Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:12:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 73868 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #110 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 10:12:37 pm »


Chương 19
“BÁ CHỦ” ĐÁNH THIÊN TRƯỢNG,
GIÔNG TỐ NGOÀI TẦNG MÂY,
NGĂN CHẶN SỰ UY HIẾP CỦA HẠT NHÂN,
CÂY NẤM VƯƠN LÊN BẦU TRỜI LA BỐ BẠC.


PHẦN 1
ĐỂ CHO THẾ GIỚI TIẾN TỚI HOÀ BÌNH


Trung Quốc tuyên bố ngừng thử hạt nhân

Ngày 29-7-1996 sẽ trở thành một ngày không thể quên của các nhà sử học khi nghiên cứu về lịch sử hoà bình thế giới, Chính phủ Trung Quốc trịnh trọng tuyên bố trước thế giới:

Ngày 29-8-1996, Trung Quốc lần đầu tiên thành công thử nghiệm hạt nhân. Kể từ ngày 30-7-1994 lần đầu tiên thử nghiệm hạt nhân, suốt hơn 3 năm cố gắng, Trung Quốc đã xây dựng được một lực lượng tự vệ hạt nhân tinh nhuệ, hữu hiệu. Công dân Trung Quốc, những người làm công tác khoa học kỹ thuật, cán bộ chiến sĩ quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, cùng tất cả các nhân viên công tác xây dựng Quốc phòng, trong điều kiện hết sức khó khăn đã phát huy tinh thần tự lực cánh sinh phấn đấu vươn lên, không sợ hy sinh, phấn đấu gian khổ, lập nên những công tích lịch sử bất hủ để nghiên cứu chế tạo và phát triển vũ khí hạt nhân, nâng cao chí khí dân tộc Trung Hoa, tăng cường thực lực bảo vệ hoà bình của Trung Quốc. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc gửi tới họ lời thăm hỏi ân cần và lời chào cao cả!

Chính phủ Trung Quốc kiên trì thi hành chính sách ngoại giao hoà bình độc lập tự chủ, luôn luôn chủ trương cấm toàn diện và triệt để thủ tiêu vũ khí hạt nhân. Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân là một quyết định bắt buộc vạn bất đắc dĩ, trong điều kiện lịch sử đặc biệt. Trong thời kỳ cận đại hơn 100 năm, dân tộc Trung Hoa đã từng bị kìm hãm, bị nước ngoài xâm lược và chà đạp, chịu đựng bao tai hoạ của chiến tranh. Nước Trung Quốc mới sau khi thành lập vẫn bị chiến tranh đe doạ, kể cả sự uy hiếp của vũ khí hạt nhân. Trung Quốc muốn tồn tại và phát triển, không còn cách lựa chọn nào khác là phải nghiên cứu chế tạo và phát triển một số vũ khí hạt nhân, không để uy hiếp người khác mà hoàn toàn vì yêu cầu phòng ngự, là để tự bảo vệ mình, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống hoà bình ổn định của nhân dân. Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân cũng là để bảo vệ hòa bình thế giới, để đập tan sự lừa bịp và đe doạ hạt nhân, phòng ngừa chiến tranh hạt nhân, cuối cùng là huỷ bỏ vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi Trung Quốc có vũ khí hạt nhân, đã trịnh trọng tuyên bố. Trung Quốc không bao giờ sử dụng trước vũ khí hạt nhân trong bất cứ thời gian nào hoàn cảnh nào. Trung Quốc còn hứa hẹn vô điều kiện không bao giờ sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân đối với những quốc gia và khu vực không có vũ khí hạt nhân. Trung Quốc là nước có vũ khí hạt nhân duy nhất trên thế giới nêu ra tôn trọng và lời hứa đó. Trung Quốc sẽ không bao giờ đưa vũ khí hạt nhân ra nước ngoài, cũng không bao giờ sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân đối với nước khác.

Trung Quốc là nước yêu chuộng hoà bình, là lực lượng quan trọng bảo vệ hoà bình và ổn định thế giới. Trung Quốc tán thành thực hiện toàn diện cấm thử vũ khí hạt nhân trong quá trình đi tới triệt phá mục tiêu quân sự hạt nhân. Trung Quốc tích cực tham gia đàm phán hiệp ước cấm thử toàn diện hạt nhân tại Giơnevơ, tranh thủ thông qua hiệp thương nhất trí ký kết điều ước công bằng, hợp lý, có thể kiểm tra, tham gia rộng rãi và có hiệu lực lâu dài. Trung Quốc nguyện cùng các thành viên quốc tế tiếp tục cố gắng vì sự nghiệp đó.



Trung Quốc là nước đầu tiên ký kết điều ước cấm thử hạt nhân toàn diện

Sáng ngày 24-9-1996, Trung Quốc cùng các nhà lãnh đạo 16 quốc gia đã ký Điều ước cấm thử hạt nhân toàn diện tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Niuóoc.

Thư ký Liên Hợp Quốc Cali trong bài phát biểu tại lễ ký kết có nói: Trước đây hai tuần Điều ước cấm thử hạt nhân toàn diện của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã được thông qua với đa số phiếu tuyệt đối sẽ thực hiện một mục tiêu lâu dài của quốc tế. Ông nói: “Hôm nay là giờ phút lịch sử mà chúng ta đã trải qua bao nỗ lực hướng tới cắt giảm quân sự và phổ biến rộng rãi hạt nhân”.

Tổng thống Mỹ Clintơn, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham, Ngoại trưởng Pháp Deshalete, Ngoại trưởng Nga Pulimakef và Ngoại trưởng Anh Lifu chinde thay mặt các nước Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Italia, Canađa, Áo, Aisơlen, Nam Phi và Chi Lê.

Thử nghiệm hạt nhân là một thủ đoạn không thể thiếu được trong khả năng phát triển hạt nhân, nó là chỗ dựa khoa học để cải tiến thiết kế, định hình sản xuất, sử dụng phòng hộ vũ khí hạt nhân. Sau lần thử nghiệm hạt nhân đầu tiên trên thế giới năm 1945 của Mỹ, Liên Xô và nước Anh cũng đã thử nghiệm hạt nhân lần đầu của mìnhvào năm 1949 và 1952, Pháp năm 1960, ba nước Mỹ, Anh, Liên Xô chiếm vị thế lũng đoạn hạt nhân trên thế giới.

Tính chất phá huỷ cực đại của vũ khí hạt nhân đã làm kinh động thế giới, nhiều nước đã kêu gọi cấm thử nghiệm hạt nhân. Năm 1954 tại Hội nghị Liên Hợp Quốc lần đầu tiên Ấn Độ nêu yêu cầu ký kết một Hiệp nghị quốc tế cấm thử nghiệm hạt nhân.

Trước áp lực của quốc tế, hai nước Mỹ-Xô có hạt nhân đã phải tạm ngừng thử nghiệm hạt nhân một thời gian từ 1958 đến 1961. Bắt đầu từ tháng 9-1961 họ lại thử nghiệm hạt nhân nhiều lần trên tầng khí quyển, gây nên sự bất bình nghiêm trọng trong dư luận quốc tế. Mỹ, Liên Xô, Anh sau khi cơ bản đã nắm được các cứ liệu số hiệu ứng nổ hạt nhân trên tầng khí quyển và đầy đủ kỹ thuật thử nghiệm hạt nhân dưới đất, tháng 8 năm 1963 đã ký “Hiệp ước cấm thử từng phần”. Điều ước cấm thử nghiệm bất cứ một loại vũ khí hạt nhân nào hoặc bất cứ một vụ nổ hạt nhân nào trên tầng khí quyển ngoài không gian và dưới nước. Lúc đó Mỹ tuyên bố công khai rằng, ký kết điều ước này không có nghĩa là Mỹ không sử dụng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và phát tán vũ khí hạt nhân.

Sau khi “Hiệp ước cấm thử từng phần” có hiệu lực, Mỹ-Xô tăng cường thử nghiệm hạt nhân dưới đất. Sau khi họ tiến hành thử nghiệm với số lượng đầy đủ, tháng 7-1974 đã ký kết “Hiệp ước quy định bắt đầu từ 31-3-1976 cấm thử tất cả các vũ khí hạt nhân ở dưới đất ở mức 150.000 tấn trở lên”. Tháng 5-1976, Mỹ - Xô lại ký “Điều ước nổ hạt nhân hoà bình”, quy định lượng vụ nổ riêng lẻ không vượt quá 150.000 tấn.

Thời kỳ từ 1977 đến sau những năm 80,. Mỹ-Xô đối lập gay gắt với nhau về vấn đề cấm thử toàn diện. Liên Xô liên tục tạo thế tấn công cắt, giảm quân sự hạt nhân với nội dung cấm thử toàn diện để mưu cầu địa vị cân bằng hạt nhân nhằm hạn chế nước Mỹ phát triển kỹ thuật vũ khí hạt nhân. Mỹ thì kiên quyết phản đối cấm thử toàn diện. Năm 1981 và 1983 lần lượt đề ra kế hoạch tăng cường toàn diện vũ khí hạt nhân chiến lược cải tiến và “kế hoạch phòng ngự chiến lược”. Phần đông các nước không có hạt nhân, bao gồm cả các nước không có hạt nhân phương Tây, đòi hỏi cấp thiết ký kết Điều ước cấm thử hạt nhân toàn diện. Với áp lực của quốc tế, Mỹ không thể không thay đổi chính sách “không đàm phán” bằng đối thoại hữu hạn, Mỹ - Xô - Anh một mặt thì ký kết Điều ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện tiến hành đàm phán nửa vời, mặt khác đều tăng cường hoàn thiện các kho vũ khí hạt nhân của mình.

Những năm 90 tình hình quốc tế có nhiều thay đổi. Sau khi Liên Xô giải thể, nước Mỹ mất đi một đối thủ cạnh tranh quân bị hạt nhân; trên thế giới bắt đầu xuất hiện một số quốc gia tiến gần “ngưỡng cửa hạt nhân”, nắm vững kỹ thuật vũ khí hạt nhân. Mỹ và một số quốc gia phát triển đã nắm được phương pháp mới về mặt kỹ thuật hạt nhân dùng thử nghiệm hạt nhân trong phòng thí nghiệm thay thế cho vụ nổ thực tế. Do đó, về kế hoạch vũ khí hạt nhân và chính sách cấm thử Mỹ đã phải điều chỉnh, tháng 7-1993 Mỹ tuyên bố tán thành sớm bắt đầu đàm phán đa phương và sớm ký kết Điều ước cấm thử hạt nhân toàn diện. Cuộc đàm phán Điều ước cấm thử toàn diện cũng được bắt đầu vào đầu năm 1994.

Đàm phán cấm thử hạt nhân toàn diện chỉ trong vấn đề không phát tán vũ khí hạt nhân và thực hiện giảm bớt quân bị hạt nhân. Hàng chục năm qua, việc đàm phán về cấm và hạn chế thử nghiệm hạt nhân cũng như một số điều ước, hiệp nghị được ký kết đều không phương hại gì tới việc thay thế, cải tiến vũ khí hạt nhân của nước lớn siêu cường; thế giới ngày nay vẫn tồn tại những kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, siêu cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới không bao giờ từ bỏ chính sách đe doạ hạt nhân. Có cường quốc hạt nhân cho đến hôm nay vẫn không muốn nêu ra lời hứa không sử dụng trước vũ khí hạt nhân, còn có ý đồ thông qua cấm thử nghiệm mà duy trì ưu thế hạt nhân. Đồng thời, nước Pháp cũng chỉ sau khi tăng cường tiến hành hàng loạt thử nghiệm hạt nhân gần một năm nay mới tỏ thái độ tương đối tích cực đối với Điều ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện. Ấn Độ được coi là nước “ngưỡng cửa của hạt nhân” đã bày tỏ, trừ phi trong điều ước ghi rõ nội dung các quốc gia có hạt nhân trong một thời hạn nhất định triệt tiêu vũ khí hạt nhân, không thì sẽ cự tuyệt ký tên vào Điều ước cấm thử toàn diện.

Ngày 24-9, Điều ước cấm thử hạt nhân toàn diện đã đưa ra rộng rãi cho tất cả các quốc gia ký kết, ngày ấy có 65 quốc gia ký kết điều ước này. Điều ước sẽ có hiệu lực ngày thứ 180 kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn của 44 nước thành viên Hội nghị đàm phán giảm tải quân bị.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #111 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 10:13:49 pm »


Lập trường nguyên tắc và chủ trương của Chính phủ Trung Quốc

Ngày 24 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sau khi thay mặt Chính phủ Trung Quốc ký Điều ước cấm thử hạt nhân toàn diện đã ra tuyên bố, trình bày đầy đủ rõ ràng lập trường nguyên tắc và chủ trương của Chính phủ Trung Quốc về vấn đề cấm thử hạt nhân cắt giảm quân bị hạt nhân.

Tuyên bố chỉ rõ: Trung Quốc chủ trương nhất quán cấm thử toàn diện và tiêu huỷ triệt để vũ khí hạt nhân, thực hiện không có vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Trung Quốc tin tưởng sâu sắc rằng, cấm thử hạt nhâu toàn diện sẽ thúc đẩy việc cắt giảm quân bị hạt nhân, ngăn ngừa phát tán hạt nhân. Vì vậy Trung quốc ủng hộ thông qua đàm phán ký kết một điều ước công bằng hợp lý, có thể kiểm tra, tham gia rộng rãi và có hiệu lực lâu dài, nguyện tích cực thúc đẩy tiến tới hiệp ước được phê chuẩn và có hiệu lực.

Đồng thời Chính phủ Trung Quốc còn trịnh trọng kêu gọi:

- 1/ Cường quốc hạt nhân hãy từ bỏ chính sách đe doạ hạt nhân của họ. Các nước có kho vũ khí hạt nhân khổng lồ tiếp tục tiêu giảm với mức độ lớn.

- 2/ Các nước có đặt vũ khí hạt nhân ở nước ngoài hãy chuyển toàn bộ vũ khí về nước mình. Tất cả các nước có vũ khí hạt nhân đều đảm bảo trách nhiệm không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, bất cứ lúc nào và trong bất cứ điều kiện nào, đều hứa vô điều kiện không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân đối các quốc gia và khu vực không có hạt nhân; đồng thời sớm ký kết văn bản pháp luật quốc tế về vấn đề này.

- 3/ Tất cả các nước có vũ khí hạt nhân đều đáp ứng ủng hộ chủ trương xây dựng khu vực không có vũ khí hạt nhân, tôn trọng vị thế khu vực không có vũ khí hạt nhân và chịu trách nhiệm tương ứng.

- 4/ Các nước không phất triển, không bố trí hệ thống vũ khí ngoài không gian và hệ thống phòng ngự đạn đạo phá hoại an toàn và ổn định chiến lược.

- 5/ Đàm phán ký kết Công ước quốc tế cấm thử toàn diện và tiêu huỷ triệt để vũ khí hạt nhân.

Tuyên bố chỉ rõ, Chính phủ Trung Quốc tán đồng biện pháp kiểm tra hạt nhân phù hợp với quy định của điều ước, để đồng thời kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào lạm dụng quyền kiểm tra hạt nhân, bao gồm cả việc chống lại nguyên tắc pháp luật quốc tế công nhận, sử dụng tình báo gián điệp, xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, làm phương hại lợi ích an toàn chính đáng của Trung Quốc.

Tuyên bố nhấn mạnh, thế giới ngày nay vẫn đang tồn tại những kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, vẫn tồn tại chính sách đe doạ hạt nhân, lấy sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên làm cơ sở. Trước khi thực hiện mục tiêu triệt huỷ toàn bộ vũ khí hạt nhân, bảo đảm an toàn, đáng tin cậy và có hiệu lực vũ khí hạt nhân của mình là lợi ích quốc gia cao nhất của Trung Quốc.

Cuối cùng bản tuyên bố nhắc lại, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc mong muốn cùng Chính phủ và nhân dân các nước tiếp tục nỗ lực phấn đấu để sớm thực hiện mục tiêu cao cả cấm thử toàn diện và triệt để tiêu huỷ vũ khí hạt nhân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #112 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 10:47:08 pm »


PHẦN 2
“BÁ CHỦ” ĐÁNH THIÊN TRƯỢNG


Những điều bí mật ở “Giếng huỷ diệt”

Từ Đại chiến thế giới lần thứ 2 đến nay, các Tổng thống Mỹ, bất luận là thuộc Đảng Cộng hoà hay Đảng Dân chủ đều nhất nhất tin chắc rằng: Trong tay mình có một nguồn sức mạnh đạn đạo hạt nhân chiến lược có thể huỷ diệt cả thế giới trong giây lát. Khắp nơi trên đất Mỹ kể có hàng nghìn giếng phát xạ dưới đất. Các đạn đạo đường chiến lược được lắp đặt ngay ngắn sẵn sàng, thẳng đứng trong những giếng ấy; một khi có lệnh, trong vài giây chúng sẽ loé lửa phụt khói, gầm rú bay lên.

Những cái “giếng huỷ diệt” có thể gây nên đại hoạ cho nhân loại ấy được chia làm 6 căn cứ đạn đạo. Mỗi căn cứ đều được giới nghiêm, bao trùm không khí ghê sợ.

Chúng ta hãy cùng đi “thám hiểm” tại căn cứ đạn đạo Mainuste.

Ở đây không phải là núi thẳm rừng sâu, mà là một vùng bình nguyên mênh mông ở miền Tây Bắc Mỹ.

Đường rộng thênh thang xuyên qua đồng nội, dáng dấp như một dải bạc khảm trên tấm thảm lụa màu xanh. Khi bạn ngồi trên xe cao tốc, phóng tầm mắt tới tận chân trời, ngẫu nhiên nhìn thấy những hàng giậu thông thường vây quanh các công trình kiến trúc nhỏ thấp. Song, chính ở dưới các công trình ấy, tàng ẩn kho vũ khí hạt nhân của một quốc gia siêu cường được coi là đứng hàng đầu trên thế giới ngày nay. Trung tâm khống chế phóng đạn đạo Mainuste.

Đội quân đóng tại căn cứ đạn đạo Mainuste là liên đội đạn đạo chiến lược 91 không quân chiến lược, đó là liên đội 1 đạn đạo III dân binh. Bộ tư lệnh liên đội đặt tại thành phố Mainuste, thông qua sư đoàn 47 của căn cứ không quân Feirchairde thuộc bang Oasinhtơn; nhận nhiệm vụ theo bộ tư lệnh đội hàng không 15. Toàn bộ căn cứ có 150 đạn dạo III dân binh chiếm diện tích 78 km2. Liên đội đạn đạo 91 quản lý các trung đội đạn đạo 740, 741, 742 và trung đội bảo dưỡng. Trung đội đạn đạo do phòng tác chiến chỉ huy, trung đội bảo dưỡng do phòng bảo dưỡng quản lý. Mỗi trung đội đạn đạo được trang bị 50 đạn đạo III dân binh. Cứ 10 đạn đạo hợp thành một nhóm, tạo nên phố trí biên hình 10, ở giữa là trung tâm khống chế phát xạ. Để tránh đạn đạo đối phương cùng lúc phá huỷ 10 đạn đạo này, nên giãn cách giữa các giếng không nhỏ hơn 9 km.

Giếng phát xạ là một kết cấu như cái thùng tròn, mỗi giếng chỉ phóng một đạn đạo. Trong thành giếng có ghép bản thép với độ dày nhất định, mặt ngoài đúc một lớp bêtông cốt thép dày 46 mm, nắp giếng theo kiểu hoạt động trượt khởi động nhanh bằng máy thuốc nổ, nặng 80 tấn. Trung tâm khống chế do hai phòng khống chế, phòng thiết bị và một công trình kiến trúc dưới đất hợp thành.

Toàn bộ cơ quan biên chế liên đội đều phục vụ cho bảo dưỡng và tác chiến đạn đạo, gồm 3.700 quân nhân và 450 viên chức, mỗi trung đội đạn đạo có 42 nhóm cần vụ tác chiến, mỗi nhóm cần vụ có 2 sĩ quan. Họ lần lượt trực ban trong 5 trung tâm khống chế phát xạ của trung đội mình.

Phòng khống chế của trung tâm khống chế phát xạ cách mặt đất khoảng 60m, xung quanh là từng phòng hộ dầy 2 m.

Sĩ quan trực ban xuất phát từ căn cứ, ngồi xe đi tới trung tâm khống chế phát xạ. Sau khi họ đi bộ vào công trình kiến trúc kiểu thấp trong hàng giậu vây thì đi vào phòng khống chế nằm dưới đất bằng thang điện. Bước xuống thang điện phải qua hàng loạt hành lang, cửa chống nổ và thiết bị đứng khoá. Đi vào cửa cuối cùng của phòng khống chế, chỉ có thể do hai sĩ quan trực ban mở ra, nhóm tiếp nhận mới được đi vào. Việc giao nhận phải theo đúng trình tự quy định và chấp hành nghiêm ngặt. Điều quan trọng trước tiên là kiểm tra văn bản trong tủ bảo hiểm xem có phù hợp với mệnh lệnh mà họ tiếp nhận không. Mỗi người đều giữ một chùm chìa khoá, không mở hết mọi khoá thì tủ bảo hiểm không thể khởi động. Sau khi nhóm trực ban đi ra, nhóm tiếp nhận phải kiểm tra toàn diện thiết bị trong phòng khống chế, nội dung có 246 hạng mục.

Phòng khống chế nằm sâu dưới mặt đất, nhưng không khí trong phòng lại đầy đủ. Đây là một gian phòng rộng khoảng 26 m2, trong phòng có thiết bị lọc không khí và máy điều hoà cấp tính. Từ giường nằm, tủ lạnh, và bếp ăn chẳng khác gì chỗ ở của một người độc thân. Cạnh giường có bảng điện tự động và đài khống chế. Bên phải đài khống chế là máy xử lý chữ số và máy xử lý tin tức chỉ huy. Trong phòng còn có một máy truyền điện cao tốc, máy nhận tin và điện thoại thông suốt trực tiếp với Bộ Tư lệnh không quân chiến lược. Đài khống chế của hai sĩ quan trực ban cách rất xa, cự ly tới 4 mét, một người dang hai tay ra cũng không tới, đó là để bảo đảm cho có hai người đồng thời thao tác mới có thể phóng được đạn đạo.

Trên đài khống chế có lắp đặt bảng hiển thị cỡ lớn, hiện rõ trạng thái 10 đạn đạo của tiểu đội mình, đạn đạo ở trong trạng thái chờ phóng hay là có sự cố đều thấy rõ ràng. Nếu như trong tình trạng sự cố, thì bộ phận hỏng hóc và nguyên nhân cũng được hiện rõ. Trên đài khống chế còn lắp đặt một bảng khống chế phát xạ, thiết bị cảnh báo và hệ thống thông tin.

Nhân viên cần vụ làm việc 12 giờ tại phòng khống chế.

Nếu như 8 giờ sáng vào vị trí làm việc thì 8 giờ chiều hết ca, lên thang điện về buồng nghỉ. Nhóm thứ nhất trực hết ca, thì ở lại 36 giờ trên trận địa, trong đó có 24 giờ làm việc đúng vị trí. Sau khi họ về nghỉ một ngày tại căn cứ, thì lại bắt đầu quay lại một vòng trực ban khác. Đối với sĩ quan trực ban mà nói, khó khăn lớn nhất không phải là sợ chết mà là tĩnh lặng và vô vị. Họ nhờ có ti vi, điện thoại từ gia đình để tiêu khiển thời gian, nếu không như vậy thì lao vào học tập, không thế, họ quả là khó khăn thích ứng với cuộc sống như “chuột rũi”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #113 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 11:12:42 pm »


“Không quân” hay là “địa quân”

Theo nhận thức thông thường, sở dĩ gọi là không quân, là bởi vì máy bay các loại được coi là vũ khí chủ chiến. Nhưng không quân chiến lược của Mỹ hình như đã có sự “biến dị” khá lớn, thủ đoạn chủ yếu cần dựa vào để hoàn thành nhiệm vụ không phải là máy bay mà là đạn đạo vượt đại châu.

Bộ Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ thành lập ngày 21-3-1946, lúc này địa chỉ chính thức được chọn là căn cứ không quân Andrup ở ngoại ô Oasinhtơn. Sau hai năm, Bộ Tư lệnh ấy lại chuyển tới Aumaka thuộc Nêbrasea. Toà nhà bộ tư lệnh một tầng trên mặt đất, bốn tầng dưới mặt đất để tránh ô nhiễm phóng xạ, phần dưới mặt đất có nắp đậy bê tông cốt thép 64 cm. Trong tình trạng khẩn cấp có thể bịt kín cửa ra vào, 800 người vẫn có thể làm việc trong đó liên tục hai tuần lễ.

Không quân chiến lược quản lý đội hàng không số 8, số 15 và sư đoàn không gian hàng không không quân chiến lược số 1. Đội hàng không số 8 và 15 thường xuyên trong trạng thái cảnh giới hạt nhân, Bộ Tư lệnh lần lượt xây dựng căn cứ không quân Backsdair ở Luisiana và Magi ở Califonia. Mỗi đội hàng không đều do nhiều liên đội đạn đạo của liên đội máy bay oanh tạc hợp thành; sư đoàn không gian hàng không chiến lược số 1 chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện phóng đạn đạo và tiến hành hỗ trợ các lần thử nghiệm.

Liên đội đạn đạo chiến lược là đơn vị lớn nhất của đội quân đạn đạo đại châu của Mỹ, bao gồm đầy đủ các cơ quan tác chiến, hậu cần và hành chính. Biên chế mỗi biên đội từ 1500 đến 2000 người; liên đội trưởng và liên đội phó đều do sĩ quan cấp thượng tá đảm nhiệm. Liên đội quản lý từ 3 đến 5 trung đội đạn đạo đại châu; trung đội trưởng do sĩ quan cấp trung tá đảm nhiệm. Mỗi trung đội quản lý 5 tiểu đội, tiểu đội là đơn vị cơ bản, được trang bị 10 đạn đạo và 1 hệ thống thiết bị khống chế phát xạ.

Từ 30-8-1960, Bộ Tư lệnh không quân chiến lược chính thức tiếp nhận lực lượng đạn đạo chiến lược “Thần vũ trụ” số 1, đạn đạo đại châu đã dần dần đấu tranh “chiếm quyền” với máy bay oanh tạc trong quân chủng này và đã giành thế chủ yếu.

Năm 1960 - 1967 là thời kỳ đạn đạo chiến lược của Mỹ tăng nhanh số lượng. Sau đó mãi đến 1980, vẫn giữ con số 1054. Trong đó có 54 đạn đạo II cực mạnh chứa nhiên liệu lỏng, ngoài ra là đạn đạo dân binh, đạn đạo II “Đại lực thần” là loại cũ bắt đầu trang bị năm 1963, năm 1982 đến 1987 đã hoàn toàn bị phế bỏ. Hiện nay có tới 1000 đạn đạo đại châu đang phục vụ, trong đó có 450 đạn đạo II dân binh, 500 đạn đạo III dân binh, 50 đạn đạo (MX) “vệ sĩ hoà bình”. Những đạn đạo này kéo theo 2.450 đầu đạn hạt nhân.

Mỗi liên đội đạn đạo là một căn cứ, toàn bộ căn cứ được bố trí tại cùng đồng bằng phía tây sông Mixixipi và 2 bên sườn núi Luoki, xa khu vực dân cư đông đúc, liền sát thành phố nhỏ giao thông tiện lợi. Trong phạm vi khu căn cứ đều có sân bay máy bay oanh tạc chiến lược và sân bay máy bay chiến đấu chiến thuật.

Bố trí cụ thể của lực lượng đạn đạo chiến lược trong căn cứ lục quân như sau: Liên đội đạn đạo chiến lược 351 có 150 đạn đạo II dân binh đóng tại căn cứ không quân Huaiteman ở Missouri.

Liên đội đạn đạo chiến lược 414 có 150 đạn đạo II dân binh, 50 đạn đạo MX đóng tại căn cứ không quân Mamusterumu ở Montana.

Liên đội đạn đạo chiến lược 91 có 150 đạn đạo III dân binh đóng tại căn cứ không quân Dafukes ở bắc Đacôta.

Các căn cứ đạn đạo nói chung đều bố trí ở nơi đất rộng người thưa. Song, mặc dù vậy vẫn có một số người trong tổ chức chống hạt nhân kháng nghị. Bởi vì họ hiểu rằng, một khi chiến tranh xảy ra, căn cứ đạn đạo sẽ là mục tiêu đầu tiên bị tấn công, nhân dân quanh vùng sẽ có thể chịu vạ lây. Liên đội đạn đạo là đơn vị tác chiến cơ bản của không quân chiến lược, gánh vác sứ mệnh quan trọng tổ chức thực thi đột kích hạt nhân chiến lược. Chính vì nguyên nhân đó, phàm là sĩ quan binh lính phục vụ tại đây đều phải qua thẩm tra và huấn luyện nghiêm khắc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #114 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 11:13:57 pm »


Tổng thống - đường dây nóng- chiếc hộp đỏ

Ở Mỹ, chỉ có Tổng thống mới có quyền ra lệnh cuối cùng “Cho bấm nút” đại chiến hạt nhân. Một khi Tổng thống mất trí thì bộ mặt nhân loại thật rùng rợn.

Khi Tổng thống Nichxơn vì “sự kiện của nước” trước Hạ viện, ông đã từng đe doạ các nghị sĩ: “Nếu tôi nhắc điện thoại trong văn phòng Tổng thống lên thì sau 25 phút 60.000.000 người sẽ chết”. Câu nói ấy làm cho Bộ trưởng Quốc phòng Slaixinge sợ run người. Vì vậy Slaixinge đã cảnh báo với quân đội: “Trừ phi có chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng, mới được phép chấp hành mệnh lệnh khác thường này của Tổng thống”. Đó là tháng 8-1974, một sự việc xảy ra 5 ngày trước khi Tổng thống Nichxơn từ chức.

Khi Tổng thống đi ra bên ngoài, bất luận đi đâu thì thường có một sĩ quan cấp tá xách va ly màu đen theo sau. Trong va li có đặt mật mã phóng vũ khí hạt nhân, mật mã mỗi ngày thay đổi một lần. Trong vali có văn bản đặc quyền ra lệnh cho một đơn vị lực lượng hạt nhân nào đó phóng đạn và ghi chép những điều cần quyết định của Tổng thống. Mệnh lệnh của Tổng thống được truyền qua máy điện thoại màu vàng ở trên đài chỉ huy của nhân viên điều khiển cao cấp thuộc Bộ Tư lệnh không quân chiến lược. Viên sĩ quan thuộc Bộ Tư lệnh không quân chiến lược nối thông điện thoại màu vàng với điện thoại màu đỏ, lúc này Tổng thống qua mạng điện tín trực tiếp thông thoại với người chỉ huy lực lượng hạt nhân trực thuộc quân chiến lược.

Đồng thời, mệnh lệnh của Tổng thống còn thông qua hai chuyên cơ bay lượn trên bầu trời Thái Bình Dương và Đại Tây Dương truyền tới lực lượng hạt nhân tàu ngầm đang hoạt động dưới tầm sâu đại dương. Chỉ cần Tổng thống khởi dụng mật mã, thay cho từ “phóng” thì vũ khí huỷ diệt bắt đầu vận hành không gì ngăn nổi. Sử dụng hệ thống kết cấu phức tạp như vậy để truyền đạt mệnh lệnh của Tổng thống nhằm hai mục đích, một là để bảo đảm chắc chắn lệnh tác chiến ở “phòng chiến tranh” Nhà trắng có thể truyền tới tất cả lực lượng hạt nhân chiến lược; hai là để phòng ngừa cá biệt sĩ quan hoặc binh lính vì mù quáng lệch lạc hoặc hoảng sợ mà bấm nút bay.

Từ năm 1961 đã có sở chỉ huy bay (vệ tinh) suốt đêm ngày vòng lượn trên bầu trời nước Mỹ. Nó là trạm chỉ huy cần dùng đến một khi trung tâm chỉ huy quân sự Oasinhtơn bị huỷ diệt. Ngoài ra còn có một máy bay trong đó bày đặt như máy bay phản lực “E-4” ở “phòng chiến tranh” Nhà trắng để Tổng thống sử dụng. Nó mang biệt hiệu “Máy bay ngày phán xét cuối cùng”. Máy bay này có thể ngồi được 94 người, nếu tiếp dầu trên không nó có thể bay liên tục 3 ngày. Máy bay nằm tại căn cứ không quân Andrus cách phía đông nam Nhà trắng 30 km.

Để bảo đảm chắc chắn nước Mỹ không bị đạn đạo do mất cảnh giác nên hệ thống cảnh giới các loại đạn đạo liên tục làm việc suốt đêm ngày.

Trong giây lát nào đó một tên lửa đạn đạo Liên Xô từ trong giếng ngầm hoặc tầu ngầm bay lên, thì sẽ bị vệ tinh kiểm soát không gian phát hiện ngay lập tức. Sau vài giây, thiết bị truyền cảm tầm xa trên vệ tinh bắt đầu theo dõi, hình ảnh tên lửa đạn đạo kéo theo đuôi lửa quét dài sẽ hiện rõ qua màn hình vô tuyến. Sau đó mạng lưới ra đa liền tóm gọn mục tiêu đối phương.

Tin tức tình báo ấy nhanh chóng truyền tới Bộ Tư lệnh không quân chiến lược, và trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia của Lầu Năm Góc. Viên tướng trực ban Lầu Năm Góc thông báo cho cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống.

Gian phòng tại trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia, có thể nói là trung khu thần kinh để Mỹ tiến hành chiến tranh.

Từ đây có thể thông thoại trực tiếp với Nhà trắng, Chính phủ Cục Tình báo Trung ương và quân đội. Điều đặc biệt là ở đây có đường dây nóng, có thể liên lạc ngay với Kremlin.

Khi đường dây nóng mở máy liên lạc, người Mỹ sử dụng tiếng Anh, người Liên Xô sử dụng tiếng Nga. Để giảm bớt khả năng hiểu sai đôi bên, Mỹ-Xô đều cử nhân viên chuyên trách trực ban suốt đêm ngày.

Cứ mỗi giờ đôi bên kiểm tra đường dây một lần, thay nhau phát tin để đảm bảo thông suốt liên lạc. Những tin tức này hàng ngày phát 24 lần, mỗi bên chiếm một nửa, nội dung muôn hình muôn vẻ. Như là những câu chuyện kiểu tóc phụ nữ Nga thế kỷ 17, người chăn cừu châu Phi phát hiện ra Sôcôla, chuyện chủ nông trường Mỹ, quy định của hiệp hội bóng gôn chuyên nghiệp, những bài viết về đời sống cá voi, chuyện gì cũng có.

Vì những tin tức ấy chỉ là kiểm tra đường dây cho nên không mang màu sắc chính trị, nhưng cũng có khi bao hàm xạ ảnh. Như những năm thập kỷ 80, Liên Xô liên tục phát đi tiểu thuyết dài “chiến tranh và hoà bình” của đại văn hào Tônstôi; hình như muốn ám chỉ người Mỹ đang lựa chọn giữa hai con đường. Còn Mỹ thì trực diện, thường phát đi tin tức côn trùng lan tràn vùng Địa Trung Hải, ý nói chiến tranh nổ ra giống như thiên tai nhân hoạ, có khi không tránh được.

30 năm qua, vì khủng hoảng nghiêm trọng, mà sử dụng đường dây nóng chỉ có ba lần.

Ngày 5-6- 1965, Israen được Mỹ ủng hộ, đột nhiên tập kích xâm nhập nhà nước A Rập, chiếm bán đảo Xinei vùng Ca sa, tiến quân sát thành phố Đamascus, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của Liên Xô ở khu vực này. Lúc đó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Côxơghin gửi thông điệp cuối cùng cho Tổng thống Mỹ Giônxơn qua đường dây nóng, cùng đe doạ nhau, nhưng để tránh xung đột, đôi bên đều tự kiềm chế, tình hình dịu dần.

Còn hai lần khác là do sai sót của máy tính điện tử ở Bộ Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ và Bộ Tư lệnh phòng không Bắc Mỹ gây ra; may mà có kiểm tra đường dây nóng mới tránh xảy ra tai hại.

Quyền lực to lớn của Tổng thống đối với bản thân ông ta cũng là một áp lực khó thừa nhận, bởi vì chiến tranh hạt nhân xảy ra không chỉ là tại hoạ đối với công chúng Mỹ mà cả với toàn thế giới. Song có khi ông ta phải quyết định trong vài phút. Điện thoại “đường dây nóng” cho một tia hy vọng cuối cùng để chặn đứng chiến tranh hạt nhân.

Nếu tia hy vọng ấy tắt ngấm đi, thì tất cả mọi việc tiến hành theo sau cũng sẽ khó bề cứu vãn.

Mệnh lệnh tác chiến nhanh chóng truyền đi khắp mọi trận địa đạn đạo. Các sĩ quan trực ban trong phòng điều hành ở trung tâm khống chế chỉ huy sau khi nhanh chóng chuyển mật mã cùng cứ số vào bản khống chế phóng đạn theo đúng trình tự hàng ngày, mở hộp đỏ treo trên tường, mỗi người đều lấy ra một chìa khoá trong hộp. Họ đồng thời tra chìa vào ổ khoá, nâng chuyển động trong vài giây để khởi động trình tự phóng đạn. Cùng lúc 5 sĩ quan làm việc tại trung tâm phóng đạn của một trung đội hoàn thành động tác kể trên, thế là bắt đầu cuộc đại huỷ diệt thê thảm tuyệt chủng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #115 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 11:15:33 pm »


Bão tố cuồn cuộn ngoài tầng mây. Một câu nói của Rigân kinh động thế giới

Ngày 23-3-1983 đối với đại đa số dân Mỹ đó chỉ là một ngày hết sức bình thường.

Song, chính trong ngày ấy, đã xảy ra một sự kiện trọng đại làm xáo động toàn thế giới.

Trời về đêm, ông Rigân Tổng thống nhiệm kỳ thứ 42 của lịch sử nước Mỹ, qua mạng truyền hình trên toàn nước Mỹ đã diễn thuyết trong 30 phút, kêu gọi mọi người hãy từ bỏ cuộc chiến tranh hạt nhân tàn sát đại quy mô, luôn ám ảnh như ma quỉ trong lòng nhân dân Mỹ.

“Tôi kêu gọi các nhà khoa học: trước kia các bạn đã mang lại cho chúng ta vũ khí hạt nhân, nhưng ngày nay mong các bạn có thể đem tài năng vĩ đại của mình dùng cho hoà bình, tìm cho chúng ta một biện pháp để vũ khí ấy mất đi uy lực, trở thành một phế vật lạc hậu với thời đại!”

Tổng thống Rigân tuyên bố. Chỉ cần các nhà khoa học cố gắng tích cực thì có thể từ bỏ chính sách quân sự hiện có - cùng nhau bảo đảm chắc chắn cho chiến lược phá huỷ hạt nhân. Cố gắng ấy chính là dẫn tới một thủ đoạn phòng vệ để lãnh thổ và nhân dân Mỹ tránh bị đạn đạo Liên Xô công kích. Chúng ta phải nghiên cứu chế tạo được hệ thống “hoả lực” tinh xảo hơn, kỹ thuật phòng ngự hữu hiệu hơn, có sức mạnh vượt lên sự công kích, thì có thể từ đó mà bảo vệ đất nước và nhân dân mình.

Tổng thống Rigân còn chỉ rõ thêm: “Nếu chúng ta có thể chế tạo được vũ khí phòng ngự tính năng cao, có thể chặn đứng và phá huỷ được vũ khí hạt nhân chiến lược trong lúc đang bay, thì có thể mang niềm hy vọng càng sáng sủa đối với tương lai chúng ta sẽ tiến hành một sự nghiệp to lớn có thể làm thay đổi tiến trình lịch sử nhân loại.

Bài diễn thuyết trên truyền hình giản đơn trong 30 phút này đã sinh ra hiệu ứng rung chuyển không kém vụ nổ bom nguyên tử tại Quảng Đảo và Trường Kỳ. Nó rõ ràng có tác dụng thay cũ đổi mới về mở mang, nghiên cứu sử dụng khoảng không vũ trụ vốn đã không bình yên càng thêm náo động.

Kỳ thực, trước khi Tổng thống Rigân diễn thuyết trên truyền hình, ngoài mấy người bên cạnh ông ta ra, không ai hiểu gì về ý tưởng hệ thống phòng ngự chống đạn của Tổng thống.

Sự thật ấy chứng tỏ, công bố tư tưởng chiến lược mới của Mỹ (bảo đảm chiến lược sinh tồn) là hành động quyết đoán của Tổng thống vận dụng ngoại lệ quyền thống soái của mình.

Tổng thống Rigân và những người thân tín đều rất rõ, nếu mang nội dung bài diễn thuyết thông báo đến các quan chức Oasinhtơn thì không quá một giờ, sẽ có một nửa quan chức điện thoại đề nghị Tổng thống vứt bỏ bài diễn thuyết ấy. Chủ yếu là vì tập quán về lý luận và tư tưởng cùng kế hoạch đã định. Còn tính khả thi kỹ thuật của hệ thống phòng ngự chống đạn đạo không đáng tín nhiệm, vẫn là một con số chưa biết.

Ngày thứ hai sau lần diễn thuyết này, một nhân sĩ có quyền thế luôn luôn ủng hộ xây dựng hệ thống chống đạn đạo bằng vũ khí hạt nhân khi nói tới bài diễn thuyết của Rigân, đã nói rằng: “Bài diễn thuyết này dẫn đến hiệu quả một gánh nặng luôn luôn đè lên đầu mọi người tới 25 năm”.

Thế thì, thứ vũ khí mới làm cho vũ khí hạt nhân mất uy lực, Tổng thống Rigân nêu ra là cái gì? Một số ít nhà khoa học, tiêu biểu là tiến sĩ Taile gọi đó là “vũ khí hạt nhân thế hệ 3”. Nó có thể tập trung năng lượng ở mật độ cao, hiệu suất cao sinh ra “hiệu quả kinh người”. Ngày 23. 3, một nhân sĩ thân cận Tổng thống tiết lộ, thứ vũ khí này không sử dụng đầu đạn, thay thế vào đó là chùm hạt, chùm kích quang, chùm vi ba, các chùm lý tử thể, cùng với máy gia tốc ly thể và máy gia tốc đàn hồi.

Những vũ khí mới ấy gọi chung là “vũ khí chùm năng lượng”; hoặc là “vũ khí phóng chùm tương đối luận”.

Nhân vật hữu quan của Chính phủ khi trình bày giải thích về bài diễn thuyết của Tổng thống Rigân, cố vấn khoa học của Tổng thống, tiến sĩ Kinos nói với các phóng viên: Tổng thống Rigân, sau nhiều lần bàn bạc tham khảo với các cố vấn khoa học và quân sự của ông ta mới nêu ra quyết đoán cuối cùng.

Theo suy nghĩ của Rigân trong bài diễn thuyết trên truyền hình, các quan chức chính trị và quân sự của Nhà trắng và Lầu Năm Góc khẩn trương bận rộn hẳn lên. Rigân đích thân chỉ định cố vấn an ninh quốc gia Uyliam. P. Kelake phụ trách tổ chức lực lượng trực tiếp chế định kế hoạch cụ thể sát với tinh thần bài diễn thuyết của Tổng thống. Tiếp theo, Nhà trắng lại ra chỉ lệnh số 6-83, yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng sớm trao hai bản báo cáo trước tháng 10-1983, đánh giá ảnh hưởng chiến lược và ý nghĩa chính sách về kiến nghị của Rigân, và phải đề ra một qui hoạch lâu dài có liên quan đến công tác nghiên cứu và phát triển. Sau đó Bộ Quốc phòng đã lần lượt thành lập “tổ nghiên cứu kỹ thuật phòng ngự” do cựu Cục trưởng Cục hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ là C.Feilaiche làm tổ trưởng bao gồm hơn 50 nhà khoa học nổi tiếng và công trình sư, (còn gọi là Uỷ ban Feilaiche), còn có thêm “tổ nghiên cứu phương châm chiến lược tương lai” do nhà phân tích nghiên cứu quân sự Feileide.S. Hofuman đứng đầu

Qua thảo luận, thương lượng, nghe ngóng ý kiến, cuối cùng kế hoạch đã được nhiều thành viên trong Chính phủ và Quốc hội giúp đỡ ủng hộ. Thế là, Rigân đã ký chỉ lệnh an ninh quốc gia số 116 ngày 6-1-1984, theo báo cáo nghiên cứu của Feilaiche đã chế định kế hoạch nghiên cứu, được gọi là phương án mới về phòng ngự chiến lược (SDI).

Kế hoạch SDI thường gọi là kế hoạch “đại chiến tinh cầu”. “Đại chiến tinh cầu” nguyên là tên gọi của một bộ phim khoa học viễn tưởng hồi niên đại 70 của Mỹ. Chủ đề của phim này mới, trình độ nghệ thuật cao được nhiều người hoan nghênh, đã từng vang động một thời, năm 1977 được 7 giải thưởng Ôtsca. Chính vì vậy giới tin tức hài hước đã nhạy bén dùng hình tượng tên phim này gọi kế hoạch “phương án mới về phòng ngự chiến lược” là kế hoạch “đại chiến tinh cầu” và được mọi người tiếp nhận ngay.

Kế hoạch “Đại chiến tinh cầu” đã cung cấp cho Mỹ cả một hệ thống phòng ngự chống đạn đạo nhiều tầng, người Mỹ gửi gấm vào đó niềm hy vọng sâu sắc. Mặc dầu về hiệu suất ngăn chặn cho đến nay vẫn chưa thấy nước Mỹ nêu ra rõ ràng, nhưng trong báo cáo “nghiên cứu kỹ thuật phòng ngự” của Uỷ ban, Feilaiche đã gián tiếp nói rằng cần: “xây dựng phòng ngự 3 tầng hoặc 4 tầng có hiệu suất là 99,9%”, từ đó thấy rằng mục tiêu phấn đấu của người Mỹ là làm cho kế hoạch “Đại chiến tinh cầu” trở thành lá chắn vững chắc trên bầu trời.

Nhưng thực tiễn qua mấy năm, Nhà trắng cuối cùng nhận thức được rằng mục tiêu ấy không sát thực tế. Thế là tháng 1 năm 1991 Tổng thống Bus tuyên bố, phải điều chỉnh kế hoạch “Đại chiến tinh cầu” thành “Hệ thống phòng hộ toàn cầu đối phó sự đánh trả hữu hạn” trọng điểm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #116 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 06:42:22 pm »



PHẦN 3
ĐỘNG THÁI HẠT NHÂN MỚI NHẤT CỦA NƯỚC MỸ


Ômaca một công việc cơ mật cao độ

Từ những năm 40 trở lại, các siêu cường hạt nhân đã tiến hành bao nhiêu lần thử nghiệm hạt nhân bí mật? Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, mục tiêu đầu đạn hạt nhân của các nước được điều chỉnh như thế nào? Tầu ngầm nguyên tử của Mỹ có tác dụng to lớn như thế nào? Trong khi nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới, Oasinhtơn đã theo đuổi chính sách hạt nhân như thế nào? Cùng với sự không ngừng đưa ra ánh sáng của những hộp đen vũ khí nguyên tử nước Mỹ, thì những điều cơ mật cũng đã được công bố với quần chúng.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mục tiêu của Bộ Tư lệnh chiến lược nước Mỹ đã xác định vấn đề bức thiết nhất, trước mắt các chuyên gia là hướng các đầu đạn hạt nhân nhằm vào kho hạt nhân và căn cứ quân sự của Liên Xô.

Tuy quy mô các kho hạt nhân của Mỹ, từ những năm 80 trở lại đã giảm đi hàng nghìn đầu đạn, căn cứ vào điều ước về vũ khí mà thời kỳ Tổng thống Bus đã ký thì còn phải tiếp tục giảm bớt. Nhưng, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, thì “nguyên tắc Tổng thống chỉ đạo” đồi tượng tấn công và ứng dụng vũ khí hạt nhân từ năm 1981 đến nay vẫn chưa có gì thay đổi.

Do đó, kế hoạch và thụ lý thao tác chính thức vũ khí hạt nhân của Mỹ và căn cứ vào con số 13 “an toàn quốc gia” mà Tổng thống đã ký. Trong khi ký và phát mệnh lệnh này, Mátxcơva có quân đóng ở Ápganistan, Beclin vẫn còn là thành phố bị chia cắt. Nguyên tắc của mệnh lệnh này tức là một khi chiến tranh nổ ra, sẽ phá huỷ nền công nghiệp và thiết chế quân.

Nhưng thời gian gần đây, một số sĩ quan chỉ huy trung tâm Ômaca lại làm một công việc cơ mật khác: Tìm phương pháp làm chệch hướng hàng trăm mục tiêu đầu đạn trong kho vũ khí của nước Mỹ đang nhằm vào nước Nga.

Ngày 6-12-1993 Thời báo Niuoóc Mỹ đăng toàn văn bài báo với hàng tin lớn: “Nước Mỹ đang suy nghĩ đặt chệch hướng các mục tiêu tấn công bằng tên lửa nhằm vào nước Nga”. Bài báo ấy tiết lộ:

Lầu Năm Góc đã dự thảo một kế hoạch, hướng các đầu đạn tên lửa của họ ra biển không có người ở, đồng thời đang thảo luận với Nga làm thế nào để việc cam kết cùng nhau “thủ tiêu mục tiêu” có hiệu lực. Hành động có ý nghĩa tượng trưng to lớn này có thể làm giảm nguy cơ tấn công ngoài ý muốn.

Một vị tướng Mỹ tham gia quy hoạch nói: “Nếu vì nguyên nhân nào đó, một đầu đạn hạt nhân phát nổ ngoài ý muốn, cách suy nghĩ của chúng ta là nó sẽ rơi xuống Bắc cực hoặc Bắc Đại Tây Dương. Sự lo lắng chủ yếu của chúng ta là nó có thể đánh trúng vào những đàn cá voi ở nơi đó”.

Một giải pháp đã được vạch ra là xác định 24 mục tiêu trên đại dương.

Một quan chức Chính phủ Mỹ nói, biện pháp này khó mà kiểm tra và hạn chế hạt nhân khi nguy cơ xuất hiện, thì chỉ vài phút là có thể thay đổi hoàn toàn. Nhưng đây vẫn là một động thái rất quan trọng.

Một quan chức cao cấp Mỹ tham gia giải pháp ấy nói: “Chúng ta cố gắng xây dựng niềm tin giữa chúng ta với các nước khác. Chúng ta lo lắng vì những tên lửa hạt nhân của Pháp và Anh nhằm vào đâu. Chúng ta có thể làm như vậy là vì không cần phải có trạng thái vừa chạm đến là đã có sự phản ứng đối với người Nga”.

Quy mô thay đổi mục tiêu mà quân Mỹ thực hiện đều được bảo mật, mục đích là dọn đường cho Bin Clintơn có thể tham gia cuộc gặp cấp cao tổ chức ở Mátxcơva vào tháng 1 năm 1994 hoặc để tuyên bố rùm beng trong các cuộc gặp ngoại giao sau này.

Cách suy nghĩ, thay đổi mục tiêu kho vũ khí của các siêu cường là do Tổng thống Nga Ensin đề xuất. Tháng 1 năm 1992 ông tuyên bố: tên lửa vượt đại dương của Nga không nhằm vào các thành phố của nước Mỹ. Điều đó làm cho Chính phủ Bus bấy giờ và nhiều quan chức trong quân đội Mỹ vô cùng kinh ngạc.

Tuy về mặt chính trị Chính phủ Bus hoan nghênh quan điểm đó, nhưng các chuyên gia của Mátxcơva và Oasinhtơn chưa thấy hết giá trị trên bên ngoài về lời nói của Ensin.

Anbatốp chuyên gia phụ trách quân bị của Nga nói: Tên lửa tầm xa của Nga chưa bao giờ nhằm vào các thành phố của Mỹ, mà là nhằm vào tên lửa, cơ sở quân sự và tập đoàn công nghiệp của nước Mỹ.

Anbatốp nói: Dù Ensin đã có lời bảo đảm nhưng lực lượng tên lửa chiến lược của Nga vẫn chưa thay đổi mục tiêu nhằm tới.

Phương pháp suy nghĩ thay đổi mục tiêu đã có lực hấp dẫn nhất định đối với Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ. Bộ Tư lệnh chiến lược điều khiển tên lửa tầm xa của Mỹ, bắt đầu suy nghĩ đến quan điểm này vào mùa hạ năm 1992.

Bộ Tư lệnh chiến lược do tướng Batherler lãnh đạo. Tướng Batherler đã từng giữ chức Chủ tịch Hội nghị liên tịch Tham mưu trưởng, trợ lý cấp cao của tướng Bao Weir. Tướng Batherler chỉ định thiếu tướng Robot - Lincater phụ trách phần lớn công tác kế hoạch. Hiện nay Lincater là Trưởng phòng kế hoạch và chính sách Bộ Tư lệnh chiến lược. Trước kia ông ta là uỷ viên Uỷ ban an toàn quốc gia Chính phủ, là sĩ quan đã có hiến kế quan trọng trong vấn đề quân bị.

Mùa xuân năm 1993 tướng Lincater nói: “Sau cuộc đấu tranh tương đối lâu dài giữa hai siêu cường có vũ khí tinh xảo, chúng ta cho rằng việc xử lý mà chúng ta gánh vác hiện nay là nhiệm vụ quân sự quan trọng, tách rời khỏi thời kỳ tiếp xúc”.

Đồng thời, họ cũng đề xuất một số biện pháp như: giảm bớt số đầu đạn hạt nhân, đồng thời cất những đầu đạn ấy đi. Điều đó đã vượt quá mức độ chuẩn bị tiếp thu của đại đa số các tướng lĩnh và những giải pháp hiện nay.

Một sĩ quan cao cấp tham gia hoạch định kế hoạch nói: “Chúng tôi đã từng mong muốn được thấy mỗi phương án lựa chọn có thiết thực không, về chính trị có được hoan nghênh không, về tài chính có vấn đề gì không, cũng tức là nói, xoay chuyển tiến hành này sẽ phải trả giá quá lớn”.

Mùa xuân năm 1993 tướng Batherler kiến nghị chọn ít nhất 3 bước đi thận trọng, nếu quan hệ giữa Mỹ và Nga lại trở lại đối kháng thì có thể nhanh chóng thay đổi những bước đi ấy.

Những quan chức ấy nói: “Chúng tôi có thể nói thế này, tháng 2 năm ngoái, nếu anh muốn thực thi những bước đi ấy, thì chúng tôi có thể làm được. Tất cả công việc hoạch định kế hoạch đều do chúng tôi làm”.

Có một số quan chức cấp cao của Chính phủ Clintơn nói: Chỉ có trong điều kiện nhất định họ mới đồng ý thực thi kế hoạch ấy. Những điều kiện ấy là:

Thứ nhất: Người Nga cũng phải đồng ý xác định lại mục tiêu mà các tên lửa của họ nhằm tới và giải thích sẽ làm như thế nào?

Thứ hai: Thay đổi mục tiêu phải làm dịu đi quan hệ căng thẳng về vấn đề vũ khí hạt nhân, mà một phần của hàng loạt biện pháp đã được lựa chọn. Điều đó phản ánh mọi người đã nhận thức được: Kiến nghị này, trên đại thể, chỉ mang tính tượng trưng. Các quan chức nói, mục tiêu không những làm cho tên lửa không nhằm vào nước Nga nữa, mà còn không nhằm vào các nước còn lại của Liên Xô trước kia, cuối cùng cũng không nhằm vào một số nước khác nữa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #117 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 06:43:29 pm »


Thừa nhận bí mật tiến hành thử vũ khí hạt nhân.

Theo một bức điện ngày 07 tháng 12 năm 1993 tiết lộ: Bộ Năng lượng của Mỹ hôm nay thừa nhận, Chính phủ liên bang đã giấu giếm việc bí mật tiến hành 252 lần thử vũ khí nguyên tử từ những năm 40 trở lại đây, trong đó bao gồm một số phóng xạ được phóng ra môi trường xung quanh.

Bộ Năng lượng đã công bố hàng loạt văn kiện làm cho kế hoạch vũ khí hạt nhân bước đầu mang tính công khai. Văn kiện nói: ở địa điểm Nêvađa đã tiến hành thử nghiệm 204 lần nhưng không tiết lộ ra ngoài. Bởi vì Chính phủ sợ người Liên Xô sẽ được tin tình báo có liên quan.

Ngoài ra còn 48 lần thử nghiệm bí mật được tiến hành ở Thái Bình Dương từ năm 1945 đến năm 1990. Nó tương đương với 1/5 tổng số lần thử nghiệm.

Nhưng con số mà Bộ Năng lượng nêu ra còn lớn hơn nhiều so với mọi người tưởng. Một số năm gần đây, các quan chức tuyên bố, từ năm 1945 đến nay đã tiến hành 826 lần thử hạt nhân.

Haize Ôliri Bộ trưởng Bộ Năng lượng nói: Một số tư liệu thử nghiệm hạt nhân đó chỉ là số kế hoạch vũ khí hạt nhân của Bộ Năng lượng trước kia bảo mật, đã được công bố để mở đầu những văn kiện và tài liệu của hàng trăm kế hoạch.

Bộ Năng lượng chuẩn bị công bố số liệu Chính phủ còn tồn trừ bao nhiêu Pluton để sản xuất vũ khí nguyên tử, đồng thời công bố hơn 40 năm trước thử nghiệm bức xạ Pluton đã làm trên cơ thể con người.

Ôliri trong một lần nói chuyện với công ty phát thanh toàn quốc đã nói, tài liệu công bố lần này “là cử động quan trọng, nhưng, đương nhiên đó chỉ là mới bắt đầu”.

Ông ta nói: Bộ Năng lượng có khoảng 3.200 vạn trang tài liệu bảo mật, có liên quan đến việc thử nghiệm và sản xuất vũ khí hạt nhân, khoảng tháng 6 năm 1994 Bộ Năng lượng sẽ công bố một loạt văn kiện thứ 2.

Ôliri nói, tài liệu công bố lần này, có thể nói rằng đã tìm được biện pháp giải quyết công bằng, “dù chiến tranh lạnh đã kết thúc, cũng phải nói với họ những sự việc mà công chúng cần biết”. Đồng thời không để cho những quốc gia chưa ký hiệp ước hạt nhân “thu được những tư liệu đầy đủ để sản xuất tên lửa của họ”.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Bộ Năng lượng phụ trách nghiên cứu và sản xuất tên lửa hạt nhân của Mỹ do sợ tiết lộ bí mật, cho nên hầu như bảo mật nghiêm ngặt tất cả kế hoạch vũ khí.

Rất nhiều năm gần đây, các nhân viên nghiên cứu gặp không ít khó khăn để nắm được tình hình ô nhiễm những tư liệu có liên quan đến sức khoẻ do các nhà máy chế tạo vũ khí gây nên và số lần thử vũ khí hạt nhân bí mật và số lượng sản xuất đầu đạn.

Những tư liệu đã công bố có thể giúp cho các nhân viên nghiên cứu và các học giả đánh giá được kế hoạch thử nghiệm vũ khí hạt nhân của nước đó. Bởi vì những tư liệu ấy đã đề cập đến số lần thử nghiệm bí mật ở cơ sở thử nghiệm Nêvađa.

Nhân viên Chính phủ tuyên bố, từ năm 1945 đến nay đã có 826 lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân nhưng nhân viên nghiên cứu hạt nhân cho rằng con số này phải vượt quá 940 lần, thậm chí có thể còn nhiều hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #118 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 06:44:27 pm »


Sự chia rẽ giữa Chính phủ và Quốc hội

Ngày 6 tháng 12 năm 1993 Nhật báo phố Hoar đăng bài của nhà báo Giôn Feiaca với tiêu đề “Cuộc chạy đua quân bị mạnh mẽ ở châu Á đã làm cho Nhà trắng và Quốc hội chia rẽ” giữa Quốc hội và Chính phủ Clintơn. Chính phủ hy vọng khi tìm cách phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt sẽ có thái độ tương đối linh hoạt. Các quan chức nói, nếu Tổng thống ở một nơi nào đó không bị ràng buộc, tiến hành một số giao dịch nhỏ với các quốc gia khác nhau, thì cơ hội thành công của ông ta sẽ lớn hơn nhiều.

Nhưng Quốc hội tán thành việc trừng phạt một số trường hợp ngang ngược, không cung cấp cho họ về số liệu viện trợ của Mỹ, hoặc không để cho chúng vào thị trường của Mỹ. Về vấn đề phát triển vũ khí của Hạ nghị viện và Thượng nghị viện, các chuyên gia lo lắng, để cho Tổng thống Clintơn linh hoạt tăng cường xuất khẩu kỹ thuật cao, chứ không phải tìm kiếm sự ngăn chặn việc phát triển vũ khí.

Bài báo ấy cho rằng: Một số nước châu Á ngay lập tức đã có vũ khí huỷ diệt hàng loạt và đề cập với họ một số biện pháp của vũ khí. Xenli Xukenrsji cảnh cáo: “Nếu chúng ta để cho sự việc này tiếp tục phát triển không bị hạn chế, như vậy, chúng ta sẽ mất cơ hội. Lý do là tình hình chính trị thời kỳ này quá mẫn cảm, không có các xử lí”.

Bài viết ấy đã công kích Trung Quốc và Ấn Độ là những nước dẫn đầu về chạy đua quân bị ở châu Á. Họ nói hai nước này đều mua kỹ thuật tên lửa của Nga để xây dựng kế hoạch không quân. Kỹ thuật không gian rất khó khống chế. Bởi vì tầng trên của hoả tiễn, vệ tinh thông tin phát nổ và các kỹ thuật có liên quan mà sự lắp đặt yêu cầu, cũng đều là mấu chốt siêu chuẩn xác của đường đi tên lửa và rất nhiều đầu đạn tên lửa.

Bài viết ấy còn nói, các dấu hiệu gần đây cho thấy Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo những vũ khí ấy. Vũ khí ấy có thể đánh trúng và phá huỷ bất cứ thiết chế Quốc phòng nào mà nó biết. Do đó khiến người ta lo lắng, đặc biệt là dẫn đến sự lo lắng của mọi người ở châu Á. Giôn Fliaca cho rằng, Ấn Độ sẽ bị áp lực lớn, người làm công tác khoa học vũ khí của Ấn Độ và Nga thường xuyên có sự tiếp xúc Pakistan và Đài Loan là một phần thứ yếu vũ khí của họ. Cùng với sự chạy đua quân bị không ngừng tăng lên, Nhật Bản, Hàn Quốc và Inđônêxia sẽ có thể nhận thấy ngày càng khó tìm thấy thái độ bàng quan của nước ngoài. Những quốc gia này hiện nay đều có tiền và cơ sở công nghiệp, làm cho nơi đó càng trở nên nguy hiểm.

Các quan chức Chính phủ Mỹ hình như nhìn thấy một cơ hội của cách làm tương đối linh hoạt đối với Ấn Độ và Pakistan. Gần đây hai nước đó đã thông báo với Mỹ, nếu đối phương đi xa hơn một bước, họ sẽ tiến hành cuộc hội đàm ngăn chặn vũ khí mới. Một quan chức của Chính phủ Clintơn nói: “Ở mặt này, chúng ta có một sự mở đầu mới mẻ. Chúng ta muốn xem trong mấy tháng sau, chúng ta có thể lợi dụng tình hình này được không. Nhưng, nếu mục tiêu của pháp luật chỉ là sự hạn chế vũ khí hẹp hòi thì không thể làm như vậy”.

Thượng nghị sĩ Lali Fulâystơ trong lá thư viết cho Tổng thống Clintơn phàn nàn rằng: “Tôi không cho phép dưới chiêu bài viện trợ nước ngoài cải cách, đã vứt bỏ đề án sửa đổi của tôi”. Đề án sửa đổi của Fulâystơ là chấm dứt viện trợ đối với Pakistan vào năm 1990. Ông ta nói, trừ phi Tổng thống tuyên bố Pakistan không chế tạo vũ khí hạt nhân nữa.

Giôn Fliaca cho rằng, phương pháp của Chính phủ và Quốc hội có thể đều có ưu điểm nhưng không có thời gian tranh luận. Pakistan và khảo nghiệm cách làm của Clintơn với một kế hoạch có sức hấp dẫn. Mục đích của kế hoạch ấy là mua 66 chiếc máy bay F-16. Số máy bay ấy trị giá 1 tỷ bốn trăm nghìn đô la Mỹ. Nhưng cuối cùng do đề án sủa đổi của Fulâystơ nên đã dừng lại. Lần mua bán này có lợi lớn. Nhưng, khuyết điểm là, máy bay chiến đấu F-16 có thể sẽ trở thành công cụ vận chuyển vũ khí hạt nhân của Pakistan. Bán linh kiện vũ khí hoá học, vũ khí sinh vật, vũ khí hạt nhân và những công cụ để vận chuyển những vũ khí đó, không phải chỉ cơ hội làm ăn, nó còn có thể tiêu diệt hàng trăm sinh mạng.

Bài viết ấy cuối cùng nói: Điều mà nước Mỹ cần thiết bây giờ là cơ chế chính trị - đồ án sửa đổi của Rigân, đồng thời thúc giục đồng minh cũ, mới có cách làm và quyết tâm giống nhau.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #119 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 06:45:41 pm »


Mục tiêu khống chế quân bị

Cần phải ngăn chặn phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa và vũ khí thông thường cùng với việc phát triển kỹ thuật nghiên cứu chế tạo những vũ khí nói trên. Để thực hiện mục tiêu trên, đầu tiên đòi hỏi phải có sự tham gia toàn cầu, đồng thời tích cực phát triển ngoại giao lấy thực lực của nước Mỹ làm hậu thuẫn và do nước Mỹ lãnh đạo. Ngoài ra là người ủng hộ mục tiêu đó, Mỹ đã chuẩn bị viện trợ thích đáng cho các nước hữu quan.

Đó là điểm cốt lõi trong bài nói chuyện về điều khiển mục tiêu quân bị nước Mỹ, trong Hội nghị Ngoại giao của hạ nghị viện ngày 10/11/1993 của Chilien Đavít, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề an toàn quốc gia của Mỹ. Đa vít cho rằng, ngăn chặn phát triển hạt nhân là trọng điểm khống chế quân bị thế giới sau chiến tranh lạnh. Sự uy hiếp an toàn nghiêm trọng nhất mà nước Mỹ phải đối mặt là sự phát triển vũ khí hạt nhân huỷ diệt hàng loạt, sự phát triển tên lửa và vũ khí thông thường cùng với việc phát triển kỹ thuật và nghiên cứu chế tạo những vũ khí cần thiết. Do đó, Chính phủ Clintơn rất coi trọng đến vấn đề ngăn chặn mở rộng.

Nhà đương cục Mỹ cho rằng, mở rộng vũ khí hạt nhân, hiển nhiên họ đã đối mặt với một sự nguy hiểm khắc nghiệt nhất. Chính phủ Clintơn đang làm hết sức để ngăn chặn phát triển hạt nhân trên phạm vi toàn thế giới. Những hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân là cơ sở để thực hiện mục tiêu đó. Mục tiêu quan trọng đầu tiên của nước Mỹ là hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân mà các nước trên thế giới đều tham gia. Họ đang thúc giục các nước đã ký hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân cùng nỗ lực với họ để yêu cầu trong năm 1995 kéo dài Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vô điều kiện và vô thời hạn.

Nhà đương cục Mỹ nói rằng họ đang cố gắng bảo đảm cơ cấu nguyên tử quốc tế có sự giúp đỡ của quốc tế, họ còn có trách nhiệm nặng nề về khả năng chấp hành thực thi bảo vệ. Sự việc xẩy ra ở Irắc làm một bài học quan trọng.

Họ phải đối mặt với sự uy hiếp của một số quốc gia quay lưng lại với nghĩa vụ được quy định trong hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Chính phủ Clintơn đã nêu ra hai kiến nghị quan trọng để ủng hộ toàn diện chiến lược cấm phổ biến vũ khí hạt nhân: Một là hiệp ước cấm thử toàn diện; Hai là cấm sản xuất loại vật chất có khả năng phân rã để dùng cho vũ khí hạt nhân.

Nhà đương cục Mỹ tuyên truyền, dù người Trung Quốc đã tiến hành thử vũ khí hạt nhân, họ vẫn cố gắng thực hiện mục tiêu cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời không ngừng nỗ lực để đạt được Hiệp ước cấm thử toàn diện. Dù 4 siêu cường hạt nhân khác đã tạm ngừng sản xuất vũ khí hạt nhân, Trung Quốc vẫn quyết định tiến hành thử nghiệm. Họ công khai nói rằng phải cố gắng để đạt được hiệp ước cấm thử toàn diện trước năm 1996. Nước Mỹ và rất nhiều nước khác đang khuyên người Trung Quốc không nên thử nghiệm.

Đa vít nói, thông qua nhiều diễn đàn, như tập đoàn Ôstrâylia, nước Mỹ đang tăng cường xuất khẩu sự khống chế để ngăn chặn mở rộng sản xuất vũ khí hoá học và sinh học, đã có sự tiến triển. Họ đang cố gắng triển khai công việc tranh thủ giành được sự tuân thủ rộng rãi đối với các Hiệp ước vũ khí hoá học và vũ khí sinh học. Nước Mỹ đang làm công việc chuẩn bị ở Lahay, để làm cho công ước về vũ khí hoá học sớm có công hiệu vào năm 1995. Như Tổng thống Clintơn đã nói ở Liên Hợp Quốc: Nước Mỹ kêu gọi tất cả các nước trong đó có nước Mỹ nhanh chóng phê chuẩn công ước về vũ khí hoá học. Để tăng cường hiệp ước vũ khí sinh học, Chính phủ Clintơn đang sửa đổi cách làm của Chính phủ nhiệm kỳ trước, thi hành một số biện pháp mới, từ đó tăng thêm niềm tin tuân thủ hiệp ước.

Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh, Irắc sử dụng tên lửa “Con sóc” đã làm cho thế giới cảm thấy sâu sắc sự nguy hiểm của việc mở rộng tên lửa đạn đạo. Đa vít nói, thử nghĩ xem, nếu tên lửa “con sóc” mang theo vũ khí có tính huỷ diệt hàng loạt, như vậy sẽ có hậu quả thế nào? Tên lửa của nhiều bên và chế độ khống chế kỹ thuật vẫn sẽ là công cụ chủ yếu của chính sách ngăn chặn phát triển tên lửa của nước Mỹ. Tên lửa nhiều bên và chế độ khống chế kỹ thuật đã có tác dụng. Họ muốn mở rộng phương châm chỉ đạo của tên lửa nhiều bên và chế độ khống chế kỹ thuật trở thành quy luật ngăn chặn phát triển tên lửa mang tính toàn cầu, để bạn bè của họ cùng nỗ lực, thúc đẩy các nước chưa gia nhập chế độ đó, dù là người mua hay người bán kỹ thuật tên lửa đều phải có trách nhiệm về hành vi của mình.

Đa vít nói, nhà đương cục Mỹ bắt đầu điều chỉnh khống chế xuất khẩu vũ khí ra thế giới sau chiến tranh lạnh, cùng với việc tiến hành nghiên cứu toàn diện những người bạn trong Uỷ ban trù tính thống nhất mậu dịch Đông Tây. Uỷ ban trù tính thống nhất mậu dịch Đông Tây nên dần dần từng bước thủ tiêu hiệp ước Nga và Vacsava và nên hợp tác với Nga cùng các quốc gia mới độc lập khác trong một thể thống nhất mới. Quan hệ hợp tác này sẽ lấy việc tuân thủ khống chế xuất khẩu và tiêu chuẩn rõ ràng về nguyên tắc. Mỹ và các nước đồng minh đang thảo luận làm thế nào để xây dựng tốt nhất quan hệ hợp tác với Nga và các nước mới độc lập khác, để tăng cường hạn chế xuất khẩu vũ khí. Kiến nghị gồm:

- Phương án nhiều bên, nếu không có sự giúp đỡ của người bán thương phẩm mẫn cảm, thì nhà đương cục Mỹ không thể hoàn toàn thành công. Nhưng, nếu người bán lợi dụng nước Mỹ hạn chế xuất khẩu để buôn bán, thì không thể công bằng đối với việc Mỹ xuất khẩu thương phẩm. Dù sao, nước Mỹ vẫn phải đơn phương hành động. Mục tiêu phương án của họ là gộp Nga, Trung Quốc và các nước mới thành lập khác vào một hệ thống các quốc gia có tiến hành buôn bán loại đó.

- Đối với Trung Đông, Nam Á và nguy hiểm mới của những nơi nguy hiểm lớn khác, đặc biệt là Iran, Irắc, Libia và Triều Tiên cần chú ý.

- Mở ra các ngành như máy tính. Về mặt này, nước Mỹ đang hành động, như ngày 29 tháng 9 đưa ra kiến nghị bãi bỏ việc hạn chế xuất khẩu máy tính và vi tính sang phần lớn các quốc gia khác.

- Thông qua đào tạo và hoạt động khác, cải thiện cơ chế xuất khẩu với các nước mới độc lập.

- Tuân thủ 2 hạng mục có liên quan và xuất khẩu vũ khí đã trở thành trình tự và chính sách nhất quán.

- Các nước đồng minh nói chung tán thành kiến nghị của Mỹ. Nhưng, kiến nghị này trước khi được Uỷ ban trù tính thống nhất mậu dịch Đông Tây tiếp thu và công nhận, vẫn còn rất nhiều công việc phải làm và đàm phán. Công việc này sẽ kéo dài đến đầu năm 1994. Chính phủ Mỹ vẫn sẽ liên tục thông báo với Quốc hội về tình hình cố gắng đó.

Đa vít cho rằng, trong hoàn cảnh an toàn quốc tế mới, nước Mỹ cần phải thực hiện mục tiêu ngăn chặn sự mở rộng của họ, tức là phải có sự suy nghĩ toàn diện bằng tư duy mới, cần phải có công cụ thực hiện mục tiêu của họ. Tính phức tạp của nhiệm vụ phòng trừ mở rộng mà họ giải thích là: Nó không chỉ đơn giản dừng lại ở kỹ thuật, vũ khí và lưu thông phần cứng, mà đề cập đến một vấn đề khó khăn phức tạp đan xen về buôn bán và an toàn, kinh tế, việc làm; còn đề cập đến quyền lợi cơ bản của quốc gia: chủ quyên quốc gia.

Ngăn chặn mở rộng vũ khí hạt nhân cần phải có sự tham gia toàn cầu. Chính phủ Mỹ cho rằng, họ có cơ cấu và hiệp nghị quốc tế sẵn có, họ sẽ tiếp tục mở rộng, không chỉ yêu cầu toàn cầu tham gia, mà chiến lược khu vực phải thích ứng với những vấn đề cụ thể mà các nước quan tâm. Ví dụ, để thúc đẩy các nước Ucraina, Cadăcxtan và Nga tiêu huỷ vũ khí hạt nhân, trở thành nước thành viên không có vũ khí hạt nhân thì nước Mỹ chuẩn bị phải bảo vệ sự an toàn cho họ. Đồng thời trong tiến trình lịch sử đã tạo ra khả năng mới để ngăn chặn quân bị ở Trung Đông. Mỹ đang vận dụng việc khống chế quân bị và công việc an toàn khu vực để tổ chức, thúc đẩy biện pháp tăng cường niềm tin, một khi thực hiện giải quyết toàn diện, thì biện pháp ấy sẽ là cơ sở của kế hoạch to lớn.

Chính phủ Clintơn nói: sự thành công của cấm phổ biến vũ khí hạt nhân phải do Mỹ lãnh đạo về mặt thúc đẩy việc cấm phổ biến, đặc biệt có lợi cho quan hệ giữa Mỹ và các nước khác. Nước Mỹ mong được sự hợp tác trên mục tiêu cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, làm một phần hữu quan liên minh an toàn của họ. Ngăn chặn sự mở rộng hạt nhân là trung tâm của quan hệ hợp tác chiến lược mới họ lập ra với các nước mới độc lập. Mỹ sẽ hợp tác không gian với Nga, Trung Quốc và Ấn Độ tuân thủ việc liên hệ cùng nhau khống chế tên lửa và kỹ thuật của nó.

Đa vít nói cho rằng cấm phổ biến vũ khí hạt nhân phù hợp với lợi ích an toàn của các quốc gia trên thế giới.

Là người ủng hộ mục tiêu cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, nước Mỹ chuẩn bị viện trợ thích đáng cho các nước khác, để có thể giảm nhẹ phần lớn sự đe doạ lợi ích an toàn của nước Mỹ bởi buôn lậu hoặc sách lược sai lầm về khu vực. Những viện trợ ấy là cái giá nhỏ bé để ngăn chặn nguy hiểm to lớn, nhỏ hơn nhiều so với chi phí cho việc mở rộng bổ sung sức mạnh và hệ thống phòng ngự quân sự. Mỹ cho rằng mình phải đứng đầu, nhưng họ cũng nhận thức được rằng họ không thể gánh nổi trách nhiệm toàn bộ cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Để thành công, họ cần có sự giúp đỡ của người khác, trước hết là khống chế sự mua bán vũ khí nguy hiểm và kỹ thuật có thể xẩy ra trên thế giới. Những người bạn đồng minh hiện có của Mỹ rất quan trọng trong việc tạo ra động cơ giảm bớt sự mở rộng làm ổn định khu vực. Mỹ vẫn phải xây dựng đồng minh mới để đón nhận sự khiêu chiến của việc mở rộng ấy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM