Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:22:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tản mạn những chuyến đi !  (Đọc 221581 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #40 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2008, 01:19:56 pm »

haanh: nhờ vậy mà thấy được chia sẻ?

lethaitho: không có. Dân tộc ta tuy bị ảnh hưởng của Khổng giáo nhưng trong dân gian vẫn kính cẩn với chị em. Bởi vậy Tố Như tiên sinh mới có lần cám cảnh mà đề thơ rằng "Đau đớn thay phận đàn ông!"

Dạ, thôi các bác, hơi xa đề, coi chửng lên cột điện.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2008, 01:22:52 pm gửi bởi TQNam » Logged
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #41 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2008, 02:14:38 pm »

haanh: nhờ vậy mà thấy được chia sẻ?

lethaitho: không có. Dân tộc ta tuy bị ảnh hưởng của Khổng giáo nhưng trong dân gian vẫn kính cẩn với chị em. Bởi vậy Tố Như tiên sinh mới có lần cám cảnh mà đề thơ rằng "Đau đớn thay phận đàn ông!"

Dạ, thôi các bác, hơi xa đề, coi chửng lên cột điện.

He he đây là quán nước mà, các bác cứ buôn đê cho nó xôm, em cũng thấy có không khí mà máu viết  Grin
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #42 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2008, 02:15:34 pm »

“Tình nghĩa Việt – Lào”
 
9h sáng thằng K đã đến đập cửa ầm ầm, anh em lục tục dậy chuẩn bị quần áo “ăn Tết”.  Thằng K đưa cho mỗi người một cái túi nylon dầy và nhỏ có khoá kéo phía trên “Các anh cất điện thoại và các thứ dễ ướt vào đây rồi ta đi”. Xuống đến sảnh khách sạn đã thấy ông chủ khách sạn và cô lễ tân ướt lướt thướt, cổ đeo lủng lẳng túi nylon đựng điện thoại đứng đấy tươi cười chắp tay “Sabai dee Pimai!”. Vào trong xe, thằng K nhắc mọi người đóng kín cửa kính và chốt khoá cửa lại rồi xe mới bắt đầu lăn bánh.
Thành phố Xa vẳn dường như đã lột xác, cái dáng vẻ lờ dờ tĩnh lặng ngày hôm qua đã biến mất, thay vào đấy là sự sôi động náo nhiệt. Các cửa hàng vẫn bán hàng nhưng giờ đây phía trước cửa đã xuất hiện thêm bộ loa thùng lớn phát nhạc ầm ỹ, nhiều nhà không phải cửa hàng cũng mang bộ âm thanh đặt ra vỉa hè. Trẻ con túm năm tụm ba cạnh những thùng nước cỡ vài trăm lít hoặc những cái chậu to có hẳn 1 cái vòi tiếp nước liên tục. Mỗi khi có người đi qua, lập tức những gáo nước, súng phun, ống thụt thì nhau phun, xịt cười nói phớ lớ. Nhiều đứa vốc những vốc phấn bột, bột màu ném thêm vào người đi đường khiến cho “nạn nhân” nhìn loang lổ như mấy anh thợ sơn. Hai thiếu nữ đèo nhau bằng xe máy chạy phía trước chúng tôi vừa lượn xe tránh được mấy gáo nước, đang cười rũ rượi đột nhiên bị một người mặc đồng phục cầm tấm biển lớn có chân dài cỡ 2m bước ra thổi còi ra hiệu dừng lại. Thằng K. nói dòng chữ trên tấm biển là “Nơi dừng xe”, thường dùng để ngăn chặn giao thông khi có nhóm trẻ em sang đường. 2 cô gái vừa dừng xe trước tấm biển, người mặc đồng phục mỉm cười nói cám ơn “Sabai dee Pimai”, 2 cô gái chưa kịp đáp lễ thì anh ta ngoắc tay, lập tức một đám trẻ con nấp đằng sau cái xe 16 chỗ đậu bên đường xông ào ra, đứa dội nước, đứa trát phấn, vừa làm vừa hô to những câu chúc phúc... Hai cô gái kêu la inh ỏi nhưng vẫn cười như nắc nẻ, thậm chí còn móc bột ở trong cái túi treo trước xe bôi lại, cứ thế náo động hết cả một góc đường. Trên các đường phố khác, bọn trẻ con và thanh niên còn tập hợp nhau thành một toán phân công nấp hết sau những góc tường, chỉ để khoảng 2 -3 cô gái mặc quần đùi vén cao sát bẹn, áo pull cũng được vén cao như kiểu mặc bikini, đứng lên 1 chiếc bàn kê sát vỉa hè và uốn éo thân hình theo điệu nhạc mời gọi. Ai tỉnh táo thì lướt qua thật nhanh, ai mắc mưu giảm tốc độ để ngắm thì lập tức cả lũ xông ra tưới nước, phun bột... Một anh chàng người nước ngoài dừng xe bên kia đường để chụp ảnh lập tức cả bọn xông đến, anh chàng hốt hoảng xua xua tay chỉ cái máy ảnh ra hiệu. Đám trẻ con cũng gật gù rồi ra hiệu lại cho anh ta giơ cao máy ảnh lên, sau đấy chúng từ từ dội từng gáo nước từ cổ anh chàng trở xuống. Tôi quay sang K cảm thán “Ở Việt Nam mà thế này dễ bọn trẻ con pha nước mắm hoặc nước cống tưới người ta lắm!”. Thằng K đáp luôn “Ngày xưa bọn trẻ con cũng nghịch pha linh tinh vào nước như thế, nhiều người phàn nàn nên chính quyền tuyên bố cấm, đứa nào làm vậy sẽ bị công an bắt giam, nên chúng nó cũng sợ không dám nghịch dại!”. Sau mấy đoạn đường ướt nhẹp thì chúng tôi đến Sở X là nơi chúng tôi sẽ dự liên hoan đón Tết với 1 cơ quan của nhà nước nhưng với tư cách khách mời của cá nhân...con trai GĐ. Xuống xe chúng tôi mới nhận thấy chiếc xe của mình cả quãng đường vừa rồi cũng phải chịu nhiều cuộc tấn công bằng nước, bột màu khiến nó trở thành ngũ sắc như mũ của mấy anh hề.
Bên cạnh cổng Sở đang có mấy vị hoà thượng lục tục bước lên một chiếc xe 16 chỗ ngồi, đằng sau là 1 chiếc xe tải loại 1 tấn đang được các thanh niên chất lên đấy từng mâm từng thùng giống như đồ tế lễ, có cả bia, nước ngọt, lợn quay... Thằng K giải thích rằng cứ ngày đầu năm mới, các cơ quan sẽ mời sư đến làm lễ cầu may mắn cho cơ quan trong năm mới, trong buổi lễ này tất cả các thành viên trong cơ quan đều phải tham dự (kéo dài chừng 3 tiếng đồng hồ). Sau khi buổi lễ kết thúc, người ta sẽ biếu các sư một phần lễ vừa để các sư dùng tại chùa, vừa để sư cứu tế cho những người gặp khó khăn hoặc nhỡ độ đường.
Toàn bộ khoảng sân rộng của công ty giờ đã được dựng lên mấy dãy khung thép phủ bạt đỏ rực với 1 sân khấu nhỏ. Phía dưới sân có 2 dãy bàn dài chất đầy những khay đĩa theo kiểu “búp – phê”, đựng đồ ăn phương Tây theo phong cách Lào. Từ thịt nguội, ba-tê, salát cho đến thịt khô cá khô. Bên cạnh là hai đống than đỏ rực đang quay 1 con bê + 1 con dê, cạnh mỗi con là một chậu “nậm pịa” riêng làm nước chấm, mùi thịt quay tươi bốc lên thơm phức làm cái dạ dày thôi thúc nhắc chúng tôi về bữa sáng đã bị lãng quên. Mọi người đã lục tục kéo đến tụ tập (tất cả khoảng 50 người). Hình như việc chúng tôi đến đây đã được thông báo trước nên mọi người không cảm thấy ngạc nhiên vì mấy gương mặt lạ hoắc, ai đi qua cũng chắp tay cười chào. Một lát sau ông GĐ Sở xuất hiện, bệ vệ trong cái áo sơ mi chim cò sặc sỡ (những ngày Tết ở Lào 10 người thì đến 8 người mặc áo chim cò hoa lá). Cả 2 bên cánh tay được buộc kín những sợi chỉ chúc phúc, phủ trùm từ cổ tay đến khuỷu tay. Thằng K giải thích sau khi các sư làm lễ chúc phúc và buộc chỉ cổ tay cho tất cả mọi người xong, thì đến lượt các nhân viên đến chúc Tết và buộc chỉ cổ tay cho lãnh đạo, chả trách cánh tay ông GĐ kín bưng bởi mấy chục sợi chỉ Tết như thế. Một anh bạn tôi cắc cớ buột mồm “Giá mà mỗi sợi thế kia được buộc kèm tờ trăm đô thì cũng tốt tiền đấy nhỉ!” Thằng K chỉ cười và dẫn chúng tôi tiến đến 1 cái bàn nơi có một cặp nam nữ đang ngồi, cô gái khá xinh còn chàng trai thì hơi gầy một tí. Thằng K mà không giới thiệu thì chả ai dám tin anh chàng gầy gò đấy là anh trai của nó (thằng K cao 1m68 nặng hơn 90kg). Chúng tôi tay bắt mặt mừng hỏi han nhau ríu rít bằng tất cả các thứ ngôn ngữ và hy vọng bên kia có thể hiểu được, cuối cùng vẫn cần đến thằng K phiên dịch.
Tiếng vỗ tay chợt vang lên, chúng tôi nhìn ngước lên sân khấu hiện đã có 2 người, ông GD và 1 người đàn ông nữa, thằng K nói đấy là 1 lãnh đạo đầu tỉnh. Ông GĐ bắt đầu phát biểu, không hiểu nhưng tôi cũng đoán đại loại “Năm qua chúng ta đã...Năm nay chúng ta sẽ...” “Chúc anh chị em...”... Đột nhiên ông chuyển qua nói bằng tiếng Việt...         
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2008, 01:52:29 pm »

“Xin giới thiệu hôm nay có 4 đồng chí từ Việt Nam sang cùng đón Tết với chúng ta. Xin cám ơn và chúc các đồng chí cùng gia đình một năm mới vui vẻ, hạnh phúc!” Già nửa số người tại trường có vẻ hiểu tiếng Việt đều quay sang phía chúng tôi, những người khác sau khi nghe dịch cũng quay về phía chúng tôi tươi cười vỗ tay. Bốn anh em vội vã đứng dậy chắp tay...vái tạ xung quanh Grin. Bài phát biểu kết thúc, một cô gái xinh tươi trong bộ váy truyền thống bê ra một cái âu bằng bạc đựng đầy nước thơm, trên mặt nổi thấp thoáng mấy cánh hoa hồng. Một cành hoa hồng được cắm sẵn trong âu nước. Bước lên sân khấu, cô gái cúi chào 2 vị lãnh đạo, sau đấy dùng cành hoa vừa rắc nước vào gáy 2 vị vừa nói những lời chúc phúc. Rồi đến lượt ông GĐ múc một ca nước nhỏ tưới vào vị lãnh đạo, vỗ vỗ cho nước...thấm vào quần áo và vị lãnh đạo cũng làm ngược lại.  Sau đó 2 ông bước xuống sân đi rắc nước cho mọi người, khi đến bàn chúng tôi họ bắt tay rất chặt và cả hai nói bằng tiếng Việt “Cám ơn các đồng chí, chúc các đồng chí ăn Tết Lào vui vẻ!”(vị lãnh đạo kia cũng từng công tác ngoại giao tại VN). Mọi người cũng bắt đầu đi tưới nước vào nhau bằng những ca nước thơm. Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả đám hội. Sau đó người ta tiến đến các bàn đồ ăn. Bàn của chúng tôi nhanh chóng phủ đầy các đĩa đựng đồ ăn đủ loại. Mọi người thi nhau mỗi người lấy một món vào đĩa mang đến tận bàn mời khách phương xa làm chúng tôi vái lia lịa không kịp thở. Nhiều người nói bập bẹ bằng tiếng Việt “Chúc mừng năm mới!”. Đột nhiên vòng người giãn ra nhường chỗ cho 6 cô gái trẻ nhất bước ra đứng giữa sân (thằng K thì thào “đây là nhóm tiếp khách”), khi tiếng nhạc nổi lên 2 cô tiến về phía 2 vị lãnh đạo chắp tay cúi chào, 4 cô còn lại đi thẳng đến bàn chúng tôi chắp tay chào miệng cười tươi như hoa! “Mời..anh...ra.. lăm vông!” một cô lúng búng. Hoá ra các cô này có nhiệm vụ mời khách quý ra lăm vông, sau khi khách đã ra sàn thì những người còn lại mới ra nhảy. Vốn không có thói quen từ chối phụ nữ và rất có năng khiếu “hái chè bắt bướm” tôi tơn tớn đứng dậy theo ngay, mấy anh bạn đang xấu hổ định từ chối thì thằng K nhắc “Không ra lăm vông tức là tỏ ý không tôn trọng họ đấy!”, sợ quá 3 chàng đứng lên vội. Lúc này 2 vị lãnh đạo đã đứng chờ trên sân tạo thành vị trí cho 1 hàng nam, 1 hàng nữ, tôi cũng nối đuôi vào rồi đến 3 cặp kia. Sau đó mọi người dần dần cặp đôi đứng vào hàng, khi thấy các cặp đã ổn định, lúc này người đứng đầu mới bắt đầu nhảy múa và tất cả cùng theo làn điệu của bài “Wan pi mai” (bác nào muốn nghe bài này thì vào đây http://www.youtube.com/watch?v=wXk3AjjAHbw đây giống như bài Happy Newyear của Lào). Khi điệu múa kết thúc, mọi người quay sang chào và cám ơn bạn nhảy của mình rồi trở về bàn, những ai muốn nhảy thì đứng lại trên sân, ai muốn hát thì lên sân khấu hát cho mọi người nhảy. Chúng tôi tranh thủ rút về bàn nạp năng lượng vì đã được cảnh báo là những chương trình thế này thưồng được kéo đến đêm, chỉ ăn, uống bia, hát và lăm vông. Nhìn dưới gầm mỗi bàn đều được để sẵn 1 két bia và dãy két bia được xếp tầng tầng lớp lớp sát tường kia chúng tôi tự biết thần biết phận đổ bê-tông trước. Công nhận những món đồ nguội kiểu Tây làm theo khẩu vị Lào khá...khó ăn, nhưng những món thuần Lào thì tuyệt, nhất là bê dê nướng tươi chấm nậm pịa đăng đắng, nhà bếp đã ưu ái khoét hẳn 1 cái đùi bê cho riêng bàn chúng tôi, anh em bắt đầu nhồi tới tấp cũng như uống tới tấp vì các bạn Lào lần lượt mang cốc bia đến chúc mừng “mất, mất!” (Hết ly/ Cạn ly). Khi hơi men bắt đầu bốc hừng hực trong người là lúc người ta bắt đầu thăng hoa và làm những chuyện bình thường được che dấu sau lớp vỏ đạo mạo. Các vị cán bộ nam nữ của Sở bắt đầu thôi không chúc phúc nhau bằng ca nước nhỏ nữa mà chuyển sang loại gáo nhựa 2 lít. Một cái thùng phi 200 lít được bê ra để đựng nước tưới vào nhau. Người ta bắt đầu chán dùng nước thơm, chuyển khẩu vị sang nước...đá. Từng túi đá được đổ thẳng vào cái thùng phi nước biến nó thành lạnh cóng. Tiếng rú rít, cười nói gào thét ầm ỹ khi bị tưới nước lạnh vào người, mới nhìn thôi tôi đã nổi da gà khi nghĩ đến cảnh trời thì nắng nóng, uống bia lạnh trong người rồi thì tưới nước lạnh bên ngoài...không ốm mới lạ! Một ông chưa đã, kéo thẳng ra sân một cái...vòi phun nước chĩa thẳng vào đoàn người đang lăm vông mà phun mà tưới như kiểu...tắm heo, mồm vẫn liến thoắng những câu chúc phúc. Sau khi chủ đã không còn chỗ nào để ướt nữa rồi thì đương nhiên là đến lượt...khách thôi. Thấy đoàn người hùng dũng đang tiến gần đến phía mình, chúng tôi vội vã đem treo hết túi xách, máy quay, máy ảnh...lên cái xà gần đấy, vừa kịp thì bắt đầu ướt từ đầu đến chân bởi thứ nước lạnh run. Ông bạn tôi quá phấn khích vớ vội mấy ly bia trên bàn tưới lại cười nói bô lô ba la mà chả cần biết có ai hiểu mình không.
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

bamhinh
Thành viên
*
Bài viết: 76


« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2008, 02:07:03 pm »

Tiếp đi bác! Em cũng hay bô lô ba la nên khoái quá!
Logged

vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2008, 01:40:46 pm »

Cứ thế chúng tôi hoà mình vào cùng các bạn Lào, ăn uống, lăm vông, té nước thậm chí còn lên sân khấu song ca với nhau những bài hát Việt mà cả 2 bên cùng biết, và chơi hết mình theo đúng tinh thần “nhạc nào cũng...lăm vông được” Grin. Quần áo cứ ướt rồi lại khô, rồi lại ướt, hàng chục két bia dựng sát tường giờ chỉ còn vỏ không (tính sơ sơ mỗi người phải uống hết 1 két, thê mà không hề cảm thấy say), mọi người hô hào thịt thêm dê để chơi đến đêm. ĐÚng lúc ấy mây đen vần vũ kéo về, gió giật đùng đùng như muốn nhấc bổng cả đám nhà bạt lên trời làm mọi người đều phải đánh đu để giữ nó lại cho những người khác sơ tán đồ đạc vào trong nhà. Một anh cán bộ Lào hét vang vào tai chúng tôi “Các bạn may lắm đấy vì gặp mưa Lào đúng ngày Tết”, tôi chỉ cười cười gật gật vì lúc này mưa đã trút xuống tầm tã tràn đầy mặt làm tôi suýt sặc nước do mình mũi hếch nên nước mưa cứ lọt vào. Khoảng nửa tiếng sau cơn mưa tạnh thì mọi người cũng đã bắt đầu ngấm lạnh và mệt nên quyết định giải tán ai về nhà nấy, mấy người đến gặp chúng tôi mời về nhà họ cùng ăn Tết với gia đình nhưng chúng tôi đành từ chối vì thấy uể oải quá rồi. Mấy anh em bảo nhau về khách sạn thay quần áo rồi tính tiếp. Trong xe, thằng K đã kịp kiếm đâu được những mảnh nylon phủ kín tất cả các ghế đệm để khỏi bị nước ngấm vào.
Sau khi tắm rửa thay quần áo xong thằng K rủ “Đi mát-xa phục hồi sức khoẻ nhé”. Và hình như không có thằng nào mở mồm từ chối. Loanh quanh một hồi, xe dừng lại trước một của hàng đèn đóm sáng rực bên ngoài treo biển “Thai Body Massage – giun dế loằng ngoằng” (tức là có thêm chữ Lào đấy ạ). Thằng K giới thiệu “cửa hàng này bọn Tây và Thái hay đến mát – xa”. Nhìn cách bài trí cửa hàng giống như một hiệu cắt tóc trung cấp tại Việt Nam, khá sạch sẽ sáng sủa. Sau một tràng tiếng Lào, chủ hàng gật gù dẫn chúng tôi lên ngay tầng 2 có một dẫy phòng nằm liền nhau nhìn xuống sảnh chính. Trong mỗi phòng được đặt 1 cái giường mát-xa, 2 ghế tựa nhỏ và bàn, 1 phòng xông hơi kiêm phòng tắm, nói chung là lịch sự. Có tiếng gõ cửa, 1 thanh niên vạm vỡ lực lưỡng nhưng ...mặt hoa da phấn đang đứng mỉm cười tạo dáng trước cửa ra vào, mồm lép nhép “mat-xa, mat-xa” Shocked. Giật bắn mình tôi gọi thằng K toáng lên, nó hì hụi chạy sang “có chuyện gì thế anh?”. Tôi chỉ vào cái “sinh vật cao cấp khó xác định giới tính” kia hỏi nó “Nó...nó..làm gì vậy?”. Thằng K giải thích “Ông chủ bảo hôm nay nhân viên nghỉ gần hết, chỉ còn 2 nhân viên nữ và mấy nhân viên nam thôi. Mấy thằng này mat-xa tốt lắm”. Nhìn cái ngoại hình kia lại nhớ đến câu thằng K nói “bọn Thái hay đến đây...” Tôi giật mình bảo thằng K “Thôi anh không mat-xa nữa đâu, có mấy chỗ chưa dán băng dính niêm phong, nhỡ nó làm ẩu thì toi! Anh xuống dưới uống nước chờ mọi người vậy” rồi tôi phi thẳng xuống nhà mặc kệ cái thứ kia vẫn lải nhải “mat-xa, mat-xa...gút...gút”. Đám bạn tôi vẫn đang yên hàn ở trong phòng mát-xa, đành ngồi dưới chờ cho đến khi chúng nó xong vậy, chẳng biết chúng nó có bình an không... Huh
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #46 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2009, 04:52:53 pm »

Không thấy mod quansuvn đả động gì, xin phép xóa hộ bài này vì vi phạm Luật bản quyền!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2009, 06:08:22 pm gửi bởi vaxiliep » Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
bombi
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #47 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2009, 10:16:48 am »

Tết này anh lại không về !

 Một mình cô bước đi những bước vô hồn trên bãi cát trắng. Ánh mắt dõi về một nơi xa xôi, nơi đó có anh - người chiến sĩ đả Trường Sa.
Đã hai năm trôi qua, tình yêu của anh & cô chớm nở rồi khoe sắc.Cũng đã hai mùa xuân anh không có mặt ở nhà & xuân này cũng thế. Tết này cô lại phải một mình trong giá rét mùa đông. Lặng nhìn từng con sóng vo tình vỗ vào bờ mà lòng cô nhớ anh vô vàn.Có lẽ nào từng con sóng vỗ mang theo về nơi cô tình yêu của anh.Cô vốn rất sợ những con sóng biển.Cô chỉ thích đứng trên bờ cát nhìn ra thật xa tận ngoài kia đại dương, hay được nhìn anh tắm biển với những nị cười rạng rỡ lồng trong nắng chói chang & tiếng sóng vỗ rì rào. Có một lần anh kéo cô ra ngoài biển, những con sóng dồn dập xô đến như đang muốn vồ lấy cô, cô đã khóc & xỉu đi vì quá sợ " Mèo yêu của anh ơi ! Cuối cùng em đã tỉnh. Anh xin lỗi nhưng nếu như một ngày kia anh trở thành một chiến sĩ ngoài đảo xa, em có còn sợ sóng không?
Cô đâu biết rằng đó là lần cuối cùng cô được đi cùng anh ra bãi biển. Sáng hôm sau, anh đã lên đường trong lặng lẽ.Cô đã giận anh, ghét anh biết nhường nào vì anh không nói cho cô biết sớm.Và anh không muốn cô chờ đợi anh trở về. Nhưng anh không biết trái tim cô đã dành trọn cho anh, thời gian có là gì đâu, cô tin tình yêu lớn hơn thế nhiều.Mùa đông đến rồi qua đi, nhường chỗ cho mùa xuân đơm hoa nảy lộc.Tình yêu của cô & anh rồi cũng sẽ đến lúc như vậy

Mặc dù vậy nhưng lòng cô vẫn đơn côi lặng giá & rất buồn.Cô biết rằng anh đang đi vì trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc.Nhưng cô vẫn muốn có anh bên cạnh trong những buổi chiều đi dạo cùng ngắm hoàng hôn. Nó thật đẹp, đẹp như ngôi nhà hoa hồng được xây dựng bởi tình yêu của anh & cô.Cô trách anh là đồ ngốc, tại sao lại phá đi giấc mơ tình yêu hoàn hảo của cô, tại sao anh lại nhận công tác nơi đảo xa? Nhưng rồi cô đã hiểu, cô hiểu mình quá ích kỷ.Ở nơi xa xôi đó anh đã phải chịu bao thiếu thốn về vật chất & tình cảm. Nhưng anh cũng hãy hiểu cho cô.Mỗi biểu chiều sau giờ làm việc mệt nhọc cô ra bờ biển với những mong tìm lại cảm giác được tay trong tay bên anh. Và lòng cô lại thấy đau thắt khi thấy từng đôi một họ ngồi bên nhau. Chỉ mình cô nơi đây lạnh lẽo & lạc lõng nhớ anh.
Càng gần đến Tết lòng cô càng buồn. Tủi thân cho mình một thì thương anh mười. Ở nhà cô có buồn nhương có thấm gì đâu so với nỗi buồn của anh.Không có anh bên cạnh, cô còn có bố mẹ, anh chị em rồi bạn bè, đồng nghiệp.Còn anh chỉ một mình giữa biển khơi , anh & đồng đội đón tết trong sự xa vắng người thân. Như thế anh sẽ buồn & cô đơn biết nhường nào. Phút giao thừa chỉ mình cô nhớ đến anh. Vậy là Tết này cô lại một mình đơn côi. Tết này anh lại không về hả anh?
Logged

Người đem thế giới ngâm thành rượu

Ta lấy càn khôn nhắm thế mồi
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #48 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2009, 10:28:23 am »

Minh họa mấy cái ảnh đêm đất cảng cho nó xôm!  Grin



« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2009, 10:31:50 am gửi bởi tuaans » Logged
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2009, 12:32:20 pm »

Như vậy Phan Đức Tùng trên An ninh Hải Phòng là bút danh của bạn motthoang_hn02 à? Chúc mừng bạn có nhiều phóng sự hay trên ANHP! Còn nếu đây không phải là bút danh thì bạn cảm phiền bổ sung thêm dòng chữ "Sưu tầm" vào cho rõ ràng về nguồn gốc! Tuy nhiên những bài sưu tầm như trên chúng tôi không khuyến khích đăng trên mục này của chúng ta, vì vậy nếu là "sưu tầm" thật, chúng tôi sẽ xoá sau 24h nữa!

Link gốc: http://www.anhp.vn/VN/TrangChu/TinTuc/PhongSu/2008/9/26/670/
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM