Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:23:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời " bộ đội "  (Đọc 149228 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #450 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 04:37:23 pm »

   Báo cáo với các bác em đã hoàn thành xong bản thảo Đời " bộ đội " phần 5. Xin trích một số đoạn lên đây cho các bác coi thử. Phần 5 này dài tương tương với bốn phần kia. Khi nào em in sách các bác mua ủng hộ em nhé, tất nhiên là nếu thấy hay !  Grin


   Bản Khuổi vẫn như chưa tỉnh dậy sau một đêm dài...

   Ánh nắng le lói từ sau dãy núi Phiềng Mai chiếu xuống qua làn mây dày đặc bao phủ xung quanh bản thành vài tia le lói. Cảnh vật vẫn im lìm . Dòng suối Cuôn cũng  im lặng chảy rì rầm, không giống như mùa hạ, có lúc hung dữ dâng cao quét sạch những gì mà trên đường đi nó gặp...

   - Tới rồi !  dừng thử ở đây đi !

   Khả "méo" nói xong tụt ba lô xuống. Hai người kia cũng lặng lẽ đặt đồ đạc xuống đất, tháo dỡ dụng cụ ra.

   Ba người hì hục đào, được một lúc nóng quá Cường " Cọp " cởi phắt chiếc áo ra, để lộ một thân mình lực lưỡng, chắc nịch như cục sắt nguội, trên ngực hắn có xăm hình con hổ chạy vắt dài từ trái qua phải, nó cử động như đang vờn vờn khi các thớ thịt chuyển động. Khả " méo " cười nhếch mép khi thấy tay lính mới Trường " tám hoánh " thở phì phò, lúc nào điệu cười của gã cũng thế, do một vết sẹo từ thái dương kéo xuống tận mép phải, dấu tích của một nhát chém chí mạng : " Mệt hả chú em ! mày còn phải rèn luyện nhiều, làm nghề này cực lắm ! không nhẹ nhàng như trò hai ngón của chú mày đâu ! "

   Đào được một lúc, tới lớp đất sét màu vàng vàng, họ xúc một ít thả vào túi nilon rồi mang ra suối Cuôn...

   ---------

   ...Tôi tỉnh dậy trong cơn đau đầu dữ dội, đây là đâu nhỉ ? à, nhớ ra rồi ! Mình đang nằm trong nhà con mẹ Thìn " bánh tráng ". Tối qua vừa có trận giao đãi rượu nảy lửa giữa hai tàu vàng với nhau. Uống nhiều quá, gục lúc nào không biết !

   Trong căn nhà sàn ọp ẹp vẫn tối mờ mờ, chắc mới khoảng ba bốn giờ sáng. Cái bếp lửa đã tắt, chỉ còn lại một nhúm than hồng hồng, bạc bạc. Ngoài kia tiếng gió lùa qua các tán cây và vào cái liếp nghe rin rít. Lạnh quá ! chúng nó cho mình nằm tênh hênh thế này, chảng có chiếc chăn nào đắp, may tỉnh không cứ nằm như này khéo cảm chết mẹ lúc nào không biết !

   Đột nhiên trong góc nhà có tiếng rúc rích, rồi một tràng cười sặc vang lên, nghe qua đoán ngay là tiếng cười của thằng đang phê rượu, chưa tỉnh hẳn, chắc đang đú đởn với cô gái  nào đó. Đây là nơi mệnh danh " thiên đường của xó núi " mà . Mấy ông " bộ đội " cứ có tiền lại lao vào đây, ngập ngụa trong các món ăn và dòng thác rượu chảy ra từ dãy chum sành, ngập ngụa trong vòng tay mấy cô ca ve miền xuôi giả trang sơn nữ...

   Có tiếng chân bước nhè nhẹ tới, một mùi nước hoa thoang thoảng cuốn theo, bay vào tận đầu cánh mũi. Bóng một người con gái với chiếc áo có đường chỉ thêu đặc trưng ở ngực của người Thái hiện ra :

   - Tỉnh dậy rồi hả anh ? - một giọng cũng tương đối nhè nhẹ cất lên. Tiếp theo một cái khăn ướt úp ngay vào mặt tôi. Hơi rượu bay hết hẳn khi rùng mình vì cái lạnh từ chiếc khăn truyền sang.

   Anh khỏe chưa ? em được các anh giao cho chăm sóc anh tối nay, khiếp uống nhiều rượu thế, ngủ lăn lóc, em lay mãi chả biết gì ! - rồi đột ngột cô ta ngồi xuống cạnh tôi : Mình " đi " anh nhé !

   -------

   ...Mọi người giật mình khi nghe tiếng thét như lạc giọng của Cường " hổ " :

   - Bọn thổ phỉ , chặt dây mau !

   Từ trên sườn đồi, một nhóm người, trông thái độ cực kỳ hung dữ đang lao xuống, trên tay chúng những con dao quắm đang hơ lên lấp loáng, có vài tiếng nổ đọp đọp của súng kíp tự chế . Tiếng gào thét man dại vang lên rùng rợn...

   Kiên vội nhảy xuống, cầm con dao bập đứt luôn dây thừng neo tàu ở gốc cây. Tiếng máy nổ gầm lên, con tàu láng ra một tý rồi như bị giật lại thì ra còn một sợi sắt phi sáu nữa đang gìm nó vào gốc cây khác bên kia suối. Do tính cẩn thận, sợ lũ lên bất ngờ sợi dây thừng không chịu nổi, người nào đó quàng thêm đoạn dây sắt này cho yên tâm, nào ngờ sự cẩn trọng bây giờ đang hại họ. Không kịp lội sang nữa, Khải cầm kìm cộng lực nhảy xuống, đang kê vào bấm thì đúng lúc đó con tàu lại giật một cái, khiến chiếc dây căng lên, làm văng chiếc kìm ra khỏi tay Khải, rơi xuống suối.

   Tiếng la hét và lũ người kia ngày càng gần hơn, bắt đầu có vài thứ rơi rào rào lên mái thuyền, không rõ đạn ria súng kíp hay đất đá.

   Tất cả bắt đầu hoảng loạn. Mai Lan, cô ca ve đi nấu cơm theo rú lên từng chặp. Cường " hổ" quát : Im mẹ mày mồm đi ! Nhảy xuống, men theo bìa suối tìm chỗ nấp, đừng để rơi vào tay bọn nó thì không còn đến cái quần lót đâu con ạ! - Rồi gã vớ con dao, mở thùng lấy mấy thỏi mìn đã nhồi kíp sẵn, lao lên bờ, vừa làm vừa nói : Mọi người cũng đi hết đi, cố gắng chạy nhanh ra tàu ngoài kia báo cho họ vào ứng cứu. Để tôi ở lại chặn bọn này cho !

   ....

   Dòng suối Cuôn hôm nay chảy sùng sục, màu nước đang vàng vàng chợt như pha thêm chút sắc đỏ. Con suối hiền hòa chảy từ Lào sang như chợt tỉnh giấc khi chứng kiến một trận chiến dữ dội của những con người đang khai thác thứ kim loại óng ánh trong mình nó...
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2014, 07:17:10 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #451 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 05:16:04 pm »

Hay lắm, post tiep đi
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #452 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 05:25:52 pm »

Hay lắm, post tiep đi

   Cám ơn bác China luôn theo dõi, động viên, Tập này em còn sửa nhiều, với lại nó có nhiều tình tiết gọi là " phản cảm " với những CCB già, may là các nhà văn xịn cùng NXB lại không nghĩ thế !  Grin. Mấy phần trước em cũng đang sửa lại , thêm vào cho đúng nguyên bản, " khủng " như thật luôn !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
doan duy hien
Thành viên
*
Bài viết: 114


Đoàn Duy Hiển


« Trả lời #453 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2015, 05:58:40 am »

Đời BỘ ĐỘI.!

Bộ đội giàu lắm ai ơi,
Ba lô chứa gọn , cả trời tự do.
Hai cóc tuy chằng là to,
Thế mà đựng được , tỷ kho hòa bình.
Dép cao su nhỏ bé xinh,
Bước theo năm, tháng in hình non sông.
Bé tẹo như chiếc bình tông,
Bên trong chứa, cả biển đông nước đầy.
Khẩu AK bé và gầy,
Là những cột mốc, dựng đầy biên cương..
*Trái tim nhỏ bé thân thương ,
Rực hồng tỏa sáng,,ánh dương hạ về.
cuộc đời bộ đội giàu ghê,
Gia tài là cả , miền quê.... nước mình...!!
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2015, 01:19:02 pm gửi bởi doan duy hien » Logged

.                                  Đoàn Duy Hiển
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #454 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2015, 08:50:22 am »

ĐỜI CỬU VẠN - Phần 5 ( Trích )

….Tôi nhảy xuống khỏi chiếc xe khách, giơ tay chào anh chàng lơ xe vui tính, vừa giúp bê đống đồ đạc cạnh vệ đường.

Một cơn gió nóng hầm hập thổi tới đón chào. Cái xứ này thời tiết tệ thật, dù đã cuối thu, tiết trời mát mẻ, nhưng khắp miền Bắc, chỉ có nơi đây, vẫn thi thoảng hứng vài cơn gió Lào, từ bên kia biên giới thổi sang. Nhìn quanh, thấy mình đứng gần một cái ngã ba, có lẽ đây là một cái chợ cóc, lèo tèo vài hàng quán, lưa thưa mấy người trang phục dân tộc Thái đang lúi húi mua bán. Không có ai ra vẻ đang đợi mình. Móc chiếc điện thoại ra, vạch sóng không có chút nào.

Thôi kệ, cứ đứng chờ đã, tôi rút thuốc lá ra châm.

- Này, cho hỏi, chú đang định đi vào trong bản Khuổi…?.- Giật mình quay lại, một người đàn ông, khuôn mặt hơi khắc khổ, bụi bặm, vừa đỗ xịch chiếc xe máy Tàu ngay cạnh. Đặc trưng của một người hành nghề xe ôm nếu nhìn thoáng qua.

- Đúng rồi, em là…Anh Hùng phải không? Em vừa chỗ anh Minh sang! – Tôi không rào đón.

- “ Em ngửi thấy mùi bờ bãi”, tôi nói luôn khi thấy ánh mắt anh còn muốn hỏi, và liếc xuống bàn chân anh, có những ngón đang lở loét dần vì nước ăn, trong đôi dép cao su đúc.

- “Giỏi”, anh ta buông một lời khen vô nghĩa, trong hoàn cảnh này. Đón tôi chả là anh thì là ai. “ Anh cũng ngửi thấy, hình như chú từng là lính”. Một câu nhận xét nữa không liên quan, tôi ậm ừ, có thể sếp tôi đã nói trước, chứ làm sao anh biết, mùi lính của tôi đã bay sạch cách đây lâu rồi. “ Vì anh thấy cách chú xốc ba lô.”, anh ta hóm hỉnh nháy mắt , sau khi chằng buộc đồ đạc lên xe.

--------------------------------------------------------

Hai chúng tôi, ngồi đung đưa trong chiếc tàu vàng, neo trên dòng con suối Cuôn.

…Chai rượu đã cạn dần đến đáy, Hùng định đứng dậy “ Anh lấy nữa nhé ! “ , tôi giơ tay ngăn lại. Giọng Hùng cũng đã hơi nhừa nhựa : “ Đợt này người ta gửi chú sang, anh mừng lắm, mỗi một mình thui thủi, đã hai tháng nay. Chú sẽ vất vả với công việc này đấy! Nếu sợ, không ở đây lâu được đâu.”.

“ Chả có gì mà phải sợ cả, em từng làm cửu vạn mãi rồi..” Tôi đùa, và nhổm dậy bê cái mâm còn toàn xương cá đi. Tiện xuống suối vốc nước rửa mặt.

Nước suối mát thật, con suối rộng lớn, chảy quanh co không biết từ đâu, nghe nói nó vẫn bắt nguồn từ Việt Nam, xong lại bắt sang Lào, qua một số bản làng, nương rẫy lại chảy vào đất Việt. Nơi tôi đang đứng, nằm giáp ranh giữa hai quốc gia, và dưới chân, đáy con suối, có trữ lượng kim loại quý có cái màu vàng lấp lánh cũng thuộc loại kha khá, nhiệm vụ của tôi, sang đây tiếp tục công việc đào đãi, tuy không dễ moi được nó lên.

Công ty nơi tôi đang làm, hiện lâm vào tình trạng khủng khoảng, suốt từ đầu năm, để cứu vãn tình hình, giám đốc quyết định sang, hùn vốn với một người bạn bên này, để khai thác vàng, nơi miền thượng du. Cũng có thể, đấy chỉ là một lý do bao biện cho mục đích khác của ông, nhưng, cũng giúp cho công nhân, đắp đổi chút qua ngày, giữ họ lại để khỏi tuột mất khỏi tay đội ngũ có tay nghề sản xuất mất công đào tạo bao năm nay, khi các công ty khác đang lăm le lôi kéo, tuyển dụng họ sang.

Chiếc tàu vàng mi ni này, đóng cách đây nửa năm, công việc đang suôn sẻ, thuận lợi thì sự cố xảy ra, những người thợ quen vận hành máy móc công xưởng, sang làm việc trên cỗ máy đào đãi, mặt cắt không còn hột máu, bỏ về hết. Người phụ trách cũng bỏ đi, hiện tại nó bỏ không, còn mỗi Hùng, một cựu lính trận thất nghiệp, nợ nần dưới quê nhà chồng chất, không còn đường đi đâu nữa, trụ lại với chiếc tàu, nơi rừng núi âm u này. Tôi nhất trí với đề xuất của lãnh đạo, nếu khai thác được thì sẽ hưởng tỷ lệ phần trăm, trên cương vị người phụ trách mới, chịu trách nhiệm tuyển người và tiếp tục vận hành công việc đang dang dở.

Tất nhiên, tôi phải giấu gia đình, chỉ là một việc đi biệt phái ngoài tỉnh. Ký ức về chuyện bãi vàng những năm đầu thập kỷ 90, với họ vẫn còn hằn rõ nét, dù đây đã là gần cuối thập kỷ 2000.

“Nhưng tôi không ngờ, nơi tôi đến, nó vẫn sẽ lặp lại, giống những gì tôi đã trải qua hai mươi năm trước. Tôi phải đối mặt với nhiều thử thách khác.

Cường “ Cọp”, Khải “ méo”, Trường “ hai ngón”, Mai Lan “ cave”…là những con người trong truyện, những con mưa rừng, lũ quét, những trận đánh nhau đẫm máu bên đất bạn, những mối tình tuyệt đẹp vội vã với các cô gái Thái - Mèo trong cơn say, dưới đêm trăng lung linh huyền ảo của dòng suối Cuôn, cái chết tức tưởi cũng vì tình trong cơn điên loạn...v..v.. trong cuộc mưu sinh lần này. Nó sẽ không khác mấy lần trước. Con người ở đâu cũng vậy, khi sa vào cái thế chẳng dừng, bắt buộc vì miếng cơm manh áo, thì không có chủ nghĩa anh hùng hay cách mạng gì ráo. Bản ngã vô hình được phơi ra, tất cả chỉ vì một thứ đang nằm dưới đáy con suối và trong lòng những quả đồi trên kia.

Câu chuyện của tôi, sẽ không như một áng văn chương, không có câu từ lả lướt, không ý tứ sâu xa, các nhân vật của tôi cũng không ăn nói hay ho gì lắm. Và chắc chắn, nó không hay như tiểu thuyết của các nhà văn. Tôi chỉ cố gắng, tái hiện lại một chút cuộc sống, ở một miền Tây Bắc nào đó. Câu chuyện Vàng và Máu. Thế thôi.”

- “ Khuya rồi, ngủ thôi, mai còn nhiều việc đấy”. Hùng nhắc, mải suy nghĩ, tôi không để ý, đêm đã rất khuya.

Đêm đầu tiên, giấc ngủ dập rình, trong tiếng róc rách của dòng nước chảy luồn qua hai thân tàu. Tôi có cảm giác, mình đang ở nơi rất lạ mà cũng rất quen....


Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM