Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:26:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 208 câu đố vui lịch sử ... không có thưởng  (Đọc 274899 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #130 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 08:22:03 pm »

Câu 85: Vị vua nào có tôn hiệu dài nhất?
Vua Lý Thái Tổ được cho là vị vua có tôn hiệu dài nhất Việt Nam: "Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế".

Tôn hiệu của Lý Thải Tổ có 52 chữ nhưng ông không phải là người có tôn hiệu dài nhất mà đó là :

Lý Thái Tông là vị vua có tôn hiệu dài nhất. Nếu xét theo tôn hiệu đặt lần đầu thì ông kém vua cha của mình là Lý Thái Tổ 2 chữ, nhưng nếu xét gộp các lần đặt tôn hiệu thì Lý Thái Tông là vị vua có tôn hiệu dài nhất. Ngay sau khi lên ngôi, tôn hiệu của ông là: Khai thiên thống vận tôn đạo quý đức thánh văn quảng vũ sùng nhân thượng thiện chính lý dân an thần phù long hiện thể nguyên ngự cực ức tuế công cao ứng chân bảo lịch thông huyền chí áo hưng long đại định thông minh từ hiếu hoàng đế. Tất cả có 50 chữ. Đến tháng 6 năm Kỷ Mão (1039) lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Kim dũng ngân sinh, Nùng bình phiên phục. Tháng 11 năm Giáp Thân (1044) vua lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Thánh đức thiên cảm, tuyên uy thánh võ. Như vậy tôn hiệu của Lý Thái Tông có tổng cộng 66 chữ.
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #131 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 08:32:03 pm »

Câu 89: Ai là người Việt Nam đầu tiên soạn từ điển?
Có lẽ là Lê Quý Đôn? Lê Quý Đôn làm xong "Vân đài loại ngữ" vào năm 1773. Đây được coi là một bộ bách khoa toàn thư (từ điển?) đầu tiên ở Việt Nam
Bổ sung: Có bằng chứng cho thấy có người Việt tham gia vào việc soạn từ điển chữ quốc ngữ của hai Linh mục Antonio Barbosa và Gasparo d'Amiral khi hai ông biên soạn tự điển An Nam - Bồ Đào Nha từ năm 1638-1645. Ngoài ra, ngày nay tại văn khố Dòng Tên ở La Mã còn có 2 tài liệu viết tay của 2 người Việt, đó là Igesico Văn Tín và Bento Thiện vào ngày 12-9-1659.
Link: http://chimviet.free.fr/vanhoc/phuctrun/phul050.htm

Tuy vậy, nói rằng người Việt soạn từ điển (tác giả chính) chữ quốc ngữ giai đoạn này theo em là không đúng. Vậy nên câu trả lời của em vẫn là Lê Quý Đôn.

Bác Nguyen trả lời đúng câu 86, 87, 88

Câu 89: Người soạn từ điển đó là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái chúa Trịnh Tráng. Bà chính là người có 4 con với chồng trước sau được gả cho Lê Thần Tông (bác dâu gái lấy cháu chồng, lại hơn đến 12 tuổi)
Chắc cũng vì thấy trái luân thường nên chỉ ít lâu sau bà đi tu ở chùa Bút Tháp, cũng tại đây bà biên soạn cuốn "Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa" gần 3000 câu vừa bằng chữ Hán vừa bằng chữ Nôm, chia làm 40 chương thuộc các lĩnh vực thiên văn, địa lý, âm nhạc.v.v.v. Cuốn sách này viết theo thể thơ để mọi người dễ thuộc, giải nghĩa các kiến thức xã hôi, tự nhiên...Ví dụ đoạn nói về các giống lúa:
"Lương canh: lúa tám thơm tho
Lai mạch: lúa sớm rủ câu đen vàng
Lục mạch: chín trước tưng bừng
Hoàng vân: lúa hỗ thức vàng tựa mây..."
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #132 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2009, 08:35:25 pm »

Câu 90: Đố các bác nhà Lý có bao nhiêu vua?  Grin
Nếu không tính Lý Chiêu Hoàng là vua thì nhà Lý có 8 vua: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông
Bác Nguyen nên cảnh giác. cái mặt cười Grin này của bác Tre đáng ngờ lắm. Em đoán lão định tính cả ông Nguyên Vương vào danh sách các vua triều Lý nữa.
Tháng 3 năm Giáp Tuất, khi Lý Huệ Tông chạy khỏi kinh thành Thăng Long, Trần Tự Khánh đón con vua Lý Anh Tông là Huệ Văn Vương lên ngôi, cải niên hiệu là Càn Ninh, hiệu là Nguyên Vương. Sau đến năm 1216, đón được Huệ Tông về thì Huệ Văn Vương bị phế, đến năm 1221 ông này chết. Nếu tính cả ông này và Lý Chiêu Hoàng thì nhà Lý có 10 vị vua.

 Grin hehehehe, các bác kể vẫn thiếu mất một người nữa, đó là Lý Thầm

Lý Thầm là hoàng tử, con vua Lý Cao Tông, ông sinh tháng 8 năm Nhâm Tuất (1202) trở thành vua ở một hoàn cảnh đầy biến động trong cung đình nhà Lý. Khi Lý Cao Tông giết oan Phạm Bỉnh Di nên bộ tướng của ông là Quách Bốc tức giận đem quân làm loạn. Vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy Hóa Giang (nay thuộc Phù Thu, Yên Bái), Quách Bốc vào cung tôn hoàng tử Thầm lên ngôi tháng 7 năm Kỷ Tị (1209). Sau đó dựa vào lực lượng họ Trần, Lý Cao Tông trở về Thăng Long, không thấy sử sách chép về số phận của Lý Thầm ra sao
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #133 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 12:07:26 am »

Suy ra Trạng Quỳnh chửi vua là vào khoảng 1720-1729 ... từ đó kết hợp với truyện Trạng Quỳnh sẽ có thể  suy ra 1 đống thứ ngang với cụ Lê Mạnh Thát...
Các thông tin bác lonesome cung cấp chưa cho thấy cơ sở gì để suy ra Trạng Quỳnh chửi ông vua này.
Em bổ sung cho bác vậy.
Quỳnh vốn thích đùa, lại thêm trong bụng không ưa nhà vua là kẻ hay nghe lời gièm nịnh của đàm ô quan trong triều. Một hôm bèn nghĩ cách cho nhà vua một vố.
Sáng sớm hôm ấy, Quỳnh bảo gia nhân ra chợ nói với các nhà hàng thịt rằng có sứ Tàu sang chơi, triều đình chuẩn bị làm tiệc rất to để khoản đãi nên nhà vua sai mình ra chợ dặn các hàng thịt không được bán cho ai nữa. Tất cả thịt ở chợ - heo, bò, gà, chó... cứ việc đem mà sắt vụn ra sẵn, đến trưa sẽ có người ra lấy hết.
Các chủ hàng thịt hí hửng, tưởng là được một mẻ khá, thi nhau thái thịt vụn ra rồi ngồi chờ. Nhưng chờ mãi cho đến trưa cũng chả thấy ai, cho tới khi trời đã xế chiều vẫn chẳng thấy ma nào ra lấy thịt. Có kẻ tức quá bèn tìm đến tận nhà Quỳnh mà hỏi cho ra lẽ. Quỳnh nói với họ:
Chắc là ai muốn chơi sỏ tôi, làm hại các bác đấy thôi chứ có tiệc tùng gì đâu nào? Ðã thế, các bác cứ việc lôi những ai "Bảo thái" ra mà chửi cho đỡ tức!
Các chủ hàng thịt không biết tên kẻ đã bảo họ thái thịt, đành nén hơi gào lên chửi. Anh nọ bảo chị kia:
Chửi đi! Kéo cả mồ mả nhà nó lên mà chửi. Cha nó chứ! Cái thằng "Bảo Thái"


Bài của bác thiếu chỗ "Bảo Thái là niên hiệu nhà vua được nghe một bữa chửi no đến mấy đời, mà không làm gì được." hoặc "Bảo thái là niên hiệu vua Lê Dụ Tông (1720-1726). Thành thử vua bị chửi một bữa inh cả phố. "
Truyện Trạng Quỳnh - Xiển Bột tớ đọc từ 1985-1986, nhai suốt hơn 20 năm nay nên chắc chắn là Trạng chửi vua này.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #134 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 12:11:23 am »

Câu 89: Ai là người Việt Nam đầu tiên soạn từ điển?
Có lẽ là Lê Quý Đôn? Lê Quý Đôn làm xong "Vân đài loại ngữ" vào năm 1773. Đây được coi là một bộ bách khoa toàn thư (từ điển?) đầu tiên ở Việt Nam
Bổ sung: Có bằng chứng cho thấy có người Việt tham gia vào việc soạn từ điển chữ quốc ngữ của hai Linh mục Antonio Barbosa và Gasparo d'Amiral khi hai ông biên soạn tự điển An Nam - Bồ Đào Nha từ năm 1638-1645. Ngoài ra, ngày nay tại văn khố Dòng Tên ở La Mã còn có 2 tài liệu viết tay của 2 người Việt, đó là Igesico Văn Tín và Bento Thiện vào ngày 12-9-1659.
Link: http://chimviet.free.fr/vanhoc/phuctrun/phul050.htm

Tuy vậy, nói rằng người Việt soạn từ điển (tác giả chính) chữ quốc ngữ giai đoạn này theo em là không đúng. Vậy nên câu trả lời của em vẫn là Lê Quý Đôn.

Bác có thích đọc cuốn Sách Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 bản in trước 1975 (của LM Đỗ Quang Chính) không, tớ scan lên cho vài trang?
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #135 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 12:40:58 am »

Lục mãi mới thấy: http://5nam.ttvnol.com/tiengviet/178759.ttvn

XIn gửi trước cho các bác xem bức thư của Igesico Văn Tín gửi cho Linh mục Martini ngày 12-9-1659. Em sẽ có bài viết cụ thể hơn về bức thư này.
Scan từ trong cuốn Lịch Sử chữ Quốc Ngữ 1620-1659 của Linh mục Đỗ Quang Chính - Sai Gòn 1972 nên chât lượng không tốt. Các bác thông cảm
Thân chào


Logged
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #136 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 02:22:26 am »

Bác có thích đọc cuốn Sách Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659 bản in trước 1975 (của LM Đỗ Quang Chính) không, tớ scan lên cho vài trang?
Èo, bác không bảo trước đây là chữ quốc ngữ thì em nhìn qua lại tưởng tiếng nước ngoài. Ông này viết chữ bay bướm quá.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #137 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 04:59:40 am »

Câu 91: Hoạn quan nào được sử nhắc tới lần đầu tiên?
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #138 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 06:57:53 am »

Câu 89: Người soạn từ điển đó là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái chúa Trịnh Tráng. Bà chính là người có 4 con với chồng trước sau được gả cho Lê Thần Tông (bác dâu gái lấy cháu chồng, lại hơn đến 12 tuổi)
Chắc cũng vì thấy trái luân thường nên chỉ ít lâu sau bà đi tu ở chùa Bút Tháp, cũng tại đây bà biên soạn cuốn "Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa" gần 3000 câu vừa bằng chữ Hán vừa bằng chữ Nôm, chia làm 40 chương thuộc các lĩnh vực thiên văn, địa lý, âm nhạc.v.v.v. Cuốn sách này viết theo thể thơ để mọi người dễ thuộc, giải nghĩa các kiến thức xã hôi, tự nhiên...Ví dụ đoạn nói về các giống lúa:
"Lương canh: lúa tám thơm tho
Lai mạch: lúa sớm rủ câu đen vàng
Lục mạch: chín trước tưng bừng
Hoàng vân: lúa hỗ thức vàng tựa mây..."

"Chi nam ngọc âm giải nghĩa" là cuốn từ điển cổ nhất Việt Nam, nhưng hiện nay việc xác định niên đại và tác giả của nó còn nhiều tranh cãi. Mời các bác tham khảo hai nguồn này:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=67092&ChannelID=10

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tintuc_chitiet.asp?TTID=196
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
nguyen
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #139 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 01:36:42 pm »

Câu 91: Hoạn quan nào được sử nhắc tới lần đầu tiên?
Hoạn quan đầu tiên được nêu tên trong sử lại là Lý Nhân Nghĩa.
Link: http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/phongtuc/hoanquan.htm
PS: Ơ, hôm nay em mới biết Lý Thường Kiệt từng là hoạn quan. Chính sử hình như không hề nhắc tới chi tiết này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM