Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:07:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 74306 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #100 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2008, 10:05:13 pm »


Hành động tàn khốc đẫm máu ấy từ khu Tạng Khang Ba cứ lan rộng ra, một số người bị lừa bịp được bọn chủ nô khuyến khích cùng tham gia vũ trang.

Đường quân Giải phóng vừa sửa chữa bị phá hoại.

Phần lớn hàng quân dụng dân dụng đưa vào Tây Tạng bị cướp đi hoặc đốt phá ...

Các cầu mới bắc cũng bị hủy hoại...

Nơi đóng quân và chỗ ở của các đội quân công tác bị tập kích...

Thậm chí, một số chiến sĩ đi làm nhiệm vụ riêng lẻ, viên chức nông trường quốc doanh, đội viên công tác và cả quần chúng, cũng bị quân phiến loạn bắt có, vây bắt, giết hại. Với những người bị bắt chúng dùng những hình phạt cực kỳ khốc liệt, hãm hại họ với nhiều phương thức hết sức dã man như moi tim, thiêu đốt, lột da vô cùng tàn nhẫn, tội ác khiến mọi người kinh hãi ...

Tội ác cứ lan tràn mở rộng.

Trước thái độ nghiêm chỉnh của ta, Đạt Lai chỉ thị cho quan chức Chính phủ Cát Hạ hiệp đồng với Uỷ ban trù bị khu tự trị đến khu vực Khang Ba làm việc. Quan chức Chính phủ trấn an bọn phiến loạn tại Xương Đô.

Trong Chính phủ Cát Hạ, có người là đầu sỏ xúi giục ủng hộ phiến loạn. Tư Bổn Lãng Sắc Lâm phụ trách Thường vụ Chính phủ Cát Hạ đã câu kết với bọn phản loạn, cung cấp kinh phí cho phần tử phiến loạn với tư cách hoạt động Phật giáo. Đến cuối năm sau, phản loạn bắt đầu từ Khang Ba đã lan rộng tới vùng Sơn Nam.

Đạt Lai chỉ thị cho Chính phủ Cát Hạ thỉnh thị Trung ương thông qua Công ủy Tây Tạng: “Xin đề nghị Trung ương trực tiếp xử lý vấn đề phiến loạn ở Khang Ba”

Trung ương điện trả lời ngay: “Nếu bọn phiến loạn ngang nhiên tiến công cơ quan Chính phủ, trường học, phá hoại đường giao thông, thì quân Giải phóng nhân dân tại Tây Tạng, vẫn phải do Chính phủ địa phương Tây Tạng tự giải quyết”.

Đạt Lai trao cho Cục cải cách Chính phủ Cát Hạ, quan chức Chính phủ và “Hội đồng trị an” chủ yếu là sĩ quan quân Tạng thành lập một tổ chức “giải quyết vấn đề này”.

Trong phòng họp của Chính phủ Cát Hạ đèn đóm sáng trưng, quan chức tấp nập đi vào, nhưng đều là những đại biểu thuộc thế lực phân biệt. Hội nghị bàn bạc kín đáo bí mật, nhiều vấn đề cụm lại, hội nghị bàn bạc “vấn đề trị an” đã trở thành hội nghị.ủng hộ phiến loạn ép buộc Trung ương.

“Để cho Chính phủ địa phương chúng tôi dẹp bọn phiến loạn cũng được, nhưng Trung ương phải cho tiền cho vũ khí, có vũ khí sẽ làm được tất cả”.

“Để Trung ương giúp đỡ súng đạn, càng nhiều càng tốt không thì mượn cũng được, chúng ta cần rất nhiều vũ khi”.

“Nên để quân Giải phóng đàm phán với bọn phản loạn, để họ cũng được nếm trải sự ghê gớm của người Khang Ba, còn nói tới vũ khí, chỉ cần vào tay chúng ta, sử dụng như thế nào họ không quản nổi”.

“Đúng, có súng là có chỗ sử dụng, sau khi đã nắm được vũ khí, sẽ thấy được tình hình”.

Điều đáng kinh ngạc là, khi “hội đồng trị an” họp xong mọi người đều nhận được chỉ thị “Bảo mật nghiêm ngặt, nội dung hội nghị không được tiết lộ ra ngoài, tất cả mọi người phải bảo đảm bằng tính mạng của mình…”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #101 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2008, 10:06:09 pm »


Sự kiện “cướp kho vũ khí” ở chùa Cam Đan Khúc Quách

Đồng thời với việc triệu tập “Hội nghị trị an”, cùng một ngày của tháng 6-1958, thủ lĩnh phiến loạn khu vực Sơn Nam là Cống Bố Trát Tây dẫn hơn 1000 kỵ binh, giương ngọn cờ “quân chí nguyện bảo vệ tôn giáo” đột nhập huyện Nam Mộc Thôn bao vây chùa Cam Đan Khúc Quách, dễ dàng “chiếm đoạt” kho vũ khí bí mật của Chính phủ Cát Hạ “vơ sạch” hơn 500 súng trường Anh, 2 khẩu pháo, một số súng máy và súng trường Đức cùng số đạn dược, đàng hoàng chuyển đi.

Sau đó, Cống Bố Trát Tây công khai tuyên bố. “Phàm những ai tham gia quân ngũ, đều được cấp ngay 1 khẩu súng trường và 52 lạng bạc, đồng thời gia đình còn được ghi công khen thưởng”.

Ngày hôm sau, Công ủy Tây Tạng nắm được tình hình, bằng nhiều chứng cớ tỏ rõ sự kiện “Cướp kho vũ khí” là một màn kịch do Chính phủ Cát Hạ và phần tử phiến loạn trong ngoài câu kết với nhau biểu diễn, đã kịp thời trao đổi nghiêm chỉnh với họ. Nhưng đối phương lấp liếm, coi là chuyện đã rồi.

Mặc dù Công uỷ Tây Tạng và quân Giải phóng nhiều lần nghiêm khắc cảnh cáo những phần tử có âm mưu mù quáng ấy, nhưng bọn phản động chóp bu trông chờ ngoại viện vẫn cố hành động.

Thế là, một sự kiện chính trị đẫm máu đã xảy ra...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #102 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 08:19:49 pm »


PHẦN 9
QUÁ TRÌNH DẸP LOẠN TÂY TẠNG


Cuộc phản loạn đẫm máu tại Lạp Tát Đầu tháng 3 lịch Tạng là Tết trừ quỉ truyền thống của nhân dân Tây Tạng. Hôm ấy, tại cung Bố Đạt Lạp theo thường lệ tiến hành hoạt động lên đồng rầm rộ. Nhận lời mời của Đạt Lai Lạt ma, lãnh đạo công ủy và quân khu Tây Tạng tới cung Bố Đạt Lạp xem biểu diễn lên đồng. Khi ra về, Đạt Lai chủ động đề nghị với Phó Tư lệnh Đặng Thiếu Đông được tới quân khu xem văn công biểu diễn.

Nhưng, sự qua lại bình thường ấy, đã trở thành cái cớ để Cát Hạ kích động tư tưởng quần chúng vũ trang toàn diện nổi loạn.

Phút chốc, khắp phố phường, đường trong ngõ hẻm lan truyền:

“Đạt Lai Lạt ma đi vào quân khu, đó là cái bẫy của quân Giải phóng tóm người..”.

“Quân Giải phóng mượn cớ mời xem văn công, để dùng vũ trang bắt trói Đạt Lai, nhân dân hãy nhanh chóng vùng dậy bảo vệ lấy Người ...”

Lúc này, cả Lạp Tát trong tình trạng vô cùng hỗn loạn.

Những người chưa rõ sự thật xôn xao ra phố, xuống đường yêu cầu bảo vệ thần vương, không khí căng thẳng lâm nguy bỗng bao trùm thế cục.

Tài Vượng Nhân Tăng phó Tư lệnh quân khu Tây Tạng ra đón Đạt Lai bị đánh trọng thương...

Sách Lang Giáng Tố, một nhân sĩ yêu nước trong Ủy ban trù bị đã bị sát hại tàn khốc, xác kéo dọc đường...

Ngày 19-3 bọn phiến loạn Lạp Tát tập hợp 7.000 người. La Bố Lâm Ca thành lập bộ chỉ huy phản loạn, chiếm lĩnh địa thế có lợi tại Lạp Tát, hình thành thế bao vây chia cắt cơ quan, quân đội, ra tuyên bố. “Quyết liệt với Trung ương! Chiến đấu cho Tây Tạng độc lập!”

Trương Quốc Hoa đang ở Bắc Kinh, tuy ông đang chữa bệnh, nhưng vẫn liên hệ chặt chẽ với Tây Tạng. Tình báo cho hay: ngày 17-3, Đạt Lai và quan chức chủ yếu cùng gia đình đã hóa trang trốn khỏi Lạp Tát. Trước đó Đạt Lai đã ba lần trao đổi thư từ với chính uỷ Đàm Quán Tam. Qua đó thấy rõ mâu thuẫn tư tưởng của Đạt Lai, trong thư trách móc bọn phiến loạn, nói lên sự cùng quẫn, thậm chí ngỏ ý bí mật đi vào quân khu. Mặt khác, khi trốn khỏi Lạp Tát đã để lại một bức thư ngỏ gửi toàn thể quan chức tăng tục và quần chúng Tây Tạng, có nói “Tây Tạng xưa kia là quốc gia độc lập”, cho rằng tổ chức phiến loạn là hợp pháp, đồng thời còn chỉ định tổng lãnh đạo vũ trang phiến loạn.

Đối với phương châm của Trung ương, Trương Quốc Hoa hiểu rất rõ ràng. Trung ương đã nói rõ: “Đối với con người Đạt Lai vẫn phải tranh thủ nhiều mặt, nhưng không sợ bọn phản động cướp mất Đạt Lai. Kẻ địch làm như vậy, bất luận có phải là quyết định của Đạt Lai hay không, đối với các đồng chí hoàn toàn vô hại”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #103 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 08:22:35 pm »


Trương Quốc Hoa nghiêm cấm bộ đội nổ súng trước

Mao Trạch Đông đang ở Vũ Xương Hồ Bắc, được tin liền điện gấp cho Trung ương, Cục Tây nam, quân khu Tây nam và quân khu Tây Tạng, điện khẩn nhấn mạnh:

Nếu Đạt Lai cùng tùy tùng tháo chạy, thì chúng ta không nên ngăn cản, bất luận là đi Sơn Nam hay đi Ấn Độ, hãy để cho họ đi.

Trương Quốc Hoa cũng hiểu rõ, chính ủy Đàm Quán Tam và Tham mưu trưởng Lý Giác bố trí bộ đội xung quanh Lạp Tát sẵn sàng hướng nòng pháo vào trận địa bọn phản loạn, chỉ cần có lệnh là tất cả đều san bằng. Nhưng không một ai động tĩnh, nhìn theo tập đoàn Đạt Lai qua sông Lạp Tát dưới bóng trăng khuya, chạy về Sơn Nam ... Ông hoàn toàn tin tưởng vào lệnh cấm trong quân đội. Trước khi trở lại Tây Tạng, từ Bắc Kinh ông chỉ đạo tầm xa, vừa kịp thời báo cáo tình hình Tây Tạng với Trung ương, vừa truyền đạt chỉ thị của Trung ương tới bộ đội Tây Tạng.

Lúc này Trương Quốc Hoa nghiêm lệnh bộ đội không được nổ súng trước, làm mọi việc với tinh thần nhẫn nại tối đa.

3 giờ 45 phút sáng ngày 20-3, bộ chỉ huy của bọn phiến loạn Lạp Tát tự cho mình đã nắm chắc phần thắng, hạ lệnh tấn công toàn diện vào Quân khu Tây Tạng, Công uỷ Trung ương tại Tây Tạng và Uỷ ban trù bị khu tự trị. Hàng nghìn tên phản loạn tập trung dày đặc dưới sự yểm trợ của hỏa pháo chia làm 3 hướng xông lên...

Trương Quốc Hoa truyền đạt ý đồ tái chiến của Trung ương: tìm mọi cách thu hút quân địch, đồng thời quán triệt bộ đội phải chú ý bảo đảm an toàn cho những nhân sĩ yêu nước cấp cao.

Để đảm bảo thắng lợi, Quân uỷ Trung ương cử thêm sư 130, sư 134 thuộc quân đoàn 54 và sư 11 Quân khu Lan Châu vào Tây Tạng dẹp loạn.

Trương Quốc Hoa đêm ngày theo dõi chiến sự Tây Tạng, luôn đề xuất ý kiến của mình với Trung ương, điện báo đi về liên tục, tất cả nằm trong kế hoạch chặt chẽ; chiến sự tiến triển thuận lợi, ông có suy nghĩ thêm và điện mật cho Quân khu và Công uỷ:

Sau khi Đạt Lai và bọn phản động đầu sỏ Sách Khang tháo chạy, quân phiến loạn Lạp Tát có khả năng cũng bỏ chạy. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ đội ở Lạp Tát là tìm mọi cách không cho chúng chạy thoát, đợi chủ lực đến diệt gọn. Ngoài sự cần thiết và có thể đánh chiếm cứ điểm của địch và xây dựng thêm cứ điểm mới (đã nói trước), tất cả các cứ điểm nhất thiết cố thủ, tiếp tục giữ kín thực lực, nhử địch đánh ta, bắt gọn quân địch, giữ các cứ điểm, đối với các tuyến đường kẻ địch có thể tháo chạy, tổ chức hoả lực phong tỏa và cho bộ đội đêm hôm tuần tra; có thể đốt đống lửa, tiếp tục dùng tín hiệu, bắn pháo sáng, làm cho địch hoảng sợ bất an, tăng khả năng khó tháo chạy trong đêm; xe bọc thép tuần tiễu suốt đêm ngày trên các công lộ có khả năng địch chạy trốn; phân đội hoạt động quanh vùng cứ điểm, đề phòng quân địch đột xuất đột kích, nhưng không được xuất kích tuỳ tiện, tránh tiêu hao sinh lực quá sớm...

Những ý kiến ấy hoàn toàn phù hợp với kế hoạch của Trung ương và Quân uỷ, nghĩa là nhử kẻ địch rút về Lạp Tát, để tiện bề diệt gọn.

Mao Trạch Đông chờ tại Vũ Hán cũng đồng ý với Quân uỷ điều thêm sư 134 và bộ đội phối thuộc hỏa tốc kéo về Cách Nhĩ Mộc và lệnh cho Trương Quốc Hoa lập tức tới đây dẫn sư 134 và bộ đội tăng viện từ phía bắc tiến vào Tây Tạng, đại vu hồi bao vây Lạp Tát, lệnh cho Đàm Quán Tam giữ chân kẻ địch tại Lạp Tát, nghiêm cấm xuất kích tuỳ tiện, để tránh dứt dây động rừng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #104 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 08:27:21 pm »


Giây phút quyết định, tổn thất nặng nề

4 giờ sáng ngày 20-3, quân phản loạn đã vây chặt đại viện Quân khu. Điện đài công suất lớn do liên tục nổ máy phát sinh sự cố, không phát được tín hiệu, cũng không thu được tín hiệu, nhưng ý định của Quân uỷ Đàm Quán Tam đã hoàn toàn nắm được: tức là không được xuất kích! Nếu ông hạ lệnh nổ súng trước, rất có thể ông trở thành kẻ phạm tội chống quân lệnh! Cho dù trong những năm tháng chiến tranh các tướng lĩnh mang quân hàm cao hơn ông cũng không dám hành động tuỳ tiện. Nhưng cơ quan chỉ huy quân khu đang trong tình trạng lâm nguy, binh sĩ hy sinh đổ máu, không thể chờ đợi được nữa! Đàm Quán Tam bỏ điếu thuốc đang cháy dở. Khoảng 10 giờ, ông ra lệnh cho bộ đội phản kích, đồng thời báo cáo lên Quân ủy.

Sau 6 giờ, ông nhận được điện của Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài, đại ý nói, lực lượng địch ta hoàn toàn chênh lệch khác nhau, không đồng ý chủ động xuất kích, chỉ có thể dựa vào chiến hào, tự vệ phòng thủ, đợi viện quân giải vây.

Trái tim Đàm Quán Tam thổn thức không yên! Sự việc đến như hôm nay, ông dần dà bình tĩnh lại, vừa hạ lệnh cho bộ đội nhất định phải chiến thắng, vừa điện tiếp về Quân uỷ, trình bày tỉ mỉ về nguyên do tự quyết định phản kích của mình, kiểm điểm sự tổ chức chưa chu đáo, và tự nguyện xin xử trí.

Trung ương điện trả lời ngay, khẳng định; vì phản kích đã giành được thắng lợi, nên không bị xử trí. Đàm Quán Tam xem xong điện báo, ông bủn rủn toàn thân, đôi mắt rưng rưng ướt lệ ...

Khi nhận được điện trả lời nhắc lại phương châm tác chiến của Quân ủy, trận pháo kích của bộ đội dẹp phiến loạn kiềm chế các điểm Dược Vương Sơn, cắt đứt mối liên hệ vũ trang phản loạn giữa khu vực thành phố và La Bố Lâm Ca, làm rối loạn sự chỉ huy thống nhất của quân địch, và nhanh chóng chiếm lĩnh Trung ương chỉ huy La Bố Lâm Ca. Ngày 21 bộ đội cơ động chuyển vào khu vực thành phố, tiêu diệt lực lượng vũ trang phiến loạn, chiếm đóng các cứ điểm ở Ân Chu Luân Trạch, Lãng Gia Đa Cát Trạch, chùa Mộc Lộc, chùa Tiểu Chiêu. Ngày 22 quân phiến loạn ở chùa Đại Chiêu đầu hàng, bọn địch ở cung Bố Đạt Lạp cũng kéo cờ trắng. Ngày 23-3, quân khu tuyên bố triệt tiêu chính quyền thành phố, thành lập Uỷ ban quân quản Lạp Tát, trật tự xã hội thành phố trở lại bình thường.

Mao Trạch Đông đang ở Vũ Hán, triệu tập Trương Kinh Vũ và Trương Quốc Hoa. Khi hai người tới biệt thự thạch ốc tại Đồng Hồ, Mao Trạch Đông mặc trang phục màu xám từ trong phòng lớn có cửa sổ ba phía soi xuống mặt hồ đi ra, vui mừng bắt tay thân thiết. Mặc dầu năm ấy có một số ý kiến bất đồng về quan hệ Trung-Xô và trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc làm cho Mao Trạch Đông không thật thoải mái, nhưng đối với cấp dưới đã quán triệt được ý đồ chiến thắng trở về, Người vẫn thể hiện phong độ hóm hỉnh. Trương Quốc Hoa và Trương Kinh Vũ ngồi hai bên hai chiếc bàn nhỏ đối diện Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông đột nhiên hỏi Trương Kinh Vũ: “Đồng chí đã khấu đầu trước Đạt Lai chưa?”

Trương Kinh Vũ buột miệng: “Tôi thay mặt Trung ương đi gặp Đạt Lai, là đại biểu Trung ương, khấu đầu trước ông ta ...”

Mao Trạch Đông cười khanh khách: “Để giải phóng toàn thể nhân dân Tây Tạng, đồng chí khấu đầu trước ông ta có sao. Đồng chí không khấu đầu, phải, ông ta chạy rồi, muốn khấu cũng chẳng được, đây người ta cũng “tiên lễ hậu binh, Bồ Tát chịu tội không xong”

Mao Trạch Đông pha trò làm cho bầu không khí nhẹ nhõm vui vẻ. Ánh mắt của Người chuyển sang TrươngQuốc Hoa: “Bức điện của đồng chí gửi Quân uỷ tôi đã xem qua, nhiều ý hay lắm, lại có dự kiến - Bộ đội ở Tây Tạng chịu được gian khổ, giỏi đánh trận, không sợ chết”. Mao Trạch Đông nói một câu hàm súc: “Tây Tạng với tôi rất xa xôi nhưng mọi chuyện tôi đều biết, mà nơi rất gần tôi lại chẳng hiểu gì?” Mao Trạch Đông xua tan làn khói thuốc lởn vởn trước mặt, chuyển suy nghĩ sang vấn đề sinh tử: “Trước đây mấy hôm, bà Ana-luis cùng phu nhân tôi có đến thăm tôi, tôi nói với họ, tôi đã 66 tuổi rồi, tôi có thể ốm chết, cũng có thể chết vì tai nạn máy bay, hoặc bị bọn đặc vụ Tưởng Giới Thạch ám sát; tóm lại sợ chết chẳng ích gì. Sợ chết không ngăn nổi tử vong, chỉ có thể dẫn đến tử vong. Tôi không bao giờ muốn chết, tôi mong muốn được tận mắt nhìn những ngày cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc. Nhưng nếu tôi buộc phải chết, tôi cũng không sợ”.

Hai vị tướng không yên tâm về những lời đó. Mao Trạch Đông lại chuyển nội dung câu chuyện, hỏi han tình hình thương vong của bộ đội và bố phòng trước mắt. Trương Quốc Hoa lần lượt trả lời. Mao Trạch Đông trình bày rõ về phương châm chung: “Tôi đã nói từ lâu, tình hình Tây Tạng không thể nóng vội, chúng ta không nóng vội Đạt Lai cũng không thể nóng vội. Đã phản loạn rồi cũng tốt, phản loạn trước cải cách trước, phản loạn sau cải cách sau, không phản loạn thì hoãn cải cách mà. Bây giờ đã phản loạn rồi thì đành phải vừa bình vừa cải. Phương châm chung là đánh quân sự, giành chính trị kết hợp với phát động quần chúng. Cuộc phản loạn vũ trang của bọn phản động thiểu số, kết quả là nhân dân lao động được giải phóng tương đối triệt để. Phản loạn đối với dân Tây Tạng là một việc xấu chẳng vẻ vang gì, nhưng kết quả xử lý của Trung ương đúng đắn, đối với dân tộc Tây Tạng đã biến việc xấu thành việc tốt”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #105 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 08:30:07 pm »


Phá tan sào huyệt bọn phiến loạn khu vực Sơn Nam

Cùng với cuộc phiến loạn vũ trang Lạp Tát bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn, bọn phản loạn còn lại ở các khu vực khác vùng Tây Tạng đều sợ hãi như chim gặp cành cong, chúng vừa chuẩn bị ngoan cố giãy giụa, vừa tìm đường chạy trốn ra nước ngoài sau khi thất bại.

Quân uỷ Trung ương ra lệnh giải trừ lực lượng vũ trang quân Tạng, triệt để nhổ tận gốc bọn phiến loạn phản động chóp bu.

Để diệt trừ chủ lực bọn phỉ, ngoài Lạp Tát ra, quân Giải phóng còn tiến quân vào vùng Sơn Nam, một sào huyệt quan trọng khác gọi là “căn cứ địa” của quân phiến loạn.

Vùng tiếp giáp Sơn Nam với Ấn Độ và Buntan có 24 con đường có thể thông ra nước ngoài, phía bắc liền sát với sông Nhã Lỗ Tạng Bố, khí hậu ôn hòa, sản vật phong phú, là một trong những vùng sản xuất lương thực quan trọng. Từ lâu tập đoàn phản loạn coi đây là “căn cứ địa” lý tưởng, bắt đầu xây dựng từ năm 1958, sau khi dẹp loạn Lạp Tát, thủ lĩnh phiến loạn và lực lượng vũ trang tan tác còn lại tập trung về Sơn Nam, cùng phối hợp với bọn phỉ tại đây, thành lập một bộ tổng chỉ huy khác.

Ngày 8-4, Quân khu Thành Đô với hơn 4 Trung đoàn chia làm năm đường, từ khu tập kết tiến vào Sơn Nam. Sau khi vượt sông Nhã Lỗ Tạng Bố, đường thứ nhất bộ đội tấn công từ Tố Giang vào hướng Khúc Tùng, Triết Cổ; đường thứ 2, chia hai cánh trái phải nhanh chóng tiến thẳng vào khu vực Long Tử Tông, Đạt Mã Tông, Thố MaTông, cắt đứt đường thoát của bọn phỉ về phía Nam; đường thứ 3 tiến vào chính diện; đường thứ 4 bắt gọn bọn phiếu loạn trong khu vực Bạt Trì, Lãng Ca Tử, Giả Long, đề phòng địch chạy về hướng tây; đường thứ 5 làm nhiệm vụ cơ động, ngăn chặn lực lượng vũ trang phiến loạn xuyên Tạng chạy trốn.

Thủ trưởng quân khu chỉ rõ: “Bộ đội các tuyến phải hành động hiệp đồng, ra sức vây diệt chủ lực, phiến loạn tại khu vực Long Tử Tông, Khúc Tùng”.

Quân phiến loạn vùng Sơn Nam hết sức xảo quyệt, chúng phân chia chủ lực thành nhiều đội quân hoạt động. Chúng xây dựng căn cứ, củng cố tổ chức, tiếp nhận viện trợ vũ khí và vật chất của nước ngoài, cướp bóc giết chóc đốt phá khắp nơi nơi, tàn sát dân thường; nhắc tới bọn chúng, nhân dân vùng Sơn Nam không một ai không căm giận.

Trong giờ phút cuối cùng tận số, quân phản loạn vẫn còn ngoan cố chống lại quân Giải phóng. Chúng tăng cường bao vây tấn công quân Giải phóng và cơ quan đại diện của Trung ương tại Tây Tạng, khống chế bến phà sông Nhã Lỗ Tạng Bố thông tới Sơn Nam; kêu gào “liều mạng quyết tử” với bộ đội giải phóng dẹp loạn tại công sự, cứ điểm trên lộ tuyến Khúc Thuỷ đến Trạch Đương.

Do trong quá trình bình loạn, gặp phải tình huống khí hậu có nhiều thay đổi đột biến khôn lường, hành trình của bộ đội cũng có sự thay đổi. Bộ đội cánh phải tuyến 2 tiến triển nhanh, gặp nhiều thuận lợi, nhưng cánh bên trái thì không thể tới khu chỉ định đúng thời gian. Do vậy quân chủ lực tuyến 3 tấn công chính diện nghỉ ngơi chờ đợi tại chỗ hai ngày, để chờ hai cánh quân phối hợp.

Thủ trưởng quân khu không thể không tùy cơ ứng biến điều chỉnh lại mọi hành động của bộ đội, chuẩn bị ép quân phiến loạn tới phía bắc Long Tử Tông chặn đánh vây diệt.

Quân địch giảo hoạt tạo cho mình hai con đường tẩu thoát ra nước ngoài, sẵn sàng tháo chạy...

Quả nhiên, sau khi cuộc chiến xảy ra, đôi bên giáp trận kịch liệt; nhưng bọn cầm đầu phiến loạn nhanh chóng ý thức được rằng: chẳng phải là đối thủ của quân Giải phóng nhân dân anh hùng, liền hỗn độn tháo chạy, tranh nhau thoát ra ngoài biên giới. Bộ đội Giải phóng không thể tiêu diệt gọn được toàn bộ quân giặc tại Sơn Nam, dù vậy, bộ chỉ huy của chúng bị quân Giải phóng tiến công công nặng nề, ngày 21-4 đã hoàn toàn tan rã.

Nhân dân Sơn Nam vui mừng rơi lệ, một lần nữa cảm ơn quân Giải phóng cứu họ thoát khỏi sự tàn sát của kẻ thù. Một bà mẹ người Tạng nắm tay một anh đại đội trưởng, thút thít nói: “Ôi anh lính Bồ Tát, anh lính Bồ Tát! Nếu các anh không tới đây, chúng tôi không một ai thoát khỏi tay quân phỉ muốn vận mệnh chúng tôi phiêu bạt ở nước ngoài”.

Bộ đội lại tiếp tục chiến đấu tại vùng Sơn Nam quét sạch quân địch, diệt hết bọn phản loạn còn sót lại, tước khí giới của chúng, giải tỏa mọi thiết bị gây tội ác, khống chế hoàn toàn khu vực Sơn Nam, san bằng cứ điểm của bọn phỉ xây dựng tại đây nhiều năm. Quan trọng hơn là cắt đứt đường bọn phản loạn còn sót lại trong vùng chạy ra bên ngoài và liên lạc với ngoại quốc, tạo cơ sở để bình dẹp triệt để quân đội phiến loạn khu vực Tây Tạng.

Để đảm bảo chắc chắn con đường Thanh Tạng vận chuyển cung cấp an toàn, đề phòng bọn phỉ tháo chạy về hướng tây, quân đoàn trưởng quân đoàn 54 Đinh Thịnh dẫn bộ đội triển khai tiến vào sào huyệt khu vực miền tây cộng lộ Thanh Tạng bắc Tạng. Qua hơn 40 ngày truy lùng tiêu diệt, thượng tuần tháng 7 đã diệt được hơn 200 tên,về cơ bản đã quét sạch quân phỉ giữa các vùng Ban Qua Hồ, Thêm Trát và Hắc Hà, xây dựng chính quyền phối hợp với công tác phát động quần chúng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #106 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 10:04:33 pm »


Đập tan sự chống đối ngoan cố của bọn phản loạn khu vực Nạp Mộc Hồ

Ngày 19-6, lực lượng vũ trang phiến loạn tập trung tại khu vực Thánh Long thấy trung tâm chỉ huy phản loạn Lạp Tát và Sơn Nam bị quân Giải phóng quét sạch, tất cả đều như gà phải cáo. Lực lượng phiến loạn của chúng tập trung tại các khu vực trọng điểm Nạp Mộc Hồ, Mạch Địa Ca và Xương Đô lẩn tránh sự truy đuổi của bộ đội dẹp loạn, tháo chạy về phía nam theo bờ bắc và bờ tây Nạp Mộc Hồ...

Những nơi mà quân phỉ đi qua, làn khói tàn khốc cuồn cuộn, xóm làng cháy trụi, phố xá điêu tàn, chúng điên cuồng tàn sát nhân dân khắp vùng Tây Tạng, gây nên biết bao nợ máu.

Bộ đội dẹp loạn được lệnh truy kích, bám sát quân đội phản loạn tháo chạy, cố gắng tiêu diệt hoàn toàn. Ngày 1-7 bộ đội dẹp loạn đã tới vị trí xác định, hình thành thế trận chặn trước đuổi sau, đánh đông ép tây. Lúc này bọn đầu sỏ quân phản loạn đã cảm thấy sắp tới ngày tận số, chúng ra lệnh cho bộ hạ: “Cấu trúc công sự, liều chết chống cự, không nộp vũ khí..”.

Sáng ngày mồng 3, quân dẹp loạn bắt đầu tiến công quân phỉ, bộ đội dẹp loạn dưới sự chỉ huy của quân khu, chia làm hai mũi đông tây phối hợp diệt địch, quân chủ lực của địch bị bao vây chặt chẽ.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, bọn phiến loạn ngoan cố không chịu buông vũ khí, chúng dựa vào địa hình quen thuộc liều chết chống cự.

Quân khu ra lệnh: “Bộ đội tiến đến Dương Bát Tỉnh, Đương Hùng, lập tức phân tuyến công kích từ nam lên bắc, phong tỏa toàn bộ công lộ và tuyến giao thông, vây diệt tất cả quân địch”.

Ngày 7-6, với những hành động quả cảm của quân Giải phóng, toàn bộ lực lượng vũ trang phiến loạn đã bị vây hãm trong các khe suối phía nam Nạp Mộc Hồ, sau đó mở đầu cuộc tấn công cuối cùng. Với sự yểm trợ của hỏa lực hùng mạnh, bộ đội dẹp loạn anh dũng xông lên, mở trận quyết chiến mãnh liệt với quân thù, trận đánh vô cùng gian khổ, quân địch phân tán nhóm nhỏ ngoan cố chống cự. Đến chiều ngày 8-7, quân dẹp loạn đã tiêu diệt phần lớn lực lượng của địch, bọn còn lại tan tác chạy theo hai đường khe suối tìm cách thoát thân.

“Không để một tên chạy thoát!” đó là lệnh của Trung ương, các nơi phong tỏa nghiêm mọi hang núi đường mòn, tiến hành lùng bắt trong vòng bao vây. Cuộc chiến đấu tìm diệt quanh co vất vả ấy trải qua 21 ngày, mãi tới ngày 21-7, cuối cùng đã tiêu diệt gọn hơn 4000 tên tại Nạp Mộc Hồ. Trong trận chiến đấu ấy, công tác chính trị của quân dẹp loạn đã phát huy uy thế mạnh mẽ, trong cuộc vây ráp thực hiện nguyên tắc bao vây kêu gọi khuyên hàng, có tên tù binh tên là Giáp Ba, một lần đã kêu gọi, không chống cự sẽ không nổ súng, đã kêu gọi được 238 tên lính của địch hạ vũ khí đầu hàng quân Giải phóng.

Trận chiến đấu này cơ bản đã quét sạch được quân phiến loạn, bảo đảm đường vận tải Thanh Tạng thông suốt an toàn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #107 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 10:05:55 pm »


Vây diệt bọn phiến loạn ở Mạch Địa Ca và Xương Đô

Kể từ ngày 17-8, quân khu Thành Đô lại sử dụng binh lực khoảng 4 trung đoàn tiếp tục vây quét bọn phỉ cát cứ tại khu vực Mạch Địa Ca. Ngày 26-8, quân Giải phóng phải chịu đựng bao khó khăn của cuồng phong băng giá và thiếu dưỡng khí trên cao nguyên. Hơn 4.800 mét so với mặt biển, hành quân cấp tốc liên tục suốt đêm ngày, chỉ trong vòng một ngày đã hình thành trận thế bao vây hơn 5000 quân phiến loạn ở Mạch Địa Ca, mà trung tâm là Bành Tích Hồ.

Ngày 27-8, bắt đầu cuộc chiến đấu vây diệt quân phỉ tại vùng này, qua bẩy ngày đêm tiến công quân sự và dùng chính sách thuyết phục, cuối cùng đã tiêu diệt được chủ lực quân phỉ, và chuyển vào cuộc chiến đấu tiễu trừ toàn diện. Trong vây quét thanh trừ, quân dẹp loạn phân vùng vây chặt, chủ yếu tuyên truyền chính sách, nhường cho tù binh ở trong lán trại, được ăn lương khô, còn chiến sĩ thì ngủ ngoài trời ăn rau rừng thay cơm, bằng hành động thực tế đã vạch trần luận điệu tuyên truyền phản động của bọn đầu cơ phiến loạn, nhanh chóng thu phục nhân tâm, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, đến ngày 15-9 đã kết thúc cuộc chiến đấu dẹp loạn tại khu vực này.

Cuối tháng 10, quân dẹp loạn lại lần lượt dẹp yên mọi hoạt động phản loạn vũ trang suốt vùng đông nam Xương Đô, từ đó đã chấm dứt cục diện hỗn loạn không ổn định một thời gian dài tại khu vực này, quần chúng nhân dân vui mừng khôn xiết.

Đến cuối năm 1959, lực lượng vũ trang phiến loạn các vùng trọng yếu ở Tây Tạng cơ bản đã được dẹp yên, Trung ương có chỉ thị: “Tiếp tục cố gắng, nhanh chóng dẹp bọn phiến loạn vùng ven, không để lại hậu quả”.

Bộ đội đóng ở Tây Tạng sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi, ngày 15-2-1960, lại tiếp tục tấn công bọn phiến loạn vùng ven khu núi băng Ân Đạt phía đông bắc Tây Tạng.

Đường giao thông ở những vùng này khó khăn, bọn phỉ ngoan cố lọt lưới chạy trốn ẩn náu trong khu vực này, lợi dụng thế lực phân hệt nước ngoài ủng hộ vật chất vũ khí điện đài, và đặc vụ huấn luyện, thành lập các tổ chức các cấp hoạt động điên cuồng, tuyên bố “quyết chiến đến cùng với quân Giải phóng” tại đây.

Ngày 29-2, bộ đội sử dụng chiến thuật bao vây tấn công khu vực vùng ven, từng bước ép chặt toàn bộ quân phiến loạn trong vòng vây gần 100 km. Từ 15-3 bắt đầu tiến công. Khi tiến sát Lạp Tư, phát hiện thấy có hiện tượng bọn phiến loạn tháo chạy, một cán bộ chỉ huy tiểu đoàn quân giải phóng nghiêm khắc ra lệnh:

“Toàn thể mọi người ngừng đi bộ, trườn theo dốc xuống núi chặn đứng quân địch”.

Lệnh vừa dứt, tất cả bộ đội sĩ quan nhanh chóng dũng cảm từ tỉnh núi tuyết phủ cao 800 mét với độ dốc 50-60 độ lăn mình lao xuống. Chỉ thấy hàng trăm chiến sĩ ôm chặt tay súng lăn trượt trên dốc núi băng tuyết, có người bị thương vẫn cố gắng bò trườn, có người hôn mê, tỉnh dậy lại tiếp tục xông lên, còn có chiến sĩ lấy thân mình làm đệm bậc trên đá cứng yểm hộ cho đồng đội.

Trên sườn tuyết, trên mỏm đá, trong khe núi đâu đâu cũng thấm đỏ máu tươi, dưới ánh mặt trời càng thêm lóa mắt.

Các chiến sĩ lăn xuống chân núi đã chặn đường quân địch tháo thân, đã mở ra cuộc kịch chiến dữ dội. Dịch Nãi Hồng trung đội trưởng của quân Giải phóng dẫn 3 chiến sĩ vượt qua hỏa lực dày đặc của 7-8 họng súng liên thanh, ngoan cường cắm chốt đánh lùi nhiều đợt phản kích của kẻ thù, để đại quân tranh thủ thời gian tới kịp.

Đội quân phản loạn cuối cùng không thoát khỏi lưới lửa của chiến sĩ quân Giải phóng, đến ngày 15-4 toàn bộ quân địch tại đây bị tiêu diệt gọn; sau đó bộ đội lại chia đường bao vây tiếp tục bình diệt bọn phiến loạn khu vực vùng ven ở Ôn Tuyền, Na Khúc và Thanh Ba, đến cuối tháng 10-1960, toàn Tây Tạng chỉ còn sót lại rải rác hơn 1000 tên phản loạn, phần lớn đây là bọn thủ lĩnh và cốt cán phản động; chúng tụ tập tại vùng nam Xương Đô, tiếp tục chống lại quân Giải phóng tại khu vực vùng ven xa xôi nhất ở Ban Qua Nãi - Mặc Thoát.

Trung ương lại ra chỉ thị tiếp: “Đối với những con người này chủ yếu dựa vào chính trị, phát động quần chúng, đồng thời tiến hành đấu tranh kiên quyết bằng quân sự”.

Bộ đội Giải phóng chia đơn vị nhỏ, thành lập nhiều phân đội, thâm nhập quần chúng, mở rộng công tác chính trị, kết hợp đấu tranh quân sự, qua hơn một năm gian nan vất vả đã khiến phần lớn bọn phiến loạn này đã đầu hàng, một số bị tiêu diệt. Đến tháng 3-1962 quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã quét sạch quân phiến loạn, còn một số ít chạy ra nước ngoài. Quân phiến loạn toàn vùng đã bị bình dẹp. Đến đây, cuộc đấu tranh dẹp quân phiến loạn phản động chóp bu ở Tây Tạng được tuyên bố kết thúc. Theo thống kê, quân Giải phóng đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt sống hơn 93.000 tên, thu 35.500 súng các loại 70 khẩu pháo, 41 bộ điện đài, bắn chết và bắt sống 25 tên đặc vụ xâm nhập bằng đường không. Quân Giải phóng cũng phải trả một giá khá đắt: hy sinh chiến trận 1551 người (có 168 sĩ quan), bị thương 1987 người (200 sĩ quan)

Cuộc đấu tranh dẹp loạn được nhân dân Tây Tạng giúp đỡ ủng hộ rộng rãi, đại sư Ban Thiền thay mặt quần chúng nhân dân Tây Tạng gửi điện tới Mao Chủ tịch, Thủ tướng Chu Ân Lai, lên án tội ác của bọn phiến loạn, ủng hộ cuộc đấu tranh dẹp loạn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, nhân dân Tây Tạng giúp đỡ quân Giải phóng dẹp loạn hơn 1.520.000 lượt con vật thồ kéo, đồng bào là lực lượng bảo đảm vững chắc cho thắng lợi trong đấu tranh.

Trong cuộc đấu tranh dẹp loạn bộ đội đã chấp hành nghiêm chỉnh “chỉ thị về công tác chính trị, kiên quyết bình định bọn phiến loạn Tây Tạng” của Tổng cục chính trị ra ngày 21-3-1959, đã kết hợp chặt chẽ ba mặt đấu tranh quân sự, công tác chính trị và phát động quần chúng, quán triệt đầy đủ chính sách dân tộc, chính sách tù binh và chính sách tôn giáo của Đảng.

Quân Giải phóng đi đến đâu kỷ luật cũng rất nghiêm minh, đối với kẻ thù đã hạ vũ khí, được ưu đãi, bị thương được điều trị, đầu thú được hoan nghênh. Với quần chúng bị cưỡng bức, qua công tác chính trị gian khổ thận trọng tranh thủ họ rời bỏ hàng ngũ kẻ thù, về gia đình làm ăn. Bộ đội không ở trong đền chùa, không động đến kinh sách, không sờ mó tượng Phật, không tơ hào đến cái kim sợi chỉ của dân, dùng hành động cụ thể làm thất bại mọi lời lẽ hoang đường của tập đoàn phản động.

Qua 3 năm dẹp loạn Tây Tạng, bộ đội Trung Quốc đã anh dũng ngoan cường, phấn đấu trong gian khổ, khắc phục bao khó khăn, góp phần cống hiến to lớn cho cuộc đấu tranh đặc biệt trong điều kiện đặc biệt. Đúng như câu nói của Tướng Trương Quốc Hoa nguyên Tư lệnh quân khu Tây Tạng: “Cuộc đấu tranh dẹp loạn Tây Tạng là một trang sử vĩnh hằng vẻ vang trong lịch sử của quân đội ta!”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #108 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 10:07:15 pm »


Bí mật về ý đồ “Tây Tạng độc lập” của Mỹ bị tiết lộ

Ngày 7-12-1961, Cục Tình báo Trung ương Mỹ đưa một đội quân phản loạn Tây Tạng đã được huấn luyện từ căn cứ Haier, xuất phát trong đêm, dự định từ tinh mơ, khi dân chúng còn đang ngủ say, tới căn cứ không quân Peter Sen. Nhưng ý muốn lại trái với sự việc. Vì đường núi cao thấp quanh co, xe quân sự sa vào hố tuyết, nên không khớp với thời gian. Kết quả là người Tây Tạng khi tới căn cứ trời đã sáng bảnh. Chuyện bí mật của một mưu đồ thận trọng đã bị bại lộ, vì có nhiều người dân đến xem.

Lúc này những người Tạng được huấn luyện bí mật dự định đi trên chiếc máy bay C.124, khi kiểm tra máy bay tại sân bay, lính Mỹ chĩa súng vào đám đông 47 người dân đến xem, yêu cầu họ đi khỏi, chúng nói với mọi người: “Vì an toàn quốc gia, không được ra ngoài bàn tán chuyện này, nếu không là vi phạm pháp luật nhà nước”.

Không ngờ ngày hôm sau, sự việc đó lại đăng trên tờ “Koroladochue”. Theo luật an ninh nước Mỹ, Cục Tình báo Trung ương không được phép hành động quân sự trong nước, đồng thời cũng không có quyền bắt giữ công dân dù mang tính đề phòng, vì vậy sự kiện hỗn loạn tại sân bay Petersen, buộc Cục Tình báo phải ngừng kế hoạch hành động đen tối khác.

Trong thực tế, Mỹ đã hoạt động ngấm ngầm ở Tây Tạng từ lâu, ngay từ năm 1951 đã có quan hệ với Gia Lạc Đốn Chu, anh thứ 2 của Đạt Lai Lạt ma, lập kế Tây Tạng tách khỏi Trung Quốc, chỉ huy bọn phản động chóp bu Cát Hạ nổi loạn.

Năm 1959, Doures để cho Bizer trở thành chủ quản các kế hoạch hành động của Cục Tình báo Trung ương, thực tế là để cho hắn phụ trách mọi hành động bí mật toàn cầu. Trong đó có kế hoạch hành động của người Tạng ở Haier.

Ngày 22-1 và ngày 3-3 năm 1959 Doures gửi bị vong lục về vấn đề Tây Tạng cho Tổng thống Aixenhao. Đại sứ Mỹ tại Đài Loan Banke luôn luôn cho Oasinhtơn biết rõ tình hình Tây Tạng, còn các tin tức khác đều từ Cục Tình báo Trung ương cung cấp.

Quyền cục trưởng Cục Tình báo Trung ương Mỹ Kabeir và Cục trưởng phân Cục Viễn đông Peiclade thời gian này hầu như ngày nào cũng liên lạc điện thoại với Gray, họ còn bố trí một báo vụ viên vô tuyến cùng theo Đạt Lai đi “du lịch”. Nhân viên đặc công này có thể luôn luôn làm chỉ điểm thả dù đồ dùng sinh hoạt, còn có thể nhận được liên hệ của “quân tự vệ dân tộc” gần đó, đồng thời lại có thể cung cấp tin tức cho Cục Tình báo Trung ương hàng ngày.

Ngày 2-4-1959 tập đoàn phiến loạn Tây Tạng yêu cầu Oasinhtơn “Các ngài cần phải nhanh chóng giúp đỡ chúng tôi, vận chuyển vũ khí đủ cho 30.000 quân sử dụng”.

Ngày 23-4, Uỷ ban An ninh quốc gia của Mỹ mở hội nghị, Cục Tình báo Trung ương đã trình bày một bản báo cáo mật, một lá thư của Doures gửi Aixenhao và bức điện báo cáo về quan điểm của Đạt Lai Lạt ma. Trong thư của Cục trưởng Tình báo chủ yếu viết về quyết tâm của Đạt Lai Lạt ma muốn tiếp tục chống lại Trung Quốc. Tháng 5-1959 Chính phủ Aixenhao quyết định tiếp tục hành động, bắt đầu huấn luyện “đội du kích” Tây Tạng ngay trên đất Mỹ.

Căn cứ của Mỹ huấn luyện “đội du kích” Tây Tạng đặt tại doanh trại Hair thuộc Koroladuochue, căn cứ này nằm trên cao nguyên hơn 3.000 mét, không khí loãng, tương tự như vùng Tây Tạng là cơ sở lý trưởng nhất của Cục Tình báo Trung ương. Khi người Tạng được đưa tới đây huấn luyện, nhiều người vẫn không biết mình trên đất Mỹ. Họ được phân nhóm huấn luyện, kế hoạch huấn luyện khoảng 500 người, chia làm 5 nhóm. Sau khi huấn luyện lại bí mật đưa về Tây Tạng, Tây Khang.

Năm 1959 trong khi đang bí mật huấn luyện, Đạt Lai Lạt ma đã tới Liên Hợp. Lúc này Mỹ sợ mọi người chú ý tới vấn đề Mỹ nhúng tay vào Tây Tạng, do vậy nấp sau tấm màn, kiến nghị nhẹ nhàng đánh động Trung Quốc, có một “khiển trách ôn hòa”. Do Mỹ và tập đoàn phản động đầu sỏ Tây Tạng không nhất trí, ngày 21-10-1959, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua quyết nghị, chỉ tỏ ý quan tâm tới vấn đề “nhân quyền” ở Tây Tạng, còn về “độc lập” và “chủ quyền” mà người Tạng yêu cầu, Đại hội đồng chỉ ghi nhận chứ chưa nêu ra.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #109 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 10:09:25 pm »


Dùng Tây Tạng khống chế Trung Hoa

Gây ra hàng loạt sự kiện hỗn loạn

Quân Giải phóng nhân dân giành được thắng lợi triệt để trong cuộc dẹp loạn Tây Tạng, rõ ràng là một đòn nặng nề giáng xuống đầu bọn Mỹ và những kẻ âm mưu Tây Tạng độc lập, song chúng chưa chịu cam tâm. Sau đó Mỹ lại lấy cớ gọi là quan tâm tới “tự do” “nhân quyền” Tây Tạng, ủng hộ huấn luyện số ít phần tử phân liệt Tây Tạng, gây nên hỗn loạn hòng phá hoại sự nghiệp thống nhất dân tộc Trung Hoa, can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc.

Ngày 21-8-1987, Đạt Lai Lạt ma được sự ủng hộ của một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ, trong hội nghị nhóm nhân quyền do Hạ viện triệu tập, đã nêu ra vấn đề cái gọi là “địa vị Tây Tạng” căn bản không tồn tại và nêu ra “kế hoạch 5 điểm”, yêu cầu biến Tây Tạng thành cái gọi là “khu vực hoà bình”, đồng thời còn dựng chuyện, yêu cầu, “từ bỏ chính sách di dân Tây Tạng tại Trung Quốc”, “tôn trọng nhân quyền cơ bản và tự do dân chủ của nhân dân Tây Tạng”. Một số nghị sĩ Mỹ lại không đếm xỉa tới những chuẩn mực quan hệ quốc tế, công khai ủng hộ Đạt Lai kích động hoạt động chính trị “Tây Tạng độc lập”, phá hoại thống nhất Trung Quốc. Tiếp đến quốc khánh 1-10-1987 tại Lạp Tát đột nhiên xảy ra sự kiện bạo loạn do bọn côn đồ kêu gọi “Tây Tạng độc lập”, và cướp bóc đốt phá chém giết. Ngày 6-10, Thượng viện Mỹ thông qua một đề án có sửa chữa về cái gọi là “vấn đề Tây Tạng” do Pier nêu ra, phải trái lẫn lộn, vu cáo Trung Quốc “xâm phạm nhân quyền” ở Tây Tạng, và ngang nhiên yêu cầu cơ quan hành chính Mỹ can thiệp vào công việc ở Tây Tạng và nội bộ của Trung Quốc. Ngày 13-12, hai viện của Mỹ đã mở hội nghị liên tịch, thông qua cái đề án gọi là “nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa xâm phạm nhân quyền, vu khống và nói xấu Chính phủ và nhân dân Trung Quốc”.

Ngày 5-3-1988 do hoạt động của chính quyền Mỹ và sự can thiệp đen tối của bọn gián điệp, một số ít phần tử phân liệt Tây Tạng nhân cơ hội nghi lễ hội nghị cầu đảo đại pháp ở Lạp Tát sắp kết thúc lại gây ra sự kiện hỗn loạn. Ngày 10-12, mấy chục Lạt ma, ni cô cũng tuần hành gây sự tại Lạp Tát, cổ động “Tây Tạng độc lập”. Ngày 10-3-1989 Đan Tăng Đức đại diện đặc biệt của Đạt Lai thông qua hội nghị báo cáo do “Hữu hội Tây Tạng ở thủ đô” nước Mỹ triệu tập, công khai kêu gọi công chúng Mỹ viết thư gửi các nghị sĩ mở rộng hoạt động du thuyết. Đồng thời với sự giúp đỡ của “Uỷ ban giành tự do Tây Tạng ở Mỹ” lại tổ chức gây rối trước cổng trụ sở Liên Hợp Quốc, và biểu tình thị uy trước nơi ở của đoàn đại biểu Trung Quốc.



Lại thêm một sự kiện nghiêm trọng can thiệp nội chính của Trung Quốc

Ngày 13-9-1995 bất chấp việc Chính phủ Trung Quốc kiên quyết phản đối sự vu cáo và yêu cầu trao đổi nghiêm chỉnh, phía Mỹ lại bố trí Clintơn hội kiến với Đạt Lai. Đó là một sự kiện nghiêm trọng mà Chính phủ Mỹ cố ý gây nên can thiệp vào nội chính của Trung Quốc. Trước đó tống thống Mỹ Clintơn đã từng hai lần hội kiến với Đạt Lai vào năm 1993 và 1994.

Gần một năm sau quan hệ Trung - Mỹ trong tình trạng vướng mắc. Đó là Chính phủ Mỹ chơi “con bài Đài Loan”, cho phép Lý Đăng Huy đi thăm Mỹ tạo ra “hai nước Trung Quốc”, “một Trung Quốc một Đài Loan”. Chính phủ Mỹ vốn sử dụng hành động thực tế, bỏ qua hậu quả tai hại mang lại cho quan hệ Trung - Mỹ do chuyến thăm của Lý Đăng Huy gây ra, song chẳng những không nhận thức việc làm ấy, trái lại còn sử dụng “con bài Tây Tạng”, dung túng ủng hộ Đạt Lai hoạt động chia rẽ Trung Quốc. Trong quan hệ Trung - Mỹ lại thêm rắc rối mới.

Chính phủ Mỹ trong vấn đề Tây Tạng, Đài Loan đã can thiệp vào chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, luôn luôn nói một đàng làm một nẻo. Chính phủ Mỹ đã nhiều lần công khai thừa nhận lãnh thổ của Trung Quốc, không thừa nhận “Tây Tạng độc lập”, không thừa nhận Tây Tạng là “quốc gia có chủ quyền”, không thừa nhận cái gọi là “Chính phủ lưu vong” của Đạt Lai. Nhưng Chính phủ, quốc hội Mỹ trong thâm tâm lâu dài ủng hộ Đạt Lai hoạt động chia cắt Trung Quốc. Mấy năm nay Tổng thống, Phó Tổng thống Mỹ nhiều lần hội kiến với Đạt Lai, đặc biệt là chuyến thăm Mỹ lần này của Đạt Lai, Chính phủ Mỹ chẳng những đón tiếp với nghi thức cao, mà còn để Đạt Lai được diễn đàn chính trị, nghe cổ động “Tây Tạng độc lập”. Khi gặp gỡ các nhân vật đứng đầu trong Thượng hạ viện của Đảng Cộng hoà, Đạt Lai cảm động đến rơi nước mắt trước những hoạt động nhiều năm mà Quốc hội Mỹ đã ủng hộ “Tây Tạng độc lập”.

Trước đây không lâu Quốc hội Mỹ đã tuyên bố, Tồng thống Clintơn không chuẩn bị gặp mặt Đạt Lai. Nhưng Phó Tổng thống Gon khi gặp Đạt Lai tại Nhà trắng, lại để cho Clintơn gọi là “gặp mặt dễ dàng” Đạt Lai. Điều đó làm cho mọi người nghĩ lại trước đây không lâu Chính phủ Mỹ lên tiếng là không đồng ý Lý Đăng Huy thăm Mỹ, sau đó lại đột nhiên tuyên bố cho phép ông ta “thăm Mỹ, với tư cách cá nhân”. Từ đó thấy rằng, vô luận là Clintơn gặp mặt Đạt Lai, hay là Lý Đăng Huy được phép thăm Mỹ, trên thực tế đều là do Chính phủ Mỹ đã có kế hoạch chu đáo và sắp xếp sẵn từ trước. Cuộc gặp mặt được tính toán cẩn thận, được nguỵ biện là “gặp mặt thuận tiện”, chẳng qua chỉ là lời lẽ ngoại giao che đậy dung túng Đạt Lai hoạt động chia cắt Trung Quốc mà thôi.

Chính phủ Mỹ biện bạch rằng, những người lãnh đạo nước Mỹ gặp Đạt Lai vì ông ta là “lãnh tụ tôn giáo”, không phải là “người lãnh đạo chính trị”, “cũng không phải là nhân sĩ chính giới”. Cái đó hoàn toàn là lời lẽ lấp liếm lừa mình dối người. Như mọi người đều biết, mấy chục năm qua Đạt Lai chẳng phải hoạt động tôn giáo, mà là mưu đồ hoạt động chính trị tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc. Trong bản tuyên bố phát biểu tại Mỹ, Đạt Lai kêu gọi Mỹ hãy gây sức ép với Trung Quốc về “vấn đề Tây Tạng”, yêu cầu Mỹ “phát huy tác dụng quan trọng” để giải quyết vấn đề Tây Tạng, nói là “giải quyết vấn đề Tây Tạng là phù với lợi ích bản thân nước Mỹ”. Trong bài phát biểu tại trường đại học Harvad, Đạt Lai thậm chí còn yêu cầu Mỹ và các nước phương Tây giúp ông ta “giải phóng Tây Tạng khỏi bàn tay Trung Quốc”. Lời nói kể trên của Đạt Lai đâu có liên quan tới hoạt động tôn giáo? Sự thực Đạt Lai cũng như Lý Đăng Huy đều là chính khách, dựa vào thế lực bên ngoài, chiếc áo khoác tôn giáo của ông ta đã bị hành vi chính trị của chính mình lột trần. Về việc này, Chính phủ Mỹ không phải không biết.

Chính phủ Mỹ luôn miệng nói, quan hệ Trung - Mỹ rất quan trọng, hai nước “có nhiều việc quan trọng cần phải cùng nhau làm”, mong muốn cải thiện quan hệ hai nước. Nhưng đồng thời Chính phủ Mỹ lại tìm mọi cớ luôn luôn tạo ra những mắc mớ mới trong quan hệ Trung - Mỹ, sau khi chơi “con bài Đài Loan” lại đánh tiếp “con bài Tây Tạng” làm cho vết thương cũ trong quan hệ Trung - Mỹ chưa lành lại thêm tổn thương mới. Trung Quốc chưa bao giờ làm một việc gì ảnh hưởng xấu tới nước Mỹ, mà trên vấn đề mẫn cảm Đài Loan, Tây Tạng liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc, Mỹ lại liên tiếp làm phương hại tới nhân dân Trung Quốc. Mọi người buộc phải hỏi rằng, trong vấn đề cải thiện quan hệ Trung - Mỹ, nước Mỹ thật sự có thiện chí hay không?

Về phía Trung Quốc, xưa nay luôn coi trọng cải thiện và phát triển quan hệ Trung - Mỹ, chủ trương “tăng thêm tín nhiệm, giảm bớt phiền hà, phát triển hợp tác, không gây đối kháng”. Tiếng nói của Trung Quốc đáng tin cậy. Chính phủ Mỹ nếu thật sự không có ý thực hành chính sách “ức chế” lỗi thời đối với Trung Quốc, thật lòng mong muốn cải thiện quan hệ Trung - Mỹ, thì hãy nên xem xét lại những hành động thực tế, ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, không tạo nên những khó khăn vướng mắc mới.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM