Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 01:19:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277784 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #510 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 10:04:18 am »

Lixeta @ ơi ,chị vừa du Nam về.
Tối ngày 14-12 chị và đoàn khách được mời ăn cơm trên một con tàu ở trên sông Sai gòn.Ngồi chờ lên tàu,gió mát thổi từ sông,tàu lung linh ánh đèn chị bỗng nhớ đến màn pháo hoa đêm ngày GPMN  của em.
Cứ một mình ngồi tưởng tượng theo hồi ức của em bên sông Sai gòn.

   Xin cảm ơn chị!
   Quả thật, cho đến tận bây giờ- mặc dù đã hơn 30 năm trôi qua nhưng cái cảm giác hạnh phúc của thời khắc đó vẫn còn nguyên trong em. Nó vẫn tươi mới như ngày nào và mỗi khi nhớ đến thì trong lòng vẫn trào lên một niềm xúc động ngọt ngào và hạnh phúc đến vô bờ.

   Còn bây giờ em xin tiếp tục câu chuyện về Những ngày ở hậu cứ 108 của cT3:

   Nói là đất lành vì cả ba cT khi vào đây đều chọn nơi này làm hậu cứ chứ thực ra trong chiến trường này chẳng có chỗ nào lành cả. Với một lực lượng không quân hết sức hùng hậu cả về chiến lược và chiến thuật của Mỹ thì kể cả rúc sâu trong rừng thẳm cũng chưa phải là đã an toàn. Cái chính là công tác phòng gian, giữ bí mật cho tốt. Ngoài việc chú ý bảo đảm xóa mọi dấu vết còn hết sức cảnh giác với các loại thám báo, biệt kích. Làm được như vậy thì dẫu có ở ngay cạnh đường tuyến hoặc các trọng điểm cũng không sao. Ngay sau khi tôi về đến đơn vị chừng 2, 3 ngày thì hậu cứ 108 của chúng tôi đã dính một trận tọa độ bằng bom bi.
   Chả là chiều tối hôm trước có một phân đội BB chừng hai chục người đi qua. Chắc họ là bộ phận trinh sát đi chuẩn bị chiến trường ở đâu đó. Nhìn cánh lính cựu tự lo cho cuộc sống mới thấy cánh lính tăng mới vào CT “ngờ nghệch” đến thế nào. Họ đến chỉ một lúc đã thấy có chỗ nghỉ. Tiếp đó là nổi lửa nấu ăn và chỉ lkhoảng 30 phút sau là mọi việc đâu vào đấy rồi. Thì ra những căn hầm cũ nằm rải rác xung quanh, cây cỏ và dương xỉ lấp kín cửa hầm mà chúng tôi sợ chẳng dám chui vào nay chỉ cần một lát đã thấy các bác ấy dọn sạch và thế là thành chỗ ngủ cho 3-4 người. Còn nấu nướng thì họ cũng nhanh lắm. Con suối của chúng tôi mà chúng tôi chưa biết ở dưới ấy có cá, cua gì không, hai bên có rau gì thì chính các bác ấy lại khai thác trước. Khi ở trên này dọn hầm xong thì dưới bờ suối đã thấy mấy bác í ới gọi nhau nổi lửa nấu cơm. Một bác ghé vào xe tôi xin một bơ dầu rồi ra chia cho mọi người nhóm lửa. Bọn tôi tròn mắt ngạc nhiên khi thấy trong cái gô của bác ấy có một nắm cá vụn và mấy con cua. Hỏi “sao các anh bắt đưọc” thì bác ấy chỉ vào khẩu súng AK: “cứ đi dọc suối, nhìn chỗ nào có cá thì bắn một phát. Nó choáng nổi lên ngay”. Rõ ràng là cái võ này còn hết sức xa lạ với bọn tôi. Ngủ lại một đêm, sáng hôm sau họ lại đi sớm.
   Không biết có sự liên quan gì giữa việc đơn vj BB kia đi qua hay chỉ là ngẫu nhiên nhưng đêm sau hôm đó chúng tôi bị một trận tọa độ bom bi. Tầm quá nửa đêm, khi mọi người còn đang ngon giấc thì hàng loạt tiếng nổ dội lên dồn dập. Chúng tôi bật dậy nhưng ngồi yên trong xe và trong hầm nghe ngóng. Quả thật là cả bọn rất sợ vì không biết điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, những tiếng nổ nhanh chóng chấm dứt. Bọn tôi vẫn sợ nên chỉ ngấp nghé ở cửa xe nhìn ra xem có gì không nhưng chẳng thấy gì cả ngoài một màn đêm đen kịt. Một lát sau thấy anh Thanh  trung đội trưởng xuống nắm tình hình. Bác ấy bảo “chắc là tọa độ”. Hỏi có ai bị sao không thì bác ấy cho biết: “May quá! Không ai việc gì. Mấy thằng gác đều ngấp nghé miệng hầm với ngồi trong xe nên không sao cả”. Ngày hôm sau thì chúng tôi xác định là đã bị một trận tọa độ bằng bom bi. Đây quả là một sự lạ vì kể cả sau này tôi rất ít khi thấy ai nhắc đến chuyện máy bay ném bom tọa độ bằng bom bi. Nhưng chuyện đêm hôm đó là thực. Những quả bom bi gây nên những hố nhỏ bằng cái mũ cối để ngửa, một vài quả rơi trên thân xe gây nên những vết lõm (thép vỏ xe K63-85 của TQ khá mềm). Và bằng chứng xác thực nhất là những quả bom bi còn sót lại nằm rải rác xung quanh khu vực. Bọn tôi đoán non, đoán già: “chắc do mấy bác BB kia dùng điện đài hay làm gì đó lộ bí mật”. Tuy nhiên, chẳng biết đúng hay không?
   Qua chuyện này BCH càng quán triệt chuyện phòng gian, giữ bí mật và tự chúng tôi cũng thấy cần thiết vì nó liên quan đến mạng sống của chính mình. Nhiệm vụ cao nhất của chúng tôi bây giờ là phải sống, phải tồn tại.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #511 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2009, 10:31:31 pm »

Chào bác quê,
Về chuyện các bác BB thời KCCM, thú thật em rất ngưỡng mộ. Toàn là CCB B3, QK5; thời KCCM các bác ấy phải nói là rất cực hơn lính xe tăng nhiều. Sau thời bình em đi vào rừng cùng các bác ấy, thoáng 1 cái đã dựng xong lều, bữa ăn đã xong, vào rừng giống như cá về với nước vậy. Phục thật.
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #512 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 04:18:31 pm »

Chào bác quê,
Về chuyện các bác BB thời KCCM, thú thật em rất ngưỡng mộ. Toàn là CCB B3, QK5; thời KCCM các bác ấy phải nói là rất cực hơn lính xe tăng nhiều. Sau thời bình em đi vào rừng cùng các bác ấy, thoáng 1 cái đã dựng xong lều, bữa ăn đã xong, vào rừng giống như cá về với nước vậy. Phục thật.

Hì...!
So sánh về sướng khổ giữa các lực lượng như quê nói chung là đúng nhưng cũng chỉ tương đối thôi. Nói cho công bằng theo mình nhận xét: đúng là lính xe tăng có đỡ vất vả hơn lính BB thật. Này nhé: hành quân thì không phải mang vác nặng, trú quân tạm thời không cần đào hầm vì dựa dẫm được vào xe, ở chiến trường tuy dài nhưng cường độ tham gia chiến đấu trực tiếp thường là ít hơn (cả cuộc KCCM toàn BCTTG chỉ đánh có hơn 200 trận), và khi chiến đấu cũng đỡ hơn vì có tấm giáp che chở v.v... Tuy nhiên lính xe tăng cũng có những cái vất vả, nặng nhọc riêng- như đã có lần mình kể Grin
Còn hồi đó do mới vào chiến trường nên bọn mình còn rất ngờ nghệch. Trông thấy các bác ấy "thao tác" cứ là phục lăn. Thế nhưng chỉ vài tháng sau thì bọn này cũng thạo không kém. Thực tế chiến trường dạy con người ta nhanh lắm, nhưng học phí đôi khi cũng rất đắt.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #513 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:12:23 pm »

Còn hồi đó do mới vào chiến trường nên bọn mình còn rất ngờ nghệch. Trông thấy các bác ấy "thao tác" cứ là phục lăn. Thế nhưng chỉ vài tháng sau thì bọn này cũng thạo không kém. Thực tế chiến trường dạy con người ta nhanh lắm, nhưng học phí đôi khi cũng rất đắt.
Đồng ý với bác về vấn đề này, nếu không học thì phải trả giá bằng sinh mạng con người. Tuy nhiên các bác CCB Bộ binh đi B từ 1966-1967 thì đúng là cực thật, gian khổ ác liệt lắm. Rất phục các bác CCB thời KCCM. Bác kể tiếp về chuyện của bác đi!  Grin
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #514 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 09:11:31 am »

   Tiếp tục câu chuyện ở hậu cứ 108 của cT3

   Vì mùa mưa sắp chính thức đến nên sau khi làm xong hầm người chúng tôi phải làm lán xe. Một mặt là để bảo quản trang bị. Hai nữa là để tránh cho hầm xe bị ngập nước. Cũng may các thứ vật liệu không đến nỗi quá khó kiếm. Gỗ thì ngay trên đồi phía nam đơn vị. Cỏ tranh thì trên dải đồi phía bắc, tuy nhiên cũng phải đi hơi xa một chút. Một phần là để bảo đảm bí mật, phần nữa vì mùa khô vừa rồi tranh ở những  chỗ gần đwòng tuyến đều bị cháy cả. Riêng có tre thì phải đi sâu vào trong chân núi hoặc đi xuôi dòng suối ra đến chỗ nó nhập vào một dòng sông- tôi nhớ không lầm thì đó là sông A Sáp mới có. Mất độ hơn tuần hệ thống lán xe của chúng tôi mới tạm ổn. Lúc đó, mùa mưa cũng chính thức bắt đầu.
   Về mùa mưa, vì ngại gõ nên xin trích lại một đoạn trong “Hành trình đến…”:
   Chẳng hiểu vì lẽ gì mà mùa mưa năm nay ở Tây Huế lại đến sớm hơn mọi năm. Mới sang tháng Tám mà đã có dấu hiệu bắt đầu mùa mưa, bầu trời thường ngày trong xanh đã chuyển sang màu xám xịt, những đám mây đen mọng nước nặng nề như muốn sà thấp xuống núi rừng báo hiệu một mùa mưa dữ dội. Nhìn lên bầu trời u ám ấy những người đã sống và chiến đấu lâu năm ở chiến trường Trị Thiên đều lắc đầu ngán ngẩm- mùa mưa đối với họ là nỗi ám ảnh khôn nguôi- đó là đói, là rét, là địch nống ra, là lũ quét, là tắc đường, là sốt rét… và trăm thứ bà rằn khác nữa mỗi khi mùa mưa đến. So với các chiến trường khác mùa mưa ở Trị Thiên dai dẳng và dữ dội hơn nhiều. Chả thế mà bộ đội ta có câu: “Bao giờ mùa nắng, Ta thắng Mỹ thua, Còn đến mùa mưa, Ta thua Mỹ thắng…”
Tại sao vậy? Câu trả lời đầu tiên là do địa thế.
   Mưa chẳng qua chỉ là do hơi nước từ đại dương bốc lên khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành những giọt nước và rơi xuống rồi lại theo sông suối về với đại dương và tiếp tục cuộc tuần hoàn vô tận của mình. Như vậy để có mưa phải hội tụ cả hai yếu tố- đó là hơi nước và không khí lạnh, thiếu một trong hai thứ đó sẽ chẳng có mưa và hai thứ đó càng nhiều, càng hội tụ thì mưa cũng sẽ càng nhiều, càng lớn. Hai thứ đó đều có và có rất nhiều ở một nơi như Tây Nam Huế.
   Nhìn vào bản đồ Việt Nam- dải Trường Sơn với chiều cao trung bình gần hai nghìn mét như một bức trường thành nằm ở phía Tây, nó ép những làn gió lạnh của khối cao áp phương Bắc tràn về chạy dọc theo sườn Đông của nó, khi gặp áp thấp mang đầy hơi nước theo những làn gió Đông Nam từ đại dương thổi vào sẽ tạo thành mưa. Càng vào miền Trung Trường Sơn càng lấn ra gần biển, cao áp phương Bắc và thấp áp đại dương càng dễ có điều kiện hội tụ với nhau và càng dễ gây mưa, giá như không có cái đèo Hải Vân thì lượng mưa sẽ rải đều xuống dưới. Nhưng Trường Sơn lại tham lam quá, nó chồm hẳn ra biển bằng dãy Bạch Mã với con đèo Hải Vân cao ngất, cao áp Bắc phương chạy theo sườn Đông của nó đến đây bị chặn lại tạo thành vùng quẩn, trong khi đó gió biển đầm đìa hơi nước vẫn hào phóng thổi vào làm cho nơi này trở thành cái “rốn mưa”. Thế cho nên khi ở ngoài Bắc là mùa Đông thì nơi này là mùa mưa, và cứ mỗi đợt gió mùa Đông Bắc bổ sung thì ở đây mưa lại to hơn một ít.
   Ngoài ra, còn một lý do khác! Nghe nói hững nhà cầm quân người Mỹ đã biết mùa mưa đáng sợ thế nào đối với Quân giải phóng nên luôn coi nó là đồng minh, và vì thế với sức mạnh của một nền khoa học hàng đầu thế giới đã nghiên cứu chế tạo ra một thứ hoá chất gây mưa đem rải xuống nơi đây để kích thích cho những cơn mưa dữ dội hơn, cho mùa mưa kéo dài hơn. Không biết thực hư thế nào nhưng quả thật những năm cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 mùa mưa ở đây dai dẳng và khốc liệt nhất trong lịch sử.
   Cứ thế- ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác suốt mấy tháng trời, mưa đến thối đất thối cát, mưa làm ẩm mốc mọi thứ, mưa biến suối thành sông, biến sông thành đại trường giang, quần áo chẳng có chỗ phơi phải hong trên bếp lửa lúc nào cũng khét mù mùi khói, mưa làm sạt núi lở đường, mọi hoạt động vận tải cơ giới trên các tuyến đường bị đình trệ, tất cả phải thay bằng đôi vai… Trong màn mưa dai dẳng ấy chỉ có lũ muỗi, vắt là nhởn nhơ, còn con người như cũng nát nhủn ra.
   Nhân đây cũng nhờ các quê thẩm định giúp chuyện người Mỹ có dùng hóa chất gây mưa trong CTVN hay không?
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #515 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 09:02:12 pm »

   
   Ngoài ra, còn một lý do khác! Nghe nói hững nhà cầm quân người Mỹ đã biết mùa mưa đáng sợ thế nào đối với Quân giải phóng nên luôn coi nó là đồng minh, và vì thế với sức mạnh của một nền khoa học hàng đầu thế giới đã nghiên cứu chế tạo ra một thứ hoá chất gây mưa đem rải xuống nơi đây để kích thích cho những cơn mưa dữ dội hơn, cho mùa mưa kéo dài hơn. Không biết thực hư thế nào nhưng quả thật những năm cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 mùa mưa ở đây dai dẳng và khốc liệt nhất trong lịch sử.
 Nhân đây cũng nhờ các quê thẩm định giúp chuyện người Mỹ có dùng hóa chất gây mưa trong CTVN hay không?
Có đây bác quê ạ:
http://www.thethaovanhoa.vn/306N20090420094815393T132/nguoi-linh-truong-son-ky-cong-trong-lich-su-chien-tranh-bai-1.htm
Chiến tranh bằng mưa không phải là giả định mà là một phát minh kỹ thuật của Mỹ hòng ngăn chặn, đánh phá đường Hồ Chí Minh và lập tức được Lầu Năm Góc áp dụng vào năm đầu của thập kỷ 70. Người ta ném vào trong mây vô số những tinh thể chất muối Iốt bạc để gây nên những trận mưa nhiều hơn mức bình thường. Trong những đám mây đó còn có hóa chất ăn mòn kim loại, xe cộ và các phương tiện bằng sắt khác.
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #516 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 03:21:57 pm »

   
   Ngoài ra, còn một lý do khác! Nghe nói hững nhà cầm quân người Mỹ đã biết mùa mưa đáng sợ thế nào đối với Quân giải phóng nên luôn coi nó là đồng minh, và vì thế với sức mạnh của một nền khoa học hàng đầu thế giới đã nghiên cứu chế tạo ra một thứ hoá chất gây mưa đem rải xuống nơi đây để kích thích cho những cơn mưa dữ dội hơn, cho mùa mưa kéo dài hơn. Không biết thực hư thế nào nhưng quả thật những năm cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 mùa mưa ở đây dai dẳng và khốc liệt nhất trong lịch sử.
 Nhân đây cũng nhờ các quê thẩm định giúp chuyện người Mỹ có dùng hóa chất gây mưa trong CTVN hay không?
Có đây bác quê ạ:
http://www.thethaovanhoa.vn/306N20090420094815393T132/nguoi-linh-truong-son-ky-cong-trong-lich-su-chien-tranh-bai-1.htm
Chiến tranh bằng mưa không phải là giả định mà là một phát minh kỹ thuật của Mỹ hòng ngăn chặn, đánh phá đường Hồ Chí Minh và lập tức được Lầu Năm Góc áp dụng vào năm đầu của thập kỷ 70. Người ta ném vào trong mây vô số những tinh thể chất muối Iốt bạc để gây nên những trận mưa nhiều hơn mức bình thường. Trong những đám mây đó còn có hóa chất ăn mòn kim loại, xe cộ và các phương tiện bằng sắt khác.

   Về phần mình thì cũng qua các thông tin như thế này mới biết chuyện ấy. Tuy nhiên, giá như có các tài liệu xác thực hơn thì sẽ khẳng định được tính chĩnh xác của nó. Còn trong thực tế mình nhận thấy: sau khi Mỹ chịu ký HĐ Pa- ri và rút đi thì các mùa mưa năm 73 và 74 dễ chịu hơn hẳn, số ngày mưa cũng như lượng mưa giảm hẳn so với năm 72. Hồi ấy, mới vào CT nên bọn mình thấy rất lạ: có những đợt nó mưa hàng tháng luôn, lúc nào cũng có nước trên trời rơi xuống, không ào ào như trút thì lại lộp độp, tý tách vài giọt. Khủng khiếp lắm Grin

   Và mùa mưa đã chính thức bắt đầu!   
   Chỉ sau một ngày đêm mưa liên tục, con suối chảy qua đơn vị tôi đã trở thành một con sông thật sự. Nước dềnh lên ngập hai bờ và chảy băng băng đầy vẻ hung dữ. Có vẻ như cái gì ném xuống đó cũng bị cuốn phăng đi. Những chỗ bằng phẳng hai ven bờ suối thường ngày chúng tôi vẫn đánh tranh hay ngồi chơi nay cũng ngập cả. Cả cái bếp trung đội cũng chìm luôn dưới nước.
   Thiệt hại đầu tiên do mùa mưa gây ra của trung đội tôi là 3 thùng lương khô. Chả là ngay sau khi sáp nhập vào dT408 của B4 thì quân khu cho người xuống điểm nghiệm toàn bộ những gì chúng tôi mang theo để “sung công”. Quả thật hồi ấy hành quân vào, vì có phương tiện nên chúng tôi chở theo kkha khá LT, TP. Không hiểu lúc bắt đầu đi chúng tôi được mang theo tiêu chuẩn mấy tháng hay là cũng được ưu tiên đi độc lập nên xe nào cũng chất ngất một đống sau tháp pháo đủ các thứ: gạo, thịt hộp, lương khô, đường, sữa, bột trứng, đậu xanh. Hôm nghỉ ở Rừng Thông BT 42 lại cho thêm một ít… nên lúc vào đến nơi chúng tôi cũng khá dư dật. Bây giờ quân khu kiểm tra và tuyên bố: “Đó là của quân khu gửi đơn vị giữ. Tuyệt đối không được sử dụng. Từ giờ trở đi hưởng theo chế độ chung của QGP toàn mặt trận. Trước mắt là 6 lạng gạo/ ngày; 7 lạng muối+ 70 g mỳ chính/ tháng; các thứ khác có thì cấp, không thi thôi”. Đang “phè phỡn” mà chỉ được như thế nên hậu quả nhãn tiền là mấy ngày sau chúng tôi đói vàng cả mắt ra.
   Đánh hơi được nguy cơ nên khi đoàn đang KT các trung đội đều giấu bớt được một số thứ. Trung đội tôi giấu được 2 bao gạo, 1 bao đường 25 kg và 3 thùng lương khô. Để cho chắc ăn, sau khi đoàn KT đi rồi thì gạo mang về chia ra các xe, riêng 3 thùng lương khô thì vùi trong một căn hầm chữ A bên cạnh bếp nuôi quân (ở đây chúng tôi ăn theo b) dưới bờ suối. Khi nước lên ngập tũm cả hầm thì cũng chủ quan cho rằng thùng kín, chẳng sao đâu nên mấy hôm sau nước rút mới sờ đến. Nào có ai ngờ mấy thùng lương khô đó đã bị thủng vài lỗ nên nước ngấm vào. Ngâm nước mấy ngày bây giờ các phong lương khô trương lên và bốc mùi chua loét không thể nào nuốt được. Mặc dù tiếc đứt ruột nhưng rồi anh Thanh, anh Hòa vẫn phải đi đến quyét định: “Vứt đi”. Nhưng các bác ấy vừa mới quăng được 3, 4 phong xuống suối thì thằng Ngừng pháo hai xe 724 vội gào lên: “Không được vứt”. Ngay sau đó nó nhảy ùm xuống suối bơi theo vớt hết lên. Thằng này quê Gia Lộc, HH. Ở nhà chuyên đi đánh lưới trộm nên nó bơi giỏi lắm. Lên đến bờ, răng vẫn còn đánh lập cập, nó bảo: “Của ngọc thực. Vứt đi phải tội chết. Các anh cứ để đấy cho tôi”. Sau đó nó bảo mọi người bóc hết vỏ ra và bóp vụn cho thành bột. Huy động tất cả ni- lon, tăng rải ra cho ráo bớt thì cho vào nồi sấy. Dần dần cái thứ bột ấy cũng khô nhưng mùi vẫn khá là khó chịu. Tuy nhiên, để vài hôm rồi cũng bớt mùi, nó cho vào túi ni lôn gói lại cất đi- chắc đây là cái võ làm thính mồi cá hồi nó còn ở nhà. Sau này mới thấy giá trị của nó. Trong những đêm mưa rừng vừa đói, vừa rét lấy một ít bột đó, thêm tý đường nấu một nồi chè cũng thấy ấm lòng ra phết.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #517 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:06:42 pm »

Tuy nhiên, giá như có các tài liệu xác thực hơn thì sẽ khẳng định được tính chĩnh xác của nó.

Dạ, có đây ạ.

http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Popeye

Trích dẫn
Starting on March 20, 1967 and continuing through every rainy season (March to November) in Southeast Asia until 1972, operational cloud seeding missions were flown. Three C-130 aircraft and two F4-C aircraft based at Udorn Royal Thai Air Force Base Thailand flew two sorties per day. The aircraft were officially on weather reconnaissance missions and the aircraft crews as part of their normal duty generated weather report information. The crews, all from the 54th Weather Reconnaissance Squadron, were rotated into the operation on a regular basis from Guam. Inside the squadron, the rainmaking operations were code-named "Motorpool".

The initial area of operations was the eastern half of the Laotian panhandle. On 11 July 1967, the operational area was increased northward to around the area of the 20th parallel and included portions of far western North Vietnam. In September 1967, the A Shau Valley in South Vietnam was added to the operational area. Operations over North Vietnam were eliminated on April 1, 1968 concurrent with conventional bombing restrictions being put into effect. The southern region of North Vietnam was added to the operational area on September 25, 1968 and then removed on November 1st of that year concurrent with a halt to conventional bombing of North Vietnam. In 1972, most of northeastern Cambodia was added to the operational area.

All rainmaking operations ceased on July 5, 1972.

Bắt đầu từ 20/03/1967, liên tục trong các mùa mưa (từ tháng 3 tới tháng 11) đến 1972 tại Đông Nam Á, các phi vụ gây mưa đã được thực hiện. Ba chiếc C-130 và hai F-4 từ sân bay Udorn, Thái Lan thực hiện hai phi vụ mỗi ngày. Trên giấy tờ, họ làm nhiệm vụ theo dõi thời tiết, và phi hành đoàn, trong khuôn khổ nhiệm vụ, cũng đã gửi các báo cáo thời tiết. Nhân lực cho các phi vụ này, tất cả thuộc Tiểu đoàn Không quân Thời thám 54, được lưu chuyển đều đặn tới từ Guam. Trong nội bộ tiểu đoàn, các phi vụ gây mưa được mang mật danh "Motorpool" (Đội xe).

Khu vực gây mưa lúc đầu là nửa phía tây của vùng cán xoong tại Lào.Từ 11/07/1967, vùng hoạt động mở rộng về phía bắc tới gần vĩ tuyến 20, gồm cả một số phần phía viễn tây tại Bắc Việt Nam.  Tháng 9/1967, thêm thung lũng A Sầu. Các phi vụ gây mưa tại Bắc Việt Nam chấm dứt ngày 01/04/1968 cùng với lệnh hạn chế ném bom nước này. Vùng hoạt động được thêm phần nam Bắc Việt Nam từ ngày 25/09/1968, sau đó chấm dứt ngày 01/11/1968 cùng với lệnh chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam. Năm 1972, phần lớn vùng Đông Bắc Cam-pu-chia được thêm vào vùng hoạt động.

Tất cả các phi vụ gây mưa chấm dứt ngày 05/07/1972.

Có thể tham khảo thêm

Biên bản Điều trần của Quốc Hội Mỹ về việc tiến hành chiến tranh thời tiết.

Bọn Mỹ còn gọi những vụ này là "Làm bùn, đừng làm chiến tranh" ("Make mud, not war") nhại câu "Làm tình, đừng làm chiến tranh" ("Make love, not war") của tụi híp-pi.



Đây là trang hồi ký của Hội Không Thời Thám Mỹ, trong đó có Tiểu đoàn Không quân Thời Thám 54.

Máy bay Mỹ đang thực hiện phi vụ gây mưa.



Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn kỷ niệm phi vụ thứ 500.



Bộ phun i-ốt bạc gắn trên WC-130








Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #518 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:21:19 pm »

Xin cảm ơn quê altus!
Thật ra từ trước đến nay mình chỉ được "nghe nói" thế. Còn từ hôm nay thì đã biết chính xác về chuyện này rồi.
Phải công nhận các quê tài thật!
Nhưng quê ơi! Tên quê đọc theo tiếng Việt là gì? Ăn Tất có được không  HuhGrin
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #519 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:26:30 pm »

Nhưng quê ơi! Tên quê đọc theo tiếng Việt là gì? Ăn Tất có được không  HuhGrin

Tất thế nào được chú? Các chuyên gia đều thống nhất là Tút cả bác ạ. Thôi không có chữ sờ là may rồi.   Wink

Cái bọn Không quân Trinh sát Thời tiết này cháu dịch bừa là Thời thám. Dịch là Không quân Trinh tiết nghe nó cứ thế nào...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM