Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:35:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 228169 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nthai1010
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #300 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 02:28:28 pm »

Kính chào bác chủ,chào tất cả các bác CCB,nhớ về ngày 17/2 cách đây đã 35 năm khi tôi đang cùng với Bố tôi đang đào đá ở sau nhà để sau này xây nhà (quê tôi ở bắc giang nên hay đào đá xây nhà) nghe đài biết được quân TQ đã tấn công toàn tuyến biên giới 6 tỉnh của nước ta,vừa nghe tin Bố tôi nhảy lên khỏi hố đá và nói với tôi rằng:con ơi điều mà các cụ xưa nói không sai "thằng Tây nó tếch thì thằng Tàu nó qua" nhưng bố k ngờ nó đánh mình thật,con nay cũng đã đủ tuổi nhập ngũ nếu k được gọi đợt này thì cũng nên XP đi nhé,phải thấy được trách nhiệm của ng thanh niên khi đất nước có giặc ngoại xâm (vì Ông là cựu du kich chống Pháp được HCKC,thời kỳ đó đang CT trên huyện Lục nam)và Ông đã nói rất nhiều về lý tưởng của thanh niên,phải nêu gương Lê Đình Chinh đặc biệt ông nhấn mạnh và nói đi nói lại rằng con không được hèn nhát trước kẻ thù,những ngày sau đó chờ nhập ngũ tôi vẫn nghe ì ầm tiếng pháo từ biên giới vọng về,có ông anh họ ở E12 (Tây sơn)vác AK về do mất chốt,Bố tôi sang hỏi sự tình và "lên lớp"cho ông anh một mẻ, sáng hôm sau anh lên tàu đi LạngSơn đánh tiếp. Nay Bố tôi không còn nữa nhưng cứ nghĩ đến ngày 17/2 tôi luôn nghĩ đến Ông và k cầm được nước mắt ,hơn ai hết tôi hiểu rằng trong hành trang mang theo vào cuộc chiến giữ nước tại mặt trận Lạng sơn từ 1979-1983 -và cuộc sống hiện nay những lời dạy bảo của Bố đối với tôi là quan trọng nhất.
Nhân nhớ đến ngày 17/2 xin có đôi dòng tâm sự kính chúc Bác chủ và các bác CCB mạnh khỏe.
Thân chào -Thanh Hải
Logged
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #301 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 05:34:49 pm »


Tôi từng là Trung sĩ biên phòng (năm 1979 gọi Công an nhân dân vũ trang), tăng cường cho biên giới phía Bắc từ ngày 10 tháng 2 năm 1979, thuộc đồn 125, đóng tại thị xã Lào Cai, ngay đầu bờ Nam cầu Hồ Kiều bắc qua sông Nậm Thi. Chính trị viên trưởng của đồn là bác Lê Văn Truyền. Đồn trưởng là bác Đèo Văn Tắng (sau sang làm ở Hải quan, nay đã mất). Chính trị viên phó là anh Vũ Văn Nhất, nhà ở phố Hàn Thuyên, Hà Nội,( nay cũng mất rồi). Thủ trưởng trực tiếp của tôi là anh Nguyễn Văn Nhật (trung đội trưởng trinh sát) và anh Quách Văn Rạng (trung đội phó trinh sát, hi sinh trong trận này và được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tôi tới Lào Cai ngày 10 tháng 2. Khi đó, cả thị xã cổ kính yên bình, chưa hề biết rằng chiến tranh đang cận kề. Tòa nhà Khách sạn Lào Cai cao 5 tầng được coi là niềm tự hào của cả tỉnh Hoàng Liên Sơn. Nhà máy nhiệt điện Lào Cai vẫn tỏa khói, cấp điện cho cả thị xã và cho cả thị trấn Hà Khẩu của Trung Quốc. Đầu cầu Cốc Lếu quãng gần cầu chui đường sắt có một thư viện nhỏ của thị xã. Vốn là dân mọt sách, đến thị xã là tôi tìm thấy ngay cái thư viện ấy và cô thủ thư là người dân thi xã đầu tiên mà tôi quen biết. Tuy ở miền núi như vào mùa Đông, Lào Cai cũng chỉ lạnh tựa như Hà Nội. Những hôm trở nồm thì còn nóng như mùa hè.

Hàng ngày, chúng tôi và những người lính biên phòng Trung Quốc vẫn chào nhau trên cầu Cốc Lếu. Không ai có thể ngờ được chỉ một tuần sau, chúng tôi đã trở thành thù địch với nhau. Ngày nay, khi nhớ lại những sự kiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1979 ở Lào Cai, sao tôi thấy nó giống những sự kiện được mô tả lại trong cuốn sách "Pháo đài Brest" của nhà văn Liên Xô S. S. Smirrnov đến thế. Cũng khung cảnh hòa bình, cũng những buổi chiếu phim ngoài trời, cũng những lần đi câu cá trên sông Hồng, sông Nậm Thi. Tất cả đều diễn ra một cách hòa bình. Không ai có thể lường trước được đó là thứ hòa bình giả dối, man trá.

Mãi sau này, tôi mới đoán già đoán non rằng các cấp chỉ huy của tôi đã biết trước sẽ có chuyện xảy ra. Nhưng có lẽ vì bí mật nên các anh chỉ nhắc nhở chúng tôi một cách chung chung rằng hãy tăng cường cảnh giác, tỉnh táo khi gác đêm và tuần tra dọc tuyến biên giới dược phân công. Tịnh không một ai nói ra miệng về cuộc chiến sắp xảy đến. Trong một bữa cơm, có anh lính cũ bạo mồm hỏi thẳng bác Tắng:
- Bao giờ thì đánh nhau hả thủ trưởng ?
Bác ấy trừng mắt rồi nói:
- Chú mày thích đánh nhau lắm hả ?
Thế là không ai hỏi gì thêm nữa.
Là lính mới cho nên tôi tưởng đó là chuyện thường tình. Chỉ mãi đến sau khi chiến tranh nổ ra, anh Nhật, trung đội trưởng trinh sát mới bảo rằng anh đã cảm nhận được cái không khí ngột ngạt từ mấy tháng nay rồi.
Đêm 16 tháng 2 năm 1979 cũng là một đêm bình thường như khác. Xong ca gác lúc 9 giờ, tôi về doanh trại và leo lên tầng trên của chiếc giường 2 tầng. Tôi thích ngủ ở tầng trên vì không thích bị làm phiền, trong khi hầu như các cựu binh đều thích ngủ ở tầng dưới. Tôi nhớ hôm mới lên, thấy tôi xung phong nằm tầng trên, anh Nhật nháy mắt bảo tôi:
- Cậu sẽ được biết thế nào là "ăn trên, nằm chốc" !
Tôi chỉ cười khì vì không hiểu anh có hàm ý gì.
Quả nhiên, sáng sớm hôm 13, cả đồn báo động tập, tôi tìm mãi không thấy đôi giày vải nên ra tập trung muộn mất 2 phút. Thế là bị phạt đào 2 mét hào. Chậm một phút là đào một mét, chậm 5 phút đào 5 mét. Quy định của đồn là thế. Thế là từ hôm đó tôi "diện" nguyên đôi giày đi ngủ làm cả tiểu đội bò lăn ra cười. Ấy thế mà đến hôm 17 tháng 2, cái thói phòng xa kỳ quặc ấy lại cứu tôi khỏi cái chết trông thấy.
(còn tiếp)


Bác tamhang59 tiếp tục hành quân tiếp đi, giờ này 35 năm trước là bác vừa đào 2 mét hào đấy.
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #302 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 09:25:54 pm »

Bác chủ nhà "trích tiếp" liên tục đi. Anh em lười giở lại đọc lắm . Viết hay và đang rất nóng. Chúng tôi chỉ muốn xem CCB viết chứ không muốn xem chỉ lối, bày vẽ...
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2014, 09:45:25 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
lutrunghoa
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #303 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 11:04:15 pm »

Sắp 35 năm ngày chiến tranh biên giới xảy ra xin chúc các bác cácCCB mạnh khỏe chắc tay bút để thế hệ sau biết về lịch sử đất nước mà những điều này không được chính sử đề cập, xin thắp nén hương tưởng nhớ tới  những người con đã ngã xuống vì tổ quốc vì đất mẹ thân yêu
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #304 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 04:09:07 pm »

 Giáo sư sử học Vũ Minh Giang:

VỀ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG THÁNG 2.1979: CẦN ĐƯỢC XEM NHƯ CHIẾN THẮNG CHỐNG NGOẠI XÂM

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” - Giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979.


Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công


- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - mà ông là thành viên - dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?

- Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.

Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.

Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.

Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.

- Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt-Trung?


- Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.

Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.

Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.

Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”


- Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?

- Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.

Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?

Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ...

Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc


Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.

Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.

- Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi  người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?


- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.

Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.

Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.
Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.

- Xin cảm ơn Giáo sư!


Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 - 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

http://laodong.com.vn/chinh-tri/ve-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-viettrung-thang-21979-can-duoc-xem-nhu-chien-thang-chong-ngoai-xam-179402.bld
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #305 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 04:31:53 pm »

KHÔNG THỂ BỎ QUA MỘT GIAI ĐOẠN ĐAU THƯƠNG

TT - Cuối những năm 1990, PGS.NGND Lê Mậu Hãn với tư cách chủ biên đã đưa vào bộ Đại cương lịch sử Việt Nam dữ kiện về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.


Xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn hạ ở bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng lúc 8g sáng 17-2 - Ảnh: Mạnh Thường

Dù mới đề cập khái quát nhưng đây là một trong những tư liệu ít ỏi cho sinh viên biết về cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc năm 1979.

Sáng 17-2-1979, vừa đến Cao Bằng công tác, lúc đó khoảng 7g30-8g bỗng tôi nghe nhiều tiếng súng vang lên liên tục, gây nên những âm thanh chát chúa, kinh động, tôi liền bật dậy, vác máy ảnh chạy ra. Lúc này, trong khói lửa mịt mù, tôi thấy nhiều xe tăng của Trung Quốc bị bắn, trong đó có một chiếc xe tăng của lính Trung Quốc đang chúi đầu xuống tại con suối gần Bệnh viện Hòa An, Cao Bằng vì bị quân ta bắn hạ, tôi liền chụp ngay. Đây là một hình ảnh thật ấn tượng về sự thất bại của đối phương mà tôi đã chụp được trong thời khắc đó.

MẠNH THƯỜNG

Trải lòng cùng Tuổi Trẻ nhân 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, PGS Lê Mậu Hãn chia sẻ:

- Năm 1998, khi đưa thông tin về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới vào tài liệu học tập là do tôi viết sử bằng trách nhiệm, lương tâm của một nhà nghiên cứu, giảng dạy lịch sử.

Bộ sách Đại cương lịch sử Việt Nam được tái bản liên tục hơn 15 năm qua. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ bổ sung từng bước những dữ liệu lịch sử quan trọng cho bộ sách này để mọi người dân Việt Nam cũng như những sinh viên, học viên theo học chuyên ngành lịch sử có được cái nhìn chân thật, đầy đủ về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.

* Từ những chứng cứ và tài liệu đã có, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cần được nhìn nhận thế nào từ góc nhìn lịch sử, thưa ông?


- Đây là cuộc chiến đấu ác liệt. Trong báo cáo của Hội đồng Chính phủ về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ của toàn dân và toàn quân ta trước tình hình mới do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - ủy viên Bộ Chính trị, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó - trình bày tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa VI, tháng 5-1979, đã khẳng định mức độ tàn khốc của nó với những dẫn chứng rất cụ thể.

Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy khi đó Trung Quốc đã dày công chuẩn bị để tấn công vào Việt Nam, còn phía ta thì nhân dân vừa ra khỏi 30 năm chiến tranh quyết liệt, đang gặp khó khăn về mọi mặt.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới chỉ diễn ra chừng một tháng, nhưng những căng thẳng sau đó còn kéo dài cả chục năm trời.

"Cuộc đấu tranh chính nghĩa nào cũng xuất hiện những con người quả cảm, những hành động yêu nước đáng tự hào, học tập. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cũng vậy. Có những con người, sự việc đã được biết tên nhưng cũng có những anh hùng khuyết danh, những hành động đáng quý âm thầm lẫn vào trong những thế hệ người Việt Nam yêu nước thời đó"

PGS Lê Mậu Hãn
(nguyên chủ nhiệm khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp, nay là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội)


* Lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sau 35 năm vẫn còn nhiều vấn đề chưa được hiểu thấu đáo, rõ ràng. Theo ông, việc này có phải do nguồn tư liệu lịch sử chính thống quá ít ỏi?

- Vấn đề này khá nhạy cảm. Bởi việc đưa vào chính sử cần phải chuẩn xác, nhưng cũng phải làm sao để không khiến cho tình hình thực tế trở nên căng thẳng. Mục tiêu mà nhân dân Việt Nam trước đây và hiện thời hướng tới vẫn là hòa bình.

Việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ bằng giải pháp hòa bình không phải đổ máu vẫn là điều chúng ta mong muốn nhất.

Tuy vậy, không có nghĩa là chúng ta phải quên đi, bỏ qua một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng cũng vô cùng tự hào.

Tôi nghĩ, với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, 35 năm cũng là một khoảng lùi lịch sử đủ để đánh giá, nhìn nhận lại. Giá trị của lịch sử phải là sự chân thực của sự kiện được tôn trọng và ghi nhận.

Với mục đích “dân ta phải biết sử ta”, trách nhiệm của những nhà sử học bây giờ phải đánh giá, thẩm định lại những tư liệu lịch sử của giai đoạn này để bổ sung vào chính sử. Cá nhân tôi cũng có nguyện vọng bổ sung thêm vào phần lịch sử chiến đấu bảo vệ biên giới mà chúng tôi đã từng đưa vào Đại cương lịch sử Việt Nam.

* Theo ông, lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc có nên đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh phổ thông không? Nếu việc này được thực hiện, liệu có những khó khăn gì?


- Tôi cho rằng rất nên đưa lịch sử giai đoạn này vào chương trình giáo dục phổ thông, như lịch sử đấu tranh kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

Các thế hệ người Việt Nam cần hiểu bản chất của các cuộc chiến tranh, mục đích đứng lên đấu tranh của quân và dân ta và sự quyết liệt, anh dũng đáng tự hào của những con người Việt Nam trong tư thế bảo vệ chủ quyền, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

* Việc đưa giai đoạn lịch sử này vào giáo trình và sách giáo khoa lịch sử cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa giáo dục thế nào đối với thế hệ trẻ?


Hai chị em cháu bé cùng bà con sơ tán khỏi thị xã Cao Bằng khi quân Trung Quốc tấn công vào đây sáng 17-2-1979 - Ảnh: Mạnh Thường

- Việc mô tả các giai đoạn lịch sử nói chung và lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nói riêng phải tùy vào đối tượng.

Với giới học thuật, nghiên cứu sử học, sinh viên chuyên ngành lịch sử thì cần mô tả đầy đủ sự kiện lịch sử. Nhưng với học sinh phổ thông thì cần chọn lọc. Không nên nặng về mô tả con số, sự thương vong, tổn thất, cũng không cần nặng nề việc nêu bài học thành công, thất bại mà nên đưa vào sách giáo khoa những câu chuyện lịch sử, những nhân vật lịch sử để khơi gợi niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước của thế hệ trẻ.

Việc đề cập tới lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cần để thế hệ trẻ hiểu rằng quân và dân ta thời kỳ đó đã buộc phải đấu tranh để bảo vệ đất nước, điều đó cũng là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, khát vọng độc lập tự do như tinh thần Tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đã đọc trong ngày Quốc khánh. Việc tái hiện lịch sử một cách chân thực, khách quan chính là cách giáo dục thế hệ trẻ hiệu quả nhất.

* So với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những tấm gương, những nhân vật lịch sử của thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới chưa được biết đến nhiều. Một số nhà nghiên cứu chia sẻ chính bản thân họ cũng chưa có điều kiện để tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin, tài liệu...

- Cuộc đấu tranh chính nghĩa nào cũng xuất hiện những con người quả cảm, những hành động yêu nước đáng tự hào, học tập. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cũng vậy. Có những con người, sự việc đã được biết tên nhưng cũng có những anh hùng khuyết danh, những hành động đáng quý âm thầm lẫn vào trong những thế hệ người Việt Nam yêu nước thời đó.

Khoa lịch sử của trường tôi đã có những sinh viên đã viết đơn bằng máu để xin được cầm súng nơi biên cương phía Bắc. Khi đó, với tư cách là chủ nhiệm khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp, tôi là người trực tiếp nhận bức huyết thư của sinh viên.

Bức huyết thư xin đi chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của cựu sinh viên khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội năm 1979 đang được lưu giữ tại phòng truyền thống Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: Phạm Cường

Một trong hai bức huyết thư đó hiện đang được lưu giữ trong phòng truyền thống nhà trường. Kể lại chuyện này để thấy rằng ở thời nào toàn thể người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, luôn sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.

Những tấm gương anh dũng hi sinh, những hành động của người Việt Nam yêu nước phải được nhắc đến, tôn vinh đầy đủ, xứng đáng. Nếu điều đó chưa làm, hoặc chưa làm tốt thì trách nhiệm của những người viết sử, nghiên cứu lịch sử cần phải tiếp tục tìm kiếm, thẩm định tư liệu lịch sử để công bố.

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ thực hiện


“Chúng tôi không thể chết”

... “Trong pháo đài lúc này ngoài chúng tôi còn có độ 50 đồng bào. Hầu hết là đàn bà, trẻ em từ dưới thị trấn Đồng Đăng chạy lên tránh đạn pháo từ sớm ngày 17-2. Vì đông người nên thức ăn thức uống dự trữ của chúng tôi đã sắp hết. Chỉ còn dăm cân mì sống và mấy lít nước cạn dưới đáy phi. Trong pháo đài tối om và ngột ngạt vì hơi người, ầm ĩ tiếng trẻ con khóc lặng đi vì khát nước, khát sữa. Mệt quá, khát quá tôi ngồi dựa lưng vào góc tường, đầu choáng, người ớn lạnh và buồn nôn vô cùng. Bỗng “ầm!... ầm!” hai tiếng nổ khủng khiếp nối nhau. Pháo đài rung chuyển. Tiếp đó hàng chục, hàng trăm tiếng nổ chói tai rung óc. Hơi khói cay sè, đen đặc cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài. Tiếng kêu nhốn nháo:

- Địch giật bộc phá lấp đường hầm rồi!

- Địch thả lựu đạn cay các đồng chí ơi! Ai có khăn ướt thì đậy ngay lên mặt đi.

Một giọt nước uống còn không có, đào đâu ra khăn ướt. Tiếng trẻ con sặc sụa rồi lặng đi. Mấy đồng chí thương binh kêu rú lên, nấc nấc hai ba cái rồi lịm. Tôi bò sờ soạng lần về lỗ thông hơi để thở nhưng từ ngoài địch nhét lựu đạn cay vào nổ choang choác, rồi ngất lịm. Tỉnh dậy tôi thấy tức thở quá. Tiếng nổ vẫn ầm ầm...”.

(Đắc Trung ghi theo lời kể của Nông Thanh Phiao,
dân tộc Nùng, chiến sĩ công an vũ trang đồn C5, Lạng Sơn)



Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch từ lâu

Cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3 ghi: Từ sáng 17-2, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn ngàn cây số.

Báo cáo của Hội đồng Chính phủ năm 1979 khẳng định cuộc chiến này được đối phương tiến hành theo một kế hoạch đã chuẩn bị từ lâu. Theo đó, dựa vào số quân rất đông, quân đội Trung Quốc đã cùng một lúc tiến công trên nhiều hướng, lấy ba hướng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn làm trọng điểm. Các hướng đều tập trung lực lượng rất lớn, kết hợp bộ binh, pháo binh với xe tăng, tiến công ồ ạt đánh liên tiếp hết đợt này đến đợt khác, không kể thương vong. Họ muốn mau chóng phá vỡ các trận địa phòng thủ, đập tan sự kháng cự của lực lượng vũ trang ta, nhanh chóng chiếm lấy các mục tiêu đã định, đặc biệt là chiếm lấy các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai trong vòng một, hai ngày. Đến ngày 5-3-1979, đối phương đã buộc phải tuyên bố rút quân về nước.


PGS Lê Mậu Hãn
[/color]

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/593907/khong-the-bo-qua-mot-giai-doan-dau-thuong.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #306 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 05:18:48 pm »

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979: NHỮNG HOÀI NIỆM KHÔNG QUÊN

(VTC News) - Gỗ không đủ, người ta phải chặt cả những cây gạo do Pháp trồng dọc tuyến Quốc lộ số 2 để đóng quan tài.

Quan tài gỗ gạo

Chiến tranh biên giới bắt đầu từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và chính thức lan đến quê tôi – Vị Xuyên (Hà Giang), mạnh nhất là vào những ngày đầu Hạ. Lúc đó tôi còn bé, chỉ biết chiến tranh từ câu nói sau bữa ăn tối rất vội của bố với mẹ: “Anh phải lên cơ quan”.

Bố đi, nhoáng cái về. Thay cho cờ – lê, tuốc – nơ – vít của một kĩ sư cơ khí hàng ngày, sau lưng đã đeo khẩu súng, loại tiểu liên cực nhanh hay còn gọi là K43 đầy ự đạn. Bố gấp gáp bảo với mẹ: “Em sửa soạn đưa các con vào núi tránh pháo. Anh phải đi đây”.
Bố tôi – một công nhân nhanh chóng trở thành một chiến sĩ. Thế mới biết tinh thần Việt khi có giặc thế nào. Cùng mẹ, chúng tôi chạy thục mạng, nhằm khu núi đá bên Đội 4, chỗ định cư của tướng lĩnh và hậu duệ Vương Chí Sình để trốn. Rồi pháo Trung Quốc cấp tập nã sang.


Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy thắp hương tưởng nhớ đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ Hà Giang (tháng 4-2013).  (Ảnh: Quân đội nhân dân)

 Cũng may xã tôi nằm giữa tầm đạn pháo nên không bị oanh kích và thương vong nhiều. Trong đời, có lẽ thứ không dọa, mà trẻ con vẫn phải biết sợ đấy là tiếng đạn pháo rít trên không. Không biết, không hình dung được nhưng ai cũng sợ. Bọn trẻ chúng tôi khóc thét, đái cả ra quần. Náu pháo được 2 ngày, đói quá chúng tôi lại phải về. Làm lụng, đi học và nhổ sắn trong tầm đạn pháo. Thế rồi quen dần, nhanh chóng thích nghi với tiếng ì oàng suốt ngày đêm.

Nhà tôi lúc đó ở gần Tiểu đoàn 2 của Sư 314. Đây là một thung lũng và nhanh chóng trở thành chỗ tập kết quân của ta. Những xe vận tải quân sự, nhiều nhất là xe có biển số TH ngày đêm lăn bánh. Những chiếc xe quân sự bịt kín lặng lẽ đến, đổ quân xuống, toàn là những bộ đội trẻ măng.

Thời chiến, doanh trại làm không kịp, bộ đội vào nhà dân ở. Hồi đó ngôi nhà gỗ 5 gian của gia đình đầy bộ đội. Bộ đội đến, mắc võng ngủ từ trong nhà, ngoài hiên, thậm chí cả gốc cam. Chẳng có cảm giác chật chội, quân dân nhanh chóng thích nghi và có những bữa ăn chung với nhau.

Đôi ba ngày xe bịt bạt lại đến. Các chú bộ đội trẻ măng vừa đến lại vội vã lên xe. Vài ngày sau những chỉ huy ở nhờ, đưa quân trở về. Chúng tôi hỏi những chú bộ đội mới làm quen thì chỉ nghe thấy những câu nói nhỏ: “Chú ấy mất rồi!”. Mất nhiều hơn còn.

Cách nhà tôi 4km là nơi Trung đoàn phẫu tiền phương ở, nay toàn bộ khu đất ấy trở thành nghĩa trang của thị trấn Việt Lâm. Thỉnh thoảng đi học, chúng tôi ghé vào. Nhà lá, vách liếp nhưng băng ca chồng bằng ca. Những bộ đội bị thương nằm đó, chờ sơ cứu rồi chuyển đi tuyến dưới.
Bộ đội hy sinh nhiều lắm. Gỗ đóng quan tài không đủ, người ta phải chặt cả những cây gạo do Pháp trồng dọc tuyến Quốc lộ số 2 để đóng quan tài. Gỗ ấy dễ mục nhưng chả biết làm thế nào. Mùa xuân, gạo nở hoa, bị đốn làm gỗ hạ huyệt cho lính, rải hoa đỏ ứa máu dọc đường. 6 tháng cao điểm, 3 sư đoàn gom lại không đủ một trung đoàn và là cái để làm nên một nghĩa trang gần 2000 ngôi mộ có tên Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên ngày nay.


Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên

Ngày ấy, ngôi trường tôi học gần nghĩa trang này. Mỗi tuần, huyện đội cùng trường và chúng tôi lên phát cỏ, thắp hương. Một xe chở đầy hương lên, cả trường chúng tôi chia nhau thắp. Khói hương quạnh quẽ với gió núi cùng tiếng đạn pháo vẫn ì oằng nã từ bên kia biên giới sang.

Ở Hà Giang bây giờ, cuộc chiến đã qua đi đến hơn 20 năm rồi nhưng rất nhiều nhà còn giữ lại những chiếc bể ngầm có cửa rất to. Bình thường thì nó là vật dụng đựng nước. Nhưng nếu chiến tranh nó sẽ trở thành hầm để tránh pháo. Nhà tôi cũng có bể chứa này. Khi xây, gia đình cũng cố đặt vào nơi khuất nhất và có núi đất để che.

Báo chí thời chiến

Hồi chiến tranh biên biên giới xảy ra, đúng lúc báo chí chúng ta đang thiếu lực lượng nhất. Những thông tin cần biết về cuộc chiến này, thắng đâu, thua đâu, Trung Quốc tàn ác thế nào... nhiều người dân ngoài vùng chiến sự và kể cả người dân trong vùng chiến đều rất muốn biết. Nhưng hầu như lúc ấy chúng ta không đáp ứng được.
Lúc này, Báo Nhân dân và Quân đội nhân dân cử phóng viên lên. Truyền hình Việt Nam triển khai sau một chút. Nhưng các phóng sự của VTV vẫn hết sức ấn tượng. Nhiều người nói, 35 năm trôi qua mà vẫn bị ám ảnh bởi những hình ảnh đau thương, hùng tráng và giọng đọc trong các phóng sự của VTV.


Thông cáo của Bộ Quốc phòng đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 20/3/1979

Nhưng bất chấp khó khăn, các báo, đài lớn của đất nước, của địa phương cũng nhanh chóng vào cuộc quyết liệt nhất: Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, rồi báo Hoàng Liên Sơn…

Nhà tôi ngày ấy ở ngay Trung tâm đầu não của Sư đoàn 356 đóng. Chỉ huy Sư này lúc đó là ông Hoàng Điếm, người Hòa Bình. Ông này to và trắng như Tây, nổi tiếng không sợ Trung Quốc. Hồi ấy, Trung Quốc phao tin ai lấy được đầu tướng Điếm thì sẽ cho cả tỉnh… Vân Nam. Nhưng không ai lấy được.

Tướng Điếm chỉ huy Sư 356, Sư này được Trung Quốc mệnh danh là “anh cả đỏ” vì chúng đã bị 356 quại cho một trận đỏ máu bên Lào Cai. Sau khi các Sư 313, 314… bị thiệt hại nhiều, Sư này đã được Bộ quốc phòng điều sang tăng cường cho vùng phên dậu Hà Giang. Đây là một Sư đoàn đủ, ngoài bộ binh còn có cả tăng thiết giáp và lính phòng hóa.

Tướng Điếm liều mạng và coi thường Trung Quốc lắm. Ông này sống rất giản dị, chỉ thích ăn cơm trắng với cà, và ra trận cũng rất ngông. Ông chọn ai làm cận vệ và liên lạc thì người đấy phải sợ. Vì ông ra trận như lính, nằm hầm, căng tăng dù ra chỉ huy chứ không bao giờ chỉ đạo ở tuyến sau.

Thời ấy, Báo Nhân dân hay Quân đội Nhân dân cử phóng viên lên họ được lo lắng và bảo vệ ác lắm. Có xe đặc chủng chở đi, đến biên giới bao giờ cũng được cẩn vệ cẩn thận. Mỗi lần họ lên, chúng tôi chỉ biết họ qua những chiếc máy ảnh đeo trước cổ. Họ lên rồi về, chắc có bài vở nhưng chẳng bao giờ chúng tôi được đọc.

Dù sao cũng cám ơn người anh cả Liên Xô. Ngày chiến tranh biên giới họ cho và giúp mình nhiều lắm. Cái đói của người dân biên giới chúng tôi hồi ấy nhờ họ cũng phần nào đỡ hơn. Họ viện trợ gạo, thịt, súng đạn cho lính, lính lại viện trợ cho dân.

Tôi nhớ nhất là những thứ gạo sấy của họ (đổ nước vào thành cơm) và những tảng thịt bò đã rim tẩm đủ chất của họ. Đói, vào lính xin, về đổ nước và có tý lửa hâm nóng thịt bò là sống được cả ngày. Ngoài những thứ trên, họ còn cử cả chuyên gia quân sự và đặc biệt là báo chí sang giúp ta viết bài, đưa tin.

Bài viết của họ được dịch, được đọc rất nhiều trên hệ thống loa phát thanh trực tuyến của quê tôi. Nghe thích và căm hận quân thù lắm. Trong các bài ấy tôi nhớ nhất là hai bài với tít dẫn: “Lò vôi thế kỷ” và “Cối xay thịt”. Hai bài này được đọc trên hệ thống loa phát thanh vào mỗi buổi sáng, khi chúng tôi chân trần đi học trong tầm đạn pháo.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã qua đi 35 năm. Cho đến giờ, chúng ta và nhân loại tiến bộ không ai mong muốn chiến tranh, và thậm chí không muốn nhắc đến hai từ “chiến tranh”. Thế nhưng, lịch sử vẫn rất cần được tôn trọng nhằm rút ra những bài học cần thiết để chúng ta và những nước lân bang, nói rộng ra là cả thế giới này được sống trong hòa bình vĩnh hằng.

Đơn Thương

http://vtc.vn/phong-su-kham-pha/chien-tranh-bien-gioi-1979-nhung-hoai-niem-khong-quen-578954.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #307 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 06:56:11 pm »

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979: NHỮNG HOÀI NIỆM KHÔNG QUÊN

(VTC News) - Gỗ không đủ, người ta phải chặt cả những cây gạo do Pháp trồng dọc tuyến Quốc lộ số 2 để đóng quan tài.

Quan tài gỗ gạo

Chiến tranh biên giới bắt đầu từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và chính thức lan đến quê tôi – Vị Xuyên (Hà Giang), mạnh nhất là vào những ngày đầu Hạ. Lúc đó tôi còn bé, chỉ biết chiến tranh từ câu nói sau bữa ăn tối rất vội của bố với mẹ: “Anh phải lên cơ quan”.

Bố đi, nhoáng cái về. Thay cho cờ – lê, tuốc – nơ – vít của một kĩ sư cơ khí hàng ngày, sau lưng đã đeo khẩu súng, loại tiểu liên cực nhanh hay còn gọi là K43 đầy ự đạn. Bố gấp gáp bảo với mẹ: “Em sửa soạn đưa các con vào núi tránh pháo. Anh phải đi đây”.
Bố tôi – một công nhân nhanh chóng trở thành một chiến sĩ. Thế mới biết tinh thần Việt khi có giặc thế nào. Cùng mẹ, chúng tôi chạy thục mạng, nhằm khu núi đá bên Đội 4, chỗ định cư của tướng lĩnh và hậu duệ Vương Chí Sình để trốn. Rồi pháo Trung Quốc cấp tập nã sang.


Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy thắp hương tưởng nhớ đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ Hà Giang (tháng 4-2013).  (Ảnh: Quân đội nhân dân)

 Cũng may xã tôi nằm giữa tầm đạn pháo nên không bị oanh kích và thương vong nhiều. Trong đời, có lẽ thứ không dọa, mà trẻ con vẫn phải biết sợ đấy là tiếng đạn pháo rít trên không. Không biết, không hình dung được nhưng ai cũng sợ. Bọn trẻ chúng tôi khóc thét, đái cả ra quần. Náu pháo được 2 ngày, đói quá chúng tôi lại phải về. Làm lụng, đi học và nhổ sắn trong tầm đạn pháo. Thế rồi quen dần, nhanh chóng thích nghi với tiếng ì oàng suốt ngày đêm.

Nhà tôi lúc đó ở gần Tiểu đoàn 2 của Sư 314. Đây là một thung lũng và nhanh chóng trở thành chỗ tập kết quân của ta. Những xe vận tải quân sự, nhiều nhất là xe có biển số TH ngày đêm lăn bánh. Những chiếc xe quân sự bịt kín lặng lẽ đến, đổ quân xuống, toàn là những bộ đội trẻ măng.

Thời chiến, doanh trại làm không kịp, bộ đội vào nhà dân ở. Hồi đó ngôi nhà gỗ 5 gian của gia đình đầy bộ đội. Bộ đội đến, mắc võng ngủ từ trong nhà, ngoài hiên, thậm chí cả gốc cam. Chẳng có cảm giác chật chội, quân dân nhanh chóng thích nghi và có những bữa ăn chung với nhau.

Đôi ba ngày xe bịt bạt lại đến. Các chú bộ đội trẻ măng vừa đến lại vội vã lên xe. Vài ngày sau những chỉ huy ở nhờ, đưa quân trở về. Chúng tôi hỏi những chú bộ đội mới làm quen thì chỉ nghe thấy những câu nói nhỏ: “Chú ấy mất rồi!”. Mất nhiều hơn còn.

Cách nhà tôi 4km là nơi Trung đoàn phẫu tiền phương ở, nay toàn bộ khu đất ấy trở thành nghĩa trang của thị trấn Việt Lâm. Thỉnh thoảng đi học, chúng tôi ghé vào. Nhà lá, vách liếp nhưng băng ca chồng bằng ca. Những bộ đội bị thương nằm đó, chờ sơ cứu rồi chuyển đi tuyến dưới.
Bộ đội hy sinh nhiều lắm. Gỗ đóng quan tài không đủ, người ta phải chặt cả những cây gạo do Pháp trồng dọc tuyến Quốc lộ số 2 để đóng quan tài. Gỗ ấy dễ mục nhưng chả biết làm thế nào. Mùa xuân, gạo nở hoa, bị đốn làm gỗ hạ huyệt cho lính, rải hoa đỏ ứa máu dọc đường. 6 tháng cao điểm, 3 sư đoàn gom lại không đủ một trung đoàn và là cái để làm nên một nghĩa trang gần 2000 ngôi mộ có tên Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên ngày nay.


Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên

Ngày ấy, ngôi trường tôi học gần nghĩa trang này. Mỗi tuần, huyện đội cùng trường và chúng tôi lên phát cỏ, thắp hương. Một xe chở đầy hương lên, cả trường chúng tôi chia nhau thắp. Khói hương quạnh quẽ với gió núi cùng tiếng đạn pháo vẫn ì oằng nã từ bên kia biên giới sang.

Ở Hà Giang bây giờ, cuộc chiến đã qua đi đến hơn 20 năm rồi nhưng rất nhiều nhà còn giữ lại những chiếc bể ngầm có cửa rất to. Bình thường thì nó là vật dụng đựng nước. Nhưng nếu chiến tranh nó sẽ trở thành hầm để tránh pháo. Nhà tôi cũng có bể chứa này. Khi xây, gia đình cũng cố đặt vào nơi khuất nhất và có núi đất để che.

Báo chí thời chiến

Hồi chiến tranh biên biên giới xảy ra, đúng lúc báo chí chúng ta đang thiếu lực lượng nhất. Những thông tin cần biết về cuộc chiến này, thắng đâu, thua đâu, Trung Quốc tàn ác thế nào... nhiều người dân ngoài vùng chiến sự và kể cả người dân trong vùng chiến đều rất muốn biết. Nhưng hầu như lúc ấy chúng ta không đáp ứng được.
Lúc này, Báo Nhân dân và Quân đội nhân dân cử phóng viên lên. Truyền hình Việt Nam triển khai sau một chút. Nhưng các phóng sự của VTV vẫn hết sức ấn tượng. Nhiều người nói, 35 năm trôi qua mà vẫn bị ám ảnh bởi những hình ảnh đau thương, hùng tráng và giọng đọc trong các phóng sự của VTV.


Thông cáo của Bộ Quốc phòng đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 20/3/1979

Nhưng bất chấp khó khăn, các báo, đài lớn của đất nước, của địa phương cũng nhanh chóng vào cuộc quyết liệt nhất: Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, rồi báo Hoàng Liên Sơn…

Nhà tôi ngày ấy ở ngay Trung tâm đầu não của Sư đoàn 356 đóng. Chỉ huy Sư này lúc đó là ông Hoàng Điếm, người Hòa Bình. Ông này to và trắng như Tây, nổi tiếng không sợ Trung Quốc. Hồi ấy, Trung Quốc phao tin ai lấy được đầu tướng Điếm thì sẽ cho cả tỉnh… Vân Nam. Nhưng không ai lấy được.

Tướng Điếm chỉ huy Sư 356, Sư này được Trung Quốc mệnh danh là “anh cả đỏ” vì chúng đã bị 356 quại cho một trận đỏ máu bên Lào Cai. Sau khi các Sư 313, 314… bị thiệt hại nhiều, Sư này đã được Bộ quốc phòng điều sang tăng cường cho vùng phên dậu Hà Giang. Đây là một Sư đoàn đủ, ngoài bộ binh còn có cả tăng thiết giáp và lính phòng hóa.

Tướng Điếm liều mạng và coi thường Trung Quốc lắm. Ông này sống rất giản dị, chỉ thích ăn cơm trắng với cà, và ra trận cũng rất ngông. Ông chọn ai làm cận vệ và liên lạc thì người đấy phải sợ. Vì ông ra trận như lính, nằm hầm, căng tăng dù ra chỉ huy chứ không bao giờ chỉ đạo ở tuyến sau.

Thời ấy, Báo Nhân dân hay Quân đội Nhân dân cử phóng viên lên họ được lo lắng và bảo vệ ác lắm. Có xe đặc chủng chở đi, đến biên giới bao giờ cũng được cẩn vệ cẩn thận. Mỗi lần họ lên, chúng tôi chỉ biết họ qua những chiếc máy ảnh đeo trước cổ. Họ lên rồi về, chắc có bài vở nhưng chẳng bao giờ chúng tôi được đọc.

Dù sao cũng cám ơn người anh cả Liên Xô. Ngày chiến tranh biên giới họ cho và giúp mình nhiều lắm. Cái đói của người dân biên giới chúng tôi hồi ấy nhờ họ cũng phần nào đỡ hơn. Họ viện trợ gạo, thịt, súng đạn cho lính, lính lại viện trợ cho dân.

Tôi nhớ nhất là những thứ gạo sấy của họ (đổ nước vào thành cơm) và những tảng thịt bò đã rim tẩm đủ chất của họ. Đói, vào lính xin, về đổ nước và có tý lửa hâm nóng thịt bò là sống được cả ngày. Ngoài những thứ trên, họ còn cử cả chuyên gia quân sự và đặc biệt là báo chí sang giúp ta viết bài, đưa tin.

Bài viết của họ được dịch, được đọc rất nhiều trên hệ thống loa phát thanh trực tuyến của quê tôi. Nghe thích và căm hận quân thù lắm. Trong các bài ấy tôi nhớ nhất là hai bài với tít dẫn: “Lò vôi thế kỷ” và “Cối xay thịt”. Hai bài này được đọc trên hệ thống loa phát thanh vào mỗi buổi sáng, khi chúng tôi chân trần đi học trong tầm đạn pháo.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã qua đi 35 năm. Cho đến giờ, chúng ta và nhân loại tiến bộ không ai mong muốn chiến tranh, và thậm chí không muốn nhắc đến hai từ “chiến tranh”. Thế nhưng, lịch sử vẫn rất cần được tôn trọng nhằm rút ra những bài học cần thiết để chúng ta và những nước lân bang, nói rộng ra là cả thế giới này được sống trong hòa bình vĩnh hằng.

Đơn Thương

http://vtc.vn/phong-su-kham-pha/chien-tranh-bien-gioi-1979-nhung-hoai-niem-khong-quen-578954.html


            Chào bác lexuantuong, chào các bác! Tranphu341 mấy ngày này rất hay vào đọc Topic này. Ngày, những ngày chuẩn bị diễn ra cuộc chiến biên giới Phía Bắc do quân Bành Trướng Trung Quốc phát động.

           Song đọc bài viết trên nhất là dòn bôi đỏ thì Tranphu341 không hiểu được đây là bài báo tuyên truyền của ta ngày xưa hay là bài của bác lexuantuong viết. Có 2 lẽ không hiểu là

           1- Chẳng lẽ lúc vừa xẩy ra chiến tranh sau có 2 ngày mà lớp học vẫn đang trong giữa tầm pháo? Điều này có vẻ không đúng lắm!
           2- Ông Sư Trưởng 356 không sợ bọn Trung Quốc thì đúng rồi nhưng cấp Sư đoàn thì làm gì được phong hàm Tướng thời đó. Thời này cũng chưa có cấp Tướng là Sư đoàn nữa là thời đó.
               Tiếp nữa là Tướng,là chỉ huy mà ra trận như người lính thì theo Tranphu341 thì càng không đúng và không thể chấp nhận được. Như vậy là ông Tướng Tồi chỉ là binh nhất binh nhì chứ không phải là cấp chỉ huy Sư đoàn được. Nếu ai là lính, chúng ta là Lính thì Nghe thấy càng đọc càng vô lý quá? Kính các bác!
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #308 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 07:02:27 pm »

chi tiết thủ cấp tướng Điếm được thưởng bằng chức tỉnh trưởng Vân Nâm nghe hơi quá lố,ngày xưa bắt được Đờ Cát còn chưa được thưởng lên 5 bật,huống chi?báo VTC hơi phô trương
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #309 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 07:16:45 pm »

KHÔNG THỂ BỎ QUA MỘT GIAI ĐOẠN ĐAU THƯƠNG


- Chính xác. Tôi rất ủng hộ quan điểm của nhà sử học Việt nam trong bài viết trên.
 - Cảm ơn bác Lexuantuong1972@ đã đăng bài này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM