Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:41:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 393572 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 03:27:25 pm »

 T-27 tại Kiev:
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #61 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 12:21:45 am »

20. T-28

 Xe tăng T-28 là loại xe tăng ba tháp pháo duy nhất được trang bị trong lực lượng vũ trang Liên Xô trong khoảng 10 năm trước chiến tranh. Công việc thiết kế được bắt đầu từ năm 1931 bởi phòng thiết kế dưới sự lãnh đạo của S.A.Gincbura. Mẫu thí nghiệm đã được chuẩn bị  vào cuối năm và trang bị pháo 45mm trên tháp pháo chính, nơi mà khi được đưa vào sản xuất hàng loạt sẽ được thay thế bằng pháo chính KT-28. Seri sản xuất của xe tăng được triển khai tại nhà máy Kirov, Leningrad. Gần tháng 5 năm 1933, nhà máy đã sản xuất được 12 T-28 và 10 chiếc trong số đó đã tham gia lễ duyệt binh chào mừng ngày mùng 1 tháng 5 tại Quảng trường đỏ. Vào tháng 8, xe tăng ba tháp pháo đã được trang bị cho lực lượng Hồng quân Công nông (RKKA). Tổng cộng có khoản 503 xe tăng kiểu này được sản xuất. Loại xe tăng này, cùng với T-35 đươc dùng cho việc đối đầu với các dòng thiết giáp được trang bị tốt của đối phương (thiết kế dành cho việc đấu tăng). Thân của dòng T-28 được hàn từ những lá thép cán có đố dày 20-30mm và được chia thành bốn phần. Vũ khí được phân bố trên ba tháp pháo. Ở tháp pháo chính giữa là pháo chính và súng DT 7,62mm, hai tháp pháo bên, mỗi tháp pháo được trang bị thêm một súng DT 7,62mm nữa. Xe tăng có bộ tổ hợp với những sự khác biệt mới. Trên bộ phận chính, nặng và trên tháp pháo có chỗ quay, được thực hiện bằng tay hoặc bằng thiết bị dẫn động chạy điện, có  hệ thống nâng để cho kíp xe thuận lợi hơn khi làm việc. Đạn pháo được bố trí tại buồng đạn có dạng thùng quay với 12 viên mỗi thùng. Chúng nằm dưới chỗ ngồi của trưởng xe và thông tin viên. Cấu tạo của bộ phận truyền động, được cấu thành từ hai cặp bánh xe nặng, đảm bảo sự ổn định của xe tăng khi vượt qua các chướng ngại vật phức tạp. Tại thời điểm gần chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, trong thành phần Hồng quân có 411 tăng T-28 với năm dạng biến thể mà sự khác biệt cơ bản nằm ở trang bị và độ bọc thép. Chúng lần lượt được gia tăng hỏa lực với sự thay thế pháo KT-28 nòng ngắn bằng pháo nòng dài L-10 và tăng cường súng máy hỗ trợ từ 4 lên 5. Từ năm 1939, theo mệnh lệnh của Voroshilov, phía sau tháp pháo chính bắt buộc phải trang bị súng DT. Súng máy này, được lính tăng Liên Xô gọi đùa là “voroshilov”. Vào năm 1940, có 13 xe tăng được sản xuất với tháp pháo chính hình nón. Khi đó, ngoài phần giáp bên ngoài của phiên bản sản xuất khi trước, xe tăng còn được tăng cường thêm mà chắn trên thân và tháp pháo. Tên của dòng xe này là T-28E. Khoảng vài chục chiếc T-28 được sử dụng cho mục đích thí nghiệm. Trên cơ sở của nó, đã phát triển ra nhiều chủng loại xe vận tải và xe cần cẩu. Trên thân xe được sử dụng trong việc chế tạo xe phòng không tự hành Su-8. Tổ hợp này được tiếp nhận trong hệ thống tự hành seri Su-14. Vào năm 1939, Liên Xô cho ra đời loại xe tăng T-28, trang bị hệ thống bánh chống mìn. Một số xe tăng được chuyển loại thành xe làm cầu IT-28.
 T-28 tham gia trong thời gian xung đột Liên Xô – Phần Lan. Và các cuộc hành quân giải phóng phía tây Ukraina và Belorusia. Vào năm 1935, 2 chiếc T-28 được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ.
  Gần như toàn bộ T-28 đã bị bắn cháy trong các trận đánh trong hai tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh Vệ quốc. Chỉ có một số ít sống sót, còn nguyên vẹn cho tới năm 1943. Nguyên nhân chủ yếu việc T-28 bị bắn cháy là do sự chuẩn bị không kỹ trong các trận đấu tăng với những tình huống bị tấn công bất ngờ.

 Các thông số chính:
Tên gọi                       : T-28
Phân loại                    : hạng trung
Kíp xe                        : 6 người
Khối lượng chiến đấu: 27,8 tấn
Chiều dài,m               : 7,44m
Chiều rộng,m             : 2,80m
Chiều cao,m               : 2,82m
Số lượng vũ khí          :
Pháo chính/mm           : 1/76
Hỗ trợ/mm                   : 4/7,62
Độ dày giáp trước        : 30mm
Độ dày giáp bên           : 20mm
Động cơ                        : M-17L, bộ chế hòa khí, 50 sức ngựa
Tốc độ tối đa                 : 40km/h
Tầm hoạt động              : 180km.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #62 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 12:23:03 am »

 T-28 tại bảo tàng xe tăng Parola - Phần Lan:
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #63 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2009, 04:55:52 pm »

21. T-35

 Loại xe tăng năm tháp pháo T-35 trong những năm trước chiến tranh Vệ quốc là biểu tượng của lực lượng xung kích trong Hồng quân. Bắt đấu từ mùng 1 tháng 5 năm 1933, một cách đều đặn, 2 lần trong năm, T-35 tham gia các cuộc duyệt binh tại Moskva. Tuy nhiên, T-35 chỉ được tiếp nhận vào các lực lượng vũ trang từ năm 1935. Loạt sản xuất T-35 được tiếp tục cho đến năm 1939, và trong thời gian đó, nhà máy chế tạo quân cụ Kharcov đã chế tạo tổng cộng 61 chiếc T-35. Tính đến thời điểm gần chiến tranh Vệ quốc, 56 chiếc trong số chúng đã có mặt trong các lực lượng vũ trang Hồng quân. T-35 thể hiện học thuyết quân sự của Liên Xô khi đó, dự định sử dụng các loại xe tăng nhiều tháp pháo để hủy diệt công sự của quân địch và hoạt động sau lưng địch. T-35 được trang bị hai pháo chính. Trên tháp pháo chính trang bị pháo nòng ngắn 76mm và súng máy, hai tháp pháo nhỏ phía dưới được lắp pháo 45mm và súng 7,62mm, ngoài ra còn hai tháp pháo khác chỉ bố trí súng máy 7,62mm. Tháp pháo chính (trung tâm) được tách với các buồng khác bởi một vách ngăn – trong đó là chỗ ngồi của trưởng xe, xạ thủ súng máy và liên lạc viên. Tháp pháo trước và tháp pháo sau liên thông với nhau, trong đó phân bố thêm 6 người nữa. Lái xe được ngồi trước tháp súng tiểu liên, và người cuối cùng, thứ 11 – kĩ thuật viên phục vụ cho động cơ, được bố trí ngồi tại cuối xe. Sự quan sát từ trong xe tăng được thực hiện qua kính tiền vọng, khe ngắm với kính thủy tinh và các kiểu kính ngắm khác nhau. Để cho sự liên lạc bên trong xe có sử dụng hệ thống bộ đàm, còn với bên ngoài có hệ thống radio với dạng ăng ten vòng bao quanh tháp pháo. Bộ phận chuyển động của T-35 được phủ bởi một diềm chắn dày 10mm, được hình thành từ 8 căp bánh đỡ, liên kết với 4 bánh truyền – dẫn động. Bánh dẫn động được phân bố cuối xe, đầu xe là bánh dẫn hướng. Không nhìn vào số lượng vũ khí trang bị lớn, T-35 chưa phù hợp với yêu cầu của thời gian khi đó. Cấu trúc phức tạp của xe tăng dẫn đến sự suy giảm chất lượng của bộ phận truyền động. Giáp của seri sau cùng được tăng lên đáng kể và số lượng súng tiểu liên tăng lên 7. Kết quả là mẫu năm 1939 khối lượng xe lên đến 54 tấn và động cơ lên đến 580 sức ngựa.
 Trong các mục đích sản xuất, khai thác sử dụng, tháp pháo và tháp súng máy chính được đồng nhất hóa với tháp pháo của T-28, dẫn đến khả năng nạp đạn được tăng lên. 6 xe tăng sản xuất năm 1939 có dạng tháp pháo hình trụ. Chúng được bố trí với buồng tháp pháo dưới có thành xe thẳng và nghiêng. Nhưng những cố gằng này không mạng lai những kết quả khích lệ. Vì thế, ngàng công nghiệp Quốc phòng của Liên Xô đã sản xuất loại xe tăng hạng nặng mới KV-1 và KV-2 để thay thế toàn bộ T-35. Gầm của T-35 được tận dụng để chế tạo các loại pháo tự hành hạng nặng. Bốn mẫu thí nghiệm pháo tự hành 152 và 204 mm đã được chế tạo trên gầm T-35 vào cuối những năm 30.
 Thời kỳ đầu chiến tranh Vệ quốc, hầu như toàn T-35 được bố trí tại quân khu đặc biệt Kiev, nơi phần lớn bị mất chủ yếu vì lý do kỹ thuật: hư hỏng bộ phận truyền động, động cơ… Chỉ tính những xe tham gia chiến đấu và bị bắn cháy. Ngoài ra khi hỏa lực pháo chống tăng của quân đội phe trục được gia tăng vào năm 1941, sự cồng kềnh, kém cơ động của T-35 đã không cho nó có bất kỳ cơ hội sống sót nào trong trận đánh.

 Các thông số chính:
Tên gọi                      : T-35
Phân loại                    : Hạng nặng
Kíp xe                        : 11 người
Khối lượng chiến đấu: 50 tấn
Chiều dài, m              : 9,72
Chiều rộng,m             : 3,2
Chiều cao,m               : 3,4
Số lượng vũ khí         :
Pháo chính/mm          : 1/76,2mm; 1/45mm
Hỗ trợ/mm                  : 6/7,62mm
Độ dày giáp trước       : 30mm
Độ dày giáp bên          : 20mm
Động cơ                      : M-17M, bộ chế hòa khí, 450 sức ngựa
Tốc độ tối đa               : 30km/h
Tầm hoạt động            : 100km.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #64 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2009, 04:56:29 pm »

 T-35 mẫu năm 1939:
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #65 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2009, 09:48:50 pm »

Thời kỳ này, các tank chưa có được quan điểm " một pháo chính linh hoạt" như tank hiện đại, nên rất nhiều súng cỡ nhỏ, quay nhiều hướng, xe có cấu trúc cồng kềnh mà lại mang một khả năng tác xạ rất kém!

Người Đức mở màn WWII với lực lượng tank có tháp pháo chính linh hoạt, pháo chính lớn hơn - nòng cốt cho chiến thuật blitzkrieg trứ danh - dĩ nhiên là những tank Nga theo lối thiết kế lạc hậu sẽ thành vật tế thần!
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #66 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2009, 11:20:08 pm »

22. T-37, T-38
 
 Những loại xe tăng hạng trung làm nhiệm vụ trinh sát trong các quân đoàn Liên Xô tồn tại nhiều nhược điểm. Để khắc phục điều này, quân đội Liên Xô đã được nhận những loại xe tăng lội nước đầu tiên với tháp pháo có thể xoay theo phương tròn. Trên những mẫu thử nghiệm T-33, T-41 và T-37 vào năm 1932 đã sản xuất ra nhiều phiên bản với sự bố trí tháp pháo khác nhau trên cơ sở sử dụng tổ hợp xe tải GAZ-AA. Trong quá trình đưa vào sản xuất hàng loạt dưới cái tên T-37, xe tăng có thân với lượng choán nước lớn và có trang bị thêm phao – trên gờ xích, được gắn bởi nút. Xe tăng có khả năng hoạt động dưới nước ổn định và cơ động. Chân vịt được làm từ những tấm thép, giúp xe có thể đi lùi trong môi trường nước. Hai công xưởng (số 37 ở Moskva và “GAZ” tại Gorki) từ năm 1933 đến 1936 đã sản xuất 2672 tăng lội nước T-37 với tất cả các biến thể. Trừ dòng T-37A (không có đài vô tuyến), vào thời gian này, 643 T-37U được sản xuất có trang bị đài vô tuyến 71-TK-1. Sự khác nhau của chúng thể hiện qua tầm phủ của ăng ten theo chu vi thân xe. Đồng thời, có 75 xe tăng OT-37 (BKhM-4) được trang bị súng tiểu liên DT và hệ thống phun lửa.
  Vào năm 1936, T-37 được thay thế bằng loại xe hiện đại hơn T-38. T-38 khác biệt so với T-37 bởi thân xe được làm bằng phương pháp hàn – tán đinh và cải tiến hệ thống treo, cho phép tăng khả năng hoạt động dưới nước và tốc độ khi hoạt động trên đất liền. T-38 tiếp nhận bộ ly hợp ma sát hai bên hông thay thế cho bộ vi sai, tăng khả năng cơ động và điều khiển xe. Vào năm 1938, xe tăng được hiện đại hóa theo con đường thay đổi hệ thống động cơ và bộ phận truyền động từ xe ô tô GAZ M-1 và nhận tên gọi mới T-38M2. Tốc độ của nó tăng lên đến 46km/h, khối lượng chiến đấu 3,8 tấn. T-38 cũng được chế tạo bởi các công xưởng số 37 và “GAZ”. Tổng cộng từ năm 1936 đến 1939 đã có 1217 T-38 và T-38U với đài vô tuyến điện.
  Trong thời gian trước chiến tranh, T-37 và T-38 còn được thử nghiệm với hình thức vận chuyển bằng đường không với sự giúp đỡ của các loại máy bay ném bom. Xe tăng được thả từ độ cao 6 mét khi tốc độ máy bay đạt 160km/h. Kíp xe tiếp đất bằng dù.
 Những chiếc xe tăng lội nước này trong biên chế quân đội Liên Xô tham gia vào chiến tranh với Nhật Bản tại vùng Khan Khin Gôn, vào cuộc “chiến tranh mùa đông” với Phần Lan. Sau đó, do giáp bảo vệ và trang bị yếu, chúng được sử dụng vào mục đích khác – thông tin, vận chuyển đạn, bảo vệ ban tham mưu... Thời điểm gần chiến tranh Vệ quốc, Liên Xô có 2225 xe tăng T-37A/TU và 1090 T-38 và T-38TU. Hầu hết chúng bị mất tại các mặt trận trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến, số còn lại được chuyển hóa, sử dụng vào mục đích huấn luyện.

Các thông số chính:
Tên gọi                  : T-38
Phân loại                : xe tăng lội nước hạng nhẹ
Kíp xe                    : 2 người
Khối lượng chiến đấu: 3,8 tấn
Chiều dài,m             : 3,78
Chiều rộng,m           : 2,33
Chiều cao,m            : 1,63
Số lượng vũ khí        :
Pháo chính/mm         : -
Hỗ trợ/mm               : 1/7,62
Độ dày giáp trước     : 8mm
Độ dày giáp bên        : 8mm
Động cơ                   : GAZ-AA, bộ chế hòa khí, 40 sức ngựa
Tốc độ tối đa            : 40/6
Tầm hoạt động          : 230km
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2010, 01:58:58 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #67 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2009, 11:20:51 pm »

 T-37 tại bảo tàng Kiev
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2009, 11:22:36 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #68 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2009, 11:22:44 pm »

23. BT-2

 BT-2 là đại diện đầu tiên cho dòng xe tăng bánh – xích của Liên Xô. Vào năm 1930, tại Liên Xô,  Hiệp hội thương mại dưới sự lãnh đạo của I.A.Khalevski – với mục đích mua sắm những kỹ thuật mới dành cho xe bọc thép, máy kéo và xe ô tô cùng các tài liệu kỹ thuật để phục vụ cho sự sản xuất hàng loạt các phương tiện đó trong các nhà máy của Liên Xô sau này.
 Tại Mỹ, sự chú ý của Hiệp hội hướng về loại xe tăng có tốc độ cao và cơ động Kricti. Nhờ sự giúp đỡ của Thương vụ “Amtorg”, việc mua hai mẫu loại xe tăng (M1930) -  không có tháp pháo và trang bị  đã diễn ra suôn sẻ, không gặp bất kỳ vấn đề vướng mắc nào và được đưa về Liên Xô bằng đường biển.
 Xe tăng được đưa về Liên Xô vào năm 1931, sau khi được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, Liên Xô đã quyết định đưa loại xe này vào sản xuất hàng loạt dưới tên gọi BT-2. Nó được thiết kế tháp pháo đặc biệt, được trang bị pháo 37mm và, được bắt đầu từ mẫu thứ 61, súng máy DT 7,62mm trên một ụ hình cầu nằm bên phải tháp pháo. Tháp pháo được quay bằng tay với sự giúp đỡ của cơ cấu hành tinh (gồm 2 vành răng cưa vát khớp với nhau gần vuông góc), còn thanh nâng phục vụ cho việc ngắm bán của pháo chính và súng tiểu liên có thể thực hiện theo phương thẳng đứng. Do nhược điểm của pháo chính và khả năng nắm bắt kỹ thuật không tốt nên 350 chiếc BT được sản xuất chỉ có phiên bản súng 7,62mm với súng đồng trục DA-2. Các kết cấu còn lại của xe tăng đều phù hợp với phiên bản của Mỹ, ngoại trừ bộ phận truyền động bằng xích nhưng những xe tăng khác, BT-2 còn có thể di chuyển bằng bánh đỡ với bánh thứ nhất đóng vai trò bánh dẫn động. BT-2 dự định được lắp động cơ máy bay M-5 (của công ty Mỹ “Liberti”), tuy nhiên sau đó bị đình chỉ.
 Cũng vào mùng 7 tháng 11 năm 1931, 3 seri loại BT-2 tham gia vào cuộc duyệt binh ở Kharcov. Tuy nhiên, sự khai thác sử dụng loại xe này ngày càng trở nên phức tạp do những nhược điểm về kỹ thuật và chất lượng thấp so với tiêu chuẩn của một xe tăng. Động cơ máy bay được biết đến qua sự khó tính và thường xuyên bị hỏng trong khi hoạt động, thậm chí bốc cháy vì quá nhiệt. Sự liên kết không hoàn hảo được chỉ ra là nguyên nhân của sự tiết dầu từ động cơ. Thân xe không tạo được độ cứng cần thiết, dẫn đến sữ gãy vỡ của mô tơ.
 Một số không ít BT-2 đã có mặt trong Hồng quân là là sự giúp đỡ quý báu trong công việc đào tạo, huấn luyện các kíp xe tăng. Có khoảng trên 600 xe loại này được sản xuất, tham gia vào các đơn vị cơ giới. Không tính đến các nhược điểm của xe tăng, lính tăng Liên Xô đánh giá cao loại xe tăng này ở chất lượng động lực – tốc độ,sự cơ động và khả năng vượt qua các chướng ngại vật khác nhau.
  Từ những năm 1930, BT-2 còn được thử nghiệm với pháo chính 76mm hoặc pháo tự động. Bốn chiếc BT-2 vào năm 1937 được chuyển loại thành xe làm cầu, được trang bị hệ thống cầu có trọng tải 15 tấn. Khối lượng của cầu là 2670kg và thời gian lắp ghép từ 30 đến 45 giây.
 
 Các thông số chính:
Tên gọi                 : BT-2
Phân loại               : hạng nhẹ
Kíp xe                   : 2 người
Khối lượng chiến đấu: 11,3 tấn
Chiều dài,m            : 5,35
Chiều rộng,m          : 2,23
Chiều cao,m           : 2,16
Số lượng vũ khí       :
Pháo chính/mm       : 1/37
Hỗ trợ                   : 1/7,62
Độ dày giáp trước   : 13mm
Độ dày giáp bên     : 13mm
Động cơ                : M-5, bộ chế hòa khí, 40 sức ngựa
Tốc độ tối đa         : 52/72km/h
Tầm hoạt động       : 120/200km (trên bánh xe).
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #69 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2009, 11:23:11 pm »

BT-2:
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM