Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:00:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 227909 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:49:04 am »

        Lúc ấy em còn đang đi học, chưa có người yêu (đoán thế!)

         Nhưng có một người họ hàng (là người dân tộc, dân quân Lào-cai, 18 tuổi), phải rút chạy từ tận cầu Cốc lếu về Hà Nội nhà em để trú ngụ. Chuyện này em đã có kể trên QSVN một lần đấy. Ngữ dân quân gái thì đánh đấm gì, đã bắn phát nào đâu. Khẩu CKC thì dài gần bằng người. Chị ấy hãi lắm, nói biên giới Lào-cai có bộ đội gì đâu, toàn lính địa phương thôi. Chạy là chính.

         Lúc đó dân Cam Đường, Phố Lu cũng chạy (di tản) ầm ầm.

        Bây giờ dân họ bảo, lẽ ra lúc ấy chả cần chạy thì đỡ vất vả.
        (chắc lính TQ không như lính Pot bên K?)
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 10:35:33 am »

17//2/1979 ngày trung quốc xâm lược việt nam,tôi lúc đó đang ở căn cứ long bình ,trông nhà cho đơn vị đang theo sư đoàn 10 quân đoàn 3 ở tít tận xi xo phôn cam pu chia ,ở căn cú thì có đủ tv,đài bán dẫn để nghe thông tin ,bác thăng long nhớ rất rõ ,đúng là tin trung quốc xâm lược, đài hà nội phát tin vào buổi tối ,bản tin phát xong thì bài hát :"không cho chúng nó thoát"thời chống mỹ được hát lên ,một hai hôm sau thì bài tiếng súng đã vang trên bbầu trời biên giới được đài,tv phát sóng ,không hiểu sao lúc đó chẳng ai sợ sệt gì cả , tv,đài ta nói chúng dùng chiến thuật::" đầu nhọn đuôi dài" chân vẫn quấn xà cạp ,thủi kèn đồng xung trận ,lính ta cứ cười chúng vì cái xà cạp .chúng tôi chỉ mong được ra bắc thôi chí ít là được gần nhà ,vài tháng sau thì  theo quân đoàn 3 ra bắc thái  thật ,ra đến nơi chả còn gì  Grin ,chúng tôi ra bằng xe  ô tô của đơn vị  

 tăng của quân đoàn 3 ra bằng tàu hỏa ,tàu biển,tăng đi tàu biển ra hải phòng sang xà lan ngược lên sông cầu ,khi hợp quân xong thì bọn lính tăng nó kể lại đường ra bắc như vậy ,lại làm lán trại lại cảnh xin tre,xin rơm như thời chống mỹ ,chúng tôi được ở nhà kho của hợp tác xã,vì là trạm bảo đảm kỹ thuầt cho xe tăng và thiết giáp ,nên đi đâu cũng có máy nổ phát điện 24 kw ,máy hàn cỡ lớn ,cho nên sinh hoạt có khá hơn cánh bộ binh sư 10,có điện buổi tối có tv của đơn vị ,cũng vui chả thấy sợ gì mới lạ chứ ,có điều ăn uống thì khổ lắm nhai hạt mạch hàng tháng ,có nhiều thằng đi kiết  Grin ra bắc thái hay nhất là đi hái chè trộm về sao uống chán rồi đem về nhà làm quà  Grin
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2009, 10:38:43 am gửi bởi mig21-58 » Logged
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:49:59 am »

,bản tin phát xong thì bài hát :"không cho chúng nó thoát"thời chống mỹ được hát lên ,
     Sau khi TX Lạng Sơn bị địch chiếm, quân đoàn 14, phía sau là quân đoàn 2 của ta đã chuẩn bị mở trận phản kích lớn, diệt lớn quân địch, tiến tới quét sạch chúng khỏi biên giới nước ta. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, trưa ngày 5/3/1979, nghĩa là chưa đầy một ngày vào thị xã Lạng Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã ra lệnh cho bọn xâm lược rút khỏi lãnh thổ nước ta. Xuất phát từ những tính toán chiến lược, ta đã không đánh những đòn tiêu diệt cái đạo quân đang tháo chạy này. Lịch sử chiến tranh chống xâm lược phương Bắc của ông cha ta thì các cuộc tháo chạy của địch về hướng biên giới là một thời cơ để đánh đòn tiêu diệt chiến lược. Sau các đòn tiêu diệt này, bọn cầm quyền phương Bắc phải mấy trăm năm sau mới dám nghĩ đến chuyện đem quân qua xâm lược nước ta.
     Vì vậy sau chiến tranh BGPB năm 1979, lính ta đã sửa cái bài hát trên để hát tếu táo là " trên cho chúng nó thoát !"

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2009, 11:52:47 am gửi bởi ThangLong69 » Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 01:30:02 pm »

Ngày 17/02/1979

Ngày 17/02/1979, bạn đang làm gì, ở đâu và bạn nhớ gì hoặc được nghe kể gì về ngày đó và những ngày tiếp theo ?
Để nhớ về một sự kiện lịch sử cách đây tròn 30 năm, xin các bác cùng có đôi dòng hồi tưởng về ngày đó.

(tiếp)
Rồi đúng 6 giờ tối, sau tiếng tút tút, giọng phát thanh viên trên chiếc loa truyền thanh treo ở đầu phố bật lên đanh thép: xin đề nghị đồng bào cả nước đón nghe thông báo quan trọng của….. sau ít phút nữa. Ngay sau đó đài phát các bản nhạc quân hành, hết mỗi bản nhạc là giọng phát thanh viên lại lặp lại: xin đề nghị đồng bào cả nước đón nghe thông báo quan trọng của…
Dự cảm thấy điều trọng đại, baoleo trở vào nhà, vặn to triết áp của cái đài truyền thanh Hà Nội, chăm chú đón nghe.
(Ghi chú: loại đài được nghe qua dây điện, tương tự như cáp truyền hình bây giờ. Loại đài này không dùng pin, không có sóng, không bắt được bất cứ đài nào. Đại loại nó là một loại loa truyền thanh phường, nhưng được đài truyền thanh HN mắc vào tận từng nhà cốt cán, gần như không thu phí)
Đúng 6h30 tối, giọng phát thanh viên vang to: xin thông báo để đồng bào cả nước biết: sáng nay, phía Trung Quốc đã ồ ạt tấn công một số điểm trên biên giới phía Bắc, thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai……
Phía TQ đã bị quân và dân ta trừng trị đích đáng. Tin đầu tiên cho biết: ta đã tiêu diệt được x quân địch, y xe tăng, z khẩu pháo…..

Tiếp đến là thông báo, hiệu triệu của đủ loại các tổ chức.
Baoleo lạnh người. Cảm giác đầu tiên là bất ngờ đến ngã người. Rồi đến là bàng hoàng. Rồi nghiến răng: Chiến.
Qúa bất ngờ, đến mức sửng sốt. Đã biết là tình hình biên giới phía Bắc căng thẳng từ hơn một năm rồi. Thậm trí bọn học cùng phổ thông đi làm công nhân kỹ thuật ở Tát Sơ Ken về nước bằng chuyến tầu liên vận cuối cùng vào năm 1978, có kể rằng: xe tăng TQ nhiều như lá tre sát biên giới. Nhưng trong tất cả các buổi nghe thời sự chính thống cũng như tin từ nguồn tham mưu con, không có bất cứ 1 tin gì để có thể đoán biết được TQ sẽ tấn công vào dịp 17/02.
 Không nghe lọt tai đầy đủ các thông tri trên. Chỉ duy nhất còn 1 ý nghĩ trong đầu: thế là lại chiến tranh rồi.
Qua các báo cáo tuyên truyền từ trước, cố nhiên là baoleo không lạc quan tếu đến mức nghĩ rằng 7 giờ tối ngày 17/02 ấy, lính bộ binh như caoson đang ngồi uống nước chè với dongadoan bên Manipo, lính cơ khí như Mig-21 đang rửa xe tăng bên Bằng Tường. Nhưng chí ít cũng BỊ tin rằng: chiến sự giờ này đang loanh quanh đường biên, chứ không tin rằng nó đã lùi sâu vào đất ta như thực tế đang diến ra.
Đúng như phản xạ của người lính, baoleo lập tức nghĩ rằng: phải trở về đơn vị ngay-lập tức.
Khoảng 9 giờ tối, baoleo đến nhà mấy thằng cùng khoá để rủ nhau ngày mai cùng về đơn vị.
Đường phố vắng tanh. Không có hò hét, không có quần chúng tụ tập. Dường như thông báo về sự kiện bất ngờ được đọc trên đài truyền thanh tối ngày hôm đó đã đẩy mọi sự ồn ào của phố xá đi. Thay vào đó là sự lặng yên trong từng mái nhà để rồi sẽ tích tụ thành giông bão nay mai.
Trong số mấy thằng cùng khoá đó, có thằng Cương, nhà ở Phan Đình Phùng, có bố là vụ trưởng 1 vụ trong Phủ Thủ Tướng (bây giờ gọi là Văn phòng CP). Lúc ấy mới được biết thêm 1 số tin: đánh nhau to rồi, ta đang yếu, bị lấn khá sâu ở nhiều điểm trên toàn tuyến BG chứ không như đài đưa tin. Lạ một điều là từ 6h30 tối ngày hôm đấy, tất cả mọi người đều trao đổi với nhau bằng giọng chìm hẳn đi hay sao ấy. Trong phòng khách sáng ánh đèn sợi đốt mà mấy thằng bọn tớ đều như nói thầm.
Sau này ngẫm lại mới cay, chứ trình độ chính trị lúc ấy chưa nghĩ ra. TQ đánh ta vào đúng thứ bẩy, tức là trong lúc quốc tế nghỉ 2 ngày. Nghĩa là đến thứ hai, khi các công sở trên thế giới bắt đầu làm việc lại, thì lúc ấy mọi sự đã rồi. Đúng là thâm Nho thật.
Nhưng ngay đêm hôm đó, baoleo chỉ còn biết có 1 hành động là: ngày mai, trở về đơn vị ngay, cho dù đang là Chủ nhật-ngày nghỉ.
Đêm hôm đó, không thể nào ngủ được, tin tức thì không nghe thêm được gì nữa, vì loa truyền thanh đã hết giờ truyền thanh từ 10h30. Tự nhủ  lòng mình, thôi, thế là phải dẹp hết mọi ước mơ lại rồi. Nào là những mơ ước được đi làm phó TS ở Liên xô, nào sẽ được phân 1 căn hộ trong khu tập thể, rồi sẽ được phân phối cái xe Thống Nhất lẫy lừng. Trước mắt là chiến tranh, chưa biết kéo dài đến bao giờ, mình sẽ còn được trở về nhà nữa không, khi đã xác định rằng chí ít mình cũng sẽ đỡ được 1 viên đạn cho mọi người.
Ngày mai sẽ như thế nào nhỉ. Và đó là câu chuyện của ngày mai.

(còn tiếp)
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 01:31:13 pm »

Nếu mà thời điểm đấy bác Baoleo không có thông tin gì thì hơi lạ nhỉ? Năm đấy chị gái em được cho lên HG ăn Tết với cô chú làm ở Ty thương nghiệp Tỉnh. Tuy nhiên trước ngày 17/2/1979 thì ở nhà thấy tình hình căng đã báo lên trên đấy để đưa trả chị em về Hà Nội, về đến nhà là 16/2/1979. Hôm sau TQ bắt đầu đánh sang VN!

Hoàn toàn bất ngờ. Với nhận thức và bản lĩnh chính trị của một sỹ quan tương lai, đầy bôn sệt, tớ chẳng biết cái cóc khô gì cả. Sau này được dịp đọc nhiều văn kiện, cũng chưa thấy có văn bản nào nói rằng: ta biết sẽ có đánh nhau dịp 17/02. Thậm trí ngày hôm đó, nhiều đơn vị tuyến 1 còn xuống mức báo động.
Bất ngờ đến mức ở Bộ Xây dựng, có Công ty 10 (giờ mà còn thì nó phải được thổi to hơn Vinashin) đàng thi công nhà máy Apatít Lào Cai, bỏ cả xe máy thi công chạy, không bắn 1 phát súng nào gọi là làm phép. Ô danh đến mức BXD phải xoá phiên hiẹu công ty 10.
Bác nào có văn bản nói rằng ta chủ động ngày 17/02, xin cho em mở mắt.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 01:32:23 pm »

Thanh niên bị huy đọng đi đắp phòng tuyến ( sau này lớn thì khớp lại).

Về truyền thuyết phòng tuyến Sông Cầu, em sẽ hồi tưởng hầu tiếp các bác. Có 1 điều phải nói ngay: nó là sản phẩm của “công tác Đảng-công tác chính trị” bên Tuyên Giáo. Quyết không phải là 1 kế hoạch “quân sự” của Bộ Tổng Tham mưu.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 01:33:11 pm »

Rồi cơ quan các cụ chuẩn bị sơ tán vào Đà nẵng .......

Rất nhiều bác đã nói đến địa danh Đà Nẵng trong kế hoạch sơ tán. Đúng là Đà Nẵng. Nhưng Đà Nẵng là cái gì trong kế hoạch đó, và tại sao lại Đà Nẵng Huh, em hy vọng sẽ được hồi ức tiếp cùng các bác.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 01:37:20 pm »

Ngày 17/2/1979 - khi ấy em đang còn ở trong bụng mẹ ..hic ...

Nhưng sau này, được Bố, các anh trai kể lại, nhưng gì xảy ra cũng gần giống như các Bác đã kể trên đây, khi đó, anh trai thứ ba của em - đang công tác ở BQP, trung úy - cũng được điều động đi lên tuyến Bắc Giang - em nhớ là anh ấy kể như thế.

Sau này lớn rồi, ông Hoàng Đan - em gọi là cậu - đến nhà em chơi, khi được hỏi về lần quân đoàn 2 lên chặn năm 1979, ông vẫn cười nói thế này : "Ngày xưa đi đánh Mỹ thì phải nhanh chân mà hành quân, đi đánh thằng TQ này thì cứ đủng đỉnh mà sắp va li cho đàng hoàng hẵng đi, sợ gì"
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 02:25:41 pm »

thực sự lúc đó chúng tôi gần như ai cũng có radio ,có thằng còn có cát sét ,tối chín giờ hay mở vụng đài bbc nghe trộm ,nó nói là chiến sự ở thành phố lạng sơn nổ ra ác liệtcó cả xe tăng ,hai bên vẫn giằng co nhau thành phố này ..., tôi nghĩ bọn này nói nhắng thế nào chứ lạng sơn chỉ là thị xã thôi ,nghĩ thì như vậy nhưng vẫn nghe vài hôm nó bảo trung quốc đã chiếm được lạng sơn rồi ... đài ta không thấy nói gì chỉ đưa tin diệt bao nhiêu thôi .còn cái phòng tuyến sông cầu tôi không nghe thấy , khi ra bắc về thăm nhà thì thấy mỗi gia đình đều phải vót chông để gửi ra biên giới ,chông dài hơn một mét ba cạnh nhọn hai đầu ,mỗi gia đình hai ba cây tre để rào làng ,thanh niên nam nữ đi đào hào chiến đấu ,các đoạn hào đó nhiều nơi hiện nay vẫn còn (trên các quả đồi gần đường giao thông )khí thế hào hùng lắm nhưng thật lòng mà nói thì chúng tôi không ai nghĩ là đánh sang đất trung quốc đâu,nhưng bọn đặc công họ sang thật ,đi cùng đợt với tôi có tay đi đặc công ,học sĩ quan xong,phong hàm trung úy dãn quân luồn sau thế nào đó ,được vài trận thì bỏ ngũ chẳng biết nó quan trọng ra sao mà đơn vị về bắt đi tù ,sau về quê cùng cầy cuốc với chúng tôi tính tình rất hiền lành ,anh mới mất hỏm trong tết vì xơ gan gan ,hậu quả việc uống nhiều rượu quá /
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2009, 02:46:08 pm gửi bởi mig21-58 » Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 02:27:22 pm »

 Khi chiến tranh xảy ra, nhiều người lớn trong khu tôi sống nhìn nhau thở daì, có người lẳng lặng thu xếp hành trang, gia đình tôi cũng vậy, nhưng không biết đi đâu! Hàng chục năm nay, khu Chợ Lớn đã trở thành quê hương thứ 2 của vô số người Hoa chúng tôi, không lẽ về Trung Quốc? lúc đó gia đình tôi cũng biết về Trung Quốc cuộc sống còn khó khăn hơn ở Việt Nam.
 Trong ký ức nhỏ nhoi của đứa trẻ 10 tuổi, tôi nhớ những khẩu súng có tay xách(sau này mới biết là M16), vất đầy đường, những anh lớn hơn, chắc cũng cỡ Haanh, Baleo, Lethaitho..., nhặt lấy tháo đạn, lấy thuốc đốt chơi, có anh nhặt lựu đạn ném cá... tôi nghĩ chắc rồi súng sẽ ném đầy đường...
 Ôi! đối với con trẻ chiến tranh là như thế, còn người lớn, nhiều người rất đau lòng khi thấy chiến tranh Việt-Hoa nổ ra, biết theo ai? khi cả hai đều là Tổ Quốc.
 Hì, bọn trẻ Việt lại lãi nhãi " lỗ đ...ba tàu....", suýt đánh nhau, người lớn Việt nhìn người Hoa như thể ai cũng là gián điệp...
 Không biết có ai hiểu được nỗi lòng chúng tôi khi đó!?!?!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM