Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:35:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 227905 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #240 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 02:45:54 am »

Năm 1985,khi tiếp nhận các cao điểm,thuộc dãy điểm cao 1509.thấy hầm hào quá sơ sài,hầm trú quân thấy rõ một phần nổi trên mặt đất,một phần cắm vào sườn núi.Không thể an toàn,cho việc trú quân lâu dài,để bám trụ.Chúng tôi có đề nghị lên trên kế hoạch,củng cố hầm hào để bám trụ  và chiến đấu lâu dài.Ngay lập tức chúng tôi nhận được,sự nhất trí của cấp trên về kế hoạch củng cố trận địa trên 1100.Cấp trên hứa trong vòng 1 tuần sẽ có đủ bê tông cho 1100,khi nhận được tin này chúng tôi có hội ý và đi đến giải pháp chỉ nhận cây que để làm hầm.Số lượng và chất lượng do chúng tôi quyết định,sau khi nhận được tin này,cấp trên nói sẽ huy động toàn bộ các lực lượng sãn có trong tay,cho khai thác cây que bên sườn 2000 để chuyển lên 1100.Thời gian là,trong vòng một tháng sẽ cung cấp đủ số lượng cũng như chất lượng theo yêu cầu.đến tuần thứ hai,cứ đêm đến hàng đoàn lính phía sau vác gỗ lên tập kết ở 1050.Và chúng tôi chọn địa hình khuất hướng địch,ít là điểm rơi của hỏa lực địch.Chọn những người nhanh khỏe,trong một đêm phải đào sâu xuống lòng đất khoảng 5 đến 6 mét.Xếp cây que rồi lấp đất lại,ngụy trang trên mặt đất như cũ,ngụy trang theo vết pháo nổ để lại hố pháo,chứ không còn màu xanh trên đỉnh 1100.Tránh không để địch nghi ngờ,cứ như vậy chúng tôi đã hoàn tất một hầm trú quân trong một đêm,chỉ khoảng 4 đến 5 tiếng đồng hồ.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2009, 03:00:45 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #241 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 03:04:55 am »

Em đồng ý với bác baoleo về những nhận xét của bác về công tác tuyên truyền giáo dục. Nhiều cờ, loa, khẩu hiệu...nhưng thiếu chiều sâu. Nệ hình thức quá, kêu quá... nên đôi khi bất cập.
Cảm ơn bác Bíbếp đã chia sẻ với anh em cựu binh  Grin Ngày 17/2/79 thì bác ở đâu, làm gì ...nếu bác thấy tiện trả lời. Tin là bác có những nhận xét riêng về sự kiện này... Cheesy
Không ngủ được... gặp lão khanhhuyen trên này pót tranh bài...! Hè hè
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #242 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 03:23:25 am »

Em không nhớ đó là buổi tin thời sự 6 giờ tối ngày 17 hay 18/2 năm 79. Chỉ nhớ là đang đi máy với đại đội 1 ở bên kia sông thị xã KP Ch'năng. Chỉ huy sở đại đội đóng trong cái lều vịt. bọn em lấy ván gác lên các gióng gang thấp làm giường nằm. Lúc đó sẩm tối, đang hội ý gồm bch C và các B trưởng thì đài phát tin này. Anh em lân la kéo nhau đến nghe ké thì ông Síu (CTV) nổi nóng đuổi tất về trung đội vì địch nó sắp đánh. Đêm nào cũng như đêm nào, cứ khoảng 7h đến 8h tối trở đi là bọn nó tập kích, khoan nhặt suốt cả đêm.
Hôm đó có vẻ như chúng nó (Pốt) cũng biết tin này nên đánh rát lắm! Bọn em chán chúng nó rồi, thường ít bắn trả nhưng đêm ấy thằng Thoan, lính Hà Nội b2 thế nào lại điên lên phụt quả B.40 chạm cành cây, nổ trước b có khoảng hơn chục mét. Lão Síu thấy hoả lực nổ gần chạy xuống trung đội. Lúc về thấy em, anh Ky, thằng Đồng, thằng Căn vẫn cứ nằm trong màn (trắng tinh) trên sạp, không đứa nào chịu dậy. Mọi hôm lão ấy cũng phớt nhưng hôm đó hắn bị tâm lý thế nào đó, giật tung hết màn của bọn em vo viên vứt xuống đất.
Mịe bọn dở hơi TQ nó làm mình mất giấc ngủ sướng. Hồi đó em đang tuổi lớn, thèm ăn thèm ngủ kinh khủng...


Ha ...ha...Tại gấu không cho ngủ cùng? Hay bác muốn tìm cảm giác thật,của những giờ đầu của cuộc chiến 30 năm về trước.Mà nhả gấu,mò dậy....ha....ha...
30 năm trước,khi các bác đang len lỏi trong những cánh rừng già hay bì bõm trên biển hồ Campuchia.Đất nước của các bác,đang đi vào... cuộc chiến đấu mới..náo nức như đi vào một ngày hội,đúng như bác Báo Leo viết ấy.Đúng các lão tuyên huấn nhà ta quá giỏi,có thể thổi lửa cháy ngay cả trong những vật vô tri vô giác....
Thôi quay lại với gấu đi bác.....chúc bác yên bình bên gấu nhé.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2009, 03:30:53 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #243 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 09:35:08 am »

Em cóp lại bài này đề phòng bị gỡ xuống: http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/bannhachomnay/6145/index.aspx

Dù anh ở biên cương...
18/02/2009 09:13 (GMT + 7)
(TuanVietNam) -…Nhưng quan san xa cách nhau hề chi, Hồ Gươm vẫn nhớ và em vẫn đợi chờ. Cả hai ca khúc Gửi em ở cuối sông Hồng và Đêm Hồ Gươm đều mang âm hưởng lãng mạn của tích "người đi chiến trường kẻ ở hậu phương", đều chan chứa tinh thần lạc quan và đều là hai bản tình ca về biên giới vẫn được yêu mến đến tận ngày nay.

>> Chiều biên giới: Bản tuyên ngôn của một người Dáy
>> Những bài ca biên giới không thể nào quên
>>Trần Tiến và “những đôi mắt mang hình viên đạn”


Ca khúc: Gửi em ở cuối sông Hồng
Thơ: Dương Soái - Nhạc: Thuận Yến
Thể hiện: Việt Hoàn - Anh Thơ
Link http://www.tuanvietnam.net/Library/medias/GuiEmOCuoiSongHong.mp3
Gửi em ở cuối sông Hồng là sự kết hợp hoàn hảo giữa lời thơ của chàng địa chất – lính – phóng viên chiến trường Dương Soái, và nhạc sĩ Thuận Yến. Khởi đầu là bài thơ. Thi phẩm ra đời vào tháng 2/1979 (nghĩa là cách đây đúng 30 năm) trong một hoàn cảnh đặc biệt: Nhà thơ, lúc đó là phóng viên, ngồi làm thơ giữa hai trận đánh.

Vào cái "khoảnh khắc im lặng của cuộc chiến tranh" ấy, Dương Soái nghĩ gì? Anh nhớ tới những lá thư của anh em lính trẻ viết gửi gia đình người thân, mà nhiều khi trong lúc nước sôi lửa bỏng, họ chỉ kịp biên vội mấy dòng rằng mình "vẫn còn sống".

Anh nhớ tới những gương mặt lính trẻ măng tơ mà anh đã gặp và sẽ chẳng bao giờ còn gặp lại được, vì họ đã hy sinh ngay sau đó. Những hình ảnh khốc liệt của chiến tranh: bom đạn, máu, nước mắt v.v.



... Dù anh ở biên cương... - Nguồn: picasaweb

Những dòng thơ trào ra từ đấy, nhưng không phải thứ thơ mô tả hiện thực dữ dội, mà trái lại, vẽ nên hình ảnh tuyệt vời lãng mạn của một mối tình "anh ở biên cương, em ở hậu phương".

Những vần thơ tình ấy sớm lọt vào "mắt xanh" của nhạc sĩ Thuận Yến, để rồi một năm sau đó ca khúc Gửi em ở cuối sông Hồng vang lên trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Suốt 5-6 năm đầu của thập niên 80 thế kỷ trước, nó là một trong số bài hát được đề nghị phát nhiều nhất trên đài, được trình diễn thường xuyên trong các hội diễn văn nghệ, sân khấu ngoài trời... Gửi em ở cuối sông Hồng đích thực là một “bài ca của lính”, nói hộ những người lính biên cương nỗi lòng của họ, niềm nhớ nhung và cả mối tình của họ - những người con gái ở quê nhà.

Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Ở nơi ấy mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ

Em ở phương xa
Nghe đài báo gió mùa đông bắc

Em thương anh nơi chiến hào gặp rét
Và em thương anh chiều nay đang đứng gác
lo canh giữ đất trời, áo ấm có lạnh không?…


Cái hình ảnh "anh ở đầu sông, em cuối sông" luôn để lại ấn tượng khó quên và gây cảm xúc mãnh liệt như thế, có biết bao nhiêu là xa cách, và vì thế, có biết bao là ưu tư, biết bao là thương yêu và nhớ nhung gửi gắm trên suốt quãng sông dài...

Ca khúc: Đêm Hồ Gươm
Sáng tác: Trần Hoàn - Thể hiện: Thanh Lam
Link: http://www.tuanvietnam.net/Library/medias/DemHoGuom.mp3

Để rồi vài năm sau, nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) tiếp nối nguồn mạch cảm hứng này bằng ca khúc Đêm Hồ Gươm. Vẫn là hình ảnh người lính ra chiến trường, nơi tuyến đầu, và cô gái ở lại nơi phố thị nhắn theo người yêu:

Và một bài ca gửi theo anh
Vượt đèo vượt suối ra biển xanh
Rằng Hà Nội nhớ, Hà Nội thương
những người con vững bước chân lên đường

Không chỉ khắc họa khéo léo một mối tình biên cương, đây còn là một trong những ca khúc hay nhất về "viên ngọc sáng giữa lòng thủ đô" -  Hồ Gươm:

Đêm Hồ Gươm, long lanh hồ soi,
Mặt hồ in bóng, lặng im muôn vì sao.
Đêm Hồ Gươm, ngân qua màn sương,
dịu dàng lời hát ru như gọi người thương…


Hồ Gươm, đó là nơi chứng kiến mối tình của biết bao nhiêu đôi trai gái thời kỳ ấy đã "tạm xa nhau" để chàng trai lên đường bảo vệ Tổ quốc, ôm trong tim những ký ức về khoảng thời gian thanh bình bên người yêu, và hơn hết, nuôi nấng một niềm tin vững bền và cháy bỏng rằng: "Hồ Gươm vẫn nhớ và em vẫn đợi chờ".



Hồ Gươm vẫn nhớ và em vẫn đợi chờ... - Nguồn: picasaweb

Nơi đầu sông và nơi cuối sông, vùng biên cương và đất phố thị, tuy quan san xa cách, nhưng qua Đêm Hồ Gươm và Gửi em ở cuối sông Hồng, chúng trở thành gần gũi, bởi chúng gắn kết những con người cụ thể. Không chỉ là tình đồng bào của những người sống trong cùng một Tổ quốc, giữa họ còn có tình cảm yêu thương tha thiết.

Ra đời đã gần ba chục năm, đến nay Gửi em ở cuối sông Hồng và Đêm Hồ Gươm vẫn rất được yêu thích và được nhiều ca sĩ trẻ thể hiện lại, tuy rằng trong số họ, có những người chưa từng trải qua những năm tháng ấy, chưa bao giờ nếm vị "quan san xa cách", nhưng có hề chi, khi bản thân hai bài hát đã là những tình khúc chứa chan cảm xúc tình yêu và nỗi nhớ.

Sáng tác năm nào của nhạc sĩ Thuận Yến giờ đã trở thành một ca khúc kinh điển về dòng sông màu phù sa đỏ, còn Đêm Hồ Gươm cũng là bài hát không thể thiếu tên mỗi khi ta nhắc tới những nhạc phẩm ca ngợi vẻ đẹp của hạt ngọc giữa lòng thủ đô.

    * Khánh Châu
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #244 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 09:49:12 am »

Bài của Bác Lonsome được đính ở link đỏ thứ 2 Trang Nhất Vietnamnet.vn ngày hôm nay!

Mấy hôm nay search net, em thấy chỉ có Vietnamnet.vn rất kiên quyết, bền bỉ thể hiện ý nghĩa của ngày ngày 30 năm trước ( Mặc dù không rầm rộ )! Việc này gần như không có trang báo net nào làm cả!





Ở trên này, thấy các Bác cựu binh có liên hệ : 17/2, khi tiếng súng vang trên biên giới phía Bắc, thì bọn Pot cũng đánh rất rát!

30 năm sau, đúng ngày 17/2, Chính quyền Kambodea đưa bọn diệt chủng ra xét xử! Vậy có sự liên hệ nào không các bác nhỉ? Smiley
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #245 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 09:54:57 am »

Bài của Bác Lonsome được đính ở link đỏ thứ 2 Trang Nhất Vietnamnet.vn ngày hôm nay!

Mấy hôm nay search net, em thấy chỉ có Vietnamnet.vn rất kiên quyết, bền bỉ thể hiện ý nghĩa của ngày ngày 30 năm trước ( Mặc dù không rầm rộ )! Việc này gần như không có trang báo net nào làm cả!

Nói chung em thấy VietNamNet khá nghiêm túc chứ không chạy theo mấy cái đề tài kiểu vợ cầu thủ hay bồ hoa hậu như nhiều trang khác. Trong thời gian qua cũng chính VietNamNet là tích cực nhất trong việc đăng các bài viết về bảo vệ chủ quyền biển đảo.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2009, 09:57:14 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
maithanhhai
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #246 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 11:58:52 am »

Thêm thông tin về tác giả bài thơ "CHIỀU BIÊN GIỚI EM ƠI" - Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Chung phổ nhạc thành bài hát "Chiều biên giới em ơi", được các chiến sĩ (nhất là những người đã chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc) yêu thích trong thời điểm 1979-1989. Do không được đăng trên báo nên post lên vậy:

Nhà thơ dân tộc thiểu số Lò Ngân Sủn:

“Chiều biên giới” và ước mơ được về biên giới

Nhìn người đàn ông tóc bạc, mệt mỏi ngồi tựa mình vào tường, không thể tự mình làm được các sinh hoạt cá nhân... ít ai có thể nghĩ rằng: Trong cả thời gian dài, tác phẩm của ông đã là nguồn động viên, cổ vũ đến hàng triệu bộ đội và nhân dân ta vượt qua đau thương, vất vả để bảo vệ, xây dựng biên cương Tổ quốc. Ông là nhà thơ Lò Ngân Sủng, tác giả bài thơ "Chiều biên giới". Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Chung phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng "Chiều biên giới em ơi"...

Hiện tại, gần như mọi sinh hoạt cá nhân của nhà thơ Lò Ngân Sủn đều phải nhờ đến sự trợ giúp của bà Lù Thị Bức, vợ ông. Căn bệnh tai biến mạch máu não từ cuối năm 2003 đã khiến ông không thể sáng tác, thậm chí còn chuyển sang... lẫn cẫn. Ngay cả người vợ của ông, nhiều lúc cũng không thể hiểu được chồng mình đang nói gì vì ông nói không rõ, đôi lúc đang nói tiếng Kinh, ông lại chuyển sang nói tiếng mẹ đẻ - tiếng dân tộc Dáy khiến bà Bức nói đùa: “Lại bắt đầu phát sóng”. Chính vậy, suốt buổi cuộc trò truyện với tôi, bà Bức hầu như phải... phiên dịch.

Người dân tộc Dáy, sinh ra - lớn lên ở huyện Bát Xát, Lào Cai, từng đi dạy học ở Yên Bái, Lào Cai, từng giữ chức Trưởng Phòng Giáo dục huyện Bát Xát, nhà thơ Lò Ngân Sủng có gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục, thậm chí còn "có chân" trong HĐND-UBND huyện Bát Xát. Rút cục, cái duyên đưa ông đến với văn chương và chuyển công tác ở Hội nhà văn tỉnh Lào Cai, sau đó lên Hội Nhà văn Việt Nam. Thêm gần 20 năm duyên nợ, "chức to" nhất mà ông đảm nhiệm là Chủ tịch Hội Văn học các dân tộc thiểu số, thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.

Hỏi chuyện về tác phẩm "Chiều biên giới", nhà thơ Lò Ngân Sủng lại lập bập, mãi rồi bà Lù Thị Bức mới chắp nối và dịch lại cho chúng tôi hiểu: Từ đầu năm 1979, nhà thơ Lò Ngân Sủng tận mắt chứng kiến và thấm thía nỗi lòng của "người trong cuộc" về những gì mà chiến sự biên giới phía Bắc xảy ra, gây lên cho ông, những người thân và vùng đất mà ông đã sinh ra, lớn lên và đang phục vụ.

Rất nhiều bài thơ viết về vùng biên cương với những gì đang xảy ra đã được ông cho ra đời trong thời điểm ấy. Thời điểm đáng nhớ nhất là đầu năm 1980, khi cuộc chiến sự biên giới mới nổ ra 1 năm và chưa kết thúc. Đêm đó, đoàn Văn công từ Hà Nội về huyện Bát Xát (lúc đó vẫn thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn) phục vụ bộ đội và đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong các bài hát được nghe, ông thật sự xúc động khi nghe ca khúc "Chiều trên bến cảng". Tứ thơ - câu hát cứ luyến láy trong đầu khiến ông bỏ dở buổi "ngắm văn công", chạy về nhà, vồ lấy giấy bút viết 1 mạch, xong ngay bài thơ "Chiều biên giới" mà không phải sửa chữa gì nhiều.

Ngay ngày hôm sau, ông gửi bài thơ đến báo Nhân Dân và được Bộ Biên tập cho đăng tải. Bài thơ sau đó đã được nhạc sỹ Trần Chung phổ nhạc thành bài hát "Chiều biên giới em ơi" và trở thành một trong những bài hát được thể hiện nhiều nhất trong thời điểm ấy. Khi bài hát được phát sóng lần đầu tiên trên Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà thơ Lò Ngân Sủn chưa hề gặp mặt nhạc sỹ Trần Chung. Mãi tới năm 1986, khi nhạc sỹ Trần Chung lên Yên Bái, giúp đội văn nghệ đầu máy Hà Lào dàn dựng chương trình, 2 người mới gặp nhau khi nhạc sỹ tới thăm một người thân, cũng là giáo viên dạy cùng trường với nhà thơ - nhà giáo Lò Ngân Sủng.

Hồi ức về bài thơ - bài hát trong những năm 80 vẫn còn đọng lại trong ký ức Lò Ngân Sủng. Ông đã cảm động đến rơi nước mắt khi về Hà Nội, thấy thanh niên, khi ra đường cứ luôn miệng hát "Chiều biên giới em ơi” và luyến láy những câu như: Chiều biên giới em ơi/ Nhớ bao điều thân thương/ Đôi ta cùng chiến hào/ Tình yêu đẹp tiếng hát/ Giữ đất trời quê ta..". Nhà thơ nghẹn giọng, nói trong hơi thở dốc: "Câu hát vừa thể hiện tình yêu quê hương đất nước, vừa thể hiện tình yêu đôi lứa của người lính trên chiến hào, giữ đất biên cương của Tổ quốc!"...

          Tôi tò mò: "Em trong bài thơ Chiều biên giới là ai vậy?", cả đôi vợ chồng già cùng cười, nhà thơ chỉ tay vào người vợ: “Chỉ có bà nhà tôi!”. Bà Bức giải thích kỹ thêm: "Cũng nhiều người hỏi câu đó rồi. Hồi ông ấy viết bài thơ này, chúng tôi đã thành vợ chồng và đã sinh được 3 cháu!” khiến nhà thơ gật đầu cười.

          Từ ngày lâm bệnh, nhà thơ Lò Ngân Sủn không thể sáng tác được nữa. Thật may mắn là lúc nào bên cạnh ông cũng có người vợ hiền, chung thủy và đảm đang. Bà Bức nguyên là Y sỹ nên rất biết cách chăm sóc chồng lúc đau yếu. Hiện tại, nhà thơ có thể chập chững bước đi nhờ vào cậy gậy sắt, nhưng cái "ngõ nhỏ", nơi "phố nhỏ” ông ở lại quanh co chật chội, khiến đôi vợ chồng già khó dìu nhau, chung những bước đi ngày trước. Ngồi nói chuyện với tôi, bà Bức ước ao: “Mong cho bệnh tật thuyên giảm, ông ấy khỏe mạnh thêm chút nữa, chúng tôi sẽ đưa nhau về Lào Cai cho rộng rãi. Trên ấy vẫn còn nhà, vỉa hè cũng rộng, thoải mái mà tập đi!”.       

          Chia tay với tôi, nhà thơ Lò Ngân Sủng cầm bút bên phía tay trái khó nhọc viết dòng chữ “yêu tha thiết” lên cuốn sổ của tôi. Dường như đó là câu trả lời khi tôi hỏi: "Ông nghĩ gì khi tới nay, các thế hệ, đặc biệt những người trẻ tuổi vẫn hát  Chiều biên giới em ơi?". May mắn, bà Bức đã bước tới giải thích: "Ông yêu tha thiết những người trẻ tuổi ấy!". Thế mới biết, để ra đời 1 bài thơ - bài hát không dễ. Lại càng không dễ khi tác phẩm ấy được các thế hệ sau đó nhắc đến mãi với vẹn nguyên tính thời sự. Điều này thì nhà thơ người dân tộc Dáy Lò Ngân Sủng và nhạc sỹ Trần Chung đã làm được trong tác phẩm "Chiều biên giới em ơi!"...

           Nguyễn Phương                       

 

Chiều biên giới

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào xanh hơn

Như tiếng chim hót gọi

Như chồi non cỏ biếc

Như rừng cây của lá

Như tình yêu đôi ta

 

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta ngọn núi

Như đất trời biên cương

 

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào đẹp hơn

Khi mùa đào hoa nở

Khi mùa sở ra cây

Lúa lượn bậc thang mây

Mùa toả ngát hương bay

 

Chiều biên giới em ơi

Rừng chăng dây điện sáng

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời

Lòng ta thầm mê say

Trên nông trường lộng gió

Rộng như trời mênh mông

 

Chiều biên giới em ơi

Đôi ta cùng chiến hào

Gần nhau thêm bền chí

Tình yêu là vũ khí

Giữ đất trời quê hương

 

Chiều biên giới em ơi

Nghe con sông chảy xiết

Nghe con suối thác đổ

Hồn ta như ngọn gió

Thổi giữa trời quê hương

Lò Ngân Sủng (Hoàng Liên Sơn, 1980)
 

Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #247 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 11:07:33 am »

Ngày kỷ niệm 17/02, nhân dịp tròn 30 năm cuộc chiến bảo vệ biên cương ải bắc, đang đi vào hồi kết.
Còn 1 số hồi ức nữa phải kể ra, thì mới đóng lại được. Thế nhưng mà lại vướng.

Gần đây, baoleo có hồi tưởng lại: tác động của sự kiện 17/02/1979 đến đời sống của người dân và xã hội.
Nhưng đấy mới chỉ là 1 vế.
Còn 1 vế nữa là: tác động của sự kiện 17/02/1979 đến hành động của lính ta, và do đó tác động đến tâm tư của người dân như thế nào, thì vướng quá.

Một mặt, với quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật-để hướng tới tương lai” thì  rất muốn nói ra. Vì những người chứng kiến thời đó, đều đã đến “ngã ba đường tầu rẽ phải” rồi.
Mặt khác, sống lâu trong hệ thống chính trị này, lại biết nó thuộc vấn đề “nhậy cảm”, mà cánh tuyên giáo cố giấu.
Thật là băn khoăn.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #248 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 11:22:36 am »

Bác cứ đưa ra theo kiểu "ngày đó tháng đó, có ông A, bà B, anh C, làm gì, kể lại chuyện cũ ..." Mình không lồng quan điểm, nhận xét cá nhân vào, nhưng các đưa tin, kể lại sự kiện đã là ..... rồi! hehe.

Với kiểu này, em nghĩ chả vướng bận con mọn gì sất! Mà các chú tuyên giáo nhiều khi cũng thích mà chưa chắc làm được!
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #249 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 11:55:30 am »

hehe , vấn đề là BQT có dũng cảm không chứ còn vụ nhạy cảm chả ai làm gì bác được đâu mà bác lo ,mình cứ người thật ,việc thật ,suy nghĩ thật , mấy cái  gọi là "quan điểm" "nhạy cảm" thì lúc nào mà chả 5 cha 3 mẹ , có khi chuyện của bác làm bớt đi các cha các mẹ đấy chứ  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM