Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:04:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 393514 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #200 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 02:23:26 am »

26. M3 “General Stuart” (“Tướng Stuart”)

     Loại xe tăng hạng nhẹ có số lượng nhiều nhất trong quân đội Mỹ thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai là “Stuart”. Chúng còn được sử dụng rộng rãi trong quân đội các nước Đồng minh. Sau chiến tranh Thế giới, chúng là loại xe tăng phổ biến nhất tại khu vực Mỹ La tinh.
     Ưu điểm chính của “Stuart” là khả năng khai thác sử dụng với độ tin cậy cao và tính động lực học rất tốt. Trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất hàng loạt, “Stuart” được biết đến qua hai phiên bản M3 và M5. Mỗi phiên bản có những biến thể riêng. Những chiếc xe tăng đầu tiên có thân được chế tạo bằng phương pháp đinh tán, sau đó được chuyển qua phương pháp hàn. 4526 xe tăng M3 và M3A được trang bị động cơ hàng không, có hình sao, động cơ 250 sức ngựa với hệ thống làm nguội bằng không khí. Đường kính của nó có ý nghĩa lớn trong việc xác định chiều cao của thân xe và xe tăng khi bắn. Còn 1285 xe tăng trong biến thể này được lắp tổ hợp động cơ diezen. Những xe tăng này biên chế trong lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Liên Xô cũng được cung cấp (viện trợ) 1676 M3A1 với động cơ hàng không. Nguyên mẫu M3 được thiết kế năm 1940 trên cơ sở xe tăng hạng nhẹ M2A4, khác biệt nằm ở sự tăng độ dày giáp bảo vệ và bánh dẫn làm tăng sự vững chắc và cơ động. Vì khối lượng chiến đấu của xe tăng lên kéo theo yêu cầu về năng cấp bộ phận truyền động. Trang bị trên xe tăng bao gồm pháo chính 37mm và 5 súng máy 7,62mm (súng sau tháp pháo, phòng không, 1 súng đồng trục với pháo chính và hai súng máy hỗ trợ bảo vệ hai bên thân xe). Xe tăng trong các lần sản xuất sau nhận tháp pháo hàn dạng tròn, thay thế cho loại tháp pháo nhiều góc cạnh trước đây. Từ giữa năm 1941, một vài xe tăng trong số chúng được trang bị hệ thống dẫn hướng cân bằng theo phương thẳng của pháo chính. M3A1, sản xuất tháng 4 năm 1942, không có súng máy hỗ trợ hai bên thân xe, thay vào đó bằng sự tăng cường cơ số đạn. Tháp pháo nhỏ của trưởng xe cũng đồng thời bị loại bỏ và được thay thế bởi hai cửa ra vào có dạng hình tam giác. M3A3 có đặc điểm thân xe được liên kết toàn bộ bằng phương pháp hàn và hình dạng thay đổi với các tấm giáp đầu và thân xe được lắp với độ nghiêng hợp lý. Không gian bên trong xe được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cấu về tăng cường cơ số đạn và nhiên liệu. Tháp pháp có thêm đuôi phía sau, nơi đặt hệ thống liên lạc vô tuyến điện. Các biến thể sau, M5 và M5A1, có thân xe kiểu mới với giáp bảo vệ được tăng cường. Khả năng vận động được tăng cường với phương pháp ghép đôi từ hai động cơ diezen “Kadillak” tổng cộng 220 sức ngựa. Cùng với động cơ, thân xe cũng được lắp hệ thống truyền động thủy lực tự động – góp phần giảm nhẹ và đơn giản hóa sự điều khiển xe tăng. Tổng số đã có 22743 “Stuart” được sản xuất.
   Xe tăng “Stuart” được sử dụng rộng rãi trên khắp các mặt trận và phục vụ lâu dài trong lực lượng quân đội của nhiều quốc gia khác nhau. Trên gầm “Stuart” đã nghiên cứu và chế tạo thành công loại xe tăng phun lửa và được tiếp nhận trong các trận chiến, pháo tự hành 75mm và các xe hỗ trợ cứu kéo – sửa chữa trên phiên bản không có tháp pháo như xe chỉ huy hay xe vận tải…


    Các thông số chính:
Tên gọi: M3A1 General Stuart
Phân loại: hạng nhẹ
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 10,95 tấn
Chiều dài,m: 4,45
Chiều rộng,m: 2,54
Chiều cao,m: 2,5
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/37
Hỗ trợ/mm: 4/7,62
Độ dày giáp đầu: 25mm
Độ dày giáp bên: 25mm
Động cơ: “Kontinental”, bộ chế hòa khí, 250 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 56km/h
Tầm hoạt động: 125km.


« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 02:30:09 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #201 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 02:24:12 am »

 Biến thể "Stuart":
 M5:
 


 và M5A1:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #202 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 02:28:04 am »

 M3A3 với tháp pháo có thêm phần đuôi - nơi lắp hệ thống vô tuyến điện:



 Ảnh chụp trên tuyết.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #203 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 02:28:43 am »

 Bản vẽ cấu tạo M3 "Stuart":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #204 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 08:01:16 pm »

27. M3 “Grant/Lee”

     Dòng xe tăng M3 đã trở thành dòng xe tăng “nhiều tầng” duy nhất trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai và trong các phiên bản ra đời trước mang tên “Lee”. Còn các phiên bản sau, được sản xuất theo đơn đặt hàng của Anh, mang tên “Grant”.
     Xe tăng được thiết kế trên cơ sở xe tăng hạng trung M2A1 với việc sử dụng toàn bộ các tổ hợp, hệ thống lực, trục và bộ phận truyền động. Năm 1940, dưới ấn tượng về các hoạt động quân sự tại châu Âu, giới khoa học quân sự Mỹ đã nhận được quyết định thiết kế phiên bản của xe tăng M2 với hỏa lực mạnh hơn. Hiệu quả của pháo 37mm trong các trận đấu tăng đã suy giảm một cách đáng kể, còn sau đó, pháo 75mm không thể lắp được trên tháp pháo chính không lớn. Người Mỹ đã mượn ý tưởng từ các xe tăng hạng nhẹ và lắp nó một cách đơn giản vào thành bên phải xe tăng M2A1. Sau đó là việc điều chỉnh góc bắn cho pháo chính (32 độ). Một trong 4 súng máy, được lắp trên tháp pháo nhỏ dành cho chỉ huy nhưng không thể thực hiện nhiệm vụ phòng không bởi vì góc bắn thẳng của nó quá nhỏ. Giáp bảo vệ cồng kềnh cũng là điểm yếu của dòng xe tăng với thân xe được lắp theo phương pháp tán đinh với nhiều cửa, làm phức tạp hóa kết cấu. Trong các phiên bản cuối cùng của xe tăng đã xuất hiện thân xe trên phương pháp hàn, cải thiện được phần nào các nhược điểm trên. Nhược điểm nữa là tình trạng không đồng nhất về động cơ của “Lee” và “Grant”. Có 4 kiểu hệ thống lực cho loại xe tăng này trên cơ sở các loại động cơ: động cơ hàng không hình sao 7 xi lanh “Rait – Kontinental”; động cơ diezen kép “General motors”; khối 5 động cơ xe hơi “Kraicker”; động cơ diezen “Giberson”. Hệ thống động lực cuối cùng còn được gọi bằng tên “hệ thống khuấy trứng”. Mẫu thí nghiệm M3 được đưa ra bãi thử tháng 5 năm 1941. Nó gồm 3 lớp trang bị với kíp xe 6 người. Sự sản xuất hàng loạt được bắt đầu vào mùa hè trên các công xưởng của 5 hãng khác nhau. Ngoài xe tăng M3 theo tiêu chuẩn Mỹ được sản xuất dưới tên gọi “Tướng Lee”, còn có loại xe tăng M3 dành cho nước Anh có tên gọi “Tướng Grant”. Những mẫu cuối cùng có tháp pháo đúc mới và các tấm chắn xích theo dạng mới nhằm ngăn chặn những đám bụi khi hoạt động trên hoang mạc. Tháp pháo chỉ huy được gỡ bỏ, còn phần sau tháp pháo được trang bị hệ thống vô tuyến điện của Anh.
     Xe tăng hạng trung M3 lần đầu tiên tham chiến vào 27 tháng 5 năm 1941 trong biên chế sư đoàn xe tăng số 7 tại Bắc Phi. Trong các trận đánh gần Gazal chúng đối mặt với các xe tăng Đức Pz IV trang bị pháo nòng ngắn 75mm. Các “Grant” cũng đóng góp đáng kể trong chiến thắng của quân Anh trước quân Đức tại El-Alamein. Đối với người Mỹ, việc sử dụng 3 kiểu xe tăng này có ít hơn, cơ bản là trong các trung tâm đào tạo trên lãnh thổ Mỹ và các quốc gia khác. Một số lượng không lớn M3 “Lee” than gia chiến đấu trên mặt trận Thái Bình Dương, đồng thời trong thành phần trung đoàn xe tăng số 13 Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia đổ bộ lên Ma rốc. Tổng cộng trong khoảng 2 năm từ 1941 đến 1942, 6258 xe tăng hạng trung M3 đã được sản xuất cho Mỹ và Đồng minh. Trong quân đội Liên Xô cũng có gần 1400 xe tăng kiểu này. Lính tăng Xô Viết gọi M3 là “Mộ tập thể dành cho 7 người” và với sự loại bỏ với số lượng lớn khi xe tăng mới M4 “Sherman” xuất hiện theo hiệp ước “Lend – Lizơ” trong việc thay thế “Lee” và “Grant”.
   Trên gầm M3 tại Mỹ đã sản xuất pháo tự hành M7. Các xe tăng M3 cũng được rút khỏi lực lượng vũ trang và chuyển hóa sang xe cứu kéo – sửa chữa M31 và xe kéo pháo M32.

    Các thông số chính:
Tên gọi: M3 Lee/Grant
Phân loại: hạng trung
Kíp xe: 6 người
Khối lượng chiến đấu: 27,2 tấn
Chiều dài,m: 5,64
Chiều rộng,m: 2,72
Chiều cao,m: 3,12
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/75; 1/37
Hỗ trợ/mm: 4/7,62
Độ dày giáp đầu: 50mm
Độ dày giáp bên: 38mm
Động cơ: “Kontinental”, R975 EC2, bộ chế hòa khí, 340 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 40km/h
Tầm hoạt động: 230km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #205 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 08:01:54 pm »

 Bản vẽ M3 "Lee":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #206 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 08:02:25 pm »

 M3 "Grant"

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #207 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:27:27 pm »

28. M4 “Sherman”

    “Sherman” – loại xe tăng hạng trung tốt nhất của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Theo số lượng sản xuất, nó chỉ kém so với T-34. Tổng cộng đã có 49234 M4 “Sherman” được xuất xưởng.
     Được chỉ định dành cho sự thay thế xe tăng M3 “Lee/Grant”, “Sherman” đã khắc phục được nhiều điểm yếu của dòng xe tăng trước đó, nhưng vẫn giữ lại bộ phận truyền động và chiều cao của M3. Xe tăng được sản xuất với 5 biến thể cơ bản từ tháng 2 năm 1942 đến tháng 6 năm 1945.
     Tất cả phiên bản “Sherman” đều có sự khác nhau về giáp bảo vệ, hỏa lực và hệ thống truyền động. Pháo mạnh nhất 76mm được lắp trên loại xe tăng cùng dạng. Nó đảm bảo cho đạn xuyên giáp có sơ tốc đầu nòng 908m/s. Loại xe tăng này gọi là “Sherman Firefly”. Nó có thể bắn cháy “Cọp” hay “Báo” của Đức dù trong cự ly ngắn. 6 kiểu động cơ, được lắp trên “Sherman” của các biến thể khác nhau, đã gây khó khăn cho việc tiếp tế và huấn luyện cho kíp xe. Tuy nhiên, “Sherman” vẫn được đánh giá là loại xe tăng đơn giản và tin cậy. Không tính đến các nhược điểm, nó vẫn được quân Đồng minh đánh giá cao. Trong Hồng quân cũng có khoảng 4 000 chiếc M4. Trên chúng, lính tăng Liên Xô đã giải phóng Ukraina, Belorussia, Ba Lan, Tiệp Khắc, Áo, tấn công Berlin. Sau chiến tranh, Mỹ đã bán một bộ phận lớn “Sherman” cho vài chục nước khác nhau, những nơi mà chúng cũng được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột quân sự. Nhưng sử dụng “Sherman” thành công nhất là người Israel, khi hiện đại hóa và hoàn thành biến thể “Supersherman” (Siêu “Sherman). Nó được trang bị pháo chính 105mm do Pháp sản xuất và động cơ diezen 360 sức ngựa. Trong chiến tranh Cận Đông với các nước Ả rập, “Supersherman” đã chiến đấu chống lại xe tăng hạng trung T-54 do Liên Xô sản xuất và cung cấp cho quân Ả rập và đôi khi, nó cũng dành chiến thắng trong các cuộc đấu tay đôi với loại xe tăng được sản xuất sau chiến tranh này.

    Các thông số chính:
Tên gọi: M4 Sherman
Phân loại: hạng trung
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 30,37 tấn
Chiều dài,m: 5,84
Chiều rộng,m: 2,62
Chiều cao,m: 2,74
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/75
Hỗ trợ/mm: 2/7,62; 1/12,7
Độ dày giáp đầu: 51mm
Độ dày giáp bên: 38mm
Động cơ: “Kontinental”, R975 C1, bộ chế hòa khí, 400 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 38km/h
Tầm hoạt động: 192km.


« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 04:15:31 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #208 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:28:06 pm »

 Các hình ảnh và một số phiên bản của M4 "Sherman":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #209 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:29:04 pm »

 "Sherman Firefly":

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 10:21:03 pm gửi bởi daibangden » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM