Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:24:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 73865 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #120 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 06:46:42 pm »


Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ tiêu tốn tiền của lớn nhất.

Đầu năm 1996, báo chí thế giới đều tiết lộ một tin rùng rợn, đó là trong thời gian đại chiến thứ 2 các nước đồng minh đã chuẩn bị một kho vũ khí hoá học và sinh học, dự định tiêu diệt tất cả sinh mệnh động thực vật của Đức và Nhật.

Những tin này là tài liệu trong văn kiện bí mật được bảo vệ nghiêm mật 50 năm trong hồ sơ tuyệt mật của Anh. Những tài liệu bí mật này gần đây mới được công bố.

Có lẽ năm mươi năm qua, có người trong khi thanh lý văn kiện bí mật của một số siêu cường ngày nay, cũng sẽ có sự phát hiện giống như cha mẹ ông bà họ. Họ cũng thấy được rằng: trái đất họ đang sinh sống suýt nữa bị huỷ diệt.

Mọi người đều biết, trong kho vũ khí của các cường quốc đã có đủ vũ khí, có thể hai lần huỷ diệt trái đất tươi đẹp của chúng ta, căn bản không cần có vũ khí “siêu bí mật” nào nữa. Những vũ khí hiện có ngày nay đã đủ lắm rồi.

Theo tài liệu thống kê của các chuyên gia, trước mắt thế giới có khoảng hơn 3.600 quả bom nguyên tử, sức công phá gấp 65.000 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hirôsima Nhật năm 1945. Quả bom nguyên tử mà đến nay vẫn là hiểm hoạ đối với sinh mệnh của nhân dân Nhật Bản.

Mặc dù Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược hạt nhân, Mỹ vẫn có hơn 9.000 vũ khí tên lửa. Vũ khí ấy đủ để huỷ diệt mấy lần trái đất. Sau Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược hạt nhân, thế giới vẫn còn hơn 2 vạn vũ khí tên lửa. Sức công phá của nó mạnh gấp 40 vạn lần quả bom nguyên tử Mỹ ném bom xuống Hirôsima.

Đó là chưa kể đến vũ khí hoá học, sinh học và những vũ khí khác, được xếp trong kho vũ khí bí mật của một số nước.

Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ, trong kho vũ khí hoá học của họ có 360 vạn kiện vũ khí hoá học, trong đó bao gồm 330 vạn đầu đạn có thành phần hoá học đơn nhất và 315.683 kiện vũ khí có thành phần hóa hợp nhị nguyên.

Đương nhiên, đây không phải là một tin quan trọng đối với nhân dân lao khổ. Như Chủ tịch Phiđen Catstơrô nói: nguyên tử chính là nghèo khổ, bởi vì nghèo khổ đang đe doạ cuộc sống của họ. Mỗi ngày nước Mỹ chi cho vũ khí nguyên tử là 8.000 vạn đô la Mỹ. Trong khoản thời gian từ năm 1940-1945, nước Mỹ chi cho vũ khí hạt nhân là 400 tỷ đô la. Thế mà năm 1945 chi 27 tỷ đô la để giải quyết vấn đề nghèo khó của thế giới thứ 3 thì đã kết thúc sự nghèo đói của hàng triệu con người.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #121 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 06:47:36 pm »


Công tác tình báo tuyệt vời

Mỹ đánh giá là Liên Xô trong thời gian ngắn chưa thể tạo được bom nguyên tử, lý do chính là như thế này: Mỹ đã tập trung khống chế được Uranium trong phạm vi thế giới. Vì họ đã đánh giá sai như vậy nên những nhà chính trị Mỹ luôn luôn coi thường Liên Xô, vấn đề trước tiên mà họ suy nghĩ là: Trái bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô là “ăn cắp” được. Thế là một cao trào chính trị quét sạch gián điệp Liên Xô trên nước Mỹ được triển khai. Nhưng kết quả thanh tra cho thấy, Uranium tồn kho của Mỹ giảm đi có 4 gam. Mặc dù vậy, để xoa dịu dư luận công chúng, Chính phủ Mỹ vẫn khoác lác về tác dụng của gián tiếp nguyên tử trong việc Liên Xô chế tạo vũ khí hạt nhân.

Giờ đây, trang sử gian nan khó nói ấy đã lật qua mặc dầu những người ra sức hạ thấp thành tựu của Liên Xô hồi đó cũng không thể không thừa nhận: Các nhà khoa học Liên Xô thực sự dựa vào trí tuệ của mình để phá thế lũng đoạn hạt nhân của Mỹ. Nhưng mọi người không vì vậy mà quên đi ngành tình báo Liên Xô đã thu được thành quả tuyệt vời về mặt này.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, cơ quan tình báo Liên Xô đã lần lượt mua được những chuyên gia vật lý hạt nhân và các nhân viên liên quan tiếp xúc với bom nguyên tử của Anh, Mỹ và Canađa. Nhà vật lý người Đức quốc tịch Anh Ai.K. Ch.Fox từ năm 1942 đến năm 1949 trong thời gian nghiên cứu phương pháp phân lý thể khí chất đồng vị U tại Anh và Mỹ, đã cung cấp cho tình báo Liên Xô những bí mật về bom nguyên tử, về kết quả tính toán thu được theo nguyên lý của phương pháp khuếch tán thể khí và những tin tức tình báo về chất lượng đồng vị U sản xuất bằng phương pháp này có thể chế tạo được bom nguyên tử.

Fox đã từng nhận lời mời của Aubenheisi làm công tác nghiên cứu tại Losialamosi. Vì hồi đó thiếu người, Fox lại tham gia vào kế hoạch nguyên tử của Anh, cho nên mời ông ta tham gia công việc là lẽ đương nhiên. Nhưng sau này sự việc ấy đã trở thành một tội lớn của Aubenheisi. Điều kỳ lạ là, bản thân Aubenheisi luôn luôn bị thẩm tra bảo vệ nghiêm ngặt, còn gián điệp thật sự dễ dàng lừa dối lọt qua.

Cuối tháng 6-1944, Fox cung cấp cho Liên Xô tin tức tình báo kế hoạch thực tế về bom U. Năm sau lại trao cho ngành tình báo Liên Xô một cuốn nhật ký quan trọng, trong đó ghi chép đầy đủ tỉ mỉ về bom Plutoni (Pu), kể cả tình hình về thiết kế, phương pháp và chế tạo Plutoni trong kho nguyên tử Hanfude ở Oasinhtơn. Ngày 2-6-1945, Fox đã cung cấp cho Liên Xô một bản báo cáo về những tiến bộ to lớn thu được trong công tác tại Losialamosi ở Mỹ, và trao đổi với tình báo Liên Xô về cuộc thử nghiệm nổ bom nguyên tử sẽ tiến hành vào tháng sau. Ngày 16-9 lại cung cấp cho Liên Xô tin tức tình báo về quy cách, hàm lượng vật chất và chế tạo bom như thế nào, làm sao sẽ dẫn đến gây nổ. Fox còn cho cơ quan tình báo Liên Xô biết, để gây nổ Pu phải lắp đặt mười mấy thấu kính nội phá. Còn người lính Mỹ Đaoai Glinglais (Em một người phụ nữ Lucxămbua), thì cung cấp cho nhân viên tình báo Liên Xô tấm bản đồ về thấu kính nội phá lấy trộm được từ Losialamosi.

Những tình hình ấy, Fox đã công nhận sau khi bị bắt tại Anh. Vì ông ta trong chiến tranh đã cung cấp tin tức tình báo cho nước đồng minh, bị xét xử nhẹ tù 14 năm, thực tế chỉ giam có 7 năm.

Còn có một nhà vật lý tên là Brunơ Pentaikrwo đã có một thời gian mất tích kỳ lạ. Năm 1943 ông tham gia nhóm nghiên cứu “Anh- Canađa” Mentơri, làm việc một thời gian dài tại kho nước nặng Chicokrigei. Tháng 2-1949 làm Chủ tịch quản lý công tác khoa học ở Hawai. Về sau người ta mới phát hiện ra, Brunơ đã chạy sang Liên Xô. Ông ta được bố trí công tác tại phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân thuộc Viện khoa học Liên Xô, Đúpna cách Matxcơva 130 km. Vì ông “góp phần cung hiến to lớn về vật lý học”, nên đã được bầu làm viện sĩ viện khoa học Liên Xô.

Bom nguyên của tử Liên Xô hoàn toàn không phải là “lấy cắp” song công tác tình báo xuất sắc ấy quả thật chưa từng thấy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #122 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 06:48:25 pm »


Đứng trước sự lừa bịp về hạt nhân

Ngày 16-7-1945, “Ba bộ não” nổi tiếng một thời, gặp nhau tại Pốtsđam.

Chiều 16, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Stinsen tại Béclin mừng rỡ chuyển tới Tổng thống Tơruman một bức điện.

Bức điện ấy là của tướng Gơrufus đánh đi từ Oasinhtơn, nội dung báo tin trái bom nguyên tử đầu tiên đã thử nghiệm thành công tại bang Ximoxigơ.

Ngày 21-7 Stinsen khi nhận được báo cáo tỷ mỉ về cuộc thử bom, phấn khởi đến nỗi đọc không ra lời. Tơruman nghe xong sắc mặt rạng rỡ hẳn lên.

Ngày 24-7 hội đàm “3 đầu não” vừa kết thúc, Tơruman cố ý bệ vệ đi tới trước mặt Stalin: “Thưa đại Nguyên soái, tôi muốn báo tin với ngài”, ông ta dương dương tự đắc nói: “Nước Mỹ chúng tôi chế tạo được một loại vũ khí mới”. Tơruman ngừng lại một chút, với ánh mắt giảo hoạt theo dõi phản ứng của Stalin. Nào ngờ con người cương nghị không chút động tĩnh, chỉ thấy ánh mắt của ông lướt qua Tơruman rồi hướng tới phương xa. “Loại vũ khí này”, Tơruman cho rằng Stalin chưa hiểu được ý mình nên dằn giọng chậm rãi nói thêm, “nó có sức phá hoại khác thường khó mà tưởng tượng nổi”. Cho rằng câu nói ấy đủ để Stalin run sợ, liền dừng lại ở đây, chỉ có cặp kính cận thị dán nhìn vào khuôn mặt Stalin, hy vọng thấy được sự kinh sợ không dấu diếm nổi. Nhưng Stalin lại rất lạnh nhạt buông ra một câu: “Xin cứ sử dụng nó đối phó với kẻ thù!”

Có thể coi đây là hành vi lừa bịp lần đầu tiên về vũ khí hạt nhân. Tơruman muốn dùng bom nguyên tử đe doạ Stalin, buộc phải nhượng bộ; nhưng Stalin không hề lay chuyển. Song hậu quả mà Tơruman không mong muốn đó là kích động Stalin quyết tâm đuổi kịp nước Mỹ. Về điểm này, Stinsen đâu có thể nghĩ tới. Sau khi Tơruman khoác lác và đe doạ Stalin, phải nói thẳng thắn rằng mặc dù bom nguyên tử của Mỹ đã làm thay đổi thực lực của người Nga trên đại lục châu Âu, nhưng phải khẳng định rằng Liên Xô sẽ ra sức phát triển bom nguyên tử của họ. Do vậy, đi với người Nga cần phải thận trọng, phải tránh mọi hành vi quá mức, nếu không thì người Nga sẽ vì kích thích mà cố gắng vươn lên đuổi kịp nước Mỹ.

Song mọi hối hận đều đã muộn, Satlin thực sự bị kích động quá mạnh. Sau khi ông bình tĩnh lại, trái tim ông vẫn như dồn dập sóng cồn. Nhưng ông là một vĩ nhân biết tự kiềm chế và che dấu được, đã dễ dàng lừa được đôi mắt của Tơruman. Sau khi ra khỏi phòng họp, Stalin như trở thành một con người khác, ông vội vàng nhắc người lái xe khẩn trương nổ máy lên xe, đến nỗi quên cả chiếc tẩu thuốc mà thường ngày không phút nào ông rời bỏ nó. Trong đầu óc ông luôn trăn trở suy nghĩ một vấn đề: Phải nhanh chóng vạch kế hoạch chế bom nguyên tử, phải khẩn trương hơn! Bất luận như thế nào trong vòng 4 - 5 năm phải có trong tay. Đây là cuộc thách thức đối với vị thế một cường quốc. Trong chiến tranh việc này chưa được quan tâm, thật sự là sai lầm lớn, sau chiến tranh phải dốc vốn đầu tư để có được trái bom nguyên tử!

Chiếc xe con vừa dừng bánh, ông rảo bước vào phòng nghỉ trong nhà khách, gọi thư ký quay điện thoại để ông gặp người phụ trách công trình chế bom nguyên tử Kurchiatốp.

Gặp được Kurơchiatốp, Stalin cầm ống nghe, nói giọng thân thiết: “Xin chào. Tôi là Stalin. Cần dùng mọi biện pháp khẩn trương tiến hành công việc của chúng ta. Tình hình đòi hỏi chúng ta như vậy. Ông có hiểu ý tôi không? Tìm mọi biện pháp ông hãy nghiên cứu xem chúng ta cần những gì, sau đó cho tôi được biết yêu cầu Chính phủ và Trung ương Đảng giúp đỡ ông như thế nào...”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #123 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 07:01:08 pm »


“Chớp điện” loé lên từ một vùng băng giá

Hội nghị Pốtsđam vừa kết thúc, Stalin liền triệu tập hội nghị những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học hạt nhân tại nơi nghỉ mát ở Lý Hải miền nam Liên Xô, nghiên cứu khả năng có thể nhanh chóng trong một thời gian ngắn phá tan thế lũng đoạn hạt nhân của Mỹ. Stalin hiểu rất rõ về quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima, nó dự báo trước chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ ra đời coi Liên Xô là đối thủ. Vì vậy Stalin muốn chế định một kế hoạch đối phó về bom nguyên tử thật nhanh chóng bằng bất cứ giá nào.

Cuối năm 1945, Stalin đặt tên cho hạng mục công trình hạt nhân của Liên Xô là “Barôkinốp”- chiến trường xưa, xảy ra cuộc chiến tranh giữa Napôlêông với người Nga năm 1812, và chỉ định Bộ trưởng Nội vụ, Uỷ viên hội đồng an ninh quốc gia Bêria phụ trách toàn diện kế hoạch này, Bộ trưởng Ngoại giao Môlôtốp phụ trách công tác chính trị, Malencốp phụ trách công tác nhân sự, Kurchianốp vẫn phụ trách nhóm các nhà khoa học. Để đạt được mục đích chế tạo bom nguyên tử trong thời gian ngắn bằng bất cứ giá nào, Stalin thực hiện lời hứa của mình - đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết cho Kurơchiatốp.

Chế độ tập quyền cao độ của Trung ương lúc này phát huy tác dụng chưa từng có, động viên mọi lực lượng các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, xí nghiệp khai khoáng đều tham gia “công trình”. Chẳng bao lâu, phản ứng dây chuyền đã thành công.

Để tăng nhanh tiến độ công trình Liên Xô đã dùng 2 biện pháp lớn: Một là, bắt đầu từ tháng 4-1946 tăng cường gấp 3 lần số cán bộ nghiên cứu trước đây, đồng thời cho họ được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt như, tiền thưởng bảo mật, được cấp xe con và biệt thự; hai là, bắt đầu xây dựng một mạng lưới hệ thống thực nghiệm hạt nhân tại vùng Trung Á, để tập trung lực lượng tiến hành, mặc dù lúc này Liên Xô sau chiến tranh gặp muôn vàn khó khăn xây dựng lại đất nước, nhưng mạng hệ thống “khu V” vẫn từng bước được hình thành, được bảo đảm là công trình trọng điểm. Trong đó xây dựng một phòng thực nghiệm mới tại Ôbơnin, tập trung những cốt cán nghiên cứu nguyên tử, còn phần lớn các nhà khoa học bị bắt từ Đức về thì được tập trung về phòng thực hiện thực nghiệm tổng hợp tại Matxcơva làm công việc nghiên cứu. Còn Kurơchiatốp làm nhiệm vụ tổng chỉ huy ở đại bản doanh Matxcơva.

Tháng 12-1946 Kurơchiatốp đã thu được phản ứng khống chế dây chuyền trong lò phản ứng hạt nhân, rõ ràng Liên Xô đã có thể chế tạo được bom nguyên tử.

Để thu được lượng lớn nhiên liệu Uranium, Liên Xô tăng cường mở rộng khai thác trong nước. Đến năm 1947 Liên Xô lại xây dựng hơn 30 giếng khai khoáng tổng hợp cỡ lớn. Đồng thời bắt tay vào xây dựng 3 lò phản ứng hạt nhân, để tạo nguyên tố đồng vị Uranium thành Polutonium chế tạo ra bom nguyên tử.

Mùa xuân 1948, Liên Xô bắt đầu xây dựng căn cứ bí mật gần núi Uran. Nhân dân cả vùng này đều cho sơ tán đi hết, dành cho những nhân viên, cán bộ trung thành đáng tin cậy và gia đình họ ở đó, đồng thời chọn 70.000 người trong 13 trại lao động cải tạo tập trung làm “công nhân lao động rẻ mạt”. Diện tích thi công chiếm 2.700 km2, bao gồm cả 8 đầm hồ thông suốt liên hoàn. Những người xây dựng đã tát cạn nước ở một hồ trong số đó, rồi đào sâu xuống dưới đáy khoảng 30 - 40 mét, dùng xi măng nhựa cao su và chì xây dựng thành công trình hiếm có, sau đó tại vẫn chứa nước vào. Đây thật sự là một nhà máy hạt nhân ngầm dưới nước. Mùa hè năm ấy, các nhà khoa học Liên Xô đã nắm được kỹ thuật phân lý Pơlutonium, và sau một năm họ đã có đủ lượng Pơlutonium để chế tạo một quả bom nguyên tử.

Theo kế hoạch của Liên Xô, tháng 6-1949 tiến hành thử bom nguyên tử có chứa Polutonium. Quả thứ nhất được gọi là quả “bí ngô”. Công tác tổ chức thử nghiệm tuyệt đối bí mật, chọn một địa điểm ở vùng Cadăcxtan, với biệt hiệu là “chớp điện đầu tiên”.

4 giờ sáng ngày 29-8-1949, trên vùng “băng giá” nước Nga - nơi đội quân xâm lược của Napôlêông và Hít le đại bại, đã vụt lên tia “chớp điện” làm rung trời chuyển đất - quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô đã thử nghiệm thành công. Tia “chớp điện” ấy xuyên qua lớp lớp từng mây trên bầu trời Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, sang tận phương Tây, giáng một đòn trí mạng cho những kẻ mơ mộng lũng đoạn độc quyền vũ khí hạt nhân trên thế giới. Sau đó, cuộc cạnh tranh phát triển vũ khí hạt nhân, sức mạnh hạt nhân giữa 2 siêu cường Xô-Mỹ đi vào thời kỳ quyết liệt chưa từng thấy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #124 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 07:06:32 pm »


Chương 20
CHÍNH QUYỀN HỒNG KÔNG CẦU VIỆN OASINHTƠN,
“BÁ CHỦ THẾ GIỚI” TIẾNG CHUÔNG ĐƠN ĐỘC.
ĐƯỜNG VỀ ĐẦY MƯA GIÓ, CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC ĐÃ CÓ DỰ TÍNH TRƯỚC.


PHẦN 1
MỞ RA BỨC MÀN ĐÀM PHÁN


Bà Thátchơ thăm Trung Quốc

Ngày 22-9-1982. Bầu trời mùa thu ở Bắc Kinh trong xanh, yên tĩnh.

Lá cờ có chữ “Mễ” lần đầu tiên cùng với lá cờ đỏ 5 sao vàng tung bay trên nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài.

1 giờ 20 chiều, chiếc chuyên cơ của không quân Hoàng Gia Anh từ từ hạ xuống sân bay Bắc Kinh. Bà Thátchơ Thủ tướng Anh bước xuống thang máy bay. Ra sân bay đón đoàn có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Văn Tấn và phu nhân, Vụ trưởng vụ Tây Âu, Vương Bản Tộ, Tổng đốc Hồng Kông Long Đức, “Vua tầu thuỷ” Bao Ngọc Cương v. v...

Bà Magơrets Thátchơ sinh ngày 13-10-1925 tại quận Inglen.

Năm 1951 bà kết hôn với ông Đaniks-Thatchơ. Năm 1943 bà vào học khoa hoá trường đại học Oxtơrơ, đã giành các học vị cử nhân khoa vật lý, thạc sĩ khoa văn. Trong những năm học đại học bà gia nhập Đảng Bảo thủ và làm Chủ tịch hiệp hội Đảng Bảo thủ trường đại học Oxtơrơ. Từ năm 1947-1951 bà làm công tác nghiên cứu hoá học ở công ty hàng không. Năm 1953 bà đỗ luật sư. Từ năm 1959 trở đi bà là đại biểu nghị viện Đảng Bảo thủ. Từ 1961 đến 1964 bà giữ việc phụ trách chính trị Bộ Bảo hiểm quốc dân. Năm 1964 sau khi Đảng Bảo thủ thất bại, bà lần lượt là người phát ngôn về vấn đề nhà cửa, ruộng đất, tài chính, nhân lực và giáo dục của Đảng Bảo thủ. Từ năm 1970 đến năm 1974 bà là người phát ngôn về tài chính trong nội các hậu trường của Đảng Bảo thủ. Năm 1975 bà được bầu làm lãnh tụ của Đảng Bảo thủ, trở thành một lãnh tụ nữ đầu tiên trong lịch sử chính đảng nước Anh. Năm 1979 bà giữ chức Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong những ngày bà Thátchơ thăm Trung Quốc, báo chí phương tây đều đăng tin: “Đúng vào dịp kỷ niệm 2.533 năm ngày sinh của Khổng Tử - nhà tư tưởng vĩ đại thời cổ đại Trung Quốc - người chủ trương “Dĩ hoà vi quý”, bà (chỉ bà Thátchơ) đã đến Trung Quốc, một đất nước có 5 nghìn năm lịch sử dưới sự tháp tùng của ông Đanis cùng các quan chức trong Chính phủ hoàng gia và 16 nhà báo”.

Mục đích chuyến thăm này của bà Thátchơ là để tăng cường quan hệ Trung-Anh, mở rộng buôn bán giữa hai nước. Ngoài ra còn một việc lớn mà cả thế giới đều biết. Đó là: Tiến hành hội đàm với những nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #125 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 07:07:31 pm »


Thời cơ giải quyết vấn đề Hồng Kông đã chín muồi

Từ những năm 70, theo sự phát triển thay đổi của tình hình trong và ngoài nước, thời cơ để Trung Quốc giải quyết vấn đề Hồng Kông đã chín muồi.

Ở trong nước, sau Hội nghị toàn thể Trung ương 3 khoá 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc, do hoàn thành nhiệm vụ lịch sử dẹp loạn, công việc cải cách mở cửa ở các lĩnh vực đều không ngừng thay đổi sâu sắc; Tình hình chính trị toàn quốc ổn định, kinh tế phát triển. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiện đại hoá đã tiến vào một giai đoạn lịch sử mới.

Về quốc tế kết cấu chiến tranh lạnh được hình thành sau đại chiến thế giới thứ 2 đã bắt đầu tan rã. Mâu thuẫn giữa các quốc gia không cùng chế độ đi vào hoà dịu. Hoà bình và phát triển đã trở thành trào lưu của thế giới. Qua nhiều năm cố gắng, địa vị quốc tế Trung Quốc được nâng cao chưa từng thấy, đã thiết lập quan hệ Ngoại giao với 130 nước trên thế giới.

Căn cứ vào các mặt thay đổi của tình hình, ngày 16 tháng 01 năm 1980, ông Đặng Tiểu Bình đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu lên 3 nhiệm vụ lớn trong thập niên 80. Đó là gấp rút xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, giữ gìn hoà bình thế giới, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Trong đó một nhiệm vụ tối quan trọng để thực hiện thống nhất Tổ quốc là khôi phục chủ quyền đối với Hồng Kông và Áo Môn.

Nói về Hồng Kông, đến ngày 30-6-1997, Hiệp ước thuê “Tô Giới” hết hạn, nước Anh sẽ chấm dứt quản lý “Tô Giới” Hồng Kông. Chính phủ Anh không có lý do gì không thực hiện qui định thuê “Tô Giới”, Chính phủ Anh cũng rất hiểu rằng “Tô Giới” chiếm 92% tổng diện tích Hồng Kông, đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của Hồng Kông. Đảo Hồng Kông và đoạn phía nam của đảo Cửu Long mà cách rời “Tô Giới” thì căn bản không thể tồn tại. Lập trường của Chính phủ Trung Quốc trước sau như một. Trung Quốc không thừa nhận một hiệp ước bất bình đẳng của chủ nghĩa đế quốc đè lên đầu nhân dân Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc phải thu về không chỉ là “Tô Giới” mà phải bao gồm toàn bộ khu vực Hồng Kông, trong đó có đảo Hương Cảng và đảo Cửu Long.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #126 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 07:08:39 pm »


Phía Anh ném đá hỏi đường, phía Trung Quốc vững vàng chủ động

Đối với nước Anh, Hồng Kông có lợi ích về kinh tế và chính trị vô cùng to lớn, là một “con gà biết đẻ trứng vàng”, là “viên ngọc trên vương miện” của nữ hoàng. Về kinh tế, trong ngân hàng nước Anh ở Hồng Kông, có số lượng lớn vàng và ngoại hối dự trữ, trở thành sức mạnh quan trọng của đồng bảng Anh. Hàng năm, nước Anh thu về những con số khổng lồ bằng sự buôn bán vô hình (như tiền tệ, cổ phiếu, vận tải đường thuỷ, bảo hiểm và thu nhập của công nhân viên v. v...) đủ để bù vào khoản nhập siêu về mậu dịch mà có dư.

Về chính trị, Hồng Kông có giá trị chiến lược đặc biệt đối với nước Anh. Có thể tăng cường mối liên hệ giữa các nước trong Liên hiệp Anh như Ôttrâylia, Niudilơn và quần đảo Thái Bình Dương. Vì thế, nước Anh muốn kéo dài ách thống trị thực dân đối với Hồng Kông.

Năm “97” đã đến gần, ảnh hưởng của nó đối với Hồng Kông ngày càng rõ ràng, trở thành căn bệnh đau tim của nước Anh. Trước hết là những nhà đầu tư trong và ngoài Hồng Kông không còn hứng thú đối với những hợp đồng đã ký với Hồng Kông. Bởi vì Chính phủ Anh ở Hồng Kông không có quyền ký những hợp đồng vượt qua năm 1997. Những nhà đầu tư vào lĩnh vực nhà đất ngày càng ít. Chính phủ Anh cảm thấy cần phải giải quyết nhanh chóng vấn đề Hiệp ước “Tô Giới” Hồng Kông, nếu không sẽ không thể lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư. Vì thế, từ năm 1979, nước Anh đã nêu lên phương án quyết tâm của mình, đồng thời liên tục cử người đến Trung Quốc thăm dò đường đi nước bước, muốn mò ra con bài trong vấn đề Hồng Kông của Chính phủ Trung Quốc.

Đầu năm 1979, Ngoại trưởng Anh nêu lên cái gọi là “Phương án bằng văn châu Âu”. Nội dung chủ yếu là trước năm 1997, nước Anh sẽ nhượng lại chủ quyền danh nghĩa toàn bộ khu vực Hồng Kông. Trên danh nghĩa Hồng Kông trở thành lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc phải ký với Anh một điều ước mới, có hiệu lực về luật pháp quốc tế, làm cho nước Anh có thể kéo dài quyền quản lý đối với Hồng Kông. Phương án ấy không nghi ngờ gì, vừa muốn Trung Quốc thừa nhận cắt nhượng đảo Hương Cảng và Nam Cửu Long cho nước Anh, vừa đồng ý cho nước Anh kéo dài thuê “Tô Giới”; thực chất là “Lấy chủ quyền đổi trị quyền”, làm cho nước Anh được phép tiếp tục tiến hành ách thống trị thực dân đối với Hồng Kông.

Tháng 3 năm 1979, Tổng đốc Hồng Kông Mailiphơ thăm Bắc Kinh, đi theo còn có cố vấn chính trị Tổng đốc Nguỵ Đức Nguỵ (sau này giữ chức Tổng đốc Hồng Kông thứ 27, đổi tên thành Dịch Tín).

Ngày 29, Đặng Tiểu Bình tiếp Maliphơ. Căn cứ vào chỉ thị của Bộ Ngoại giao Anh Mailiphơ, đề xuất với Đặng Tiểu Bình, mong Chính phủ Trung Quốc đồng ý hợp đồng thuê đất “Tô Giới” vượt qua ngày 30-6-1997; đồng thời đổi quy định thời hạn Hiệp ước thuê đất (27/6/1997) thành “có hiệu lực trong thời gian vương quốc Anh quản lý ở khu vực đó hòng đạt mục đích là làm cho người ta hiểu không rõ ràng về “thời hạn 97”. Đặng Tiểu Bình nói với Mailiphơ: Việc kéo dài niên hạn hợp đồng thuê đất, dù bằng bất cứ ngôn từ gì, cũng đều phải tránh đề cập đến vấn đề “quản lý của Anh quốc”. Từ đó mà cự tuyệt yêu cầu của phía Anh. Đặng Tiểu Bình đề xuất: “Hồng Kông là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, nhưng “Chúng tôi coi Hồng Kông là một khu vực đặc biệt, một vấn đề đặc biệt để xử lý. Đến năm 1997 vấn đề Hồng Kông dù có giải quyết thế nào, thì địa vị đặc biệt của nó cũng đều được bảo đảm. Đó là trong thời gian tương đối dài ở thế kỷ này và đầu thế kỷ sau, Hồng Kông có thể làm theo chế độ tư bản chủ nghĩa, chúng tôi làm theo xã hội chủ nghĩa của chúng tôi. Vì thế, mong các nhà đầu tư của các nước hãy yên tâm”.

Từ ngày 10 đến 12 tháng 5 năm 1980, Thủ tướng Anh Karahan thăm Trung Quốc. Sau khi gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông ta đã họp báo, nhắc đến việc thảo luận về vấn đề Hồng Kông. Nhưng ông ta thấy Trung Quốc không hề nôn nóng về vấn đề đó, không coi vấn đề Hồng Kông là một vấn đề bức thiết hoặc xếp vào việc được ưu tiên xử lý. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từng nhấn mạnh với ông rằng, các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào Hồng Kông. Vấn đề Hồng Kông sau này dù có giải quyết bằng phương thức nào thì cũng đều không thể làm tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư. Ông cho rằng vài ba năm sau sẽ là thời cơ giải quyết vấn đề Hồng Kông và tin tưởng rằng sẽ đạt được một hiệp nghị.

Ngày 3 tháng 4 năm 1981 Kalintơn một quan chức của Bộ Ngoại giao Anh thăm Trung Quốc, hội kiến thảo luận với Đặng Tiểu Bình về vấn đề Hồng Kông. Sau cuộc gặp Kalintơn đã tổ chức họp báo nói: Đặng Tiểu Bình “một lần nữa nhấn mạnh với tôi rằng các nhà đầu tư Hồng Kông có thể yên tâm. Ngữ điệu nhấn mạnh của ông ấy có trọng lượng hơn khi nhấn mạnh với Tổng đốc Hồng Kông hai năm trước đây”. Kalintơn nói: “Điều quan trọng nữa là tôi tin tưởng Chính phủ hai nước sẽ tiến hành những cuộc tiếp xúc”.

Sau khi Đặng Tiểu Bình hội đàm với Kalintơn thì ngân hàng khổng lồ Hội Phong tập trung vốn để chuẩn bị mua lại ngân hàng “Lão Gia”. Điều đó khiến cho những người mẫn cảm phiền muộn.

Khi đó Mailiphơ Tổng đốc Hồng Kông trong cuộc gặp với Kalintơn một quan chức Bộ Ngoại giao Anh quốc đã báo cáo khẩn cấp: Luật quốc tịch mới của nước Anh đã khiến cho Hồng Kông dấy lên những làn sóng khủng hoảng. Là người tin cẩn trong nội các của bà Thátchơ, Kalintơn báo cáo ngay với Thủ tướng: Nước Anh cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề Hiệp ước “Tô Giới”, như thế mới có thể lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư. Khi bà Thátchơ xuất hiện trên quần đảo Manvinát với tư thế anh hùng được dân chúng hoan hô, thì có nhiều người Anh lại tập trung nhìn về Hồng Kông.

Giải quyết vấn đề Hồng Kông đã có ngay trước mắt rồi. Nhưng phía Bắc Kinh vẫn chưa có động tĩnh gì.

Đối thủ tranh cử của bà Thátchơ, ông Karahan đã từng gặp ông Đặng Tiểu Bình. Ông thấy đối phương không hề sốt ruột đối với vấn đề Hồng Kông. Ông Đặng nói: “Trong nước chúng tôi còn phải đối phó với nhiều vấn đề quan trọng hơn điều đó”.

Đoàn đại biểu Quốc hội Anh thăm Trung Quốc. Phó Thủ tướng Đào Y Lâm, Uỷ viên trưởng Bành Xung Phúc tiếp đón ông, chậm rãi nói trong khi phía Anh đang nóng lòng đề nghị rằng: “Hồng Kông là vấn đề lịch sử để lại, hiện nay chưa cấp thiết, phải có thời gian thích hợp, giải quyết bằng phương thức thích hợp”.

Vậy thì, lúc nào mới là lúc thích hợp?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #127 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 07:11:14 pm »


Đặc phái viên của Thủ tướng Anh đến Trung Quốc thăm dò

Nhằm mò ra ý đồ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ngày 6-4-1982, bà Thátchơ cử đến Trung Quốc một đặc phái viên.

Hôm đó, gió cát bay mù mịt cả thành phố Bắc Kinh. Cũng là lúc một chiếc máy bay màu én bạc nhẹ nhàng đáp xuống sân bay Thủ đô. Cửa máy bay vừa mở, một người Anh mặc bộ âu phục hiện ra với thân hình cường tráng khoẻ mạnh, đôi mắt xanh trong và mái đầu chải mượt; dáng vẻ ấy chỉ có được của lớp người vào tuổi trung niên.

Ông chính là Cheotrưxien đặc phái viên của bà Thátchơ.

Lúc đầu ông đề bạt bà Thátchơ, nhưng chính ông lại là người bị đánh bại. Đó là những giờ phút nhục nhã nhất trong đời ông.

Nhưng, giờ đây ông lại đến Bắc Kinh với trọng trách do bà Thủ tướng Thátchơ giao cho.

Ông Cheotrưxien sinh năm 1916, ông có tinh thần chắc chắn thận trọng của một người thợ thủ công ưu tú, đôi lúc tỏ ra lạnh lùng. Bố ông lúc đầu là thợ mộc, sau này trở thành nhà thầu xây dựng số một nước Anh.

Trong Ngoại giao Xien tỏ ra quá cẩn thận và nhút nhát, không hề có bản lĩnh khéo léo gần gũi như các chính trị gia khác. Cá tính ấy của ông lại làm cho ông luôn có thái độ thoải mái trong bất cứ trường hợp nào.

Cũng chính vì cá tính ấy của ông, nên Thủ tướng Thátchơ mới mời ông xuất ngoại, làm người thăm dò phá vỡ bế tắc Trung-Anh. Để phối hợp với cuộc viếng thăm của Xien, tờ “Báo bưu điện” của Anh đưa tin: “Mong muốn của Chính phủ Anh hiện nay là một sự sắp xếp an toàn làm cho Trung Quốc kéo dài thời hạn cho thuê đất 50 năm chẳng hạn (tuy nhiên chúng ta không được dùng từ thuê đất). Điều kiện trao đổi là chúng ta thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với toàn bộ Hồng Kông không chỉ là Tô Giới. Hồng Kông trong con mắt chúng ta, sẽ trở thành một thành phố cảng tự do và trung tâm thương mại, do Chính phủ Anh quốc quản lý, nhưng chủ quyền lại thuộc về Trung Quốc. Chủ trương ấy trên thực tế là phiên bản của “Phương án văn âu”... đã đem chủ trương “Lấy chủ quyền đổi lấy trị quyền” để thăm dò các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ông ta không thể không nghĩ tới những khó khăn to lớn khi làm việc đó. Người mà ông ta phải đối mặt là nhân vật hàng đầu của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - Đặng Tiểu Bình. Ông ta không khỏi lo lắng khi đối mặt với con người gang thép “ba chìm bẩy nổi này”.

Tại Trung Nam Hải Thủ tướng Trung Quốc và Chủ tịch Đặng Tiểu Bình đã hội kiến với Xien. Thủ tướng Trung Quốc giới thiệu với quý khách nước Anh những thành tựu trong 5 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Trung Quốc lúc này đang dần dần thoát khỏi nghèo đói, đã xuất hiện xu hướng của một nền kinh tế nhảy vọt, nhất là tình hình phấn khởi nức lòng người của 4 đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Sơn Đầu, Hạ Môn.

Xien ca ngợi những thành tựu mà Trung Quốc đã giành được trong cải cách mở cửa, rồi nêu lên vấn đề tương đối nhạy cảm - tương lai của Hồng Kông.

Xien nói: “Năm 1997 đã gần đến, 5 triệu dân Hồng I7ông đang lo lắng không yên về tương lai sau này của Hồng Kông, các nhà đầu tư cũng vô cùng khủng hoảng. Vì sự phồn vinh và ổn định của Hồng Kông, chúng tôi cần phải công khai bày tỏ thái độ, tiến hành đàm phán để đạt một hiệp định mới.

Đặng Tiểu Bình nói: “Cho dù sau này địa vị chính trị của Hồng Kông thế nào, thì hiện trạng nền kinh tế của Hồng Kông vẫn giữ nguyên không có gì thay đổi, các nhà đầu tư có thể yên tâm”.

Xien nghe câu nói ý tại ngôn ngoại của Đặng Tiểu Bình: Hồng Kông phải trở về Trung Quốc, nhưng chế độ kinh tế vẫn có thể giữ nguyên hiện trạng, có nghĩa là chế độ Tư bản của Hồng Kông có thể không thay đổi”.

“Thưa ngài Đặng, lời bảo đảm của ngài khiến tôi yên tâm. Nhưng người Hồng Kông mong muốn có một cái gì dó cụ thể, như hiệp nghị...”.

Xien mềm mỏng khéo léo bày tỏ hết ý đồ của phía Anh.

Đặng Tiểu Bình nói dứt khoát: “Nếu có thể chúng tôi đồng ý có những cuộc tiếp xúc chính thức với Chính phủ, thông qua đàm phán để giải quyết vấn đề này”.

Xien hỏi: “'Phải chăng ngài cảm thấy đàm phán bây giờ là vội vã?”

Đặng Tiểu Bình nói: “Không! Chúng tôi đã có kinh nghiệm làm ở đặc khu kinh tế; Chúng tôi đã có quan hệ quốc tế ngày càng tốt đẹp. Bây giờ là lúc cần phải suy nghĩ để giải quyết vấn đề Hồng Kông rồi”

Tổng đốc Hồng Kông vội vã trở về Anh
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #128 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 07:11:40 pm »


Xưa nay, luôn có một bức bình phong làm cản trở đàm phán về vấn đề Hồng Kông. Cuộc viếng thăm của Xien đã lột bỏ bức bình phong ấy.

Cuộc viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Thátchơ vào hạ tuần tháng 9 đã làm cho Tổng đốc Hồng Kông mới bổ nhiệm Lontơ thêm bận rộn.

Lontơ sinh năm 1924 đã từng làm việc trong Bộ Ngoại giao Anh quốc, đã 4 lần làm nhân viên Đại sứ quán Anh quốc tại Trung Quốc. Từ năm 1974 đảm nhiệm chức Đại sứ quán Anh tại nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, thông hiểu tiếng Trung Quốc, là người “thông thạo Trung Quốc” chính hiệu.

Ngày 20-5,ông ta vừa nhận chức Tổng đốc Hồng Kông lần thứ 26 thì gặp phải sự kiện lớn hiếm thấy trong vòng một trăm năm?

Chiếc ghế Tổng đốc Hồng Kông ngồi chưa nóng chỗ, thậm chí chưa kịp đi thăm Hồng Kông một vòng để nắm bắt toàn cảnh khu vực sẽ quản lý một chút, thì lại vội vàng đáp máy bay trở về Luânđôn. Vào ngày 2 tháng 7, ngày 28 gặp Thủ tướng Thátchơ.

Bà Thátchơ tiếp Tổng đốc Hồng Kông vừa lật đật trở về tại dinh Thủ tướng, số 10 phố Tannin, hỏi thăm tình hình Hồng Kông.

Lontơ trình lên hai bản báo cáo của chính quyền Hồng Kông, điều tra ý dân đối với vấn đề tương lai: “Nhìn từ ý dân, họ có một chút lo sợ về tương lai, đặc biệt là giới buôn bán. Họ đầu tư vào đó sẽ được bảo đảm, nhưng tương lai Hồng Kông một ngày chưa được sáng sủa, thì các thương gia vẫn chưa yên tâm đầu tư”.

“Đúng, đó là tất nhiên. Có ai muốn ném tiền xuống biển?” Bà Thátchơ nói.

“Vì vậy việc đi Bắc Kinh lần này của Thủ tướng vô cùng quan trọng”- Lontơ chia sẻ sự lo lắng. “Ông có ý kiến gì về vấn đề này?” Bà Thátchơ hỏi. “Tôi thấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể không có thái độ về tương lai Hồng Kông, có thể là kiên trì nguyên tắc giữ vững chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”.

“Tôi nghĩ Đặng Tiểu Bình sẽ không vượt qua. Việc này rất khó làm” - Bà Thátchơ thừa nhận. “Ý kiến của bà thế nào? Bà đã chuẩn bị đàm phán với Đặng Tiểu Bình chưa?”.

Bà Thátchơ im lặng một lát rồi nói: “Không còn cách nào để giữ chủ quyền Hồng Kông, nhưng có thể dùng chủ quyền đổi lấy trị quyền, do Chính phủ ta quản lý”.

Lontơ bổ sung: “Tốt nhất nên có sự sắp xếp, để làm cho Chính phủ Trung Quốc kéo dài thời hạn thuê đất Tô Giới”.

Bà Thátchơ đứng dậy, quả quyết nói: “Được chúng ta sẽ lấy đó làm mục tiêu để đàm phán với Đặng Tiểu Bình”.

Lontơ cáo từ Thủ tướng, rồi lại vội vàng đáp máy bay trở về Hồng Kông. Nhưng chưa được nửa tháng, ngày 9 tháng 8 ông ta lại vội vàng đến Bắc Kinh, thăm Quảng Châu, Thâm Quyến, gặp hội đàm với Bí thư tỉnh uỷ Quảng Đông Nhiệm Trung Di, Phó Chủ tịch Quảng Đông Tăng Hữu Thạch, Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Bí thư thành phố Thâm Quyến Lương Tương v. v... Hiển nhiên đây là một lần ngoại giao bí mật có liên quan đến giải quyết tương tai Hồng Kông.

Ngày nay Trung Quốc không phải là thời kỳ của thập niên 45. Nước Anh ngày nay không thể coi Trung Quốc như Áchentina, uy hiếp bằng súng gươm được nữa.

Hai đội quân đối mặt nhau, thì kẻ yếu sẽ phải lo sợ.

Tháng 9, Lontơ lại trở về Luânđôn. Cùng đi với ông còn có 5 người của Cục hành chính và Cục lập pháp. Sau khi hội kiến với họ, bà Thátchơ bày tỏ thái độ: Khi hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bà sẽ phản ảnh đầy đủ nguyện vọng và lợi ích của 5 triệu dân Hồng Kông.

Giới bình luận Hồng Kông đã bình luận: “Đã từ lâu, Chính phủ Hồng Kông đều nhấn mạnh rằng, người Anh sẽ tiếp tục ở lại Hồng Kông, có sự trợ giúp thu nhập ngoại hối và phát triển kinh tế của Trung Quốc, đến khi bà Thátchơ trước lúc thăm Trung Quốc tiếp các quan chức ở Hồng Kông trở về, càng tô vẽ thêm ý nguyện và luận điệu của người Hồng Kông thực ra là giới chức”.

Xien Tổng đốc Hồng Kông vừa mới nhận chức được mất tháng đã hai lần trở về nước Anh gặp Thủ tướng, rồi lại đến Quảng Châu, Thâm Quyến, bận đến nỗi trở tay không kịp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #129 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 07:12:48 pm »


Cuộc đàm phán Trung -Anh

4 giờ chiều ngày 22, Thủ tướng Trung Quốc và Thủ tướng Anh gặp nhau trong sự vây quanh của đoàn người đi theo.

Đội thiếu niên tiền phong tặng bà Thátchơ và ngài Đaniks những bó hoa tươi thắm, “Người đàn bà thép” nổi tiếng trên chính trường chính trị thế giới, đã đi vào sử sách, vì một Thủ tướng đương nhiệm nước Anh lần đầu đến thăm nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Đoàn quân nhạc cử quốc ca hai nước.

Bà Thátchơ đi duyệt đội danh dự hải, lục, không quân dưới sự hướng dẫn của Thủ tướng Trung Quốc.

Các cháu thiếu niên Thủ đô đánh trống vẫy hoa chào đón các vị tân khách nước Anh đến thăm. Bà Thátchơ tươi cười đáp lại.

Các nhà báo trong và ngoài nước bấm máy lia lịa ghi lại những giây phút lịch sử này. Đi sau Thủ tướng Trung Quốc là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Hoa và phu nhân, Thứ trưởng Chương Văn Tấn, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Hà Hoa và phu nhân.

Cùng đi với bà Thátchơ ngoài ngài Đaniks Thatchơ phu quân của bà Thátchơ, còn có huân tước Lontơ Tổng đốc Hồng Kông, Thư ký Thủ tướng Batơlơ, Thứ trưởng Bộ thương mại Guankơlây và các quan chức nước Anh.

Đaniks Thátchơ là một nhân vật đặc biệt. Ông tháp tùng bà Thátchơ, song công việc bận rộn nhiều so với Thủ tướng phu nhân. Điều đó chứng tỏ ông không muốn an nhàn nơi nhung lụa, mà vì ông muốn giúp bà. Bà Thátchơ cũng luôn coi trọng ông. Trong hội nghị của nội các, tất cả tuyên bố của bà, bà đều trưng cầu ý kiến của ông Đaniks.

Năm 1982 là năm bà Thátchơ bôn ba vất vả. Nhưng đi miền viễn đông lần này là lần duy nhất bà cảm thấy mệt mỏi trong 4 năm chấp chính của bà. Trong lúc này, đối với bà, Đaniks không thể thiếu được. Ông cần phải giúp đỡ bà về mặt tâm lý.

Bà Thátchơ ở phòng số 12 Điếu Ngư Đài. Phòng số 13 có phòng ngủ của Tổng thống và phu nhân, đều ở tầng 2. Mỗi phòng rộng 50 mét. Bà Thátchơ không giống nhu những phụ nữ khác; Bà thích ở trong căn phòng mang phong cách của nam giới. Bà để cho tuỳ tùng của bà ở trong phòng nghỉ mang đậm màu sắc nữ giới. Bà không thích màu sắc nhạt, nhẹ nhàng nữ giới. Bà thích ở trong căn phòng có chạm khắc 116 hình thù khác nhau trên chiếc long sàng nặng 1,2 tấn. Long sàng này được phục chế phỏng theo long sàng hoàng cung đời Đường.

Bà không hổ thẹn với danh hiệu là người “đàn bà thép”. Vừa kết thúc chuyến thăm Nhật Bản 6 ngày, bà lại với tinh thần tràn đầy đến đàm phán với Thủ tướng Trung Quốc.

Vị lãnh đạo nước Anh ngồi đối diện với Thủ tướng Trung Quốc bên chiếc bàn dài phủ vải màu xanh lục.

Ai cũng đều biết mục tiêu lần đi này của người “đàn bà thép”. Họ mong chờ hai nước Trung-Anh sẽ tiến hành hội đàm hữu nghị về vấn đề Hồng Kông. Nhưng, người “đàn bà thép” lúc này lại tránh nói đến điều đó, mà trước hết giới thiệu với Thủ tướng Trung Quốc về tình hình đường ống dẫn khí thiên nhiên của Liên Xô và lập trường của Anh phản đối Mỹ.

Người “đàn bà thép” tỏ vẻ “thẹn thùng” “ôm đàn che nửa mắt”. Vì vậy Thủ tướng Trung Quốc không tiện đi thẳng vào vấn đề. Thế là, ông giới thiệu với bà Thátchơ về quan hệ Trung - Mỹ và Trung-Xô, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc ủng hộ chính sách ngoại giao độc lập tự chủ. Ông nói: “Chúng tôi phản đối chủ nghĩa bá quyền, ủng hộ hoà bình thế giới. Chúng tôi luôn luôn chủ trương phát triển quan hệ với tất cả các quốc gia trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hoà bình. Chúng tôi không dựa vào bất cứ một nước lớn nào. Chúng tôi không dùng chiêu bài Liên Xô để đối phó với nước Mỹ, không dùng chiêu bài của Mỹ để đối phó với Liên Xô và cũng không cho phép bất cứ nước nào dùng chiêu bài Trung Quốc.

Bà Thátchơ ca ngợi chính sách Ngoại giao của Trung quốc. Bà nói: “Người ta không quên vấn đề Ápganistan, Liên Xô can thiệp vào Ápganistan, đó là một sai lầm”.

Hội nghị kéo dài 2 tiếng. Trên phương diện lớn hai vị lãnh đạo đều được hội nghị nhất trí.

Sau hội nghị hai bên đều tuyên bố. “Chúng tôi cho rằng đây là một sự mở đầu tốt đẹp”.

Buổi tối hôm đó, trong lễ đường lớn rực rỡ ánh đèn, Thủ tướng Trung Quốc mở tiệc chiêu đãi chào mừng Thủ tướng Magarét Thátchơ.

Theo tập quán của Trung Quốc, trong bữa tiệc có rượu Mao Đài - một loại rượu nổi tiếng của Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc đã lên án chủ nghĩa bá quyền Mỹ cùng hàng loạt cảnh chết chóc đổ máu của nhân dân Palestin bất hạnh.

Ông cho rằng, cuộc viếng thăm lần này của bà Thatchơ là một sự kiện trọng đại trong quan hệ hai nước, là một mốc quan trọng trong sự phát triển của quan hệ hai nước.

Ông tin tưởng, với sự nỗ lực chung của cả hai bên, chuyến thăm này sẽ thu được kết quả to lớn. Nền kinh tế, vũ khí hạt nhân và sự hợp tác khác sẽ được tăng cường thêm một bước.

“Đương nhiên trong quan hệ hai bên chúng ta vẫn còn một vấn đề do lịch sử để lại cần có sự bàn bạc giải quyết. Nhưng, hai bên chúng ta phải có cách nhìn với quan điểm chiến lược lâu dài để phát triển quan hệ Trung-Anh, xử lý vấn đề giữa hai nước chúng ta phải dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hoà bình. Tôi tin rằng, vấn đề này không khó giải quyết”.

Vấn đề Hồng Kông mẫn cảm sau hàng trăm năm với nhiều biến cố, cuối cùng đã được bày ra trong bàn hội nghị sau câu nói ấy của Thủ tướng Trung Quốc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM