Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:00:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 393519 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #100 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 04:03:59 am »

 LT 38 [ 38(t) Ausf.A]

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #101 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 05:39:11 am »

                                                                            
    38. "2589"

     Nước Nhật bắt đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai của mình sớm hơn các nước Châu Âu hai năm. Vào tháng 7 năm 1937, quân đội Nhật hoàng xâm lược Trung Quốc. Bộ binh của quân xâm lược Nhật tiến vào Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của xe tăng “2589”, dòng xe chiến đấu hoạt động trên xích đầu tiên được sản xuất tại một nước Châu Á.
     Những đơn vị xe tăng đầu tiên của Nhật Bản được hình thành vào năm 1925 và được trang bị các xe tăng Mk A “Uyppet” của Anh. Sau đó, Nhật đã của của Liên hiệp Anh các loại xe bọc thép khác nhằm mục đích thí nghiệm. Trên cơ sở các thí nghiệm đã được tích lũy, vào năm 1929, dòng xe tăng nội địa đầu tiên của Nhật đã được hoàn thiện, tiếp nhận tên gọi “2589”. Bản chạy thử của nó được chuẩn bị vào năm 1931 có tháp pháo với thân xe liên kết với nhau bằng phương phán tán đinh. Tháp pháo ban đầu được lắp pháo 47mm, sau đó nhanh chóng được thay bằng pháo 57mm. Trang bị phụ của xe tăng gồm có 2 súng máy 6,5mm trên hệ thống mặt cầu. Bộ chế hòa khí của động cơ (ban đầu – “Daimlep”, sau đó – “Misubisi”) được chế tạo trên cơ sở động cơ hàng không. Bộ phận truyền động, được che bởi màn thép, bao gồm 10 bánh nâng mỗi bên và 5 trục (con) lăn. Bánh dẫn động được bố trí phía sau. Các mắt xích mạ crom liên kết với nhau bởi các khớp chốt được khống chế bằng các cơ cấu đinh. Chưa tính đến việc xe tăng có cấu tạo truyền thống, nó đã trở nên lỗi thời so với các xe tăng của những năm 30 (Tk 20) với nhược điểm về giáp và độ cơ động. Lái xe kiêm kỹ thuật viên phải điều khiển đồng thời với 3 bàn đạp và 5 tay gạt. Năm 1932, xe tăng được hiện đại hóa theo hướng được trang bị bộ xích mới với các mắt xích nhỏ hơn, thay đổi độ nghiêng của giáp và nâng cấp bộ phận truyền động. Dưới tên gọi “2589 Osu”, loại xe tăng này được sản xuất trên cơ sở kỹ thuật của hãng “Mitsubisi”. Tuy nhiên, chất lượng tác chiến của xe được cải thiện không đáng kể. Thậm chí trong năm 1936 sự thay đổi bộ chế hòa khí bằng động cơ diezen cũng không khả thi. Lỗi thiết kế lớn nhất của dòng xe tăng này chính là bố trí cửa ra vào phía đầu xe. Vào thời điểm đối đầu với quân đội Trung Hoa trang bị yếu kém, sự bố trí cửa ra vào không bộc lộ yếu điểm. Nhưng trong các trận giao tranh với các quân đoàn Sô viết trên Khanxin – Gôn và với quân Mỹ tại Philipin, đây trở thành điểm dễ tổn thương hơn trên xe tăng “2589” khi gặp phải hỏa lực pháo binh.
    Năm 1936, Nhật đồng thời sản xuất seri xe tăng “2594” – phiên bản của “2589 Osu”, không có dầm trên bộ phận truyền động cùng 4 trục lăn thay cho 5. Lái xe được bố trí ngồi bên phải, còn đầu xe bên trái bố trí sung máy.
    Ngoài nhà sản xuất chính – hãng sản xuất xe máy lớn nhất Nhật Bản “Misubisu” – kiểu 89 “Osu” cũng được sản xuất bởi hai hãng khác “Kobe Seikosho” và “Nikhon Seikosho”. Do thiếu sự thống nhất về tiêu chuẩn hóa trong thiết kế đã dẫn đến sự khác nhau về độ giày giáp của xe, trang bị và bộ phận truyền động và kéo theo sự khó khăn trong việc sửa chữa trong điều kiện chiến trường. Trong thời kỳ từ năm 1929 đến năm 1937, tổng cộng 230 xe tăng “2589” được sản xuất. Toàn bộ chúng đã bị mất trong các trận đánh trên mặt trận Thái Bình Dương rất lâu trước khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai.
    “Osu” theo tiếng Nhật có nghĩa là thứ 2. Theo ý nghĩa, đây là loại xe tăng thứ hai trong trang bị của Lục quân Nhật. Dòng xe tăng đầu tiên được tính cho loại xe tăng hạng nhẹ “Kha-go”.

Các thông số chính:
Tên gọi: 2589
Phân loại: hạng trung bình
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 14 tấn
Chiều dài,m: 6,36 (với đuôi)
Chiều rộng,m: 2,15
Chiều cao,m: 2,6
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/57
Hỗ trợ/mm: 2/6,5
Độ dày giáp đầu: 17mm
Độ dày giáp bên: 11mm
Động cơ: “Mitsubisi”, bộ chế hòa khí, 115 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 27km/h
Tầm hoạt động: 160km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #102 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 05:40:05 am »

 "2589" dòng xe tăng đầu tiên của Châu Á (thứ hai trong Lục quân Nhật):

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #103 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 04:12:44 pm »

39. “2595” (“Ha-gô”)

     Tại đất nước mặt trời mọc từ trước đã tồn tại các hệ thống đặc thù, gần giống với các phương tiện kỹ thuật chiến tranh, dựa trên các tính toán từ cơ sở gốc của Đế chế (“kighensetsu, năm 660 sau Công nguyên). Xe tăng hạng nhẹ của Nhật Bản “Ke – gô” (theo đúng từng chữ “mô hình nhẹ”) tương ứng với tên gọi “2595” hay đơn giản là “95”, được biên chế vào lực lượng Quân đội Nhật năm 1935. Nó được chế tạo và trở nên nổi tiếng hơn dưới tên gọi “Ha-gô” (mô hình số 3).
     Xe tăng được đơn giản trong chế tạo, khai thác sử dụng và sửa chữa. Thân xe bao gồm các khung thép và các miếng thép cán, được liên kết với nhau với sự trợ giúp của đinh tán và bu lông. Tháp pháo một chỗ ngồi hình trụ cũng có được thiết kế và có cấu trúc đinh tán. Bên trong tháp pháo là chỗ ngồi của trưởng xe, người thực hiện đồng thời cả nhiệm vụ ngắm bắn và nạp đạn cho pháo 37mm, đạn pháo có tầm bắn 300 mét và có thể xuyên giáp dày 35mm. Động cơ diezen được bố trí dọc theo bên phải mạn sau thân xe. Thùng dầu, nhiên liệu nằm bên trái. Hệ thống treo với 4 bánh đỡ mỗi bên được đánh giá là hoàn hảo hơn cả. Sau đó, để tăng thêm độ tin cậy, mỗi bên thành xe được lắp thêm cặp trục lăn nhỏ, được gia cố trên các xà cân bằng mới trên các bánh đỡ. Biến thể này của xe tăng gọi là “Mãn châu lý” và được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Nhật. Để phòng cháy và bảo vệ kíp xe khỏi các mảnh vỡ từ giáp, bên trong xe tăng được phủ các tấm đệm amiang. Vào thời điểm này, sự bảo vệ mắt khỏi sự phun trì – có thể rơi vào trong xe qua các khe quan sát của lái xe, xạ thủ sung máy và trưởng xe chưa được trang bị.
     Hệ thống liên lạc trong xe tăng được thực hiện bằng cặp ổng cao su với các miệng loa.Hệ thống đài vô tuyến điện chưa bao giờ được trang bị, nên đã gây khó khăn cho việc liên lạc giữa các xe tăng trong cùng đơn vị với nhau. Những trận giao tranh đầu tiên của “Ha-gô” với xe tăng hạng nhẹ BT-5 của Quân đội Liên Xô đã chỉ ra các điểm yếu khác của chúng: giáp yếu, tầm quan sát từ chỗ ngồi của kíp xe ra bên ngoài bị hạn chế (tồi), vị trí của xạ thủ sung máy phân bố không hợp lý. “Ha-gô” trở thành xe tăng có số lượng lớn nhất trong lực lượng xe tăng Nhật – đến năm 1943, các quân xưởng đã sản xuất được 1161 xe tăng. Loại xe tăng này tham gia chiến đấu tại Mãn châu lý và trên toàn bộ các đảo lớn thuộc Thái Bình dương cùng với các lực lượng đổ bộ của quân Nhật. Sauk hi Nhật Bản đầu hang năm 1945, khung sườn của nhiều xe tăng bị gỉ, hỏng và bị vứt lại trong các khu rừng nhiệt đới. Một xe tăng “2595” nằm trong Bảo tàng chiến lợi phẩm ở Matxcova, trên đồi “Cúi chào” (nằm trong khuôn viên Quảng trường Chiến thắng - ND). Trên vị trí chỉ huy của chiến xe tăng này có những thanh kẹp đặc biệt để giữ thanh gươm trong ỏ. Theo luật danh dự của các võ sĩ đạo, các sĩ quan bị nghiêm cấm đầu hàng trở thành tù binh trong tay kẻ thù. Trong tình thế không còn lối thoát, họ bắt buộc phải tự sát với bằng vũ khí lạnh (mổ bụng) để không rơi vào tay kẻ thù. Tuy nhiên, phần lớn quân Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai hay chọn cách đầu hàng người chiến thắng để được khoan hồng hơn là tự sát.

 Các thông số chính:
Tên gọi: Kiểu 95 “Ha-gô”
Phân loại: hạng nhẹ
Kíp xe: 3 người
Khối lượng chiến đấu: 7,4 tấn
Chiều dài,m: 4,38 (với đuôi)
Chiều rộng,m: 2,06
Chiều cao,m: 2,28
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/37
Hỗ trợ/mm: 2/6,5
Độ dày giáp đầu: 12mm
Độ dày giáp bên: 12mm
Động cơ: “Mitsubisi”, A6120VD diezen, 120 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 45km/h
Tầm hoạt động: 210km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #104 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 04:13:33 pm »

 "2595" "Ha-gô":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #105 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 04:15:12 pm »

 Cấu tạo bên ngoài của "Ha-gô" - tiếng Nhật, có bác nào dịch được không?

Logged
HuangJingsen
Thành viên

Bài viết: 1



« Trả lời #106 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 04:42:04 pm »

Hay thật Smiley)
Thích hơn topic cùng dạng ở ttvn.
(spam tí).
Daibangden cho em ít bài viết với tích sao tích que nào Wink)
Logged

Tôi đi không nhanh, nhưng tôi không bao giờ đi thụt lùi...
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #107 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 05:05:15 pm »

Hay thật Smiley)
Thích hơn topic cùng dạng ở ttvn.
(spam tí).
Daibangden cho em ít bài viết với tích sao tích que nào Wink)
Topic cùng dạng ở ttvn là topic nào thế?
 Còn mình dịch đến đâu, chỉnh sửa và đưa lên diễn đàn luôn nên không có hàng tồn kho Grin.
 Muốn lên sao với lên gậy thì liên lạc gấp với Admin ptlinh, lấy sách số hóa về chỉnh sửa lỗi rồi post lên thôi Grin.
 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #108 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 06:25:17 pm »

40. “2597” (“Te-ke”)


     Những nỗ lực đầu tiên của người Nhật trong khả năng cho phép của nền công nghiệp Quốc phòng bao gồm sự tập trung vào thiết kế và sản xuất các loại xe tăng hạng trung nhẹ và rẻ. Cùng việc mua được giấy phép sản xuất xe tăng “Karden – Loid” Mk VI của Anh, trên cơ sở đó, người Nhật đã thiết kế loại xe tăng hạng nhẹ “2592” với buồng động cơ được bố trí phía trước. Chỗ của lái xe được bố trí tại buồng nhô (lồi) ra trên thân xe được liên kết bởi phương pháp tán đinh.Trưởng xe ngồi trong tháp pháo có trang bị súng máy 6,5mm trên bộ phận mặt cầu. Động cơ bố trí phía bên trái của lái xe, cửa ra kéo dài dọc theo thân bên trái đến đuôi xe, nơi có cửa lên xe dành cho kíp lái.
     Phiên bản hiện đại hóa của dòng xe này dưới tên gọi “2594” hay đơn giản là kiểu 94 sử dụng hệ thống treo mới, được thiết kế bởi thiếu tá Tomio Hara. Các bánh đỡ của xe tăng được nối với nhau bởi các trục cân bằng, được liên kết với các tay gạt hai đòn, trục được gắn chặt vào thân xe. Tay gạt có liên kết hình cầu với thanh kéo, được kéo dài bởi với lò xo thép nằm ngang được chế tạo từ các nguyên liệu đàn hồi. Cuối cùng, chúng được đặt nằm trong các ống, đồng thời được gắn cố định bên thân xe. Thiết kế này của hệ thống treo được đánh giá đơn giản, gọn và có thể đạt tốc độ di chuyển cao.
     Trên cơ sở xe tăng hạng trung “2592”, hãng “Tokyo Hasu Denki” đã thiết kế hai mẫu xe tăng nhỏ thí nghiệm với động cơ được bố trí phía trước và phía sau (mỗi loại tương ứng-ND). Sau đó, người Nhật vấp phải sự phức tạp trong việc cung ứng benzene, động cơ bộ chế hòa khí được thay thế bằng động cơ diezen 4 xilanh 65 sức ngựa. Hệ thống treo của bộ phận truyền động được áp dụng theo kiểu 94.
     Sau thí nghiệm, phiên bản xe tăng có động cơ phía sau đã được lựa chọn. Bộ phận trước thân xe lắp đặt bộ giảm tốc và hệ thống quay (quành). Xe tăng này có góc nghiêng của giáp hợp lý và chiều cao không lớn. Buồng chiến đấu được thiết kế, tính toán cho phù hợp với chiều cao của người Nhật. Vũ khí trên tháp pháo một chỗ ngồi hình trụ gồm có pháo 37mm và sung máy 7,7mm. Phần lồi lên một nửa từ đầu xe là buồng dành cho lái xe và được trang bị cửa (lỗ) quan sát với nắp sắt, trên đó có khe nhìn.
    Loại xe tăng nhỏ, được đặt tên là “2597” (“Te-ke”) được sản xuất hàng loạt cho đến năm 1942 và tham gia vào các trận đánh trên Thái Bình dương, đồng thời ở Birm và Trung Quốc. Để tăng tầm hoạt động, mỗi xe tăng kéo theo sau nó một rơ mooc chứa nhiên liệu. Trên gầm loại xe tăng này, người Nhật còn sản xuất ra các loại pháo tự hành 37mm và 47mm cùng nhiều loại xe kéo, xe vận tải hoặc các loại xe hỗ trợ khác.

 Các thông số chính:
Tên gọi: Kiểu 97 “Te-ke”
Phân loại: hạng nhẹ
Kíp xe: 2 người
Khối lượng chiến đấu: 4,7 tấn
Chiều dài,m: 3,71
Chiều rộng,m: 1,9
Chiều cao,m: 1,77
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/37
Hỗ trợ/mm: -
Độ dày giáp đầu: 16mm
Độ dày giáp bên: 14mm
Động cơ: “Ikehai”, diezen, 65 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 40km/h
Tầm hoạt động: 240km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #109 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 06:28:14 pm »

 Xe tăng loại nhỏ kiểu 94, được gọi đùa là "Nhóc" ("Nhóc con")

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM