Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 10:29:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392691 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2009, 05:04:43 am »

 Ft-17 tại bảo tàng quân sự Bruccel
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2009, 12:11:47 am »

Xe tăng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
[/u]

1. Vikkrec MK VI B
Mk VI được biết đến như là kiểu xe tăng hạng nhẹ của quân đội Anh thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai và là xe huấn luyện cơ bản dành cho lính tăng của Anh, Canada và Áo.
 MK VI được nhận định là loại xe hạng trung bình (giữa) trong dòng tăng Mk với tốc độ di chuyển và khung (xe) giới hạn nhỏ. Khối lượng xe nhẹ, độ dày giáp mỏng với động cơ khoảng 90 mã lực có thế di chuyển với tốc độ 56km/h. MK VI có hình nhạng cơ động (nhanh nhẹn) nhờ sự thiết kế của đầu xe có và đuôi xe phía sau tháp pháo có độ nghiêng lớn. Sự phân bố khả năng đàn hồi trên giá đỡ bộ phận chuyển động không điển hình (tiêu biểu). Chúng được thiết kế nghiêng, với bộ phận thanh thép ở trên (Huh). Tháp pháo chứa được hai người, khi trước được thiết kế thấp hơn về phía sau - ở nơi lắp đặt hệ thống thông tin vô tuyến điện trên xe tăng chỉ huy hoặc thêm cơ số đạn trên các xe chủ lực. Xe tăng được sản xuất với ba phiên bản : MK VIA, MK VIB và MK VIC. MK VIA và MK VIB khác nhau ở hình dáng cấu tạo tháp pháo: Ở phiên bản A, tháp pháo hình lục giác, con trên B – có hình trụ. MKVIC có một vài nâng cấp về trang bị. Trước đây, chúng được trang bị súng máy 7,7mm và đại liên 12,7mm, đã được thay thế bằng súng máy BESA 7,92mm và 15mm với hệ thống làm lạnh bằng không khí (lỗ thoát khí). Một số xe MK VI được tái trang bị trong mục đích chế tạo những chiếc xe chuyên diệt tăng (đấu tăng – chiến sĩ diệt xe tăng – NV). Trên tháp pháo mới, được lắp duy nhất một pháo cỡ 40mm với cơ số đạn 58 viên. Tăng MK VI được sản xuất dung trong nội địa và xuất khẩu (sử dụng ngoài biên giới). Khoảng 100 xe tăng được thiết kế đặc biệt – không có tháp chỉ huy dành cho Ấn Độ. Tất cả đều được trang bị kính tiềm vọng. 70 xe tăng được trang bị cho Ai Cập, 24 chiếc cho Canada, 13 xe tăng được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng cộng đã có hơn 1300 xe tăng MK VI được sản xuất với các phiên bản khác nhau.
 Vào những năm 1940 và 1941, MK VI có mặt trong các trận đánh của quân đội Pháp tại khu vực Bắc Phi. Chúng được sử dụng thành công khi theo chân quân đội Italia đánh chiếm các vùng thuộc địa trên sa mạc. Về cơ bản, ,chúng được tiếp nhận như những xe thông tin và trinh sát. Vỏ thép yếu khiến cho MK VI thậm chí bị bắn thủng bởi hỏa lực từ súng đại liên của đối phương. Sau khi lực lượng thiết giáp của quân đội Anh chuyến sang sử dụng loại xe “Stuart”, toàn bộ số MK VI được chuyển loại thành xe huấn luyện.
 
 Các thông số chính:
Tên gọi                       : MK VIB
Phân loại                    : hạng nhẹ
Kíp xe                        : 3 người
Khối lượng chiến đấu: 5,3 tấn
Chiều dài,m                : 3,95
Chiều rộng,m              : 2,13
Chiều cao,m                : 2,23
Số lượng vũ khí           :
Pháo chính/mm            : -
Hỗ trợ/mm                    : 1/12,7; 1/7,7
Độ dày giáp trước         : 14mm
Độ dày giáp bên            : 12mm
Động cơ                         : “Medouc”, bộ chế hòa khí, 88 sức ngựa
Tốc độ tối đa                  : 55km/h
Tầm hoạt động                : 200km       

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2009, 12:13:04 am »

 MK VIA tại bảo tàng Lực lượng thiết giáp Australia
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2009, 12:16:15 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #13 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2009, 05:26:09 pm »

2. Vikers 6-ton

 Xe tăng hạng nhẹ “Vickers 6-ton” được chế tạo bởi hãng “Vickers – Armstrong” trên cơ sở toàn bộ các chi tiết được chế tạo trong nước (theo sự chủ động hoàn toàn – NV), nhưng sự trớ trêu là nó không được thừa nhận ngay trên đất Anh. Dưới tên gọi Vickers MK E hay “Vickers 6-ton” đã được bán cho hơn chục quốc gia châu Á và châu Âu và nó phục vụ dưới dạng nguyên bản hoặc cho sự mô phỏng và hoàn thiện, cải tiến các loại xe tăng dạng này tại Liên Xô, Italia và Ba Lan.
 Sự đơn giản, an toàn và giá rẻ là những ưu điểm của các dòng xe tăng trong thời kỳ những năm 30. “Vickers” được biết đến dưới hai phiên bản với khả năng chiến đấu khác nhau: MK E(A) – hai tháp pháo với trang bị súng máy đơn thuần và MK E(B) với một tháp pháo được trang bị cả pháo chính 47mm và súng máy. Tất cả xe tăng loại này đều trang bị hệ thống thông tin trong xe (không trang bị ăng ten), một vài phiên bản có hệ thống vô tuyến điện của hãng “ Markoni”
 Xe tăng có khả năng vượt chướng ngại vật tốt khả năng di chuyển êm nhờ hệ thống giảm xóc. Yếu tố quan trọng nhất của bộ phận chuyển động là hai dây xích được chế tạo từ mangan – có tuổi thọ đến 4800km (có khả năng di chuyển đến 4800km – NV) – gấp vài lần so với chỉ tiêu của các loại xe tăng khác. Nhược điểm xe tăng này là động cơ được làm mát bằng không khí – thường xuyên bị làm nóng và có thể gây cháy ngay cả trong tình trạng không tác chiến.
 Vào năm 1930, Liên Xô đã đặt mua 15 xe tăng “Vickers” loại 2 tháp pháo. Cũng trong năm này, trên cơ sở số xe tăng đã mua được, Liên Xô đã sản xuất số lượng lớn phiên bản cải tiến của loại xe tăng “Vickers” dưới tên gọi T-26. Seri “Vickers 6-ton” đã được tháo rời  trong các nhà máy ở Ba Lan, được trang bị lại vũ khí mới và động cơ diezen “Zhauer” 110 sức ngựa.
  Sự tham chiến của dòng “Vikers” trên các chiến trường cũng rất đa dạng. Khoảng 20 xe tăng kiểu hai tháp pháo (kiểu A) trong biên chế quân đội Trung Quốc đã đẩy lùi cuộc xâm lược của người Nhật vào năm 1937. Người Ba Lan cũng sử dụng một vài MK E và hang chục 7TP – phiên bản cái tiến của dòng “Vickers” được sản xuất hoàn toàn tại Ba Lan – trong các trận đánh với các quân đoàn của quân Đức vào tháng 9 năm 1939. Người Phần Lan trong cuộc “chiến tranh mùa đông” năm 1939-1940 cũng sử dụng loại MK E một tháp pháo (kiểu B) chống lại quân đội Liên Xô và một số đã trơe thành chiến lợi phẩm của quân đội Xô Viết. Quân đội Anh cũng sử dụng một số MK E  từ những hợp đồng không thành công (hợp đồng không ai nhận – NV) cho sự huấn luyện lính xe tăng trên thao trường.
 
 Các thông số chính:
Tên gọi                       : Vickers 6-ton (B)
Phân loại                    : hạng nhẹ
Kíp xe                        : 3 người
Khối lượng chiến đấu: 7,1 tấn
Chiều dài,m                : 4,56
Chiều rộng,m              : 2,13
Chiều cao,m                : 2,16
Số lượng vũ khí           :
Pháo chính/mm            : 1/47
Hỗ trợ.mm                    : 1/7,7
Độ dày giáp trước         : 13mm
Độ dày giáp bên            : 13mm
Động cơ                         : Armstrong – Siddli “Puma”, bộ chế hòa khí 80 sức ngựa
Tốc độ tối đa                  : 35km/h
Tầm hoạt động               : 170km
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2009, 01:28:53 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2009, 05:27:14 pm »

 MK E kiểu A trong quân đội Ba Lan:
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #15 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2009, 05:28:11 pm »

 MK E kiểu B trong bảo tàng quân đội Phần Lan
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 07:08:24 am »

3. MK VIII Tetrarch
 Tetrach trong chiến tranh thế giới thứ hai là loại xe duy nhất được sử dụng trong các chiến dịch đổ bộ đường không (lực lượng nhảy dù).
 Được chế tạo vào năm 1937 với mục tiêu trở thành xe trinh sát hạng nhẹ, “Tetrarch” có những điểm đặc biệt thú vị trong cấu tạo bộ phận chuyển động. Bánh sau cùng trong số 4 bánh của mỗi bên làm nhiệm vụ truyền động, không có vành bọc bằng cao su và có bánh răng (răng cưa). Việc rẽ của xe tăng được thực hiện sau kết quả của sự nghiêng theo mặt phẳng trục của dây xích thép cao su (резинометалический) đàn hồi. Vì chi tiết này mà các bánh đỡ ở hai bên thân xe tăng được thiết kế để có thể quay ở một số góc và được thực hiện với sự giúp đỡ của bánh lái. Để cho sự quay vòng hơn nữa, cần nắm và trục phanh của bộ giảm tốc hai bên thân xe đã được thiết kế cho lái xe. Cấu tạo của xe tăng đơn giản:  thân xe tán đinh và tháp pháo được ghép với những mảnh thép với độ dày từ 4 đến 15mm. Động cơ 12 xi lanh “Medouc” 165 sức ngựa và hộp số truyền động giúp tăng tốc độ sáu lần đảm bảo cho xe tăng đạt tốc độ 64km/h trên đường bằng. Trang bị trên xe gồm có một pháo chính 40mm và một súng máy 7,92mm đặt bên phải.
 Mẫu thí nghiệm của hãng “Vickers – Armstrong” được đưa ra vào tháng 12 năm 1937. Nó trang bị tháp pháo bằng gỗ và vũ khí mô hình. Xe tăng được thí nghiệm trong 6 tháng với nhiều lần cải tiến. Cuối cùng, xe tăng được tiếp nhận vào Lực lượng quân đội Anh dưới tên gọi “Tetrarch” Đơn đặt hàng đầu tiên gồm 70 chiếc, còn những chiếc “Tetrach” bắt đầu có mặt trong lực lượng Thiết giáp của Anh vào mùa đông năm 1941. Một chiếc đã được sử dụng tại vùng Cận Đông để thử nghiệm về khả năng chiến đấu và mang lại thành công không như mong đợi. Nó hoàn toàn không mang lại hiệu quả khi hoạt động trong điều kiện sa mạc do hệ thống làm mát động cơ kém. Vào đầu năm 1942, 20 xe tăng kiểu này được cung cấp cho Liên Xô theo thỏa thuận về len-liza. Mặc dù chúng có tốc độ cao và khả năng cơ động, nhưng do vỏ giáp mỏng nên không được đánh giá cao. Một số lượng lớn (không nhỏ - NV) “Tetrarch” được tham gia trong trận đánh ở Kavkaz và trong chiến dịch giải phóng Krưm.
 Mùa hè năm 1942, người Anh sử dụng “Tetrarch” trong cuộc xâm lược đảo Madagaska. Một nửa trong số đó (12 chiếc) đã được chuyển hóa (cải tiến) dưới dạng xe lội nước. Thực sự, chúng không gặp sự kháng cự đáng kể nào, vì lực lượng Pháp trong quân đội bản xứ (вишисткая армия) đã đầu hàng một cách nhanh chóng. Sự kiện đáng chú ý hơn, liên quan đến “Tetrarch” là thời điểm mặt trận thứ hai ở Châu Âu được mở vào năm 1944. Hơn 10 xe tăng kiểu MK VII cùng với kíp xe đã được vận chuyển bằng phương pháp đặc biệt. Để cho sự di chuyển này là 16 tàu lượn hạng nặng “Hamilkar” với sự giúp đỡ của máy bay – đầu kéo đã vượt qua eo biển La Mans bằng đường không. Trong quá trình di chuyển, một tàu lượn đã bị vỡ mũi và xe tăng cùng tổ lái đã rơi xuống biển. Tám xe tăng của sư đoàn dù số 6 đã tiếp đất an toàn. “Tetrarch”. Phần lớn trong số chúng bị dây dù cuốn vào xích tham gia các trận đánh mà không có sự hỗ trợ nào khác. Lần cuối cùng trong chiến tranh thế giới thứ hai mà người Anh sử dụng “Tetracrch” là thời điểm vượt sông Ranh vào tháng 3 năm 1945. Xe tăng được sử dụng trong quân đội Anh đến cuối những năm 40 và được sử dụng chủ yếu vào mục đích huấn luyện. Tổng cộng có khoảng 180 chiếc MK VII được sản xuất.

 Các thông số chính:
Tên gọi                  : MK VII Tetrarch
Phân loại                : hạng nhẹ
Kíp xe                    : 3 người
Khối lượng chiến đấu: 7,62 tấn
Chiều dài,m            : 4,30
Chiều rộng,m          : 2,31
Chiều cao,m           : 2,12
Số lượng vũ khí       :
Pháo chính/mm       : 1/40
Hỗ trợ/mm              : 1/7,92
Độ dày giáp đầu      : 16mm
Độ dày giáp bên      : 14mm
Động cơ                 : “Medouc”, bộ chế hòa khí, 165 sực ngựa
Tốc độ tối đa          : 64km/h
Tầm hoạt động              : 224km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 07:11:04 am »

 MK VII Tetrarch:
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 06:19:39 pm »

4. MK II “Matilda”

 Hai kiểu xe khác nhau được thiết kế thống nhất từ tên gọi cho đến ý nghĩa chiến thuật – yểm trợ tốt cho lực lượng bộ binh trong tấn công. Trong toàn bộ lực lượng thiết giáp (xe chiến đấu) của Anh, chỉ có “Matilda” được biết đến dưới tên “kẻ lanh lợi”. Qua thực tế chiến đấu, xe được duy trì đến cuối chiến tranh thế giới thứ hai mà không có những thay đổi nào quan trọng (đáng kể).
 Được thiết kế gần như đồng thời bởi hai hãng khác nhau, cả hai “xe tăng yểm trợ bộ binh” đều có giáp bảo vệ dày, nhưng yếu về trang bị, có tốc độ chậm và tầm hoạt động ngắm. “Matilda” I được trang bị tổng cộng 1 súng máy, trong quãng thời gian hai năm, 139 chiếc loại này được sản xuất. Hầu như toàn bộ số xe tăng chuyên yểm trợ bộ binh này đã bị mất trong cuộc rút lui của Quân đội viễn chinh Anh từ Đoong kéc năm 1940. Vì thế, trong các bài viết, văn bản về lịch sử - chiến tranh, về cơ bản, nhắc đến “Matilda út” không nhiều. Các “Matilda” II so với đời trước, có sự khác nhau đặc biệt ở bộ phận chuyển động, đó là có diềm chắn với 5 lỗ cửa lớn để giảm(xả) bẩn cho phần trên của xích. Tháp pháo hình trục, phần mũi và phần đuôi xe được đúc, đồng thời buồng dưới tháp pháo được nâng lên đáng kể làm tăng cơ số đạn. Tuy nhiên điểm này cũng mang lại những nhược điểm (mặt trái của tấm huân chương – NV): công nghệ mới của sự chế tạo những chi tiết đúc lớn (so với khả năng của nền công nghiệp khi đó???) đã ảnh hưởng đáng kể tới quá trình sản xuất và gần đầu thời kỳ chiến tranh ở châu Âu, mới có hai chiến “Matilda” được sản xuất. Sự quay của tháp pháo nặng nề được thực hiện bằng tay hoặc bằng bộ phận truyền động thủy lực của hãng “Frezher Hesh” – sớm hơn nữa đã được sử dụng cho sự chuyển động xoay (quay) của các tháp súng máy trên các máy bay tiêm kích bom. Vũ khí trang bị trên loại xe tăng chuyên yểm trợ bộ binh này có pháo chính 40mm và súng máy 7,92mm. Phiển bản dưới tên gọi “Matilda” III CS được trang bị lựu pháo 76mm và súng máy bộ binh 7,7mm “Bren” – loại được tính toán là có thể đảm nhiệm chức năng phòng không và được gắn trên tháp chỉ huy. Bộ phần truyền động của được cấu tạo từ hai động cơ 6 xi lanh “A, E, C” (phiên bản MK II và MK II A) hoặc là “Leiland” (MK III-V). Cả hai động cơ hoạt động hoàn toàn không phụ thuộc vào nhau và có hệ thống bôi trơn, nhiên liệu và làm mát riêng. Để cho đơn giản hơn, sự khởi động của chúng đã được tiếp nhận bộ chế hòa khí este đặc biệt. Bộ phận chuyển động với hệ thống nâng “cái máy cắt” có 11 bánh quay mỗi bên và bộ giảm xóc bằng lò xo. Bánh truyền động được bố trí đằng sau. Từ 2987 “Matilda” được sản xuất dưới nhiều phiên bản khác nhau, hơn một phần ba (1/3) trong số đó được Hồng quân tiếp nhận. 20 chiếc đầu tiên đã có mặt tại Archangel vào 11 tháng 10 năm 1941, gần thời điểm diễn ra trận đánh dưới chân Mát x cơ va (Moscow, Moskva). Đến cuối năm, trong biên chế Quân đội Liên Xô có khoảng 187 “Matilda”. Lính tăng Liên Xô đánh giá cao “Matilda” về độ tin cậy cũng như giáp bảo vệ. Nhưng đồng thời cũng chỉ ra những nhược điểm của loại xe này trong quá trình sử dụng vào thời kỳ xuân – thu. Chất bẩn lỏng (bùn) về ban đêm đông đặc và bám cứng vào khoảng giữa diềm chắn với thân xe, sang hôm sau sẽ không thể làm sạch chúng đi được từ chỗ bám. Những hệ thống đường ống dẫn chất lỏng làm mát – đặt ở gần đáy đồng thời cũng bị bám bẩn. Lính xe tăng Anh sử dụng “Matilda” mang lại nhiều thành công hơn tai Bắc Phi chống lại các binh đoàn của Đức và Italia. Thời kỳ đầu, những khẩu pháo chống tăng trong binh đoàn của Romen đã tỏ ra không hiệu quả khi đối đầu với những xe tăng Anh. Nhưng sau khi quân Đức được trang bị loại đại bác mới, “Matilda” đã dần bị đưa ra khỏi nhưng lực lượng đi tiên phong. Trên thân của “Matilda” cũng có thể cải tiến dưới nhiều phiên bản khác nhau làm nhiệm vụ đặc biệt: xe quét (dò) mìn, máy ủi, xe làm cầu, xe tăng phun lửa. Cuối cùng, dưới tên gọi “Matilda Murrei” và “Matilda Frog”, được chế tạo bởi người Úc, đã được sử dụng để đốt cháy các cứ điểm của quân đội Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Những chiến “Matilda” cuối cùng được sử dụng trong quân đội Úc cho đến năm 1955.

 Các thông số chính:
Tên gọi                      : Mk II hoặc Matilda  II
Phân loại                   : hạng trung (yểm trợ bộ binh)
Kíp xe                       : 4 người
Khối lượng chiến đấu: 27 tấn
Chiều dài,m               : 5,61
Chiều rộng,m             : 2,59
Chiều cao,m               : 2,61
Số lượng vũ khí          :
Pháo chính/mm           : 1/40
Hỗ trợ                          : 1/7,7
Độ dày giáp trước        : 78mm
Độ dày giáp bên           : 75mm
Động cơ                        : “Leiland” diezen, 2x95 sức ngựa
Tầm hoạt động              : 250 km.
 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 06:21:28 pm »

 Matilda II trong biên chế quân đội Liên Xô tại mặt trận Tây Nam(phương diện quân Tây Nam) năm 1942
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM