Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:10:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 74301 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #140 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 06:01:53 pm »


PHẦN 5
DỰ ĐỊNH XÂY DỰNG KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT


Mời bốn lượt cố vấn về công việc Hồng Kông

Điều thứ 3 trong Thông cáo chung Trung - Anh năm 1984 tuyên bố. “Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đồng thời xem xét tình hình lịch sử và hiện thực của Hồng Kông, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định khi khôi phục. chủ quyền đối với Hồng Kông, căn cứ vào quy định của điều 31 Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, thiết lập Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông”. Ngày 4 tháng 4 năm 1990, kỳ họp thứ 3 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 7 thông qua “Quyết định của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc về việc thiết lập Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông”. Quyết định thiết lập Khu hành chính đặc biệt có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1997, khu vực Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông gồm Đảo Hồng Kông, Cửu Long, ba khu “Tân giới” cùng những đảo to nhỏ và hải vực phụ cận đang quản lý. Nghị quyết Đại hội quyết định trong năm 1996, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc sẽ thiết lập Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, phụ trách trù bị sắp xếp những công việc có liên quan để thành lập Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông. Trước khi bắt tay chuẩn bị thành lập Khu hành chính đặc biệt, để thu thập rộng rãi những ý kiến và kiến nghị của người Hồng Kông, Chính phủ Trung Quốc quyết định mời văn phòng Quốc vụ viện Hồng Kông, Ma Cao và Tân Hoa xã tại Hồng Kông làm cố vấn về công việc Hồng Kông. Khi mời cố vấn về những công việc Hồng Kông, Chính phủ Trung Quốc giới định rõ ràng với tính chất tư vấn phi tổ chức, chứng tỏ phía Trung Quốc nghiêm khắc tuân thủ Tuyên bố chung Trung - Anh và sự hợp tác ủng hộ đối với Chính phủ Anh đối với việc thực thi có hiệu quả chế độ quản lý của Hồng Kông. Những người được mời làm cố vấn công việc Hồng Kông, đều là những nhân sĩ đã từng cống hiến cho sự phồn vinh và ổn định của Hồng Kông, đồng thời có tiếng nói và ảnh hưởng nhất định. Họ có sự hiểu biết sâu sắc về công việc Hồng Kông, có thể đưa ra được nhiều ý kiến tư vấn tốt cho thời kỳ quá độ ở Hồng Kông. Tháng 3 năm 1992, có 44 người được mời làm cố vấn. Sau đó, tháng 5 năm 1994, mời đợt 3 là 49 người. Tháng 4 năm 1995, mời đợt 4 là 45 người. Những cố vấn sau khi được mời đã bằng nhiệt tình yêu nước cao độ, đề xuất rất nhiều ý kiến và kiến nghị đối với những vấn đề quan trọng của thời kỳ quá độ và sự thuận lợi chuyển giao chính quyền bình ổn năm 1997 của Hồng Kông; trong đó có rất nhiều ý kiến được phía Trung Quốc tiếp nhận, có tác dụng rất tốt để phía Trung Quốc xử lý tốt một loạt công việc thời kỳ quá độ của Hồng Kông sau này.



Thành lập Uỷ ban trù bị

Ngày ký kết Hồng Kông trở về đã gần đến. Để thực hiện quá độ ổn định và chuyển giao chính quyền thuận lợi của Hồng Kông, sẽ có rất nhiều công việc chuẩn bị cụ thể và phức tạp phải hoàn thành. Vì vậy, trước khi chính thức thành lập Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, năm 1996 sẽ thành lập cơ quan công tác chuyên môn dưới Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, vô cùng bức thiết và khẩn cấp. Các nhân sĩ các ngành trong xã hội Hồng Kông cũng đều kiến nghị sớm thiết lập một cơ quan như thế. Uỷ viên Uỷ ban trù bị gồm 57 người, trong đó 30 uỷ viên là người Hồng Kông, chiếm hơn 1/2, do Phó Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tiền Kỳ Tham làm Chủ nhiệm; An Tử Giới, Hoắc Anh Đông, Lỗ Bình, Chu Nam, Khương Ân Trụ, Trịnh Nghĩa, Lý Phúc Thiện làm phó chủ nhiệm; thư ký trưởng do Lỗ Bình kiêm nhiệm, Trần Văn Tuấn, Trần Tử Anh làm phó thư ký. Ngày 12 tháng 5 năm 1994, hội nghị lần thứ 7 Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 8 quyết định bổ sung thêm 13 uỷ viên Uỷ ban trù bị.

Chức trách công tác của Uỷ ban trù bị là: 1/ Đề xuất ý kiến về những công việc hữu quan của uỷ viên Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông. 2/ Nghiên cứu và nếu kiến nghị về quyền khoá 1 và những biện pháp phát sinh cụ thể của Hội lập pháp Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông. 3/ Nghiên cứu tăng cường mở rộng và tuyên truyền cho luật pháp cơ bản của Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông. 4/ Đề xuất ý kiến xử lý đối với những điều khoản có sự động chạm giữa luật pháp hiện hành của Hồng Kông với luật pháp cơ bản của Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông. 5/ Nghiên cứu và đề xuất ý kiến về việc vượt qua năm 1997, có thể phát sinh những sự kiện to lớn ảnh hưởng đến lợi ích của Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông. 6/ Nghiên cứu và đề xuất ý kiến về việc Trung Quốc khôi phục chủ quyền thực hiện những công việc khác có liên quan đến quá độ bình ổn của Hồng Kông.

Để thực hiện chức trách trên, Uỷ ban trù bị quyết định thiết lập 5 tổ chuyên đề chính vụ, kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội và an ninh, các chuyên đề tiến hành nghiên cứu có hệ thống và toàn diện ...

Nhà đương cục Anh tại Hồng Kông không thừa nhận hợp tác với Uỷ ban trù bị, gây nhiều trở ngại cho công tác của Uỷ ban trù bị. Uỷ ban trù bị giương cao ngọn cờ yêu nước, đoàn kết quảng đại đồng bào Hồng Kông, nghiêm chỉnh làm việc theo Tuyên bố chung Trung-Anh và luật pháp cơ bản của Hồng Kông, làm công tác chuẩn bị lớn trước khi thành lập Uỷ ban. Trong vòng 2 năm rưỡi, sau khi thành lập Uỷ ban trù bị, 6 hội nghị đã được triệu tập tại Bắc Kinh; 5 tổ chuyên đề đã triệu tập 89 cuộc họp. Các uỷ viên ở Hồng Kông và Đại lục đã hợp tác chặt chẽ. Trên cơ sở trưng cầu rộng rãi ý kiến của các ngành hữu quan ở Hồng Kông và nội địa đã đề xuất 46 ý kiến và kiến nghị tương đối hệ thống bằng văn bản về xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế văn hoá và dân chủ, v.v... Có một số đã thành văn kiện chính thức, từ đó mà hình thành một khuôn mẫu hoàn chỉnh cho khu đặc biệt tương lai, làm cơ sở tốt cho việc chính thức thành lập Uỷ ban trù bị. Có được thời gian quí báu bảo đảm quá độ bình ổn của Hồng Kông năm 1997.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #141 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 06:02:45 pm »


Uỷ ban trù bị bắt đầu vận hành

Trong Hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Uỷ ban trù bị họp ngày 24 tháng 6 năm 1995 đã thông qua “Kiến nghị về việc thành lập Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông” sẽ thành lập vào tháng 01 năm 1996. Số người trong Uỷ ban từ 120 đến 150 người. Trong đó các uỷ viên Hồng Kông chiếm 50% trở lên. Uỷ ban trù bị đặt ở Bắc Kinh, đồng thời đặt trụ sở cơ quan làm việc ở Bắc Kinh và Hồng Kông.

Qua nhiều lần nghiên cứu và hiệp thương, Hội nghị uỷ viên trưởng Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã đưa ra dự kiến danh sách 150 nhân viên của Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông để trình lên Hội nghị lần thứ 17 Uỷ ban thường vụ Quốc hội họp tại Bắc Kinh ngày 28 tháng 12 năm 1995. Hội nghị đã thảo luận và thông qua danh sách đó. Tiền Kỳ Tham giữ chức chủ nhiệm Uỷ ban.

Trong 150 thành viên, có 56 uỷ viên Đại lục chiếng 37%, 94 người ở Hồng Kông chiếm 63%. Các uỷ viên được tuyển chọn ở Đại lục chủ yếu là những người phụ trách các ngành ở Trung ương và địa phương cùng các chuyên gia có liên quan tương đối nhiều đến công việc của Hồng Kông. 94 uỷ viên Hồng Kông đều là những cư dân lâu đời ở đó. Trong đó, giới công thương có 34 người, gồm những đại biểu nổi tiếng trong giới công thương nghiệp. Giới chuyên nghiệp có 33 người, gồm hiệu trưởng của 5 trường đại học Hồng Kông và các nhân sĩ trí thức chuyên nghiệp nổi tiếng.

Ngày 26 tháng 01 năm 1996, Uỷ ban chính thức thành lập và triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ nhất. Hội nghị thảo luận thông qua quy tắc công tác của Uỷ ban trù bị. Trong thời gian hội nghị còn triệu tập Hội nghị chủ nhiệm, quyết định tuyển chọn 6 tổ chức triển khai công việc gồm trưởng hành chính, tổ lập pháp lâm thời, tổ pháp luật, tổ hoạt động khánh chúc v.v... Đồng thời xác định lựa chọn người thành lập các tổ đó.

Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông là một cơ quan công tác, cũng là một cơ quan quyền lực tối cao toàn quốc. Nó không giống như Uỷ ban trù bị, nhưng lại có sự tiếp nối công việc của Uỷ ban dự bị. Ngày 28 tháng 01 năm 1996 việc xây dựng cơ sở quân đội đóng ở Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông do Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cử đến đã hoàn thành. Quân đội đóng ở Hồng Kông gồm có hải, lục, không quân, thuộc sự lãnh đạo của Uỷ ban quân sự Trung ương Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. 0 giờ ngày 01 tháng 7 năm 1997 đơn vị quân đội này sẽ chính thức tiến vào Hồng Kông gánh vác nhiệm vụ bảo vệ Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông.

Từ ngày 23 đến 24 tháng 3 năm 1996 Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông đã mở hội nghị lần thứ 2 tại Bắc Kinh, thảo luận và thông qua “Quyết định thành lập Hội lập pháp lâm thời Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông”, “Quyết định sắp xếp những ngày nghỉ của công chúng Hồng Kông nửa năm cuối 1997 và cả năm 1998”, “Quyết định Uỷ ban hoạt động của các ngành giới Hồng Kông mừng Hồng Kông trở về với Tổ quốc”, “Kiến nghị giải thích việc thực thi Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (theo luật quốc tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa )”.

Ngày 24, 25 tháng 5 năm 1996, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông được tiến hành tại thành phố Chu Hải tỉnh Quảng Đông. Hội nghị đã thông qua 3 quyết định: “Quyết nghị nguyên tắc suy nghĩ về những biện pháp phát sinh khi lựa chọn uỷ viên Uỷ ban”. “Quyết nghị lập bia kỷ niệm Hồng Kông trở về với Tổ Quốc”, “Quyết nghị về vấn đề sách giáo khoa”.

Ngày 9, 10 tháng 8 năm 1996, Hội nghị lần thứ 4 của Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông họp tại Bắc Kinh. Hội nghị đã thông qua “Những biện pháp phát sinh cụ thể của việc lựa chọn các uỷ viên chính quyền khoá một Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. “Những biện pháp tạm thời sử dụng cờ, huy hiệu của Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 14 tháng 10 năm 1996, Hội nghị báo cáo công tác tuyển chọn uỷ viên chính quyền 1 khoá 1 khu hành chính đặc biệt Hồng Kông tiến hành tại Hồng Kông.

Ngày 04 - 05 tháng 10 năm 1996, Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông họp tại Bắc Kinh. Hội nghị thông qua “Những biện pháp phát sinh của hội lập pháp lâm thời Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” và “Những biện pháp phát sinh của việc tuyển chọn những quan chức đứng đầu nhiệm kỳ 1 Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”.

Ngày 01-02 tháng 11 năm 1996, Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Uỷ ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông họp tại Bắc Kinh, Hội nghị Uỷ viên chủ nhiệm cũng được triệu tập trong thời gian họp, thông qua “Quyết định thiết lập tổ phát sinh biện pháp của Hội lập pháp khoá 1 Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông”, “Danh sách những người được chọn đứng đầu hành chính nhiệm kỳ 1 Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông” và “Quyết định về những công việc hữu quan, những biện pháp tuyển chọn người đứng đầu cơ quan Khu hành chính đặc Hồng Kông”.

Theo sắp xếp của Uỷ ban trù bị, ngày 11 tháng 12 đã bầu ra những quan chức đứng đầu cơ quan hành chính Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, Ngày 21 tháng 12 bầu ra uỷ viên Uỷ ban lập pháp lâm thời Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông.

Giờ đây Hồng Kông trở về với Tổ quốc, lại bước vào một giai đoạn lịch sử mới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #142 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:18:31 pm »


Chương 21
KHỐNG CHẾ TRUNG QUỐC, THỂ CHẾ TẤM LÁ CHẮN AN TOÀN NHẬT-MỸ.
SÓNG DỮ ĐẢO ĐIẾU NGƯ LẠI NỔI LÊN, NGƯỜI TRUNG QUỐC CĂM THÙ KẺ ĐỊCH



PHẦN 1
TĂNG CƯỜNG ĐỒNG MINH MỸ - NHẬT


Những thay đổi mới về thể chế an ninh Nhật - Mỹ

Những người quan tâm đến vấn đề Nhật-Mỹ đều biết rằng, Nhật Bản sau chiến tranh là “thành luỹ ngăn ngừa Cộng sản” của mặt trận phương Tây. Sự thành lập thể chế tấm lá chắn an toàn Nhật-Mỹ, làm cho Nhật tích cực tham gia chiến lược chống Liên Xô của Mỹ (Đặc biệt là chiến lược hạt nhân chống Liên Xô ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương). Bước vào năm 1980, khi Liên Xô tiến vào Nam Châu Á từng tấc đất một, thì thể chế an toàn ấy đã bắt đầu thay đổi.

Một hiện tượng kỳ lạ là, cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, “Luận thuyết răn đe Liên Xô” cũng tiêu tan, thay vào đó là “luận thuyết răng đe Trung Quốc” và “luận thuyết răn đe Triều Tiên”. Căn cứ của phòng vệ Nhật Bản cũng vì thế mà phát triển quân sự.

Quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Nhật được tăng cường. Quân sự hoá nước lớn, luận thuyết răn đe Trung Quốc (hoặc Triều Tiên) vô cùng ngang ngược, có thể nói là “ba ngôi một thể” để thúc đẩy chính trị, ngoại giao quốc tế của Nhật Bản trong những năm 90 phát triển. Nhưng động lực này không phải là động lực hoà bình. Rất dễ thấy Nhật Bản sau này có thể chiến đấu giỏi, nhưng đầy tính nguy hiểm.

Chúng ta cùng lưu ý đến phái Diều hâu ra sức ca ngợi “thuyết tăng cường phòng vệ tự chủ”. Một số lãnh tụ chính giới Nhật còn mang tư tưởng “Clintơn Mỹ”, tức là Nhật không thể cứ chỉ đâu đánh đấy, tất nhiên chẳng sớm thì muộn sẽ ngang bằng phải lứa với chú Sam, thậm chí còn nói thẳng ra rằng, không cần khách khí với Mỹ. Càng không thể nghĩ tới là Nhật Bản đã có Fluton nhiên liệu hạt nhân vượt qua mức cho phép. Từ đó mà có thể sử dụng nguyên liệu ấy để chế tạo đầu đạn hạt nhân.

Tháng 02 năm 1995, Mỹ công bố chiến tranh thế giới mới. Trọng điểm là các siêu cường vẫn tiếp tục duy trì căn cứ quân sự và số binh lính đã được bố trí ở các nơi trên thế giới. Các tài liệu cho thấy Mỹ đứng đầu về số nhân viên quân sự đóng ở Đức, đạt tới 10,32 vạn người, sau đó là Nhật (4,48 vạn người), Hàn Quốc (3,625 vạn người) Anh (1,455 vạn người), Ý 1,26 vạn người) ... Từ đó có thể thấy rõ, với chú Sam, thì tính chất quan trọng của căn cứ quân sự Nhật Bản được xếp số 1 hoặc 2, không thể thiếu. Trọng điểm 2 về chiến lược thế giới mới của Mỹ là yêu cầu Nhật và các đồng minh khác tăng cường lực lượng quân sự và gánh vác kinh phí lưu trú cho quân đội Mỹ. Gần đây nhân dân Nhật oán trách, dự toán cho phúc lợi của người già không ngừng giảm bớt, dự toán cho quân đội Mỹ đóng ở Nhật lại liên tục tăng lên. Đối Nhật không công bằng.

Cuối năm 1995 trong cuộc bầu cử thủ lĩnh của đảng cầm quyền, phái Diều hâu đã đánh bại phái khiêu chiến. Điều đó chứng tỏ Nhật sẽ tích cực “cống hiến quân sự” trên toàn cầu và khu vực.

Trong một bài báo đăng ngày 05 tháng 01 năm 1996 của tờ “Báo liên hợp buổi sớm” Singapo viết: “Nhật Bản sau này sẽ trở thành một đất nước quân sự hoàn toàn xa cách với ý nguyện của nhân dân Châu Á. Đương nhiên, quan hệ an ninh Nhật - Mỹ lúc đó sẽ có một định nghĩa mới”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #143 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:20:00 pm »


Mục đích thể chế an ninh Nhật-Mỹ

Quả không ngoài dự đoán, ngày 17-4-1996 sau khi mật đàm giữa cơ quan đầu não, Mỹ-Nhật đã ký “Tuyên ngôn tấm lá chắn an ninh Nhật-Mỹ”. “Tuyên ngôn” ấy đặt ra một định nghĩa mới đối với “Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật”. Chuyển trọng điểm từ bảo vệ an toàn của Nhật Bản mở rộng thành giữ gìn sự an toàn của Nam Á Thái Bình Dương, thậm chí bao gồm cả Đông Nam Á. Mặc dù Nhật đã cố gắng phân biệt việc đó nhưng các quan chức Chính phủ đều muốn chí ít cũng phải kéo đến vành đai Philippin.

Đối với tuyên ngôn chung, khi Đông Nam Á phát sinh vấn đề thì đội tự vệ Nhật Bản sẽ phối hợp hành động quân sự với quân Mỹ. Cục pháp chế nội các Nhật Bản chỉ rõ: “Đây thuộc về quyền tự vệ tập đoàn, không thể thừa nhận”.

Nói về đội tự vệ chủ trương liên minh quân sự với Mỹ, một giáo sư của một trường đại học nói: “Nói quyền tự vệ tập đoàn vi phạm điều 9 của hiến pháp, là vì trong điều 9 ghi rõ: Không sử dụng sức mạnh quân sự làm thủ đoạn giải quyết tranh chấp quốc tế. Chúng tôi phản đối quyền tự vệ tập đoàn.

Phái ủng hộ Hiến pháp của Nhật Bản, phản đối Nhật Bản kết thành đồng minh quân sự với nước ngoài. Nhưng đội tự vệ là một bộ phận chính đảng (Như Đảng Tân tiến) lại cho rằng “20 năm sau Trung Quốc trở thành một nhân tố bất ổn định lớn của Châu Á. Cho nên từ bây giờ trở đi phải kề vai sát cánh với Mỹ để giữ sức mạnh cân bằng với Trung Quốc”.

Phòng phòng vệ muốn xây dựng quân sự ngày càng mạnh đã cường điệu lên rằng “Trung Quốc là mối de doạ đang tiềm ẩn” để tìm lý do cho liên minh quân sự Nhật-Mỹ. Một giáo sư trường Đại học Phòng vệ Nhật Bản nói: “Quyền tự vệ tập đoàn sớm được hình thành ở Nhật, do Hiến chương Liên hợp Quốc mang lại. Những quy định trước kia bây giờ không thể thay đổi không tránh khỏi quá cứng nhắc”. Ngày nay không có quyền tự vệ tập đoàn, tấm lá chắn an toàn Nhật Bản cũng không thể nói đến”. Ông còn so sánh: “Một bé gái 10 tuổi thề thốt với bé trai rằng sau này nhất định sẽ không lấy chồng. Nhưng khi cô ta đã 25 tuổi, biết đâu cô ta lại muốn lấy chồng”.

Nhưng sửa đổi Hiến pháp không thể thành hiện thực. Do đó ông chủ trương giải thích điều thứ 9 của Hiến pháp để cơ quan đầu não của Nhật Bản có quyền quyết định lớn hơn, mà sau sự việc Quốc hội truy nhận là được.

Tờ “tin mới” Nhật ngày 18-4 bình luận:

“Tấm lá chắn an ninh Nhật-Mỹ, đặt trọng điểm trên tấm lá chắn an toàn của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bối cảnh của nó là hòng giữ thế quân bình với Trung Quốc hùng mạnh sau này. Nhưng khi sự răn đe “của Trung Quốc được thể hiện rõ ràng bằng hình thức cụ thể, thì Nhật-Mỹ sẽ phải ứng phó như thế nào, để giữ sự ổn định và phồn vinh của khu vục, Trung Quốc phát huy tác dụng tích cực và có tính xây dựng là vô cùng quan trọng. Tiến thêm một bước quan hệ hợp tác với Trung Quốc phù hợp với lợi ích của Mỹ-Nhật”.

Có thể cho rằng đoạn nói trên là tham khảo ý kiến của Phó Thủ tướng Trung Quốc kiêm Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham. Đầu tháng, vị Ngoại trưởng này sang thăm Nhật đã nói: “Tấm lá chắn an ninh Nhật-Mỹ nếu vượt qua phạm vi hai nước, ảnh hưởng đến lợi ích của nước khác, sẽ có thể dẫn đến nhân tố phức tạp mới”.

“Nếu trực diện chỉ ra sự uy hiếp từ phía Trung Quốc sẽ kích động Trung Quốc, làm cho Trung Quốc cô lập, đồng thời phá vỡ thế cân bằng ở Đông Nam Á. Điều này sẽ làm trở ngại cho sự tăng trưởng kinh tế khu vực này”.

Có thể nói, đưa ra những suy nghĩ này từ đó chọn từ ngữ thoả đáng, hy vọng Trung Quốc phát huy tác dụng có “tính xây dựng”.

Song, đối với khó khăn mà Trung Quốc sẽ gặp sau này được hình thành cùng với bán đảo Triều Tiên, không còn nghi ngờ, là một nhân tố bất ổn định ở Đông Nam Châu Á. “Tập trung khối lượng lớn quân sự trong đó bao gồm vũ khí hạt nhân” mà tuyên bố chung đã nói, hiển nhiên là chỉ Trung Quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #144 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:22:26 pm »


PHẦN 2
NHẬT BẢN THU XẾP XÂM CHIẾM ĐẢO ĐIẾU NGƯ


Đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc

Mùa hè năm 1996, dưới sự dung túng và giúp đỡ của Nhật, các phần tử cánh hữu Nhật tiến vào Điếu Ngư đảo lãnh thổ vốn có của Trung Quốc với hành động hung hăng, gây nên một làn sóng phẫn nộ trong nhân dân.

Từ xưa tới nay Điếu Ngư đảo là lãnh thổ của Trung Quốc. Nó nằm ở vùng giáp ranh phía đông thềm lục địa Đông Hải Trung Quốc. Về kết cấu địa chất, bao gồm nhiều đảo lớn nhỏ. Đảo Điếu Ngư nằm ở phía bắc Đài Loan 120 hải lý, phía tây đông cách lục địa Trung Quốc và Nhật Bản khoảng 2.000 hải lý. Độ sâu của nước ở vùng phụ cận từ 100-150m.

Từ xưa tới nay, ngư dân các tỉnh Đài Loan, Phúc Kiến Trung Quốc đều thường đến đảo đánh bắt cá, hái thảo dược.

Ngay từ những ngày đầu Triều Minh, Điếu Ngư đảo cùng quần đảo của nó đã có trên bản đồ Trung Quốc.

Cuối thế kỷ 19, trước khi chiến tranh Giáp Ngọ bùng nổ, Nhật Bản không đề xuất và kiến nghị với Trung Quốc về chủ quyền của đảo Điếu Ngư. Tháng 4 năm 1895, Chính phủ Mãn Thanh bị ép ký “Điều ước Mãn quân” nhục nhã, cắt nhượng cho Nhật toàn bộ đảo Đài Loan cùng với các đảo phụ thuộc và quần đảo Bành Hồ. Từ đó về sau Nhật Bản mới có “Quần đảo Tiên Các” (tức quần đảo Điếu Ngư). Trước đó, trên bản đồ Nhật Bản đều ghi tên quần đảo đảo Điếu Ngư bằng tên của Trung Quốc.

Sau khi Nhật Bản bị thất bại trong đại chiến thế giới lần thứ 2 đảo bị Mỹ chiếm đóng. Năm 1951, Mỹ - Nhật quay lưng lại Trung Quốc, phi pháp ký “Hòa ước Chicago”. Điều thứ 2 của “Hòa ước” tuy ghi rõ Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền lực của Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, cả trên danh nghĩa quyền lợi. Nhưng điều thứ 3 sai lầm qui những hòn đảo lớn nhỏ của đảo Điếu Ngư dưới sự quản lý của Mỹ. Chu Ân Lai Thủ tướng Trung Quốc lúc đó đã nghiêm khắc tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc kiên quyết không thừa nhận “Hòa ước Chicago”. Năm 1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải, quy định Nhật Bản phải hoàn trả tất cả lãnh thổ Trung Quốc đã bị họ chiếm đoạt “thích hợp với tất cả lãnh thổ của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, bao gồm Đài Loan và những hòn đảo lớn nhỏ xung quanh”.



Văn kiện Nhật đã bộc lộ chân tướng

Cuộc tranh chấp đảo Điếu Ngư lại một lần nữa ảnh hưởng đến quan hệ Trung - Nhật. Các quan chức Nhật đẩy trách nhiệm lên bản thân người Trung Quốc. Qua văn kiện của các quan chức địa phương Nhật kích động người Trung Quốc gây ra một làn sóng phản đối ở đảo Điếu Ngư lần này. Bởi họ muốn mượn thời cơ của “tấm lá chắn an toàn Nhật - Mỹ”, để năm 1996 chính thức nhập quần đảo Điếu Ngư vào Nhật Bản. Từ đó, tiến thêm một bước trong phân phối tài nguyên kinh tế Đông Hải.

Năm 1996, trong bản tin mới lần đầu đề cập đến vấn đề đảo Điếu Ngư là ngày 19 tháng 2.

Tuyên bố phát đi lúc đó chủ yếu là “đảo Độc”. Do phía Nhật nêu lên vấn đề chủ quyền, dẫn đến sự phản ứng quyết liệt của Nam Hàn. Các quan chức Nhật cho rằng phải giải thích tỉ mỉ với các nhà báo nước ngoài về lập trường của phía Nhật. Lúc đó có nhà báo nhắc đến Trung Quốc đang thăm dò mỏ dầu ở vùng phụ cận đảo Điếu Ngư, đồng thời chất vấn phía Nhật có nên giao cho toà án quốc tế phán quyết “đảo Trúc” và “đảo Tiêm Các” (tức đảo Điếu Ngư). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật lúc đó nói: “Theo tôi hiểu, chúng tôi không có ý làm như thế. Bởi vì, trừ phi hai bên đồng ý, nếu không, không thể giao cho Toà án Quốc tế”. Từ trong lời nói của vị quan chức này có thể thấy, lúc đó Nhật Bản vẫn thừa nhận đảo Điếu Ngư và “đảo Trúc” là của mình.

Do Nhật Bản coi vấn đề đảo Điếu Ngư là chuyện của hai nước Nhật và Cộng hoà Nhân dân Trùng Hoa. Ngày 14 tháng 02 nhà đương cục Đài Loan ra tuyên bố nhắc lại có chủ quyền ở Điếu Ngư đảo.

Nhưng ngày 20 tháng 2 trong bản tin của Nhật công bố lập trường cứng rắn của Nhật. “Trong lịch sử và pháp lý, đảo Điếu Ngư luôn là một bộ phận của lãnh thổ Nhật Bản.

Hạ tuần tháng 7, do sự kháng nghị của Trung Quốc cùng Đài Loan, tại Hồng Kông dấy lên làn sóng bảo vệ Điếu Ngư đảo, thì trong thời gian này truyền đi tin đồn Chính phủ Nhật sẽ nhượng bộ. Bản tin ngày 26 tháng 7, có nhà báo đã viết, trên thực tế, Chính phủ Nhật Bản đã đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc là lập tức đi bỏ cột đèn.

Trả lời nhà báo về vấn dề này, người phát ngôn Nhật đã nói: “Nói thực, chúng tôi không có nguồn tin ấy. Cho nên tôi không thể công nhận. Nhưng tôi không cho rằng có thể như vậy. Thực ra ông ta đã gián tiếp thể hiện rõ lập trường kiên định của phía Nhật.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #145 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:23:09 pm »


Không cho phép quan hệ Trung - Nhật xấu đi

Chiều ngày 11-9-1996, Từ Đôn Tín Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Nhật Bản đã nghiêm khắc đề cập đến việc Nhật Bản cho sửa chữa lại cột đèn trên đảo Điếu Ngư. Đồng thời nói rõ lập trường nghiêm túc của Trung Quốc.

Từ Đôn Tín chỉ rõ, đảo Điếu Ngư và những đảo từ xưa tới nay là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc. Ông nói, gần đây dưới sự tiếp tay và dung túng của nhà đương cục hữu quan Nhật một số đoàn thể Nhật đã bất chấp sự trao đổi nghiêm túc nhiều lần của phía Trung Quốc đã chiếm lại đảo Điếu Ngư, xây dựng lại cột đèn và một số cột mốc khác, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, gây nên sự phẫn nộ mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc đã cực lực kháng nghị với Nhật về điều này đồng thời trịnh trọng tuyên bố, bất cứ hành động đơn phương nào của Nhật, cũng không thể lay chuyển được chủ quyền vốn có đối với Trung Quốc. Cũng không thể thay đổi sự thực đảo Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc. Nhật Bản xây dựng bất cứ công trình nào trên đảo đều là phi pháp và vô hiệu.

Từ Đôn Tín nói: Hai bên Trung - Nhật đều hiểu vấn đề đảo Điếu Ngư và đồng ý tạm thời gác lại vấn đề này, sau này sẽ giải quyết. Nhưng giờ đây phía Nhật đã làm cho tình hình xấu đi, bỏ mặc thậm chí dung túng cho một số đoàn thể Nhật tự ý làm càn. Chính phủ Trung Quốc yêu cầu Chính phủ Nhật phải tuân thủ những thoả thuận mà hai bên đã đạt được, tìm ngay biện pháp loại trừ tất cả những hậu quả xấu và những tiêu cực có thể phát sinh từ đó bảo đảm từ nay về sau sẽ không xây ra những sự kiện tương tự.



Hạ nghị viện Mỹ rêu rao có quyền giúp Nhật “bảo vệ Đảo Điếu Ngư”

Sóng gió đảo Điếu Ngư lại nổi lên. Hạ nghị viện Mỹ có người nói: “Điều ước an ninh Nhật-Mỹ” khiến Mỹ có trách nhiệm giúp Nhật “bảo vệ đảo Điếu Ngư”. Câu nói ấy tuy không phải là thái độ của Nhà Trắng. Nhưng không thể không thu hút sự chú ý của mọi người.

Gần đây, thế lực bảo thủ Mỹ - Nhật ngóc đầu dậy, coi sự nổi lên của Trung Quốc là một sự đe doạ. Mỹ ép Trung Quốc phải phối hợp với Nhật. Điều này phù hợp với ý đồ của Nhật muốn mượn sức mạnh của Mỹ để ép Trung Quốc.

Mỹ một lần nữa xác nhận và nhấn mạnh liên minh an toàn của hai nước, phản ánh hai nước đang đối mặt với tình thế đa cực nhanh chóng phát triển. Mặc dù mâu thuẫn kinh tế và xung đột của hai bên khó mà giải toả, song sự hợp tác và hiệp ước an toàn chiến lược vẫn là một mặt chủ yếu trong quan hệ hai nước từ nay về sau. Mặc dù nhìn từ xa, ý đồ chiến lược của Mỹ nhằm thẳng vào Trung Quốc, rất có thể là một sự tình nguyện, có thành công hay không phải có thời gian kiểm nghiệm.

Thực ra, Mỹ - Nhật đều có tính toán của mình. Ý đồ lâu dài của Mỹ là vẫn phải khống chế Nhật Bản. Vì thế mà phải coi trọng Trung Quốc. Mà Nhật Bản muốn ép Trung Quốc phải đẩy Mỹ lên phía trước, tránh xuất đầu lộ diện, làm cho quan hệ Trung - Mỹ thêm căng thẳng, để thu được lợi trong mâu thuẫn Trung - Mỹ. Lùi một bước để Mỹ - Nhật cùng hành động chung tay khống chế Trung Quốc, tất sẽ dẫn đến sự hỗn loạn trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, thậm chí trở lại cuộc “Chiến tranh lạnh”, ngược lại cũng có thể nguy hiểm cho lợi ích của Nhật - Mỹ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #146 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:24:26 pm »


PHẦN 3
BÊN TRONG VIỆC LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO TRUNG - MỸ


Níchxơn gạt Nhật Bản ra một bên.

Trong khi Nhật Mỹ xây dựng đồng minh an toàn Nhật - Mỹ mới, không ít nhân sĩ am hiểu thời cuộc chỉ rõ: Hai nước Mỹ - Nhật tuy đã cùng nhau xây dựng mục tiêu chiến lược khống chế Trung Quốc, nhưng hai bên “đồng sàng dị mộng”.

Một khi tình hình thay đổi, cái gọi là quan hệ đồng minh “vững chắc” ấy liệu có giữ được không, thậm chí hai bên có vì mâu thuẫn kinh tế mà lục đục, đều là điều chưa định được. Mọi người không thể quên, Níchxơn năm đó đã bỏ Nhật Bản, đến thăm Trung Quốc.

11 giờ 27 phút trưa ngày 21 tháng 2 năm 1972 chiếc chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ Níchxơn từ từ đáp xuống sân bay Bắc Kinh. Níchxơn từ thang máy bay bước xuống. Lúc đó, Thủ tướng Chu Ân Lai bước lên, hai người bắt chặt tay nhau.

Tình hình cuộc viếng thăm Trung Quốc của Níchxơn được vệ tinh truyền đi khắp nơi trên thế giới. Thủ tướng Nhật ngồi trong phòng xem truyền hình. Ông muốn biết Níchxơn đối với người Trung Quốc như thế nào.

Níchxơn từ máy bay bước xuống bắt tay Thủ tướng Chu Ân Lai nói: “I’m very happy” (tôi vô cùng vui mừng).

Tiếp đó là duyệt đội danh dự.

Thủ tướng Nhật đứng dậy tắt ti vi.

Tin Níchxơn thăm Trung Quốc khiến cho cả nước Nhật bàng hoàng. Sau khi nhận được “Thượng Hải công báo”, Bộ Ngoại giao Nhật bí mật chuẩn bị luật cho mối bang giao bình thường hoá Trung - Nhật.

Không ngờ, một đoàn nhà báo vây lấy ông, muốn ông nói nhận xét của ông về chuyến thăm Trung Quốc của Nichxơn.

Thủ tướng vừa đi ra vừa nói: “Chẳng phải ông ta đã nói đó sao. Đây là một sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ. Ông ta đã nói, người khác còn nói gì nữa?”

“Ông ta”, đương nhiên là chỉ Níchxơn.

Thái độ của thủ tướng Nhật đương nhiên là vô cùng bực tức, đau đầu. Thị trường rộng lớn của Trung Quốc luôn luôn có sự hấp dẫn đối với Nhật. Phần lớn thời gian sau chiến tranh, Nhật Bản đều tích cực tìm cách kiến lập quan hệ mật thiết với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tháng 6 năm 1952 Tôkyô và Bắc Kinh bắt đầu trao đổi buôn bán hai bên (dưới sự bảo trợ của thương nghiệp tư nhân nhưng được các quan chức địa phương ủng hộ). Đến đầu những năm 60, Nhật Bản đã trở thành một bạn hàng buôn bán lớn nhất của Trung Quốc. Nhưng do cuộc chiến tranh lạnh, đã hạn chế Nhật Bản thiết lập quan hệ bình thường với Trung Quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #147 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:26:15 pm »


Thủ tướng Nhật thăm Trung Quốc

Ngày 7 tháng 7 năm 1972, nội các Tanaca thành lập. Sau hàng loạt hoạt động ngoại giao, cuối cùng đã thực hiện cuộc viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nhật.

Ngày 25 tháng 9 Thủ tướng Nhật Tanaca lên đường tới Bắc Kinh. 11 giờ 30 phút trưa ngày 25 tháng 9, chiếc chuyên cơ chở Thủ tướng Nhật đáp xuống sân bay Bắc Kinh.

Vòng đầu hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Tanaca và Chu Ân Lai được tiến hành vào hồi 1 giờ 30 phút ngày 25 tháng 9 tại Đại lễ đường nhân dân. Khi cuộc hội đàm kết thúc. Thủ tướng Chu Ân Lai lại nói với “Tóm lại, yêu cầu thống nhất lớn, còn lại sự khác nhau nhỏ”, “Tất nhiên, lần đàm phán này, dù sao cũng phải có kết quả” Tanaca trả lời. Từ đó có thể thấy, cuộc đàm phán đã có sự mở đầu tốt.

7 giờ 30 phút chiều hôm đó, Thủ tướng Chu Ân Lai chủ trì bữa tiệc chiêu đãi tại Đại lễ đường nhân dân. Có 600 người tham gia bữa tiệc vượt qua số người khi Níchxơn thăm Trung Quốc.

Bữa tiệc tiến hành được một nửa, khi đáp từ, Thủ tướng Nhật Bản đã nhắc đến cuộc xâm lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc. Ông ta nói: “Hai nước... đã có lịch sử qua lại hơn hai ngàn năm, phong phú và nhiều màu sắc”. Ông nói tiếp: “Thế nhưng, điều đáng buồn là mấy năm trước đây, quan hệ Trung-Nhật đã phải trải qua một quá trình bất hạnh. Thời gian ấy, nước tôi đã mang đến cho nhân dân Trung Quốc sự phiền hà to lớn tôi xin bày tỏ sự hối hận sâu sắc về điều đó”. Nói đến đây, những người phía Trung Quốc vừa mới vỗ tay nghe câu nói “Mang đến phiền hà” thì liền im lặng. Không khí hoan nghênh nhiệt liệt trên Hội trường bỗng nhiên thay đổi.



Chu Ân Lai với lời nói đạo lý đanh thép

Ngày hôm sau, Chu Ân Lai đến thăm Tanaca và đã nghiêm khắc nói: “Trong bữa tiệc tối hôm qua, Thủ tướng nói “Mang đến phiền hà”. Câu nói ấy giống như làm ướt quần của cô gái qua đường rồi xin lỗi. Trung Quốc cảm thấy Nhật đã dùng một câu nói quá nhẹ nhàng sơ sài để xin lỗi họ xâm lược lục địa, phát động sự biến Mãn Châu, sự biến Nhật Hoa và chiến tranh Thái Bình Dương. Nhưng sau kết thúc bài đáp từ của Thủ tướng Tanaca, phía Trung Quốc vẫn vỗ tay nhiệt liệt.

2 giờ chiều, vòng đàm phán thứ hai giữa Thủ tướng Chu Ân Lai và Thủ tướng Nhật được tiến hành. Chu Ân Lai với khẩu khí nghiêm khắc khiển trách thái độ của Nhật Bản. Ông nói: “Nghe nói cuộc họp báo của Ngoại trưởng sáng nay, đã phá vỡ mối bang giao Trung - Nhật. Bình thường hoá mối bang giao Trung - Nhật là vấn đề chính trị không phải là vấn đề pháp luật. Cục trưởng Tacashima đã làm lẫn lộn. Tôi không cho rằng ý kiến của cục trưởng Tacashima là ý của Ngoại trưởng Tahei và Thủ tướng Tanaca”.

Trước thái độ nghiêm khắc của Chu Ân Lai Tanaca rất thoải mái: “Không, đó không phải là ý kiến cá nhân, là ý kiến của Chính phủ.

Về phía Nhật có một sự kiện rất gay cấn. Ngày 01 tháng 10 là quốc khánh của Trung Quốc. Cuộc viếng thăm này của Thủ tướng Nhật phải rời Bắc Kinh trước.

Tức là nói, cuộc đàm phán không thể kéo dài. Thủ tướng có thể trở về tay không. Nếu cuộc đàm phán bị đổ bể, rất có thể bị truy cứu trong nội bộ Đảng, sẽ dẫn đến toàn bộ nội các phải từ chức. Nhìn từ thái độ nghiêm túc của phía Trung Quốc, nếu muốn hoàn toàn làm theo chủ trương của phía Nhật thì rất khó. Cuộc đàm phán vòng đầu của hai nguyên thủ kết thúc, đoàn đại biểu Nhật về đến khách sạn thì tâm trạng mọi người rất nặng nề.

Ngày 27 tháng 9, ngay từ sáng sớm mây đen đã phủ đầy trời, gió nổi lên dữ dội, dường như dự báo một tương lai mờ mịt của cuộc đàm phán. Nhưng Thủ tướng Nhật vẫn theo đúng lịch trình đã bố trí: 8 giờ sáng ông rời khỏi khách sạn, đến tham quan Vạn lý Trường thành, cùng đi với ông có Cơ Bằng Phi.

4 giờ 10 phút chiều bắt đầu vòng đàm phán thứ 3 giữa Tanaca và Chu Ân Lai tại dinh Phúc Kiến Đại lễ đường nhân dân. Trước đó, phương án thoả hiệp của Nhật đã thông qua Cơ Bằng Phi và gửi đến tận tay Chu Ân Lai. Đối với phương án thoả hiệp, Chu Ân Lai có gật đầu hay không sẽ là mấu chốt của sự thành bại cuộc viếng thăm Trung Hoa. Thủ tướng Nhật và đồng sự của ông đều muốn qua biểu lộ tình cảm của Chu Ân Lai mà đoán được vận mệnh của cuộc hội đàm. Nhưng khó mà nhìn thấy lành dữ từ trên nét mặt của ông. Một lần nữa Tanaca lại cảm thấy Chu Ân Lai thật là “cao tay”.

Chu Ân Lai không nhắc đến một chữ nào trong phương án thoả hiệp của Nhật. Sau khi hội đàm kết thúc, các nhân viên tham gia hội đàm của phía Nhật chợt nhận ra “Phách cuối cùng của Chu Ân Lai là đang chờ đợi ai”. Người mà Chu Ân Lai thỉnh thị không phải là ai khác, mà là Mao Chủ tịch. Mao Chủ tịch sẽ phản ứng như thế nào. Mọi người đều vô cùng lo lắng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #148 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:26:42 pm »


Mao Chủ Tịch nói: “Không tranh luận không mang lại hiệu quả”

Vòng đàm phán thứ ba của Tanaca và Thủ tướng Chu Ân Lai kết thúc, đại biểu Nhật trở về khách sạn dùng cơm. Lễ tân phía Trung Quốc thông báo: “8 hoặc 9 giờ tối Chủ tịch Mao Trạch Đông sẽ hội kiến Thủ tướng Tanaca” và những người cùng đi đang chuẩn bị thì bất ngờ Chu Ân Lai đến khách sạn để cùng Tanaca đến nơi ở của Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải.

8 giờ 30 phút, Mao Trạch Đông tiếp khách Nhật Bản tại bể bơi Trung Nam Hải. Chợt nhìn, Mao Trạch Đông trẻ hơn tuổi.

Lúc gặp mặt, Mao Trạch Đông nói một cách sâu sắc: “Thượng đế sắp bắt tôi đi báo cáo rồi”. Nhưng Tanaca không hề thấy sức khoẻ của Mao Trạch Đông bị giảm sút.

Tiếp đó, Mao Trạch Đông lại nói: “Tranh luận xong chưa? Không tranh luận không được đâu”.

“Không, tôi và Thủ tướng bàn bạc rất tốt”. Tanaca giải thích.

“Không tranh luận không mang lại hiệu quả”

“Vâng”.

Mao Trạch Đông nói chuyện rất khoẻ. Một lát sau câu chuyện chuyển sang tàng thư trong thư văn. Ông lấy từ trên giá sách xuống 6 cuốn “Sở từ tập chú” đưa tặng Tanaca. Ông nói “Tôi thích đọc sách, biết rằng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng không đọc, không ngủ được”.

Cuộc hội kiến kéo dài 1 tiếng, nói rất nhiều chuyện...

Cuộc hội kiến kết thúc, Mao Trạch Đông đưa tiễn họ ra tận cửa. Câu nói “Không tranh luận không mang lại hiệu quả”, mở đầu câu chuyện của Mao Trạch Đông lại hiện ra trong đầu Thủ tướng Nhật và những người cùng đi.

Sự kiện Mao Trạch Đông hội kiến Tanaca và thái độ hữu hảo của ông đối với Tanaca rõ ràng chứng tỏ Mao Chủ tịch đã bật “đèn xanh” cho mối bang giao bình thường Trung - Nhật.

Khi về tới khách sạn các thành viên đoàn đại biểu Nhật nghe kể tình hình cuộc gặp Mao Chừ tịch, đều không kìm nổi niềm vui sướng.

Ngày 29 tháng 9 bản thông cáo chung về vấn đề bình thường hoá mối bang giao Trung - Nhật được công bố.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #149 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:30:07 pm »


PHẦN 4
LÃNH ĐẠO CẤP CAO TRUNG QUỐC THĂM NHẬT


Ngoại trưởng Nhật phá lệ nghênh tiếp quý khách

Sau khi bình thường hoá mối bang giao Trung - Nhật, Chính phủ và nhân dân hai nước đã nỗ lực cống hiến to lớn cho tình hữu nghị của nhân dân hai nước. Chính phủ Nhật Bản đã phá lệ đón tiếp các vị lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đến thăm.

Đó là ngày 20 tháng 10 năm 1978.

4 giờ 20 phút chiều, chiếc chuyên cơ quân sự có sơn 5 ngôi sao màu đỏ ở phía đuôi cánh từ từ đáp xuống sân bay Tôkyô.

Chiếc thang máy bay vừa đặt xuống, Ngoại trưởng Nhật đang chờ sẵn ở sân bay đột nhiên thay đổi kế hoạch đón khách dưới chân thang máy bay, vào khoang thân máy bay.

Vị khách được đón tiếp phá lệ thường ấy là Phó Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và Trác Lâm phu nhân. Mục đích chuyến đi này của Đặng Tiểu Bình là tiến hành cuộc viếng thăm hữu hảo chính thức đồng thời tham dự lễ phê chuẩn Hiệp ước hoà bình hữu hảo Trung-Nhật. Cùng đi với Đặng Tiểu Bình còn có Hội trưởng Hiệp hội hữu nghị Trung - Nhật Liêu Thừa Chí và Kinh Phổ Xuân phu nhân, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Niệm Long v.v...

Khi ông và Ngoại trưởng Nhật bước xuống thang máy bay thì 19 phát đại bác vang lên chào đón. Ông dừng lại một lát, ngước nhìn lên các cháu thiếu nhi vẫy cờ hoa chào đón. Đặng Tiểu Bình lần lượt bắt tay những người ra đón, rồi cùng Ngoại trưởng Nhật trở về khách sạn.

Về tới khách sạn, cảm giác đầu tiên của Đặng Tiểu Bình là “Nơi đây giống như cung Vécxây nước Pháp thu nhỏ”

Đặng Tiểu Bình đã nói đúng. Khách sạn này là Ly cung của Thiên hoàng. Từ năm 1968 đến năm 1974 được sửa sang lại thành khách sạn quốc gia Thiên hoàng, theo kiểu cung Véc xây Pari, chuyên để đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, các vị đứng đầu Chính phủ các nước đến thăm.

Ngày 12-8-1978 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Hoa và Ngoại trưởng Nhật ký Hiệp ước hoà bình hữu nghị Trung-Nhật tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.

Hôm nay vào giờ phút có ý nghĩa lịch sử hiệp ước hoà bình hữu nghị Trung-Nhật chính thức có hiệu lực, Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc đến thăm Nhật Bản thực hiện di chúc và ý nguyện của Chu Ân Lai.



Đặng Tiểu Bình gặp Nhật Hoàng

Hôm đó, bầu trời Tôkyô đầy mây, thỉnh thoảng ánh mặt trời ló ra yếu ớt. Nhưng sau khi lễ đón tiếp kết thúc, bầu trời đột nhiên bừng sáng, ánh nắng mùa thu dọi chiếu khắp nơi. Sự thay đổi của thời tiết khiến mọi người vô cùng phấn khởi, cho rằng đây.là hình ảnh tượng trưng cho tình hữu hảo trong sáng Trung - Nhật.

Khoảng 10 giờ Đặng Tiểu Bình đến chào Thủ tướng Fukuda tại dinh Thủ tướng.

10 giờ 30 phút tiến hành lễ trao đổi văn kiện chính thức việc phê chuẩn Hiệp ước hoà bình hữu nghị Trung - Nhật tại dinh Thủ tướng.

Trưa ngày 23, Đặng Tiểu Bình đến Hoàng cung, yết kiến Nhật hoàng và Hoàng hậu. Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Trung Quốc yết kiến Nhật hoàng sau đại chiến thế giới lần thứ 2.

Từ 2 giờ đến 5 giờ 25 phút chiều ngày 23 Fukuda và Đặng Tiểu Bình tiến hành hội đàm lần thứ nhất tại dinh Thủ tướng. Phía Nhật Bản đứng trên lập trường nhìn lại lịch sử chiến tranh xâm lược trước kia của Nhật, nhấn mạnh phải quán triệt ngoại giao hoà bình, tỏ ra cần phải giữ vững quan hệ hữu hảo với tất cả các quốc gia. Song, họ lại giải thích, tuy gọi là ngoại giao song phương nhìn từ góc độ kinh vĩ tuyến trước kia thì không phải tất cả các quốc gia đều có một “khoảng cách” như nhau. Dưới nguyên tắc hiến pháp hoà bình cũng có sự hạn chế trên sức mạnh tự vệ. Do đó, phải giữ vững Hiệp ước an toàn Nhật-Mỹ, tin tưởng vào Hiệp ước hoà bình thế giới.

Trong phát biểu của mình, Đặng Tiểu Bình đã lý giải đầy đủ về Hiệp ước an toàn Nhật-Mỹ và phương châm ngoại giao của Nhật, trong đó có tăng cường sức mạnh tự vệ. Hai bên còn trao đối ý kiến về tình hình quốc tế, đồng thời trình bày cách đánh giá của mình.

Sau khi cuộc hội đàm kết thúc Fukuda nói về những ấn tượng đối với Đặng Tiểu Bình với các nhà báo: “Rất khá. Tóm lại, rất am hiểu tình hình thế giới, tuy nhiên giống lập trường của đối phương”.

7 giờ 30 phút tối hôm đó, Thủ tướng Nhật tổ chức bữa tiệc trọng thịnh chiêu đãi Đặng Tiểu Bình và những người cùng đi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM