Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:49:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn  (Đọc 99599 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #60 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 12:14:57 am »

1. Qua thống kê cho thấy, có tất cả 36 nơi thờ Lê Đại Hành, trong đó có 12 nơi thờ riêng, 24 nơi phối thờ với các thần khác (có 5 nơi phối thờ với bà vợ cả của Lê Hoàn là Đô Hồ phu nhân; 2 nơi phối thờ với Bảo Quang Hoàng thái hậu - tức Thái hậu Dương Vân Nga).

Ninh Bình là tỉnh có nhiều di tích thờ ê Hoàn nhất ( 11 nơi). Thái Bình là nơi thứ hai có nhiều di tích thờ Lê Hoàn ( 10 nơi).  Tiếp theo là: Nam Định, Hà Đông (4 nơi), Hà Nam (3 nơi), Sơn Tây (2) Thanh Hoá, Hưng Yên (1)... (1).

2. Trong cuốn Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhâts, PGS.TS. Trần Bá Chí đã vạch ra các tuyến đường bộ quan hệ đến Hoa Lư, mà tuyến đường bộ hướng Nam – Bắc là một tuyến quan trọng trên đường hành quân của quân Tống cũng như phòng thủ của quân dân ta lúc bấy giờ. “Đường này từ xã Đại Hoàng rẽ về đông Bắc, qua Tri Hối, Cầu Đài (xã Gia Tập), vòng sang phía đông núi Miếu, rồi hướng tới khoảng đò Đoan Vĩ ngày nay.

Phía bên kia đò đã là đất tổng Mai Cầu, thuộc huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân. Từ đò Đoan Vĩ, xưa có đường bộ qua huyện Thanh Liêm, huyện Nam Xang, vượt sông Kinh (nay gọi sông Châu), đến đất Kim Bảng thì rẽ làm đôi: mộl ngả từ huyện Kim Bảng tắt qua xã Bất Đoạt đi vào Đỗ Động Giang, rồi hướng lên phía Sơn Tây để vượt Nhị Hà, sang vùng Vĩnh Tường, Bạch Hạc...” (2).

Nhìn tổng thể hệ thống di tích thờ Lê Hoàn, nếu lấy Hoa Lư (trước là Trường Yên) làm tiêu điểm quy chiếu khởi đầu cho tuyến đường bộ trên, thì các di tích, đền thờ Lê Hoàn cũng nằm trong hệ quy chiếu ấy.

3. Các di tích thờ Lê Hoàn ở Ninh Bình chủ yếu tập trung xung quanh khu vực kinh đô Hoa Lư, là nơi xây dựng sự nghiệp của Lê Hoàn. Sau khi ông qua đời, bên cạnh việc điều đình táng ở lăng mộ, nhân dân các xã ở đây đã lập đền thờ.  Đền vua Lê ở xã Trường Yên được xây dựng ngay trên nền cung điện trước đây của vua. Đền có quy mô không lớn, gồm 3 toà: Bái đường, Thiên hương (thờ Phạm Cự Lạng) và chính cung thờ Lê Hoàn (ở giữa), bên phải là Lê Ngoạ Triều (con trai vua Lê). bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga.
Tại đền còn 2 tấm bia đáng chú ý là (3) :

Tiền triều Lê Đại Hành Hoàng đế miếu, do Nguyễn Lễ, hiệu là Thuần Khanh, Tiến sĩ khoa Mậu Thìn ( 1568), Tả thị lang bộ Lễ, Đông các đại học sĩ, tước Nghĩa Khê hầu soạn. Tạo năm Hoằng Định thứ 7 (1606) nhà Lê, bia 2 mặt, chạm Lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh rồng uốn lượn, hoa cúc, hoa sen. Toàn văn chữ Hán, có 30 dòng, khoảng 1000 chữ.

Bia lược ghi về công trạng to lớn của vua Lê Đại Hành như có phương lược đế vương, lập chế độ, khuyến nông tang, được các triều đại lập miếu thờ, tuế thời cúng tế và được cấp 8 mẫu 8 sào ruộng để dùng vào việc đèn hương. Đến nay, gặp thời thánh trì, đền thờ ngài được Đô nguyên soái Tổng quốc chính thượng phụ Bình An vương (Trịnh Tùng) gia phong mỹ hiệu, cấp thêm cho đền 5 mẫu 2 sào ruộng, lại cho dân bản xã được miễn sưu sai tạp dịch để lo việc thờ cúng. Phần cuối là bài minh có 64 câu. Mặt hai bia ghi những người công đức, góp tiền của vào đền, trong đó có nhiều vị chức sắc. 

Bia trùng tu tạo tác, do Nghĩa Khê hầu Dương Thúc, Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, Thượng thư bộ Hình soạn. Tạo năm Hoằng Định thứ 12 (1611) nhà Lê. Bia 4 mặt, chạm rồng, mặt trời, viền quanh và đáy hình rồng. Toàn văn chữ Hán, gồm 56 dòng, khoảng 500 chữ. Bia ghi việc chúa Thượng phụ Bình An vương (Trịnh Tùng) nghĩ rằng nơi đây là nơi phát tích ra các vị đại thánh, bèn ban lệnh chỉ cho tu tạo lại điện vũ để thờ phụng, mong kéo dài “mạnh nước”. Quan đề đốc Hiệu lực Tứ vệ quân vụ sự Lễ quận công Bùi Thì Trung và một số quan chức khác bắt đầu hưng công từ năm Tân Hợi (1611), sửa 3 pho tượng (Đại Hành hoàng đế, Bảo Quang hoàng thái hậu và vua Lê Ngoạ Triều ) thờ ở điện này. Đến tháng 6 năm Nhâm Tý (1612) thì xong, có bài minh ca ngợi việc này.

_______________________
(1) Tham khảo thêm các tham luận của:
- Mai Khánh: Góp thêm tư liệu nghiên cứu về Lê Hoàn.
- Vũ Đường Luân: Góp phần tìm hiểu thêm về khu vực Đại La thời Tiền Lê (Qua khảo sát một số di tích ờ Hà Nội).

(2) PGS.Ts. Trần Bá Chí. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. Nxb Quân đội nhân dân. 2003. tr.117.
(3) Theo Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Nxb KHXH. HN, 1993, tr.672-674.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2009, 12:17:02 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #61 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 12:44:05 am »



Lăng mộ Lê Đại Hành hoàng đế đặt tại núi Hoàn Ỷ hay còn gọi là núi Phẩm Sơn (1). Đại Nam nhất thống chí chép là đặt ở phía bắc chân núi Quai Điếu, thuộc địa phận xã Trường Yên Hạ, phía tây huyện Gia Viễn. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), sửa đắp và dựng bia. Còn miếu Lê Đại Hành ở dưới núi Đại Vân. Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) liệt thờ vào miếu Lịch đại đế vương, còn miếu sở tại thì cấp sắc cho dân địa phương phụng thờ, năm thứ 18 (1837) cấp cho 500 quan tiền để tu bổ (2).

Bản kê khai của xã Yên Hạ, tổng Trường Yên (nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) cho biết, xã thờ Lê Đại Hành làm thần Thành hoàng làng, thờ ở đình, nghè, miếu v.v..., thờ ngài bằng tượng. Nơi ấy trước đây là kinh đô của ngài. Người kê khai còn thông tin thêm: có các làng Yên Thành, Yên Trạch và Trung Trữ thờ ngài, song các làng không có giao hiếu gì với nhau.

Bản kê của làng Yên Thành (xã) còn cho biết thông tin về xã Yên Thượng và Yên Trung cũng thờ Lê Hoàn.  Làng Dĩ Ninh, vốn trước đây chưa có đền thờ, đến năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) thì xin nhang từ đền vua Lê (xã Trường Yên) về thờ vọng ngài.

4. Thái bình giữ vị trí quan trọng, là nơi diễn ra trận đánh chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất của Lê Đại Hành - trận Lục Đầu Giang - phá tan âm mưu của Hầu Nhân Bảo muốn lập công chiếm Hoa Lư khi viện binh Tống chưa đến, giải nguy cho Hoa Lư và đất nước. Điều này có thể giải thích cho việc nhân dân quanh khu vực diễn ra trận Lục Giang thờ cúng Lê Hoàn, đặc biệt là hai tổng Xích Bích và Ỷ Đôn.

Ở danh sách này mới thống kê được 10 địa danh thờ Lê Hoàn. Trong cuốn Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, PGS.TS. Trần Bá Chí cho biết thêm thông tin: “Ngoài hai tổng Ỷ Đôn và Xích Bích, toàn huyện Thần Khê có tới 10 đền thờ Lê Đại Hành” (3), tuy nhiên Phó giáo sư không cung cấp tên địa danh thờ.

Làng An Thọ thờ Lê Đại Hành làm thần thành hoàng, thờ ngài ở đình và miếu công. Bản kê khai thần tích, lần sắc của làng An Thọ cho biết, ngoài làng An Thọ, còn có các làng Đông Thịnh, Vinh Tiến, Phú Thọ cũng thờ Lê Đại Hành. Cả 4 làng này nguyên trước đều thuộc 1 xã (có lẽ là xã Tạ Xá?).  Ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm, 4 làng đều cùng rước đến đình chung của 4 làng tế lễ đến hết ngày mùng 9 tháng Giêng. Tế lễ xong, làng nào lại rước về làng ấy.

Bản kê thần tích, thần sắc của làng Y Đôn Kênh cho biết, ngoài làng Y Đốn Kênh, còn có làng Mỹ Thịnh, làng Ninh Thôn, làng Ngoại Thôn cùng tổng thờ cúng Lê Hoàn.

5.   Thanh Hoá, theo truyền thuyết, là nơi sinh trưởng của Lê Hoàn.

Đại Nam nhất thống chí: “Miếu Lê Đại Hành hoàng đế ở xã Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, chỗ này là nền nhà cũ của tiên tổ nhà vua; có thuyết nói chỗ này là nhà cũ của Lê Đại Hành, sau nhân đấy lập miếu, nay vẫn còn bia đá” (4). Bia đá gồm 2 cái, một cái dựng năm 1602 do Phùng Khắc Khoan soạn; một cái dựng năm 1626 do Nguyễn Thực soạn.

______________________
(1) Việt sử cương mục tiết yếu chép: “Mùa xuân. tháng 3 , vua mất (thọ 65 tuổi), táng ở sơn lăng Hoa Lư (ở núi Hoàn Ỷ. huyện Gia Viễn). Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “lăng Đại Hành ở núi Phẩm Sơn. thuộc xã Trường Yên Hạ” (tập 1. tr.243).
(2) Đại Nam nhất thống chí, tập III, Nxb KHXH. HN, 1971. tr.256, 257.
(3) Trần Bá Chí. Cuộc kháng chiến chống Tống Lần thứ nhất. Nxb Quân đội nhân dân. 2003: tr.195.
(4) Đại Nam nhất thống chí. tập II. Nxb KHXH. HN. 1970. tr.251. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #62 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 12:49:24 am »


Tại đền Lê Hoàn ở Trung Lập, huyện Thọ Xuân hằng năm vẫn tổ chức lễ hội vào ngày mùng 7 đến hết ngày mùng 9 tháng 3 (âm lịch). Ngày mùng 7 rước kiệu thân mẫu và bố nuôi của vua về đền thờ Lê Hoàn. Mùng 8 tháng 3 là ngày chính kỵ, làm đại tế.

6. Hà Nam, theo thần tích, là nơi sinh trưởng của Lê Hoàn, có lăng, mộ. Tại đây, Lê Đại Hành còn được thờ sống (1).  Thần tích Lê Hoàn tại lăng vua Lê, làng Ứng Liêm, tổng Kỷ Cầu giải thích có vẻ “hợp tình, hợp lý” tất cả những vấn đề khúc mắc về quê quán, xuất thân của Lê Hoàn (2).
 
Thần tích cho biết: Ngài sinh ra ở xã Trường Yên, động Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. ông nội là Lê Lộc và bà nội là Cao Thị Phương; cha là Lê Hiền, mẹ là Đặng Thị Khiết. Nhà nghèo nên đã về xã Ninh Thái, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam làm nghề chài lưới, đơm đó bắt cá. Ngày mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (941) sinh ra ngài. Năm lên 7 tuổi, ngài mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải làm con nuôi quan án châu Ái (Thanh Hoá). Sau đi theo Đinh Tiên Hoàng bình được loạn 12 sứ quân . . .
 
Thần tích về Lê Hoàn ở đền và miếu làng Ninh Thái cho biết, khi ở đây, Lê Hoàn làm nghề dạy học. Sau đó phù Đinh Bộ Lĩnh, lập nhiều chiến công. Khi vua Đinh Tiên Hoàng mất, phù vua Đinh Toàn, diệt bọn Đỗ Thích, sau đó lên ngôi vua ở Trường Yên (tức Hoa Lư). Lê Hoàn tậu ruộng cho dân cày cấy, rồi lại cho dân tiền, cho dân thôn trông coi đèn hương quét dọn sinh từ ngài. Lê Hoàn còn làm đình thờ ở bên lăng của mình.  Đền sinh từ này từ năm 1938 đã được Chính phủ công nhận là nơi bảo tồn danh lam cổ tích. Lúc sinh thời, Lê Hoàn vẫn được dân thôn thờ sôílg bằng long đình và bài vị.

7. Khảo sát các thần tích, thẩn sắc tại Hải Dương, Hải Phòng (3) - nơi diễn ra trận Bạch Đằng năm 981 cho thấy, không có nơi nào thờ Lê Hoàn. Tuy nhiên, các tướng của ông được thờ ở rất nhiều nơi và trong thần tích, thần sắc của họ có mô tả lại những chiến công của Lê Hoàn tại khu vực này.

8. Cuối cùng, với sự hạn hẹp về thời gian và chưa có điều kiện thực tế điền dã, danh mục di tích thờ Lê Hoàn này chưa phải đã thật đầy đủ, chúng tôi sẽ cố gắng bổ khuyết trong thời gian tới.


______________________
(1) Tham khảo: Thần tích - thần sắc Hà Nam, Viện Thông tin Khoa học xã hội. H.2005.
Tham khảo thêm tham luận của:
- Mai Khánh, Góp thêm tư liệu nghiên cứu về Lê Hoàn.
- TS. Phan Phương Thảo. Tống Văn Lợi: Vùng đất Lê - Cần trong sự nghiệp quân sự của Lê Hoàn.

(2) Đại Việt sử lược (Trần Quốc Vượng dịch). q.1, 18b. chép Lê Hoàn người Trường Châu (nay thuộc Hoa Lư. Ninh Bình). Đại Việt sử ký toàn thư chép Lê Hoàn người Ái Châu (tức Thanh Hóa). Đại Việt sử ký tiền biên phần chính văn chép Lê Hoàn người Ái Châu. phần cước chú lại ghi Lê Hoàn người Bảo Thái. huyện Thanh Liêm.
(3) Tham khảo thêm tham luận của:
- PGS.TS. Nguyễn Quang Ngọc: Lê Hoàn và chiến thắng Bạch Đằng năm 981.
- PGS.TS. Nguyễn Minh Tường: Đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong trận Bạch Đằng năm 981.
- Ngô Đăng Lợi: Những dấu tích về anh hùng dân lộc Lê Hoàn ở Hải Phòng.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #63 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 12:57:20 am »

BIÊN NIÊN SỰ KIỆN VỀ LÊ HOÀN
(Qua các nguồn tài liệu chính sử)

Nguyễn Hoài Phương
Khoa Lịch sử. Trường Đại học KHXH&NV. ĐH Quốc gia Hà Nội

1. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Tiền Lê là triều đại thứ ba của thời kỳ quốc gia phong kiến độc lập tự chủ.

Nếu như nhà Ngô, nhà nước phong kiến đầu tiên của nước ta, tồn tại được 26 năm (939-965), trải qua 2 đời vua, bị gián đoạn do Dương Tam Kha cướp ngôi; nhà Đinh, nhà nước phong kiến thứ hai, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi là 12 năm (968-980), cũng truyền được qua 2 đời vua. Nhà Tiền Lê tồn tại lâu hơn một chút (29 năm, từ 980 đến 1009), truyền được qua 3 đời vua.

Người khai mở sự nghiệp của nhà Tiền Lê là vua Lê Hoàn, người có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng mở mang đất nước trong thời kỳ này cũng là ông, và người mà được các sử gia phong kiến bàn đến trong giai đoạn này nhiều nhất (có lẽ) cũng là ông.

Tuy vậy, những ghi chép về nhà Tiền Lê nói chung và về Lê Hoàn nói riêng cũng thật không nhiều. Do vậy, để xây dựng biên niên sự kiện về Lê Hoàn, chúng tôi triệt để khai thác thông tin từ các nguồn tư liệu, trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn tài liệu chính sử.

Nguồn sử liệu cho biên niên này bao gồm:

- Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1

- Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1

- Lịch triều hiến chương loại chí

- An Nam chí lược (Lê Tắc)


Đây hầu hết là các bộ chính sử của người Việt, được biên chép rất tỉ mỉ, công phu và được sử dụng như nguồn tài liệu khảo cứu chính về lịch sử phong kiến Việt Nam, nên những thông tin khai thác được từ nguồn tư liệu này có một độ tin cậy nhất định.

Tuy vậy, riêng với sách An Nam chí lược của Lê Tắc biên chép tóm lược, những thông tin không được chi tiết, tỉ mỉ song cũng có giá trị bổ sung, kiểm tra cho các nguồn thông tin từ chính sử. Do đó, bên cạnh phương pháp thống kê, phân loại các sự kiện thì chúng tôi cũng cố gắng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt giữa các sự kiện; trên cơ sở đó chắt lọc lấy yếu tố cất lõi nhất của sự kiện, đặt trong một hệ thống để phân tích và đưa ra những nhận xét ban đầu.

2. Biên niên sự kiện về Lê Hoàn

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2009, 01:00:30 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #64 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 01:01:45 am »

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #65 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 01:03:07 am »

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #66 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 01:04:13 am »

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #67 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 01:05:07 am »

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #68 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 01:06:14 am »

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #69 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 01:25:14 am »

3. Những nhận xét ban đầu:

Lê Hoàn bắt đầu được ghi tên vào chính sử từ sự kiện năm 971, Đinh Tiên Hoàng quy định cấp bậc văn võ, lấy Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân (1). Sử sách không chép nhiều về ông trong giai đoạn đầu tiên này, mà chỉ vắn tắt rằng từ khi còn là một viên tướng trong quân đội nhà Đinh, Lê Hoàn đã lập nhiều công lao khi Đinh Tiên Hoàng tiến hành công cuộc bình định 12 sứ quân.

Chính nhờ những công lao này mà ông đã được thăng đến chức Thập đạo tướng quân, người đứng đầu, điều hành quân đội của cả nước. Mặc dù sử sách không ghi chép cụ thể song chắc chắn trong giai đoạn này, Lê Hoàn dần từng bước tập trung quyền lực và trở thành một trong những vị quan đầu triều của nhà Đinh.

Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và con trai là Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết. Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua.  Lê Hoàn nhiếp chính, làm công việc như Chu Công, tự xưng là Phó vương... (2). Việc Lê Hoàn làm nhiếp chính cũng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, bản thân Lê Hoàn đã tự chứng tỏ, khẳng định mình là người có năng lực.

Trong thời kỳ là Thập đạo tướng quân, Lê Hoàn cũng đã dần từng bước thâu tóm quyền lực vào trong tay. Khi đất nước rơi vào tình trạng “không vua” và sau đó là “vua nhỏ”, vai trò của ông nổi lên đặc biệt quan trọng.

Tuy nhiên, theo ghi chép trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì việc Lê Hoàn nhiếp chính không hoàn toàn do vai trò vị thế của Lê Hoàn đối với quốc gia Đại Cồ Việt mà còn do mối quan hệ riêng tư với Thái hậu Dương Vân Nga. Theo đó thì, nhà vua nối ngôi, mới lên sáu buổi. Bọn Nguyễn Bặc đều là đại thần phụ chính, còn Lê Hoàn trong tay giữ cả binh quyền, tự do ra vào nơi cung cấm. Thái hậu phải lòng Hoàn, rồi cùng nhau tư thông, cho Hoàn quyền tạm làm công việc thay vua như Chu Công khi trước. Lê Hoàn cậy có Thái hậu cưng yêu, không kiêng sợ chi cả (3).

Lợi dụng tình hình quốc gia Đại Cồ Việt có nhiều biến đổi, chưa ổn định, vua Tống đưa quân sang xâm lược nước ta.  Trước tình thế đó, quân tướng nhất loạt tôn xưng Lê Hoàn lên làm hoàng đế. Nhìn nhận về sự kiện này cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Về mặt tâm linh, từ năm 974 (trước khi Lê Hoàn lên ngôi 6 năm), trong dân gian đã có câu sấm rằng: “Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất thánh minh, cạnh đầu đa hoành nhi, Đạo lộ tuyệt nhân hành. Thập nhị xưng đại vương, thập ác vô nhất thiện, thập bát tử đăng tiến, kế đô nhị thập thiên” (4).

Tuy nhiên, cắt nghĩa câu sấm chú, người ta nhận thấy đây là một “câu sấm” do người đời sau sáng tác ra để minh giải cho việc lên ngôi của Lê Hoàn cũng như của Lý Công Uẩn trong giai đoạn sau. Bên cạnh đó, nhiều sử gia phong kiến cho rằng việc lên ngôi của Lê Hoàn hoàn toàn do yêu cầu cấp bách của tình thế lúc bấy giờ (nhằm thu hút toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Tống) và việc làm của Dương Thái hậu là hoàn toàn thuận với lẽ trời.

Tuy nhiên, không ít sử gia phong kiến lên án mạnh mẽ việc Thái hậu “nhường” quyền cho Lê Hoàn và cho rằng đó hoàn toàn là do “tư tình” của hai người.  Đặc biệt sau đó, Lê Hoàn công khai lập Dương Thái hậu làm Đại Thắng Minh hoàng hậu càng như một minh chứng “kết án” cho mối quan hệ riêng tư của hai nhân vật này. Ngoài ra, trong sách An Nam chí lược lại chép rằng: Lê Hoàn chuyên quyền, hiếp dời Truyền (tức là Vệ vương Đinh Toàn - TG) ở một gian riêng, bắt giam cả họ và thay thế quản lãnh binh quyền (5).

Như vậy, ở đây, Lê Hoàn lên ngôi chẳng phải do được thần linh phù trợ, cũng chẳng vì uy tín của ông trong triều đình, lại cũng không thấy nhắc gì đến Dương Thái hậu . . . mà hoàn toàn là “âm mưu, kế hoạch” riêng của ông. Dù vậy, sử sách vẫn ghi nhận vào năm 980 Lê Hoàn lên ngôi, lập ra thời kỳ nhà Tiền Lê trong lịch sử.


_____________________________
(1) Đại Việt sử ký toàn thư, T1 . tr. 212.
(2) Đại Việt sử ký toàn thư, T1 . tr. 214.215
(3) Khâm định Việt sử thông giám cương mục: T1: tr. 244.  
(4) Đại Việt sử ký toàn thư T1. tr. 214.  
(5) An Nam chí lược. tr. 228.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2009, 01:29:16 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM