Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:05:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng Văn hoá liệt truyện - Tập 1  (Đọc 63084 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #90 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:45:26 pm »


4. “Đại cách mạng văn hóa” không chỉ là vì cướp quyền, mà là vì “hoàn toàn vô địch”

Đây chính là ý kiến nói Đại cách mạng văn hóa là cuộc đấu tranh quyền lực ở tầng lớp lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc mà trong và ngoài nước đều có người tuyên truyền, rằng đây là “tổng bùng nổ của cuộc đấu tranh quyền lực” trong Đảng Cộng sản, cũng có người nói Mao Trạch Đông phát động cuộc đại cách mạng văn hóa chính là để đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ v.v…và v.v... Đây là một sự hiểu lầm do thiếu hiểu biết sâu sắc đối với tình hình chính trị Trung Quốc. Không thể phủ nhận rằng, cuộc đại cách mạng văn hóa vừa bắt đầu đã chỉ rõ phải cướp quyền, toàn bộ quá trình của cuộc đại cách mạng văn hóa cũng quán xuyến vấn đề cướp quyền, hơn nữa, những kẻ có dã tâm như Lâm Bưu, Giang Thanh cũng thực sự muốn thừa cơ cướp quyền. Nhưng, đối với Mao Trạch Đông mà nói, nếu mục đích mà ông muốn đạt được chỉ là gạt bỏ một số đồng chí nào đó trong lãnh đạo Trung ương, thì dựa vào địa vị và quyền uy trong Đảng của ông lúc ấy, chẳng cần đến việc phải làm to chuyện, phải phát động cuộc đại cách mạng văn hóa. Bành Chân, Lục Định Nhất, La Thụy Khanh, Dương Thượng Côn, những Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Bí thư Dự khuyết... chẳng phải là chỉ cần vài cuộc họp nhỏ cũng đã có thể “gạt bỏ” được hay sao? Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Đảng Lưu Thiếu Kỳ, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Đặng Tiểu Bình, chẳng phải là chỉ dùng chiếc bút máy viết 203 chữ lên một trang báo cũ (tức “Nã pháo vào Bộ tư lệnh” - Một bài báo chữ to của tôi) đã gạt bỏ được hay sao? Hơn nữa, sau khi Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình bị gạt bỏ, đại cách mạng văn hóa vẫn tiến hành 10 năm, điều này phải giải thích như thế nào? Đối với Mao Trạch Đông người có quyền uy vô thượng lúc ấy mà nói, muốn thay đổi vài người lãnh đạo Trung ương, luôn có thể tìm ra lý do và theo thủ tục “pháp định” để thực hiện mà không nhất thiết phải phát động cuộc đại cách mạng văn hóa. Rõ ràng, Mao Trạch Đông phát động cuộc đại cách mạng văn hóa là muốn phá bỏ đường lối chính trị xét lại, đường lối tổ chức xét lại đang mù mịt trên đất nước Trung Hoa bao la mà ông đã nhìn thấy bằng con mắt “tả” và kỳ vọng sẽ “quét sạch bọn sâu mọt hại người, để hoàn toàn vô địch”. Cho nên ông chủ trương cuộc đấu tranh có tính chất quần chúng như đại cách mạng văn hóa, “phải tiến hành nhiều lần”, “qua bảy tám năm sẽ làm lại một lần”.

Huống hồ sau khi dựng nước, uy tín của Mao Trạch Đông trong toàn Đảng, toàn quân, trong nhân dân cả nước như mặt trời giữa không trung, lại thêm việc sùng bái cá nhân ngày càng thịnh hành, không có một người nào có đầu óc bình thường lại dám nằm mơ “thay thế người ấy”. Nguyên tắc tổ chức theo chế độ tập trung dân chủ và trình tự nảy sinh người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không thể làm cho một người nào đó có thể đi ngược lại ý kiến chung của mọi người, cướp lấy địa vị lãnh tụ của Mao Trạch Đông. Sau khi dựng nước cũng đã xẩy ra sự kiện Cao Cương, Nhiêu Thấu Thạch mưu đồ cướp quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kết quả chẳng phải là đã bị “gạt bỏ” khi còn đang đi “du thuyết” đó sao? Hơn nữa họ cũng quyết không dám công khai bàn mưu cướp địa vị lãnh tụ của Mao Trạch Đông.

Có người lấy lời của Mao Trạch Đông khi nói chuyện với Sơ-nâu trong cuộc hội kiến năm 1970: “Quyền của Đảng lúc ấy, quyền của công tác tuyên truyền, quyền của Đảng ở các tỉnh, quyền của các địa phương, ví dụ quyền của thành ủy Bắc Kinh, tôi cũng không quản được”, để chứng minh “quyền lớn” của Mao Trạch Đông đã “rơi vào tay người khác”, ông phát động đại cách mạng văn hóa, chính là giành lại quyền đã mất. Đối với những lời nói ấy của Mao Trạch Đông quả thực là có chỗ để bàn cãi, vì lời nói là rõ ràng. Nhưng đó là nói với phóng viên nước ngoài, là để giải thích vì sao phải sùng bái cá nhân, vì sao phải đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ. Hai vấn đề này hình như rất khó có sự giải thích khác. Nhưng chỉ cần xem xét kỹ một chút về giai đoạn lịch sử trước đại cách mạng văn hóa sẽ dễ dàng lý giải chân tướng sự thật không phải như thế. Vẫn có thể hỏi lại một câu rằng: nếu như quyền hành lớn của Mao Trạch Đông rơi vào tay người khác thật thì ông có thể ra sức biện bạch để phát động cuộc đại cách mạng văn hóa không? Nói rằng, đại cách mạng văn hóa là sản phẩm của đấu tranh quyền lực, cũng là công cụ của đấu tranh quyền lực gì đó thì chẳng qua chỉ là nắm một số hiện tượng bên ngoài nào đó, mà dùng quy luật thông thường của cuộc đấu tranh của chính đảng tư sản để giải thích mà thôi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #91 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:46:11 pm »


5. Một ngòi lửa hiếm thấy trên lịch sử ở trong và ngoài nước

Đại cách mạng văn hóa là một hiện tượng lịch sử phức tạp, đối với nguyên nhân phát sinh của nó cần phải khảo sát và nghiên cứu sâu hơn, tỉ mỉ hơn trên nhiều mặt. Ở đây chỉ khảo sát khái quát từ sự phát triển lịch sử 10 năm trước khi nổ ra đại cách mạng văn hóa.

Sự kết hợp của ba tác dụng qua lại chuyển động, sự nguy hiểm tăng lên, cuối cùng đã đẩy đại lục Thần Châu vào vực thẳm loạn lạc lớn toàn diện, đây là một đầu mối do các nhà sử học ngày nay gỡ ra từ quá trình lịch sử phức tạp rối rắm. Nhưng trong một thời gian khá dài, đối với tuyệt đại đa số những người đã từng trải qua cuộc đại cách mạng văn hóa mà nói, đều cảm thấy trận bão táp chính trị này ập đến rất đột ngột. Một mặt lấy đấu tranh giai cấp làm rường cột, để tạo ra ngọn lửa đấu tranh giai cấp đã cháy càng ngày càng to; mặt khác, tuyệt đại đa số đảng viên, cán bộ quần chúng lại hồn nhiên không biết vận đen khủng khiếp đang sắp giáng xuống đầu.

Còn cơn cuồng phong chính trị đem đến tai họa lớn cho nhân dân các dân tộc trong cả nước và cũng làm chấn động toàn thế giới ấy lại do một ngòi lửa là một bài viết của một nhân vật không phải là lớn phê bình một vở kịch đăng trên một tờ báo địa phương, đây quả thực là một hiện tượng đặc biệt, vô cùng kỳ dị rất hiếm thấy trên lịch sử trong và ngoài nước. Bài văn này chính là “Bình vở kịch lịch sử mới “Hải Thụy bãi quan”” được đăng trên “Văn hối báo” ngày 10 tháng 11 năm 1965, tác giả ký tên là Diêu Văn Nguyên.

Sau khi bài viết ngang ngược vô lý, chỉ tên phê phán, cắt xén câu chữ, tùy tiện quy chụp, được in đã dẫn đến sự trao đổi bàn bạc phỏng đoán trong dư luận. Giới lý luận học thuật đều bất mãn, rất nhiều người gửi thư đến tòa báo bày tỏ sự không đồng tình với bài viết của Diêu Văn Nguyên. Lúc ấy không có ai yêu cầu báo chí cả nước đăng lại. Trừ Giang Thanh và vài người khác ra, cũng không ai biết bài viết đã được Mao Trạch Đông đọc duyệt đồng thời phê chuẩn cho in. Vì bài viết của Diêu Văn Nguyên ngang ngược vô lý, hơn nữa còn công khai phê phản đích danh các học giả nổi tiếng những cán bộ cao cấp, cho nên ngoài báo chí ở các tỉnh và thành phố thuộc khu Hoa Đông nhanh chóng đăng lại ra, trong hơn 10 ngày báo chí ở Bắc Kinh và các tỉnh thành phố khác đều không đăng lại. Ban Bí thư Trung ương Đảng với thái độ thận trọng, sau khi hiểu đại thể bối cảnh của bài văn được công bố, 18 ngày sau các báo ở Bắc Kinh mới lần lượt đăng lại bài viết này. Điều đó đã làm cho Mao Trạch Đông đang ở Thượng Hải lúc ấy bất bình, từ đó ông càng xác định Thành ủy Bắc Kinh là “vương quốc độc lập” với cái gọi là “kim đâm không thủng, nước dội không thấm”.

Dưới ảnh hưởng tư tưởng đó mà Mao Trạch Đông nói: “Trung ương có xét lại thì làm thế nào”, sự mơ hồ sai lầm về mở rộng đấu tranh giai cấp đã thâm nhập sâu hơn vào nội bộ Trung ương Đảng, liên tiếp xảy ra những sự kiện chấn động toàn Đảng.

Ngày 10 tháng 11 năm 1965, tức là cùng ngày với bài viết “Hải Thụy bãi quan” của Diêu Văn Nguyên được công bố. Bí thư dự khuyết Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Dương Thượng Côn bị bãi miễn chức vụ ở Trung ương. Trên danh nghĩa là được điều đến làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông nhưng thực tế là bị thẩm tra. Tội danh của ông là “giấu Trung ương tự đặt máy nghe trộm”, “tự tiện đem khối lượng lớn văn kiện cơ mật và tài liệu lưu trữ cho người khác sao chép” v.v... Những tội danh này đều do Khang Sinh, Giang Thanh v.v... vu cáo hãm hại, là một án oan. Sau Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa 11, đã phúc tra án oan của Văn phòng Trung ương và Dương Thượng Côn, Văn phòng Trung ương Đảng đã viết báo cáo phúc tra, được Ban Bí thư phê chuẩn sửa lại án sai một cách triệt để.

Báo cáo phúc tra nêu rõ: Trong công tác ghi âm ở phòng cơ yếu thuộc Văn phòng Trung ương, đồng chí Dương Thượng Côn chưa bao giờ có mưu toan hoạt động gì. Cái gọi là sai lầm có liên quan đến đồng chí Dương Thượng Côn ở vấn đề này mà trước đây đã công bố trong và ngoài Đảng là không tồn tại. Cái gọi là vấn đề sao chép tài liệu lưu trữ là do nhu cầu viết lịch sử Đảng, lịch sử quân đội và lịch sử chiến tranh, là sự sử dụng bình thường đối với các tài liệu lưu trữ. Trước đó đều phải trải qua thủ tục thẩm tra và phê chuẩn nghiêm ngặt, đồng thời không tồn tại vấn đề “tiết lộ bí mật”. Hoàn toàn là tội danh áp đặt.

Lâm Bưu vốn giỏi nghe ngóng chiều hướng, lập tức lợi dụng cơ hội này để hành động. Ngày 30 tháng 10 năm 1965, Lâm Bưu gửi cho Mao Trạch Đông một bức thư viết tay, đồng thời cho Diệp Quần đem mấy tài liệu vu cáo hãm hại. Tổng thư ký Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện La Thụy Khanh do vợ chồng Lâm Bưu sai khiến người khác viết đến Hàng Châu gặp Mao Trạch Đông vu cáo La Thụy Khanh là phản đối việc “đề cao chính trị”, muốn cướp quyền quân đội. Sự vu cáo nay đã khiến Mao Trạch Đông tin, đồng thời còn ủng hộ và phê chuẩn. Ngày 2 tháng 12 Mao Trạch Đông phê duyệt: “Những người không tin vào việc đề cao chính trị, đối với việc đề cao chính trị trước mặt phục tùng, sau lưng chống lại, còn bản thân mình thì gieo rắc khắp nơi chủ nghĩa chiết trung (tức chủ nghĩa cơ hội) thì mọi người cần phải cảnh giác”.

Chỉ thị này đã khẳng định rõ ràng cái trò “đề cao chính trị” của Lâm Bưu, còn cho ông ta vũ khí để đánh người. Nếu ai phản đối việc “đề cao chính trị” của Lâm Bưu, người ấy là “chiết trung chủ nghĩa”, mà “chủ nghĩa chiết trung” chính là chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại. La Thụy Khanh đã bị chụp cái mũ chính trị như vậy. Tuy lúc ấy, có đồng chí lãnh đạo Trung ương không đồng ý với kiểu tập kích bất ngờ phê phán vô lý ấy nhưng cũng phải bó tay.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #92 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:46:58 pm »


6. Sự kiện La Thụy Khanh chỉ là một tín hiệu đáng sợ

Từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 12, Mao Trạch Đông chủ trì Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng họp tại Thượng Hải, tiến hành cái gọi là tố giác lưng dựa lưng đối với La Thụy Khanh. Trong Hội nghị đã in và phân phát thư của Lâm Bưu gửi Mao Trạch Đông và những tài liệu vu cáo hãm hại. Ngày 10 tháng 12, dùng chuyên cơ đón La Thụy Khanh lúc ấy đang thị sát bộ đội ở Côn Minh về Thượng Hải, đồng thời lập tức cách ly thẩm tra, tước đoạt quyền lợi chính đáng được bào chữa cho mình của ông. Tháng 4 năm 1966, Trung ương Đảng phê chuẩn kết luận thẩm tra đối với La Thụy Khanh.

Trong kết luận có một đoạn văn rất sinh động, rất có thể giúp mọi người hiểu được trong sự bao trùm của sùng bái cá nhân, đã đảo lộn phải trái hãm hại buộc tội người khác như thế nào. Điều đầu tiên kết luận liệt kê những “sai lầm chủ yếu” của La Thụy Khanh: “Đồng chí La Thụy Khanh hết sức thù địch với tư tưởng Mao Trạch Đông”. Đồng chí Lâm Bưu đề xuất “phải coi sách của Chủ tịch là chỉ thị tối cao trong các công tác của toàn quân chúng ta”, đồng chí La Thụy Khanh lại nói bừa rằng: Điều này “không phù hợp với thể chế của Nhà nước chúng ta”. Đồng chí Lâm Bưu đề xuất “Tư tưởng Mao Trạch Đông là chủ nghĩa Mác - Lê-nin cao nhất sống động nhất hiện nay”, đồng chí La Thụy Khanh lại nói bừa rằng “không thể nói như vậy, nếu cao nhất chẳng lẽ còn có cái cao thứ hai hay sao? Sống động nhất, chẳng lẽ còn có cái sống động thứ hai hay sao?” “Cao nhất, sống động nhất khó lý giải, người nước ngoài cũng khó dịch!” Đồng chí Lâm Bưu chỉ rõ: “Tư tưởng Mao Trạch Đông là đỉnh cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lê-nin hiện nay”. Đồng chí La Thụy Khanh lại nói bừa rằng: “Câu này cũng không nên nói như thế, ảnh hưởng không tốt đối với người nước ngoài”. Đồng chí La Thụy Khanh còn không cho phép nói sự hình thành tư tưởng Mao Trạch Đông bao gồm có nhân tố “thiên tài cá nhân”, nói rằng: “Bây giờ không có ai dám dùng thiên tài cá nhân nữa!”. Đồng chí lâm Bưu đề xuất, “đọc sách của Mao Chủ tịch, nghe lời Mao Chủ tịch, làm theo chỉ thị của Mao Chủ tịch, làm chiến sĩ tốt của Mao Chủ tịch”. Đồng chí La Thụy Khanh lại phản đối việc tuyên truyền và giới thiệu bốn câu này ra nước ngoài. Đồng chí Lâm Bưu chỉ thị “Giải phóng quân báo” phải thường xuyên đăng trích lời Mao Chủ tịch, đồng chí La Thụy Khanh lại ghét làm nhiều.

Đoạn này bây giờ xem ra là sự so sánh ngôn luận không rõ ràng, nhưng lúc ấy lại trở thành căn cứ đề định tội La Thụy Khanh. Đây quả thực là bi kịch thời đại. Một nhà cách mạng lão thành có chiến công lớn, sự nghiệp hiển hách, người phụ trách quan trọng của Đảng, chính quyền, quân đội, đã bị quật đổ xuống đất như thế đó. Sự phê phán và xử lý đối với sai lầm của La Thụy Khanh đã làm tăng thêm không khí căng thẳng của cuộc đấu tranh trong Đảng.

Tiếp đó người bị phê phán là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất kiêm Thị trưởng Bắc Kinh Bành Chân. Bành Chân do tình hình không biết bài viết phê phán “Hải Thụy bãi quan” của Diêu Văn nguyên là do Mao Trạch Đông ủng hộ nên đã từng tẩy chay trong một thời gian và đã dẫn tới sự phẫn nộ của Mao Trạch Đông. Khi phê phán La Thụy Khanh, Bành Chân lại nói mấy câu đúng mực, nên bị coi là “bao che”, “bảo vệ”. Cuối tháng 3 năm 1963, khi Mao Trạch Đông nói chuyện với Giang Thanh, Khang Sinh và Trương Xuân Kiều v.v... ở Thượng Hải, Khang kinh đã gièm pha với Mao Trạch Đông rằng Bành Chân vặn vẹo hỏi công bố bài của Diêu Văn Nguyên vì sao không cho biết đây là “chính Chủ tịch”. Mao Trạch Đông lập tức chỉ trích: Vì sao Ngô Hàm viết rất nhiều bài văn phản động như thế Ban Tuyên truyền Trung ương lại không muốn cho biết, còn công bố bài của Diêu Văn Nguyên thì lại khăng khăng đòi phải cho Ban Tuyên truyền Trung ương biết? Hơn nữa còn nói, “Đề cương tháng Hai” đã lẫn lộn ranh giới giai cấp, không phân phải trái, là sai lầm. Ban Tuyền truyền Trung ương là điện Diêm vương, phải đánh đổ Diêm vương, giải phóng tiểu yêu! Ban Tuyên truyền Trung ương và Thành ủy Bắc Kinh bao che người xấu, áp chế phái tả, không cho cách mạng. Nếu còn bao che người xấu nữa, thì Ban Tuyên truyền Trung ương phải giải tán. Mao Trạch Đông nói: Xưa nay tôi chủ trương, phàm cơ quan Trung ương làm việc xấu, tôi sẽ kêu gọi địa phương làm phản, sẽ tấn công Trung ương. Ông đề xuất phải ủng hộ phái tả, xây dựng đội ngũ, tiến hành đại cách mạng văn hóa.

Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn bốn người vốn có tình hình và vấn đề khác nhau, bị phê phán không giống nhau, nhưng sau này lại bị gộp lại với nhau, quy là “tập đoàn phản Đảng”. Những đồng chí cũ giữ các trọng trách ở Trung ương Đảng, giữ các nhiệm vụ rất quan trọng về công việc của Đảng, của quân đội, tuyên truyền, cơ yếu, công việc ở thủ đô v.v... có uy tín rất lớn đều được toàn Đảng tín nhiệm, vậy mà đột nhiên biến thành những “phần tử xét lại”, “tập đoàn chống đảng”, bị tố giác và phê phán trong Đảng. Điều đó không thể không dẫn đến sự chấn động và sửng sốt trong toàn Đảng, sinh hoạt trong Đảng đã vô cùng căng thẳng, lại tăng thêm nhân tố căng thẳng mới, hơn nữa lại đổ thêm dầu vào ngọn lửa phê phán đã được đốt cháy..
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #93 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2010, 10:48:08 pm »


7. “Đại cách mạng văn hóa” ra sân khấu là một bộ mặt xấu xa.

Trong thời gian này cái đà “đại phê phán cách mạng” ngày càng mạnh. Việc phê phán đối với Ngô Hàm liên luỵ đến Đặng Thác, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, người đã cùng Ngô Hàm viết bài trong chuyên mục “Thôn ba nhà” và Trưởng ban Mặt trận của Thành ủy Bắc Kinh Liêu Mạt Sa. Tiếp đó lại liên luỵ đến tạp chí “Tiền tuyến” và “Bắc Kinh nhật báo” của Thành ủy Bắc Kinh đã đăng “Bút ký Thôn ba nhà”. Ngày 8 tháng 5, “Giải phóng quân báo” đã đăng bài viết ký tên là Cao Cự trong nhóm viết của Giang Thanh có tựa đề “Nổ súng vào sợi chỉ đen chống Đảng chống chủ nghĩa xã hội” ở vị trí nổi bật. Cùng ngày “Quang Minh nhật báo” đăng bài của thành viên Quan Phong trong tổ khởi thảo văn kiện đại cách mạng văn hóa ký tên là Hà Minh, có tựa đề “Lau sáng mắt để phân biệt thật giả”. Bài văn này với khí thế sôi sục chất vấn tạp chí “Tiền tuyến” và “Bắc Kinh nhật báo”: “Rốt cuộc, các người là trận địa của giai cấp vô sản hay là trận địa của giai cấp tư sản? Các người là công cụ chuyên chính của giai cấp vô sản hay là công cụ tuyên truyền khôi phục chủ nghĩa tư bản? Rốt cuộc các người sẽ đi đến đâu?” Hai bài viết này chỉ thẳng vào Thành ủy Bắc Kinh sát khí đằng đằng, thức giả đều biết “cái ngọn nguồn của nó rất lớn”, bão táp đang còn ở phía sau.

Chỉ cách hai ngày sau, “Văn hối báo”, “Giải phóng quân báo” đồng thời tung ra bài viết dài “Bình “Thôn ba nhà”” của Diêu Văn Nguyên, tuyên bố: “Tiền tuyến”, “Bắc Kinh nhật báo” và “Bắc Kinh vãn báo” (báo Bắc Kinh buổi chiều) “đã điên cuồng chấp hành một đường lối cơ hội hữu khuynh tức là đường lối xét lại chống Đảng chống chủ nghĩa xã hội, gánh trách nhiệm người phát ngôn của giai cấp phản động và các phần tử cơ hội hữu khuynh tiến công Đảng”, phải đào tận gốc “Thôn ba nhà”, quét sạch những nọc độc của “Thôn ba nhà”.

Tất cả những sự việc đó hiển nhiên là hành động có tổ chức, có kế hoạch của Giang Thanh, Trương Xuân Kiều v.v… Lâm Bưu trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đảng 9 nói: “Mao Chủ tịch lại phát động cuộc phê phán những cây cỏ độc lớn như “Hải Thụy bãi quan” v.v... hướng của mũi nhọn là chỉ thẳng vào sào huyệt của tập đoàn xét lại “vương quốc độc lập” kim đâm không thủng, nước dội không thấm, tức là Thành ủy Bắc Kinh do Lưu Thiếu Kỳ khống chế!”. Nhận định này tuy sai lầm, nhưng từ đó cũng phản ánh khá chân thực về một số ý đồ chủ quan nào đó của người phát động cuộc phê phán “Hải Thụy bãi quan” về tình hình phát triển lịch sử trong giai đoạn này.

Lấy việc phán đối “Hải Thụy bãi quan” làm đột phá khẩu, nhanh chóng phát triển phê phán đối với “Đề cương tháng Hai”, Thành ủy Bắc Kinh và Ban Tuyên truyền Trung ương động chạm tới rất nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, mũi nhọn đấu tranh càng ngày càng chĩa vào nội bộ Trung ương Đảng, sai lầm “tả” khuynh phát triển đến mức vô cùng nghiêm trọng như đạn đã lên nòng.

Sau khi Hội nghị nghe giới thiệu tình hình tố giác và phê phán Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn trong nửa năm qua, đã triển khai phê phán đối với bốn đồng chí này. Cuộc phê phán này trên thực tế chẳng qua chỉ là đem việc phê phán một cách sai lầm đối với họ trước hội nghị đưa vào Hội nghị Trung ương có phạm vi lớn hơn, đồng thời cao giọng thêu diệt tội lỗi, quy chụp bừa bãi mà thôi. La Thụy Khanh và Dương Thượng Côn bị tước quyền tham gia hội nghị. Bành Chân và Lục Định Nhất tuy có mặt tại hội nghị nhưng chỉ có thể tham gia một bộ phận nghị trình, cũng không có quyền bào chữa, hoàn toàn rơi vào địa vị bị phê phán thẩm tra.

Phát biểu trong đại hội, Lâm Bưu đã liên kết bốn người lại một cách vô căn cứ, nêu ra cái gọi là tập đoàn âm mưu chống Đảng của Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn, vu cáo họ muốn làm chính biến phản cách mạng. Hội nghị đã quyết định đình chỉ chức vụ Bí thư Trung ương Đảng của Bành Chân, Lục Định Nhất, La Thụy Khanh, đình chỉ chức vụ Bí thư Dự khuyết Ban Bí thư của Dương Thượng Côn, sau đó đệ trình Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương truy nhận và quyết định. Chức vụ Bí thư thứ nhất Thành ủy và Thị trưởng Bắc Kinh của Bành Chân và chức vụ Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương của Lục Định Nhất bị bãi bỏ. Việc phê phán một cách sai lầm và xử lý tổ chức mà Hội nghị đã tiến hành đối với một số người lãnh đạo Trung ương đang giữ những trách nhiệm nặng nề, đồng thời quyết định lập chuyên án điều tra, hình như đã chứng minh được rằng quả đúng là Trung ương đã “có xét lại”, từ đó đã làm cho toàn Đảng nảy sinh hiểu lầm nghiêm trọng về mối nguy hiểm kẻ địch đang ngóc đầu dậy là rất bức bách.

Sự đánh giá sai lầm của “Thông báo 16 tháng 5” đối với tình hình chính trị trong nước và trong Đảng, nêu ra đối tượng đấu tranh một cách sai lầm, việc chế định một loạt phương châm chính sách “tả” và tuyên truyền rộng rãi những quan điểm sai lầm “tả” khuynh, không thể không nảy sinh những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đối với sự phát triển phong trào những ngày sau đó.

Trong Hội nghị lần này người báo cáo chính là Lâm Bưu người được xếp cuối cùng trong năm vị phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (5 Phó Chủ tịch được xếp theo thứ tự Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Lâm Bưu - N.D.). Ngày 18 tháng 5, ông ta đã phát biểu một bài dài trong hội nghị. Bài nói này khác với mọi người, trước tiên ông ta niệm “chính biến kinh”. Khoác lác về những cuộc chính biến cổ kim đông tây, bịa ra chuyện trong nội bộ Trung ương Đảng có người muốn làm chính biến và lật đổ. Ông ta nói cứ như thật rằng: “Có thể xảy ra chính biến phản cách mạng, muốn giết người, muốn cướp chính quyền, muốn cho giai cấp tư sản ngóc đầu dậy, muốn cho chủ nghĩa xã hội bị xóa bỏ”. “Mấy tháng gần đây, Mao Chủ tịch đặc biệt chú ý phòng ngừa chính biến phản cách mạng đã sử dụng rất nhiều biện pháp. Nguy hiểm là ở thượng tầng”. Ông ta nói: “Các đồng chí đã trải qua việc chống La Thụy Khanh, chống Bành Chân, chống Lục Định Nhất và vợ ông ta, chống Dương Thượng Côn nên đã có thể ngửi thấy một chút mùi ấy, mùi thuốc súng. Nhân vật đại biểu của giai cấp tư sản, đã trà trộn vào trong Đảng ta, trà trộn vào cơ quan lãnh đạo của Đảng, trở thành phái cầm quyền nắm bộ máy nhà nước, nắm chính quyền, nắm quân quyền, nắm bộ tư lệnh trên mặt trận tư tưởng, chúng liên hợp lại để lật đổ, làm rối loạn”, “phối hợp văn võ, nắm dư luận, lại nắm súng đạn, chúng sẽ có thể làm chính biến phản cách mạng”. Ông ta gào thét kích động: “Có một lũ khốn nạn, chúng muốn mạo hiểm, chúng đang đợi thời cơ để hành động. Chúng muốn giết chúng ta, chúng ta phải trấn áp chúng!”. Những lời nói kích động giật gân này của Lâm Bưu, tạo nên không khí ai cũng cảm thấy vô cùng nguy cấp vô cùng đáng sợ trong nội bộ Trung ương.

Trong bài nói của mình, Lâm Bưu còn ra sức tán tụng sùng bái cá nhân, ca ngợi thiên tài cá nhân của Mao Trạch Đông: “Thiên tài của thế kỷ 19 là Mác, Ăng-ghen, thiên tài của thế kỷ 20 là Lê-nin và đồng chí Mao Trạch Đông”. “Mao Chủ tịch đã kế thừa, bảo vệ và phát triển một cách thiên tài, sáng tạo và toàn diện chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đã đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin lên một giai đoạn mới”. “Có một số người không thừa nhận thiên tài, đó không phải là người mác-xít”. Ông ta tuyên bố: “Lời của Mao Chủ tịch câu nào cũng là chân lý, một câu vượt quá một vạn câu của chúng ta”. “Lời của Người là nguyên tắc để chúng ta hành động. Kẻ nào phản đối Người, toàn Đảng sẽ cùng tiêu diệt kẻ ấy, cả nước sẽ cùng đánh dẹp kẻ ấy”. Những lời của Lâm Btnl đã phá hoại một cách thô bạo nguyên tắc tổ chức của Đảng, tâng bốc tán tụng, sùng bái cá nhân đến đỉnh cao nhất, có ảnh hưởng rất xấu đến hội nghị. Có một điều mang ý nghĩa châm biếm là, về sau âm mưu làm chính biến chống đối cho đến việc âm mưu giết hại Mao Trạch Đông lại chính là bọn Lâm Bưu.

Nhưng từ đó về sau nước cờ của Mao Trạch Đông đối với cách mạng văn hóa đi như thế này: Để đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông đã dùng Lâm Bưu, nhưng thế lực của Lâm Bưu lại tăng lên như quả cầu tuyết càng lăn càng lớn, Mao Trạch Đông không yên tâm là Giang Thanh và Khang Sinh v.v... có thể chống chọi với Lâm Bưu, bởi xét cho cùng thì họ cũng chỉ là bọn văn nhân, không có ảnh hưởng trong quân đội, ông cần có thế lực thứ ba, mà bản thân ông và “tam lão tứ soái” chính là thuộc thế lực thứ ba này, ông đang tìm sự sinh tồn và phát triển trong mâu thuẫn.


Hết tập 1!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM