Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:14:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 100 Câu hỏi về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945-1975 - Phần 2  (Đọc 339572 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #400 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2009, 10:12:20 pm »

Hai thể loại này khác nhau ở rất nhiều mặt, thậm chí có người nhầm lẫn nặng, là lôi Tiểu thuyết Lịch sử ra để phê phán bằng kiến thức Lịch sử, ví dụ vừa rồi có cuốn Tiểu thuyết về đề tài Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, một tay ti toe nông cạn viết phê bình bắt tác giả phải đưa cả lính Mỹ vào sách, tác giả (cũng là người từng tham gia viết Sử) mắng cho bẽ mặt...
Loại sách Tiểu thuyết thì hàng năm đều có Giải thưởng xếp thứ hạng khác nhau, còn Sách lịch sử thì hàng vạn cuốn chưa một cuốn nào có Giải.
Đã là Tiểu thuyết thì càng bán chạy càng tốt, còn Sách Lịch sử thì nhiều cuốn chỉ lưu hành nội bộ vv...
Còn nhiều điều lắm, kể ra không hết...

 
 
Logged
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #401 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 09:30:56 pm »

Câu 116.
d- Pháo 175ly của Mỹ tuy bắn xa hơn pháo 130ly của ta (hết tầm của nó những 30km), nhưng mà "rót cầu vồng" thì thua pháo 130ly của ta về độ chính xác. Cái bộ phận nào làm cho "Vua chiến trường" bắn kém chính xác ?

Trả lời: Đôi khi trái phá 175ly bay qua đầu, ta nghe thấy tiếp nổ "bụp!" trên trời, là do liều phóng phản lực ở đuôi viên đạn được phát động, nhằm đẩy viên đạn đi xa hơn nữa. Bởi vậy lính ta thường gọi nó là pháo "tăng tốc" là không đúng, mà phải gọi là "tăng tầm". Tốc độ bay của viên đạn chẳng có ý nghĩa gì, không rơi xuống trước thì rơi xuống sau, chạy đi đâu cho thoát.
Phàm đã là đẩy bằng phản lực, tức là nguyên lý dựa vào sự chênh lệch áp suất của buồng đốt với không khí, thì cũng phụ thuộc nhiều vào khí tượng thời tiết: độ ẩm, sức gió, độ cao vv... Bởi vậy đạn phản lực luôn luôn kém chính xác so với đạn quán tính.
Các nhà kỹ thuật quân sự Hoa Kỳ muốn có loại pháo bắn xa hơn pháo 130ly của Liên Xô, để đề phòng khi "đụng hàng", nên mới gắn thêm cái động cơ vào đuôi viên đạn như vậy, thế nhưng loại pháo "nửa dơi nửa chuột" này tỏ ra đầy nhược điểm, thực tế chưa có một trận đấu pháo tầm xa quyết liệt nào xảy ra. Trận đấu trưa ngày 30-3-1972 tại Tân Lâm-Quảng Trị, chỉ sau vài giờ đồng hồ thì toàn bộ 24 khẩu pháo các loại trên Đồi 241 tê liệt hào toàn.
Sự có mặt của Pháo tự hành 175ly ở Nam Việt Nam chỉ nặng về hù doạ, làm mẽ ra oai, do đó mỗi căn cứ chỉ có đúng 4 khẩu, đố Bạn nào tìm thấy khẩu pháo thứ năm đấy !
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2009, 09:42:17 pm gửi bởi trucdang » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #402 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 09:35:47 pm »

Sự có mặt của Pháo tự hành 175ly ở Nam Việt Nam chỉ nặng về hù doạ, làm mẽ ra oai, do đó mỗi căn cứ chỉ có đúng 4 khẩu, đố Bạn nào tìm thấy khẩu pháo thứ năm đấy !
-----------------------------------
 Vì 4 khẩu bằng đúng biên chế một tiểu đoàn, mà cái giống 175mm này chỉ biên chế tối đa là cấp tiểu đoàn, bác em ạ! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
cả tĩn
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #403 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 10:32:51 pm »

Câu 116.
d- Pháo 175ly của Mỹ tuy bắn xa hơn pháo 130ly của ta (hết tầm của nó những 30km), nhưng mà "rót cầu vồng" thì thua pháo 130ly của ta về độ chính xác. Cái bộ phận nào làm cho "Vua chiến trường" bắn kém chính xác ?

Trả lời: Đôi khi trái phá 175ly bay qua đầu, ta nghe thấy tiếp nổ "bụp!" trên trời, là do liều phóng phản lực ở đuôi viên đạn được phát động, nhằm đẩy viên đạn đi xa hơn nữa. Bởi vậy lính ta thường gọi nó là pháo "tăng tốc" là không đúng, mà phải gọi là "tăng tầm". Tốc độ bay của viên đạn chẳng có ý nghĩa gì, không rơi xuống trước thì rơi xuống sau, chạy đi đâu cho thoát.
Phàm đã là đẩy bằng phản lực, tức là nguyên lý dựa vào sự chênh lệch áp suất của buồng đốt với không khí, thì cũng phụ thuộc nhiều vào khí tượng thời tiết: độ ẩm, sức gió, độ cao vv... Bởi vậy đạn phản lực luôn luôn kém chính xác so với đạn quán tính.
Các nhà kỹ thuật quân sự Hoa Kỳ muốn có loại pháo bắn xa hơn pháo 130ly của Liên Xô, để đề phòng khi "đụng hàng", nên mới gắn thêm cái động cơ vào đuôi viên đạn như vậy, thế nhưng loại pháo "nửa dơi nửa chuột" này tỏ ra đầy nhược điểm, thực tế chưa có một trận đấu pháo tầm xa quyết liệt nào xảy ra. Trận đấu trưa ngày 30-12-1972 tại Tân Lâm-Quảng Trị, chỉ sau vài giờ đồng hồ thì toàn bộ 24 khẩu pháo các loại trên Đồi 241 tê liệt hào toàn.
Sự có mặt của Pháo tự hành 175ly ở Nam Việt Nam chỉ nặng về hù doạ, làm mẽ ra oai, do đó mỗi căn cứ chỉ có đúng 4 khẩu, đố Bạn nào tìm thấy khẩu pháo thứ năm đấy !

quái lạ , cái tính năng tác dụng,hiệu quả của từng loại vũ khí thì tui  hổng bàn ,chỉ có cái việc là căn cứ tân lâm ,thất thủ ra hàng việc này nổi tiếng là có cả trung doàn địch ra hàng ,sự việc này xảy ra từ tháng 3, tháng 4 năm 1972 ,thế thang 12 năm 72 ,thì ta đấu với ta à ,hay tui hổng biết, các bác chỉ giáo ạ .cam ơn các bác nhìu /
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #404 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 02:09:46 pm »

Câu 116.
d- Pháo 175ly của Mỹ tuy bắn xa hơn pháo 130ly của ta (hết tầm của nó những 30km), nhưng mà "rót cầu vồng" thì thua pháo 130ly của ta về độ chính xác. Cái bộ phận nào làm cho "Vua chiến trường" bắn kém chính xác ?

Trả lời: Đôi khi trái phá 175ly bay qua đầu, ta nghe thấy tiếp nổ "bụp!" trên trời, là do liều phóng phản lực ở đuôi viên đạn được phát động, nhằm đẩy viên đạn đi xa hơn nữa. Bởi vậy lính ta thường gọi nó là pháo "tăng tốc" là không đúng, mà phải gọi là "tăng tầm". Tốc độ bay của viên đạn chẳng có ý nghĩa gì, không rơi xuống trước thì rơi xuống sau, chạy đi đâu cho thoát.
Phàm đã là đẩy bằng phản lực, tức là nguyên lý dựa vào sự chênh lệch áp suất của buồng đốt với không khí, thì cũng phụ thuộc nhiều vào khí tượng thời tiết: độ ẩm, sức gió, độ cao vv... Bởi vậy đạn phản lực luôn luôn kém chính xác so với đạn quán tính.
Các nhà kỹ thuật quân sự Hoa Kỳ muốn có loại pháo bắn xa hơn pháo 130ly của Liên Xô, để đề phòng khi "đụng hàng", nên mới gắn thêm cái động cơ vào đuôi viên đạn như vậy, thế nhưng loại pháo "nửa dơi nửa chuột" này tỏ ra đầy nhược điểm, thực tế chưa có một trận đấu pháo tầm xa quyết liệt nào xảy ra. Trận đấu trưa ngày 30-12-1972 tại Tân Lâm-Quảng Trị, chỉ sau vài giờ đồng hồ thì toàn bộ 24 khẩu pháo các loại trên Đồi 241 tê liệt hào toàn.
Sự có mặt của Pháo tự hành 175ly ở Nam Việt Nam chỉ nặng về hù doạ, làm mẽ ra oai, do đó mỗi căn cứ chỉ có đúng 4 khẩu, đố Bạn nào tìm thấy khẩu pháo thứ năm đấy !

quái lạ , cái tính năng tác dụng,hiệu quả của từng loại vũ khí thì tui  hổng bàn ,chỉ có cái việc là căn cứ tân lâm ,thất thủ ra hàng việc này nổi tiếng là có cả trung doàn địch ra hàng ,sự việc này xảy ra từ tháng 3, tháng 4 năm 1972 ,thế thang 12 năm 72 ,thì ta đấu với ta à ,hay tui hổng biết, các bác chỉ giáo ạ .cam ơn các bác nhìu /

175mm có nhiều nhược điểm, đặc biệt quan trọng trong đấu pháo.

Một, quan trọng nhất, là tốc độ bắn rất chậm. Pháo thủ Mỹ tối đa 2 phát phút, pháp thủ ngụy thì thay liên tục cũng chỉ bắn nhát gừng mà thôi. M46 bắn 6 phát phút.
Hai, giá pháo quá nhỏ so với lực chấn động, càng đơn ngắn tũn ngay dưới nòng, nên mỗi phát bắn, pháo lệch đi rất nhiều. ĐỘ chính xác kém chỉ dùng để bắn dọa. M46 nòng dài là càng hiện đại vững chắc, máy lùi thiết kế rất ưu việt thay đổi chiều dài lùi, lực hãm theo góc bắn.
Ba, tuy là tự hành, nhưng cơ động rất kém, chỉ đi được trên đường chịu tải lớn.
Bốn. Tổ chiến đấu phải đưa những người quan trọng nhất như kíp pháo thủ (điều khiển tầm hướng, chỉ huy ) lên nóc pháo, bên dưới chỉ là kíp nạp đạn. Pháo lại cao to rất khó làm công sự che được nóc, nên đạn M46 nổ cách hàng trăm mét đã disable M107, chỉ còn việc đơn độc bắn phá cho vỡ hẳn. M46 chỉ cần vài mét khối đất là có công sự quá đầu pháo thủ, M107 phải hàng ngàn khối đất đá mới được như vậy..

Ngoài ra, M46 được tính toán thiết kế cẩn thận, các cơ cấu dễ tổn thương chỉ thò ra thụt vào thời gian ngắn, còn thường, toàn bộ máy móc được che chắn tốt. M107 thì máy lùi và máy đẩy về nằm chềnh ềnh trên vị trí cao sang đẹp mắt nhất. M46 chỉ nặng vài tấn, đạn nhỏ, khi bốc dỡ di chuyển chỉ cần một xe tải vừa chở đạn vừa kéo pháo, nếu cần. Còn M107 tuy là pháo tự hành, nhưng trong chiến tranh chỉ dùng như pháo keó, thậm chí đại đa số các trận đánh M107 dùng như pháo pháo đài cố định. Các đặc tính quan trọng trong đấu pháo của pháo tự hành như có giáp, mang theo dạn rời vị trí nhanh, triển khai pháo và đạn nhanh ở vị trí mới... hoàn toàn M107 không có từ thiết kế.

Thực chất, M107 là pháo kéo có động cơ, không phải pháo tự hành đầy đủ ý nghĩa và chưa bao giờ nó thực hiện nhiệm vụ của pháo tự hành cả. Trong tất cả các trận đánh pháo của chiến tranh, M107 bao giờ cũng được pháo địch đo đạc kỹ vị trí, lại còn thực hiện điều đó cho tất cả các trận địa phân tán và dự phòng của 122mm hay 130mm. Hầu nhyư không lần nào M107 phản pháo được. Nhật ký chiến tranh có ghi lại lần trúng đạn M107 vào trận địa pháo, nhưng chuyển làn ngay, hóa ra chỉ là bắn vu vơ.

Vì vậy, M46 xuất hiện chỗ bất ngờ, chạy đi nhanh hơn, bắn địch disable trước và phá hủy địch đơn giản hơn bằng tốc độ bắn cao gấp 3 lần.

Trận thua đau của M107, Longtom... là Đường 9-Nam Lào 1971, nhưng ở đây, M46 chưa cần ra tay nhiều, công chủ yếu là khẩu 122 mm nòng dài của Thế chiến II, cũng đủ dập vùi M107.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
trucdang
Thành viên
*
Bài viết: 338


« Trả lời #405 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 10:04:23 pm »

Một đặc điểm rất quan trọng, chỉ có "pháo-xe xích kéo" có được, mà "pháo tự hành" không thể có, chính là cái xe xích ATL. Khi hành quân, nếu có khẩu pháo nào bị "xệ" mép vực, hoặc "pa-ti-nê", thì một chiếc xe xích khác sẵn sàng nhả pháo để quay lại hợp lực kéo lên.
Mùa mưa Trường Sơn thì cái xe xích trở nên vô cùng quý giá. Bộ Chỉ huy Mặt trận trưng dụng hai chiếc ATL của Pháo mặt đất, để túc trực sẵn hai đầu ngầm, dù nước lũ ngập đến cổ thì chiếc xe xích vẫn lôi xềnh xệch chiếc xe bánh hơi Gaz63 qua dòng lũ như con mèo lôi con chuột, kể cả cái xe Gaz này chết máy.
Có thương bệnh binh nặng cần cấp cứu, cái xe xích cũng sẵn sàng gầm rú rẽ bùn trong đêm mưa để kịp đến Trạm phẫu.
Xe xích là con Át chủ bài trên Đường Trường Sơn mùa mưa.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2009, 10:07:17 pm gửi bởi trucdang » Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #406 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 03:24:28 pm »

Một đặc điểm rất quan trọng, chỉ có "pháo-xe xích kéo" có được, mà "pháo tự hành" không thể có, chính là cái xe xích ATL. Khi hành quân, nếu có khẩu pháo nào bị "xệ" mép vực, hoặc "pa-ti-nê", thì một chiếc xe xích khác sẵn sàng nhả pháo để quay lại hợp lực kéo lên.
Mùa mưa Trường Sơn thì cái xe xích trở nên vô cùng quý giá. Bộ Chỉ huy Mặt trận trưng dụng hai chiếc ATL của Pháo mặt đất, để túc trực sẵn hai đầu ngầm, dù nước lũ ngập đến cổ thì chiếc xe xích vẫn lôi xềnh xệch chiếc xe bánh hơi Gaz63 qua dòng lũ như con mèo lôi con chuột, kể cả cái xe Gaz này chết máy.
Có thương bệnh binh nặng cần cấp cứu, cái xe xích cũng sẵn sàng gầm rú rẽ bùn trong đêm mưa để kịp đến Trạm phẫu.
Xe xích là con Át chủ bài trên Đường Trường Sơn mùa mưa.

xe xích thì còn phải kẻ cả con :ATC 59 nữa chứ bác trúc ,quên công của con này là có tội đấy  Grin ,  sau này còn có ít D350 của ba lan bền lắm .
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #407 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 10:01:37 pm »

Về pháo nòng dài bắn trực tiếp trong Chiến dịch Thượng Đức năm 1974, có cuốn tiểu thuyết "Thượng Đức" (Nguyễn Bảo-Trường Giang), đây không chỉ là "tiểu thuyết về đề tài chiến tranh" được Giải thưởng, mà còn được gọi là cuốn "sử thi" bởi tính xác thực của nó với nhiều chi tiết chân thực: tay Chủ nhiệm pháo binh bên ta huênh hoang khoác lác doạ "cạo trọc đầu" cứ điểm này, đến khi đánh không thắng thì cụp tai như "ăn vụng bột", tay Quận trưởng địch thì được dân chúng rất mến mộ tin tưởng vv... Riêng chương kể về sự kiện đưa 4 khẩu 85 ly vần qua bãi lầy lên đồi, thật là vô cùng gian nan vất vả. Tác giả (Tổng Biên tập Tạp chí VNQĐ) nguyên là lính trực tiếp tham gia chiến dịch, bỏ ra 20 năm để hình thành cuốn sách này. Bởi tính chân thực của nó, đã từng có gia đình tìm tung tích liệt sỹ qua cuốn này.
TrucDang nghe đọc qua Đài Tiếng nói Việt Nam, sóng FM, buổi "Đọc truyện đêm khuya" từ 22h30-23h, một tháng liền.


Đó là Chủ nhiệm pháo binh Sư đoàn 304. Hồi ký của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh có nhắc đến chi tiết này.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #408 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2009, 02:58:29 am »

Tiểu thuyết thì lúc nào chẳng cường điệu nói cho hay, để bán chạy, chứ xác thực cái gì. Chi tiết tìm mộ liệt sỹ là nói đến vụ chiếc A37 rơi khi còn nguyên bom, nên mọi người chú ý tìm mộ liệt sỹ ở cái hố nay vẫn còn. CHi tiết đó thì nhiều hồi ký đã nói đến. Còn chuyện kể nội bộ không xuất bản, cũng không viết thành văn thì lính già ai cũng nhớ, có gì đâu ? Có chi tiết này, đến lúc phác thảo truyện được truyền đi, có lính già đã hỏi nhà văn: "cũng biết chuyện này cơ à", tất nhiên là nhà văn chả khoe gì chi tiết đó cả.

Nhà văn thì cần kiếm ăn, những vẫn đề lịch sử nói đến nhiều nhà văn cho là cũ rích quên phéng, ví như, khi ta đánh Thượng Đức, ta phải đối phó với một lực lượng khổng lồ của cả nước địch, show cái hàng cũ thì nước bọt nhà văn chỉ đổi được cám thôi. Cái khổng lồ của hoả lực địch làm ta thương vong nhiều, điều đó là đương nhiên nhưng có gì mới đâu.

Còn chuyện chủ nhiệm pháo binh này nọ là cường điệu. Trước trận đánh, những khó khăn với pháo binh đã được đặt ra đầy đủ. 304 là sư đoàn chính quy, đánh chính quy, quá thừa đủ kiến thức để hiểu loại lô cốt nào cần xạ kích trực tiếp, loại công sự nào bắn diện tích. Chỉ có điều, khó khăn ở đây là không đưa được xe tăng hay pháo tự hành đánh trực diện vì địa hình. Cửa có thể mở được cho xe đi rất hẹp, sẽ bị thương vong hết trên đường vận động. Ở nước ngoài, những trận thế này cần huy động máy bay ném bom bổ nhào và một số lượng lớn pháo tự hành, điều mà ta không thể. Thực hiện được điều không thể mới là giỏi.

Cũng không phải bộ đội địa phương chỉ cho 304 chuyện kéo pháo chống tăng bắn trực tiếp, đây cũng là chuyện cường điệu hoá. Thực ra, chỉ khi kiềm chế được một phần địch thì mới kéo được pháo chống tăng lên một điểm cao bắn trực xạ, mà việc này cũng phải thực hiện qua 2-3 bước, kiềm chế được đến đâu kéo pháo đến đó, đoạn này thì chuyện văn học ỉm béng. Chuyện chủ nhiệm pháo binh bị xạc là đương nhiên, được cái 304 không có chuyện biến thương vong thành chiến công kiểu chính trị tuyên truyền "đường vinh quang xây trên xác lính ta" như các đơn vị khác, nên trong 3 ngày đầu, thương vong lớn và tốc độ công kích chậm được xạc ra trò chứ không ỉm phéng đi để nhà văn viết tụng ca.

Thật ra, ban đầu thì việc kéo pháo chống tăng bắn trực xạ đã nằm trong kế hoạch. Trước đó, khi chuẩn bị trận đánh thì pháo cầu vồng cũng đặt rất gần, việc công kích ban đầu dự tính bằng 2 cách, một là dùng đài quan sát đặt rất gần cho pháo cầu vồng, cối hạng nặng... để chỉnh dần bắn như xạ kích trực tiếp. Hai là, vừa mở cửa, vừa kiềm chế địch để kéo pháo chống tăng lên đồi đối diện. Nhưng việc dùng pháo cầu vồng không chính xác như mong muốn và khó kiềm chế địch nên pháo chống tăng kéo lên rất chậm. Nói công tâm, chậm trễ chủ yếu là do bộ binh không kiềm chế địch bằng B41, DKZ như mong muốn, xa hơn, địch có công sự bố trí bất ngờ và kiên cố hơn ta dự tính, làm bộ binh phát triển chậm, nói một cách chính xác nhất, pháo binh đã làm việc vượt xa yêu cầu. Ở đây, việc xạc chủ nhiệm pháo binh là một hành động đốc chiến rất "hoả lửa", đậm chất 304. Thế nhưng cái láo toét của nhà văn là cường điệu hoá dẫn đến lớp sau hiểu sai hoàn toàn hành động này.

304 trong trận này đã thể hiện trình độ đánh chính quy xuất sắc, thể hiện đặc điểm đánh chính quy rất "nhà ta", mà câc quân đội hùng mạnh khác khó có thể giống được. Phòng không tầm ngắn thể hiện rõ uy lực, đi theo sát mũi nhọn, thực hiện bằng cách đứng ngay trên mục tiêu của máy bay ném bom bổ nhào mà bắn. Việc bố trí đánh chặn tiếp viện cũng rất hiệu quả, gần như cô lập Thượng Đức ngay lập tức. Bố trí và thực hành tác chiến pháo binh là một trong những mặt xuất sắc nhất của trận đánh. Cần nhớ là, trận đánh diến ra trong tầm bắn của những căn cứ pháo binh mạnh nhất nước địch, chứ không phải là mạnh nhất khu vực, cùng những căn cứ không quân lớn nhất Thế giới lúc đó, chứ không phải vài sân bay nhỏ tầm thường. Cũng không như mùa xuân 1975, Thượng Đức là trận đánh chốt nhỏ, nên địch huy động được toàn bộ tiềm năng hoả lực chi viện, chứ chưa bị đánh tan tác toàn diện. Bố trí pháo binh cầu vồng khéo đến mức pháo địch không tổ chức đấu pháo được vì hoàn toàn không phát hiện được mục tiêu.

Pháo binh, kể cả bắn thẳng và cầu vòng trong trận này đã chiến đấu bằng phương pháp hết sức hiệu quả, chỉ có thể thực hiện bằng những đội quân giầu chất khoa học nhất. Pháo bắn ngay sát và liền trước bộ binh, bám sát từng bước tiến lui, xạ kích trực tiếp từng công sự mới xuất hiện và bố trí sẵn sàng thực hiện những diến biến bất lợi nhất.

Nhà văn không hình dung được những khó khăn khi tiến chiếm Thượng Đức. Đây là một căn cứ liên hoàn trong một thung lũng hẹp, 2 bên núi cao. Chỉ có một đường tiến quân duy nhất là từ Tây sang Đông, lần lượt đánh chiếm từng bước một, không thể bao vây, vu hồi, chia cắt... như Điện Biên Phủ được. Thung lũng càng phức tạp thêm bởi các dòng chẩy thay đổi xoành xoạch chả bản đồ nào chính xác.

Chúng ta phải hiểu là pháo binh trong trận này phải đương đầu với lực địch cấp quôc gia, trong khi bộ binh chỉ tiến công một căn cứ kiên cố nhưng không lớn. CHính vì thế mà trận pháo Thượng Đức mới ghi dấu đậm sâu trong lịch sử như vậy.

Trong Quân Đoàn, 304 được gọi là " ba linh toi" , đặc biệt là trung đoàn 66. Lịch sử trung đoàn ghi lại vài trận chết cỡ nửa quân. Thế nhưng đó đều là những chiến công sáng chói, ví dụ Iad-răng, Thượng Đức. Thật ra, 325, từ trước khi chính thức thành lập Quân Đoàn, đã luôn tác chiến cùng 304, và thương vong hơn nhiều. Chỉ có điều là thương vong của 325 "đều đều" chứ không có những điểm ấn tượng, chủ yếu do luyện binh rèn tướng không nghiêm, dẫn đến binh tướng không tinh. Hơn nữa, trung đoàn 66 có nhiều chiến công sáng quá, nên các nhà văn tha hồ đề tài mà tán dóc kiếm ăn. (Nói thế thôi, 325 không bằng 304, chứ vẫn là sư đoàn thiện chiến bằng vạn các thể loại khác).

Nói một cách đàng hoàng nhất. Trận Thượng Đức sẽ được quân đội nước ngoài thực hiện như sau, đây là những điểm khác nhà ta, cũng là những điểm khó mà bằng được nhà ta:
Thứ nhất, nước ngoài không đặt mục tiêu tấn công riêng Thượng Đức, mà nằm trong một chiến dịch lớn. "sản xuất hàng loạt" cho rẻ. Ta đánh Thượng Đức mới là "mưu phạt tâm công", đanh vào lòng người, chỉ rõ cho những kẻ hão huyền thấy ta mạnh như thế nào, không thể cản được đường ta đi thế nào, chứ không phải là hơn thua một cái Thượng Đức.
Hai là, trong một chiến dịch lớn mà nước ngoài sẽ thực hiện cùng Thượng Đức, phải có hàng trăm máy bay tiêm kích để kiềm chế được không quân cả nước địch, phải có hàng trăm pháo hạng nặng và máy bay ném bom bổ nhào để kiềm chế các trận đại pháo địch bắn được tới Thượng Đức. Phải có hàng chục máy bay ném bom bổ nhào thay phiên nhau hỗ trợ bám sát tầm gần theo bộ binh ở riêng Thượng Đức và nhân lên theo quy mô chiến dịch đánh cùng. Lực lượng trực tiếp tham chiến cũng có 10-20 pháo tự hành hạng nặng và sử dụng bộ binh cơ giới đi xe qua cửa.

Nhìn thấy đủ rõ, nếu nước ngoài tấn công riêng Thượng Đức thì họ phải huy động một lực lượng lớn máy bay, pháo, xe... các loại, tương đương một chiến dịch cấp Quốc gia, và do đó, đương nhiên là họ sẽ thực hiện một chiến dịch quy mô lớn chứ không đánh chiếm mỗi Thượng Đức. Trong hoàn cảnh nhà ta lúc đó, một chiến dịch như thế chỉ là mùa xuân năm sau, mà nếu như thế, thì chiến dịch lớn đó lại không có một mào đầu sáng rực như Thượng Đức.

Tính theo cách tính nước ngoài, thì khi đánh Thượng Đức, ta tự đặt vào thế bất lợi, đem lực lượng pháo binh của một sư đoàn có tăng cường đương đầu với 1/3 pháo binh cả nước địch và toàn bộ không quân có lực lượng ném bom thứ 3 thế giới !!? Thế nhưng làm được điều không thể mới chứng minh cho cả địch và quan thầy thấy rõ một điểm, là không gì cản được đường ta đi.

Về mặt quân sự, mặt này tuy không quan trọng cấp Quốc gia như "mưu phạt tâm công", nhưng cũng có vai trò lớn với cấp quân khu địch. Mất Thượng Đức, địch không thể huy động các nỗ lực đáng kể ngăn chặn các đơn vị lớn của ta tiến ra vào Tây Nguyên. Mặt khác, Đà Nẵng từ nay có thể bị đánh từ cả ba mặt Bắc Tây và Nam, đúng như sau này diễn ra. Nhìn xa hơn, mất Tây Nguyên địch gẫy xương sống, từ Tây nguyên tiến chiếm Đà Nẵng là ta làm chủ toàn bộ miền Trung đến tận Bà Rịa, đúng như sau này diễn ra, địch bị chặt mất từ bụng trở lên đầu, còn mỗi hai chân giãy giãy thêm vài phát. Điểm này có lợi hơn nhiều kế hoạch thằng tiền từ Bắc xuống Nam, qua Huế, Hải Vân....

Nếu như 5-6 tháng sau ta không tấn công toàn diện mà dùng kế đánh lâu dài, thì căn cứ Đà Nẵng lớn nhất của địch cũng trở nên vô dụng khi mất Thượng Đức. Tập trung quân dự bị làm gì ở đây, khi mà quân này đi cứu viện đâu thì nhà chúng bị đánh liền ?? Đà Nẵng từ nay bị pháo kích bất cứ lúc nào và dù có kiên cố đến mấy thì sân bay, hải cảng... cũng chỉ thọ được vài tháng. Viễn cảnh là địch còn đầu với chân, mất cái rốn. Viễn cảnh đó hay lắm, ta gãi đầu địch, địch mất cả tháng trời điều quân cứu viện, ta lại lấy độ một trung đoàn chọc cái chân, lại mất cả tháng long đong ngoài biển về cứu chân. Vùng rốn thì dao kề cổ, lo cho mình không nổi còn tiếp ứng được cho ai.

Địch xây dựng Đà Nẵng thành căn cứ liên hoàn lớn nhất nước, khác gì tim, ta lấy dao chọc qua yểm tâm kính, gí sát tim, thì địch còn cựa làm sao nữa, lúc đó ta có chặt đầu cắt chân địch đành chịu. Vậy nên địch lấy cả nước mà giữ Thượng Đức, ta dùng cấp trung đoàn đánh chiếm, thế mới giỏi.

Về pháo nòng dài bắn trực tiếp trong Chiến dịch Thượng Đức năm 1974, có cuốn tiểu thuyết "Thượng Đức" (Nguyễn Bảo-Trường Giang), đây không chỉ là "tiểu thuyết về đề tài chiến tranh" được Giải thưởng, mà còn được gọi là cuốn "sử thi" bởi tính xác thực của nó với nhiều chi tiết chân thực: tay Chủ nhiệm pháo binh bên ta huênh hoang khoác lác doạ "cạo trọc đầu" cứ điểm này, đến khi đánh không thắng thì cụp tai như "ăn vụng bột", tay Quận trưởng địch thì được dân chúng rất mến mộ tin tưởng vv... Riêng chương kể về sự kiện đưa 4 khẩu 85 ly vần qua bãi lầy lên đồi, thật là vô cùng gian nan vất vả. Tác giả (Tổng Biên tập Tạp chí VNQĐ) nguyên là lính trực tiếp tham gia chiến dịch, bỏ ra 20 năm để hình thành cuốn sách này. Bởi tính chân thực của nó, đã từng có gia đình tìm tung tích liệt sỹ qua cuốn này.
TrucDang nghe đọc qua Đài Tiếng nói Việt Nam, sóng FM, buổi "Đọc truyện đêm khuya" từ 22h30-23h, một tháng liền.


Đó là Chủ nhiệm pháo binh Sư đoàn 304. Hồi ký của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh có nhắc đến chi tiết này.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #409 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2009, 03:14:09 am »

"radar định vị âm thanh" ở đâu vậy ?? còn hệ thống nhận dạng âm thanh thì mới có trong thời đại máy tính mạnh, sau năm 2000.

" khi ta đang pháo kích, đồng thời giật bộc phá ở các địa điểm khác thì nó sẽ mù tịt", cái hệ thống nhận dạng âm thanh nó khắc phục cái đó, như là người ta nhận ra tiếng nhau trong hàng mớ âm thanh hốn loạn vậy. Tất nhiên, đối phó với cái đó thì lại có hàng đống vũ khí mới, như các đạn phản lực có điều khiển chẳng hạn, chúng chả cần trận địa hay nòng súng to lớn hoành tráng, bắn xa hàng trăm km và chính xác hàng mét, phản pháo hơi sướng.

Ngay cả ngày xưa ở Điện Biên Phủ, giật bộc phá nguỵ trang cũng là cả một khoa học, chứ đâu đơn giản như mấy tay nhà văn viết tụng ca "máu ở chiến trường hoa ở đây" miêu tả. Từ liều lượng bộc phá, đến cả việc thông tin tín hiệu để tiếng bộc phá hợp lý, át được tiếng đầu nòng pháo khi nổ cực đúng lúc, hoặc làm giả tiếng đầu nòng nhưng không thô thiển đến mức nạp đạn vài giây là xong, chỉ sau 2 phát nổ là nó biết đâu là tiếng bộc phá, đâu là tiếng pháo thật.

Những cái này tốt nhất là phải tìm hiểu ở những người trực tiếp làm việc, mà chép lại nhanh lên không sắp mất tiêu rồi, xuống lỗ cùng các cụ. Bộ đội ta anh dũng bao nhiêu thì bọn nhà văn viết tụng ca ngu si hèn nhát bấy nhiêu, núp ở dưới hầm, bịa chuyện ngu si, làm lớp đi sau chả hiểu mô tê gì. Cứ như Nga, Đức, Mỹ... chúng nó đi chụp hình từng vết đạn về sau làm tư liệu nghiên cứu cả lịch sử và kỹ thuật. Chúng ta thử xem chúng ta còn được bao nhiêu ảnh xe địch cháy, ảnh vết đạn, phương pháp nổ bộc phá nguỵ trang. Đến cái cấu trúc cái hầm, cái hào tiền duyên cũng còn ảnh nào ?? Chúng ta có ảnh nào mô tả xe tăng địch thủng để lớp sau biết đến Bazooka ?? Dễ thường cả bọn ngợm lợn ấy không thằng nào ra đến tiền duyên như Đoàn Công Tính cả.
 

...để "chống cái máy ăn miếng trả miếng" thì cần bố trí trận địa giả phải không ...
-----
Trả lời: lừa cái máy này không khó: khi ta đang pháo kích, đồng thời giật bộc phá ở các địa điểm khác thì nó sẽ mù tịt. Thế còn khi trận địa pháo đặt ở vùng rừng núi thì không cần nghi binh: tiếng vọng vào vách núi dội đi dội lại thành bảy, tám tiếng, nó khó mà xác định toạ độ. (Xin lỗi, cái từ "máy ăn miếng trả miếng" là do TrucDang đặt, nguyên của nó là "radar định vị âm thanh"). Trong chiến tranh bên nào cũng giỏi cả: "kẻ tám lạng người nửa cân", "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", "bà già gặp kẻ cắp", "mướp đắng đổi mùn cưa" vv..., bên nào hơn phân bên ấy thắng. Một tướng Mỹ từng nói: "Nếu các ông chỉ có ý chí không thôi thì chúng tôi đã đè bẹp các ông từ lâu rồi !"
"Nghi binh" vừa là chiến thuật, vừa là chiến lược trong chiến tranh. Cách đây 2.000 năm đã có Chu Du, Gia Cát Lượng chuyên dùng mẹo, trước đó rất xa, thời Chiến quốc đã có "Binh pháp Tôn Tử"vv... Nghi binh có từ trước khi loài người ra đời: loài chim ưng săn mồi dùng mẹo săn thỏ: một con lượn vòng quanh trên đầu con mồi gây sự chú ý, bất ngờ một con khác lao từ hướng mặt trời bổ nhào xuống tấn công. Không quân Mỹ đánh cầu Long Biên cũng bắt chước nó: chúng mở đợt tấn công thành phố Việt Trì để nghi binh, trong đó có một tốp bổ nhào xuống rồi không ngóc lên nữa mà bay thấp dọc theo Sông Hồng, rồi bất ngờ cắt bom trúng cầu, cầu Long Biên sập mà ta không bắn được chiếc nào.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM