằm xuống, bị thuơng hoặc đã trở về nguyên vẹn sau những tháng ngày gian khổ vì đất nước (tất nhiên chỉ dành cho những người lính thật sự). Cam ơn các chú đã chia xẻ.
Vậy cậu muốn gì? muốn mọi người không đi bộ đội, không hy sinh như cậu và gia đình cậu để không bị như các anh thương binh vừa rồi. Tôi ghê tởm cảm giác xót thương của cậu, các anh không bao giờ thèm cảm giác xót thương kiểu đó. Đừng có rỏ nước mắt cá sấu ra nhé.

Họ có niềm kiêu hãnh của họ - đó là bảo vệ được cho người dân lành được sống - trong đó có cậu và gia đình. Bây giờ mà họ biết có một thằng như cậu - an lành chửi chế độ và ngồi xót thương thử hỏi xem họ nghĩ gì - cậu thật không xứng đáng làm một con người.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2009, 02:07:15 am gửi bởi tranlam99 » Logged
vinhtran999
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #63 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 02:40:52 am »

Gửi tranlam999: anh có lôi gia đình người khác vào hoặc dùng hết những mỹ từ trong vốn văn học khiêm tốn "làm người" mà gia đình anh truyền lại vào đây thì cũng chẳng làm anh hả dạ hơn hoặc có ích gì hơn cho ai cả. Khác suy nghĩ của anh, không có nghĩa là sai hết, anh cần trao đổi khác hơn, không thì đây là lần cuối em trao đổi với anh, hoặc cũng có thể bị ban nick, thì cũng là lần cuối trao đổi trên web này. có một đièu anh cần biết, ít ra người ta làm nhiều điều  rồi người ta mới dám nói, không phải ai cũng sáo rỗng và nói suông trong khi làm bậy. Còn suy nghĩ như của em cứ cho là sai đi, cũng rất nhiều người suy nghĩ như thế, có điều không nói ra thôi, anh đừng chụp mũ, hết cái thời bất cứ cái gì cũng chụp mũ rồi anh ạ, đúng và sai, tất cả đều là tuơng đối, dựa trên nền tảng suy nghĩ của mỗi cá thể, cần phải trao đổi bình đẳng. Chào anh nhé (em rất lịch sự với anh đấy, hôm nay thức khuya xem đá bóng, nên em còn đọc, chứ không thì mặc kệ, em xưa nay vẫn đọc hơn là tranh luận........).
Logged
bichuoi
Thành viên
*
Bài viết: 129


WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 03:40:46 am »

@vinhtran999.
Đúng ra ít ai muốn chiến tranh, hay đi lính cả không kể những người coi đó là nghề nghiệp. Người bình thường không ai muốn chém giết đồng loại.
Nhưng nếu khi nào bom rơi vào nhà tôi, lên đầu con cái tôi, họ hàng tôi, bạn bè tôi chắc chắn tôi sẽ cầm súng. Yêu, ghét, căm thù... cũng thuộc về bản tính con Người nên ta tự hiểu lý do vì sao ta cầm súng. Còn nếu vinhtran999 không có suy nghĩ như vậy sẽ khó nói chuyện ở đây. Mình không loại trừ có những người vào đây đọc rồi nói rằng hy sinh làm gì, chiến đấu làm gì?

Về các ví dụ bạn kể ra cứ cho là đúng là sự thật nhưng nó cũng không đại diện cho tất cả (cái mà bạn bị phản ứng ở đây chính là đưa các câu chuyện đó lên như là một tình trạng phổ biến...). Và hơn nữa nếu bạn thấy chướng tai gai mắt tại sao bạn không can thiệp vào, không can ngăn. Về các mong muốn của bạn với thương binh thử hỏi bản thân bạn đã làm đươc gì cho họ chưa? khó lắm và vượt khỏi khả năng cá nhân.

Con Người sống với nhau đôi khi chỉ cần quan tâm nho nhỏ như nhường nhau một chỗ ngồi trên xe buýt, hỏi han nhau nhân ngày thương binh liệt sỹ... thế thôi đơn giản cho dễ sống.

Trong thảo luận nếu bạn mất bình tĩnh thì đối tác cũng chẳng bình tĩnh với bạn được.
Chúc bạn thảo luận vui vẻ bổ ích.
Logged

selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #65 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 05:21:11 am »

Cái topic này đi hơi xa box này rồi, chẳng ai muốn lòng thương hại của người khác dành cho mình cả, bởi vậy nếu có bức xúc dùm người ta, nghĩ mình muốn giúp thì hãy hành động thiết thực, còn không giúp được thì bớt viết hịch, bớt nói, bớt làm chuyện sáo rỗng là tốt nhất. Đây là chỗ để kể về kỉ niệm chứ không phải chỗ ban phát cái thứ kia. Thế thôi ạ, cháu xin hết  Smiley
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #66 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 06:34:46 am »


*nhưng sẽ là số rất ít đấy ,lấy ví dụ vợ ông tổng bí thư lê duẩn còn phải bỏ chồng con ngoài bắc để vào nam chiến đấu đấy ,và ngay ở đây thôi theo tôi biết cũng rất nhiều ccb thành đạt liệu có mấy người dựa bóng cha mẹ để có ngày hôm nay ,ngay tôi đây ,bố tôi là phó ty giáo dục tỉnh tiền giang ,cũng vẫn đi lính như thường ,cùng với tôi còn có con của ông trưởng ban tổ chức huyện ủy ,con ông bí thư huyện ủy, cả nhà thơ trần đăng khoa cũng vào cùng tiểu đoàn chúng tôi , khi lên tây ninh phục vụ đánh cam pu chia còn có con ông bí thư khu ủy khu ba đình hà nội lúc đó (nay hắn đã thượng tá )lúc đó hầu như không có ngoại lệ ,
-thương binh quậy phá là có nhưng ít thôi cũng do cái máu công thần thôi ,chứ hàng chục vạn thương binh mà cũng  quậy thì hỏng hết bánh kẹo ,tất nhiên cũng có nhiều ông ranh ma lợi dụng thương binh buôn lậu ,bảo kê ... nhưng số này quá ít và họ cũng không cùn cối đâu mềm nắn rắn buông thôi
-cocc đi du học nước ngoài nhiều ,ở đâu tôi không biết ,nhưng địa phương chúng tôi thì cơ bản là con liệt sĩ ,thương binh thời đó
+tạm như thế đã nhẩy bạn ba con chín nhé

Gửi Anh, em chỉ nói về thời kỳ chiến tranh K trở về đây thôi. Anh lấy ví dụ chi tiết về Bác Lê Duẩn, anh có biết cụ thể không? hay nghe đồn? Anh có ở chung tâm sự với con cháu bác ấy chưa?, vì vậy, có nhiều thông tin anh biết có thể không phải nghe từ nguồn  tin cậy. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa?  em có gặp chú ấy ở Liên Bang Nga... thôi cháu rút!
ờ cũng có thể cái nguồn ,hoặc thông tin mình lấy của cộng sản là khhông đáng tin cậy ,để xem lại chút
-tay TRẦN ĐĂNG KHOA sang LIÊN XÔ học trường viết văn gooc ki  vào ngiữa những năm 80 của thế kỷ trước ,khi anh ta đã có ngoài 5 năm làm lính , hết bộ binh rồi lính thủy đấy ,mấy tháng huấn luyện như nhau cả thôi ,thơ của hắn lúc đó hình như không có ảnh hưởng gì tới mấy tay trung đội ,đại đội cả  Grin
=tôi thấy bạn có vấn đề gì đó rất mâu thuẫn ,và bạn định qua đây làm một cái gì đó đúng không ?
*ba con chín nói là khoảng bốn mươi tuổi thế thì sang LIÊN XÔ năm nào mà gặp tay TRẦN ĐĂNG KHOA ở bển ?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2009, 10:29:40 am gửi bởi mig21-58 » Logged
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #67 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 09:02:14 am »

Tiện thể, cháu kể chi tiết một chuyện. Năm 83-84 gì đấy, ở Q1, Công Viên Chi Lăng, có mấy quán nước, có 02 anh thương binh (mất 01 chân) vào quán ngồi, gọi nước, mọi người nhìn với ánh mắt dò xét, và có mấy thanh niên quần loe (mốt thời trang thời đấy) nói với nhau cũng khá to: "coi chừng mấy th. Thương Phế Binh..", thế là cãi nhau, rồi quậy, đánh nhau, gần đấy KSQS chạy ra, bắt chưa đủ, còn đánh liên tục mặc dù đã trói được, vài hôm sau cháu lại thấy các anh thuơng binh ấy đi dạo chỗ đấy cùng vài anh nữa, hiền lành, không hại ai, bọn cháu chơi ở đấy, lại làm quen, hỏi thăm, trò chuyện (vì thấy thương cảnh bị đánh khi đã bị trói), các anh ấy chỉ đi dạo ra trung tâm TP chơi thôi, chẳng làm gì, bị ánh mắt và thái độ coi thường của người dân, bị KSQS đối xử tệ (KSQS thời đấy phần nhiều là thanh niên nhập ngũ, quen biết, xin vào, đỡ phải đi ra trận...) bọn cháu làm bạn với các anh ấy được vài tuần, có ít tiền bố mẹ cho, bọn cháu chia ra, mua bánh mỳ thịt cùng ăn với các anh ấy (và đổi lại, được nếm luơng khô lần đầu tiên trong đời), sau đấy không còn thấy đâu nữa các chú ạ, sau này lớn, nhớ lại tâm sự và các câu chuyện của các anh ấy kể, mà thấy buồn.

Cháu nghĩ cần phải cải thiện hơn nữa điều kiện cho lính và chính sách cũng như thái độ đối với thưong binh tốt hơn, thì khi đất nước cần, người ta còn xung phong đi lính. Các chú ấy có nói có ai đòi hỏi gì đâu? tiền mà làm gì, đổi lấy sự mất mát, hy sinh? chẳng ai đòi hỏi, họ chỉ cần sự đối xử cho tử tế và nhất là công bằng một tý. Cháu còn nhớ các chú ấy kể biết bao nhiều cảm giác, đi đến đâu, cũng có ánh mắt bị coi thường, ngay cả khi... lãnh tiền của sở TBXHHuh nhiều chú trong 4rum khi tranh luận cứ nói có tiền, có phụ cấp, đòi hỏi gì nữa??? có ai đi lính bảo vệ đất nước rồi nghĩ đổi thưong tật thành tiền đâu các chú? kể cả chẳng có chính sách gì cả, nhưng công bằng, ai cũng như ai thì chẳng ai phải buồn, vấn đề là chỗ cách đối xử , cách đối xử ít ra cũng như lúc gọi lính ấy, chứ không phải nguòi ta thành người thừa rồi thì đối xử như thế, tất nhiên và có thể những cái đấy là .... "thiểu số thôi", nhưng nếu các thế hệ sau nhìn vào như thế, nếu có gọi lính, nếu bảo là xung phong một lòng hy sinh  như thời chống Mỹ thì khó hơn nhiều, người lính khi ra trận, ngoài yếu tố về kỹ năng, chiến thuật và vũ khí, yếu tố về tinh thần là quan trọng nhất. Cháu chưa một ngày cầm súng, chưa một ngày cơm lính, chưa một lần trải qua cảm giác sống chết bên đồng đội, nhưng những gì cháu thấy và nghe cũng đã đủ cảm giác một nỗi xót thuơng các anh lính đã nằm xuống, bị thuơng hoặc đã trở về nguyên vẹn sau những tháng ngày gian khổ vì đất nước (tất nhiên chỉ dành cho những người lính thật sự). Cam ơn các chú đã chia xẻ.
  Thế này nhé, các vấn đề phát sinh anh đưa ra dường như càng ngày càng đi xa so với cái đề tài ban đầu của anh. Nói về vấn đề quy chụp, liệu anh có quy chụp không ở cái dòng được tô đỏ bên trên? Có thể các chú thương binh anh gặp không đòi hỏi gì cả, cũng chịu đựng như bao nhiêu người khác, cái đó thật là đáng quý. Tuy nhiên có bao giờ anh lật lại vấn đề là tại sao có một số người lại nhìn các chú thương binh với ánh mắt dè chừng ??  tại sao khi đó lực lượng KSQS lại phải tăng cường nhiều đến như vậy?? Chỉ vì những thương tật họ đã phải gánh chịu cho đất nước mà họ bị dè chừng sao? Những lính tự dưng lại muốn kiềm chế hành vi của đồng đội họ ở quê nhà sao?? Tại sao Công An không làm gì được mà phải dùng đến KSQS??
  Còn cái chuyện khi giặc đến nhà thì tất nhiên phải đánh, đất nước này có phải mới chỉ đánh Mỹ không thôi đâu mà anh trích dẫn như thế. Ba lần đánh quân Nguyên Mông cùng hàng trăm cuộc chiến khác nữa, anh xem người lính khi về nhà có được gì không. Thế mà vẫn đánh, vẫn thắng đấy thôi. Anh đừng khoét sâu vào nỗi đau của người khác một cách không đáng có như vậy nữa. Đá bắt đầu to rồi đấy  Grin
Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 10:36:13 am »

Có lẽ cũng chả có gì mới nữa nhỉ?

Bạn vinhtran999 cũng "hết chữ" để "đối thoại" rồi còn gì? Các CCB cũng chán chả buồn vào topic nữa nên topic đã hết tác dụng. Xin phép khóa!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM