Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:24:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 228182 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #160 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 09:38:28 am »

Ngày 17/02/1979
Ngày 17/02/1979, bạn đang làm gì, ở đâu và bạn nhớ gì hoặc được nghe kể gì về ngày đó và những ngày tiếp theo ?
Để nhớ về một sự kiện lịch sử cách đây tròn 30 năm, xin các bác cùng có đôi dòng hồi tưởng về ngày đó.

(tiếp dòng hồi ức)

Trong 10 năm trên con đường chạy hãm đà của cuộc chiến, bắt đầu từ ngày 17/02/1979, có người lính tên là baoleo trong cỗ xe đó. Lúc này đây, khi hồi tưởng với các bác về những ngày gian khó ấy, em xin hồi tưởng dưới góc độ của một người trong cuộc. Dưới góc nhìn của 1 sỹ quan cấp phân đội, qua lăng kính của 1 kẻ tạch tạch xè.
Góc nhìn của kẻ tạch tạch xè, có thể khác góc nhìn của 1 số bác. Âu cũng là cuộc đời.
Dân tạch tạch xè đã quen luôn luôn bị xếp chiếu dưới khi ở trong quân đội, với thứ tự ưu tiên ở mọi nơi, mọi lúc, mỗi khi có thăng-thưởng-cử, là:
Nhất chính
Nhì tham
Tam cần
Tứ kỹ


Khi về với đời thường rồi, ngoài xã hội cũng luôn luôn xếp dân tạch tạch xè ở bậc bét tỹ, dưới cùng. Củ tỷ, cái công thức mà ai cũng phải thuộc nằm lòng mỗi khi sắp xếp, trưng bày, là:
Trời xanh-mây trắng-nắng vàng
Công-nông-binh-trí, sắp hàng-tiến lên.


Dân tạch tạch xè bị đối xử như vậy, âu cũng là hợp với lẽ đời. Bởi vì, dân tạch tạch xè cho rằng:
….Chân dép lốp mà lên tầu vũ trụ ...

Đó là điều không thể.

(còn tiếp)

______________________
Để sẩy ra những quyết định, những kế hoạch, những tồn tại không hoàn hảo này của ta- chính cũng là một tội ác của quân cướp nước.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2009, 09:40:44 am gửi bởi baoleo » Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #161 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 11:54:05 am »

      Xin phép bác Baoleo và các CCB khác cho em phản biện nội dung bài trên của bác Baoleo (Xin phép trước, bởi bác đứng thế trên em về mọi mặt: CCB, sĩ quan (chắc chắn ĐV lâu năm), sống gần các Cụ ... (sắp gần tới mức "...gọi Bụt bằng anh" rồi).

         Trong QĐ bây giờ em không biết, nhưng ngoài dân sự bây giờ khác rồi. Bây giờ không phải như ngày xưa, càng bần cố nông càng quý đâu.

    (Em đã tự xóa phần này rồi. Anh Đoàn nhắc nhở nhiều thấy thẹn quá.
Mà em viết liều đấy. "anh lính của em" cũng làu bàu: "đằng ấy cứ thích đi lang thang buôn chuyện, cóc phải lính")

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2009, 12:20:00 pm gửi bởi Trinhsat » Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #162 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 11:55:05 am »

Ngày này cách đây 30 năm, gió mùa đông bắc đang về, và cuộc chiến tranh nơi ải bắc sắp nổ ra.
Ngày này cách đây 30 năm, chỉ còn 72 giờ đồng hồ nữa, súng sẽ nổ trên khắp giải biên cương, trong một buối sang gió bấc, sương mù.
Ngày 14/02/1979, đa phần lính ta, trong đó có baoleo, không hề biết và có khái niệm là: có 1 ngày Valentai tồn tại ở trên đời.
Hôm nay, 14/02/2009, Hà Nội nắng đẹp. Các quầy hoa đang tràn ngập các đôi lứa mua hoa tặng nhau.
Hãy tặng nhau nhiều bông hoa đẹp, hãy hôn nhau thật say đắm đi, các lứa đôi ơi.
Trong bó hoa mầu đỏ, tặng người yêu dấu, các bạn nên có thêm một vài chiếc lá xanh nhé.
Mầu của lá xanh bên nhành hoa đỏ, như gợi nhớ về mầu xanh quân phục trên biên cương thủa nào.
30 năm trước, lính chúng mình không biết có ngày này để tặng hoa người yêu. Chỉ biết tặng nàng dòng máu đỏ trong bộ quân phục xanh, tặng nàng với cả tình yêu đất nước.

Hôm nay, 14/02/2009, ngày nắng đẹp. Hãy tặng nhau nhiều bông hoa đẹp, nhớ cho thêm một vài chiếc lá xanh nhé.
Mầu của lá xanh bên nhành hoa đỏ, như gợi nhớ về mầu xanh quân phục trên biên cương thủa nào.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #163 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 12:08:12 pm »

  Bác Trinhsat (chả biết lúc này là gái hay trai nữa Huh) đang lạc đề đấy nhé! Bài trước, bác baoleo đã nói rõ là bác ấy đang "hồi tưởng" cái thời ấy (năm 1979) và thời ấy người ta nghĩ như thế, bác chịu khó đọc kỹ, nghĩ kỹ trước khi viết bài hộ em cái!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
maithanhhai
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #164 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 09:40:06 pm »

Con gái yêu của Ba!

Tháng 2-2009: Con gái yêu của Ba tròn 8 tuổi và đã học đến lớp 2. Con chỉ biết, những ngày này là qua Tết nguyên đán Kỷ Sửu và mới phải đi học nhưng con vẫn dậy sớm đến trường và thánh thót khoe với Ba mẹ những điểm 9-10 sau 1 ngày tới trường từ sáng đến tối. Xung quanh con lúc này, chỉ có những bài học; những phút vui cùng bạn bè, cô giáo ở ngôi trường giữa lòng Hà Nội xanh ngắt cây lá và ngập tràn sắc màu xanh đỏ của những bé con má đỏ, môi hồng...; xung quanh con là đầy đủ, no ấm và con chỉ phụng phịu mỗi khi Ba mẹ tắt ti vi trong giờ ăn, không để con dán mắt vào màn hình chiếu Clip quảng cáo hay phim dành cho thiếu nhi, nhan nhản trên truyền hình cáp...

Tháng 2-1979: Ba cũng tròn 8 tuổi và cũng học lớp 2 như con bây giờ. Hồi ấy, ông nội của con mới phục viên sau hơn 10 năm chiến đấu trong binh chủng tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam (1965-1978) và cũng theo chân những đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn trong năm 1975. Ký ức của Ba về ông nội là chiếc ba lô to đùng đằng sau lưng, trên đó có 1 chiếc khung xe đạp (sau này được lắp thành chiếc xe đạp để ông đi khắp nơi "buôn" chè, củ ấu... nuôi ba và cô Hương, cô Yến học xong Đại học), 1 con búp bê biết nhắm và mở mắt, 1 chiếc ca bằng đuya ra (còn gọi là hăng gô) của lính Mỹ (sau đó và bây giờ, bà Nội của con vẫn dùng để múc nước ở cái bể nước mưa xinh xinh ngay dưới hàng cau trước cửa nhà ở quê)...

 Thế nhưng, ký ức mãi không thể quên trong tâm trí của Ba là buổi sáng 18-2-1979 (1 ngày sau khi Trung Quốc cho quân bất ngờ tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc), ông Thành, ông Hòa và mấy ông ở gần nhà (cùng đi bộ đội, cùng phục viên, vẫn cùng tụ tập đến nhà mình uống nước trà mỗi tối) đến thì thầm nói chuyện với ông Nội. Câu chuyện của những cựu binh đó là gì, đến khi lớn rồi ba mới hiểu: Các ông thông báo cho nhau tin Trung Quốc tấn công Việt Nam và cùng nhắc nhau chuẩn bị quân tư trang, chuẩn bị lên đường nếu có Tổng động viên. Ba vẫn nhớ: Buổi trưa ngày hôm đó, ông Nội hì hục chuẩn bị quần áo, tư trang gọn vào chiếc ba lô bộ đội và gọi bà Nội bế cô Yến (sinh năm 1977) cùng Ba và cô Hương cũng mới 5 tuổi ra và dặn dò công việc ở nhà. Lúc ấy, trí óc non nớt của Ba mới cảm nhận: Giặc là gì? Là kẻ đã kéo người thân của Ba ra khỏi ngôi nhà và làm xáo trộn cuộc sống gia đình yên ấm...

Tháng 2 và 3 năm 1979, rút cục ông Nội cũng chỉ lên Huyện đội tập trung, huấn luyện sau thời gian ngắn và vẫn ở lại cùng gia đình. Mỗi tuần, chỉ phải trực tự vệ cùng cơ quan. Tuy nhiên, cuộc sống thời chiến thì không chỉ đơn giản trong việc mỗi tuần, ông phải ở cơ quan 2 đêm, thi thoảng lại về nhà muộn, mệt nhoài vì đào hầm hào, huấn luyện... mà cuộc sống thời chiến còn tác động trực tiếp đến Ba và gia đình bé nhỏ của nhà mình. Hồi ấy và sau này này nữa, Ba say mê đọc những cuốn truyện tranh kể về chiến công của những anh bộ đội - dân quân - du kích chiến đấu với giặc Trung Quốc ở nơi biên giới, những thủ đoạn thâm độc của những kẻ đội mũ vải, đeo "tiết đỏ" và mặc áo 4 túi chỉ muốn chiếm đất của Tổ quốc mình..

Hồi ấy, Ba cùng các bạn trong lớp cũng phải cùng các anh chị, thầy cô trong trường cấp 1 đào giao thông hào ngay trong sân trường (Bây giờ, đoạn giao thông hào ấy đã bị lấp. Nhưng có dịp, Ba đưa con về quê mình, trèo lên núi Voi gần nhà bà Nội, con vẫn thấy những đoạn giao thông hào bị cỏ che kín mà Ba và các anh chị, thầy cô đã đào thời đó). Hồi ấy, mọi nhà đề phải đào hầm, nhà Nội mình cũng đắp 1 chiếc hầm kèo ngay giếng nước. Lúc mới đào xong, Ba và cô Hương - cô Yến cứ rúc rích chui ra, chui vào chơi trốn tìm. Cạnh nhà mình, có nhà bà Dung, kinh tế khá giả nên đào hầm ngầm: vách trát xi măng, nắp làm bằng bê tông, bậc lên xuống cũng xây gạch, thế nhưng cứ sau mỗi trận mưa, nước lại tràn vào... lưng hầm và rắn rết, ễnh ương - chão chàng bơi lằng nhoằng, đẻ trứng đầy trong đó...

Cứ như vậy đó, Ba lớn lên với những câu chuyện kể ở trường, những trang truyện tranh đọc ké ngoài hiệu sách phố huyện, những câu chuyện - lời bàn tán của ông Nội cùng những người bạn bên bàn nước vàng ệch màu đèn dầu và cả những tiếng nói bập bõm, ngang ngang giọng người nước ngoài nói tiếng Việt Nam chìm trong tiếng sôi sè xè phát ra từ chiếc đài chạy pin bé tí mà ông vặn nhỏ hết cỡ, ghé tai vào nghe để biết "tình hình chiến sự"... Tất cả đã dần hình thành trong tâm tưởng Ba về một nỗi ám ảnh, nguy hiểm và đe dọa thường trực được gọi là... Trung Quốc.

Tháng 3-2008: Con tròn 7 tuổi và học lớp 1. Buổi sáng Ba ra xe đón lên Nội Bài bay vào Nha Trang để ra công tác quần đảo Trường Sa, con đứng ngoài đầu ngõ vẫy tay: "Ba về sớm và mua quà cho con nhé!" và lại tất tưởi ngồi sau xe để mẹ chở đến trường, cùng líu lo hát "Em vui vào trường Thành Công B, lấp lánh ban mai chim ca. Em vui vào trường Thành Công B, lá biếc hoa thơm ngọt ngào. Em luôn được thầy cô yêu thương với trái tim của mẹ hiền. Lấp lánh cho con bay cao, giữa trời xanh chim tung cánh bay..." với má đỏ môi hồng cùng lớp. Con có biết, những ngày sau đó, Ba đã cùng hơn 100 người con đất Việt đè sóng biển Đông, xuất phát từ quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa ra với Trường Sa trên con tàu HQ996.

Nửa tháng ra với bộ đội, ở với bộ đội, hóa thân thành bộ đội, cảm nhận - chia sẻ cùng bộ đội và vui - buồn - căm hờn cùng bộ đội, Ba càng thêm yêu Tổ quốc của mình và đau cùng Tổ quốc của mình. Buổi trưa trước khi làm lễ tưởng niệm cho gần 100 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì lưỡi lê, báng súng, dao găm và đạn AK bắn gần, pháo hạm của lính Trung Quốc khi làm nhiệm vụ giữ đảo trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma xanh ngăn ngắt, lặng lẽ sóng, Ba đã bật khóc ngay trên mũi tàu HQ996. Khóc thật sự và nước mặt thật sự uất ức chảy làm ướt mềm quai mũ cứng gắn quân hiệu sao vàng truyền thống con ạ!. Những người lính đang nằm dưới biển sâu còn rất trẻ. Ba đã vào phòng Truyền thống của E131, Hải Quân và nhìn lại gương mặt họ qua những tấm ảnh. Họ trẻ và trong sáng như thể còn ở tuổi học sinh Trung học. Ngay cả những người thuyền trưởng chỉ huy mới mang hàm cấp úy cũng còn trẻ trung, điệu đàng (nhưng đã quyết chiến dùng mọi hỏa lực sẵn có trên những chiếc tàu chỉ có chở đất, đá, bê tông ra xây đảo để bắn trả mãnh liệt vào tàu xâm lược và cho tàu phóng thẳng lên bãi cạn để đánh dấu chủ quyền)...

Vậy mà họ đã nằm xuống vĩnh viễn dưới lòng biển. Họ nằm xuống bởi khi ngăn chặn lính Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo với trang bị đến tận răng, những người lính công binh Hải quân của ta chỉ có quần đùi, mũ mềm, ... tay không và dĩ nhiên, da thịt của họ chẳng thể ngăn được dao găm, lưỡi lê, đạn nhọn của lính Trung Quốc cho dù có dùng chiến thuật "biển người" như hơn 10 năm trước, đối phương đã từng sử dụng ở biên giới Việt - Trung.

Tháng 3-2008 ở Trường Sa, sau khi đã làm lễ truy điệu những cán bộ - chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang nằm dưới vùng biển Gạc Ma - Cô Lin, Ba và những đồng đội của Ba đã tràn ra hết mũi tàu, 2 bên boong tàu lặng nhìn xuống biển xanh nhớ thương những người con đất Mẹ và không ai bảo ai, tất cả đều quay mặt nhìn về tòa nhà cao vài tầng sừng sững của lính Trung Quốc chiếm đóng trên đảo chìm đã chiếm của ta. Lúc ấy, ánh mắt của ai cũng rất lạ, từ Trung tướng Trưởng đoàn công tác cho đến cô Hạ sĩ đoàn văn công Quân khu 4. Ai cũng ráo hoảnh, chong mắt nhìn tàu địch - công sự của địc chứ không rưng rưng nước mắt khi những bó hương dành cho liệt sĩ cháy bùng lên, cuộn khói bay vòng tròn như những dấu hỏi... Lúc ấy, ba càng thấm thía về Tỏ quốc trong tim và Ba đã viết cho con từ Trường Sa ngay trong khoang tàu, trong giàn giụa nước mắt...

Tháng 3-1988: Lúc ấy Ba đã học lớp 11. Cái buổi chiều đông ngày hôm ấy, Ba cùng ông Nội đã sững sờ khi nghe cô phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam đọc chậm danh sách những cán bộ - chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh và mất tích trong khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma. Không thể diễn tả cảm xúc lúc ấy, chỉ biết rằng, đến bây giờ hình như vẫn còn nguyên trong Ba: Uất ức - bức bối như thể có tảng đá đang đè trên ngực (Cảm giác này càng nhân lên gấp bội và thành ám ảnh khi Ba ra với Trường Sa). Ngay sáng ngày hôm sau, cái lớp 11B3 của Ba ngày ấy đã không thể học được và hết thảy, những thằng con trai trong lớp đã làm đơn tình nguyện đi bộ đội, cùng con trai các lớp khác kéo đến đứng đen đặc, câm lặng trước phòng thầy Hiệu phó cũng đang đỏ hoe mắt vì có con trai đang đóng quân trên quần đảo Trường Sa. Con có biết không? Ở gần nhà bà Nội mình có 1 dãy núi, gọi là núi Xuân Sơn, cạnh núi có 1 đoàn 679 của Quân chủng Hải quân đóng và trong dãy núi đó có rất nhiều hầm để bộ đội chứa tên lửa đất đối hải. Thi thoảng, những chiếc xe hàng vài chục bánh lại phun khói chở những ống tên lửa khổng lồ đi đâu đó. Hồi ấy, Ba và các bạn rất muốn vào bộ đội tên lửa Hải quân để điều khiển những quả tên lửa bắn nát tàu Trung Quốc...


Tháng 2 năm 2009 này: Tròn 30 năm ngày Trung Quốc cho quân bất ngờ tấn công dọc tuyến biên giới nước ta; gần tròn 21 năm Trung Quốc cho quân đánh chiếm một số đảo chìm, bãi cạn của Tổ quốc ta trên quần đảo Trường Sa. Ngày Tình yêu 14-2,ngày Thứ 7. Ba không đưa con đi mua quà tặng cho mẹ Hằng mà ngồi từ trưa đến tối để vào mạng, đọc những dòng của các ông - các bác cựu binh viết về sự kiện tháng 2-1979 và tháng 3-1988. Đọc xong để viết những dòng này cho con và mẹ cùng những bạn bè của Ba đang ấm cúng bên vợ - người yêu - người tình bên nến hồng, rượu vang. Viết để nhớ một thời bao người đã đổ máu, góp xương cho mỗi tấc đất biên cương nơi xa hút. Sau này, con có đi Lạng Sơn sắm đồ Tàu, lên Trùng Khánh - Cao Bằng ăn hạt dẻ, ngắm thác Bản Giốc, lên Hà Giang tắm nước nóng Thanh Thủy, lên Lào Cai nghỉ ở Sa Pa, lên Lai Châu tắm thuốc người Dao, ngắm ruộng bậc thang, xem hoa Ban đầu xuân, ra Trường Sa câu cá chuồn đêm trăng... Con hãy nhẹ chân và vào nghĩa trang liệt sĩ thắp hương cho các ông , các bác, các chú đã nằm xuống trên những vùng đất yên thương mà họ đã bảo vệ, của TỔ QUỐC mình con nhé!..

(Hà Nội, 21 giờ ngày 14-2-2009) 
 
        


     


« Sửa lần cuối: 16 Tháng Hai, 2009, 12:25:27 am gửi bởi maithanhhai » Logged
hocvienanninh
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #165 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 10:29:43 pm »

Thực sự xúc động khi đọc bài của bác maithanhhai. Thế hệ chúng em sinh ra sau nhưng cũng biết đến sự kiện 17-2-1979 và 14-3-1988!
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #166 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2009, 10:35:12 pm »

maithanhhai bạn viết nữa đi ,thật đúng ,thật hay ,thật xúc động ,cảm ơn bạn./.
Logged
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #167 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2009, 08:24:56 am »

Chào các bác CCB trong mạng sau cả năm làm khách mải mê theo rõi từ những bài của bác TS1 ,bác Thọ cách song phi của bác Haanh,bác trần 479 bác quảng nôm.....chốt thanh thủy ,Em muốn được ngồi uống trà đàm chuyện cùng lớp đàn anh dù chỉ là trên mạng...vâng lớn lên trong chiến tranh thoát chết khỏi trận bom B52 đánh phá Hà nội ...những quả tên lửa SAM2 bất khiển rơi xuống khu vực nơi xơ tán và cả những quả tên lửa chống tên lửa không bay tới mục tiêu ..máu và nước mắt !7 người trong gia đình chỉ đựng vừa trong 1 chiếc tiểu sành.Giải phóng miền nam ! Hà nội đỏ tím sắc pháo hoa!!! cuộc điễu binh dầm rộ với triển lãm giảng võ đầy ắp chiến lợi phẩm A37,M113,F5 ,AR15 ....rồi cuộc sống dần trở lại bình thường tạp chí Liên xô và TQ vẫn gửi tới người đặt thậm trí cuốn cuối cùng là tháng 1/1979 Shocked hoàn toàn không có tin tức gì về 1 cuộc chiến đang đến gần...nhưng tên thực tế thì những thằng trẻ con cùng chơi gốc Tq dần ko thấy nữa > người ta nói chúng nó theo gia đình về TQ .Theo dõi trên Tv ( hồi đó nhà có 1 cái Tv SONY 16 inh màu nhưng THVN chưa phát màu ) thấy quay hình ảnh lộn xôn tại biên giới và 1 cái cáng khiêng dẫm máu  : anh Lê đình Chinh
sáng 17 /2 thấy mọi viêc thật khác thường :1 đoàn UH1A bay qua nhà từ hướng sân bay Bạch mai, trên đường tới trường gặp nhiều xe quân sự chạy qua đường Láng...Buổi tối xem trên Tv : Chiến tranh ! cặp mắt lo âu cua người lớn...Hà nội lặng đi
18 /2 buổi chiều : không khí tấp nập hẳn lên ! những đội tự vệ mau chóng được thành lập ghi tên nhưng cũng chỉ có vậy thôi
19/2 súng ống được chuyển tới k50 ,k44 ,trung liên FM ,trung liên có băng đạn đĩa lớn phía trên tất cả nằm trong những bao nilon bọc đầy mỡ bôi trơn...ko AK ;ko B40 và chẳng có viên đạn nào .Mọi người mau chóng nhận súng và lau chùi lên đạn loạch xoạch và bóp cái cạch !
20 / 2 những hộp bê tông pa nen được chuyển tới và người ta mau chóng biến chúng thành những hầm chống máy bay ...loáng thoáng trên nóc nhà cao những khẩu súng phủ vải bạt...và bài hát chống giặc TQ vang lên: tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới ,gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới,quân xâm lược bành trướng dã man đã dày xéo mảnh dất tiền phương ,lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp giải biên cương...
Người Hà nội chống trả quân Tq với đúng tính cách của mình : bình tĩnh tự tin ,cứ từ từ đi đâu mà thong thả...
Logged
maithanhhai
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #168 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2009, 01:54:58 pm »

Thân gửi các bác đã cho ý kiến và rất mong Amin cho tôi nói mấy dòng hơi lạc chủ đề:

Tôi post bài gửi con gái lên diễn đàn cũng chỉ vì muốn góp thêm 1 tiếng nói để nhớ đến 1 thời của đất nước. Cũng theo dõi các bài viết của các bác trên diễn đàn nhiều, đọc hết từ chiến trường K đến biên giới phía Bắc và cũng muốn viết 1 điều gì đó cùng các bác.
Theo quan điểm của tôi: Các bác tham gia vào diễn đàn này với tinh thần yêu nước, nhắc lại những kỷ niệm để không quên quá khứ và truyền lại tinh thần yêu nước này cho những người chưa cầm súng ra vùng chiến sự như các bác. Tôi không được như các bác nhưng cũng nếm trải một thời gian khó của đất nước bị cấm vận, lớn lên - đi làm tôi cũng đi đây đó, đến các vùng mà các bác đã chiến đấu và thấm thía những gì các bác đã trải qua. Chính vậy, tôi viết để nhớ chứ không có điều kiện để ôn lại như các bác. Mỗi người có 1 cách truyền đạt khác nhau, nhưng tựu trung lại là đúng với CHỦ ĐỀ CỦA DIỄN ĐÀN.
Nếu các bác cảm thấy không hợp thì tôi sẽ xóa đi bởi đây là bài trên Blog cá nhân của tôi.
Mong các bác thông cảm!

Riêng về chuyện giáo dục con cái. Mỗi gia đình có cách giáo dục riêng. Với tôi, gia đình tôi luôn tạo điều kiện để con tôi hiểu rằng: Để có ngày hôm nay, Ba mẹ - Ông bà của cháu đã phải rất vất vả để vượt qua, mới có ngày hôm nay. Riêng về tinh thần yêu nước, tôi không thể dạy cháu như sách vở nhà trường mà truyền thụ qua văn thơ, qua những tâm sự đơn giản của Ba mẹ - Ông bà.

Sau cùng, ý kiến của tôi là: Bài viết cũng là 1 cách thể hiện để nhớ lại ngày 17-2-1979, 14-3-1988 trên tâm trạng thật của tôi.

Có mấy lời thật lòng, mong được chia sẻ cùng các bác để các bác thông cảm và rất mong chúng ta không tranh luận thêm về chuyện này, đừng đi xa chủ đề, ảnh hưởng đến các bác khác.

Thân!

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2009, 06:14:21 pm gửi bởi maithanhhai » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #169 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2009, 03:46:43 pm »

hehe , bác conchaumavien mà vào đọc nhữg bài này chắc vỡ mật mà chết (do sợ hay tức thì không biết) Grin. Năm 88 bọn em thằng nào cũng xung phong đi TS ( hehe chả là đánh Pốt chán rồi ) mà không được đi thế là mất cơ hội day cho quân xâm lược một bài học Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM