Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:09:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 393523 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #260 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 04:12:17 pm »

 C-1 "Ariete":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #261 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 04:13:00 pm »

 C-1 "Ariete" tại Iraq:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #262 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 04:14:25 pm »

 Bản vẽ C-1 "Ariete":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #263 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 05:02:18 pm »

11. IS-4

     IS-4 là sự tiếp nối trong dòng xe tăng hạng nặng Liên Xô. Công việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất nó đã diễn ra tại Phòng thiết kế của xưởng Kirov, Chelyabinsk từ những năm 1944. Theo tên gọi đặc biệt dành cho các phiên bản thử nghiệm, chúng tiếp nhận các tên gọi: 701-2, 701-5, 701-6. Ba phiên bản này đến khác nhau từ độ dày giáp bảo vệ, trang bị hỏa lực cho đến vị trí bố trí kíp xe. Phiên bản 701-2 trang bị pháo đặc biệt S-34-II 122mm, được thiết kế dưới sự chỉ đạo của Grabin, có độ dày giáp bảo vệ phần đầu và hai bên tháp pháo giống nhau – 160mm. Khối lượng xe tăng lên đến 55,9 tấn. Trên các phiên bản khác, lắp seri pháo 122mm D-25T và nâng cấp giáp bảo vệ tháp pháo. Khối lượng chiến đấu của xe tăng theo đó cũng tăng lên. Năm 1947, mẫu 701-6 được thực hiện nốt và đưa vào sản xuất dưới tên gọi IS-4.
    Thân xe bằng thép hàn, độ dày bọc thép khác nhau, thậm chí các tấm thép phần đuôi xe dày 100mm. Lái xe – kỹ thuật viên được bố trí phía trước theo trục xe. 3 người còn lại trong kíp xe được bố trí trên tháp pháo có hai cửa ra vào của trưởng xe và người nạp đạn phía sau. Cơ chế quay của tháp pháo được thực hiện bằng tay và các thiết bị điện tử. Sự dẫn bắn của pháo chính và súng đồng trục 12,7mm DShK được sử dụng thiết bị kính ngắm viễn vọng TSh-45, còn việc tác xạ trong điều kiện chiến trường được thực hiện với sự giúp đỡ các lỗ quan sát bên thành xe. Cơ số đạn 30 viên có thể nạp các loại loại đạn nổ phá mảnh và đạn xuyên giáp. Trên nóc tháp pháo lắp súng phòng không 12,7mm DShK trên hệ thống đặc biệt. Động cơ V-12 750 sức ngựa được tang bị máy bơm ly tâm và hai quạt máy mạnh. Cơ cấu truyền lực hành tinh với cơ chế quay nâng cao sức cơ động cho xe tăng hạng nặng IS-4. Bộ phận truyền động có 14 bánh đỡ mỗi bên với hệ thống treo xoắn riêng. Bánh dẫn động được bố trí phía sau.
   IS-4 được sản xuất hàng loạt từ năm 1947 đến năm 1949, tổng cộng có khoảng 250 chiếc được ra đời. Quá trình khai thác sử dụng diễn ra không lâu vì bộ truyền động có độ tin cậy thấp, sự cơ động không cao. Thân xe quá lớn khiến nó không thể thực hiện được các hoạt động vượt sông trên các cầu vận tải. Những xe tăng IS-4 cuối cùng được rút khỏi lực lượng vũ trang Liên Xô vào đầu những năm  60 và được đưa vào bảo trì lâu dài.

       Các thông số chính:
Tên gọi: IS-4
Phân loại : hạng nặng
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 60 tấn
Chiều dài,m: 9,7
Chiều rộng:,m: 3,26
Chiều cao,m: 2,48
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/122
Hỗ trợ: 2/12,7
Độ dày giáp đầu: 160
Độ dày giáp bên: 160
Động cơ: V-11, diezen, 750 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 43km/h
Tầm hoạt động: 170km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #264 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 05:03:03 pm »

 Các bản vẽ IS-4:

1.

2.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #265 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 11:40:23 pm »

12. IS-7

     Công việc thiết kế xe tăng hạng nặng mới đã được bắt đầu tại Phòng thiết kế Zh.Ia. Kotin vào đầu năm 1945, trong đó, không ai khác ngoài L.P.Beria. Công việc thiết kế xe tăng mới lôi cuốn vào đó rất nhiều kỹ sư, những người có có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về thiết kế xe tăng. Mùng 9 tháng 9 năm 1945, Zh. Ia. Kotin đã ký quyết định đồng ý với 4 phiên bản xe tăng thử nghiệm, được tiếp nhận tên gọi IS-7. Thân xe tăng được lắp từ các tấm thép có góc nghiêng lớn, đầu xe hình tam diện như IS-3, nhưng có độ dốc lớn hơn. Hệ thống lực tương ứng cho xe tăng vào thời điểm đó chưa có, và nó được nghiên cứu lại một lần nữa. Cuối cùng, sau những cuộc thử nghiệm kéo dài, trên hai phiên bản thí nghiệm IS-7 đã được lắp động cơ TD-30, dựa trên cơ sở động cơ hàng không Ach-300. Điểm mới của việc thiết kế xe tăng trên IS-7 là nó được trang bị hai thùng nhiên liệu cao su nhẹ, thể tích của mỗi thùng lên đến 1300 lít.
    Trên IS-7 lần đầu tiên tại Liên Xô sử dụng công nghệ chế tạo băng xích với bản lề bằng cao su pha kim loại, lực xoắn chum, bộ giảm sóc thủy lực hai phía và các bánh đỡ với sự giảm chấn bên trong. Từ năm 1947, công việc cải tiến phiên bản IS-7 đã được bắt đầu. Nó được lắp pháo 130mm S-70. Lần đầu tiên trong thời gian này, có loại xe tăng được nhận hệ thống điều khiển hỏa lực như vậy. Hệ thống điều khiển hỏa lực trên IS-7 có sự hỗ trợ của lăng trụ ổn định, và đẫn đạn đến mục tiêu một cách độc lập so vơi pháo, pháo chính tự động có đường ngắm ổn định và chế độ bắn tự động.
    Hỏa lực hỗ trợ trên IS-7 có 2 súng máy cỡ lớn 14,5mm KPB và 6 súng máy RP-46 7,62mm. 2 súng máy RP và 1 súng KPB được lắp trên mặt nạ của pháo chính, 2 súng máy 7,62mm khác được gắn chặt vào giá trên băng xích, còn hai súng RP còn lại, bố trí quay về phía sau phía ngoài sau tháp pháo và đuôi xe. Súng  máy 14,5mm thứ hai bố trí trên nóc tháp pháo, không gắn liền với xe tăng, có khả năng tấn công các mục tiêu cả trên không và dưới mặt đất. Nói chung, toàn bộ các súng máy đều có hệ thống điều khiển từ xa.
   Điểm mới khác của IS 7 là không có các trục nâng và tiếp nhận trên băng xích các mắt xích đúc và bánh đỡ có viền cao su pha kim loại bao ngoài. Tiếp đó, trên mẫu IS-7 cuối cùng lắp động cơ hàng hải M-50T 12 xi lanh và cho phép xe tăng đạt tốc độ tối đa 60km/h.
   Vào thời điểm cuối cùng, khi quân xưởng Kirov nhận lệnh sản xuất seri IS-7 đầu tiên vớ số lượng 50 chiếc. Tuy nhiên, sau đó hợp đồng đã bị hủy vì không một xe tăng nào có thể đi qua được cổng quân xưởng.
    Dĩ nhiên, IS-7 có thể trở thành xe tăng hạng nặng tốt nhất của Liên Xô và là một trong những xe tăng hạng nặng tốt nhất trên thế giới. Nó có tốc độ cao nhất trong số các xe tăng hạng nặng cùng loại và giáp bảo vệ tốt hơn hẳn các xe tăng cùng dòng của Liên Xô. Và theo sự tổng hợp các tính năng chiến đấu, không xe tăng nào trên thế giới so sánh được với nó.


       Các thông số chính:
Tên gọi: IS-7
Phân loại : hạng nặng
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 68 tấn
Chiều dài,m: 11,17
Chiều rộng:,m: 3,44
Chiều cao,m: 2,60
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/130
Hỗ trợ: 2/14,5; 6/7,62
Độ dày giáp đầu: 150
Độ dày giáp bên: 150-100
Động cơ: M-50T, diezen, 1050 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 59,6km/h
Tầm hoạt động: 190km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #266 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 11:40:57 pm »

 IS-7 năm 1948:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #267 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2009, 01:06:27 am »

13. PT-76

    PT-76 – Loại xe tăng trinh sát lội nước chạy trên xích được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
    PT-76 được thiết kế bởi Phòng thiết kế Zh. Ia. Kotin, nơi nổi tiếng với dòng xe tăng hạng nặng KV và IS, năm 1951 gia nhập lực lượng vũ trang Liên Xô. Nó khác với các xe tăng lội nước cùng loại khác của các nước Phương Tây ở điểm không cần yêu cầu bất cứ sự chuẩn bị nào cho việc vượt các chướng ngại vật nước. Là xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ phụt nước, PT-76 có tốc độ hoạt động trên mặt nước cao gấp hai lần các xe tăng đồng dạng của nước ngoài. Nó có thể vượt lên khỏi mặt nước dưới góc 38 độ, và không chỉ sử dụng để vượt sông, PT-76 còn có thể chở các đơn vị đổ bộ lên bờ nếu sóng biển không quá cấp 4. Kết cấu của xe tăng cho phép nó có thể bắn pháo 76mm trong khi bơi.
   Hai động cơ phụt nước thủy – phản lực bố trí ở bộ phận đuôi xe của thân xe có dạng choán nước hình thuôn. Chúng có chức năng xả nước qua bộ truyền động của động cơ chính. Nước tràn quan cửa vào dưới đáy thân xe, sau đó được xả ra quan 2 cửa sổ phía đuôi khi xe tăng di chuyển về phía trước. Khi xe tăng lùi, hai cửa sổ đuôi được đóng kín bởi các vật chắn, nước sẽ được xả qua hai lỗ thoát nước bố trí bên thành xe. Không chỉ khác với các xe tăng cùng loại về khả năng hoạt động trên mặt nước, PT-76 còn rất cơ động trên đất liền. Đó là kết quả của sự phối hợp thành công giữa động cơ diezen và động cơ phụt nước, đồng thời, thể tích thân xe lớn, cho phép bọc giáp mỏng (nhẹ). Trang bị hỏa lực vừa đủ, gồm có pháo chính 76m và súng máy, đảm bảo có thể thực hiện mọi yêu cầu về hỏa lực trong nhiệm vụ trinh sát và đổ bộ. Bộ phận truyền động gồm 6 bánh đỡ với hệ thống treo xoắn riêng mỗi bên. Để tăng khả năng bơi cho xe tăng, trục xe có thân rỗng. Bánh dẫn động bố trí phía sau, băng xích được làm từ các mắt xích nhỏ, bằng thép.
  PT-76 được trang bị hệ thống bảo vệ khỏi vũ khí sát thương hàng loạt và thiết bị chống đạn tự động. Ban đầu, hỏa lực của PT-76 gồm pháo 76mm D-56T và súng máy đồng trục 7,62mm SGMT. Từ năm 1957, xe tăng được nâng cấp pháo chính D-56M với hai ống tản nhiệt và hút khói. Cơ số đạn 40 viên cho pháo chính và 1000 viên đạn súng máy. Phiên bản khác của xe tăng mang tên PT-76B, trang bị pháo D-56TS với hệ thống cân bằng pháo – tăng hai phương thẳng – ngang và bổ sung thêm các thùng nhiên liệu. Chiều cao thân xe tăng lên thêm 130mm, đầu xe kéo dài, còn bộ phận nóc phía đuôi xe được thiết kế có chiều nghiêng lớn, ngược lại với đầu xe. Trên cơ sở PT-76, Liên Xô đã chế tạo được xe vận tải lội nước BTR-50P và các hệ thống phóng trên lửa chiến thuật “Mars” và “Luna”.
  Tổng cộng đã có khoảng 12 000 PT-76 được sản xuất. Trên 2 000 xe đã được xuất khẩu. Xe lội nước do Liên Xô sản xuất đã được sử dụng trong các hoạt động quân sự tại Châu Phi, Cận Đông, trong xung đột Ấn Độ - Pakistan năm 1965 và đặc biệt rộng rãi trong thời gian từ năm 1968 đến năm 1975, nơi chúng được biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam (quân đội Bắc Việt Nam – NV).
  Vào thời điểm hiện tại, các xe tăng PT-76 còn lại trong lực lượng lính thủy đánh bộ Nga đã được hiện đại hóa. Trong các đơn vị trinh sát của Lục quân, chúng đã được thay thế bằng các xe đặc chủng BRM-1. Hiện tại, PT-76 còn phục vụ trong 28 quốc gia Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. 

       Các thông số chính:
Tên gọi: PT-76
Phân loại : xe tăng lội nước hạng nhẹ
Kíp xe: 3 người
Khối lượng chiến đấu: 14,2 tấn
Chiều dài,m: 7,63
Chiều rộng:,m: 3,14
Chiều cao,m: 2,32
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/76
Hỗ trợ: 1/7,62
Độ dày giáp đầu: 14
Độ dày giáp bên: 14
Động cơ: V-6, diezen, 240 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 44/10,2km/h
Tầm hoạt động: 250km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #268 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2009, 01:07:11 am »

 PT-76:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #269 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2009, 01:11:08 am »

1. Bản vẽ PT-76:



2. Bản vẽ sơ đồ cấu tạo PT-76:

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM