Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:35:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 393039 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #220 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 02:15:07 am »

2. “Centurion”

   Trong số các xe tăng được chế tạo từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, “Centurion”, cũng như xe tăng Liên Xô T-34-85, có thời gian phục vụ lâu dài trong lực lượng quân đội của các quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều khu vực xung đột quân sự nửa sau thế kỷ 20.
     Việc chế tạo xe tăng hạng trung A41 “Senturion” được bắt đầu vào tháng 8 năm 1943 bởi hãng AEC. Trong yêu cầu thiết kế, nó phải có sự bảo vệ hiệu quả đối với mìn chổng tăng, đồng thời phải đảm bảo hỏa lực đủ mạnh có thể đối đầu với những xe tăng Đức “Tiger”. Tốc độ của xe tăng khi đó không phải vấn đề mang nhiều ý nghĩa. Xe tăng 42 tấn trang bị pháo chính 77mm và động cơ “Meteor” 600 sức ngựa. Để thay thế cho bộ phận truyền động kiểu “Christie”, trên xe tăng mới đã sử dụng hệ thống treo từ các cặp bánh đỡ liên kết đôi có đường kính trung bình với ốc lò xo và bộ giảm sóc thủy lực. 6 chiếc “Senturion” đầu tiên được ra đời tháng 5 năm 1945, khi đó chiến tranh đã kết thúc ở châu Âu. Nhưng sự sản xuất của nó vẫn được tiếp tục đến năm 1962, đã có khoảng 4500 “Senturion”, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác, có mặt trong các đơn vị xe tăng. Tổng cộng tính ra được không dưới 25 phiên bản “Centurion”, mặc dù biến thể cuối cùng của nó được tính cho Mk 13. Thân xe được chia thành 3 phần: Buồng lái, khoang chiến đấu và phần động cơ – hệ thống động lực. Vị trí lái xe được bố trí trong bên phải đầu xe, bên trái được giải phóng thành không gian dành chứa đạn tăng. 3 người còn lại trong kíp xe ngồi được phân bố trong khoang chiến đấu, trong tháp pháo hình đa giác. Trong khoang động cơ hai thùng nhiên liệu có dung tích chung 460 lít được bố trí hai bên động cơ và 1 thùng dung tích 110 lít nằm trong buồng lái. Trong các biến thể tiếp theo, Mk 9 và Mk 10, thể tích các thùng chứa nhiên liệu được tăng gần gấp đôi đến 1036 lít, và thùng nhiên liệu trong buồng điều khiển cũng được chuyển xuống buồng động cơ. Trong thời gian vài chục năm nâng cấp đều đặn (liên tục) chất lượng chiến đấu cho xe tăng, kết quả rõ rệt nhất là nâng cấp pháo chính 83,8 mm lên 105mm. Sau đó, trên các biến thể “Senturion” nhận được nhiều tổ hợp trang bị khác nhau: Pháo chính 77mm và súng đồng trục 20mm, phiên bản pháo 83,8mm khác, lựu pháo hạng nhẹ 95mm. Trên các phiên bản cuối cùng của xe tăng được lắp pháo rãnh xoắn tự động 105mm L7 với hệ thống hút khói. Hỏa lực hỗ trợ trên “Senturion” gồm có  2 súng máy 7,62mm (1 súng đồng trục với pháo chính, súng còn lại bố trí trên tháp pháo chỉ huy nhỏ), và hai hệ thống phun lựu đạn khói 51mm với 6 ống trên mỗi hệ thống. Khả năng tự bảo vệ cũng đồng thời được hiện đại hóa. Giáp bảo vệ đầu và thân xe được gia tăng lên 76 và 51mm. Điều đó làm cho kích cỡ của xe tăng lên, đồng thời đảm bảo cho những lần hiện đại hóa tiếp sau. Tuy nhiên, những việc đó đều không đem lại thành công, và mang lại kết quả cho “Centurion” có khối lượng của một xe tăng hạng nặng nhưng mang trên mình những chỉ số về hỏa lực và giáp bảo vệ tương đương với những xe tăng hạng trung của những năm 60 (Tk20). Ngoài ra, “Senturion” còn được thử nghiệm cải tiến nhằm mục đích tăng tốc độ tối đa và tầm hoạt động với sự tiếp nhận thêm động cơ hàng không “Meteor” nhưng không thành công vì nó quá hao tốn nhiên liệu. Phiên bản động cơ đó đã được tiếp nhận trong những năm chiến tranh trên máy bay tiêm kích “Spitfire” và nhanh chóng trở nên lỗi thời. Mk 9 và Mk 10 được tiếp nhận các loại động cơ – được biết đến như những phiên bản cải tiến tiếp sau của các dòng động cơ trước đó được lắp trên các xe tăng “Kromwen” và “Komet”. Không tính đến các nhược điểm của nó, “Centurion” cũng đã kịp tham gia vào nhiều cuộc xung đột vũ trang trong 30 năm cuối thể kỷ 20. Hiện nay, “Centurion” vẫn còn trong biên chế các nước thuộc thế giới thứ 3 và vẫn còn có cơ hội tiếp tục phục vụ lâu dài.

Các thông số chính:
Tên gọi: Centurion Mk 13
Phân loại : xe tăng chủ lực
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 51,8 tấn
Chiều dài,m: 9,8
Chiều rộng:,m: 3,39
Chiều cao,m: 3,00
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/105
Hỗ trợ: 1/7,62; 1/12,7
Độ dày giáp đầu: 76
Độ dày giáp bên:  51
Động cơ: Rolls-Roys, bộ chế hòa khí, 650 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 35km/h
Tầm hoạt động: 190km

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 12:35:43 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #221 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 02:15:48 am »

 "Centurion" Mk 13:

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 12:35:59 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #222 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 02:16:24 am »

 Bản vẽ "Centurion"

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 12:36:27 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #223 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 03:41:49 pm »

3. “Conqueror”

    Xe tăng “Conquero” nặng 65 tấn – xe tăng có khối lượng lớn nhất trong những năm 50 – được tiếp nhận vào lực lượng xe tăng Anh trong mục đích làm xe tăng chủ lực đối đầu với các loại xe tăng khác của kẻ thù. Việc chế tạo “Conqueror” bắt nguồn từ việc xe tăng “Senturion” Mk 13 được trang bị cho các đơn vị xe tăng Anh trước đó được xác nhận không đem lại hiệu quả tích cực trong việc đấu tăng vì theo các tính năng kỹ thuật, “Senturion” thua kém các dòng xe tăng cùng loại của các quốc gia khác.
    Thân xe tăng “Conqueror” có kết cấu hàn với hình dạng bên ngoài không khác nhiều so với “Senturion”. Để chống lại đạn nổ bắn thẳng, thân xe và bộ phận trước đầu xe được gắn các diềm chắn thép. Tháp pháo đúc, nhưng khác với thân xe, kết cấu bên ngoài của nó hữu hơn nhiều so với tháp pháo của “Senturion”. Cũng phải nhắc đến “Konqueror” có giáp bảo vệ khá mạnh – giáp đầu dày trên dưới 200mm – theo phân loại của Anh, xe tăng này gần với dòng xe tăng trang bị pháo đại bác cỡ lớn.
    Pháo nòng dài 120mm được trang bị hệ thống cân băng pháo – xe tăng theo phương ngang và phương thẳng, hệ thống hút khói, hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm điện tử. Ngoài ra, người Anh còn dự định lắp cho “Conqueror” hệ thống cơ chế đẩy vỏ đạn ra khỏi xe. “Conqueror” có cơ số đạn 35 viên, có đạn dưới cỡ nòng với liều phóng tách riêng. Hỏa lực hỗ trợ có hai súng máy 7,62mm.Từ năm 1961, một số xe tăng được trang bị hệ thống tên lửa chống tăng điều khiển qua dây dẫn “Malkara”. “Conqueror” được lắp động cơ chạy bằng xăng “Meteor” 12 xi lanh có hệ thống làm mát bằng chất lỏng với máy quạt gió và hệ thống phun nhiên liệu. Sức mạnh động cơ: 810 sức ngựa. Hệ thống truyền động so với “Senturion” không có nhiều thay đổi nhưng bộ phận chuyển động lại có sự khác biệt lớn: bản xích rộng hơn với 8 bánh đỡ có đường kính nhỏ mỗi bên, được gắn với trục chính theo hai trục lăn.
     Kíp xe có 4 người, lái xe ngồi bên phải buồng lái. Trên chỗ ngồi của lái xe có tháp nhỏ có nắp với các thiết bị quan sát.
     Trên tháp pháo đồng thời có 3 cửa: 2 cửa trên chỗ của pháo thủ và nạp đạn và cửa phụ bên phải thân xe phục vụ việc tiếp đạn cho xe tăng và thải vỏ đạn sau khi bắn. Trên tháp chỉ huy, bố trí các hệ thống thước ngắm tương thích, máy đo khoảng cách và các thiết bị điều khiển hỏa lực, đồng thời có thiết bị nâng nòng pháo và cơ chế quay tháp pháo.
      Cho đến khi có sự xuất hiện “Chiefftain”, “Conqueror” đã nằm trong trang bị các đơn vị hợp thành trong quân đội Anh, tuy nhiên, số lượng sản xuất không nhiều và sau đó, đã bị chấm dứt hoàn toàn.

Các thông số chính:
Tên gọi: Conqueror
Phân loại : hạng nặng
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 65 tấn
Chiều dài,m: 11,89
Chiều rộng:,m: 3,96
Chiều cao,m: 3,15
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/120
Hỗ trợ: 2/7,62
Độ dày giáp đầu: -
Độ dày giáp bên: -
Động cơ: Rolls-Roys “Meteor”, bộ chế hòa khí, 810 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 34km/h
Tầm hoạt động: 153km.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 03:53:34 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #224 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 03:44:26 pm »

 "Conqueror" Mk I:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #225 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 01:51:17 am »

 "Conqueror":

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 04:33:01 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #226 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 01:52:42 am »

4. Chiefftain

   “Chiefftain” – loại xe tăng tiêu biểu cho thế hệ xe tăng chiến đấu thứ hai sau Chiến tranh Thế giới, nhằm mục đích làm cơ sở và hoạt động trên lục địa châu Âu trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. Nó được chế tạo nhằm mục đích thay thế cho “ Senturion” và “Conqueror” và được sản xuất từ năm 1966 bởi các công xưởng của các hãng “Royal Oredens Factory” và “Vikkers”. Những chiếc “Chiefftain” đầu tiên gia nhập lực lượng xe tăng Anh vào nửa đầu năm 1967.
    Trong cấu tạo cơ bản của xe tăng, vị trí của khái niệm về giáp bảo vệ và sức mạnh hỏa lực vượt trội hơn so với khái niệm về sự cơ động. Vì thế xe tăng có khối lượng lớn (55 tấn) và chiều rộng quá cỡ - 3500mm. Nó không thể đưa ra khỏi xưởng hay vận chuyển theo đường sắt mà phải sử dụng đến nhữn phương pháp khác nặng nhọc hơn. Trong thiết kế mới của “Chiefftain”, lái xe được bố trí trong tư thể ngửa người ra sau, cho phép giảm độ cao phần thân trước xe tăng, đồng thời cũng tiếp nhận hệ thống động cơ diezen tiêu tốn nhiên liệu. Cuối cùng, có thể thay thế động cơ trong 30 phút, kỷ lục trong việc sửa chữa xe tăng. “Chiefftain” cũng có tuổi thọ động cơ cao – 9600 giờ chạy. Thân xe được lắp ghép từ các chi tiết thép hàn và cán. Góc nghiêng các chi tiết đầu xe 72 độ. So sánh với các xe tăng thế thế thứ hai sau chiến tranh, giáp bảo vệ của “Chiefftain” hiệu quả hơn nhưng bất lợi hơn về khối lượng khả năng cơ động. Bộ phận truyền động của xe tăng được che chắn bởi màn chắn hợp thành từ 4 tấm chắn bằng nhôm. Tháp pháo 15 tấn đảm bảo các tính năng hoàn hảo, đồng thời cũng có góc nghiêng lớn phía trước. Điểm đáng tự hào trong ngành công nghiệp xe tăng của Anh là pháo 120 L11 “Chiefftain”. Đây là loại pháo mạnh nhất trong các loại pháo tăng, được trang bị cho xe tăng các nước Phương Tây những năm 60 và 70 (Tk20). Nòng pháo rất dài của nó (gấp 55 lần cỡ nòng), một bắn đảm bảo sự chính xác khi tác xạ, mặt khác, đảm bảo cho lái xe sự chú ý lớn khi xe tăng hoạt động trên những địa hình không tốt. Pháo được trang bị hệ thống máy phun và hệ thống giữ nhiệt cho vỏ đạn. Cơ số đạn 64 viên gồm có đạn nổ, đạn dưới cỡ nòng, đạn khói và đạn phá mảnh. Sự nạp đạn được phân chia rõ ràng. Đầu tiên, “Chiefftain”gia nhập quân đội Anh đóng ở sông Rain, Tây Đức. Ngoài ra nó còn được chuyển giao cho Iran, Joordani, Co oét và Oman. Phiên bản xuất khẩu dưới tên gọi “Sir 1” và “Sir 2” được bán cho khu vực Cận Đông, khác với phiên bản gốc của Anh ở kiểu dáng và kết cấu cho phù hợp với yêu cầu của đối tác và khí hậu trong khu vực. “Sir 1”  có động cơ mới, hệ thống truyền động tự động và các thiết bị điều khiển hỏa lực được nâng cấp. Ban đầu xe tăng kiểu này được sản xuất cho Iran, nhưng sau khi đơn đặt hàng bị hủy bỏ, chúng được bán cho Joordani, nơi tiếp nhận “Sir 1” dưới tên gọi “Halid”. “Sir 2” mang những sự đổi mới khác, gồm thân xe và tháp pháo mới với tổ hợp giáp bảo vệ “Chobhem”, hệ thống treo thủy lực, tăng sức mạnh động cơ và hệ thống kính ngắm mới cho pháo thủ. Trên cơ sở “Sir 2”, người Anh đã sản xuất ra loại xe tăng chủ lực tốt nhất “Challenger” cho quân đội nước mình. Trong lực lượng Thiết giáp Anh có 837 xe tăng “Chiefftain”. Tất cả đều được nâng cấp trang hiện đại hóa cũng như trang bị lại thường xuyên, để gia tăng các tính năng, đạt tới cấp độ “Challenger”.  Tổng cộng, không tính các phiên bản xuất khẩu, 12 phiên bản của “Chiefftain” đã được sản xuất (từ Mk 1 đến Mk 12), khác nhau không nhiều về cấu trúc và trang bị. Ví dụ: Mk 1 sử dụng làm xe huấn luyện; Mk 2 là xe tăng được trang bị giáp và hỏa lực tốt nhất; Mk 3 trang bị hệ thống kính ngắm hồng ngoại, động cơ mạnh hơn và tháp chỉ huy kiểu mới; Mk 5 trang bị kính ngắm laze và hệ thống tính toán đường đạn điện tử. Mk 6, Mk 7, Mk 8 là những phiên bản sớm nhất của “Chiefftain” tiến đến gần cấp độ của Mk 5. Các phiên bản khác của “Chiefftain” được biết đến với những sự khác nhau về hệ thống điều khiển hỏa lực và các trang thiết bị khác.
Các thông số chính:
Tên gọi: Chiefftain Mk 5
Phân loại : xe tăng chủ lực
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 56 tấn
Chiều dài,m: 10,8
Chiều rộng:,m: 3,5
Chiều cao,m: 2,4
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/120
Hỗ trợ: 2/7,62; 1/12,7
Độ dày giáp đầu: 120
Độ dày giáp bên: 80
Động cơ: “Leiland” L60, diezen, 750 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 48km/h
Tầm hoạt động: 500km.


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 03:56:33 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #227 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 01:53:21 am »

 Mk 5 "Chiefftain":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #228 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 01:53:58 am »

 "Chiefftain" Mk 3:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #229 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 01:54:56 am »

 Bản vẽ "Chiefftain":

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM