Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:51:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 393574 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #140 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 03:35:21 am »

 Pháo chống tăng tự hành "JagdPanther":(tiếng Nga: "Ягдпантер" - "IagdPanther")




 Cám ơn bạn minh28185!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:18:20 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #141 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 03:37:59 am »

 Xe cứu kéo - sửa chữa "BergerPanther":



 và tháp pháo:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #142 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:07:44 am »

9. Pz VI H1 (E) “Tiger” (“Con cọp”)

   Seri xe tăng hạng nặng đầu tiên của Đức Pz VI “Tiger” vượt trội hoàn toàn các dòng xe tăng khác của kẻ thù theo sức mạnh hỏa lực và giáp bảo vệ cho đến sự xuất hiện của xe tăng Xô Viết IS-2. Các yêu cầu về kỹ - chiến thuật cho loại xe tăng hạng nặng này được đưa ra năm 1941, còn sự cạnh tranh  giành bản thiết kế và sản xuất là cuộc chạy đua cơ bản giữa hai hãng “Hansen”  và "Porshe”. Các mẫu thí nghiệm dưới tên gọi VK 4501(H) và VK 4501(P) được đưa vào thử nghiệm vào năm 1942 và kết quả là mẫu xe tăng của hãng “Hansen” đã dành chiến thắng do công nghệ thiết kế đơn giản hơn. Seri xe tăng hạng nặng này mang tháp pháo đuôi vuông, trước đó được lắp trên mẫu hãng “Porshe”. Theo kết cấu, Pz VI đảm bảo các yêu cầu của triết lý (học thuyết) sử dụng xe tăng của Đức – khối lượng và vũ khí mạnh áp đảo và chiến thắng mọi kẻ thù. Vì thế, xe tăng có kết cấu đơn giản, những chi tiết nhỏ, nhưng  công nghệ thiết kế thân xe và tháp pháo cho phép thực hiện việc sản xuất nhanh với số lượng lớn “Tiger”. Để trang bị cho “Cọp”,người ta đã lắp cho nó loại pháo nòng dài 88mm tốt nhất của Đức. Loại pháo này được thiết kế trên cơ sở chuyển đổi từ pháo phòng không Flak 18/36 thành phiên bản pháo tăng có bộ hãm đầu nòng và cò điện. Các loại đạn xuyên thép nặng 10,2kg, có vận tốc đầu nòng 773m/s, tầm bắn 1000m và xuyên thép dày 115mm cũng đồng thời được trang bị trong thành phần cơ số đạn. Bộ phận truyền động của “Tiger” có 24 bánh đỡ mỗi bên với hệ thống treo xoắn riêng. Không kể đến khối lượng lớn, xe tăng nổi trội ở sự dễ dàng trong điều khiển và có tốc độ cao nhờ sự giúp đỡ của động cơ mạnh. Vào thời điểm này, “Tiger” còn tồn tại nhược điểm về sự khó khăn trong việc cơ động chiến đấu. Tốc độ quay của tháp pháo nặng nề diễn ra chậm, vì thể, kíp xe rất khó khăn khi đối đầu với các xe tăng của kẻ thù. Và không phải loại cầu nào cũng có thể chịu được sức nặng của “Tiger” và vì thế, người Đức phải sử dụng đường sắt để vận chuyển “Cọp” ra chiến trường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gặp khó khăn vì chiều rộng của xe tăng. Và sự thay thế bản xích “chiến đấu” rộng bằng xích “vận tải” có chiều ngang nhỏ, hẹp hơn  đã diễn ra. “Tiger” cũng đồng thời được trang bị hệ thống hoạt động dưới nước với ống lặn dài 4 mét nhưng chưa khi nào phải sử dụng tới. Những xe tăng của lần sản xuất đầu tiên mang tên Ausf. H1, sau đó được đổi thành Ausf. E.
   Lần tham chiến đầu tiên của “Cọp” vào 22 tháng 9 năm 1942 trên mặt trận Leningrad. Trong sự trùng hợp ngẫu nhiên, các xe tăng này được đưa ra chiến trường trên những địa điểm ao hồ và đầm lầy – đây là một trong những nguyên nhân bên cạnh hỏa lực bắn bên sườn của Hồng quân dẫn đến sự thiệt hại cho “Tiger”. Trong 4 chiếc “Tiger” tham chiến, một bị bắn cháy và số còn lại rời khỏi chiến trường vì lý do kỹ thuật. Trong chiến dịch “Sitadel” từ 181 “Con cọp” tham chiến, 78 chiếc bị Hồng quân tiêu diệt trong một tháng chiến dịch. “Tiger” được sử dụng một cách rộng rãi tại Bắc Phi và mặt trận phía Tâu. Tại đó, chúng trở thành đối thủ khủng khiếp của tất các các xe tăng thuộc phe Đồng minh. Trong các hoạt động phục kích được thực hiện bởi các cặp “Tiger” mang tới thiệt hại rất lớn vào các đơn vị xe tăng của đối phương. Ví dụ, ngày 22 tháng 6 năm 1944, binh nhất Riring thuộc Tiểu đoàn xe tăng số 504 đã tiêu diệt 12 xe tăng Mỹ “Sherman”, còn kíp lái của 11 xe còn lại phải bỏ xe tăng của mình lại và rút chạy trong sự hoảng hốt. Chỉ co hai lính lái xe xuất sắc của Đức Vittman và Belter, trên “Cọp” của mình đã tiêu diệt 144 xe tăng của đối phương.
  Trên cơ sở “Tger” đã chế tạo được các xe tăng chỉ huy, các xe cứu – kéo và loại pháo tự hành khác thường nhất của phe Trục với hệ thống phóng đạn phản lực hạng nặng 380mm mang tên "Cọp tấn công". Tổng cộng, ngành công nghiệp xe tăng Đức đã sản xuất từ tháng 9 năm 1942 đến tháng 8 năm 1944 được 135 “Tiger” Pz VI E/H1.

    Các thông số chính:
Tên gọi: Pz VI E (H1) Tiger
Phân loại: hạng nặng
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 56
Chiều dài,m: 8,45
Chiều rộng,m: 3,70
Chiều cao,m: 2,9
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/88
Hỗ trợ/mm: 2-3/7,92
Độ dày giáp đầu: 100mm
Độ dày giáp bên: 82mm
Động cơ: Maibah” HL230 P30, bộ chế hòa khí, 694 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 37km/h
Tầm hoạt động: 140

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:14:22 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #143 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:08:46 am »

 Cấu tạo bên ngoài của "Tiger":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #144 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:10:33 am »

 Pháo tự hành 380 mm "Cọp tấn công" phát triển trên cơ sở "Cọp"
 


 
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2009, 08:50:14 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #145 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 05:51:41 pm »

10. Pz VIB “Tiger” II (“Vua Cọp”)

     Trong sự so sánh về sức mạnh hỏa lực cũng như khả năng tự bảo vệ bằng độ dày của giáp, Pz VIB “Tiger” II được đánh là vào hàng tăng hạng nặng tốt nhất của Đức. Trong Lực lượng Đồng minh, nó được gọi là “Vua Cọp”.
     “Vua Cọp” chỉ được sản xuất với một phiên bản duy nhất, dựa trên cơ sở “Tiger” – xe tăng thế hệ trước của nó, nhưng “Vua Cọp” khác với “Cọp” , theo thứ tự đầu tiên: góc nghiêng của các tấm giáp, độ dày của các tấm giáp được gia tăng và tháp pháo có không gian rộng rãi hơn. Pz VIB  được trang bị  pháo nòng dài 88mm có thể bắn đạn dưới cỡ nòng, trong tầm bắn hiệu quả của nó, “Vua Cọp” có khả năng bắn trực diện vào đối thủ và tiêu diệt mọi kẻ thù mà không có bất cứ ngoại lệ nào.
   50 xe tăng đầu tiên có tháp pháo theo cấu trúc của hãng “Proshe” với độ dày giáp đầu 107mm và hệ thống lặn dành cho việc hoạt động dưới nước. Trên các xe còn lại trang bị tháp pháo hãng “Hansen” – với độ dày giáp đầu tốt hơn – 180mm và cộng nghệ thi công trong sản xuất tốt hơn. Buồng chiến đấu thiết kế rộng rãi và thuận lợi cho kíp xe. Cơ số đạn của xe bố trí tại phía sau, bên dưới tháp pháo, gần với bộ phận khóa nòng pháo – đảm bảo cho nạp đạn ít mất sức và khả năng tác xạ của pháo đạt tốc độ cao. Sự tăng sức chiến đấu cho “Vua Cọp” còn thể hiện qua việc tăng đáng kể kích thước và khối lượng của xe. Vì thế, khả năng vận động của nó không cao và chỉ thực sự hiệu quả trong các cuộc đối đầu với các đơn vị thiết giáp của đối phương. Lần tham chiến đầu tiên của “Vua Cọp” vào thời điểm quân Đức mở chiến dịch tấn công Arden.Trên mặt trận phía Đông, vài chục “Tiger” II tham gia lần đầu tiên trong cuộc tấn công cứ điểm Sandomir, nơi gặp phải trận tập kích của Lữ đoàn xe tăng Cận vệ số 53 và các đơn vị pháo binh tăng cường. Trận đánh đó, theo phía Liên Xô, quân Đức mất 13 Pz VIB, còn theo phía Đức là 11 chiếc. Ba (3) xe tăng bị chiếm trong tình trạng hư hỏng hoàn toàn (không thể sửa chữa).
  Trên chiến trường phía Tây, lính xe tăng của Đồng minh được cho là không thích thú khi đối đầu trực diện với “Tiger” II, họ thường rút lui khi gặp “Vua Cọp”. Để tiêu diệt “Tiger” II, quân Đồng minh sử dụng Không quân với sự oanh tạc tập trung. Nhiều “Tiger” II đã bị phá hủy bởi kíp xe trong tình trạng thiếu các hệ thống giúp nó vượt qua sông.
  Trên cơ sở Pz VIB, người Đức đã chế tạo xe tăng chỉ huy và pháo tự hành kiểu “Jagdtiger” với pháo chính 128mm. Đến cuối chiến tranh, tổng cộng 478 xe tăng “Vua Cọp” đã được xuất sưởng.


    Các thông số chính:
Tên gọi: Pz VI E Ausf. B Tiger II
Phân loại: hạng nặng
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 69,75
Chiều dài,m: 10,43
Chiều rộng,m: 3,75
Chiều cao,m: 3,09
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/88
Hỗ trợ/mm: 2-3/7,92
Độ dày giáp đầu: 150mm
Độ dày giáp bên: 80mm
Động cơ: Maibah” HL230 P45, bộ chế hòa khí, 600 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 38km/h
Tầm hoạt động: 170

 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #146 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 05:53:29 pm »

 Pháo tự hành 128mm "Jagdtiger"  trên cơ sở "Tiger" II

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #147 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 03:34:17 pm »

 11. Maus

       Trong lớp xe chiến đấu khối lượng trên 100 tấn, “Maus” trở thành xe tăng đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới nhưng nó chưa được thiết kế một cách đầy đủ, nhưng đã trải qua những cuộc thử nghiệm bộ phận truyền động và pháo.
       Ý định chế tạo xe tăng siêu nặng được thực hiện tại Đức trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, khi mà một công xưởng thuộc Berlin đã thiết kế “Kolossal Vagen” có khối lượng chiến đấu 150 tấn. Chiếc xe khổng lồ này dài 13 mét, chiều rộng khoảng 6 mét và cao 3 mét được thiết kế năm 1918 cùng sự kết thúc chiến tranh và đầu hàng của nước Đức.
       Năm 1942, theo sự chỉ đạo của Hitle, các công việc thiết kế loại “xe tăng mang tính đột phá” với khả năng tự bảo vệ cao nhất được tiến hành. Trong quá trình thiết kế, xe tăng được tiếp nhận đồng thời cùng một lúc các bộ phận được chế tạo bởi nhiều hãng khác nhau: “Krupp”; “Daimler” nhận thiết hệ thống động cơ, còn “Simens” – đảm nhận các bộ phận truyền động. Thu hoạch chung sau đó được chuyển đến công xưởng hãng “Alkett”. Bản đồ án “Kiểu 250” được thiết kế bởi Ferdinand Proshe thực hiện vào giữa năm 1944 trong 2 mẫu xe tăng mang tên “Maus” (“Con chuột”) và “Myshonok” (“Con chuột con”). Những công việc tiếp theo là sản xuất hàng loạt hàng chục xe tăng theo mệnh lệnh của Hitle, vì thế, nước Đức không đủ sức để chế tạo các phiên bản khác, và quan trọng hơn là vũ khí dành cho các xe tăng siêu nặng này.
    Xe tăng được sản xuất trên cơ sở trình độ công nghệ kỹ thuật cao. Sự tiếp nhận hệ thống truyền động nhiều bánh nâng (đỡ) với bản xích rộng 1100mm đảm bảo “Maus” có đơn vị tỷ trọng lên mặt đất hơn gấp nhiều lần so với các xe tăng hạng nặng khác của Đức. Điểm đặc biệt cơ bản của xe tăng nằm ở chỗ giáp bảo vệ quanh thân rất mạnh và trang bị tới hai (2) pháo chính, đồng thời sử dụng trục truyền động điện tử, có hai thiết bị dẫn động chạy điện nằm hai bên xích phải và xích trái. Nguồn năng lượng cho hai động cơ điện đó phát ra từ hai máy phát điện được bố trí trong buồng động cơ. Hai hệ thống điện hoạt động độc lập (không phụ thuộc lẫn nhau) truyền tải từ động cơ gần bánh dẫn động vào thời điểm xoắn qua bộ giảm tốc hai cấp. Kíp xe 5 người, hai trong số đó được bố trí tại phòng điều khiển phía đầu xe, còn ba người kia ngồi trong tháp pháo.
  Hình mẫu đầy đủ của “Maus” được giới thiệu cho Hitle vào 14 tháng 5 năm 1943, nguyên bản đầu tiên của nó được trang bị động cơ hàng không “Daimler – Bents” MB 509 và tháp pháo bằng gỗ, tham gia thử nghiệm hệ thống truyền động vào tháng 12 năm 1943. Sau khi đạt kết quả chấp nhận được (trung bình, thỏa đáng), xe tăng được lắp tháp pháo được thiết kế theo tiêu chuẩn dành cho pháo binh và đầy đủ các hệ thống, tổ hợp bên trong. Nguyên mẫu thứ hai được tiếp nhận động cơ diezen “Daimler – Bents” M517, và đã chỉ ra sự không thuận lợi và thiếu tin cậy trong việc vận hành khai thác sử dụng.
  Khối lượng 180 tấn đã loại trừ khả năng vượt sông của “Maus” vì không có một loại cầu tự động nào của công binh Đức thời đó có thể chịu được sức nặng của nó. Vì thế, phương pháp duy nhất có thể giúp những chiếc xe tăng này vượt sông bằng cách men theo đáy sông theo từng cặp. Thời điểm vượt sông, xe được đóng kín, không có kíp lái, “Maus” di chuyển theo dây cáp và nguồn cung cấp điện cho hoạt động nhận từ “Maus” khác trên bờ. Thực tế loại xe tăng siêu nặng này chưa hề tham gia vào hoạt động chiến đấu. Hai tiêu bản thử nghiệm đã bị người Đức tự phá hủy khi các lực lượng Hồng quân Liên Xô tiến vào gần khu vực trường bắn. Năm 1946, hai chiếc xe hư hỏng này được mang về Liên Xô, nơi các chi tiết còn chưa bị phá hủy được sắp lại thành một chiếc xe tăng mới. Nó được mang ra làm vật thí nghiệm trên trường bắn pháo binh và hiện tại được trưng bày như một hiện vật trong bảo tàng các lực lượng Thiết giáp tại Kubinka, dưới Moskva.

    Các thông số chính:
Tên gọi: Maus
Phân loại: hạng siêu nặng
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 188
Chiều dài,m: 10,1
Chiều rộng,m: 3,67
Chiều cao,m: 3,66
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/128; 1/75
Hỗ trợ/mm: 2/7,92
Độ dày giáp đầu: 240mm
Độ dày giáp bên: 200mm
Động cơ: Daimler-Bents MB 509, bộ chế hòa khí, 600 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 20km/h
Tầm hoạt động: 185m.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:09:46 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #148 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 03:35:45 pm »

 Cấu tạo Maus:
 
 

 Cắt dọc thân xe:

 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #149 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 03:36:17 pm »

 Hình vẽ Maus:
 
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM