Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:02:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong Quảng chào các bạn  (Đọc 256504 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #100 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 10:42:20 am »

Nhưng đúng là một số cuốn viết quá chung chung, sự kiện thường thiếu thời gian, không gian và có cả thiếu chính xác, đặc biệt là những cái " thần" nhất của sự kiện lại coi nhẹ. Đọc nhiều cuốn như chép trong "chiến lệ" toàn là hoành tráng cả làm sao mọi người hiểu được hết chiến tranh. Mình viết những dòng này cũng để minh họa thêm cho các sự kiện và nữa muốn mọi người hiểu người lính một cách rõ ràng nhất, đúng với tâm trạng họ khi đó chứ không bằng cách nhìn của hôm nay.
có cả thiếu chính xác...
Đọc nhiều cuốn như chép trong "chiến lệ" toàn là hoành tráng cả ...
Em nhất trí cao độ với bác điểm này.
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #101 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 10:48:26 am »

Mình rất thích bạn kể  vừa cụ thể,vừa tình cảm, đúng lính.Mà lại là lính xịn nữa chứ đọc thấy thật không" làm hàng".
 Mình còn cảm tình vì bạn còn là dân" Trỗi" nữa. Cả nhà mình,từ chồng đến  em trai em gái của mình đều là dân "Trỗi " đấy.Con gái mình cũng được các cô chú dân" Trỗi" chăm sóc giúp đỡ  .Mình theo dõi rất kỹ các bài của bạn   ,tiêp nhé.Rất cám ơn.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2009, 10:50:51 am gửi bởi hatuyenha » Logged
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #102 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 11:17:53 am »

Bác Phong Quảng à: E46 này hình như sau trận giải phóng Huế thì được bổ xung cho F325 thay cho E95B vào đánh Ban Mê Thuột thì phải. Không biết có phải chính E4 của bác đã tiêu diệt  và bắt tù binh cả lữ đoàn 147 TQLC tại cửa Thận An không ?
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #103 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 05:09:45 pm »

 
TB: Hôm qua tôi có đọc lướt hồi ký của viên trung úy TQLC thuộc c4,d4 lữ 147, lữ đoàn trực tiếp dụng độ với chúng tôi. Tôi biết có vài bạn đã đọc hồi ký này và tôi cũng sẽ lấy ra dẫn chứng của tôi để các bạn tự nhận xét về những điều anh ta nói. Không biết các bác quản trị có ủng hộ không???



Cái này chắc BQT sẽ xem xét, nhưng cá nhân cháu với tư cách là 1 thành viên bình thường rất ủng hộ. Cháu nghĩ việc so sánh, đối chiếu là cần thiết, cũng là 1 cách cung cấp cái nhìn toàn diện và thấu đáo hơn.
Đọc bài của bác, tưởng tượng ra hình ảnh 1 người dày dạn, điềm đạm. Đọc bài của bác, cứ như có người đang nhấm ngụm trà kể chuyện vậy, rất tin tưởng! Smiley
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #104 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 09:56:59 pm »

Cuốn Tháng Ba gãy súng có nhiều chi tiết thú vị.
Việc đối chiếu là bình thường. Với Mc. Namara còn đối chiếu được thì Cao Xuân Huy thì có chi, anh ơi.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #105 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 07:22:51 pm »

LÍNH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN
   Về những người lính TQLC, đúng họ là một trong những đơn vị hàng đầu của QLVNCH. Bởi rất nhiều lý do về trang bị ,về bảo đảm tiếp tế và các chế độ khác
….Và điều này cũng làm tôi thắc mắc là từ ngày Sư đoàn tôi ra Quảng Trị, chúng tôi vẫn có những chuyến bay riêng để tiếp tế, tải thương, tải xác... tại sao bây giờ chúng tôi lại phải tải xác qua hệ thống chuyển vận của căn cứ này?
   Là lực lượng dự bị chiến lược,  đương nhiên họ phải tham gia vào những trận đánh nóng bỏng nhất. Thường những trận đánh như thế  bao giờ cũng được sự chi viện tối đa của không quân, hải quân Mỹ. Tham gia nhiều trận đánh  cũng sẽ có nhiều trận bị đối phương tẩn cho nên cũng là những đơn vị từng trải trong QLVNCH. Từ trước tôi vẫn biết, với những người lính Sài Gòn họ có phần kính nể lính Dù, TQLC và bản thân lính TQLC cũng có sự kiêu hãnh với săc lính của mình ( hơi quá so với khả năng thực của mình), nhưng cái cách kiêu hãnh như kiểu Cao Xuân Huy còn quá cả những anh hùng màn bạc Holyut. Các bạn nào đã xem hồi ký này chắc cũng đồng ý với tôi rằng anh ta như một dạng người hùng thất thế, từ cái nhìn đó anh ta chê bai, coi thường tất cả, không chỉ đối phương (kẻ thắng trận) mà cả đồng đội, những người cùng chiến tuyến với mình. Làm như chỉ có anh ta và nhóm bợm nhậu của anh ta mới là những người dũng cảm nhất, từng trải lì lợm và thành thạo chiến đấu nhất.
      Năm 1974 khi chúng tôi chiến đấu ở Ô Lâu, đối diện với chúng tôi cũng là lính TQLC , nếu tôi nhớ không nhầm là tiểu đoàn 2 Trâu Điên. Trận đánh đó ( đã viết ở phần trên). Lần đó chúng tôi có 2 mũi xung kích, 1 mũi của k15, 1 mũi của k2 tổng cộng chừng 15 người. Khi anh em xông lên chiếm đỉnh đồi, ngoài số bị diệt còn bắt được 8 từ binh, số còn lại rất đông chạy như vịt xuống đồi. Chẳng thấy bóng dáng anh hùng đâu cả.
  ...Những người lính của tiểu đoàn 2 này không hổ danh với chính cái tên mà Việt Cộng đã đặt cho họ, tiểu đoàn Trâu Ðiên.
     Ối dào! Lính mình hơi đâu mà đặt tên cho họ, mà nếu buộc phải đặt , thì gọi là “ vịt đàn”, chứ Kình Ngư, Hắc Long, Mãnh Hổ  gì .. Còn những cái tên nghe dữ dằn thế cũng là cái cách tụi chiến tranh chính trị bơm tinh thần cho họ thôi. Điều này thì tôi không thấy ngạc nhiên vì đã từng được xem nhiều tấm ảnh thu được : Đầu mũ nồi xanh, áo rằn ri phanh ra, quần rằn ri nhiều túi, giày trận bó cao, hậu cảnh là những căn nhà đổ ở Quảng Trị hay lồng sau đó là một điểm cao chiến trận mờ khói súng.
    Xin lỗi! Thực sự tôi không có ý coi thường những người thợ, nông dân ,sinh viên và trí thức từng khoác áo lính trong chế độ Sài Gòn cũ. Tôi biết  ở đâu, ở đợn vị nào cũng có những người chân chất và thực sự gan góc. Tôi tôn trọng họ, chứ tuyệt nhiên không bao giờ tôn trong cái anh hùng bợm nhậu, và sự lưu manh đường phố theo dạng người hùng kiểu Cao Xuân Huy. TQLC cũng là một đơn vị có tổ chức tốt, bởi thế chiến đấu với họ cũng không hề dễ dàng. Cũng bởi thế tôi chưa tin những gì Cao Xuân Huy nói, dù anh ta nói có đôi chút sự thật nhưng chỉ là cái cớ để lồng hình ảnh cá nhân mình với vẻ dạng ngang tàn, chịu chơi xả láng, bất cần đời nhưng đầy nghĩa khí. Kiểu mẫu của iêng hùng VNCH.
     ...Tôi chỉ là một người lính, lính của một binh chủng chuyên môn đánh trận và chỉ nhận những người tình nguyện
      Riêng điều này, tôi thấy nó mâu thuẫn với những gì tôi gặp  trước đó là chuyện lá thư của chị gái  người lính chết trận ở 61  và những lúc tiếp xúc với 8 tù binh bị bắt, tôi chưa tin tất cả họ là lính tình nguyện.
VỀ TRẬN ĐỒI 51:
     Trả phép chậm, anh ta lý luận thật khiêm tốn
      ….Thiếu một thằng sĩ quan tại một đại đội lúc nào cũng có sẵn hai, ba thằng sĩ quan dự bị thì đâu có nhằm nhò gì, mợ đi lấy chồng thì chợ vẫn vui mà.
       Khi nghe về diễn biến trận đánh đã xẩy ra 10 ngày trước anh ta phán :
     …..Tôi cũng được biết đáng lẽ đại đội 4 tôi lên nằm đồi 51 theo đúng vòng luân phiên nhưng vì thiếu đại đội phó -là tôi- nên đại đội 3 đã lên thay. Như vậy, chuyến đi phép của tôi đã cứu tôi và cứu nửa đại đội của tôi, nhưng chuyến đi phép của tôi đã làm chết oan Sáng và nửa đại đội của Sáng. Ðồi 51 đã được đại đội 2 lấy lại sau đó một ngày, giải thoát được một tiểu đội còn bám lại và lấy lại toàn bộ vũ khí bị mất, chỉ thiếu có bộ phận máy nhắm của một khẩu súng cộng đồng, đồng thời tịch thu được khá nhiều vũ khí…
    …..Khi địch tràn ngập vị trí phòng thủ ở đỉnh đồi, Sáng đã xin pháo binh bắn thẳng vào đầu mình, không khóa, không mã, không ngụy, không ám danh đàm thoại gì hết trên hệ thống truyền tin, tiếng Sáng ngắn gọn sau một tiếng chửi thề: "Ðụ mẹ, nó đông quá, chụp lên đầu tao!" Pháo đã chụp lên đỉnh đồi và hai chiếc máy bay cũng nhắm thẳng đỉnh đồi mà dội.

     Rõ ràng vai trò của thiếu úy đại đội phó Huy  là rất quạn trọng trong cái c4 TQLC này, mới có thể thay đổi các quyết định trong chiến đấu của cấp chỉ huy. Cái tôi, cái bóng dáng của một “người hùng màn bạc’ đã rõ.
     Cái ngày 8/3 ấy, như tôi đã kể phần trên, không hề có môt chiếc máy bay nào hết, chúng tôi nổ súng vào tầm chiều cũng đã tính đến việc loại trừ khả năng hoạt động của không quân địch và tranh thủ đêm tối để làm hầm hào, giải quyết các vấn đề sau trận đánh. Lấy đâu ra máy bay mà dội vào thiếu úy Sáng.
     Theo Cao Xuân Huy, đồi 51 đã được c2 lấy lại sau một ngày ( tức 9/3), lại sai bét nhè luôn, chính ngày (9/3) cả tiểu đoàn 4 ( trong đó có c4 )mới bắt đầu tham gia phản kích cùng với 19 chiến xa nhằm tái chiếm 51. Cũng hôm ấy mới có A37 xuất hiện, trong đó có 4 trái nó ném vào khẩu đội tôi (như đã kể). Sang ngày 11/3 hầu hết lực lượng chúng tôi đã rút, chỉ để lại một nhóm nhỏ trên 51 cảnh giới nhằm giảm thương vong. Buổi chiều, khi địch lên, tổ cảnh giới lùi xuống sườn tây nam và tôi đã bắn cấp tập ( như đã kể, nhưng lúc ấy tôi chưa biết rõ tình huống đó, nên nghĩ  là mất chốt) .rồi ta lại lên, đến đêm mới rút hằn và gài lại mìn,  thế thì lấy đâu ra vũ khí mà thu.
     "Ðụ mẹ, nó đông quá, chụp lên đầu tao!" 
   Lấy đâu quân mà đông vậy, hai đại đội chúng tôi khi ấy chưa nổi một trăm người, chưa chác bằng một đại đội của họ.
   Cũng thông cảm cho anh ta vì khí đó còn đang ở Sài Gòn, 100% sự thật này chỉ là tưởng tượng . Bởi thế những phần sau đó tôi có quyền nghi ngờ những điều anh ta nói.

Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #106 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 07:58:35 pm »

"...Tôi chỉ là một người lính, lính của một binh chủng chuyên môn đánh trận và chỉ nhận những người tình nguyện..."
      Riêng điều này, tôi thấy nó mâu thuẫn với những gì tôi gặp  trước đó là chuyện lá thư của chị gái  người lính chết trận ở 61  và những lúc tiếp xúc với 8 tù binh bị bắt, tôi chưa tin tất cả họ là lính tình nguyện.
-----------

Đó, anh làm những cái "so sánh" nầy rất hay, cám ơn anh nhiều.

Về sự tình nguyện của TQLC là có thật. Theo chế độ quân dịch thì tất cà nam thanh niên đến 18 tuổi đều phải ra trình diện (nay gọi là đăng ký), nếu ai có lý do gì gì đó thì được miễn dịch hoặc hoãn địch. Số thanh niên chỉ ra trình diện đơn thuần thì khi vào quân trường sẽ được phân học theo các binh chủng theo "phân công". Riêng một số quân binh chủng đặc biệt thì chỉ nhận những người tình nguyện vào đúng quân binh củng đó (vd TQLC) chứ không "phân công".
Ví như cậu tôi, khi ông đi lính (đầu năm 1968), má con tôi còn ở bên K. Sau khi ông học tập cải tạo về, má tôi hỏi sao ông vào chi cái sắc lính dữ dằng đó? Ông cười và trả lời, chỉ có đi TQLC hay Dù mới được ở SG vì hậu cứ hai binh chủng nầy ở SG. Đi hành quân đâu thì đi, đánh ở đâu thì đánh, xong rồi lại được về SG.
Có một sự thật về "tình nguyện" là vậy. Họ đúng là buộc phải đi lính, nhưng họ "tình nguyện" vào TQLC.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #107 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 09:00:43 pm »

Cảm ơn a.TQNam, tôi đã hiểu
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #108 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2009, 12:12:30 am »

Cao Xuân Huy nói, dù anh ta nói có đôi chút sự thật nhưng chỉ là cái cớ để lồng hình ảnh cá nhân mình với vẻ dạng ngang tàn, chịu chơi xả láng, bất cần đời nhưng đầy nghĩa khí. Kiểu mẫu của iêng hùng VNCH.
----- 
Đó có lẽ là đặc trưng của cái gọi là iêng hùng,của các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa,mà chúng tôi thường gặp ở Hải Ngoại.Lắm khi nghe họ háo hức kể chuyện cũng muốn đưa cái hình ảnh thằng lính trận ở biên giới phía Bắc ra cho họ xem,để họ so sánh lắm,nhưng nghĩ lại chẳng xứng tầm để nói.
Có ai đang ở cái đất nước mà quần áo đang mặc,còn lành lặn cởi ra giặt sạch là ủi đàng hoàng cho vào bao ni lon để ủng hộ những nước nghèo và đi mua quần áo mới để mặc.lại đi nghe và tin ở đâu đó trên miền biên giới của Việt Nam,có những chiến binh quần áo tả tơi,chỗ nào cũng có thể hở ra,râu tóc dài như những người nguyên thủy,lại có khả năng chiến đấu với nhiều đội  quân hùng hậu đến từ nước láng giềng  và chịu đựng,vượt qua hàng loạt pháo bầy ụp xuống đầu và quần áo vẫn tả tơi như thế như không thể tả tơi hơn được nữa.Để tiếp tục đứng lên giáng trả vào quân thù.....người hùng thì quần áo,súng đạn cũng phải hùng như họ nghĩ .....ha.....ha..... Grin Grin Grin Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #109 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2009, 02:55:17 pm »

 XEM :" THÁNG BA GÃY SÚNG"
        Đọc tiếp các phần sau, Cao Xuân Huy nói về nội bộ của các sắc lính SG ở bắc sông Bồ khi đó ( 19/3 đến 26/3 ).
   Bắt đầu từ ngày 12/3  đến ngày 23/3 khu vực bắc sông Bồ không có trận đánh nào bằng bộ binh , chỉ có pháo binh hai bên bắn phá nhau và có thể có đụng độ lẻ của bộ đội địa phương Phong Điền với lính địa phương. Chiều ngày 23/3 thì d3/e4 chúng tôi đánh Lại Bằng vượt sông Bồ, bên địch là d5/lũ TQLC ( có thêm 1 trung đội của c4/d4 theo lời Cao Xuân Huy ) , sau liên đoàn 14 biệt động quân vào thế chân ở Lại Bằng để d5 TQLC rút về Thuận An . Cái đơn vị của do Cao Xuân Huy chỉ huy không hề nổ súng từ ngày đó mà về đến Thuận An đã chẳng còn đạn thì thật lạ.
   Theo mô tả của Cao Xuân Huy thì họ là thiện chiến, là “ ủi giỏi”. Tôi chưa biết các bạn trẻ đọc Cao Xuân Huy thấy cái đơn vị ấy nó thiện chiến ở chỗ nào ? Có khái niệm thế nào là một đơn vị thiện chiến.
   Tôi nói qua về những người lính của mình một chút :
   Hồi chống Pháp, có bài thơ của ai đó tôi không nhớ   :” …Ăn cháo ba ngày/ chạy mười chín cây…”, bộ đội ta đuổi Tây ở Tây Bắc. Rồi những trận đánh “bôn tập” phải hành quân xa mấy chục cây số, đến nơi là vào trận liền, tất nhiên là phải có đầy đủ vũ khí theo trang bị hồi đó.
   Đánh Mỹ cũng vậy, chỉ bằng đôi chân lính ta cơ động trong điều kiện ác liệt gấp bội mà từ xa hành quân đến vẫn làm nên những thắng lợi. Vậy một đơn vị gọi là thiện chiến nó không chỉ biết bóp cò, xông vào lửa đạn mà nó bao hàm rất nhiều yếu tố tưởng như bình thường nhiều khi nói đến chẳng ai quan tâm. Đó là có kỷ luật,  có khả năng cơ động bằng mọi cách ..v.v.
Xem cái đơn vị của Cao Xuân Huy :  Hành quân không có xe là kêu, từ An Lỗ về Thuận An có hơn hai chục km, không đụng ai mà đến nơi phải đi nhạt từng viên đạn nghe quá “hoàn cảnh”. Suốt ngày đụ má, đụ cha và nhậu_ "Ê Huy, nhậu mày."  Các sắc lính khác thì nhơn nhác, làm như chỉ có lữ đoàn anh ta là bình thản, can trường .. anh ta  biết thừa liên đoàn 14 biệt động đang đỡ đòn  thay cho đơn vị anh ta chạy, sư 1 vẫn còn nhiều đơn vị ở Hòn Vượn, ở Tây Huế vẫn đang chống lại các đơn vị khác e6,e271 và f324.
        Tuy nhiên tôi là thằng ích kỷ, chỉ biết đến đại đội mình nên tôi đã ngầm khuyến khích lính của tôi đi càng nhanh càng tốt, tôi đã rất lỏng lẻo trong việc kiểm soát lính, thậm chí tôi còn lờ đi khi thấy lính tách khỏi hàng đi vượt qua mặt tôi. Ðại đội tôi tan dần vào dòng người, cuối cùng chỉ còn tôi và vài người lính thân tín.
       Đến đoạn này thì chẳng có gì là lạ nữa, đến nơi đạn hết là phải, thế mà ở Cửa Thuận chỉ kiếm quanh quanh cũng được cả nón sắt đạn M79 để sống chết với Việt Cộng.
       Ngày 26 tháng Ba là ngày cả một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến bị khoảng một đại đội du kích Việt Cộng bắt sống.
Chuyện không bao giờ tin được đã xảy ra.
Hỏi trời, hỏi đất, hỏi lính, hỏi quan. Hỏi ai đây, trách nhiệm ai đây về chuyện ô nhục này của quân sử?

      Lạ nhỉ Huh . Tôi còn thấy lạ hơn nữa là những tù binh này lại “bất khuất “  như cái vị tướng Pháp ở Điện Biên Phủ ngày trước ấy, hàng nhưng nhất định không muốn treo cờ trắng, thực tế cờ trắng như cò ở cánh đồng Điện Biên. Đám lính của Huy kiên quyết không giơ tay hàng … Nói trắng ra, gặp chúng tôi ở đấy mà không giơ tay hàng và đù má, đù cha .. thì Cao Xuân Huy cũng chẳng còn sống đến giờ để nói bậy được. Ở chỗ tôi , hô một cái là răm rắp, chẳng phải hò hét gì, gần như tự giác.
     Theo Cao Xuân Huy , ở đấy xảy ra những việc như cướp giật, bắn giết tù binh diễn ra và cái sự ngô nghê của cán binh Việt Cộng trong việc sử lý tù binh. 
     Khi mọi người đã qua phá xong, chúng tôi bị dẫn đi dọc theo con đường đất quanh co hướng về phía quốc lộ 1.
Lúc nãy, ở bờ phía bên kia phá, chúng tôi được nếm mùi cướp bóc, thổ phỉ, và bây giờ trên con đường đất hai bên là ruộng, là lùm, là bụi này, chúng tôi được thưởng thức món giết người.
Ðoàn tù chúng tôi đi thất thểu trên đường, đoành một tiếng, một xác người ngã xuống bờ ruộng, đoành một tiếng, một xác người nữa ngã xuống bờ ruộng. Một người đi ngay bên cạnh tôi bị bắn vào đầu, máu và óc văng dính cả vào người tôi.
Trò bắn giết rất kỳ cục và khó hiểu. Những người bị bắn chết và những người không bị bắn -hay chưa bị bắn- đều không hiểu tại sao bọn Việt Cộng lại bắn người này mà không bắn người kia. Tại sao thằng Việt Cộng này không bắn người này mà bắn người nọ? Chúng tôi rất hoang mang nhưng lúc này không ai có phản ứng gì, mọi người vẫn cứ lầm lũi, thất thểu đi. Ðói, khát, mệt mỏi và luộm thuộm lếch thếch, chúng tôi đi, hoang mang không hiểu bao giờ đến lượt mình bị bắn.
Số người bị bắn mỗi lúc dĩ nhiên mỗi nhiều hơn. Tất cả lon lá đã được gỡ ra từ sáng, khi chúng tôi mới nhận được quần áo mang từ bờ biển vào. Râu ria trên mặt biểu hiệu cho chức cấp hiểu theo nghĩa Việt Cộng cũng không phải, vì nhiều người để râu, trong đó có cả tôi, không hay chưa bị bắn, nhiều người râu ria nhẵn nhụi đã bị bắn.
Mãi về sau, khi nghe được bọn Việt Cộng cầm súng đi tìm người để bắn nói chuyện với nhau chúng tôi mới vỡ lẽ ra. Những tên Việt Cộng nào đã từng bị tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến nào đánh cho xất bất xang bang lúc trước, lúc này cứ đi tìm huy hiệu và bảng tên của tiểu đoàn đó mà bắn.
Người mặc áo có gắn phù hiệu của tiểu đoàn 5 không bị thằng Việt Cộng này bắn nhưng bị thằng Việt Cộng khác bắn. Người mặc áo có gắn phù hiệu tiểu đoàn 3 bị bắn bởi thằng Việt Cộng không bắn người mặc áo của tiểu đoàn 4.
Chúng tôi lột hết bảng tên và phù hiệu tiểu đoàn.
Cuộc bắn giết thưa dần rồi chấm dứt.

      E4 ở bắc sông Hương, bộ binh đi trước người ít, họ có mục tiêu phải chiếm lĩnh, thấy lính cứ đưa hai tay trên cổ chạy ngược là cho qua, chỉ bắn những ai ngăn cản đường tiến quân của họ ( thực tế chẳng có ai ngăn). Hơi đâu mà nghĩ đến chuyện vặt,  tìm d nọ, d kia của TQLC để trả thù, tội nhiệp thế! Cứ tưởng mình ghê gớm lắm. Chúng tôi còn nhiều việc khác cần phải làm, các đơn vị lớn khác còn lo đánh Đà Nẵng nữa…
      Đúng là trong sử lý tù binh có nhiều cái “ngô nghê” đấy, ví dụ có người gọi họ là đồng chí hay gặp tiếng địa phương lạ hoặc một số các đồ sinh hoạt lạ mắt họ gọi không đúng... Cũng bời nhiều người từ nông dân, cầm súng sang làm chính sách mà chưa có chuẩn bị, học hành gì, thì cũng là bình thường. Nhưng cái chuyện chất vấn, lý sự này nọ mà Cao Xuân Huy nói thì chắc là khi ngồi bên Cali anh ta mới nghĩ ra thôi.
      Lính nào có quê ở Thừa Thiên thì cho về mà trình diện địa phương, sau hãy hay. Ai biết lái xe thì tuyển để lo hậu cần, chở anh em lên rừng mang pháo về. Không có tiền thì trả bằng gạo ( lấy trong kho thu được) hàng tháng đem về nuôi gia đình. Đóng quân ở nhà dân , hầu như nhà nào chẳng có người đi lính , lính ta lại đi gặt lúa giúp chủ nhà (là lính đối phương)  chuyện bình thường. Khi chủ nhà bị triệu đi học tập, anh ta cũng lo lo thì chúng tôi bảo chẳng sao đâu, độ hai tuần anh về thôi, lính mà! Thường chỉ hai tuần là họ lại về nhà, có một số lính công binh bị tuyển dụng đi gỡ mình ( những vị này thiệt thòi hơn chút vì chẳng có chế độ gì)

      Cao Xuân Huy có miêu tả một số cảnh rối loạn ,ô hợp và hoảng loạn của lính SG khi đó và một số điều, đúng! Nhưng do ám ảnh cái yêng hùng trận mạc, cái cá nhân lên trên, nên không thể nào phản ánh đúng bản chất sự việc.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM