Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:41:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sưu tầm thơ thiếu nhi... ngày xưa  (Đọc 450929 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #170 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2014, 10:50:53 am »

Gọi là tí xíu
Mà chẳng bé đâu
Tí biết lấy rau
Mang về cho lợn
Tí biết nấu nướng
Hai bữa cơm canh
Tí còn nhờ ông
Pha thanh tre cật
Tí ngồi Tí vót
Được 10 cây chông
Gửi đồn biên phòng
Đánh quân cướp nước.

Bất ngờ với tác giả “Tí xíu”- nhà văn Ngô Văn Phú

YÊN KHƯƠNG


Đến thăm nhà văn Ngô Văn Phú, tác giả của “Mây và bông” (SGK lớp 1) và “Tí xíu” (SGK lớp 2), (chưa kể “Con voi ở công viên Thủ Lệ” (SGK lớp 9) được ông kể cho nghe mới biết hai tác phẩm được đưa vào SGK của ông cũng có những kỷ niệm thật thú vị. “Bài ‘Mây và bông’ của tôi thường vẫn bị “giật tít” thành “Bông và mây” và thường cho đó là bài ca dao nên không đề tên tác giả… Còn bài ‘Tí xíu’ thì bị chữa nhiều khi đưa vào SGK…”- ông nói.

* “Mây và bông” chứ không phải “Bông và mây”

Bài thơ “Mây và bông” tôi viết khi về nông trường Tam Đảo. Đến đây, tôi được ngắm nhìn những cánh đồng bông “trắng như mây” và thấy rất đẹp do các đơn vị bộ đội ở khu V, khu VI Nam Trung Bộ chuyển ngành đem trồng ở chân núi, từ đó tứ bật ra và viết hoàn chỉnh.

Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Những cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
 
Sau khi bài thơ này viết xong tình cờ có một cuộc thi ca dao của của báo Văn học (nay là báo Văn Nghệ) tôi gửi dự thi luôn và đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) năm 1962. Đến năm 1963 “Mây và bông” được đưa vào SGK lớp 1. Chỉ có điều, không hiểu sao khi đưa vào SGK dưới bài thơ họ không đề tên tác giả.

Nhiều bạn, đọc “Mây và bông” xong vẫn cất lời khen bài “ca dao” ấy hay. Tôi chỉ cười và nghĩ chắc là do bài thơ ấy tham dự cuộc thi ca dao và cũng đậm chất ca dao nên mọi người chỉ nhớ nó theo thể loại chứ không nhớ tác giả. Sau này, ở những lần tái bản SGK đã in tên tác giả. Nhưng có điều, nhiều báo, tạp chí và bây giờ là mạng internet khi in lại bài “Mây và bông” của tôi họ cứ tự ý “giật tít” “Mây và bông” thành “Bông và mây”.

Câu: “Những cô má đỏ hây hây/ Đội bông như thể đội mây về làng” bị chữa lại thành “Mấy cô má đỏ hây hây/ Gánh bông như thể gánh mây về làng”. Cái từ “gánh” đúng là nó đúng với sự thật ngoài đời khi các cô, và có cả các anh nữa ở các nông trường sau khi hái bông thường sẽ gánh về. Nhưng như thế thì hình tượng không đẹp, không hợp với “Trên trời mây trắng như bông”. Phải “đội bông như thể đội mây” mới đẹp, mới ấn tượng và gợi hình ảnh”…(Về sau đã sửa lại đúng là “đội bông”.

Đặc biệt hơn là khi tôi đi đến các nông trường trồng bông không hiểu sao thấy mình lại được yêu quý đến thế. Tìm hiểu mới biết, hết nông trường này đến nông trường khác cứ tưởng bài “Mây và bông” là tôi viết về nông trường của họ. Thậm chí bài thơ “Mây và bông” còn được một nông trường trồng bông ghi vào bên cạnh bảng thành tích.

* Bài “Tí xíu” bị chữa nhiều khi đưa vào SGK

Ở quê tôi, xã Nam Viêm, Mê Linh ngày xưa những đứa trẻ chịu khó lắm! Chúng chăm làm từ khi mới 7 – 8 tuổi. Nói chung là chúng làm đủ thứ, làm bất kể việc gì giúp được cha mẹ. Cứ thế những hình ảnh bọn trẻ cứ dội vào tâm thức tôi những xúc cảm thiết tha đối với chúng. Lại nhớ thời các em học sinh tham gia vót chông do nhà trường vận động năm 1979. Nhìn những đứa trẻ tay dao tay tre vót nhanh thoăn thoắt với một niềm hứng khởi lạ kỳ tôi đã không kìm được cảm xúc: 


Gọi là tí xíu
Mà chẳng bé đâu
Vớt bèo trong ao
Đem về cho lợn
Tý biết nấu nướng
Hai bữa cơm canh

Ngắt lá dứa xanh
Tý làm chong chóng
Nhà cửa sạch bóng
Sách vở gọn gàng

Chăn bò, dỗ em
Việc gì cũng giỏi…
Tý xíu tý xíu
Mà chẳng bé đâu!

 Sau này bài thơ được đưa vào SGK lớp 2, nhưng tôi không biết ai đã “chữa dùm” bài thơ “Tí xíu” như thế này:

Gọi là tí xíu
Mà chẳng bé đâu
Tí biết hái rau
Mang về cho lợn
Tí biết nấu nướng
Hai bữa cơm canh
Tí còn nhờ ông
Pha thanh tre cật
Tí ngồi tí vót
Được mười cây chông
Gửi đồn biên phòng
Đánh quân cướp nước

Tôi không nói gì về việc người khác chữa thơ tôi. Tôi đoán người ta chữa để cho có tính giáo dục hơn, qua đó thấy được ý nghĩa tuổi nhỏ các em làm đối với việc bảo vệ đất nước lúc bấy giờ…

Tuy nhiên, chọn bài thơ “Tí xíu” đưa vào SGK với tôi chưa chuẩn lắm. Nói thực tôi có nhiều bài hay hơn thế . Ví dụ bài “Cua đồng” chẳng hạn:

Áo nâu và áo tím
Lúc thụt vào nhô ra
Làng cua trong bờ cỏ
Mỗi con xây một nhà
 
Mắt thấp là mặt đất
Mà nhìn thấu đục trong
Tưởng mình là hiệp sĩ
Xách gươm đi dọc đồng…

Bài thơ như tôi vừa dẫn đó nó gần gũi với thiếu nhi hơn, hình tượng cũng hoạt hơn. Tôi dám chắc nhiều trẻ em sống ở thành phố rất khó tưởng tượng về những cái gần gũi với thiên nhiên, nông thôn nếu không muốn nói là chúng rất ít hoặc không tiếp xúc với những thứ thuộc về nông thôn. Tôi lấy ví dụ, một ông bạn tôi phàn nàn rằng cháu ông đi học được cô giáo giao về nhà bài tập làm văn hãy tả hình dáng con bò nhưng nó chịu không thể tượng tượng con bò nó như thế nào ngoài đời thực. Một số bạn bè nó khuyên lên mạng internet seach tìm nhưng vì trên mạng cũng chỉ toàn bò bằng hình ảnh nên đích thân ông phải đưa nó ra ngoại thành thành phố để đi ngắm bò.

Nguồn: Thể thao & Văn hóa
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #171 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 10:16:24 pm »

   Đồng hồ báo thức

  Bác kim giờ thận trọng
  Nhích từng li, từng li
  Anh kim phút lầm lì
  Đi từng bước, từng bước.
  Bé kim giây tinh nghịch
  Chạy vút lên trước hàng
  Ba kim cùng tới đích
  Rung một hồi chuông vang.
 
                Hoài Khánh
 


bn nhớ có bài "Đồng hồ quả lắc" trong sách tập đọc hồi trước cải cách. Có câu như sau:

Đồng hồ quả lắc
Tích tắc tích tắc
Kim ngắn chỉ giờ
Kim dài chỉ phút

....
Đồng hồ luôn nhắc
Học chơi ăn ngủ
Đúng giờ đúng giấc
....

Nhờ các bác bổ sung và hiệu đính


ĐỒNG HỒ QUẢ LẮC

Tích tắc tích tắc
Đồng hồ quả lắc
Tích tắc đêm ngày
Tích tắc tích tắc
Đồng hồ luôn nhắc
Kim ngắn chỉ giờ
Kim dài chỉ phút
Tích tắc tích tắc
Thì giờ vùn vụt
Đi tựa tên bay
Không phí một giây
Em chăm chỉ học

(lớp 2)
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Linhkhue
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #172 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2014, 10:56:41 pm »

Em rất thích bài thơ này .
Nghe trẻ con đọc rất dễ thương Kiss

Con yêu Mẹ bằng ông trời.

- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ

- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!

- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ

- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó

- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

Nguồn: Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất, Nxb Tác phẩm mới, 1978
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #173 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2016, 06:55:45 pm »

Đón chào ngài Obama, đọc chơi lại Trần Đăng Khoa 1969.

Trong sách Tập đọc lớp 1 cũng như các văn bản khác sau 1995, cụ thể trong "Tuyển thơ Trần Đăng Khoa", Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1999 được Trần Đăng Khoa coi là chuẩn văn bản của thơ mình hay trong "Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời", Nxb Văn hóa dân tộc, 1999:

Kể cho bé nghe

Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích choè
Hay múa xập xoè
Là cô chim trĩ...

Bản 1969 được đăng trong sách Tập đọc lớp 1 cũng như các văn bản khác trước 1995:
Bài này đúng ra phải để bên Kiến thức quốc phòng, nhưng thôi, kẻo cháu nó lạc đàn.

Hay nói ầm ĩ

Là con vịt bầu

Hay hỏi đâu đâu

Là con chó vện

Hay chăng dây điện

Là con nhện con

Ăn no quay tròn

Là cối xay lúa

Mồm thở ra gió

Là cái quạt hòm

Không thèm cỏ non

Là con trâu sắt

Rồng phun nước bạc

Là chiếc máy bơm

Dùng miệng nấu cơm

Là cua, là cáy

Bắn tàu Mỹ cháy

Là khẩu súng trường

Người em yêu thương

Là chú bộ đội

Chăm ngoan học giỏi

Là bạn thiếu nhi

Ngu xuẩn nhất nhì

Là tổng thống Mỹ!


Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM