Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:40:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng Navarre với Trận Điện Biên Phủ  (Đọc 32988 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 08:06:22 am »

Từ ngày 20 tháng 11, tức ngay sau khi vừa mới nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ, sở chỉ huy của Cogny tại Hà Nội quá lạc quan trước chiến thắng đã chỉ thị cho tướng Gilles tiếp tục tiến công địch. Trên bản đồ Tây Bắc hồi đó, Ban 3 (tức Cục Tác chiến) đã phác hoạ một cuộc tiến quân gọng kìm, gọng thứ hai từ Lai Châu xuống Tuần Giáo là nơi hình như quân Việt đang bố trí các kho tàng chuẩn bị cho chiến dịch. Cha Gilles đã sửa lại đường băng sân bay cùng trong lúc đào hào và xây dựng các công trình phòng ngự. Hằng ngày, tướng Gilles cũng đã cử những đội trinh sát vũ trang đi sục sạo, nhưng không bao giờ đi quá xa tầm bắn của các khẩu pháo 75 bắn tới chân sườn đồi bao quanh thung lũng lòng chảo.
        Sáng ngày 4 tháng 12, lần đầu tiên tướng Gilles cho một đội trinh sát mạnh tiến xa đến tận đường đi Tuần Giáo. Hai tiểu đoàn dù lĩnh nhiệm vụ tìm hiểu con đường dẫn vào tập đoàn cứ điểm ở gần bản Him Lam. Tiểu đoàn 1 bước trên con đường cái suốt một năm qua không có một chiếc xe tô nào qua lại. Rừng rú và những trận mưa đã tràn ngập làm hỏng đường, con đường mòn của người đi bộ ngoằn ngoèo lượn giữa những bụi cây gai. Cách nơi xuất phát 6 kilômét, đại đội đi đầu bị chặn đánh rất ác liệt. Toàn bộ tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 bị kìm chặt trên mặt đường. Phải rất khôn ngoan và khéo léo, tiểu đoàn trưởng Bréchignac mới gỡ được vòng vây cho đơn vị bằng cách luồn qua rừng rậm.
        Tối hôm đó, sở chỉ huy Hà Nội gửi điện báo cáo: Những đội thám báo của chúng ta sục sạo chung quanh Điện Biên Phủ đã cố tìm cách phát hiện địch đang thận trọng giấu quân. Tuy nhiên, một cuộc đụng độ nghiêm trọng đã xảy ra cách căn cứ của ta 6 kilômét về phía Đông Bắc vào ngày 4 tháng 12, làm thiệt mạng 11 binh sĩ, 29 người bị thương trong có có 2 sĩ quan. Từ đó, cha Gilles không cho quân tiến xa nữa.
        Nhưng đến khi thay Gilles chỉ huy Điện Biên Phủ, Castries lại nghe theo Cogny vì bị cám dỗ bởi luận điểm “cần phải tiến hành các hoạt động tiến công mạnh mẽ”. Đây vẫn là nghiệp vụ chuyên môn của đại tá kỵ binh De Castries đã từng phóng mũi lao trên mình ngựa chiến trong các chiến dịch tiến đánh Roma, Florence, Colmar, Karlsruhe và mọi người thường ca ngợi khi nhắc đến tên ông. Ông đã nghĩ một cách hợp lý, ông được cử làm Tư lệnh Điện Biên Phủ là do sự nổi tiếng vinh quang này.
        Thời cơ để Castries thử nghiệm lại công thức kỵ binh là cuộc hành quân di tản Lai Châu. Hằng ngày những toán nhỏ binh lính chạy trốn trong rừng đã về được tới Điện Biên Phủ. Còn phải rút thêm đồn Mường Pồn cách Điện Biên Phủ cỡ 18 kilômét. Tình báo Pháp cho biết trong vùng này có ba tiểu đoàn Việt Minh. Castries giao nhiệm vụ cho các tiểu đoàn lính dù đi đón binh lính từ Mường Pồn rút về. Thiếu tá Leclerc trong lúc này đang thay Langlais về Hà Nội chữa bong gân. Chỉ còn lại tiểu đoàn dù lê dương và tiểu đoàn dù lính Bảo an là có thể sử dụng được. Tiểu đoàn dù xung kích số 8 đã được phái đi làm nhiệm vụ, đang phân tán thành các đội biệt kích nhỏ sục sạo các đỉnh núi có những bản của người Mông. Cuộc hành quân ngày 13 tháng 12 nhằm hai mục đích, đón đoàn quân từ Mường Pồn rút về, đồng thời yểm trợ cho tiểu đoàn dù xung kích số 8 quay về doanh trại sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên các ngọn núi.
        Péraud và Schoendoerffer nghe đại tá Castries thuyết trình và cảm thấy ông nói quá dài. Hai phóng viên đã biết rõ về cuộc hành quân này. Sáng sớm ngày 13 tháng 12, những xe tải đã chở lính dù tới chân núi bao phủ bởi lớp sương mù đặc quánh như sữa. Lính dù leo lên những sườn núi dốc, giữa những cánh rừng rậm. Họ đã trèo lên được tới đỉnh rặng núi cao có cỏ mềm lượn vòng vèo lên hướng Bắc. Lính dù Việt nam do Bottella chỉ huy leo từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Họ đi suốt một ngày, từ từ vượt qua những trảng cỏ mà voi rừng thường qua lại thỉnh thoảng lại đụng độ với những tốp lính trinh sát Việt Minh nổ vài phát súng rồi biến mất hút trong đám cỏ.
        Cuối buổi chiều các đại đội bố trí theo kiểu con nhím chung quanh ban chỉ huy. Hai chiếc máy bay Dakota thả xuống cho họ khẩu phần ăn và nước uống. Mặt trời sắp lặn chiếu sáng đỏ rực lên điểm cao 1145, là đỉnh núi tiếp theo mà họ phải tới, cách đó chừng 2 kilômét về phía Bắc; Péraud và Schoendoerffer ăn chung đồ hộp khẩu phần của cha tuyên úy Trinquant rồi cùng đắp chung chăn năm ngủ. Sáng hôm sau, họ thức giấc, ngắm nghía bằng cặp mắt chuyên môn của người ghi hình canh mặt trời chiếu sáng những thung lũng mù sương, đột khởi lên trên là những đỉnh núi uốn lượn như trong bức tranh thủy mặc của Trung Quốc.
        Cuộc hành quân tiếp tục. Người đi đầu phát hiện thấy một đoàn lính Thái cách đó gần 8 kilômét có vẻ như đang rút theo hướng Nam.
        Để tới được đỉnh 1145 phải tiến thẳng phía trước mặt và leo khoảng 2 kilômét đường dốc.
        Một trung đội của tiểu đoàn 5 dược lệnh tiến lên, bóng người khuất dần sau những đám cỏ cao. Từ sở chỉ huy, lính quan sát theo dõi bước tiến của họ qua kính ống nhòm. Từ trên cao, chiếc máy bay quan sát nhỏ bé lượn vòng, tiếng máy nổ ròn vang vọng trong gió Nam như tiếng vo ve của con ruồi.
        Tốp lính dù xung kích tiến đến cách mỏm núi khoảng một tràm mét thì có tiếng súng nổ. Một loạt đạn cối lân tinh rơi ngay phía sau, đốt cháy đám cỏ khô. Ngọn lửa tạo thành vật cản dính liền nhau, cô lập trung đội với toàn đơn vị. Toàn tiểu đoàn lập tức tiến nhanh lên phía trước để ứng cứu cho trung đội đi đầu, kể cả lính quan sát bằng ống nhòm. Phía bên kia hàng rào lửa đang bị gió lan rộng, họ nghe tiếng đồng đội nằm dán chặt trên mặt đất đang kêu cứu vì bị kẹt giữa lửa và đạn.
        Vài người cố vượt khỏi đám lửa cháy, mặt đen sạm và loang lổ máu, gần như ngạt thở, lăn lộn trên đám tro còn nóng, kêu rên khủng khiếp. Đám cháy diễn biến nhanh theo tốc độ của gió thổi. Chỉ vài phút, ngọn lửa đã cháy trụi cả một vạt sườn núi rồi biến mất sau đỉnh cao. Khi quân Pháp chiếm được điểm cao 1145 thì các vị trí của đối phương bố trí trên đỉnh núi đều trống rỗng. Việt Minh đã rút lui.
        Rạng sáng ngày 15 tháng 12, mười một lính dù bị chết cháy thành than đã được chôn ngay tại mảnh đất đen thui hãy còn ấm.
        Trong lúc một trung đội đang dàn hàng ngang, làm lễ bồng súng chào trước những ngôi mộ mới đắp, thì Việt Minh quay trở lại. Trước hết là đạn súng cối của họ nã xuống đỉnh đồi đã rụi cỏ. Từ phía chân và các sườn núi, quân Việt Minh kéo đến bao vây quân Pháp. Đến trưa phía Pháp ra lệnh rút lui, lính lê dương thuộc tốp sau cùng cố sức cản quân Việt. Phóng viên Schoendoerffer quay được cảnh Việt Minh hò hét xông lên. Đến chiều thì lính Pháp tập hợp được trên một mỏm núi phía Nam, vừa tầm pháo Điện Biên Phủ bắn tới yểm trợ. Những đợt xung phong của Việt Minh bị pháo và máy bay bắn chặn. Cuối cùng đơn vị dù của Pháp cũng đã rút về được vị trí trước hôm Tổng tư lệnh Navarre tới thị sát tập đoàn cứ điểm.
        Hiện nay, trong ngăn tủ lưu trữ của quân đội vẫn còn giữ được vài tấm ảnh về trận chiến này. Nhưng toàn bộ các cuốn phim của Schoendoerffer đều bị kiểm duyệt, hủy bỏ. Những người lính Mường Pồn đã không bao giờ rút được về Điện Biên Phủ nữa. Họ đi lang thang trên các mỏm núi, bị Việt Minh săn lùng rồi cuối cùng bị hai chiếc máy bay ném bom napalm tiêu diệt vì tưởng nhầm họ là địch. Đại úy Bordier chỉ huy đơn vị xấu số này đã kháng nghị gay gắt lên ban chỉ huy.
        Tướng Navarre đứng nhìn tấm bản đồ treo trên tường, nghe đại tá Castries trình bày sự việc.
        Các tiểu đoàn địch hiện đang bao vây mặt Bắc và Đông Bắc, đã được xác minh là thuộc sư đoàn 316 mà ngày 9 và 10 tháng 12 Pháp đã phát hiện ở Tuần Giáo. Con đường từ Sốp Nạo và Nậm Hu tiến sang Lào hiện đang bỏ ngỏ. Những tiểu đoàn của Vaudrey xuất phát từ Mường Sài đang tiến thận trọng về phía Mường Khoa. Tướng Navarre chỉ thị cho đại tá Castries thiết lập ngay đường dây liên lạc đến tận Sốp Nạo để tiếp xúc với các lực lượng ở Lào.
        Cuối buổi họp, trung tá Piroth trình bày kế hoạch phản pháo bằng lời lẽ chắc nịch. Đây là một sĩ quan vóc dáng to cao, khuôn mặt lớn đỏ au và bình dị, một cánh tay cụt khiến cho tay áo sơ-mi lủng lẳng phải gài vào thắt lưng như vỏ một vũ khí đã vô dụng. Piroth chỉ huy toàn bộ lực lượng pháo tại Điện Biên Phủ, nom không có vẻ gì là một người tàn tật. Ông phát biểu rõ ràng, trình bày một vấn đề đã nghiên cứu kỹ. Ông đã từng quen biết tướng Navarre từ hồi cùng phục vụ trong sở chỉ huy NATO đặt tại Fontainebleau. Một buổi chiều tháng 7 năm 1953, Piroth từ Paris đến tìm gặp tướng Navarre nhưng Navarre đi vắng. Piroth nhắn lại:
        - Cũng không có việc gì quan trọng đâu. Chỉ xin báo cáo lại với tướng Navarre là tôi tình nguyện theo tướng quân sang phục vụ tại Đông Dương, tùy tướng quân giao cho nhiệm vụ gì cũng được Tôi đã sẵn sàng đi ngay khi có lệnh.
        Nếu được cử lên Điện Biên Phủ, đó là vì Piroth đã từng là một sĩ quan pháo binh nổi tiếng trong tất cả các chiến dịch hồi chiến tranh thế giới thứ hai, và ông đã để lại trên chiến trường Italy cánh tay phải của mình. Ông hiểu rõ, và đã từng trải qua kinh nghiệm chiến đấu là chỉ cần ngắm bắn chính xác, một khẩu 155mm có thể tiêu diệt cả một cụm pháo 105mm. Phản pháo là một nghệ thuật đã hình thành từ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 và được hiện đại hoá trong cuộc chiến tranh 1940-1945. Khi Tổng tư lệnh hỏi:
        - Với cỗ pháo 155 mm mà ông vừa mới nhận được, ông nghĩ có thể phản kích hiệu quả pháo Việt Minh không?
        Piroth bình thản trả lời:
        - Thưa đại tướng, tôi sẽ không để cho một khẩu pháo Việt nào bắn quá ba phút mà không ngắm bắn và tiêu diệt nó.
        Mọi người chung quanh, không ai cho rằng đây là lời đảm bảo cường điệu. Buổi chiều ngày 17 tháng 12, tướng Navarre và những vị cùng đi lần lượt tới thăm tất cả các cứ điểm. Phần lớn lúc này đang được xây dựng nên chưa thể nhận xét được sự vững chắc của các mái công sự đang đắp dở dang. Mặc dù vậy, cũng đã bộc lộ một số điểm yếu. Đó là các xà gỗ nóc hầm chưa thật vững chắc, mạng lưới rào thép gai còn có chỗ quá thưa, các giao thông hào chưa thật đầy đủ… Nhưng vẫn có thể bổ khuyết trước khi Việt Minh tiến công. Quả thật, không gì l mi và keo dài bằng việc xây dựng kế hoạch phòng ngự cho một trung tâm đề kháng. Có nghĩa là phải phối hợp chặt chẽ các công sự phòng ngự chính với các phương tiện phòng ngự phụ và kế hoạch hoả lực. Tại Điện Biên Phủ hồi đó, nếu chỉ có một kế hoạch phòng ngự tổng thể thì tôi vẫn chưa được biết những kế hoạch phòng ngự cụ thể cho từng trung tâm. Ban chỉ huy đầu tiên của tướng Gilles ngay khi tới đây đã phác hoạ một kế hoạch phòng ngự cho từng cứ điểm theo ý tưởng của mình. Còn ban chỉ huy tiếp theo do Castries đứng đầu lại thiết kế theo những ý tưởng và những phương tiện mà ông nắm được trong tay, không hoàn toàn giống như trước.
        Vì vậy, cụm cứ điểm Anne Marie 1 và 2 mới đầu được bố trí phòng ngự bởi tiểu đoàn dù lê dương số 1 với bốn đại đội gắn bó vũng chắc với nhau bằng các vũ khí tự động. Nhưng khi tiểu đoàn 3 bộ binh gồm hai đại đội lính Thái tới thay thế, tiểu đoàn trưởng đã buộc phải rút bỏ một vài vị trí, mặc dù những vị trí này có thuận lợi về phòng ngự. Có thể thống kê cả những sự lơ là trễ nải trong hệ thống phòng ngự, chống lại hoả lực của địch. Một trong những lý do của sự thiếu đầy đủ này có thể nhìn thấy trong lý lịch của De Castries, vốn là một sĩ quan kỵ binh.
        Chính tôi đã được nhìn thấy, đứng trên nóc hầm phòng ngủ của Điện Biên Phủ, hàng chục sĩ quan bộ binh nổi tiếng như trung tá Gaucher, được giao nhiệm vụ chuyên trách lo việc tổ chức phòng ngự cho tập đoàn cứ điểm Lalande, Langlais, Trinquant đều là những sĩ quan bộ binh sau này là cấp tướng. Chắc chắn những sĩ quan này đều biết rõ những điểm yếu trong hệ thống phòng ngự, và họ đã có thể sửa chữa được nếu có phương tiện. Thế nhưng trong suốt những tuần lo việc chuẩn bị phòng ngự, không một ai hình dung được là các hầm chiến đấu của chúng ta không thể nào chống đỡ được trước những đạn pháo địch.
        Tôi nhấn mạnh là “không một ai”, bởi vì trong những lần tướng Navarre lên đây thị sát, họ cũng có đưa ra một số nhận xét nhưng toàn là những điểm thứ yếu. Theo họ thì suốt quãng thời gian từ 17 tháng 12 năm 1953 đến 13 tháng 3 năm 1954 là ngày Việt Minh bắt đầu mở cuộc tiến công, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được xây dựng phòng ngự không tồi. Nhưng trên thực tế, Cục Quân báo của Pháp dự tính tướng Giáp sẽ bắn 25.000 quả đạn pháo để phá hủy các công trình phòng ngự ở Điện Biên Phủ trong vòng 10 ngày, thật sự là Việt Minh đã bắn tới 20.000 quả đạn pháo, cối từ 60 mm trở lên.
        Dĩ nhiên, không một vị trí phòng ngự nào có thể có được giá trị tuyệt đối. Không một vị trí phòng ngự nào có thể đứng vững nếu đối phương quyết định đánh chiếm bằng mọi giá. Các chiến lũy Maginot của Pháp và Siegfried của Đức đều đã bị chọc thủng trong chiến tranh thế giới thứ hai; bức tường châu Âu của NATO và Vạn lý trường thành của Trung Quốc cũng có thể sụp đổ nếu chiến tranh xảy ra.
        Trong khi chờ đợi uống chung với nhau “một bình rượu” trước lúc chia tay theo tập quán nhà binh, các vị tướng đến từ Hà Nội và các vị tá đóng tại Điện Biên Phủ tiếp tục cuộc họp ngoài trời. Các vị đi lại dưới nắng ấm của mặt trời tháng chạp, giữa khu đất có đặt trạm quân y dã chiến lộ thiên và những vòm hầm chứa pháo, trong tiếng động của xe cộ nổ máy, tiếng người nói to, tiếng điện đài lí nhí và tiếng động cơ máy bay nổ giòn.
        Các vị cố tránh xa nhóm phóng viên như học trò tránh xa thầy giáo trong giờ ra chơi, nhất là tránh xa các phóng viên đang tìm cách chụp ảnh ghi hình. Pierre Schoendoerffer vẫn còn nhớ trong óc những lời trao đổi giữa các vị sĩ quan cấp cao, cùng với đoạn phim anh ghi được. Tướng Navarre cố thuyết phục mọi người:
        - Tình huống chiến đấu nếu xảy ra sẽ khác hẳn với Nà Sản. Lần này quân Việt đã được tăng cường, được trang bị tốt, huấn luyện kỹ. Số quân địch cũng sẽ đông hơn, lại có pháo, cối và súng phòng không yểm trợ.
        Tướng Cogny trả lời như có vẻ thay mặt tất cả mọi người ở Điện Biên Phủ:
        - Về phía ta, vị trí phòng ngự của chúng ta cũng mạnh hơn Nà Sản nhiều. Pháo binh của ta không chỉ mạnh hơn mà còn được đặt ở vị trí hoạt động có hiệu qua hơn. Quân Việt phải vượt 500 kilômét đường bị ném bom để có thể tới đây. Không nên làm điều gì để Việt Minh không tiến đánh.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 08:07:06 am »

Ngày 20 tháng 12, tướng Navarre dừng lại Sêno, trên đường từ Hà Nội vào Sài Gòn. Căn cứ lục - không quân này được xây dựng theo kế hoạch chiến lược mang tên Navarre. Mặc dù ngân sách xây dựng hạ tầng cơ sở bị thiếu hụt, căn cứ Sêno vẫn được ưu tiên. Một đường băng dài theo hướng Đông Nam - Tây Bắc đã được thiết lập giữa khu rùng thưa cách Xavannakhẹt ba mươi kilômét trên đường bay vào Sài Gòn. Chính phương hướng của đồng bằng nào đã được các nhà thiết kế chọn làm tên, đặt cho sân bay(2). Cái tên này lại có vẻ như một địa danh địa phương. Nằm giữa khoảng cách từ Hà Nội đi Sài Gòn (khoảng hai giờ bay bằng loại Dakota) ở phía Tây dãy Trường Sơn, sân bay này còn có thể dùng làm cán cân vận chuyển các lực lượng dự trữ hai bên sườn núi.
        Tướng Bourgund chỉ huy vùng lãnh thổ chiến thuật miền Trung Đông Dương đã đặt sở chỉ huy tại Sênô nhằm kịp thời đối phó với cuộc tiến công của Việt Minh ở Liên khu 4. Ngay khi tới đây, tướng Navarre không ngạc nhiên khi được biết những đơn vị tiền tiêu của sư đoàn 325 Việt Minh đã đánh thăm dò các tiền đồn của Pháp đặt tại Nà Phê và bản Nà Phao. Theo kế hoạch đã định, những đơn vị nhẹ của chúng ta đã tuần tự rút lui, chỉ mong sao làm chậm bước tiến của địch. Ý định của tướng Bourgund là để cho Việt Minh tiến sâu trong đất Lào, xa các căn cứ hậu cần mệt mỏi giam nhuệ khí sau khi trải qua những cuộc hành quân dài xuyên rừng mà không đạt được những thắng lợi to lớn đáng kể, lọt vào những vùng sâu, vùng xa trong đó dân chúng chưa có cảm tình lắm đối với Việt Minh.
        Sau đó, quân Pháp mới bắt đầu chặn đánh, tiêu diệt, hoặc ít nhất cũng đẩy lùi quân địch về phía Bắc Thà Khẹt. Tất cả các hoạt động tác chiến này đều dựa vào căn cứ Sênô nơi tích lũy đạn dược, lương thực và lực lượng dù trữ.
        Bourgund là bạn cùng tốt nghiệp một khoá với Navarre tại trường Saint Cyr và là một sĩ quan thuộc địa. Ông có một dáng vẻ coi thường sự chải chuốt, trang phục chểnh mảng đi lại nhanh nhẹn lời nói ngắn gọn. Tất cả điều đó tạo cho ông ấn tượng về một vị chỉ huy có khả năng đối với mảnh đất này.
        Tướng Navarre không có lý do để phải lo lắng đặc biệt về việc Việt Minh sắp tiến công trong khu vực này. Tướng Giáp sẽ tiến công Trung Lào. Tướng Navarre đang đợi sẵn và từ nay Sênô đang trong tình thế giữ vũng cán cân thăng bằng với súc ép của địch. Tại Điện Biên Phủ, phải sau một tháng nữa tình hình mới thật rõ ràng, Việt Minh nếu có quyết tâm tiến công tập đoàn cứ điểm này hay không. Vùng đồng bằng là nơi Pháp đang điều quân, bắt lính để phục vụ cho vùng thượng du vẫn đang phải đối phó với những chứng bệnh ung thư cũ chiến tranh du kích, phá hoại, nạn đào ngũ, sự bội phản, hoạt động tập kích các đồn bốt nhỏ lẻ…
        Thời tiết Sài Gòn vào tháng chạp đặc biệt dễ chịu. Trời nắng nhẹ, nhưng đêm lại lạnh. Ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh sắp tới. Không khí náo nức đón chờ cộng thêm niềm vui vì thời tiết dịu mát. Lễ Noel ở Sài Gòn không chỉ là tia chớp của mềm hy vọng lóe sáng giữa mùa đông, mà còn là một lễ hội kéo dài suốt đêm cho tới khi bừng lên ánh sáng vinh quang của ban ngày.
        Một tập giấy mời chất đống đang chờ đợi Tổng tư lệnh. Tướng Navarre rất ghét những buổi tụ hội của giới thượng lưu. Phải chăng đây là do tính rụt rè e ngại hay là do sự khát khao uy lực?
        Liệu ông có biết hoặc cảm thấy rằng, giữa đám đông này ông thường ít toả sáng? Việc ghét tụ hội này, phải chăng bắt nguồn từ những lý do ông thường lạnh lùng hờ hững, hay từ chối hội họp, hoặc do ông không có khả năng tiếp xúc với quần chúng? Trong những buổi họp bàn công tác, tính cách của ông, những tham luận của ông, những lời trình bày của ông đều rất được chú ý. Ông phát hiện và thể hiện những lập luận chứng cứ của mình bằng lời lẽ rõ ràng tới mức ngạc nhiên. Hệ thống thần kinh trung ương của ông chính xác một cách rất đáng ca ngợi. Nhưng, trong một cuộc họp thuộc loại vui chơi, trong bữa tiệc chiêu đãi, trong bữa tiệc đứng, trong lễ duyệt binh là những nơi không có gì để phân tích hoặc để tìm hiểu mà lại phải có những cử chỉ nhẹ nhàng, phù phiếm, phải tạo dáng, phải thốt ra một câu đúng lúc, phải điểm một nụ cười, phải uốn một giọng nói, thì ông hoàn toàn là một người bị tước hết vũ khí. Cái trò chơi sân khấu này rất vô tích sự đối với ông. Đã nhiều lần, tôi phải chuyển lời xin lỗi đến những người gửi giấy mời ông tham dự những buổi họp không phải để thảo luận công tác. Thế nhưng, đúng là rất nhiều giấy mời ông tới dự lễ Noel lại mang tính chất của những cuộc họp chính thức. Ông trao lại cho tôi một tập giấy mời và nói:
        - Cậu tìm cho mình một lời xin lỗi…
        - Thưa tướng quân, lý do vắng mặt chỉ có thể là… À, mà sao tướng quân lại không đi dự lễ Noel tại Điện Biên Phủ!
        Tướng Navarre vui vẻ chấp nhận.
        Thế là ngày 24 tháng 12 năm 1953, vào hồi 16 giờ rưỡi, chiếc máy bay chở tướng Navarre hạ cánh xuống Điện Biên Phủ. Nhưng lần này, chỉ có một mình đại tá De Castries đứng đón tại sân bay.
        Không có hàng rào danh dự, không có kèn trống và cả chương trình làm việc cũng không có. Bởi vì, tướng Navarre báo trước ông chỉ muốn lên đây đón Noel với các chiến sĩ. Ông đã gửi điện chỉ thị sau khi ông tới nơi, phải triệu tập càng nhiều sĩ quan càng tốt cùng thức đón đêm hy vọng cùng với ông.
        Tập đoàn cứ điểm vẫn đang trong quá trình khẩn trương xây dựng, các máy bay liên tiếp hạ cánh, mang đến các thiết bị để rồi xe tô cam-nhông GMC lại chuyển đến các kho đặt dưới hầm. Các binh lính cởi trần dưới ánh nắng, đắp đất trên các mái hầm hoặc trải dây kẽm gai chung quanh các cứ điểm..
        Bên cạnh hầm chỉ huy, một lều vải đã căng sẵn. Trong lều bạt có đặt tủ rượu bên cạnh chiếc bàn dài trải vải dù màu trắng, trên bàn bày hai hàng cốc thẳng tắp như binh lính trong lễ duyệt binh. Những chai sâm-banh được đưa từ Pháp sang đứng nghiêm trên bàn. Chung quanh bàn, các sĩ quan chỉ huy các đơn vị đang ngồi chờ Tổng chỉ huy Navarre. Tướng Navarre nâng cao cốc rượu, nói chuyện với mọi người. Đến nay, tôi không còn nhớ rõ tướng quân đã nói những gì, nhưng chỉ có thể là một bài phát biểu theo nghi thức cổ điển. Liệu những người đang quây quần chung quanh ông, đón nghe những gì? Những lời chúc mừng, những lời thiện cảm? Một vị tướng chỉ có thể nói lời chiến thắng với ba quân. Thật tình, lúc đó tôi không nghe mà chỉ nghĩ đến những điều mà tướng Navarre không thể nói ra lời. Bởi vì trên bàn giấy đặt tại Sài Gòn lúc này hãy còn để lại một bức thư mà tướng Navarre tự tay viết dở dang để gửi về Chính phú Pháp, sau khi hoàn chỉnh đã chuyển thành công văn số 1 GENE/CC/TS đề ngày 1 tháng 1 năm 1954, trong đó tướng Navarre bộc lộ: “Trước khi có trong tay những phương tiện mới, tôi không thể đảm bảo thắng lợi…” Trước đó vào ngày 31 tháng 12 năm 1953, đại tá Castries cũng nhận được điện mật IPS chỉ thị nghiên cứu khả năng rút bỏ Điện Biên Phủ mang mật danh Xenophon. Nhưng lúc đó đã quá muộn. Điện Biên Phủ đang bị vây chặt việc rút lui không thể nào thực hiện được và chỉ thu hẹp trong phạm vi nghiên cứu mật. Còn trong lúc này, vào buổi tối ngày 24 tháng 12 năm 1953 đại Điện Biên Phủ, nếu đặt vấn đề này ra trước các sĩ quan quân phục chỉnh tề đeo các huy hiệu lê dương, dù, bộ binh, pháo binh, thiết giáp.., thì tất cả mọi người sẽ đảm bảo chiến thắng. Vì vậy chỉ riêng tướng Navarre là ưu tiên giữ nguyên vẹn trong lòng sự nghi ngờ và sự hoang mang, lo lắng.
        Sau “một chầu rượu” cho các sĩ quan, mọi người bàn tán chỉ còn lại tướng Navarre và đại tá Castries ngồi lại với nhau trong hầm chỉ huy. Một ngày đã trôi qua, một ngày lao động và chờ đợi như mọi ngày khác. Và vụt một cái đã là đêm Noel. Buổi hoàng hôn ngắn ngủi ầm ĩ tiếng nổ của động cơ và tiếng hò hét của các hạ sĩ quan cũng đã chấm dứt. Trong đám hỗn loạn của tiếng động và của gió bụi, chiếc Dakota cuối cùng đã bay trở về Hà Nội. Thung lũng Điện Biên Phủ chìm đắm trong bóng tối không trăng, chỉ có những bóng đèn điện nhấp nháy. Mỗi khi có một bàn tay mơ lều bạt, lúc đó những luồng ánh sáng màu vàng mới lọt ra ngoài. Cùng với bóng đêm sự im lặng của núi rừng miền Tây Bắc xứ Đông Dương cũng chế ngự trận địa Điện Biên Phủ, ngăn cách cứ điểm này với cứ điểm khác, bóp nghẹt những tiếng động phát ra từ các công binh xưởng và tiếng kêu ầm ĩ của những cỗ máy phát điện, gần như biến thành một đạo luật buộc mọi người cũng phải nói khẽ hoặc giữ im lặng.
        Tướng Navarre và đại tá Castries bước ra khỏi hầm. Tổng chỉ huy khẽ rùng mình. Ngoài trời đang lạnh. Sau cái nóng ban ngày, bây giờ đến luồng khí lạnh của núi rừng thấm qua những bộ quần áo mỏng. Tôi vội đưa cho ông một áo khoác ra trận bằng vải dày có đính bốn ngôi sao cấp bậc đại tướng. Mọi người cùng đi bộ đến vị trí trung tâm nơi làm lễ thánh đón đêm Thiên Chúa giáng sinh. Phía sau bàn thờ là những người lính lê dương ngồi chung quanh một cây thông được thắp sáng. Các đại tá ngồi cùng tướng Navarre trên hàng ghế đầu.
        Trước khi làm lễ, cha tuyên úy giơ cao cánh tay, vươn bàn tay lên rất cao như muốn vươn tới những phía bên ngoài, tới tận những dãy đồi bên kia sông Nậm Rốm, nơi những lính canh đang đứng gác. Chung quanh linh mục, mọi người đều quỳ gối trong tư thế của con chiến xưng tội hoặc của hiệp sĩ trong lễ thụ phong. Sau đó, mọi người tụ họp trong nhà ăn chung quanh chiếc bàn dài chìm sâu trong chiến hào. Để tới được chỗ ngồi của mình, tướng Navarre và đại tá Castries phải lách qua những tấm ghế dài phía ngoài. Các sĩ quan cấp tá Revol, Piroth, Guth và những người khác ngồi theo thứ tự thâm niên cấp bậc. Tôi ngồi phía ngoài cùng, lưng quay ra phía cửa lều được che kín bằng tấm vải ka-ki pha len. Không khí cũng như nhiệt độ đều dịu mát. Tôi cũng không còn nhớ những câu chuyện trao đổi qua lại trong bữa ăn. Về thực đơn, cũng chỉ còn nhớ có món thịt nhồi đã nguội lạnh, dính chặt với lớp mỡ trắng đóng băng trên đĩa sắt do một người lính Ma-rốc mặc bộ đồ dân tộc mang lại.
        Có tiếng xe Jeep đỗ xịch ngay bên ngoài gian hầm. Mọi người cùng ngừng câu chuyện. Từ bên ngoài vang lên tiếng nói to của trung tá Gaucher: “Vì Thánh Barthelemy, thẳng tay bắn giết”, nghe như một khẩu lệnh chiến đấu vang vọng từ thời Jeanne d Are. Gương mặt nhẵn lỳ của trung tá Revol, chánh văn phòng Bộ Tổng chỉ huy chợt rắn lại như lớp mỡ đọng trên món thịt nhồi đặt trên đĩa. Tấm lều bạt được vén lên. Trung tá Gaucher chỉ huy bán lữ đoàn lê dương đóng trên đồi Him Lam chợt xuất hiện, được soi rõ bởi ánh đèn điện trong lều. Là một người tầm vóc cao lớn, Gaucher phải cúi mình bước vào trong hầm rồi lại lập tức đứng nghiêm sửa lại vành mũ, chào Tổng chỉ huy:
        - Xin lỗi Đại tướng. Tôi vừa từ cứ điểm Béatrice về đây. Tôi đã hẹn đến uống rượu cùng với binh lính, đóng trên đó. Đối với cánh lê dương chúng tôi, đêm nay quả là nhiều kỷ niệm đáng buồn.
        Tướng Navarre mỉm cười nói với Gaucher:
        - Mời vào! Ngồi xuống đây!
        Gaucher nặng nề đặt người trên chiếc ghế sát cạnh tôi, đồng thời cũng ép luôn tôi phải ngồi nhích vào một góc bàn, bên cạnh trung tá Guth.
        Tôi cảm thấy ấm người thêm một chút. Tướng Navarre và đại tá Castries tiếp tục câu chuyện đang nói dở; một kỷ niệm chiến đấu trong đêm Noel tại vùng núi Vosges ở Pháp. Sau khi ăn xong miếng thịt nhồi, Gaucher hỏi to Castries:
        - “Thẳng tay bắn giết” - Ông có hiểu khẩu lệnh đó nghĩa là gì không? Hả? Hả?
        Gaucher cố tình dằn mạnh những âm thanh “hả? hả?” trong câu hỏi. Castries trả lời:
        - Trong kỵ binh, đó là một kiểu tác chiến giáp lá cà. Nhưng còn trong đội ngũ lính lê dương, có lẽ Revol hiểu rõ hơn tôi.
        Revol nói:
        - Tôi không phải là kỵ binh, tôi không thạo lắm về kỹ thuật chiến đấu trên mình ngựa. Nhưng “Thánh Barthelemy” quả là gợi cho tôi một đêm thảm sát.
        Gaucher cắt ngang:
        - Thôi, không dài lời nữa! “Vì Thánh Barthelemy, thẳng tay thảm sát!” là nội dung bức điện mật mã báo tin cứ đảo chính tối ngày 9 tháng 3 năm 1945 của Nhật. Tôi đã quên và muốn quên nhưng không được. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 tôi chỉ huy tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bộ binh lê dương số 5 đóng ở Việt Trì sát cạnh quân đội Nhật Bản.
        Trung đoàn chúng tôi nằm trong biên chế của binh đoàn do tướng Alessandri chỉ huy, lúc đó đang hành quân dã ngoại ở khu vực nam ngạn sông Hồng. Khoảng 9 giờ tối, chợt tôi nhận được điện mật truyền qua máy bộ đàm vô tuyến từ Hà Nội, khẩu lệnh: “Vì Thánh Barthelemy, thang, tay bắn giết!”, khẩu lệnh này được nhắc đi nhắc lại suốt đêm, báo tin Nhật Bản đã tiến hành đảo chính.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 08:07:43 am »

Gaucher dừng lại, uống chậm rãi một cốc rượu vang rồi tiếp tục kể:
        - Chúng tôi đi ngược lên vùng trung du rồi theo đường 41, lên tận Điện Biên Phủ. Ai chiếm được thung lũng này tức là nắm được toàn bộ vùng thượng du. Sân bay ở Điện Biên Phủ hồi đó vẫn còn tốt, và chính tại đây, những chiếc Dakota thuộc lực lượng 136 của Anh tại Calcutta Ấn Độ đã bay tới tiếp tế cho chúng tôi. Cũng chính tại đây vào ngày 29 hoặc 30 tháng 3 gì đó tôi được tiếp đón đại tá Dewarin, trưởng cục phản gián và đại tá Langlade đặc phái viên của Chính phủ lâm thời, từ máy bay Dakota bước xuống, nói với chúng tôi:
        - Tướng Gaulle chỉ thị các bạn phải giữ lấy mảnh đất Đông Dương bằng bất cứ giá nào. Tuyệt đối phải giữ bằng được thung lũng Điện Biên Phủ.
        Nếu giữ được Điện Biên Phủ, có nghĩa là cứu được xứ Đông Dương thuộc Pháp…
        Rồi Gaucher lại cười to, nói với Castries:
        - Ông nghe rõ không? Nếu ông giữ được Điện Biên Phủ, có nghĩa là cứu được xứ Đông Dương thuộc Pháp…
        Câu chuyện năm xưa lại được tiếp tục. Hai ngày sau khi tiếp đặc phái viên Chính phủ Pháp, tướng Alessandri và toàn bộ cơ quan chỉ huy rút về phía Phông Salỳ, Lào rồi chạy sang Trung Quốc.
        Gaucher, lúc đó là đại úy, ở lại trấn giữ Điện Biên Phủ cùng với một tiểu đoàn bộ binh lê dương. Vị trí chỉ huy của Gaucher lúc đó đặt trên đồi Him Lam sát đường cái, bây giờ gọi là cứ điểm Béatrice. Quân đội Nhật tiến đến. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Và đám tàn quân của Pháp lại ngược dòng sông Nậm Hu, rút chạy sang Trung Quốc…
        Câu chuyện chấm dứt vào đúng nửa đêm.
        Cũng đúng vào đêm hôm đó, những đơn vị đi đầu của sư đoàn chủ lực Việt Minh mang số hiệu 308 sau khi hành quân liên tục suốt ba mươi đêm không nghỉ đã chiếm lĩnh các điểm cao sát thung lũng Điện Biên Phủ. Ngày 25 tháng 1 năm 1954 bộ đội của tướng Giáp đã tới những mỏm đồi phía đông thung lũng lòng chảo gần cao điểm 781. Sư đoàn này đã hành quân suốt ba mươi đêm không nghi, trên những đường cái lớn hoặc đường hẻm xuyên rừng. Họ đã vượt ba con sông và hàng trăm con suối, ăn mỗi ngày hai bữa, mỗi bữa một nắm cơm, thường thường là gạo đỏ vì có chứa nhiều vitamin hoặc gạo nếp vì có sẵn trên đường. Mỗi người lính mang theo năm ngày gạo đựng trong những bao vai khoác ngang người. Sư đoàn hành quân rất nhanh, có sức chừng nào đi nhanh chừng ấy, họ đi suốt đêm trên những đường nhỏ, gặp những đoạn khó khàn lắm mới thắp đuốc bằng nhựa cây để soi đường. Mọi người đều đi giầy vải làm từ Trung Quốc, nhẹ như những đôi giày thể thao quần vợt. Nhiều khi, để tiết kiệm đôi giày, họ đi chân không nhiều giờ trong đêm.
        Vách đá cao điểm 781 nhìn xuống thung lũng lòng chảo như một bao lơn. Từ trên vách núi này những người lính sư đoàn 308 có thể nhìn thấy những ánh đèn từ các doanh trại của Pháp, kể cả cây thông đón lễ Noel được thắp sáng ngay dưới chân họ. Những tiếng hát cũng vọng đến tai họ.
        Đây là những bài hát thánh ca hay là những bài hát để mời uống rượu? Ở khoảng cách này bầu không khí như quyện vào nhau, hoà nhập với nhau. Những người lính sư đoàn không phải là những tín đồ tôn giáo. Họ không tin vào những đạo giáo vô tích sự. Tất cả những người lính này đều đang có mặt ở đây, trên đỉnh núi đá. Đây là sư đoàn thiện chiến nhất trong lực lượng xung kích của Việt Minh. Nhiệm vụ của sư đoàn là đánh thọc sâu, tiêu diệt kẻ địch. Phía sau sư đoàn là cả một đạo quân gồm những đơn vị bộ binh, pháo binh, và phía sau nữa còn có một đội quân dân công đang vượt các nẻo đường rừng, tiến về hướng mặt trận Him Lam.
        Chỉ trong vài giờ nữa các tiểu đoàn của sư đoàn 308 sẽ chiếm lĩnh tất cả các lối ra vào của thung lũng lòng chảo. Đến rạng sáng, khi các đội lính dù của Langlais trở về căn cứ sau những cuộc hành quân lùng sục nhanh chóng, sư đoàn 308 sẽ khoá chặt tất cả cửa ra vào của tập đoàn cứ điểm.
        Ngày 25 tháng 12 năm 1953, ngày lễ Noel, vận mệnh cuộc chiến tranh Đông Dương có thể đã tới điểm không-trở-lại của lịch sử. Trong đêm hôm đó, có thể tập đoàn cứ điểm đã bị tràn ngập quân Việt Minh và khắp nơi trên bán đảo Đông Dương các lực lượng của tướng Giáp có thể đã phát động cuộc tổng tiến công. Từ đó trở đi, có thể hai đối thủ Pháp và Việt Minh sẽ dốc hết lực lượng, lao vào cuộc chiến đấu với tất cả năng lực và có lẽ cả danh dự của mình. Tướng Navarre đã tới Điện Biên Phủ vào ngày 24 tháng 12. Ngay trong ngày hôm sau là ngày lễ chính thức mừng Chúa Giêsu ra đời, có thể tướng Navarre sẽ được chứng kiến một cái gì đó làm thay đổi cục diện: một sự may mắn, một điểm nút lịch sử, một vận mệnh hoặc một sự tình cờ?
        Trong khi đó, bầu không khí hoảng hốt đã ập tới Sênô. Tướng Navarre cùng chúng tôi đã rời khỏi Điện Biên Phủ và tới Sênô lúc buổi trưa ngày 25 tháng 12. Chúng tôi đến chậm vì sương mù buổi sáng tại Điện Biên Phủ quá dầy đặc không cho phép máy bay cất cánh.
        Được thông báo trước, tướng Bourgund đã ra sân bay đón tiếp. Ông mặc bộ quân phục nhầu nát, dáng điệu cuống quít cặp mắt linh hoạt khác thường. Ông quay đầu nhìn khắp mọi nơi có vẻ như có ai đó đang núp trong bụi rậm. Đó là những bộ đội Việt Minh.
        Tướng Bourgund báo cáo, đêm hôm qua Việt Minh đã chiếm Thà Khẹt và hiện nay đang tiến đến Sênô. Có một hoạt động khác thường tại căn cứ này. Không còn là bầu không khí vui nhộn của những ngày lễ hội mà chỉ ba người Pháp có mặt tại tiền đồn hẻo lánh này cũng có thể tạo ra trong ngày nghỉ đã được ghi trên lịch. Cũng không phải là bầu không khí náo động trước lúc hành quân chiến đấu. Đây là sự chuẩn bị rút chạy. Binh lính chất lên xe tải những thứ thật là kỳ cục, một chiếc bàn làm theo kiểu Trung Quốc, một máy lạnh chạy bằng dầu hoả, những tủ đựng hồ sơ tài liệu mở tung không khoá v.v… Có cả một vị đại tá đội ngược mũ bê-rê đỏ. Đây chính là vị chỉ huy cuộc hành quân rút chạy. Chiếc xe Jeep của ông đã chuẩn bị sẵn cho chuyến đi xa cứ bám theo ông từng bước trong khi ông chạy đi chạy lại để thu nhặt tất cả mọi hành lý đồ đạc của mình.
        Tướng Navarre đã “cụp tai lại” để chú ý lắng nghe từ những câu báo cáo đầu tiên. Ông nói khẽ một câu khô khan, triệu tập mọi người vào gian nhà gỗ miền nhiệt đới là nơi đạt sở chỉ huy. Đại tá Berteil vừa từ Sài Gòn lên đây lúc sáng sớm ngồi ở phía sau bàn. Vừa thấy chúng tôi bước vào, ông đã nhìn tướng Bourgund bằng cặp mắt khinh bỉ đặc sệt tới mức mọi người như có thể sờ thấy. Berteil hoàn toàn không có đầu óc hài hước. Ông không hề biết đến sự khoan dung và sự ân cần mà ông cho là không ghi trong luật lệ xã giao. Cứ nhìn cách sống của Berteil, có vẻ như ông không thể hiểu nổi thế nào là niềm vui giọng cười tiếng khóc. Nhưng về mặt quân sự thì ông lại hiểu được cái không thể hiểu nổi; ông có thể phân tích chỉ trong vài phút, một tình huống rối rắm nhất. Ông biết cắt nó ra thành từng mảnh rõ rệt. Trước mặt Tổng tư lệnh Navarre, ông trình bày những lời phát biểu, mà không ai có thể tranh cãi được, và khi ông giải thích thì ai cũng nghe. Tức là tướng Bourgund đã hành động trái chỉ thị đã nhận được. Đáng lẽ phải để cho Việt Minh tiến sâu vào khu rừng thưa thì ông lại muốn chặn đối phương ngay từ đầu núi. Với ý đồ đó, ông đã đưa các đại đội và pháo lên phía trước để tiến hành chiến đấu. Nếu thắng, dĩ nhiên ông được thưởng huân chương. Nhưng, trong đêm tối Việt Minh đã tiến đánh luôn các khẩu pháo vừa xuất trận. Thế là, những đại đội sung sức của Bourgund cùng với các khẩu pháo đều nát vụn dưới sức tiến công của Việt Minh. Thà Khẹt vội vàng di tản y như Paris năm 1940. Bây giờ, từng phút này sang phút khác, mọi người chờ đợi Việt Minh tiến vào Sênô như những xe tăng của tướng Đức Rommel đã tiến đến Paris rất nhanh.
        Những lời lẽ của Berteil như những cái gai chọc vào tướng Bourgund.
        Chú thích:
        (1) Tên tắt Groupement operationel du Nord Ouest, nghĩa là Cụm tác chiến Tây Bắc
        (2) Theo tiếng Pháp Sud (Đông Nam) Nord-Ouest (Tây Bắc)
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 08:08:52 am »

Chương 6


Dĩ nhiên, Việt Minh chưa có những xe bọc thép, nhưng rõ ràng là nếu có thì cuộc hoảng loạn càng tăng lên gấp bội. Trong khi thảo luận các biện pháp đề phòng, có người nào đó đã ra lệnh phá hủy chiếc cầu chủ yếu trên con đường từ Thà Khẹt đi Sênô, nằm trên sông Sêbang Phai. Ở mặt Bắc đoạn cắt này có một đơn vị nhỏ công binh chốt giữa chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra.
        Tiếp theo lời phát biểu của Berteil, đại úy Graillat cũng tham gia ý kiến. Ông vốn là một đại úy kỵ binh chắc nịch, nặng tới 95 kilô, hiện nay đang chỉ huy một đại đội xe bọc thép ở Lào. Đại đội này do ông tự thành lập, bằng cách thu thập hai mươi xe bọc thép có vũ trang cũ kỹ của Mỹ, một trăm năm mươi lính Lào hay cười, thông minh, nhẫn nại. Ông đã tổ chức được một đơn vị nghiêm chỉnh, vượt sự mong đợi. Một trung đội của ông đã được biệt phái tới Thà Khẹt, nhưng vẫn còn ở đâu đó trên đường đi và đang gọi điện về xin chi thị.
        Theo báo cáo của trung đội trưởng, thị xã nhỏ bé này vẫn rất yên tĩnh kể từ khi các cơ quan quân sự hấp tấp di tản. Dọc đường đi, trung đội phát hiện thấy có nhiều kho đạn hình như bị bỏ lại. Những tin tức do đại úy Graillat thông báo làm mọi người xôn xao bàn tán. Tướng Navarre hỏi:
        - Trong trường hợp trung đội xe thiết giáp của anh cũng phải rút về Sênô thì liệu có thể vượt qua sông Sêbang Phai được không?
        - Báo cáo Đại tướng, không thể được. Tôi biết rất rõ đây là một nhánh của sông Mêkông. Đoàn xe của chúng tôi không thể nào vượt qua được nếu không có cầu.
        Tướng Bourgund ngồi trên chiếc ghế gỗ mà như sụt xuống đất. Đây là một trường hợp thường thấy trong văn học nhưng hiếm thấy trong cuộc sổng đời thường. Tuy nhiên, khi gặp phải thì người ta vẫn cứ phải chấp nhận và hiểu ra ngay. Tướng Bourgund như một vị anh hùng trong truyện cổ tích bị các thế lực dưới âm ty đánh quỵ. Đám ma quỷ bé nhỏ trong rừng đã “ăn hết óc” của ông.
        Tướng Navarre kéo riêng tôi ra một nơi, nói với tôi bằng một giọng trầm tĩnh, chính xác như thói quen vốn có:
        - Mình hơi lo ngại về tình hình sức khỏe của tướng Bourgund. Cậu có thể dùng máy bay của tôi đưa ông ấy về Huế được không?
        Thế là tướng Bourgund bị cách chức tư lệnh miền Trung Đông Dương một cách bí mật. Tướng Franqui được cử tới thay thế. Thật là bất hạnh.
        Đây là một người bạn nữa cùng khoá với tướng Navarre.
        Sư đoàn 325 Việt Minh hoàn toàn không biết câu chuyện này vì không có một nhà báo nào được chứng kiến để sau đó tiết lộ. Mãi bốn mươi tám giờ sau các nhà báo mới tới Thà Khẹt. Đó là thời gian vừa đủ để chúng tôi bắc lại cây cầu qua sông Sêbang Phai gọi các đoàn xe bọc thép quay trở lại đưa máy bay đi đón nhưng tiểu đoàn dù đã di tản về đồng bằng quay trở lại Sênô. Trong khi đó Bréchignac và Bigeard hoạt động rất khôn khéo trong rừng để nhử quân Việt tiến vào tầm pháo của Pháp. Mũi nhọn đã bị đánh tòe, cuộc tiến công của Việt Minh vào Trung Lào cùng giảm bớt sức thâm nhập. Ngày 20 tháng 1 Thà Khẹt được chiếm lại. Nhưng từ ngày 11, một vài dòng tít nổi bật trên báo chí “Đông Dương đã bị cắt đôi” đã gây xúc động trong công chúng Pháp.
        Tướng Navarre mở cuộc họp báo. Ông vẫn còn có vẻ hơi lạnh nhạt với giới báo chí, nhưng bản thuyết trình của ông rất rõ ràng và có tính thuyết phục. Buổi họp báo kết thúc với quang cảnh mọi người đều cầm cốc rượu trong tay. Nhưng khi viết sách, Bodard đã ghi lại câu nói của hai nhà báo mà ông nghe được khi ra khỏi Tổng hành dinh: “Bây giờ thì có vẻ như ông ấy thắng. Nhưng ta hãy chờ xem…” và “tình hình Đông Dương vẫn còn những nhằng như thếđó”..
        Tướng Navarre đã tỏ ra thắng thắn, cởi mở.
        Ông không hề nói với các nhà báo trong cuộc họp ngày 2 tháng 1 là ông chờ đợi Việt Minh tiến đánh Điện Biên Phủ. Và ông đã quyết định mở cuộc tiến công giành lại Liên khu 5 trong vòng chín ngày.
        Đinh Văn Sung
        Chiến dịch Atlante, nhằm đánh chiếm Liên khu 5 là vùng tự do của Việt Minh từ ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Việt-Pháp đã được ghi trong kế hoạch Navarre cũng như trong tất cả các phương án tiến công từ bay năm nay.
        Trong khoảng thời gian đó, khu vực được coi là cái chốt của Việt Minh kéo dài từ nam Đà Nẵng đến tận sát Nha Trang đã được tổ chức lại: vùng đồng bằng ven biên tương đối trù phú; những ruộng lúa nước sản xuất hai vụ một năm, khá đủ để cùng với nguồn hải sản nuôi sống hai triệu dân. Những thuyền buồm viễn dương từ đảo Hải Nam của Trung Quốc thường chọc thủng vòng vây phong toả của hải quân và không quân Pháp, mang đến cho Việt Minh những vũ khí đạn dược viện trợ. Trên lãnh thổ Liên khu 5 mà không một địa điểm nào có thể thoát khỏi tầm pháo từ tàu chiến bắn lên, Việt Minh vẫn thành lập, trang bị, huấn luyện được bốn trung đoàn chủ lực, mỗi trung đoàn có một đại đội pháo đi kèm.
        Liên khu 5, bị lãng quên hoặc được thoát khỏi một cách kỳ lạ khi Pháp quay trở lại Đông Dương năm 1945, nay trở thành một đầu cầu chiến lược rất có giá trị của tướng Giáp. Từ căn cứ này tướng Giáp đã cổ vũ cuộc kháng chiến Nam Bộ và tuần tự đưa cán bộ và vũ khí tới miền Nam. Đoạn đường xe lửa từ Nha Trang đi Sài Gòn, nằm một phần trong hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương, được coi như ống kim tiêm bơm thuốc trợ lực. Từng đoàn xe lửa gồm ba hoặc bốn toa, tùng đợt ra vào, được Pháp kiểm soát rất kỹ và Việt Minh bảo vệ rất đều. Các lực lượng vũ trang Liên khu 5 dĩ nhiên, giữ một vị trí trong các kế hoạch tổng phản công của tướng Giáp. Từ cuối tháng 1 năm 1954, lực lượng này đã tiến theo hướng Bắc đánh lên Tây Nguyên, tiêu diệt hệ thống phòng thủ yếu ớt bằng các đồn bốt nhỏ của chúng ta. Cùng phối hợp với cuộc tiến công ở Trung Lào, những lực lượng này có thể đánh chiếm vùng Ba biên giới chỉ trong vòng vài tuần. Từ đó, sẽ uy hiếp Hạ Lào, Đông Campuchia, cũng như Nam Kỳ và Sài Gòn.
        Bộ Tổng tham mưu của tướng Navarre hiểu rõ các ý đồ của Việt Minh và đã chuẩn bị các phương tiện cần thiết để đối phó. Nếu tôi không nhầm thì các lực lượng được bố trí để phòng thủ Tây Nguyên còn ngang bằng hoặc lớn hơn lực lượng sử dụng trong chiến dịch Atlante. Những kết quả dự tính sẽ đạt được trong phòng ngự cũng như trong tiến công đều giống nhau. Những lực lượng dự tính huy động trong chiến dịch Atlante sẽ có thể tiến công trước nhằm dập tắt hoặc vô hiệu hoá cuộc tiến công của Việt Minh, hoặc có thể chờ Việt Minh đánh lên Tây Nguyên sẽ chống lại bằng chiến thuật phòng ngự. Tướng Navarre chọn chiến thuật phòng ngự vì có nhiều lợi thế hơn.
        Trong văn bản ngày 25 tháng 1 năm 1954 liên quan đến vấn đề này có ghi rõ: “Những hoạt động quân sự này được tiến hành dưới hình thức tiến quân theo hướng Nam-Bắc bằng các lực lượng phối hợp giữa cánh quân từ nam Đà Nẵng tiến xuống và cánh quân tham gia chiến dịch Atlante từ Bình Định tiến lên. Cuộc hành quân phối hợp tác chiến sẽ phải kết thúc trong tháng 7 năm 1954.
        Giai đoạn đầu, cuộc hành quân Arethuse gồm hai mươi nhăm tiểu đoàn, trong đó có hai tiểu đoàn dù, ba cụm pháo, hai đại đội xe bọc thép, bốn đại đội công binh. Mục đích là đánh chiếm Phú Yên, giao tỉnh lỵ cho chính quyền Bảo Đại cai trị…”
        Căn cứ vào số lượng binh lực tham gia chiến dịch Atlante thì đây không phải là một cuộc hành quân qui mô lớn. Những cuộc hành quân càn quét ở Bắc kỳ, như chiến dịch Brochet còn có nhiều phương tiện hơn, có chất lượng hơn và thường cũng chỉ thu được những kết quả rất mỏng manh. Tầm quan trọng của Atlante nằm trong giá trị của mục tiêu. Nếu hủy bỏ được cái lò lửa nuôi dưỡng cuộc kháng chiến toàn miền Nam và giao cho chính quyền Bảo Đại quản lý, thì có thể coi như đẩy lùi được cuộc chiến tranh ra tận cửa ngõ Quảng Bình.
        Sự thất bại của chiến dịch Atlante bắt nguồn từ một công thức cổ điển đối lập với chiến dịch Điện Biên Phủ. Như tờ Nước Pháp buổi chiều bình luận: “Tướng Navarre lao vào phía Nam, tướng Giáp tiến công ở mặt Bắc”. Phải chăng Atlante là một sai lầm về chiến lược?
        Tướng Giáp đã tập trung chung quanh Điện Biên Phủ bộ phận thiện chiến nhất, đông đảo nhất của lực lượng chủ lực tác chiến và định mở cuộc tiến công vào ngày 25 tháng 1 năm 1954. Tướng Navarre biết rõ điều đó nhưng lại lơ đễnh tới mức, năm ngày trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ có thể xảy ra, lại điều động một bộ phận lực lượng của mình tới một nơi cách xa mặt trận chính hàng ngàn kilômét. Chỉ cần nêu lên con số các tiểu đoàn đã tham gia chiến dịch Atlante, bất cứ một học viên năm thứ nhất nào của trường Cao đẳng quân sự cũng có thể đễ dàng chứng minh Tổng tư lệnh của mình đã vi phạm nguyên tắc tiết kiệm lực lượng. Sự chứng minh này không cần một chứng cứ nào bởi vì sự thật là các nguyên tắc đã bị vi phạm rất rõ ràng. Chỉ cần không kể đến các nguyên tắc đó, như người ta vẫn thường lý giải một cách trừu tượng khi bàn đến vấn đề chiến lược, rồi vin vào các điều kiện đặc biệt của cuộc chiến tranh Đông Dương.
        Mục tiêu đánh chiếm của chiến dịch Atlante là quan trọng. Nhưng rõ ràng không phải đây là chuyện hy sinh để giữ Hà Nội hoặc Điện Biên Phủ. Càng không phải là chuyện hy sinh toàn bộ lãnh thổ Đông Dương để cứu Hà Nội. Bộ chỉ huy Pháp đã quyết định mở chiến dịch Atlante ngày 20 tháng 1 trong khi đang chờ Việt Minh đánh Điện Biên Phủ ngày 25 tháng 1. Chính vì lẽ đó, các tiểu đoàn tham gia chiến dịch ở miền Nam đã không thể có mặt ở Bắc kỳ và càng không thể tới được Điện Biên Phủ nếu Việt Minh tiến đánh.
        Những đơn vị đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh Navarre trên toàn cõi Đông Dương không thể thay đổi dễ dàng được như các quân cờ trên bản đồ diễn tập của Học viện chiến tranh. Các lực lượng vũ trang của tướng Navarre như những mảnh vải không đều nhau, chắp vá cho vừa khít với nhau trong bộ quần áo của vai hề. Còn quân đội của các quốc gia liên kết ở Đông Dương thì như những mảnh sành mảnh sứ gắn chặt vào nhau như bộ đồ trang trí ghép mảnh cổ truyền. Các tiểu đoàn của Campuchia đã không thể điều động ứng cứu cho Trung Kỳ hoặc Bắc Lào. Nhưng, việc các đơn vị của Nam Việt nam không thể ứng cứu cho vùng đồng bằng Bắc bộ người Nam Kỳ không muốn đi chiến đấu ở tận Bắc kỳ, đó không phải là điều đáng lo nhất. Ngay trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với tướng Navarre, tướng Nguyễn Văn Hinh đã trình bày:
        - Khi tôi điều động một số tiểu đoàn của tôi ở miền Nam Việt nam lên Tây Nguyên cách Sài Gòn 200 kilômét, binh lính của tôi đã nghĩ rằng tôi lưu đày họ biệt xứ, mặc dù hồi đó chưa có địch để đánh trên cao nguyên người Thượng. Đối với họ, cao nguyên Trung phần là vùng lãnh thổ bên ngoài, chẳng khác gì điều động một trung đoàn lính Pháp ở thành phố Lille của Pháp đi sang tận Tombouctou ở Châu Phi.
        Những đơn vị truyền thống của lực lượng viễn chinh Pháp, tức là những đơn vị duy nhất được thành lập ở Pháp, mang các phù hiệu cổ truyền của quân đội Pháp như tiểu đoàn xung kích kỵ binh số 1, trung đoàn bộ binh thuộc địa số 22, tiểu đoàn xung kích bộ binh số 10.., không phải là những đơn vị cơ động lắm. Trên thực tế những đơn vị địa phương này thiếu cán bộ và phương tiện thích ứng với nhiệm vụ. Đó là những đơn vị tuyển quân tại chỗ, trang bị những phương tiện phù hợp nhất với hoàn cảnh địa phương, không giống nhau thay đổi rất rõ ràng về mặt này, mặt khác. Tuy vậy cũng không có trở ngại gì lớn. Trong khi thích ứng với hoàn cảnh địa phương, các tiểu đoàn đạt được sự mềm dẻo vì chiến thuật lại bỏ mất tính cơ động chiến lược. Binh đoàn cơ động số 100 được thành lập trên cơ sở một tiểu đoàn ở Triều Tiên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) nhưng rồi được bổ sung thêm bằng các binh lính người Nam Kỳ và người Thượng, đã phình to lên gấp đôi, rồi gấp mười tiểu đoàn. Giá trị của mỗi tiểu đoàn cơ sở, bắt nguồn từ một tiểu đoàn gốc, cũng được tăng lên gấp mười, nhưng các binh đoàn 100 gồm mười tiểu đoàn đó vẫn không thể sử dụng hữu ích bên ngoài lãnh thổ Nam Đông Dương. Các đơn vị thuộc lực lượng dự trữ của Pháp cũng đã “vàng hoá”, tức là bổ sung thêm nhiều binh lính da vàng. Những tiểu đoàn dù của Pháp, có thể nhảy từ trên máy bay đang bay xuống một điểm đã định ở bất cứ nơi nào trên chiến trường dưới đất, nay có tới 50 phần trăm quân số là lính Việt nam. Mặc dù việc chọn lọc khắt khe được coi là nguyên tắc trong các đơn vị xung kích này khiến cho binh chủng dù được hưởng một quyền tự trị nào đó về mặt địa lý, những tiểu đoàn dù vẫn chỉ hoạt động có hiệu quả ở khu vực có lính Việt nam được tuyển chọn, tức là ở đồng bằng Bắc bộ.
        Tính chất khác nhau về hình thức và giá trị sử dụng đã khiến cho việc lắp ráp để tiến hành một hoạt động quân sự qui mô lớn trở thành khó khăn, phức tạp. Việc tiêu chuẩn hoá từng người lính là điều cần thiết cho việc tiến hành chiến dịch. Trong một đội quân cổ điển, các đơn vị trong cùng một binh chủng có khả năng thay thế lẫn nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Nhưng trong các đội quân do tướng Navarre chỉ huy ở Đông Dương, khả năng này không có. Ngoài lực lượng tổng dự bị gồm khoảng ba mươi tiểu đoàn, các đơn vị khác đều chỉ hoạt động có hiệu quả ở nơi đóng quân trong các tỉnh.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 08:09:38 am »

Những lực lượng tham gia chiến dịch Atlante được huy động từ ba vùng lãnh thổ khác nhau thuộc Liên khu 5, tức là vùng Trung Kỳ, Nam Kỳ, Tây Nguyên, trừ một tiểu đoàn dù. Tất cả gồm khoảng hai mươi nhăm tiểu đoàn bộ binh, ba cụm pháo binh, hai tiểu đoàn công binh. Thuộc cao nguyên Trung phần có hai binh đoàn cơ động một tiểu đoàn cơ động, một đại đội xe thiết giáp, một tiểu đoàn công binh (nhưng chỉ có hai đại đội).
        Thuộc các lực lượng lục quân Nam Việt nam có binh đoàn cơ động số 100 (gồm bốn tiểu đoàn), một tiểu đoàn dù lính Việt, một tiểu đoàn công binh (hai đại đội), sáu tiểu đoàn hành quân lính Bảo An. Thuộc các lực lượng miền Trung Việt nam có binh đoàn cơ động 21 (gồm ba tiểu đoàn) hai tiểu đoàn cơ động, một đại đội xe thiết giáp. Thuộc lực lượng tổng dự bị có một tiểu đoàn dù.
        Như vậy là không có một đơn vị nào của Bắc kỳ và các tiểu đoàn dù đang chờ đợi tham gia vào trận đánh ở Điện Biên Phủ.
        Trong tâm trí Bộ chỉ huy quân đội Pháp cuộc hành quân Atlante nhằm một mục tiêu chính trị không thể tuyên bố công khai được.
        Đã có thoả thuận là những vùng đất do quân đội Pháp đánh chiếm được sẽ giao lại cho quân đội bản xứ và chính quyền Bảo Đại quản lý. Tháng 9 vừa qua, việc trao vùng Bùi Chu và Phát Diệm cho Bảo Đại là thử nghiệm đầu tiên. Tuy nhiên trong số những người bi quan, nhiều người cho rằng một mình chính quyền Bảo Đại không thể chống lại nổi Việt Minh. Mặc dù vậy, tướng Navarre vẫn kiên quyết giữ vững quyết định cũ, thậm chí ông còn mời Bảo Đại tham gia Ban chỉ huy tối cao cuộc hành quân Atlante. Quốc trưởng nhận lời, nhưng lại cử dược sĩ Giao làm đại diện cho mình. Tướng Hinh là người đang ôm ấp tham vọng lại không được uỷ nhiệm. Việt đầu tiên của ngài đại diện Quốc trưởng, dược sĩ Giao, ngay sau khi được cử vào ban điều hành chiến dịch là nắm luôn trong tay việc kiểm soát ngân quỹ dành cho việc chi tiêu về hành chính dân sự, gồm một khoản tiền lớn.
        Tổng cao uỷ Dejean và Tổng tư lệnh Navarre cố giữ ý, không can thiệp vào chuyện này. Chính quyền Bảo Đại đã được Pháp công nhận là đại diện cho một quốc gia độc lập. Nếu Pháp lại nắm giữ những lãnh thổ, dù là do quân đội Pháp đánh chiếm được, vẫn sẽ bị coi là bước đầu tiên phản lại lời cam kết. Atlante có giá trị lớn về sự thử nghiệm: nếu chính quyền Bảo Đại hoàn thành nhiệm vụ tiếp quản lãnh thổ Pháp sẽ tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực nếu Bảo Đại thất bại thì Pháp sẽ chẳng cần giữ lời cam kết một cách vô ích.
        Trong tình thế tan rã nói chung trên toàn cõi Đông Dương vào cuối mùa hè 1953, Atlante cũng sẽ gặp những may rủi khác nhau. Hội nghị Geneve sắp họp. Kết quả mà Pháp đạt được tại hội nghị này có thể biết trước là sẽ nghèo nàn và phụ thuộc vào con bài chiến tranh duy nhất của chúng ta, “một con số 2 rô hoặc 3 nhép” như Ngoại trưởng Bidault hồi đó đã nhận xét. Nhưng cũng có thể, nếu Atlante thắng lợi, điều đó sẽ giải thích, có lẽ Hồ Chí Minh sẽ chấp nhận rút quân khỏi các lãnh thổ phía Nam vĩ tuyến 17. Nhưng sự thắng lợi ở Điện Biên Phủ chi được giải thích trên nguyên tắc tiết kiệm lực lượng. Atlante không có một chút ảnh hưởng nào tới Điện Biên Phủ cũng như tới sự một ruỗng trong vùng đồng bằng Bắc bộ.
        Nếu thất bại ở Điện Biên Phủ đánh dấu một thời điểm trong lịch sử của Pháp - và có thể cả lịch sử thế giới và những hậu quả của nó hầu như vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt - thất bại này cũng ghi nhận một thời điểm trong những quan điểm và lý thuyết quân sự của chúng ta. Nếu muốn giải thích chiến tranh chỉ dưới ánh sáng duy nhất của những nguyên tắc cổ điển đã phủ đầy bụi, có nghĩa là chẳng hiểu gì về cuộc chiến tranh này cả, chẳng khác gì đem những nguyên tắc đánh bài Bridge để chơi bài Belotte, cũng là chơi bài lá nhưng kiểu cách rất khác nhau. “Đối với một người theo chủ nghĩa Mác-xít, chiến lược quân sự trước hết là chính trị”. Lịch sử cuộc chiến tranh Điện Biên Phủ gắn liền một cách rõ rệt với hai sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bằng hai thời điểm của các hội nghị quốc tế họp ở Berlin và ở Geneve, trải dài trên ba giải đoạn khác nhau.
        Trong ba giải đoạn này, thái độ của tướng Giáp trước tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, những tư tưởng, quyết định và hành động của ông có thay đổi đột ngột, nhằm thích ứng chặt chẽ với những hoàn cảnh chính trị quốc tế.
        Trong hai tháng đầu sau khi Pháp chiếm đóng Điện Biên Phủ, Giáp chỉ coi hành động này như một sự “cản phá” của Navarre, một phản ứng trước những kế hoạch tiến công của Việt Minh, một sự “luật nút chai” trước khi tiến hành tổng phản công(1). Vị trí của Pháp tại Điện Biên Phủ cản trở kế hoạch của tướng Giáp tiến quân sang Thượng Lào và khuấy động xứ Thái ở một chừng mực nào đó. Chỉ với những lý do đó cũng đủ để tướng Giáp tiến hành một cuộc tiến công chớp nhoáng nhằm giành được những thắng lợi nhanh chóng. Ông chưa nghĩ đó là một thắng lợi quyết định và hồi đó, cũng không có một tài liệu nào của Việt Minh coi đó là thắng lợi quyết định.
        Đầu tháng 12 năm 1953, tức là vào thời điểm mà cả hai phía, tướng Navarre cũng như tuồng Giáp, đều chấp nhận cùng giao chiến tại thung lũng lòng chảo, cùng chấp nhận những rủi ro đã tính kỹ. Ngày 25 tháng 1 năm 1954, bộ đội của tướng Giáp đã sẵn sàng tiến công. Nhưng, cũng trong ngày hôm đó, Hội nghị Tứ cường sau nhiều lần tuyên bố họp rồi lại hoãn do Liên xô muốn bàn chung nhiều vấn đề và do Pháp muốn mở rộng thành năm cường quốc có cả Pháp tham gia, cuối cùng đã khai mạc tại Berlin. Tối ngày 25 tháng 1, tướng Giáp ra lệnh hoãn cuộc tiến công để chờ đợi tròn vẹn một tháng những kết quả của hội nghị quốc tế tại Berlin(2), phần lớn các lực lượng bộ đội Việt Minh vẫn đóng quân ngay trước tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
        Riêng sư đoàn 308 được trao nhiệm vụ tiến hành một hoạt động thứ yếu, tức là tiến sang Lào đẩy lùi các đơn vị Pháp-Lào trên đường tiến về kinh đô Luang Prabang.
        Ngày 18 tháng 2, sư đoàn 308, được mệnh danh là sư đoàn thép, bao vây năm tiểu đoàn Pháp tại Mường Sài. Việc chuẩn bị tiến công đã hoàn tất. Những khẩu sơn pháo 75, đạn dược, lương thực đều được chuyển tới Điện Biên Phủ bằng sức người. Chi cần vài tiếng đồng hồ bộ đội Việt Minh đã chiếm gọn Mường Sài. Thắng lợi đã rõ ràng về phía tướng Giáp. Sự sụp đổ cũng rõ ràng về phía Pháp, Bộ chỉ huy quân sự ở Sài Gòn đã tuyên bố như vậy. Cũng ngay trong ngày hôm đó, thông cáo cuối cùng của Hội nghị Berlin tuyên bố sẽ họp tiếp Hội nghị quốc tế tại Geneve. Bốn mươi tám giờ sau, sư đoàn 308 rời Mường Sài, cấp tốc hành quân trở lại Điện Biên Phủ, lại chiếm lĩnh vị trí cũ để sau đó tham gia trận tiến công vào những ngày đầu tháng 3. Từ những ngày này, tướng Giáp quyết định tập trung lực lượng, giành chiến thắng bằng mọi giá.
        Công trạng của tướng Giáp là đã biết điều hành mềm dẻo hoạt động của mình. Như nhà báo Pháp Jean Ferran đã nhận xét: “Chiến lược của một người Mác-xít là không tách rời chính trị với quân sự nhu người Pháp chúng ta. Nếu chúng ta biết mở rộng như vậy thì sẽ có nhiều khả năng lớn hơn”. Navarre và Cogny không có những khả năng đó. Bị thua trận ở Điện Biên Phủ vào tháng 5, Navarre và Cogny đã tranh thủ được thời gian mùa khô ở đồng bằng và cuối cùng đã thất bại toàn bộ cuộc chiến tranh mà không biết gì đến Hội nghị Geneve. Nếu bị thua ngay tại Điện Biên Phủ từ hồi tháng 1, có lẽ họ chỉ bị thua một trận đánh và vẫn còn tranh thủ được thời gian.
        Đến tháng 1 năm 1954, tập đoàn cứ điểm đầy ắp các tiểu đoàn đã hoàn thành mọi việc chuẩn bị một cách tin tưởng. Bản báo cáo tình hình từ 26 tháng 12 năm 1953 đến 25 tháng 1 năm 1954 gửi về Tổng hành dinh cho biết: “Tại vùng thượng du, trung tâm đề kháng Điện Biên Phủ hiện chỉ còn lại một số công việc chi tiết để củng cố việc tổ chức phòng ngự đang sắp hoàn thành”.
        Trong khì chờ đợi cuộc tiến công, cả Cogny lẫn De Castries đều tránh đưa quân đi xa tới những mỏm đồi bao quanh thung lũng Điện Biên Phủ. Va lại, Việt Minh cũng đã tiến xuống lòng chảo, chỉ cần đi khỏi trung tâm vài kilômét đã có thể bắt gặp.
        Ngày 28 tháng 12 năm 1953 trung tá Guth là tham mưu trưởng của Castries đã bị bắn chết khi ông đang dẫn quân sục sạo mặt phía Bắc chuẩn bị đặt sở chỉ huy của cứ điểm mang tên Gabrielle. Ngày 30 tháng 1 2 lính Tabor đụng độ với Việt Minh ở phía Nam cứ điểm Isabelle. Ngày 8 tháng năm 1954, tại phía Đông Bắc cứ điểm Béatrice 8 kilômét, tiểu đoàn dù lê dương phát hiện thấy một vị trí của Việt Minh ngụy trang rất kỹ. Ngày 12 tháng 1, một cuộc đụng độ nữa lại xảy ra cách trung tâm 8 klômét về phía Tây Nam và đến ngày 13 thì phát hiện địch chỉ cách trung tâm có 3 kilômét. Tuy nhiên, cuộc bao vây vẫn chưa thật sự tiến hành. Nhờ có cầu hàng không, Điện Biên Phủ chỉ cách Hà Nội một giờ bay. Buổi sáng có thể từ Điện Biên Phủ đáp máy bay về Hà Nội chữa răng, ăn cơm trưa tại khách sạn Métropole rồi quay trở lại vị trí bằng chuyến Dakota cuối cùng. Khách tham quan thì ngược lại. Họ tới Điện Biên Phủ sau khi thung lũng tan sương mù rồi trở về Hà Nội vào buổi chiều. Rất nhiều người đã tới thăm Điện Biên Phủ từ cấp bộ trưởng đến cấp trưởng ban thấp nhất.
        Cứ điểm phòng ngự cuối cùng được đặt tên là Gabrielle (nằm trên đỉnh đồi Độc lập, vì chỉ có một mình điểm cao này đột khởi trên cánh đồng trong khu vực) được hoàn tất vào đúng ngày 1 tháng 1 năm 1954. Cho tới lúc này đã rải xong hàng ngàn kilômét dây kẽm gai chôn hàng vạn cạm bẫy các loại: mìn phát sáng, mìn sát thương, mìn cóc nhảy, mìn chứa xăng khô napalm để thiêu cháy. Các binh sĩ trấn giữ Điện Biên Phủ đã nhận được đầy đủ kính hồng ngoại để có thể nhìn trong đêm tối, súng phun lửa để phát quang bụi rậm, nước uống tươi mát đóng chai, thuốc viên giúp lính gác đêm tỉnh táo, áo nịt chống đạn, súng phóng lựu đạn loại hiện đại nhất do tướng Blanc mang đến làm quà trong chuyến thăm, và những huy chương đạo Cơ Đốc do Đức cha Badre, Tổng tuyên úy, trao tặng.
        Mỗi vị khách tới thăm Điện Biên Phủ đều đắp thêm một viên đá cho pháo đài và tặng các chiến sĩ phòng ngự mỗi người một cốc rượu.
        Trong khi đó, về phía tướng Giáp, bầu không khí chung quanh Tổng hành dinh ít rầm rộ hơn. Công cuộc chuẩn bị tiến công chưa hoàn tất, nhưng Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân vẫn quyết định nổ súng vào ngày 25 tháng 1 năm 1954. Những tiểu đoàn cuối cùng tham chiến đã tiến về Điện Biên Phủ.
        Nhưng trước ngày đó một hôm, có một người lính Việt Minh tên là Đinh Vàn Sung đã chạy sang hàng ngũ quân đội Pháp, đóng tại Điện Biên Phủ.
        Chính Sung sau đó đã nói với tôi, hắn thuộc đại đội 18, tiểu đoàn 16, trung đoàn 141 sư đoàn 312.
        Sung là tên khai sinh, còn khi chạy sang phía Pháp, hắn gọi tên là Đồng.
        Sung sinh ra tại một làng nhỏ theo đạo Cơ Đốc ở vùng đồng bằng. Từ thủa nhỏ, Sung đã được một linh mục cho đi học tại trường dòng Phát Diệm và đã biết đọc kinh lễ bằng tiếng La-tinh.
        Lớn lên, Sung yêu một cô gái tên là Tuyết, cũng là một nữ thanh niên theo đạo Thiên Chúa.
        Giám mục Phát Diệm Lê Hữu Từ với cặp mắt soi mới, mặt dài thuỗn, là người không bao giờ khoan dung cho tư cách kém cỏi của những thầy dòng đi chệch khỏi quy tắc, dù đã tin cậy trao cho họ khẩu súng. Sung bị buộc phải rời khỏi trường dòng vì tội yêu đương trai gái. Sung rất lấy làm tiếc vì hắn là người hiếu học.
        Lúc đó Sung mới 19 tuổi, người mảnh dẻ nhưng có sức chịu đựng dẻo dai, có sức sống hấp thụ được từ truyền thống lâu đời của những người “nhà quê” thiếu đói. Hắn là sản phẩm của một sự di truyền khắc khổ theo một quy luật tự nhiên. Trong khu vực đồng bằng này, mật độ dân số lên tới tám trăm người trên một kilômét vuông, những người hèn người kém đều bị loại trừ không thương tiếc.
        Sau khi bị đuổi khỏi trường dòng, Sung không muốn quay về quê làm ruộng, cũng không có đủ tiền để tiếp tục theo học tại Hà Nội. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc, Sung sôi sục trong lòng ngọn lửa khát khao trở thành những bậc anh hùng. Trong con người Sung có một lý tưởng yêu nước, một tín ngưỡng tôn giáo, một tình yêu say mê quyện chặt vào nhau. Hắn có ý đồ theo đuổi một cuộc sống nguy hiểm, liều thân và cống hiến cuộc đời mình cho Tuyết, cho Đức Chúa Giêsu, cho nước Việt nam. Hắn đã xin gia nhập một đại đội thuộc lực lượng bộ đội địa phương Việt Minh.
        Trong khi kể lại chuyện về cuộc đời mình, Sung đã rất ít tiết lộ về khoảng thời gian này.
        Sung đã được nhanh chóng chú ý đặc biệt, được thăng cấp hoặc ít nhất cũng được giao đảm nhiệm một số chức vụ nào đó. Nhiệm vụ mà Sung được giao phó tạo cho hắn được tự do hoạt động và Sung đã lợi dụng luôn để bí mật về thăm Tuyết. Dưới cặp mắt của người yêu, Sung vừa được thương mến, vừa được kính phục. Sung rất sung sướng. Hắn được chiến đấu, được yêu thương và vẫn thường thú tội như một con chiến ngoan đạo.
        Trong một buổi học tập kiểm điểm mùa thu 1953 một đồng đội đã tố giác Sung. Đơn vị kết tội hắn “có quan hệ tội lỗi với một người con gái mờ ám”. Sự việc trở nên nghiêm trọng. Thái độ thành khẩn và khôn khéo của Sung trong buổi tối tự kiểm điểm giúp hắn thoát khỏi đi lao động cải tạo, nhưng chuyển sang sư đoàn 312 làm lính chiến đấu.
        Tháng 11 năm 1953 Sung tới đơn vị mới tại nơi đóng quân gần Phủ Thọ. Ngày 25, trung đoàn của Sung được lệnh lên đường đi Mường Thanh.
        Ngay hôm đó, đơn vị lên đường sau khi đã náo nức chờ đợi một tháng. Đại tá Nam Long(3) và chính uỷ Mạc Ninh cưỡi ngựa dẫn đầu hàng quân. Cuộc hành trình kéo dài và rất vất vả. Trung đoàn phải hành quân suốt nhiều đêm liền, ngày 7 tháng 1 tới Sơn La ngày 14 tới Tuần Giáo.
        Ngày 17 tháng 1, trung đoàn dừng chân tại cây số 55 đường 41 cách Điện Biên Phủ khoảng hai mười kilômét. Chính đây là nơi cất giấu hai mươi bốn khẩu pháo 105 và mười sáu khẩu 75 được ngụy trang rất kỹ bằng cành lá ngay sát đường cái.
        Tất cả binh lính thuộc sư đoàn 312 đều được giao nhiệm vụ kéo pháo suốt tám ngày liền. Họ đã lôi những khẩu pháo này trên những đường hẻm bên sườn núi, trên những độ dốc mà ôtô không thể nào đi được. Khoảng một trăm bộ đội xúm vào kéo một khẩu pháo bằng những chiếc dây chão. Thỉnh thoảng, bánh pháo lại sa lầy trong đám đất mới tạo thành đường. Nhiều đêm, pháo chỉ nhích được vài trăm mét. Những khúc đường nguy hiểm đều có nhiều người kéo đằng trước, đẩy đằng sau.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 08:11:18 am »

Trong đêm 23 tháng 1, những người lính kéo pháo đã vượt qua được đỉnh núi cao nhất trong cuộc hành trình. Đây là lần đầu tiên Sung và đồng đội nhìn thấy những ánh đèn hắt ra từ những đồn bốt của bọn đế quốc ở xa xa dưới chân, về phía Nam. Trước khi trời sáng, họ đã đặt được những khẩu pháo vào trong hầm sâu khoét lõm bên sườn núi. Nòng pháo chĩa thẳng qua một cửa sổ hẹp, nhằm vào phía cứ điểm của Pháp dưới thung lũng.
        Đêm hôm sau, toàn tiểu đoàn tập trung trong một thung lũng sâu như một cái mồ. Chung quanh là những cây cao, gỗ lim, gỗ tếch có tán lá rộng tới tận đỉnh ngọn, đan xen với nhau, tạo thành một vòm lá cây mà máy bay trinh sát quan sát không thể nào nhìn thấy ở bên dưới. Hai bên bờ dòng suối chảy vào đầm lầy, những khóm tre và cây rừng từ mặt đất vọt lên như bùng nổ. Các vách thung đều được khoét hầm trú ẩn. Đây là những hầm sâu có thể chống lại được bom. Nhưng thật ra thì các phi công cũng chăng để ý đến khu vực này. Chỉ riêng trong một thung lũng nhỏ này trung đoàn kéo tới đóng quân và còn có tới hàng chục thung lũng khác đầy ắp bộ đội các binh chủng đang sẵn sàng chảy vào lòng chảo, mà nơi hội tụ của các lực lượng vũ trang nhân dân là cánh đồng Mường Thanh.
        Mạc Linh(4) và Nam Long tới gặp các binh lính trong đơn vị. Đại tá Nam Long nói: “Đêm mai sẽ bắt đầu”(5).
        Những người lính được cổ vũ đã sử dụng thời gian còn lại trong đêm để lau chùi vũ khí. Vào lúc rạng đông, cơm nóng đựng trong giỏ mây được mang đến, có nước mắm, rau đậu, thịt mỡ cát thành từng miếng nhỏ. Sau đó, họ nằm ngủ một lát. Đến giữa trưa, trung đoàn lại hành quân theo hàng một, từ đáy sâu trong thung lũng họ đã tới những ruộng nước trong lòng chảo. Những chiếc máy bay đen, sơn cờ hiệu hải quân, từ tàu sân bay của Pháp đậu trong vịnh Hạ Long bay tới, tiến công họ nhiều lần. Mỗi khi có báo động, họ lại nằm im dưới những lá cây ngụy trang đeo trên người.
        Hơn nữa suốt dọc đường tiến quân đều có đào sẵn hố cá nhân hoặc hầm trú ẩn để kịp lánh mình khi cần thiết. Cho tới lúc chiều tà họ vẫn còn tiếp tục hành quân trong những giao thông hào ngoằn ngoèo, phủ gỗ và đất. Họ cúi khom lưng tiến bước dưới ánh sáng lọt qua từ những lỗ châu mai thỉnh thoảng lại được khoét ở vách hào.
        Đêm đã tới nhưng bộ đội Việt Minh hãy còn cách xa các vị trí của Pháp. Đại đội của Sung bước ra khỏi chiến hào. Vầng trăng chiếu sáng thung lũng lòng chảo. Mọi người được lệnh tuyệt đối giữ im lặng. Mệnh lệnh được truyền đi từ người này đến người khác bằng cách ra hiệu bằng tay. Trung đội của Sung đi đầu, được lệnh triển khai. Phía trước là mục tiêu đang hiện lờ mờ sau làn sương bạc. Đây là một quả đồi hình lưỡi liềm có hai đại đội dùng cùi tay từ từ trườn lên phía trước để tới vị trí xung phong sát gần đồn địch tới mức có thể nghe rõ tiếng lính canh đổi gác. Với các động tác lặng lẽ, trung đội của Sung đã tháo bộc phá và lựu đạn khỏi hành trang. Trong đêm đen, úp mặt lên manh đất nóng của đám ruộng khô, Sung cảm thấy rất lo sợ. Hắn chợt nghĩ tới Tuyết. Hắn sờ vào ngực, nơi có giữ chiếc túi nhỏ bằng ni-lông trong đựng tấm ảnh Tuyết, cùng với những lá thư gia đình và những huy hiệu Đức Mẹ đồng trinh và Chúa cứu thế. Theo qui định, sau một loạt pháo bắn sẽ là tín hiệu xung phong. Nhưng các khẩu pháo vẫn im bặt. Chỉ thỉnh thoảng nghe thấy vài tiếng súng trường bắn vu vơ từ các cứ điểm của Pháp.
        Vào khoảng nửa đêm, người lính bên cạnh dùng cử chỉ ra hiệu cho Sung biết có lệnh rút lui.
        Từng người một lặng lẽ quay trở lại rồi đi rất nhanh, thẳng người, trên cánh đồng. Trước khi trời sáng, toàn đơn vị đã tới nơi trú ẩn trong thung lũng. Sung và đồng đội chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì chính uỷ Mạc Ninh đã nói:
        - Bộ tổng tư lệnh chỉ ra lệnh tiến công khi chắc thắng.
        Buổi chiều hôm đó họ lại được lệnh đi kéo pháo trở lại đường cái. Kéo pháo xuống cũng khó khăn như lôi pháo lên núi. Phải mất nhiều ngày họ mới đưa được pháo ra đường cái để ôtô kéo về Tuần Giáo.
        Sáng 26 tháng 1, đại úy Désiré chỉ huy tiểu đoàn Thái số 3 đóng trên cứ điểm Anne Marie 4, dẫn một đơn vị đi lùng sục về phía Tây. Cách hàng rào kẽm gai chưa đầy 80 mét ông đã phát hiện thấy dấu vết có nhiều người đi lại và nằm phục chung quanh vị trí. Ông thu lượm vài quả lựu đạn bị bỏ rơi và báo cáo cấp trên. Trong bản báo cáo tình hình từ 23 đến 25 tháng 1, 1953 Castries viết: “Đã thấy rõ Việt Minh đang thắt chặt vòng vây. Nhiều cuộc đụng độ giữa đơn vị tuần tra với Việt Minh đã xảy ra trong những đêm 21 và 23, những cuộc chạm trán gần hơn trong các ngày 24, 25… Trong đêm 25 và 26 nhiều tiền đồn báo động đã bị Việt Minh tiến công”.
        Sáng 26 tháng 1, mọi người ở Hà Nội vẫn chưa biết gì hơn. Các vị Jacquet, Blanc, Dejean đã từ Viêng Chăn tới đây từ hôm trước. Tướng Navarre đến Hà Nội trước họ hai mươi bốn giờ. Tất cả ngồi chung quanh ngài Bộ trưởng cùng ăn cơm tại Đại sứ quán Pháp, còn gọi là “Ngôi nhà của nước Pháp”. Ngài Jacquet có vẻ rất háo hức được tham dự cuộc chiến thật sự tại Điện Biên Phủ, nâng cốc hỏi Cogny:
        - Thế nào, đêm nay chứ?
        Người “chịu trách nhiệm về cuộc chiến” trả lời răn rỏi:
        - Thưa ngài Bộ trưởng, tôi hy vọng như vậy.
        Tuy nhiên, tướng Navarre vẫn bảo tôi lên lịch công tác cho ngày mai. Riêng chuyến đi Điện Biên Phủ sẽ lùi lại vào lúc 11 giờ 45 phút chứ không bay sớm như cũ. Tôi vẫn được đi cùng. Đây là lần cuối cùng tôi đi theo Tổng tư lệnh. Cuộc họp hôm trước đã quyết định tôi được cử về công tác tại căn cứ hậu cần của tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 sẽ hoạt động ở Trung Lào. Tôi sẽ đi ngay Sênô khi có dịp.
        Tôi đã từng bão hoà về những chuyến đi và những cuộc thị sát tập đoàn cứ điểm này rồi. Đây là lần thứ năm tôi theo Tổng chỉ huy lên Điện Biên Phủ. Nghi thức vẫn không thay đổi: lễ đón chào, báo cáo tình hình, hỏi và đáp, thăm các cứ điểm có thể tới thăm thuận lợi nhất, nhìn bao quát phía chân trời, gió bụi, rượu sâm-banh hâm nóng, những lời chúc tụng, chào tạm biệt, cất cánh trở về máy bay nghiêng cánh trái lượn một vòng như gửi lời chào trân trọng thung lũng Điện Biên Phủ.
        Tướng Navarre ngồi bên cạnh tướng Blanc, Tổng tham mưu trưởng quân đội. Tướng Blanc chăm chú nhìn qua kính cửa sổ máy bay khung cảnh hùng vĩ của tập đoàn Việt Minh. Trước hết là cao điểm Gabrielle trên đồi Độc lập nhô lên ở phía trước toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Rồi đến đường băng hạ cánh được bảo vệ bởi những cứ điểm phòng ngự ở phía Tây, rồi đến ngôi sao ba cánh của cứ điểm Anne Marie, tiếp đó là dãy đồi có cứ điểm Claudine, phía trước là những vòng tròn đặt pháo màu đỏ quạch, từ trên cao nhìn xuống như những nốt mụn đậu mùa. Phía tả ngạn sông Nậm Rốm là một chuỗi dài các cứ điểm Béatrice, Dominique, Eliane đặt trên dãy đồi từ Him Lam đến C1, A1. Toàn bộ cây cỏ đã bị phát quang, hoàn toàn lộ hình là những đồi trọc. Cuối cùng là địa hình bằng phẳng của cứ điểm Isabelle đặt tại Hồng Cúm ở phía Nam, trên đầu đường băng xuôi về phía Nam.
        Máy bay bắt đầu lấy độ cao trước khi quay mũi hướng về phía Hà Nội:
        - Ngài nghĩ thế nào?
        Tướng Navarre cất tiếng hỏi Tổng tham mưu trưởng Blanc. Máy bay đang kêu ầm ỹ khi bốc cao.
        Tướng Blanc không nghe rõ, chỉ hất hàm tỏ vẻ muốn hỏi lại. Tướng Navarre gào to, nhấn mạnh từng câu:
        - Ngài nghĩ thế nào về cái vị trí phòng ngự này?
        Tướng Blanc mở to mắt, trề môi dưới, suy nghĩ trong giây lát để chọn một câu trả lời thật đích đáng đúng nhử đang suy nghĩ
        - Ồ! Quả là một trận địa Verdun (trận địa đã đập nát quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất). Đúng hệt như vậy?
        Tôi đảo mắt nhìn lại Điện Biên Phủ một lần cuối cùng. Đúng là một trận địa Điện Biên Phủ thực sự gây ấn tượng về sức mạnh. Ngay đến cả vành đai núi cao vây bọc chung quanh cũng như không thể nào đè bẹp được thung lũng. Dãy đồi có đặt các cứ điểm mang tên Dominique cách vị trí trung tâm 3000 mét về phía Đông. Muốn đánh chiếm dãy đồi A có đặt các cứ điểm mang tên Eliane, Việt Minh phải vượt qua một cánh đồng địa hình bằng phăng và tiến ngược từ phía dưới lên trên đỉnh cao.
        Tướng Blanc xuất thân từ một sĩ quan pháo binh đã quan sát kỹ những vị trí có thể đặt pháo Việt Minh, và thấy đó là những địa điểm có ưu thế.
        Ông đã gọi Piroth và Cogny ra một chỗ vắng, cùng bàn bạc với nhau trên tinh thần của những chuyên viên kỹ thuật. Trung tá Piroth với tư cách là chỉ huy trưởng các cụm pháo binh ở Điện Biên Phủ đã trình bày kế hoạch phản pháo địch kèm theo cả bản đồ, thước đo và com-pa. Đây là lần thứ mười Piroth trình bày bản kế hoạch của mình. Tất cả các vị trí mà Việt Minh có thể đặt pháo 105 đều đã được tính toán kỹ. Nói một cách cụ thể, để có thể bắn phá được các cứ điểm phòng ngự trong lòng thung lũng Việt Minh chỉ có thể bố trí pháo ở những sườn núi phía trong hoặc ở dưới cánh đồng.
        Như vậy là, chỉ cần bốn khẩu 155 mm đã bố trí sẵn tại các vị trí ngụy trang kỹ về phía Pháp có thể dễ dàng phản pháo.
        Lời trình bày quả là có tính thuyết phục. Hơn nữa lại còn có đội xe tăng của đại úy Hervouet đang nằm kín dưới hầm như những con ngựa thuần chủng sẵn sàng phi nước đại dẫn đầu các tiểu đoàn dù của Langlais phản kích Việt Minh.
        Đã hơn hai tháng nay, các binh sĩ trấn giữ Điện Biên Phủ với chiếc xẻng cầm tay đã đào hàng tấn đất để xây dựng chiến hào, căng hàng trăm kilômét dây kẽm gai, làm toàn những công việc lam lũ, bẩn thỉu đáng buồn chán thế mà bây giờ nếu Việt Minh không tiến đánh thì thật là những công trình lao động vô ích, làm phí cả những ưu thế là pháo binh, xe tăng, máy bay của Pháp. Mọi người chỉ mong đợi Việt Minh kéo đến và đến thật nhanh để mắc vào hàng rào kẽm gai, rơi vào mìn cạm bẫy và tan xác dưới hoả lực pháo binh? “Đến đây?” Đó là tiếng gọi của hơn một vạn binh sĩ phòng ngự, thốt ra liên tiếp bằng mười ngôn ngữ khác nhau của các dân tộc thuộc địa Pháp.
        Nhưng, cũng có một người nào đó đã nói riêng với tôi:
        - Này! Tại sao không có ai phát hiện là vị trí phòng ngự mà lại đặt trong thung lúng lòng chảo, có nghĩa là đã cầm chắc thất bại rồi hay sao? Đây là một việc mà người nào cũng biết, thời nào cũng có. Có một viên tướng Tàu từ bốn ngàn năm trước công nguyên đã viết: “Người khôn chiếm núi kẻ dại giữ thung”…
        - Vậy thì phải làm gì trong cái thung lũng lòng chảo này?
        - Ai phải làm gì? Chúng tôi à?
        - Tất nhiên không phải các anh. Các anh chỉ là những người phải phục tùng mệnh lệnh. Đây là tôi muốn nói đến tướng Navarre và Cogny. Các vị đó sẽ làm gì?
        Mãi mười năm sau, tức ngày 10 tháng 1 năm 1964, giữa thủ đô Paris lạnh lẽo, trong khi lục tìm những tập hồ sơ tài liệu về Điện Biên Phủ, tôi đã thống kê được tới hàng chục nhân vật tai to mặt lớn tới thăm trận địa phòng ngự này trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 11 năm 1953 ngay sau khi quân ta bắt đầu chiếm đóng đến ngày 13 tháng 3 năm 1954 là khi Việt Minh bắt đầu mở chiến dịch tiến công, trong đó có các vị:
        - Dejean, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương.
        - Jacquet, Quốc vụ khanh phụ trách các nước liên kết.
        - Pleven, Bộ trưởng Quốc phòng.
        - Chevigné, Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề chiến tranh.
        - Griotteray, Chánh văn phòng, trợ lý Bộ trưởng các nước liên kết.
        - Tướng Ely, Tổng thanh tra quân đội.
        - Tướng Blanc, Tổng tham mưu trưởng.
        - Đô đốc Auboyneau, Tư lệnh hải quân Viễn Đông.
        - Tướng Fay, Tham mưu trưởng không quân.
        Tướng Nguyễn Văn Hình, Tham mưu trưởng quân đội Bảo Đại.
        - Tướng Trapnell Trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ.
        - Tướng Spear, Tùy viên quân sự Anh tại Sài Gòn.
        - Tướng O Daniel, Tư lệnh các lực lượng lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.
        - Ngài Stewart, cố vấn Bộ ngoại giao Anh..
        - Ngài Malcolm Mac Donald, Cao uỷ Anh ở Đông Nam Á.
        - Ngài Charles Loewen, Tư lệnh lực lượng Anh ở Viễn Đông.
        Nếu kể cả những tư lệnh các cấp cục trong guồng máy quân sự ở Đông Dương và các tướng lĩnh từ Pháp đến Điện Biên Phủ công tác thì có tới năm mươi vị tất cả, gồm đủ các cấp dân sự, quân sự, ngoại giao, chuyên viên Pháp, Việt, Mỹ, Anh.
        Tôi đã tận mắt nhìn thấy các vị len lỏi giữa các lớp rào kẽm gai, dùng gậy chọc xuống nắp hầm để đo độ dày. Tôi cũng được nghe các vị trao đổi ý kiến riêng với nhau, khi vắng mặt những quan chức thừa hành, bộc lộ tất cả những suy nghĩ từ đáy lòng mình. Tôi không thấy một lời chỉ trích nào.
        Lúc đó, tôi nghĩ rằng, chỉ có một người bi quan duy nhất là Tổng chỉ huy Navarre. Nếu tôi nghĩ nhầm, thì tại sao hồi đó không một ai trong số các nhân vật có thẩm quyền lên tiếng một cách công khai, rõ rệt? Riêng tôi, tôi vẫn có thể khẳng định là, không một ai trong số các bộ trưởng các nhà ngoại giao, các tướng lĩnh đã tới thăm Điện Biên Phủ, phát hiện được cái thế thua đã phơi bày sẵn vì chúng ta đóng quân trong một thung lũng lòng chảo.
        Ngày 26 tháng 1, khi trở lại Hà Nội chỉ còn một câu hỏi lấn bấn trong đầu các tướng chỉ huy và các sĩ quan tham mưu: Tại sao tướng Giáp từ chối tiến công? Ngay hôm sau, cơ quan tình báo quân sự Pháp xem lại các tin tức tài liệu thu lượm được trong những ngày gần đây, liệu người ta có bỏ quên một dấu hiệu, để lọt một phần lệnh trong hồ sơ nghe trộm điện thoại của Việt Minh? Để giải thích rõ sự việc chỉ còn cách đặt ra các giả thuyết.
        Đại úy Ferrandi trưởng cơ quan tình báo quân sự đặt tại Sài Gòn đã tìm thấy trong tập hồ sơ nghe trộm một bức điện của hậu cần Việt Minh chỉ thị cho căn cứ Tuần Giáo chuẩn bị những “khẩu phần đặc biệt” trong ngày 20 tháng 1. Thông thường, những tin tức loại này báo hiệu có cố vấn quân sự Trung Quốc tới. Người ta đặt giả thuyết là có thể chuyên gia Trung Quốc Liên xô đã kiến nghị hoãn tiến công. Nhưng vì những lý do gì? Thiếu lương thực, hay do các kế hoạch tiến công quá mạo hiểm?
        Tướng Navarre đã đọc hồ sơ này với một vẻ khá hoài nghi và không buồn chú ý đến câu chuyện đoán mò mà không ai có thể khẳng định. Ông, quay ra nói chuyện với các ông Dejean và Jacquet về Hội nghị Berlin mà sáng nay hãng AFP vừa đưa tin đã khai mạc buổi đầu tiên. Ngài Bộ trưởng bình luận:
        - Sẽ chẳng đi tới đâu cả. Ngoại trưởng Liên xô Molotov sẽ không nhượng bộ một chút nào trong vấn đề Berlin.
        Tướng Giáp có thể biết nhiều hơn Bộ trưởng Jacquet về những ý đồ của phe cộng sản và cả của Pháp trong Hội nghị Berlin. Theo nhà báo Jean Lacouture và nhà sử học Philippe Devillers thì:
        “Khi bước vào kinh đô cũ của Đế chế Đức, Bộ trưởng Ngoại giao Xô viết biết rằng cuộc họp Tứ cường này sẽ bàn cả về vẩn đề Đông Dương theo đề nghị của Pháp. Ông Molotov biết chắc chắn khi chìa cái sào cho Pháp bám lấy sẽ có nhiều may mắn mở rộng thành cuộc họp giữa năm cường quốc như Pháp mong muốn được tham dự”.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 08:11:59 am »

Ván bài Berlin ảnh hưởng trực tiếp đến nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà.
        Nhưng Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles không muốn hội nghị này bàn đến các vấn đề Viễn Đông.
        Ông đến Berlin với tư thế so vai như một võ sĩ đấu quyền, quán quân về học thuyết “ngăn chặn”: không nhường một tấc đất nào, một người dân nào cho thế giới cộng sản. Khi cần thiết ông sẽ không từ chối đưa “các chàng trai nước Mỹ” tham chiến như đã làm ở Triều Tiên. Nhưng hiện nay, đúng là tướng Mỹ Eisenhower vừa được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ vì đã hứa hẹn sẽ rút lính Mỹ từ Triều Tiên về nước. Liên xô không tán thành “Triều Tiên hoá” cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
        Cuộc tiến công Séoul năm 1950 được coi như một sai lầm kép về chiến lược. Để chống lại lá cờ Liên hợp quốc, phe cộng sản giữ một vai trò không đáng kể và Mao Trạch Đông đã đưa quân Chí nguyện can thiệp vào tình hình bán đảo Triều Tiên.
        Hẳn là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cũng nghĩ như người Nga. Họ không muốn quốc tế hoá cuộc chiến tranh Đông Dương. Mỹ đưa lính thủy đánh bộ vào Hải Phòng thì quân Trung Quốc có thể cũng sẽ kéo vào Việt Bắc và nền độc lập của Việt nam sẽ bị đe doạ trên hai mặt trận. Phải xử sự một cách khéo léo và tướng Giáp là người không thiếu sự tinh khôn. Tại Berlin, ba cường quốc phương Tây đang tham dự cuộc họp quốc tế. Đánh Điện Biên Phủ lúc này, liệu có khiêu khích họ không? Phải chăng nên chờ một cơ hội mở rộng thành hội nghị năm nước, trong đó Việt nam Dân chủ Cộng hoà sẽ cùng ngồi với Pháp chung quanh chiếc bàn tròn. Chờ đến cuộc họp này vẫn hơn.
        Giữa lệnh hoãn được truyền tới các đơn vị đã đứng ở vị trí xuất phát tiến công với buổi khai mạc Hội nghị Berlin, không phải chỉ có sự trùng hợp về thời điểm.
        Từ Berlin đến Geneve
        Trong thời gian Điện Biên Phủ bị lực lượng cơ động tác chiến Việt Minh vây chặt, đại tá Crèvecour, Tư lệnh chiến trường Lào lặng lẽ khôi phục lại hệ thống lá chắn bảo vệ Luang Prabang của bị đối phương phá hủy từ mùa xuân năm trước. Trong thung lũng lòng chảo bé nhỏ ở Mường Sài, công binh đã xây dựng xong một đường băng cất cánh và hạ cánh cho máy bay Dakota. Nhờ đó, năm tiểu đoàn từ đồng bằng đã được đưa tới Mường Sài vào tháng 11. Vaudrey được cử làm Tư lệnh binh đoàn cơ động Mường Khoa. Hành động đầu tiên của ông là bắt liên lạc với Langlais tại Sốp Nạo vào dịp trước lễ Noel. Sau đó, ông đặt sở chỉ huy tại Mường Khoa và liên tục cho các tiểu đoàn hoạt động lùng sục trong vùng. Những kết quả nhỏ bé thu được đã được cán bộ Việt Minh liên tỉnh Phông Salỳ theo dõi. Trong bức điện nghe trộm được của Việt Minh có đoạn viết: “Hàng ngày giặc Pháp đều phát hiện và phá hủy được một số kho lương thực dọc theo sông Nậm Rốm tới Luang Prabang”.
        Việc hoãn tiến công Điện Biên Phủ tạo điều kiện cho Việt Minh rảnh tay hoạt động hỗ trợ Pathet Lào. Sư đoàn 308 đã quen thuộc đường lối có thể quét sạch Thượng Lào. Những khó khăn về vận chuyển lương thực buộc sư đoàn này phải dừng lại trước cửa ngõ Luang Prabang. Tuy nhiên, mục tiêu của đơn vị này hình như chỉ đơn giản là giành lại những tấm thảm rừng rú là nơi gieo hạt mầm chính trị của Pathet Lào.
        Ngày 26 tháng 1, tướng Giáp hạ lệnh tiến quân. Ngay trong buổi tối 27 sư đoàn thép lập tức rời vị trí đóng quân ở sát Điện Biên Phủ, thọc sang Lào trên những đường hẻm mà chính các đơn vị dù của Langlais đã hành quân trong dịp lễ Noel. Chỉ bốn mươi tám giờ sau, đơn vị đi đầu của sư đoàn 308 đã tới đông-nam Mường Khoan đẩy lùi các tiền đồn của Pháp. Bản thông báo tình hình từ 26 tháng 1 đến 10 tháng 2 của Pháp gửi về Tổng hành dinh ghi nhận: “Trong vòng sáu ngày sư đoàn 308 đã hủy diệt hệ thông bảo vệ an ninh cho Thượng Lào mà quân ta phải mất năm tháng mới xây dựng được”.
        Vaudrey không còn vị trí nào để giữ nữa.
        Không chậm một giây không ngừng, không nghỉ, Tư lệnh binh đoàn vội vã rút về Mường Sài theo những con đường hem vượt qua những đinh núi cao và phải mất ba mươi tám giờ chạy bộ mới tới nơi.
        Trong khi rút chạy, Vaudrey đã bố trí ở phía sau một lực lượng hậu bị gồm một tiểu đoàn xung kích Lào số 2 nhằm ngăn chặn Việt Minh đuổi theo.
        Cả hai đơn vị này đều bị một số thiệt hại. Tuy nhiên ngày 5 tháng 2 khi sư đoàn 308 tới gần Mường Sài và có thể nhìn thấy cứ điểm bằng mắt thường, các tiểu đoàn của Vaudrey cũng đã được bố trí sẵn sàng trong các chiến hào trên các điểm cao vây quanh sân bay. Không thể đánh chiếm Mường Sài theo kiểu tiến công ồ ạt, Việt Minh chuyển sang bao vây. Sơn pháo 75 và súng cối được đặt trên các mỏm núi, lương thực được chuyển vận trên lưng dân công tới các vị trí đóng quân. Trong khi đó Mường Sài cũng đã trở thành một Điện Biên Phủ nhỏ bé, một cứ điểm phòng ngủ không nổi tiếng, không có phóng viên báo chí tới thăm, không có trọng pháo và hệ thống hoả lực chống trả, chung quanh là các tiểu đoàn thuộc sư đoàn 308 dang tập trung vây hãm trước khi xung phong đánh chiếm.
        Chú thích:
        (1) Tác giả Jean Pouget hoàn toàn suy diễn. Những tài liệu của ta không xác nhận việc này - ND
        (2) Như mọi người đều biết: ta chuyển phương châm tốc chiến công phải vì Hội nghị Berlin - ND
        (3) Jean Pouget viết sai, Hồi đó chưa có chế độ quân hàm. Quân đội ta chưa có cấp hiệu - ND
        (4) Nguyên văn tiếng Pháp là Mạc Linh. Có lẽ do Nguyễn Văn Sung nói ngọng, nên trong toàn bộ cuốn sách Jean Pouget đều viết tên chính uỷ Mạc Ninh là Mạc Linh. Người dịch sửa lại đã bạn đọc tiện theo dõi chính xác - ND.
        (5) Jean Pouget viết sai. Thời gian tấn công không bao giờ báo trước cho cấp chiến sĩ biết trước hai mươi bốn giờ, mà thường chỉ phổ biến tới cấp tiểu đoàn- ND
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #27 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 06:36:33 pm »

Chương 7


Ngày 11 tháng 2 cuộc tiến công được coi như hiển nhiên. Vaudrey báo cáo về Tổng hành dinh, pháo 75 và cối 120 đã bắn vào sân bay. Với những mảnh chắp vá của 5 tiểu đoàn phần lớn là lính Lào, Vaudrey dự tính không chống cự được quá một đêm.
        Sáng hôm sau, tại Sài Gòn, tướng Navarre cho gọi tướng Gilles tới Tổng hành dinh. Vị tư lệnh hôm trước vừa trải qua một cơn đau tim nhưng hôm nay vẫn đứng vững. Tướng Navarre nói:
        - Tôi quyết định tăng viện cho Mường Sài. Những tin tình báo mới nhất cho biết Việt Minh sắp tiến công đến nơi. Mường Sài chỉ có thể chống chọi được vài giờ, thậm chí một đêm là cùng. Nhưng Vaudrey càng cầm chân được sư đoàn 308 ở Mường Sài được lâu thì Luang Prabang càng chưa nguy hiểm trước mắt. Đưa thêm một tiểu đoàn đến Mường Sài, có thể kéo dài thêm sự chống cự. Ngay cả khi ta có thua trận thì vẫn tranh thủ được thời gian. Hãy chỉ định ngay một tiểu đoàn dù ném xuống đó.
        - Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 có thể tập trung trong ngày hôm nay tại Sênô. Sáng mai có thể nhảy dù sau khi tập trung đủ máy bay Dakota.
        - Này. Đó là tiểu đoàn dù của Pouget có phải không? Sáng mai tôi sẽ đi Sênô cùng với ông.
        Navarre, vị tướng có cái đầu và nắm tay lạnh nhưng lại có trái tim dễ xúc động mà ông coi là những điểm yếu và thường hay che giấu như một vết thương xấu hổ. Sáng hôm sau tướng Navarre tới Sênô. Ông đứng nhìn tiểu đoàn dù số 1 bước tới những chiếc máy bay và không nói một câu nào, trong lúc đó tôi đang sửa lại chiếc dù nhảy trước khi bước lên máy bay. Sau này, chính tướng Gilles đã kể lại cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện trên một cách cụ thể. Ông nói bằng một giọng nghẹn ngào, con mắt bé nhất của ông tức con mắt không bị chột, vẫn còn lành lặn, long lanh giọt nước mắt.
        Thường thường, cuộc nhảy dù chiến đấu ở Đông Dương chỉ tiến hành vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật khi gặp phải thứ sáu ngày 13. Đây không phải là một qui định, mà là một tập quán. Hôm nay là ngày thứ bảy, nhưng lại là ngày 13 tháng 2.
        Tôi được chỉ định làm sĩ quan điều hành việc chở quân. Phần lớn đêm qua tôi đã tính toán, lập kế hoạch xếp đủ chỗ cho một tiểu đoàn trong những chiếc máy bay hiện có. Trên lý thuyết, việc này rất đơn gian. Chỉ việc đánh số thứ tự, sao cho các đơn vị khi nhảy dù xuống đất không bị tản mát quá xa nhau. Nhung trên thực tế, vẫn có chuyện phức tạp xảy ra sau khi kế hoạch đã lập xong, số thứ tự đã công bố, nhưng số quân lại không tương ứng. Cho tới khi mọi người đã ngồi yên chỗ trong khoảng máy bay rồi, kế hoạch vẫn cứ bị đảo lộn.
        - Báo cáo đại úy, máy bay số 2 cho biết ba người ốm vì bệnh kiết lỵ không hành quân được. Số quân là 137 nay chỉ còn 134. Phải điều chỉnh lại.
        - Báo cáo đại úy, thiếu tá chỉ huy cuộc hành quân đã ghi trong danh sách máy bay số 5, nay lại muốn chuyển sang máy bay số 3 để đi cùng với hai điện báo viên.
        8 giờ sáng, đại úy Treillou chỉ huy đại đội dù số 4 đến lượt ra sân bay. Đó là một người có tuổi, một tay quen săn bàn trộm, uống rượu rất khỏe và có một trái tim vàng. Anh nói với tôi bằng một giọng rất tùy tiện cứ như nói với mình:
        - Cho tớ bay cùng với 127 lính và 4 thằng khiêng đồ.
        - Sao hôm qua anh báo cáo quân số là 124?
        - Đúng rồi? Nhưng lúc đó mình quên mất mấy thằng phu khuân vác. Vả lại mãi đến tận bây giờ, chúng mới dám liều nhảy dù.
        Những “người phu” này, gọi tắt là PIM, tức là “những người tù bị giam giữ như những tù binh”. Có hai loại PIM. Loại PIM “trên thực tế” là những đàn ông trai tráng bắt được trong các cuộc hành quân, được coi là tài sản riêng của đại đội. Bị bắt vào buổi sáng đến buổi chiều họ được ăn cơm cùng với binh lính. Ngày hôm sau, họ tự thổi cơm ăn, và đôi bên cùng có lợi. Mười lăm ngày sau nếu được huấn luyện tốt họ trở thành lính vác đạn, nạp đạn súng cối hoặc súng máy. Đây là những “tù binh bí mật” đối lập với những tù binh “đúng luật” tức là những quân nhân bị bắt trong chiến đấu, được hưởng sự chăm sóc của Hội chữ thập đỏ và có thể chỉ cho các đơn vị “mượn tạm” trong một thời hạn nhất định. Trong thời gian “mượn tạm” này, họ cũng có thể nhập vào đơn vị.
        Điều khó khăn nhất là phải làm sao để họ thoát khỏi danh sách kiểm soát của chính quyền trước khi chuyển thành quân số đơn vị.
        Rất rõ ràng, cái mà đại úy Treillou gọi là phu khuân vác đều là những tu binh đúng theo luật định và phải đưa họ trở về nơi quy định. Nhưng Treillou nói:
        - Không sao cả? Tớ đã báo cáo là ba thằng tù binh đã trốn rồi. Còn những thằng này, sẽ đặt cho chúng họ tên khác, không ai biết được.
        Tôi không có thời giờ để suy nghĩ lâu về những lý do và những mục đích của cuộc chiến tranh này. Đã 11 giờ trưa. Những chiếc ôtô tải lần lượt chạy tới để đưa chúng tôi lên máy bay. Bầu không khí bị kích động đã ập xuống. Bộ đồ nhảy dù màu xanh loang lổ bắt đầu vò xé gan ruột những người lính trong tiểu đoàn dù.
        Nhưng cũng bắt đầu từ đó trở đi, trật tự đã được xiết chặt hoàn hảo. Xe tải số 1 chở quân tới sân bay sổ 1. Đoàn máy bay xếp thành hàng dọc theo đường băng. Lính dù cũng xếp thành hàng dưới cánh máy bay. Sĩ quan phụ trách thả dù kiểm tra quân số và trang bị. Những khẩu lệnh và tín hiệu đều đúng nguyên tắc, đúng ý nghĩa.
        Cho tới khi, sau hai giờ rưỡi bay liên tục chiếc đèn tín hiệu màu xanh đặt ở bên phải cánh cửa ra vào trong khoảng máy bay lập lòe chiếu sáng. Đó là lúc người lính dù mang theo từ 30 đến 40 ki lô vật dụng kể cả thuốc nổ, ướt đẫm mồ hôi, tim như vọt lên tận miệng, nhắm mắt lao qua cửa máy bay rơi vào một thế giới mới, không gì tốt đẹp hơn. Đó là lúc rơi tự do, nhẹ nhàng trong gió mát và ánh sáng, là giờ phút đơn độc vinh quang trong khoảng không trước khi tiếp xúc với mặt đất và những rủi ro của con người.
        Ban tham mưu Mường Sài đã chọn ký bãi nhảy dù. Đây là một khoảng trống trong thung lũng, vừa quá giới hạn tầm súng cối của địch. Lúc này vào khoảng ba giờ chiều. Không khí nóng. Tốc độ rơi tỷ lệ với nhiệt độ. Khó ước lượng được sức gió ở sát mặt đất. Những tính toán sai lầm của phi công (là người bình thản ngồi trên máy bay hướng mũi trở về Hà Nội uống nước giải khát) luôn luôn làm cho nhiều kiện hàng rơi lạc ra ngoài bãi thả dù. Năm trăm lính dù rơi tản mát trên phạm vi năm mươi héc-ta vừa mới tiếp đất đã phải chạy nháo nhác đi tìm đơn vị của mình. Nhiều người nằm thẳng cẳng. Đó là những lính dù đã bị gẫy một chân. Chính mắt tôi cũng nhìn thấy một PIM đi theo phục vụ hậu cần kéo lê trên mặt đất trên lưng vẫn còn chiếc dù rộng 70 m2 đang cản gió và khẩu súng cùng với các thứ mang theo nặng tới 50 ki lô. Trên nhiều cành cây cao chung quanh bãi nhảy dù, lủng lẳng những thân người giẫy giụa chơi vơi vì dù mắc phải cành cây.
        Tôi là người nhảy sau cùng. Vừa tiếp đất, tôi đã phải chứng kiến một cách buồn bực việc các phi công cẩu thả trong vài phút đã làm rối loạn tan hoang kế hoạch nhảy dù do tôi nghiên cứu nhiều giờ. Chợt có tiếng người nói:
        - Thế nào, đại úy, có bị gãy chân gãy tay không?
        Tôi nhìn người vừa hỏi có nét mặt quen thuộc nhưng không biết là ai. Chỉ thấy anh có cái đầu to, nhất định phải là một nhà trí thức. Một chàng trai có hình dáng cân đối, lực lưỡng, một gương mặt dễ chịu nếu cạo nhẵn râu, một cặp mắt xanh nhìn thẳng, dịu hiền không giống như cái nhìn của những anh lính trẻ đang nhắm bắn mục tiêu qua kính ngắm. Anh ta mặc một bộ đồ rất tài tử chiếc súng ngắn gài bên sườn theo kiểu cao bồi miền Tây nước Mỹ cầm trong tay một chiếc máy ảnh với dáng vẻ thông thạo. Tôi nói:
        - Mày còn chờ gì nữa mà không chạy đi tìm đơn vị để tập hợp? Ừ! Đúng mày đấy!
        Anh ta thản nhiên giơ máy ảnh chụp luôn tấm ảnh chân dung một đại úy đang cáu kỉnh, rồi mới nói:
        - Tôi ấy à? - Giọng anh ta chắc nịch, lễ phép nhưng không cứng nhắc - Tôi làm gì có đại đội nào. Tôi là Péraud phóng viên ảnh, làm việc tại sở thông tin báo chí quân sự. Tôi đã phải đợi đến phút cuối cùng mới có được một chỗ trên máy bay. Đây là lần đầu tiên tôi nhảy dù. Quả là quá xúc động.
        Tôi đã nhận ra anh nhà báo quen thuộc.
        Trước khi rời khỏi bãi nhảy chúng tôi đã phải khiêng vác tới bốn mươi bảy lính nhảy dù bị thương. Lúc toàn tiểu đoàn dù tập trung được tại trung tâm cứ điểm, trong một khu rừng rậm, giữa hai tiền đồn có lính Lào canh gác thì trời đã tối đen. Lính Lào bắn vu vơ trong đêm tối. Chúng tôi có thể nhìn thấy những luồng đạn lửa vọt qua trên đầu. Vậy là đạn bắn quá cao, chúng tôi yên trí nằm ngủ, đắp chung hai hoặc ba người một chiếc chăn.
        Trong những ngày tiếp theo chúng tôi đào hầm trú ẩn và xây dựng các vị trí chiến đấu. Những máy bay vận tải dân dụng chở nhiều cuộn dây kẽm gai và bao gạo tới, cứ việc ném tự do xuống đất, không cần buộc dù. Một máy bay lên thẳng từ Luang Prabang đưa thư tới và chở lính bị thương đi. Trong khoảng thời gian này chúng tôi tổ chức được hai hoặc ba cuộc vũ trang trinh sát ở bên ngoài cứ điểm. Rừng rậm đến mức các trinh sát vừa ra khỏi doanh trại đã mất hút. Bộ đội sư đoàn 308 có mặt khắp mọi nơi, tại những hầm kiên cố ngụy trang kỹ. Chúng tôi từ bỏ ý định đánh ngay vào những nơi đã có chuẩn bị, mà chờ Việt Minh tiến công, lúc đó mời chống trả. Thỉnh thoảng Việt Minh lại bắn vài qua đạn một cách dè sẻn, keo kiệt, nhưng khéo léo và rất chính xác.
        Buổi tối, trong khi đi kiểm tra, tôi nghe thấy những tiếng thở dài và những tiếng nói từ hẩm trú ẩn vọng ra:
        - Mẹ kiếp! Thà cứ nhảy xuống Điện Biên Phủ lại hay!
        Ngày 19 tháng 2, Vaudrey triệu tập các chỉ huy đơn vị đến họp trong sở chỉ huy đặt tại một quả núi nhọn hoắt. Chỉ huy cứ điểm vẫn còn giữ được gương mặt thanh niên nhưng hơi mệt mỏi, cặp mắt thâm quầng, những nếp nhăn chịu xuống. Ông nói:
        - Việt Minh sẽ tiến công vào tối mai hoặc tối ngày kia. Chúng phải sủa đổi lại kế hoạch và tiến công chậm vì tiểu đoàn dù bất ngờ tới tăng viện cho chúng ta.
        Đại đội dù của tôi có nhiệm vụ bảo vệ mặt đông bắc cứ điểm, được bố trí trên một sườn đồi rộng, đã chặt hết cây, rất dốc. Đó cũng là nơi hứng tất cả đạn pháo của địch. Máy bay đã tới ném bom bắn phá loạn xạ khu rừng rậm có nhiều cây to, là nơi nghi ngờ có bố trí pháo Việt Minh nhưng xem chừng vẫn không đạt kết quả. Suốt ngày đêm, tôi tung ra những đội tuần tiễu, đi càng xa càng tốt để phát hiện địch. Lính của chúng tôi luồn trong rừng rậm tới sát chân sườn núi đối diện rồi nằm phục ở đó. Nếu Việt Minh xuất hiện sẽ lập tức báo động. Đường chân trời có vẻ như chỉ cách họ vài ba mét. Họ có thể nghe thấy tiếng nói nhưng không nhìn thấy bộ đội Việt Minh. Những tiếng gõ lốc cốc trên khúc tre rỗng, những khẩu lệnh phát đi bằng giọng mũi và nhiều tiếng động khác vang vọng tới. Không thể tiến xa hơn vì nhất định sẽ vấp phải một luồng đạn đã nhằm sẵn, từ một chỗ vào đó bắn ra. Có thể nói đây là biên giới giữa Việt Minh và chúng tôi. Việt Minh cũng không mạo hiểm vượt qua chiến tuyến này, nhưng bố trí canh gác rất chu đáo.
        Rạng sáng 21 tôi đến chỗ các vọng gác báo động. Suốt đêm yên tĩnh. Cho đến sáng vẫn không có một tiếng động nào phá tan cảnh yên lặng trong rừng. Cũng không nghe thấy những tiếng quen thuộc chứng minh sự có mặt của đối phương tại nơi bố trí. Phải đến tận nơi xem sao.
        Chúng tôi từ từ tiến theo hàng một, người sau cách người trước một mét. Một con đường mòn dốc ngược dẫn thẳng lên đỉnh núi. Chúng tôi leo lên và rơi vào một vị trí đã xây dựng các công sự chiến đấu mà Việt Minh vừa mới bỏ đi, dấu vết để lại hãy còn tươi rói.
        Mặt trời đã chiếu ngang lưng. Khu rừng trở nên ngột ngạt, bốc hơi sương. Nhiệt độ đã làm khô khí ẩm ban đêm. Đến lừng chừng núi chúng tôi phát hiện thấy vị trí đầu tiên của pháo địch. Trong sườn núi Việt Minh đã khoét một hầm sâu. Phía mặt hầm được ngụy trang bằng cành cây, phải ra vào bằng cửa ngách. Từ vị trí này nòng pháo có thể hướng thẳng xuống đường băng sân bay và các cứ điểm phòng ngự, và pháo có thể nhằm bắn thẳng. Chúng tôi khám phá được tới hai chục hầm đặt pháo cùng một kiểu, cùng bố trí ở sườn núi. Dù có tiến sát đến vài mét vẫn không thể nào phát hiện ra những hầm pháo này vì đất đào lên đã được trồng lại cây như cũ.
        Dĩ nhiên, không một chiếc hầm nào bị trúng bom.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #28 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 06:37:06 pm »

Tôi nói qua điện đài, báo tin quân Việt đã rút hết. Sở chỉ huy tiểu đoàn có bố trí trực ban suốt ngày đêm và tôi bắt liên lạc được ngay. Tôi chưa kịp nói, đã nghe có tiếng reo to:
        - Thế là đại úy đây rồi! Tôi gọi đại úy suốt mấy tiếng đồng hồ, không thấy trả lời. Nghe đây nhé? Lệnh của tiểu đoàn gửi tất cả các đại đội: về ngay sở chỉ huy tiểu đoàn. Chúng ta sẽ đáp máy bay về Hà Nội. Hết!
        Một tiếng reo vui vang lên trong máy. Tôi chưa kịp hỏi lý do thì trực ban đã tắt máy.
        - Tại sao sư đoàn 308 lại đột nhiên rút khỏi Mường Sài. Tôi phải chờ đến hết ngày 4 tháng 3 mới tạm hiểu lý do.
        Ngày hôm đó, tướng Navarre vừa từ Điện Biên Phủ trở về. Tôi đến toà biệt thự dành riêng cho Tổng tư lệnh tại Hà Nội để chờ đón ông. Trong lúc chờ đợi tôi chơi vài ván cờ với chủ khách sạn là một người Hoa, nhưng lấy tên Pháp là Jean. Mãi tới bảy giờ tối, tướng Navarre mới về tới Hà Nội. Quần áo, mặt mũi ông phủ đầy bụi của thung lũng lòng chảo.
        Tôi kể lại cho ông nghe chuyện Mường Sài từ lúc toàn cứ điểm như bị bóp cổ đến lúc bùng nổ tiếng reo vui khi biết tin quân Việt đã rút. Tôi nói:
        - Có lẽ quân Việt sợ chúng ta!
        Trong không khí nồng ấm, an toàn tại Hà Nội trong lúc ngồi trên ghế bành uống nước giải khát, người ta dễ quên phắt những nỗi lo sợ vừa trải qua. Nghe tôi nói, tướng Navarre nở một nụ cười độ lượng rồi trả lời:
        - Tôi không nghĩ rằng sư đoàn 308 đã rút chạy khi nhìn thấy quân dù. Nhưng tôi cho rằng sự có mặt của các anh đã làm chậm lại cuộc tiến công Mường Sài được vài ngày. Thời gian đó, đủ để những diễn biến ở ngoài nước làm cho Việt Minh phải thay đổi kế hoạch. Việt Minh từ bỏ việc đánh chiếm Mường Sài khi nghe tin Hội nghị Geneve sắp họp. Họ quyết định tập trung mọi lực lượng để tiến công Điện Biên Phủ. Chúng ta chờ xem. Chỉ vài ngày nữa thôi. Điện Biên Phủ sẽ bị đánh.
        Tối hôm đó tướng Navarre ăn cơm tại nhà riêng cửa tướng Cogny. Trước khi vào Sài Gòn, tướng Navarre kể cho tôi nghe những diễn biến trong tháng 2, tức là khoảng thời gian tôi sống ở sân khấu thứ yếu của chiến trường, trong khi Hội nghị Berlin chỉ ghi mấy dòng vắn tắt trong thông cáo báo chí.
        Có lẽ nhờ Ngoại trưởng Anh Eden mà chúng tôi được yên lành thoát khỏi Mường Sài. Suốt hai mươi ngày, Hội nghị Tứ cường ở Berlin bị sa lầy bởi những cuộc cãi vã bất đồng. Không một vấn đề nào của châu Âu ghi trong chương trình nghị sự được giải quyết. Vì vậy, chẳng ai muốn nói đến vấn đề Đông Dương.
        Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles vẫn trung thành với chính sách “ngăn chặn”, không muốn nhắc đến Đông Dương. Ngoại trưởng Liên xô Molotov được coi như người đại diện không chính thức của Việt Minh, và Ngoại trưởng Pháp đang mong chờ mở rộng Hội nghị Tứ cường thành Hội nghị năm bên, không ai muốn là người đầu tiên đòi họp bàn về Đông Dương vì e ngại là người cầu xin ngừng bắn. Chỉ riêng Ngoại trưởng Anh Eden là tự do thoải mái đặt vấn đề.
        Quả nhiên, ngày 17 tháng 2 ông Eden đã nêu vấn đề Đông Dương trước Hội nghị Berlin. Hai mươi bốn giờ sau, đạt được thoả thuận. Ngày hôm sau nữa, thông cáo cuối cùng được công bố rằng ngày 26 tháng 4 sẽ họp bàn về Đông Dương, có thêm Trung Quốc và các nước có liên quan cùng dự.
        Trên thực tế, thông báo này chẳng làm cho ai ngạc nhiên, có lẽ chỉ trừ các bộ đội sư đoàn 308 và các lính dù Mường Sài là hai lực lượng đối địch đột nhiên được rút khỏi chiến trường này, thông báo về hội nghi có lẽ cũng thay đổi cơ bản các tình huống chiến đấu ở Điện Biên Phủ do lệnh hoãn tiến công từ ngày 25 tháng 1.
        Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp Bidault là một nhân vật bướng bỉnh, ngoan cố. Ông tìm thấy ở Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles một sự cổ vũ tiếp tục cuộc chiến tranh. Vả lại, như ông Pleven vừa mới tuyên bố sau khi đi thị sát Đông Dương cùng với tướng Ely trong hai mươi ngày tình hình quân sự không đến nỗi nguy kịch lắm. Hai tháng nữa sẽ có mưa và dù muốn hay không các hoạt động quân sự vẫn cứ phải ngừng trong thế cân bằng. Vùng châu thổ sông Hồng sẽ không bị tan nát trước khi mở chiến dịch. Cuộc tiến công của Việt Minh vào miền Trung Đông Dương đã bị bẻ gẫy, khu vực Trung Lào có thể sẽ được càn quét trong mùa mưa nhằm đẩy lùi sự xâm chiếm của sư đoàn 325. Chiến dịch Atlante dù tiến triển chậm và vụng về như một con lăn già nua cũ kỹ, nhưng việc các tiểu đoàn khinh quân của Bảo Đại chiếm lính Liên khu 5 chỉ còn là vấn đề sẽ xảy ra trong vòng vài tháng nữa, đến lúc đó các căn cứ quân sự của Việt Minh sẽ bị đánh bật ra tận phía Bắc thành Huế. Điện Biên Phủ chật ních binh lính phải lội bùn vẫn cứ là một sức mạnh nặng trĩu uy hiếp toàn vùng thượng du của Việt Minh.
        Trong khi đó những trận mưa tầm tã hằng ngày sẽ buộc phần lớn các sư đoàn Việt Minh phải rút về vùng trung du cho gần với các kho lương thực dù trữ.
        Tuy vậy những trận mưa mùa hè cũng có thể làm sa lầy các cuộc hội nghị đàm phán. Tại Bàn Môn Điếm (Pan Mun Jon) Triều Tiên những cuộc thương lượng ngừng bắn đã phải kéo dài hơn một năm.
        Muốn giành giật được một quyết định tại Geneve, cần phải giáng một đòn quyết liệt. Những lực lượng tập trung của cả hai bên tại Điện Biên Phủ, tính chất của chiến trường tự quản, tương đối độc lập với các mặt trận khác, nhất là tiếng tăm cửa thành trì pháo đài Điện Biên Phủ vang dội toàn thế giới, đòi hỏi cũng sẽ phải có một chiến thắng tầm cỡ như vậy.
        Tất cả điều đó đã tạo cho hoạt động quân sự trên chiến trường này một ý nghĩa chính trị - quân sự.
        Chiếm lĩnh được Điện Biên Phủ, tướng Giáp không chi có trong tay cả xứ Thái và vùng Thượng Lào mà còn đạt được một trình độ cao hơn. Vận mệnh cuộc chiến đấu ở đây sẽ quyết định, hoặc là chiến thắng và hoà bình, hoặc là một hình thức “Triều Tiên hoá” cuộc chiến tranh Đông Dương. Ván bài này, Việt Minh của Hồ Chí Minh đã sẵn sàng giành được thắng lợi bằng bất cứ giá nào. Hội nghị Geneve sẽ làm cho Điện Biên Phủ trở thành một chiến trường đẫm máu, trước khi đấm quân cờ tướng Giáp đã đặt lên bàn cờ tất cả lực lượng dự trữ của mình.
        Tôi hỏi Tổng tư lệnh Navarre:
        - Nhưng thưa tướng quân, trong suốt cuộc họp quốc tế tại Berlin, các ngài Jacquet, Chevigné, Pleven đều có mặt tại Đông Dương. Các vị đó đều được biết những diễn biến trong hội nghị và có những yếu tố để đáp ứng những hậu quả. Vậy thì tại sao các vị đó không trì hoãn Hội nghị Geneve khoảng một hoặc hai tháng nữa. Đó là thời gian để chúng ta có được mùa mưa tại Điện Biên Phủ.
        - Trong mọi trường hợp, cả Tông cao uỷ và cả tôi nữa đều không được hỏi ý kiến gì về hội nghị này. Ngày 21 tháng 2, khi gặp ông Pleven tại Đà Lạt tôi đã nói với ông về chuyện này nhưng ông tỏ ra không quan tâm lắm. Ông nói: “Chúng tôi buộc phải chấp nhận Hội nghị Geneve. Công luận ở Pháp sẽ không hiểu nếu chúng ta lẩn tránh cuộc họp. Hơn nữa một số thành viên chính phủ đều muốn họp. Trên thực tế, chính Thủ tướng cũng cho rằng hội nghị này chẳng giải quyết được gì cả. Ta phải đi họp thôi, dù chỉ để chứng tỏ rằng Việt Minh vẫn chưa sẵn sàng thương lượng trong những điều kiện hiện nay.
        Dù sao, ngài Bộ trưởng cũng không nhầm. Bác Hồ rất muốn hoà bình nhưng phải đúng lúc. Những tình huống tháng 2, tháng 3 chưa tạo điều kiện thuận lợi và tướng Giáp đang tìm cách xoay chuyển tình thế có lợi cho Việt Minh.
        Trong suốt tháng diễn ra Hội nghị Berlin và sau khi sư đoàn 308 chuyển quân sang Lào, Điện Biên Phủ sống trong bầu không khí tương đối yên tĩnh nhưng bồn chồn chờ đợi. Các tiểu đoàn đã cải thiện vị trí phòng ngự, củng cố các kho đạn và lương thực. Đêm hãy còn mát nhưng ban ngày trời đang bắt đầu khá nóng. Đó là mùa Xuân vùng thượng du binh lính trong thung lũng mà nước sông Nậm Rốm không thể gột rửa sạch lớp bùn đất bám trên người đang mơ ước được tắm với nước hoa sen, được ôm ấp đàn bà, được ăn nóng.
        Suốt tháng 2 những chuyến đi thăm chính thức ăn nhịp với những hoạt động vũ trang trinh sát tiến công thăm dò về phía các đỉnh núi cao.
        Nhưng tất cả những chuyến đi thám sát này đều không đạt kết quả đáng kể. Phía đến thăm là những lời đánh giá cao và những cái bắt tay nồng nhiệt. Phía hành quân sục sạo là những cái chết vô ích và những huân chương vô duyên.
        Một tuần sau chuyến thăm của ngài Jacquet và tướng Blanc, đến lượt tướng Mỹ O Daniel cũng lên thăm Điện Biên Phủ ngày 2 tháng 2 năm 1954.
        Lúc này, tướng O Daniel vẫn còn đang giữ chức Tư lệnh các lực lượng mặt đất của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương. Ông tới đây với tư cách là chuyên viên, đặc phái viên của Chính phủ Mỹ trên cơ sở một đạo luật viện trợ tài chính cho Pháp.
        Tướng Navarre không được thông báo trước về thoả thuận này đã tiếp đón lịch sự tướng O Daniel như tiếp đón một bạn đồng minh, một đồng nghiệp hùng mạnh, nhưng không tiết lộ gì nhiều về các kế hoạch tác chiến. Ngài “Mike sắt thép” (đó là biệt hiệu của tướng O Daniel) không tỏ ra phản ứng.
        Thái độ thẳng thắn, thân tình cởi mở của ông, chứng tỏ ông là một người nhã nhặn. Ngay trong cuộc gặp đầu tiên vào ngày 20 tháng 6 năm 1953 tướng Navarre đã nhận được của Mike những cái vỗ mạnh mẽ, thân mật vào lưng. Từ đó tướng Navarre phải cẩn thận đứng đối diện hoặc đứng chếch tầm tay của “Mike sắt thép”.
        Tính cách vĩ đại của “Mike sắt thép” khiến cho ông khó thích nghi với những tinh tế của cuộc chiến tranh ở châu Á này. Ông tự cho mình giữ một vị trí quan trọng và đã giành một phần cuộc đời binh nghiệp để soạn thảo các kế hoạch nghiền nát Việt Minh. Ý đồ đầu tiên trong hoạt động của ông, ông đã phác hoạ ngay sau khi vừa đặt chân tới Tân Sơn Nhất hai giờ và đã bộc lộ với tướng Navarre ngay tối hôm đó. Dĩ nhiên, ý đồ này giống như kế hoạch mà Mac Arthur, Tổng tư lệnh các lực lượng ở Thái Bình Dương đã tiến hành trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và đòi hỏi Pháp cũng phải có những phương tiện tầm cỡ như Mỹ.
        Tóm lại, phương án của tướng Mỹ O Daniel là quân Pháp rút hết về tập trung tại mỏm Cà Mau (như tướng Mac Arthur trước kia đã từng rút quân về tập trung tại đầu cầu Pusan của Nam Triều Tiên) rồi sau đó sẽ dựa vào không quân và pháo binh, đánh ngược trở lên cho đến tận biên giới Trung Quốc (như Mac Arthur đã từng làm trên bán đảo Triều Tiên, tiến quân trở lại đến tận sông Áp Lục giáp Trung Quốc).
        Sau ba giờ thảo luận với tướng Navarre, tướng O Daniel đề nghị đi thăm tổng thể các chiến trường trước khi quyết định một kế hoạch chính thức. 8 giờ sáng hôm sau, O Daniel lên máy bay đi Hà Nội. Đến giữa trưa, máy bay luợn vòng trên vùng châu thổ sông Hồng, lúc này đang vào mùa mưa. Trên những cánh đồng ngập nước, làng xóm trồi lên như những đảo tròn. Đến 13 giờ tướng Navarre nhận được điện của O Daniel: “Đã hỏi rõ tình hình để áp dụng những kế hoạch tương úng. Đề nghị tham khảo sách giáo khoa của bộ binh Mỹ 1, (kèm theo số hiệu sách)”.
        Nhờ quen biết tùy viên quân sự đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn tôi đã có được tài liệu này. Đó là cuốn sách viết về “cuộc chiến tranh đánh chiếm quần đảo”. Tuy nhiên một ngày sau đó khi hành quân đường bộ tới vùng châu thổ Bắc kỳ, ngài “Mike sắt thép” đã hủy bỏ bức điện đầu tiên, mặc dù đã được gửi tới tướng Navarre.
        Ngày 2 tháng 2 năm 1954 khi lên thăm Điện Biên Phủ tướng O Daniel tỏ ra ít bốc đồng hơn trước. Ông đi thăm tất cả các cứ điểm, chui vào trong hầm pháo để kiểm tra vũ khí, trèo lên các điểm cao, đi vào các hầm trú ẩn. Trước khi ra đi, ông đã vỗ vào vai Castries hai cái thật mạnh để tỏ sự tín nhiệm.
        Năm ngày sau, Thứ trưởng chiến tranh De Chevigné lên thăm Điện Biên Phủ. Đã tốt nghiệp trường Cao đăng quân sự Saint Cyr, ngài có kinh nghiệm về những chuyến đi thanh tra chính thức và không tin vào những ấn tượng bề ngoài. Ngài chỉ đi có một mình và đến Điện Biên Phủ vào buổi sáng thứ ba cốt để cùng trải qua một ngày nghỉ cuối tuần với Castries.
        Ngày hôm đó, hai tiểu đoàn dù do Langlais chỉ huy mở một cuộc tiến quân thăm dò đến tận các cao điểm 781 và 754 ở phía Đông. Mục đích cuộc hành quân này là nhằm phá hủy khẩu pháo 75 của Nhật Bản, từ ngày 31 tháng 1 cứ vào lúc 17 giờ những ngày lẻ là bắn vài quả đạn vào trung tâm cứ điểm của Pháp. Trung tá Piroth chỉ huy cụm pháo binh Điện Biên Phủ đã chờ cho khẩu pháo Việt Minh bắn hết ba quả đạn để tính toán kỹ lưỡng vị trí đặt pháo, rồi mới cho các khẩu 105 của Pháp tưới đạn ào ạt lên chỗ nghi có pháo Việt Minh. Hôm sau là ngày chẵn, không nghe thấy một tiếng pháo nào.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #29 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 06:37:39 pm »

Các pháo thủ của Piroth sướng phổng mũi, hy vọng đã tiêu diệt được pháo địch. Nhưng đến 17 giờ ngày 3 tháng 2, tức ngày lẻ, khẩu pháo do Nhật Bản chế tạo lại bắn, và ngày 5 tháng 2 lại tiếp tục bắn. Ngay tới hôm đó, trung tá Langlais đến tận vị trí cụm pháo binh để quát mắng các pháo thủ. Trung úy Constantin phụ trách cụm pháo 15 là người hứng chịu sự nóng giận của trung tá Langlais chỉ huy lực lượng phản kích. Trước khi quay về sở chỉ huy, Langlais còn đe một câu:
        - Tự tôi sẽ đích thân đi tiêu diệt khẩu pháo Nhật.
        Tờ mờ sáng hôm sau lính dù đã tới chân điểm cao 781. Sườn núi gần như dựng đứng. Quân Việt đóng ở trên đỉnh, nấp trong những hầm hố ngụy trang rất kỹ, có thể tránh được bom và pháo 105.
        Lính tiểu đoàn dù lê dương và tiểu đoàn dù số 8 bám vào vách đá cố tìm cách leo lên đã bị bộ đội Việt Minh ném lựu đạn xuống. Vốn là người dân xứ Bretagne nên Langlais rất kiên cường nhưng sau ba mươi sáu giờ tiến công đẫm máu mà không đạt kết quả đành phải ra lệnh rút về.
        Ngài Chevigné đã ngồi trên tháp xe tăng Hervouet theo dõi một phần trận chiến đấu. Ngài đã nhìn thấy khá rõ có một ý niệm về những khó khăn trong cuộc chiến tranh vùng rừng núi.
        Đêm hôm đó, Quốc vụ khanh Chevigné nghỉ lại trong hầm đại tá Castries. Hai người có quan hệ họ hàng với nhau và đã nói chuyện với nhau rất thoải mái.
        Sáng chủ nhật, ngài Chevigné rời Điện Biên Phủ trước 5 giờ chiều nên không được nghe Việt Minh lại bắn từ khẩu pháo 75 tịch thu được của Nhật Bản, ba phát đạn vào cứ điểm Eliane. Hôm đó là ngày 7 tháng 2, một ngày lễ.
        Ngày 19 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Pleven cùng đi với tướng Ely, Tổng thanh tra quân đội kiêm cố vấn quốc phòng, lên kiểm tra tình hình Điện Biên Phủ. Cả hai vị nhận xét, tập đoàn cứ điểm tổ chức phòng ngự rất tốt. Mọi người ở Điện Biên Phủ và ở cả Hà Nội đều mong Việt Minh tiến đánh.
        Khi vào Sài Gòn, tướng Ely hỏi tướng Navarre:
        - Ông có cùng đồng ý thử sức ở Điện Biên Phủ không?
        Tổng tư lệnh đáp:
        - Thành thật mà nói, tôi không thích đi đến chỗ đó. Tôi chỉ mong Việt Minh nghĩ việc đánh chiếm Điện Biên Phủ sẽ phải trả giá đắt và sẽ không tiến đánh như đã từng làm hồi tháng 1.
        Bây giờ, mọi người đều biết, niềm hy vọng của tướng Navarre chỉ là hão huyền. Từ vài ngày trước khi tiến công, tướng Giáp nghĩ cái giá phải trả cho Điện Biên Phủ bất luận thế nào cũng là giá rẻ.
        Từ những ngày đầu tháng 3, Castries báo cáo về Tổng hành dinh là Việt Minh đang xiết chặt vòng vây chung quanh Điện Biên Phủ. Ngày 1 tháng 3, ngay khi vừa mới ra khỏi lòng chảo đội tuần tra đã chạm địch ở phía Tây. Trong khi đó tám ngày trước, lính dù đi xa tới mười kilômét cũng không gặp địch. Ngày 3 tháng 3 trung úy Fox thuộc tiểu đoàn 5, trung đoàn bộ binh Angiêri số 7 vừa đi cách cứ điểm Gabrille 400 mét về phía Đông Bắc đã rơi vào một ổ phục kích.
        Ngay hôm sau, đại úy Gendre với hai đại đội trong cùng một tiểu đoàn với Fox đã đụng độ với địch tại chân cao điểm 633, cách cứ điểm Gabrielle một kilômét về phía Bắc. Ngày 10, những đội tuần tra ban ngày gặp địch cách vị trí đóng quân 200 mét. Ngày 12 thiếu tá Mecquenem gửi điện báo cáo phát hiện thấy một hệ thống chiến hào địch ở phía Đông, phía Bắc, phía Tây Nam sở chỉ huy của ông.
        Trong đêm 10 rạng ngày 11 tháng 3, những khẩu pháo 105 của Việt Minh đã được bố trí trong hầm đắp đất. Sáng hôm sau, Việt Minh bàn vài quả đạn pháo vào đường sân bay để chỉnh súng, phá huy một máy bay vận tải đang bốc dỡ hàng. Sáng 12 tháng 3, tướng Cogny từ Hà Nội gọi điện cho Castries theo hệ thống Z.13 mà kẻ địch không thể nghe lén được, cho biết: “17giờ ngày mai, ngày 13 tháng 3”.
        Đêm Béatrice
        Trung úy De Veyes, sĩ quan tác chiến phân khu Trung tâm Điện Biên Phủ bắt đầu làm việc từ sáu giờ sáng. Trên bàn đặt trong hầm chỉ huy đã sắp xếp các báo cáo nhận được qua máy vô tuyến điện ban đêm. Trung úy nhìn thời điểm báo cáo: Thứ bay ngày 13 tháng 3. Anh thầm nghĩ: “Tối mai sẽ làm lễ cầu chúa trên cứ điểm Béatrice”. Thật là một ý nghĩ vớ vẩn. Từ hôm qua, chính anh là người đã biết rằng cứ điểm của tiểu đoàn 1 thuộc bán lũ đoàn lê dương số 13 sẽ bị tiến công vào buổi tối 13 tháng 3 qua bức điện mật tướng Cogny gửi tới. Đại tá Casries đã báo cho anh biết trong buổi hội ý.
        De Veves tìm đọc các báo cáo của cứ điểm Béatrice: “Trong đêm 12 rạng ngày 13 tháng 3, tất cả cảnh giới báo động đều bị tiến công, buộc phải rút lui. Tố báo động của đại đội 2 bị mất tích. Số quân trong tổ là ba người. Địch tiếp tục đào lấn, nhất là ở mặt bắc là phía chiến hào địch chỉ cách chưa đầy măm mươi mét. Việt Minh có thể đã hoàn thành trận địa bao vây toàn bộ trung tâm để kháng của chúng tôi. Ký Pégot”
        Qua giọng điệu trong bản báo cáo, trung úy De Veyes có thể đoán được tâm trạng kỳ lạ của thiếu tá Pégot phụ trách cứ điểm Béatrice.
        Không phải chỉ riêng De Veyes có sự phán đoán này. Tất cả mọi người trong lữ đoàn đều biết Pégot đang chờ cơ hội để tự giết mình. Đội lê dương có vẻ ngượng ngùng trước thái độ này vì nó vừa bi thảm vừa kỳ cục. Không ai nói ra, nhưng tất cả những người lính lê dương đều biết tại sao Pégot muốn chết.
        Mọi người thường gọi thiếu tá Pégot là “Đức Cha” một cách trìu mến. Trước khi lên Điện Biên Phủ, Pégot là thiếu tá, phó lữ đoàn trưởng, phụ trách công tác hành chính của bán lữ đoàn lê dương số 13 đóng quân ở trại Arnault Ville là căn cứ hậu cần của lữ đoàn, cách Sài Gòn ba mươi kilômét. Ở đây Pégot thừa hưởng một cuộc sống thanh bình, quan liêu, sau khi đã trải qua nhiều cuộc hành trình phiêu lưu mạo hiểm. Vì đây là năm cuối cùng của nhiệm kỳ phục vụ tại Đông Dương nên dĩ nhiên Pégot nghĩ đến chuyện đưa vợ sang chơi.
        Bà vợ Pégot không đi máy bay mà chọn tàu thủy để hưởng cuộc hành trình. Tại Sài Gòn, Pégot nhận được thư của vợ đóng dấu bưu điện Suez của Ai Cập. Bà vợ cho biết đã lên bờ thăm các Kim tự tháp và đã bị mất chiếc ví xách tay.
        Vài ngày sau, thiếu tá Pégot lại nhận được một công điện mật, ngoài bì ghi chữ “Tin dân sự”.
        Ông nghĩ thầm: “Chắc chắn đây lại là giấy báo tử của ai đó thôi”. Là sĩ quan phụ trách công việc hành chính của lữ đoàn thiếu tá Pégot vẫn thường nhận được những giấy báo như thế này.
        Ông nhăn mặt, bóc phong bì. Bức điện ghi: “Đề nghị báo thiếu tá Pégot, vợ ông đã bị mất tích ngoài biển”. Suốt một thời gian đầu, không ai biết chuyện này. “Đức Cha” Pégot không hề thay đổi chút nào trong cung cách làm việc hằng ngày.
        Cho tới lúc đó, ông vẫn chưa hiểu rõ “mất tích ngoài biển” là thế nào.
        Ông chờ đến ngày tàu cập bến cảng Sài Gòn để hỏi rõ chuyện. Chính uỷ tàu dẫn ông đến khoang tàu mà vợ ông đã ở đó. Những người phục vụ đã dọn dẹp kỹ các đồ vật cá nhân của bà, lập biên bản cất giữ trong hòm. Pégot không phát hiện được điều gì. Chính uỷ cũng không nói gì hơn được: vợ ông đã bị mất tích trong một đêm khi con tàu đang đi ngang Ấn Độ Dương, không để lại một dấu vết nào, dù rất nhỏ.
        Thiếu tá Pégot cho chuyển các hành lý của vợ xuống tàu rồi đưa về doanh trại Arnault-Ville tại Sài Gòn là nơi ông làm việc. Từ ngày hôm đó, Pégot trở nên thờ ơ với công việc không phải là chiến đấu. Khi được biết đang thiếu người chỉ huy tiểu đoàn 1 trên đồi Béatrice ở Điện Biên Phủ, Pégot đề nghị được cử làm tiểu đoàn trưởng và được chấp nhận.
        Đối với trung uý De Veyes, ngày 3 tháng 3 qua đi rất nhanh. Buổi sáng tiểu đoàn dù lê dương có pháo và chiến xa yểm trợ đánh nống ra phía ngoài. Suốt ngày hôm đó, họ cố lấp những đoạn chiến hào mà Việt Minh đã đào lấn sát vị trí đóng quân.
        Đầu buổi chiều thiếu tá Pégot cùng với trung tá Gaucher lên cứ điểm Béatrice. Hầu như ngày nào Gaucher cũng phải dùng xe Jeep đi kiểm tra vị trí đóng quân. Lính lê dương rất thích được nhìn thấy vóc dáng nặng nề của ông bước nhường bước chân chậm chắc nịch lên các điểm cao và nghe giọng nói khàn khàn của ông trò chuyện với binh lính.
        Pégot nói với Gaucher:
        - Anh em có vẻ mệt mỏi, không chỉ mệt mỏi mà còn căng thẳng thần kinh vì chờ đợi.
        Gaucher càu nhàu:
        - Đây chưa phải lúc lên gân. Hãy chờ đến tối. Nhất định như vậy đó.
        - Tôi biết?
        Cả hai người cùng tiến hành những biện pháp cuối cùng để chống chọi với trận đánh đã biết trước.
        Một giờ trước khi trời tối, máy bay ào ạt kéo lên ném bom. Nếu đúng là 5 giờ chiều Việt Minh sẽ tiến công thì vào giờ phút này, bộ đội Việt Minh đã chiếm lĩnh xong các vị trí xuất phát tiến công. Suốt nửa giờ, máy bay B.26 của không quân trút bom xuống các mỏm đồi bao quanh tập đoàn cứ điểm máy bay Hellcatt của hải quân bổ nhào giữa những cụm khói từ lưới lửa cao xạ phòng không của địch, nã đạn xuống các khe suối và những lùm cây trên đường mòn dẫn tới cứ điểm Him Lam do lính lê dương đóng giữ. Cho tới khi thả hết bom, bắn hết đạn các máy bay mới lần lượt biến dần trên vòm trời bay về hướng châu thổ. Thung lũng lòng chảo ngay lập tức lại chìm đắm trong sự im lặng.
        Đúng 17 giờ, pháo binh địch bất đầu bắn những loạt đạn chế áp đầu tiên. Từng loạt đạn pháo 105 mm rơi tới tấp xuống khu Trung tâm, khu đặt sở chỉ huy, bãi để pháo. Tại sân bay, hai chiếc máy bay đỗ trên đường băng bị bốc cháy lửa lan rộng tới cả kho dự trữ xăng và hầm chúa bom napalm. Trên đồi Him Lam, nơi đặt cứ điểm Béatrice không còn là những tiếng pháo lẻ tẻ như mấy hôm trước nữa, mà là cả một trận bắn tiêu diệt bằng đạn pháo tập trung tại mặt trước cứ điểm. Lính lê dương ngồi rụt cổ trong chiến hào nghe tiếng gầm thét của pháo và cối. Theo thói quen, mọi người không hề bộc lộ cảm xúc của mình mà cứ thản nhiên mặc cho số phận. Thỉnh thoảng, thiếu tá Pégot chỉ huy cứ điểm lại gọi điện liên lạc với các đại đội. Đường dây điện thoại đã bị đạn pháo cắt đứt chỉ còn máy bộ đàm vô tuyến.
        Hai đại đội trấn giữ mặt Bắc là những đơn vị bị bắn phá thiệt hại nhất. Nhiều lô cốt bị sập, giao thông hào bị xới tung. Đột nhiên, tiếng pháo ngừng bặt. Lính lê dương lại ngẩng đầu nhìn lên, lúc đó mới thấy, qua lớp rào kẽm gai bị pháo bắn tơi tả hình ảnh những người lính Việt Minh đang xung phong, ánh lưỡi lê lấp loáng trên đầu súng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM