Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:16:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 74197 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:22:35 pm »


Phòng bí mật cũng được công khai

Súng ống đạn dược không đặt tại phòng ở, mà đều được bảo quản ở nơi cửa vào tầng một, có cửa sắt khóa kín, xếp đặt trật tự dễ đếm; tất cả đều do binh lính trực ban trực tiếp trông coi; nếu có nhiệm vụ, người trực ban sẵn sàng mở cửa sắt, binh lính khẩn cấp hành động, vừa mặcquần áo vừa nhận súng ống. Đối diện với buồng đồn trưởng là phòng tác chiến. Quân Nga cũng không coi đó là cấm địa. Họ mời bộ đội Trung Quốc vào tham quan. Đứng trước phòng tác chiến ấy mà xưa kia, hôm nay và sau này vẫn là đối thủ chủ yếu của mình, binh lính sĩ quan Trung Quốc tới tham quan bất giác thấy rất cảm khái.

Trong phòng tác chiến có đủ cả điện thoại, bản đồ, sa bàn, có một lính trực ban đứng trước sa bàn. Người sĩ quan Nga đi theo hướng dẫn tham quan chỉ lên những tiêu chí phía trên nói, đây là vị trí phòng thủ của chúng tôi; trước đây chúng ta đối lập nhau, bây giờ thì đến được với nhau rồi.

Nói tới đây, mọi người có mặt đều cười ồ lên.

Có lẽ để tỏ rõ sự chân thành, ngay cả phòng lau súng, nhà hầm, phòng phục vụ đều được mở rộng cửa. Kiến trúc kiểu Nga rất coi trọng giữ ấm. Từ trong nhà ngầm có thiết bị hơi nóng dẫn ra thật ấm áp.



Phòng giải trí đa năng

Ở đây còn có phòng phơi sấy riêng biệt, quần áo lính giặt xong, đều thống nhất phơi tại đây. Phòng phục vụ của họ xây dựng lâu dài, liên đội quân đội Trung Quốc chưa có được đầy đủ. Trong phòng phục vụ có đồ cắt tóc, giặt là, cạo râu rửa mặt và các thứ phục vụ sinh hoạt lặt vặt.

Trong tất cả các hạng mục tham quan, điều mà cả hai quân đội đều cảm thấy hứng thú nhất là biểu diễn thao tác trang bị vũ khí. Trên bãi tập của quân Nga tất cả vũ khí trang bị hiện đại của đồn biên phòng sử dụng đều được bày ra trật tự ngay ngắn trên thảm cỏ. Toàn thể binh sĩ trong đồn xếp hàng tập hợp báo cáo bộ đội Trung Quốc đến tham quan. Binh lính thao tác đều thấy rất rõ; trong các loại vũ khí ấy có súng lục, tiểu liên, súng trường phục kích, ống phóng hoả tiễn kiểu 40, ống nhòm ban đêm, kính viễn vọng, đèn chiếu, xe thường trực tổng hợp, điện đài; trong đó có thiết bị cảnh báo ra đa tiên tiến làm cho quân đội Trung Quốc thêm mở rộng tầm nhìn, với thiết bị ấy, có thể tự động thăm dò, tự động cảnh báo; máy quan trắc ban đêm, sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết, đây là thiết bị trinh sát tương đối tiên tiến trên thế giới hiện nay.

Quân đội Nga cũng như quân đội Trung Quốc, đều có thư viện, phòng giải trí, phòng học tập còn phòng vui chơi lớn nói chung là nhiều công năng, bục giảng quay 3600, có thể dùng nói chuyện, có thể đặt ti vi, còn có thể treo được bản đồ cỡ lớn để tiến hành diễn giải chiến thuật. Việc điều chỉnh các loại bản đồ đều là tự động hóa; người chủ trì có thể đứng trước bục giảng điều khiển, có thể chiếu phim.

Thấy bộ đội Trung Quốc thích thú đặc biệt đối với thiết bị cảnh báo, phía Nga đã tặng luôn một bộ.



Mời khách tắm hơi

Sắp xếp cho khách biên phòng Trung Quốc tắm mát sa cũng là một nội dung tham quan. Hình như phía Nga đã tìm hiểu rất kỹ càng, tuy rằng mát sa đã xuất hiện ở Trung Quốc, nhưng hiện giờ ở những thành trấn quan trọng trên biên giới vùng Hắc Hà còn rất ít. Trong buồng tắm ấy trang trí rất đẹp. Ở cửa lắp đặt một đồng hồ tự động, người bước vào là tính giờ ngay, tránh thời gian quá dài, phát sinh phức tạp. Nhà tắm chia thành từng gian riêng, con cái trong nhà cũng có thể cùng tắm ở đó. Trên dưới, trái phải đều có vòi phun, xả vào người tắm, vô cùng thoải mái. Ngoài phòng tắm hơi nóng ra, còn có phòng nước lạnh, phòng thay quần áo, phòng ăn; tất cả những thứ đó đều có liên quan tới tập quán sinh hoạt thích tắm nước lạnh và vừa tắm vừa ăn của họ. Binh lính sĩ quan biên phòng Trung-Nga cùng tắm rửa trong một phòng. Người Nga lấy một đoạn cây dâu đã chuẩn bị trước, nhúng nước rồi đập đập lên cơ thể người Trung Quốc, nghe nói tắm như vậy có thể tăng cường huyết mạch tuần hoàn, làm cho con người thêm dễ chịu.

Một thượng tá người Nga sức vóc vạm vỡ tự giới thiệu là biết xoa bóp, nhiệt tình thao diễn cho các vị khách Trung Quốc. Thủ pháp của ông ta rất thành thục, khiến các vị khách Trung Quốc tấm tắc ca ngợi. Viên Thượng tá Nga đã gần 50 tuổi tự giới thiệu là thủ thuật này được học từ người Trung Quốc. Vốn là, ông ta đã từng đóng quân trên biên giới Nga đối diện với miền tây Trung Quốc, học Lạt Ma Trung Quốc môn nghệ thuật xoa bóp này. Ông ta nói rằng theo luật nghĩa vụ của nước Nga, phục vụ trong quân đội đủ 20 năm là được về hưu, còn mấy tháng nữa ông ta sẽ được nghỉ. Ông ta nói, có lẽ đây là lần cuối cùng còn mặc quân phục được giao lưu với bạn Trung Quốc. Khách Trung Quốc hỏi ông ta là sau khi nghỉ hưu thì làm gì, ông ta bảo sẽ mở công ty buôn bán với Trung Quốc. Cuối cùng, ông nói nửa đùa đến lúc ấy tôi sẽ tới Trung Quốc tìm các bạn. Xem chừng, sau khi Liên Xô giải thể, không ít người Nga rất hâm mộ sự giàu có và khởi sắc của Trung Quốc. Những tặng phẩm nhỏ nhẹ như mỹ phẩm, bánh kẹo, hàng tiêu dùng mà bộ đội Trung Quốc mang theo đối với lính Nga xem ra đều rất quí giá.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:24:02 pm »


Quân Nga mong muốn mở rộng giao lưu

Những năm gần đây, đồn biên phòng liên đội quân Nga trên vùng biên giới nhiều lần mở cửa. Họ cũng nhiều lần đề xuất mở rộng quan hệ giao lưu giữa hai quân đội để phát triển quan hệ hữu nghị bình thường hai bên, để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng kinh tế mỗi nước. Người phụ trách quân khu Viễn Đông của Liên Xô trước đây, trong thời gian sang thăm Trung Quốc đã từng nhiệt tình đề nghị, không chỉ nên mở rộng giao lưu bộ đội biên phòng bai bên, mà còn có thể giao lưu quân khu cấp tỉnh, cấp đại quân khu, các đoàn thể thao văn hóa quân đội cũng có thể thăm viếng lẫn nhau, thậm chí ông ta còn mong muốn có sự giao lưu giữa các cơ quan lãnh đạo trong quân đội hai nước.

Được cơ quan cao nhất của quân đội Trung Quốc phê chuẩn, tháng 8-1992, đợt đầu các đồn biên phòng của Trung Quốc ở Hắc Long Giang và Cát Lâm mở cửa với quân Nga, đón đợt khách đầu tiên. Người khách nhận lời từ Hắc Hà vượt qua đường biên giới Trung-Nga là Thượng tá Augiơchépsốp, ông là đại diện biên phòng của một quân khu Viễn Đông Nga. Ông dẫn đầu một đoàn năm người kể cả 1 nhân viên chụp ảnh. Đồn biên phòng mà họ tham quan là liên đội 7 của đơn vị giải phóng quân đóng tại thành cổ Ái Hồn. Xuồng đón khách Nga vừa cập bến, đại diện quân biên phòng Trung Quốc bước ra trước đón chào. Chiếc xe con đưa khách vào thẳng khu doanh trại gọn gàng sáng sủa của liên đội.



Binh lính xếp hàng đón khách nước Nga

Lính biên phòng Nga mặc quân phục màu xanh cỏ úa; cái làm nổi bật nhất so với quân đội Trung Quốc là lính Nga đội mũ có viền màu xanh lục, khác với quân đội Trung Quốc đội mũ có viền màu đỏ tươi, làm cho quân lính hai nước khi cùng xuất hiện trên đường phố thành cổ Ái Hồn, khiến đông đảo thường dân đều quan tâm theo dõi.

Đơn vị mà quân Nga tham quan là liên đội mũi nhọn nổi tiếng của quân khu tỉnh Hắc Long Giang, đã sáu năm liên tục vinh dự lập công tập thể, điều này cũng hiếm thấy trong toàn quân. Đặc điểm nổi bật của liên đội này là các chỉ tiêu quân chính đều mạnh toàn diện.

Khách vừa vào cổng lớn của liên đội là đã thấy binh sĩ xếp hàng hoan nghênh đón tiếp, tuy không sánh được với đội quân danh dự quốc gia, nhưng tinh thần cũng phấn chấn, đội ngũ chỉnh tề.

Có lẽ do trở ngại về ngôn ngữ nên khi giới thiệu sắp xếp các hạng mục tham quan, phía Trung Quốc có điều động chiến sĩ liên đội khác tới biểu diễn nghệ thuật bắt tù binh, để bộ đội sĩ quan liên đội 7 không phải thay đổi trang phục màu khác,. nhằm tiết kiệm thời gian tham quan. Nhưng phía Trung Quốc không giải thích điều này. Mấy ngày sau, trong khi gặp gỡ hội đàm, quân Nga như phát hiện ra điều gì, nói đùa: “Hôm ấy, người biểu diễn của các bạn không phải là người trong một đơn vị”.



Sĩ quan binh lính hai nước đọ sức tại trường bắn

Có một hạng mục tham quan mà liên đội biên phòng Trung Quốc đã sắp xếp, đó là môn xạ kích 200 mét. Một người lính Trung Quốc bắn liền 10 phát trong 10 giây. Vừa dứt khẩu lệnh, 10 phát nổ đều trong giây lát, toàn bộ mục tiêu đồng loạt đổ gục, không sót cái nào. Kết quả thiện xạ ấy làm cho khách tham quan rất hứng thú; một sĩ quan Nga đề nghị hai bên cùng thi biểu diễn bắn bia tại hiện trường. Thế là, mỗi bên chọn ra một nhóm để thi tài. Kết quả là phía Trung Quốc chiếm ưu thế rõ ràng. Một sĩ quan phía Nga tỏ ra chưa thật khâm phục, bởi vì anh ta bắn ra một loạt đạn, lại có một phát không trúng. Anh ta đích thân đến nơi cấp đạn, tự tiện lấy đạn muốn bắn lại một lần nữa. Một sĩ quan Trung Quốc cười và nói với anh ta là “Theo những qui định của quân đội chúng tôi, tự mình lấy đạn là vi phạm nội qui trường bắn, phải huỷ bỏ thành tích; nhưng đối với khách lạ từ xa đến, chúng tôi rất ưu ái thành tích của bạn vẫn có hiệu quả”.

Câu nói thâm thúy ấy khiến mọi người đều cười.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:28:48 pm »


Chương 16
TƯ DUY “CHIẾN TRANH LẠNH”, LÔ GÍCH BÁ QUYỀN.
ĐẠN CŨ CỦA OASINHTƠN THAY THUỐC MỚI “YANG CHILAO” QUAY HỌNG SÚNG



PHẦN 1
QUAN HỆ TRUNG-MỸ LẠI LÂM VÀO TÌNH TRẠNG BẾ TẮC



Chính phủ Mỹ trừng phạt Trung Quốc

Sau cuộc sóng gió xuân hè năm 1989 tại Bắc Kinh, Mỹ thi hành chính sách trừng phạt đối với Trung Quốc.

Ngày 5-6 Tổng thống Bút trong bài nói chuyện về tình hình Trung Quốc, tuyên bố những biện pháp trừng phạt như sau:

1- Tạm ngừng việc bán các loại vũ khí và xuất khẩu thương mại giữa Chính phủ với Chính phủ.

2- Tạm ngừng việc thăm viếng lẫn nhau của những người lãnh đạo quân sự giữa nước Mỹ và Trung Quốc.

3- Đối với yêu cầu kéo dài thời gian, lưu học tập tại Mỹ của sinh viên Trung Quốc cho được suy nghĩ thỏa thuận.

Ngày 20-6 Tổng thống Bút chỉ thị cho Chính phủ Mỹ thi hành những biện pháp như sau:

1. Tạm ngừng việc thăm viếng lẫn nhau với tất cả mọi quan chức cao cấp Chính phủ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

2. Mỹ sẽ ra sức trì hoãn đắn đo việc cơ quan tiền tệ quốc tế cung cấp cho Trung Quốc những khoản vay mới.

Chẳng bao lâu, Quốc hội Mỹ chuẩn bị và thông qua văn kiện xét lại chính sách trừng phạt Trung Quốc. Tổng thống Bút đã tranh luận và thoả hiệp với Quốc hội: ngày 16-2-1990 đã ký “pháp lệnh uỷ quyền quan hệ ngoại giao năm tài chính 1990 và 1991” bao hàm cả việc xét lại chính sách trừng phạt Trung Quốc. Pháp lệnh này một mặt qui định biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc trên phương diện pháp luật, để cuối cùng xóa bỏ một số phương sách làm tăng thêm khó khăn; mặt khác để cho Tổng thống được quyền xử trí linh hoạt, như là có thể báo cáo với Quốc hội nói rõ những tiến triển về cải cách chính trị Trung Quốc, hoặc vượt trên yêu cầu lợi ích nước Mỹ, có thể bớt bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách trừng phạt đối với Trung Quốc.

Phương án xét lại của Quốc hội Mỹ đối với sự trừng nhạt kinh tế Trung Quốc bao gồm 7 nội dung sau đây:

1. “Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại” cần tiếp tục ngừng đầu tư bảo hiểm hoặc trợ giúp vốn đối với Trung Quốc.

2. Trung ương Đảng cần đình chỉ nguồn vốn được cung cấp theo “Luật ngoại viện” dùng vào các hoạt động của “Phòng phát triển mậu dịch” có liên quan tới Trung Quốc.

3. Tiếp tục ngừng việc xuất khẩu vũ khí đạn dược sang Trung Quốc, bao gồm cả máy bay trực thăng và các linh kiện.

Các khoản cũ hạn chế sử dụng vào cả hệ thống và từng bộ phận, đặc biệt là thiết kế sản xuất hàng dân dụng, và chỉ được sử dụng vào hệ thống hoặc bộ phận sản phẩm phục vụ quốc phòng có khống chế xuất khẩu đến một quốc gia nhất định.

4. Ngừng xuất khẩu trang bị cảnh sát đối với Trung Quốc.

5. Tiếp tục đình chỉ việc cung cấp hỏa tiễn phóng vệ tinh do Mỹ chế tạo.

6. Ngừng hoạt động hợp tác năng lượng hạt nhân Trung-Mỹ.

7. “Ba tum” hạn chế xuất khẩu:

(1) Tổng thống cần đàm phán với các nước thành viên “Ba tum” để thực hiện đa phương ngừng mở rộng giới hạn xuất khẩu đối với Trung Quốc.

(2) Trong vòng 6 tháng kể từ ngày lệnh này được công bố, Tổng thống phản đối bất cứ cách làm mở rộng giới hạn xuất khẩu nào của “Ba tum” đối với Trung Quốc.

Ngày 30-11-1989 Tổng thống Bút quyết định thêm một loạt biện pháp sau đây:

1. Những người lưu học của Trung Quốc xóa bỏ mọi ký kết trao đổi nghiên cứu học tập phải trở về nước phục vụ hai năm.

2. Đối với những cá nhân cư trú hợp pháp trên đất Mỹ từ ngày 5-6-1989 được bảo đảm tiếp tục hưởng quyền cư trú hợp pháp.

3. Đối với công dân đã ở tại nước Mỹ từ ngày 5-6-1989 có quyền làm việc tại Mỹ.

4. Đối với những người di cư bất hợp pháp đã hết hạn có đề nghị kéo dài thời gian, chỉ cần thông báo thời hạn đã hết mà không thực thi trục xuất.

Ngày 6-4-1990, Tổng thống Bút lại chính thức công bố mệnh lệnh hành chính qui định rõ như sau:

- 1. Những học sinh Trung Quốc ở tại Mỹ từ ngày 5-6-1989 có thể kéo dài thời gian xuất cảnh đến ngày 5-6-1994.

- 2. Miễn trừ qui định có liên quan, để cho những học sinh Trung Quốc có hộ chiếu quá hạn hoặc bị hủy bỏ có thể thay đổi tư cách pháp nhân.

- 3. Tiếp tục chấp hành biện pháp hành chính đã được thực thi từ ngày 30-11-1989.

Ngày 16-6-1991 với lý do là công ty Trường Thành và công ty xuất nhập khẩu máy móc tinh vi của Trung Quốc tham gia hoạt động nghiên cứu đạn đạo và phổ biến kỹ thuật đạn đạo, Mỹ tuyên bố thi hành 3 biện pháp trừng trị Trung Quốc.

1. Hạn chế bán cho công ty máy móc tinh vi và công ty Trường Thành của Trung Quốc bất kỳ sản phẩm gì có liên quan với đạn đạo;

2. Hạn chế xuất khẩu cho Trung Quốc trạm công tác máy tính cao tốc;

3. Tạm ngừng xuất khẩu vệ tinh hoặc linh kiện vệ tinh cho Trung Quốc (kể cả tên lửa Trung Quốc phóng vệ tinh của Mỹ).

Sau cuộc sóng gió chính trị giữa xuân hè năm 1989 ở Bắc Kinh quan hệ Trung-Mỹ gặp những khó khăn nghiêm trọng. Bắt đầu từ cuối năm 1990 mới từng bước được phục hồi và cải thiện.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:30:41 pm »


Thời cơ mới của quan hệ Trung-Mỹ

Ngày 2-5-1990, trong khi trả lời phỏng vấn của Babala Uôntơ người phụ trách chương trình phát thanh truyền hình Mỹ, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân chỉ rõ: “Chính sách trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc trước hết là không sáng suốt bởi vì quan hệ giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, mậu dịch, kỹ thuật, văn hóa... phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Về lâu dài mà nói, những trừng phạt Trung Quốc không chỉ là Trung Quốc tổn thất, đối với lợi ích của Mỹ cũng có tổn thất. Do đó hy vọng Chính phủ Mỹ thực hành những biện pháp sáng suốt hơn; chúng ta cùng cố gắng, phát triển tốt đẹp hơn quan hệ giao lưu kinh tế văn hóa giữa hai nước chúng ta”. Ngày 11-6 năm ấy, trong thư trả lời 9 sinh viên trường Đại học Tổng hợp ở Califoócnia, khi đề cập tới quan hệ Trung-Mỹ Tổng Bí thư Giang Trạch Dân nói: “Quan hệ Trung-Mỹ sau bao năm ngăn cách do con người gây nên được khôi phục và phát triển, không phải vì quan niệm giá trị song phương tương đồng, mà là vì có lợi ích chung to lớn. Một là, phát triển quan hệ hai nước Trung-Mỹ, là nhu cầu gìn giữ hòa bình thế giới và đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hai là, Mỹ là nước phát triển mạnh nhất, Trung Quốc là nước lớn nhất đang phát triển, phát triển mậu dịch kinh tế, hai nước đều có lợi, hơn nữa còn có lợi cho việc cải thiện quan hệ Nam Bắc và thúc đẩy kinh tế quốc tế phồn vinh. Ba là, nhân dân hai nước Trung-Mỹ đã có lịch sử quan hệ hữu hảo với nhau lâu dài, và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị; mặc dù thế giới có những biến đổi lớn lao, nhưng lợi ích chung giữa hai nước Trung-Mỹ vẫn luôn luôn tồn tại. Những người có hiểu biết đều sáng suốt nhận thức rằng, lợi ích chung tồn tại giữa chúng ta còn quan trọng hơn nhiều so với sự khác biệt về quan niệm giá trị”. Ngày 13-11 năm ấy Thủ tướng Lý Bằng hội kiến với đoàn đại biểu nghị sĩ Hạ viện Quốc hội Mỹ do nghị sĩ Mai Kơrau Kesila dẫn đầu, khi nói tới quan hệ Trung-Mỹ, đã nói rõ chế độ xã hội, truyền thống văn hóa hai nước Trung- Mỹ khác nhau, nhưng điều đó không hề ảnh hưởng tới sự phát triển quan hệ hai nước trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hoà bình.

Tháng 7 và tháng 12-1989 Tổng thống Bút đã cử đặc phái viên Tổng Skaucôlufutơ hai lần sang thăm Trung Quốc.

Từ ngày 30-11 đến 1-12-1990, Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham nhận lời mời của Quốc vụ khanh Mỹ Bâycơ đi thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm lần này là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Trung-Mỹ. Đó là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của quan chức cấp cao Trung Quốc kể từ tháng 6-1989 đến nay. Trong thời gian sang thăm Mỹ Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham đã hội kiến với Tổng thống Bút, Quốc vụ khanh Bâycơ, Bộ trưởng Thương vụ Mosibakơ và nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ. Hai bên cho rằng, Trung-Mỹ có lợi ích chung về nhiều mặt, gần đây quan hệ hai nước đã có nhiều cải thiện: Hai bên biểu thị sẽ cùng cố gắng thúc đẩy sự khôi phục và phát triển quan hệ Trung-Mỹ. Cuối năm 1990 và năm 1991, Phó Quốc vụ khanh Mỹ Chimitơ, Basialomu và các trợ lý Quốc vụ khanh XieFutơ, Solomen lần lượt sang thăm Trung Quốc. Năm 1990 và 1991 Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham nhiều lần hội đàm với Quốc vụ khanh Bâycơ ở Pari, Cairô và Niu Oóc

Từ ngày 15 đến ngày 11-11-1991, Quốc vụ khanh Bâycơ chính thức đi thăm Trung Quốc. Hai bên Trung - Mỹ đã đạt được hiệp nghị hoặc hiểu rõ về nhiều vấn đề. Cuộc hành trình tới Bắc Kinh của Quốc vụ khanh Bâycơ được thế giới quan tâm theo dõi, ngoài những ấn tượng sâu sắc đối với người lãnh đạo Trung Quốc ra, bao dư vị cảm quan còn để lại chính là niềm tâm sự giãi bày tại nhà khách quốc gia Đài câu cá.

- Một khách sạn thần bí và đặc thù trên thế giới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:33:26 pm »


PHẦN 2
“SỰ KIỆN LẠC ĐẠN PAKIXTAN”


Mỹ tự ý đơn phương trừng phạt Trung Quốc
 
Tháng 8-1993 Chính phủ Clintơn đơn phương chỉ trích Trung Quốc “vi phạm chế độ khống chế kỹ thuật đạn đạo, bán “kỹ thuật linh kiện đạn đạo M-1I” cho Pakixtan. Họ bất chấp sự phản đối của Chính phủ Trung Quốc và Pakixtan, gây thêm trở lực cho quan hệ Trung-Mỹ.

Cái gọi là “sự kiện lạc đạn Pakixtan” xuất phát từ cơ quan tình báo, Mỹ vu khống Trung Quốc “vi phạm” hiệp nghị theo sự tiết lộ của những nhân vật thông thạo tin tức của Mỹ, thì tiêu điểm tranh luận là ở tầm bay của đạn đạo M-11, phía Mỹ cho rằng tầm bay của loại đạn đạo này vượt quá 300 km. Phía Pakixtan thì nói, loại mua từ Trung Quốc là “đạn đạo tầm ngắn”, không hề vi phạm hiệp nghị hữu quan. Trung Quốc và Pakixtan cực lực phản đối sự trừng phạt của Mỹ.

Nhưng cách làm của Oasinhtơn lại một lần nữa bày tỏ trước mọi người: Phía Mỹ tự ý đơn phương hành động trong những vấn đề có tính tranh luận, tùy tiện áp đặt trừng phạt đối phương theo ý của mình, đã biểu hiện đầy đủ phong thái của chủ nghĩa bá quyền. Từ sự kiện ấy, mọi người có thể dự báo rằng, trong những vấn đề mang tính chất tranh luận khác, Mỹ sẽ còn tiếp tục múa may chiếc gậy cường quyền, lấn át Bắc Kinh, làm cho quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng.



Quan hệ mậu dịch kinh tế song phương gặp cơ may

Nội lực Trung Quốc ở những năm 90 không thể so sánh được với thập kỷ 50, 60, đặc biệt là thành tựu về kinh tế 10 năm gần đây. Không phải chỉ mọi người đều thấy rõ mà ngay cả các nhân sĩ Mỹ cũng đều kinh ngạc. Dựa vào phương châm tài chính ngoại giao “an toàn kinh tế” mà Clintơn nhấn mạnh, nước Mỹ không dễ từ bỏ thị trường Trung Quốc có tiềm năng to lớn, để mở đường ra cho hàng hóa của Mỹ. Đồng thời, những người quyết sách của nước Mỹ cũng dự báo được sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc sẽ làm thay đổi tính chất xã hội Trung Quốc. Với sự suy nghĩ về hai nhân tố ấy, Mỹ không thể tự cắt đứt quan hệ mậu dịch kinh tế với Trung Quốc. Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu mà Chính phủ Clintơn không xóa bỏ sự ưu đãi đối với Trung Quốc từ tháng 6-1993.



Mỹ không muốn dao dộng cơ sở mậu dịch kinh tế

Hành động trừng phạt lần này của Chính phủ Clintơn, nhìn qua ngạch mậu dịch hai nước, sự ảnh hưởng chỉ chiếm khoảng 5% tổng ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc hàng năm của Mỹ, còn toàn bộ giới hạn tầng diện các sản phẩm khoa học kỹ thuật cao cấp như vệ tinh, thông tin, điện tử thì cơ sở quan hệ mậu dịch kinh tế Trung-Mỹ không hề dao động cho nên quan chức trong Chính phủ gọi là trừng phạt “không mãnh liệt”. Cử chỉ ấy chứng tỏ Oasinhtơn không muốn phá vỡ quan hệ mậu dịch kinh tế Trung-Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ, được các xí nghiệp của Mỹ gửi gắm vào đó bao nhiêu khát vọng, bởi vì quan hệ ấy phù hợp với lợi ích trước mắt và lâu dài của Mỹ. Đặc biệt là Chính phủ chọn thời gian Quốc hội Mỹ nghỉ để tuyên bố quyết định này, ngoài sự cố gắng nhẫn nại ra, còn có ý vị để cho Chính phủ Clintơn tự mình tìm cách “xuống thang”; vì Chính phủ đã sớm công bố trước Quốc hội, hơn nữa trước 3 tháng đã nêu ra cái gọi là chứng cứ, chỉ trích Bắc Kinh “vi phạm” hiệp nghị hữu quan.



Mũi tên nhằm vào Hàng không và Quốc phòng Trung Quốc

Mức độ trừng phạt của Mỹ, những người có tri thức đều hiểu được rằng là nhằm vào công nghiệp hàng không và công nghiệp Quốc phòng. Trong vòng 2 năm, Trung Quốc không mua được vệ tinh của Mỹ, cũng không thể thay nước ngoài phóng vệ tinh nhân tạo chế tạo bằng kỹ thuật của Mỹ, ngoài ra các thứ thiết bị điện tử tinh vi khác của Mỹ có thể dùng trong quân sự cũng bị cấm xuất khẩu cho Trung Quốc.

Tại sao mục tiêu cấm vận của Mỹ lại nhằm vào công nghiệp hàng không Trung Quốc?

Bởi vì Mỹ cho rằng, công nghiệp hàng không Trung Quốc phát triển rất nhanh. Hai năm gần đây càng tranh thủ giao dịch buôn bán vệ tinh phi quân sự do Mỹ chế tạo, mà xu hướng này trong các nước - ngoài Mỹ ra, ngày một rõ ràng. Ngoài việc giao dịch buôn bán ra, công nghiệp hàng không và công nghiệp quốc phòng hiện đại có quan hệ rất chặt chẽ. Bất kỳ sự việc nào có lợi cho Trung Quốc phát triển hệ thống quốc phòng mũi nhọn, Mỹ đều cực lực phản đối. Nghe nói, nhiều cơ quan phía Mỹ đã từng nêu vấn đề “trừng phạt Trung Quốc như thế nào”, vấn đề ấy đã được nghiên cứu một thời gian; ngày 24-8, Quốc vụ viện vẫn còn họp bàn.



Hết sức phòng ngừa Trung Quốc về mặt quân sự

Những trở ngại trong quan hệ Trung-Mỹ, có một số vấn đề xuất phát từ sự không tín nhiệm lẫn nhau, nhưng cũng có những vấn đề lại có liên quan đến sự tín nhiệm. Mỹ xưa nay vẫn dựa vào lợi ích chiến lược thực tế để chế định ra chính sách ngoại giao, đặc biệt là quân sự, có thể nói là vô đạo đức, đạo lý hoặc tín nhiệm.

Sau khi Liên Xô giải thể, Mỹ tuy muốn phát triển quan hệ mậu dịch kinh tế với Trung Quốc, là dựa vào yêu cầu lợi ích quốc gia, nhưng đồng thời cũng giả vờ coi Trung Quốc là “kẻ thù”, ít nhất cũng là một “kẻ thù tiềm ẩn”. Nhiều nhân sĩ chính giới học thuật đều cho rằng trong dự kiến tương lai, ở châu Á chỉ có Trung Quốc mới có thể trở thành nước quân sự lớn tầm cỡ thế giới, có tiềm lực gây chiến với Mỹ. Không phải chỉ chính khách bảo thủ “phái diều hâu” có cách nghĩ như vậy, mà ngay cả đến những học giả “phái tự do” và dư luận cũng đều chủ trương đề phòng Trung Quốc. Họ thường xuyên tuyên bố, chỉ trích Trung Quốc “bành trướng ra ngoài”.



Nguyên nhân chính của sự không ổn định trong quan hệ Mỹ-Trung

Mặc dù Chính phủ Trung Quốc luôn luôn phủ nhận có ý đồ bành trướng ra ngoài, nhưng phương châm ngoại giao của Mỹ không bao giờ tin vào sự giải thích và đáp ứng, mà chỉ chủ quan coi nội lực, điều kiện, thay đổi khách quan, chiến lược ngoại biên và chế độ xã hội của Trung Quốc làm nhân tố suy nghĩ chủ yếu. Tổng những nhân tố ấy bất luận là phái bảo thủ hay phái tự do đều tự nhận có đầy đủ lý do, thậm chí tìm ra được cái gọi là chứng cứ, để quyết đoán Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc quân sự. Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa bá quyền, bất cứ một cường quốc quân sự nào độc lập tự chủ mà không phù hợp với lợi ích của Mỹ, đều trở thành đối tượng chèn ép.

Những năm 90 chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc rõ ràng là tự mâu thuẫn:

Một mặt đòi hỏi phát triển quan hệ mậu dịch kinh tế Mỹ-Trung, nhưng một mặt khác lại không ngừng muốn phòng ngừa sự vươn lên của sức mạnh Trung Quốc. Cách trừng phạt Trung Quốc lần này của Chính phủ Clintơn, chẳng qua chỉ là một tiền lệ mới nhất của chính sách mâu thuẫn ấy. Mọi người có đủ lý do tin chắc rằng chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, có thể trong một thời gian dài còn bị mắc trong mâu thuẫn, từ đó làm cho quan hệ Mỹ-Trung không ổn định.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:36:22 pm »


PHẦN 3
ĐẦU ĐUÔI SỰ KIỆN TÀU “NGÂN HÀ”


Sự kiện tàu chở hàng

Ngày 4-9-1993, tại cảng Đaman Ảrập Xêút, các thành viên tổ kiểm tra của Trung Quốc, Ảrập Xêút và chuyên gia Mỹ với tư cách cố vấn kỹ thuật phía Ảrập tham gia kiểm tra tàu chở hàng “Ngân Hà” của Trung Quốc, qua 10 ngày làm việc vất vả, đã hoàn thành công việc kiểm tra toàn bộ hàng hóa trên tàu “Ngân Hà”, tổ trưởng kiểm tra của Trung Quốc Sa Tổ Khanh, đại diện Ảrập Xêút Abudula và cố vấn kỹ thuật Mỹ Maikiuen thay mặt Chính phủ nước mình, vẫn mang tâm trạng hoàn toàn khác nhau, ký tên vào biên bản kết quả kiểm tra cuối cùng. Trong biên bản báo cáo kiểm tra có ghi: “Thông qua việc kiểm tra triệt để toàn bộ các kiện hàng trên tàu “Ngân Hà”, kết quả cho biết trên tàu không chở hóa chất.

Chính phủ Mỹ hứa sẽ thông báo kết quả kiểm tra kể trên đến chính phủ các nước có cảng mà tàu “Ngân Hà” Trung Quốc sẽ cập bến và cố gắng bảo đảm cho tàu “Ngân Hà” ra vào các cảng hữu quan bốc dỡ hàng hóa.

Đến đây thì chân tướng của sự kiện gọi là tàu chở hàng “Ngân Hà” chuyên chở chất liệu vũ khí hóa học nguy hiểm đến Iran cuối cùng đã sáng tỏ.

Ngày 23-7, quan chức sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đột nhiên hẹn gặp quan chức Vụ quốc tế Bộ Ngoại giao TrungQuốc và tuyên bố phía Mỹ nhận được tin tức tình báo xác thực, ngày 15-7 tầu “Ngân Hà” Trung Quốc xuất phát từ cảng Đại Liên chở chất liệu vũ khí hóa học đang chạy về cảng A.Bas của Iran. Chính phủ Mỹ yêu cầu Chính phủ Trung Quốc sử dụng ngay mọi biện pháp đình chỉ hoạt động xuất khẩu này, nếu không Mỹ sẽ trừng trị Trung Quốc theo pháp luật của mình. Ngày 3-8 trong lần gặp gỡ mới với Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phía Mỹ đã coi thường nguyên tắc cơ bản là không được xâm phạm quốc gia có chủ quyền, không được can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, yêu cầu Chính phủ Trung Quốc ra lệnh cho tàu “Ngân Hà” phải quay về điểm xuất phát; hoặc để người Mỹ lên tàu kiểm tra hàng hóa, để xác minh trên tàu có chở chất liệu hóa học nói trên không hoặc dừng tầu ngay tức khắc tại một địa điểm bất kỳ.

Trên thực tế, bắt đầu từ ngày 1-8, hai quân hạm của Mỹ đã bắt đầu bám sát tàu “Ngân Hà” khoảng 2 hải lý, máy bay Mỹ cũng liên tục tiến hành trinh sát chụp ảnh trên bầu trời tàu “Ngân Hà”. Hành vi quấy nhiễu của máy bay và tàu chiến Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành trình của tàu “Ngân Hà”. Ngày 3-8, tàu “Ngân Hà” buộc phải ngừng chạy, thả neo tại vùng biển quốc tế cách eo biển Hoóc Mốt 10 hải lý.

Đồng thời, Mỹ đã phát tán tin tức “tình báo” rùng rợn nói trên đến các nước vùng Vịnh. Môi giới tin tức phương Tây cũng tô vẽ thêm đối với những “phát hiện” của Mỹ bắt đầu nói tàu “Ngân Hà” vận chuyển hóa chất nhạy cảm, lại nói thêm là chứa đầy vũ khí hóa học, thậm chí có cả vũ khí hạt nhân. “Ngân Hà” hình như trở thành một con tầu “dịch bệnh”.



Phía Mỹ vững tin “tình báo xác thực”

Người Mỹ nói rằng “tình báo” của họ “hoàn toàn chính xác”. Mặc dù phía Trung Quốc có qui định nghiêm cấm, hạn chế loại hoá chất này, song không bao giờ sơ suất, vội vàng phủ nhận, mà giữ thái độ đối xử nghiêm túc. Đối với tàu hàng “Ngân Hà” và hàng hóa vận chuyển, các ngành hữu quan của Trung Quốc đã tiến hành điều tra tích cực, cẩn thận và toàn diện, xác minh chi tiết về con tàu này.

Kết quả điều tra chứng minh rằng, cái gọi là “tình báo” của Mỹ trăm đường sơ hở. Đầu tiên nói tàu “Ngân Hà” là tàu đóng hàng trên tuyến Trung-Đông của Công ty Vận chuyển viễn dương Quảng Châu Trung Quốc; tuyến cố định là cảng Thiên Tân - Thượng Hải - Hương Cảng - Sinhgapo - Giacácta - Đibai - Đaman - Côoét. Ngày 7-7, tàu này xuất phát từ Thiên Tân đến Thượng Hải, ngày 12 rời Thượng Hải đi Hương Cảng, định đến ngày 3-8 sau khi vào cảng Xanhgapo và Giacácta thì đến Đibai. Từ đó thấy rõ, tàu này không thể khởi hành từ cảng Đại Liên được, cũng không có kế hoạch đến bất cứ cảng nào của Iran. Mỹ nói mục đích của tàu “Ngân Hà” là cảng Abasi của Iran, nhưng cảng này căn bản không có bến đóng hàng, tàu “Ngân Hà” đến đó làm gì? Lại nói đến hàng: qua các ngành, đối chiếu cẩn thận chứng từ hóa đơn hàng hóa trên tàu, và kiểm tra thực tế với chủ hàng, tầu .”Ngân Hà” đúng là có chở hàng hóa đến Iran, tất cả là 30 kiện hòm. Chủ yếu là những văn phòng phẩm, tiểu ngũ kim, linh kiện cơ giới và thuốc nhuộm. Những hàng hóa này và 80% hàng khác trên tàu “Ngân Hà” theọ kế hoạch sẽ được vận chuyển sau khi bốc dỡ tại cảng Đibai ở tiểu vương quốc Ảrập. Còn hai loại hóa chất mà phía Mỹ nói có chứa trên tàu này, là không có. Lực lượng tình báo của Mỹ rất mạnh, nghe nói có thể “phát hiện được cả sợi lông tơ”. Song, cái gọi là “tình báo xác thực” xoay quanh tàu “Ngân Hà” cuồi cùng lại tan nát như vậy đó. Những người quyết sách của nước Mỹ vẫn tin tưởng chắc chắn, thực tế khiến mọi người kinh ngạc.

Còn về hai loại hóa chất...

Theo các chuyên gia hóa học cho biết một chất là thể lỏng trong suốt không màu, chủ yếu dùng để chế thuốc chống thối rữa, thuốc sát trùng, thuốc trừ cỏ và thuốc nhuộm dệt may, còn có thể dùng chế tạo mực bút bi. Một chất là dung dịch không màu hoặc vàng nhạt, phần lớn dùng để chế tạo các loại hợp chất hữu cơ, thuốc nhuộm, thuốc nông nghiệp và thuốc chữa bệnh, cũng đã có quốc gia dùng hai loại hoá chất này vào mục đích quân sự, như chế tạo ra hơi cay, vũ khí hoá học. Trong “công ước cấm vũ khí hoá học” được ký kết tháng 1 năm 1993 có qui định: đối với việc chuyển nhượng hai loại hóa chất này phải được khống chế. Theo những người phụ trách các ngành hữu quan của Trung Quốc cho biết, Chính phủ Trung Quốc ngay từ năm 1990 đã chế định những biện pháp cấm và hạn chế nó. Do vậy, khối lượng lớn hai hóa chất này căn bản không thể xuất hiện trên tàu hàng “Ngân Hà”.

Mấy lần gặp gỡ vào cảng chờ đợi kiểm tra.

Ngày 4-8 Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cho Mỹ biết về kết quả điều tra của phía Trung Quốc, chỉ rõ những sai lầm nghiêm trọng của cái gọi là “tình báo” phía Mỹ, đề nghị Mỹ trao đổi nghiêm chỉnh, và nói rõ, Trung Quốc luôn luôn giữ thái độ thận trọng và có trách nhiệm đối với việc xuất khẩu hóa chất, chế độ khống chế xuất khẩu vô cùng nghiêm ngặt, không bao giờ xuất khẩu hóa chất và kỹ thuật thiết bị chế tạo vũ khí làm mục đích. Mỹ vô cớ nói tàu “Ngân Hà” Trung Quốc xuất khẩu hai loại nguyên liệu vũ khí hóa học sang Iran, và tuỳ ý quấy nhiễu hành trình thương nghiệp bình thường của tàu ấy, là vô đạo lý. Trong khi gặp gỡ, phía Trung Quốc yêu cầu phía Mỹ thực hiện ngay mọi biện pháp, đình chỉ mọi hoạt động cản trở hoặc gây rối, bảo đảm cho tàu “Ngân Hà” vào các cảng hữu quan bốc dỡ hàng hóa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:36:59 pm »


Nhưng, tình báo của Mỹ và cách làm của chủ nghĩa bá quyền đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tàu “Ngân Hà” gặp khó khăn trên biển quốc tế vùng Vịnh, trên tàu lúc này bắt đầu thiếu dầu thiếu nước cần được cung cấp. Tối ngày 4-8 qua sự sắp xếp trao đổi giữa các bên, đương cục hữu quan Ảrập Xêút giúp đỡ tận tình, cho một tàu kéo áp sát tàu “Ngân Hà” cung cấp nhiên liệu và nước ngọt chừng 30 tấn. Nhưng chính ngay thời điểm này, phía Mỹ lại nói là tàu của Iran chạy thẳng áp sát tàu “Ngân Hà”, lại còn cảnh cáo tàu “Ngân Hà” không được chạy vào cảng Iran.

Do Mỹ gây trở ngại nhiều mặt, vấn đề tàu “Ngân Hà” được phép vào cảng hữu quan bốc dỡ hàng vẫn không được giải quyết. Ngày 7-8, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Hoa Tôn thừa lệnh khẩn cấp triệu kiến Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cực lực phản đối hành vi bá quyền của Mỹ đối với tàu “Ngân Hà”. Tần Hoa Tôn nhấn mạnh: trong quan hệ quốc gia, đối xử với một quốc gia khác bằng hành động gọi là tình báo không cần thiết, là vi phạm nguyên tắc quốc tế và công pháp quốc tế. Hành động của Mỹ đã vô cớ làm tổn thương đến thể diện quốc tế của Trung Quốc, quấy rối giao thông vận hành đường biển của tầu bè Trung Quốc, phá vỡ quan hệ và trao đổi mậu dịch bình thường giữa các quốc gia có chủ quyền, gây cho Trung quốc nhiều thiệt hại nặng nề về kinh tế, uy hiếp nghiêm trọng sự an toàn về người và tầu thuyền phía Trung Quốc, đẩy quan hệ Trung-Mỹ lùi vào bóng tối. Phía Trung Quốc yêu cầu phía Mỹ cấp bách thi hành mọi biện pháp nhằm bảo đảm cho tàu “Ngân Hà” cập bến, bốc dỡ hàng hóa theo kế hoạch được thuận lợi, yêu cầu phía Mỹ phải chịu trách nhiệm và bồi thường về mọi tổn thất và hậu quả của cách làm vô lý trên gây nên; bảo đảm từ nay về sau không bao giờ quấy nhiễu vận hành đường biển và hoạt động thương nghiệp bình thường của tầu thuyền Trung Quốc.

Trong tình thế Trung Quốc nhiều lần đề nghị gặp gỡ nghiêm chỉnh, phía Mỹ vẫn ngoan cố không chịu từ bỏ cái gọi là “tình báo” của họ. Ngày 12-8, một quan chức cao cấp của Mỹ vẫn tuyên bố. “Chúng tôi có đủ tin tức tình báo đáng tin cậy để chứng minh trên tàu “Ngân Hà” có chở vũ khí hóa học. Chúng tôi quyết tâm kiểm tra tàu đó”.

Dùng sự thật để vạch trần chân tướng, nhanh chóng giải quyết những vấn đề trở ngại, tránh cho Trung Quốc và các chủ hàng chịu tổn thất nghiêm trọng, để các nhân viên thủy thủ bớt gặp khó khăn, ngày 4-8 Trung Quốc đã đề xuất với phía Mỹ, nước thứ 3 cùng với Trung Quốc tiến hành kiểm tra hàng hóa có liên quan trên tàu “Ngân Hà”. Với sự cố gắng của các bên, Chính phủ vương quốc Ảrập Xêút tỏ rõ ý nguyện chấp nhận cho tàu hàng “Ngân Hà” vào cảng Đaman, do nhóm kiểm tra của Trung Quốc cùng dại diện Ảrập Xêút tiến hành công việc kiểm tra phía Mỹ sẽ cử chuyên gia làm cố vấn kỹ thuật cho phía Ảrập Xêút cùng tham dự. Ngày 25-8 tàu “Ngân Hà” sau 22 ngày lênh đênh trên biển quốc tế, cuối cùng đã vào cảng Đaman của Ảrập Xêút chờ đợi kiểm tra.



Quá trình kiểm nghiệm đầy sóng gió

Ngày 26-8, nhân viên kiểm tra 3 phía Ảrập Xêút, Trung Quốc và Mỹ lần lượt tới căn cứ hải quân Trukele phụ cận cảng Đaman, dưới sự chủ trì của chuẩn tướng Ibulaxin tư lệnh căn cứ hải quân Trukele, đại diện nước chủ nhà Xút. 3 nước đã đạt được hiệp nghị: thẩm tra chứng từ vận chuyển hàng hóa của tàu “Ngân Hà”, tìm ra hàng hóa chuyển đến Iran, kiểm tra bề ngoài; với những hòm kiện khả nghi, có thể mở ra xem xét; sau khi kiểm tra xong cả 3 phía Ảrập Xêút, Trung Quốc, Mỹ đều ký tên vào biên bản, và công bố trước thế giới.

8 giờ sáng ngày 28, đại biểu 3 phía đều ra bến cảng. Chừng 10 giờ, trời nắng, bắt đầu kiểm tra, nhân viên của Mỹ bao nhiêu năm nay lần đầu tiên có dịp kiểm tra tầu bè Trung Quốc, anh thì mặc áo màu vàng sa mạc, anh thì đeo mặt nạ phòng độc, tay xách dụng cụ thí nghiệm, hình như là sắp chứng minh được tin tức “tình báo” của họ. Sau khi mở kiện hàng thứ nhất chuyển đi Iran, trước mặt mọi người là hàng dẫy thùng sơn đen gắn chì. Người Mỹ vui mừng như bắt được vàng. Nhưng sau khi mở ra thì trong là thuốc nhuộm 6 màu. Sau đó lại mở tiếp 23 kiện hàng chuyển đến Iran, bên trong quả là văn phòng phẩm, tiểu ngũ kim và linh kiện máy móc mà người Trung Quốc đã nói với họ ở Bắc Kinh, riêng chỉ có loại hóa chất phía Mỹ cần tìm là không có.

Kết quả kiểm tra ấy hiển nhiên không phải là mong muốn của phía Mỹ. Nhìn kết quả ngay trước mặt, chuyên gia Mỹ không biết làm thế nào để chứng minh độ chính xác tình báo của mình, họ đề nghị mở rộng phạm vi kiểm tra. Với 6 kiện hàng chuyển từ Hương Cảng đi Iran được mở ra xem xét, nhân viên kiểm tra của Mỹ với tư cách là cố vấn kỹ thuật Iran bỏ qua tư cách của mình, đích thân nghiêng hòm bật tủ, kết quả thu được vẫn là số không. Lúc này phía Mỹ lại yêu cầu mở 19 kiện hàng hóa mà Trung Quốc chuyển đi nước khác ngoài Iran, kết quả vẫn như vậy. Về sau phía Mỹ chỉ còn thấy có loại hàng thể lỏng, cũng không bỏ qua, tất cả đều đem hoá nghiệm phân tích. Để tỏ ra coi trọng hóa nghiệm, tất cả thuốc hóa nghiệm đều từ quân hạm của Mỹ chuyển sang. Song, kết quả kiểm nghiệm càng làm cho người Mỹ khó chịu. Có người nói đùa rằng, nếu trên thuyền có chở cocacola, chắc là, người Mỹ cũng cho hóa nghiệm.

Số mục hòm kiện bị bật mở không ngừng tăng lên, nhưng những thứ người Mỹ cần tìm vẫn vô tăm vô tích. Song họ vẫn chưa cam chịu, càng không chịu tiếp thu sự thật, cuối cùng họ xé bỏ hiệp nghị 3 bên đã ký, vô lý đề xuất yêu cầu kiểm tra toàn bộ hàng hóa trên tàu, bao gồm cả hàng hóa từ nước thứ 3 cũng phải mở hòm xem xét.

Tổ kiểm tra của Trung Quốc yêu cầu phía Mỹ nêu rõ lý do chính đáng của việc mở rộng phạm vi kiểm tra. Ngoài việc lặp đi lặp lại “Oasinhtơn tin chắc là trên thuyền có chở hai loại hóa chất ấy”, phía Mỹ không đưa ra được bất cứ một bằng chứng nào. Người phụ trách phía Mỹ cuối cùng nói “thẳng thắn” rằng, Oasinhtơn mặc dù không nêu được chứng cứ, cũng phải hoài nghi hàng hóa chuyên chở quá cảnh trên tàu “Ngân Hà”, kể cả hàng hóa của nước thứ 3 chuyên chở như Nhật Bản, Xinhgapo, lại còn nói thêm, nếu không cho phía Mỹ kiểm tra toàn bộ hàng hóa thì Mỹ sẽ không thừa nhận kết quả kiểm tra cuối cùng.

Ngày 1-9, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẩn cấp triệu kiến quan chức sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, yêu cầu gặp gỡ trao đổi về những hành vi phản bội lời hứa vứt bỏ tín nghĩa của Mỹ biểu thị rõ lập trường phản đối phía Mỹ đụng chạm tới hàng hóa của nước thứ 3, tiến hành kiểm tra như vậy thì phía Mỹ phải gánh chịu hậu quả phát sinh từ đó. Đồng thời yêu cầu phía Mỹ phải:

1. Thừa nhận trên văn bản về kết quả kiểm tra đã thu được từ tất cả 49 kiện hàng hóa chuyển đi từ Trung Quốc không có loại hóa chất mà Mỹ nêu ra.

2. Hứa là sau khi hoàn thành kiểm tra hàng hóa chuyên chở trên tàu “Ngân Hà”, thì cùng với đại diện phía Trung Quốc và Xêút ký vào biên bản kết quả kiểm tra.



Xé toang mặt nạ: phù trợ chính nghĩa

Để phòng ngừa Mỹ lại sinh sự thêm, xóa bỏ kết quả kiểm tra, người phụ trách tổ kiểm tra của Trung Quốc yêu cầu ba phía ký xác nhận biên bản hóa nghiệm từng ngày. Dưới áp lực của chính nghĩa, Mỹ không thể không tiếp thu kiến nghị trên. Sau đó, hàng ngày dưới cột mục hai hóa chất là một dãy số không ngay ngắn; hàng cuối cùng là chữ ký của ba bên với những văn tự khác nhau.

Ngày 4-9, chữ số thứ 782 trên tàu “Ngân Hà” cũng chính là kiện hòm cuối cùng được kiểm tra hoàn tất. Kết quả kiểm tra kiện hàng ấy và kiện hàng thứ nhất hoàn toàn giống nhau. Mỹ trương chiêu bài ngăn ngừa khuếch tán vũ khí hóa học hòng tóm được bằng chứng, nhưng tia hy vọng cuối cùng bôi nhọ danh dự Trung Quốc đã hoàn toàn tắt ngấm.

Cùng ngày, đại diện ba phía Trung Quốc, Ảrập Xêút và Mỹ đã ký vào biên bản kiểm tra toàn bộ hàng hóa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:39:42 pm »


PHẦN 4
SỰ KIỆN CHẠM TRÁN CỦA HẢI QUÂN TRUNG-MỸ TRÊN BIỂN HOÀNG HẢI


Bám sát ba ngày, vô cớ nhiễu sự

Ngày 27-10-1994, một tầu ngầm nguyên tử đang làm nhiệm vụ tuần tra bình thường trên mặt biển Hoàng Hải.

Cuối thu, sóng gió trên biển Hoàng Hải nhẹ nhàng, tầm nhìn xa khá tốt. Đột nhiên, có tiếng máy bay náo động bầu trời, trong nháy mắt xuất hiện hai máy bay tiêm kích chống trinh sát ngầm kiểu “hải tặc” 5-3A sơn nền xanh nhãn hiệu sao trắng của Hải quân Mỹ bay vào không phận tầu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Máy bay Mỹ khi lượn vòng khi lướt qua, và thả máy thăm dò thu âm. Đứng trước sự gây rối đột ngột ấy tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc nhanh chóng chuẩn bị, tất cả sẵn sàng đối phó...

Do đó phát sinh ra sự kiện “gặp gỡ tao ngộ” lịch sử giữa hải quân hai nước khiến mọi người quan tâm.

Trong thời gian ba ngày, máy bay cất cánh từ hàng không mẫu hạm “Tiểu Ưng” của hải quân Mỹ không ngừng bám sát gây nhiễu tầu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Đến ngày 26-10 hai máy bay tiêm kích siêu âm của Trung Quốc bay tới hiện trường, tham gia bảo vệ tầu ngầm và cảnh cáo phía Mỹ, nếu vẫn vô cớ quấy nhiễu như vậy, thì đạn sẽ lên nòng “Nhằm thẳng tử thù nổ súng”. Đến lúc này máy bay Mỹ mới rút chạy.

Vì sự kiện ấy phát sinh tại vùng biển Hoàng Hải, thuộc về hành động quân sự, nên hai bên Trung-Mỹ vẫn im hơi lặng tiếng. Cho đến trung tuần tháng 12-1995, “thời báo Roshafan” của Mỹ lần đầu tiên tiết lộ ra được dư luận quốc tế hết sức quan tâm.



Tự thấy đuối lý, ra sức xoa dịu

Hàng không mẫu hạm “Tiểu Ưng” gây hấn lần này thuộc hạm đội 7 Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, căn cứ của nó ở Hoành Tu Hạ thuộc Nhật Bản. Khi phát sinh sự việc, “Tiểu Ưng” cách hiện trường vài trăm hải lý. Máy bay cất cánh từ đây làm nhiệm vụ bám sát thăm dò.

Chạy tới cửa nhà người khác gây rối, Mỹ tự thấy đuối lý thế là ra sức làm dịu tính chất nghiêm trọng của sự kiện, hòng đả thông dư luận.

Một quan chức Mỹ nói là: Máy bay cất cánh từ hàngkhông mẫu hạm “Tiểu Ưng” phát hiện ra tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, lúc ấy tầu ngầm này vừa mới lặn xuống, nhưng kính viễn vọng còn lộ trên mặt nước, máy bay Mỹ đầu tiên xác định rõ xem có đúng là tàu ngầm không và vị trí của nó ở đâu, thế là mới có hành động theo sát và thả máy thăm dò ghi âm.

Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ còn biện bạch: “Lúc ấy tàu ngầm ở tầm sâu của kính viễn vọng, phát ra tạp âm rất lớn. Nếu khi các ông làm nhiệm vụ nghe thấy tạp âm lớn như vậy thì các ông cũng sẽ đuổi theo xem xét: khi phát hiện có tầu ngầm ở một vùng nào đó, Mỹ và nhiều nước khác có hải quân mạnh đều cùng tiến hành kiểm tra thường lệ.

Ngày 14-12 tại Nhà trắng, phóng viên các nước liên tục phỏng vấn về sự kiện Trung-Mỹ lần này. Maikeli người phát ngôn Quốc vụ viện Mỹ cố làm ra vẻ bình tĩnh ôn hòa, chứng tỏ đang làm dịu tính nghiêm trọng của sự kiện. Ông ta cố gắng muốn làm cho phóng viên có mặt ở đây tin tưởng rằng: “sự kiện phát sinh tại vùng biển này là công việc chung thường lệ của hải quân Mỹ”, và thuần túy là “tình huống ngẫu nhiên”, nhưng đồng thời ông ta cũng thừa nhận, Mỹ rất coi trọng lợi ích và an ninh vùng này ở châu Á.

Ngày 22-12, tại phòng Tùng Hạc câu lạc bộ quốc tế Bắc Kinh, ông Trần Kiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rõ về sự kiện này, Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm theo dõi: Trung Quốc hy vọng Mỹ sử trí tốt quan hệ song phương theo tinh thần ba bản tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Mỹ là cùng tôn trọng toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của nhau, không hoạt động can thiệp lẫn nhau.

Ông Trần Kiến nói đoạn này chậm và mạnh mẽ, hứa sau đây sẽ vui vẻ nói rõ kết quả điều tra sự kiện này với các vị ký giả.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:40:20 pm »


Dư luận phương Tây thừa cơ tô vẽ thêm

Sau khi xảy ra sự kiện, hai bên Trung-Mỹ đều xử trí nhẹ nhàng. Xuất phát từ sự hợp tác lâu dài và lợi ích chung, quyết định như vậy là sáng suốt, nhưng một số dư luận phương Tây lại cố ý phóng đại sự việc: Tờ “Thời báo ngày chủ nhật” của Anh tô vẽ rằng: Máy bay chiến đấu phản lực của Trung Quốc vội vàng cất cánh, uy hiếp máy bay của Mỹ đang theo sát tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, từ đó gây ra cuộc đụng độ quân sự... Cuộc đụng độ ấy khiến mọi người càng lo lắng thêm về hai nước Trung-Mỹ đang đi tới xung đột.

Mặc dù như thế nào đi nữa, thời gian phát sinh sự kiện này làm cho người ta suy nghĩ sâu xa và dễ dàng liên tưởng. Trên thực tế, quân đội Mỹ thừa nhận, hơn một năm nay hải quân Mỹ đã nhiều lần “đụng độ” với hải quân Trung Quốc. Tháng 9-1994, có một chiến hạm của Mỹ không hẹn mà gặp tàu ngầm Trung Quốc.

Một số người phương Tây xuất phát từ động cơ không thiện chí, vẫn muốn nhân việc nhỏ nhặt giữa hai nước Trung-Mỹ mà thổi phồng lên, đứng ngoài vỗ tay, mục đích không thể chấp nhận được.

Chuyện tưởng còn như mới đó là: trước đây mọi người thường nghe thấy những sự kiện Mỹ và Liên Xô đụng độ săn đuổi nhau trên lãnh hải quốc tế, thường được nhìn thấy bức tranh sống động “đọ cánh trên không” “tranh tài trên biển” của máy bay tầu chiến hai nước lớn; đó là cuộc đọ sức thầm lặng kinh sợ trong thời kỳ hòa bình.

Hiển nhiên, một Trung Quốc hướng tới hùng mạnh đang được người ta coi là đối thủ không thể xem thường, đồng thời có một điểm mà chúng ta cũng không thể xem thường, đó chính là Hoàng Hải nằm ngay cửa ngõ Trung Quốc, lại cách xa Mỹ 10 vạn 8 nghìn cây số, cho nên ở đây khác hẳn với những cuộc đụng độ Mỹ-Xô trên Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương ngày ấy.



“Tiểu Ưng” bám trụ chỉ huy

“Tiểu Ưng” là hàng không mẫu hạm công dụng đa năng của Mỹ, bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng 4-1961. “Tiểu Ưng” lúc đầu là loại hàng không mẫu hạm được chế tạo theo kiểu công kích, sau những năm 70 có cải tiến lớn, có thêm trung tâm chỉ huy chống tầu ngầm và máy bay. Từ đó trở thành hàng không mẫu hạm công kích chống tàu ngầm đa năng.

Trang bị vũ khí trên tàu “Tiểu Ưng” khá đầy đủ, bao gồm cả hệ thống điện tử tiên tiến, hệ thống đạn đạo và pháo hạm, có chứa 80 máy bay các loại. Máy cảnh báo không trung “mắt chim ưng” E-2 dùng để thăm dò và phát hiện mục tiêu, có thể đồng thời xử lý mọi tin tức của hàng loạt mục tiêu trong phạm vi bán kính 250 km.

Trong sự kiện lần này, Mỹ sử dụng loại máy bay chống tàu ngầm kiểu “hải tặc” S-3A. Loại này tốc độ nhanh, bay xa, khả năng chống ngầm mạnh và có thể tác chiến trong mọi thời tiết, chủ yếu dùng để tìm kiếm, giám sát và công kích tàu ngầm.

S-3A trong khi thăm dò tàu ngầm có thể sử dụng hệ thống phao nổi thu âm, sau khi phao thu thanh tiếng máy bay đã ngấm nước, phao có thể phát sang máy truyền cảm, máy truyền cảm chìm vào trong nước đến độ sâu nhất định, sẽ truyền tin tức trở về.

Thái Bình Dương mà không thái bình, Hoàng Hải sâu mà không yên tĩnh. Ngày nay các nước trên thế giới không thể không quan tâm đến đại dương, đại dương là kho báu lớn nhất trên trái đất, là vũ đài lớn nhất để các nước giao lưu đọ sức về chính trị, quân sự, kinh tế.

Từ trên ý nghĩa ấy, từ ngày 27 đến 29-10-1994 “Sự kiện Hoàng Hải” có lẽ là cuộc thử thách đối với Trung Quốc bảo vệ quyền lợi trên biển.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:47:08 pm »


PHẦN 5
CUỘC ĐÀM PHÁN VỀ QUYỀN SẢN NGHIỆP TRUNG-MỸ LỘ RÕ CHÂN TƯỚNG


Đại biểu Mỹ vô cớ bỏ cuộc

Trước bữa cơm trưa ngày 15-12-1994, đoàn đại biểu tham gia đàm phán Quyền sản nghiệp tri thức Trung-Mỹ đánh điện cho sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, thông báo cho đại biểu Mỹ biết 3 giờ chiều tiếp tục thương lượng về những vấn đề đàm phán lần này chưa nhất trí.

Lúc này, trong tay đại biểu Trung Quốc còn giữ bản thảo mới nhất vừa hình thành sau một buổi chiều khẩn trương sửa chữa. Trong bản khởi thảo “về những điểm chính thực thi tăng cường kiểm tra và giám sát chỉ đạo chấp hành pháp luật quyền sản nghiệp tri thức” mà văn phòng xử lý Quyền sản nghiệp tri thức thuộc Quốc vụ viện, đã cố gắng tiếp thu nội dung hữu quan của văn bản phía Mỹ.

Đoàn đại biểu Trung Quốc không bao giờ nghĩ rằng, sứ quán Mỹ lại phúc đáp như thế này:

- Đại biểu cao nhất của Mỹ Lisentrư lúc này đang trên đường ra sân bay Bắc Kinh. Bởi vì sáng nay không nhận được thông báo của Trung Quốc, lại nữa vì bận việc hệ trọng tại hội nghị nhóm công tác “Phục quan” Trung Quốc họp tại Giơnevơ hiện đã thay đổi kế hoạch đàm phán tại Trung Quốc mà trước đây định từ ngày 12 đến ngày 18-12, đã ra sân bay đi chuyến 1 giờ chiều, qua Hương Cảng sang Giơnevơ.

“Không một tiếng gọi qua điện thoại, quả thật hết sức vô lý!” thành viên đoàn đại biểu Trung Quốc không hề chuẩn bị tư tưởng, nên không thể không phẫn nộ.

Chiều hôm đó, Bộ Mậu dịch kinh tế đối ngoại và đoàn đại biểu Trung Quốc lập tức hẹn gặp Tham tán kinh tế Sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, biểu thị thái độ đáng tiếc trước hành vi vô cớ bỏ cuộc của đoàn đại biểu Mỹ, và chỉ rõ Mỹ không thiện cảm, thô bạo và thiếu lịch sự.

Chiều hôm sau Tham tán kinh tế Sứ quán Mỹ gặp đoàn đại biểu phía Trung Quốc, nói đổi là Lisentrư vẫn còn ở Hương Cảng, nếu đàm phán còn hy vọng tiến triển, thì ông sẽ quay về Bắc Kinh ngay.

Về việc này, đoàn đại biểu Trung Quốc trả lời rất rõ ràng.

Bản thân ông Lisentrư có muốn về Bắc Kinh đàm phán hay không thì ông ta tự quyết định. Trở lại đàm phán chúng tôi hoan nghênh, không thì sau này đàm phán cũng được.

Nhưng Lisentrư vừa xuống máy bay đến Hương Cảng đã phát biểu công khai với ký giả Pháp đơn phương công bố hai bên Trung - Mỹ đã cắt đứt cuộc đàm phán về Quyền sản nghiệp tri thức ngày 14-12, và nói Trung-Mỹ đã đàm phán qua 18 tháng “hiện tại đã đến giờ phút quyết định rồi”: Trong lời lẽ của ông ta mang khẩu khí uy hiếp. “Trước mắt cách cuộc đàm phán Quyền sản nghiệp tri thức Trung-Mỹ chỉ còn lại hai tuần lễ; nếu Trung Quốc không từ bỏ hành vi xâm phạm Quyền sản nghiệp tri thức, thì sẽ chuốc lấy sự trừng phạt mậu dịch của Mỹ, và sẽ nguy hại tới viễn cảnh của hiệp định Trung Quốc gia nhập Tổng mậu dịch”. Ông ta còn tiết lộ, Kantơ đại diện Mậu dịch Mỹ sẽ quyết định vào ngày 31-12, trừng phạt mậu dịch đối với Trung Quốc.

Liền sau đó, Lisentrư bay thẳng đi Giơnevơ.



Mỹ trừng phạt vượt kế hoạch dự định

Hành động ấy đã tuyên án cuộc đàm phán lần thứ 7 về Quyền sản nghiệp Trung-Mỹ hoàn toàn tan vỡ.

Cuộc đàm phán Quyền sản nghiệp tri thức Trung Quốc bắt đầu từ tháng 6-1986 triển khai đã hơn 8 năm, người Mỹ lần này không phải chỉ uy hiếp, mà là trả đũa hành động chống trả sự kiện “Hoàng Hải”.

Quả đúng như vậy, ngày cuối cùng của năm 1994, Kantơ đại biểu mậu dịch của Mỹ đơn phương tuyên bố, trước ngày 4 tháng 2 năm tới nếu không thỏa mãn yêu cầu về bảo vệ quyền sản nghiệp tri thức mà Mỹ nêu ra, thì Mỹ sẽ thi hành trừng phạt mậu dịch đối với Trung Quốc. Đặc biệt Kantơ còn tuyên bố đơn phiếu thương phẩm của Trung Quốc tổng giá trị khoảng 2,8 tỷ USD sẽ bị đình chỉ; con số ấy so với ngạch mà người bình thường tính toán trước đã xuất vượt gần 1,8 tỷ đô la Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc đã biểu thị thái độ cứng rắn, Bộ Mậu dịch kinh tế đối ngoại ra thông báo: Căn cứ điều số 7 “Luật mậu dịch đối ngoại của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa qui định, so sánh với việc Mỹ phản đối thông báo, thì rõ ràng là phản đối thực thi điều 7 của thông báo”.

Tin tức về hai bên Trung-Mỹ sẽ thi hành “thông báo” và “chống thông báo” được công bố ngày đầu tiên của năm mới, cả nước đều quan tâm theo dõi. Đối với công chúng Trung Quốc, đây là bản tin mới quan trọng hơn bất cứ một tin tức nào từ đầu năm. Mọi người đều trừng mắt nhìn thấy thời hạn cuối cùng “trưng cầu ý kiến” được xác định trong công báo.

Công chúng Trung Quốc không kiềm chế nổi mà đặt câu hỏi là: Cuộc đàm phán Quyền sản nghiệp tri thức Trung-Mỹ cuối cùng là như thế nào? Tại sao lại tan vỡ? Ý nghĩa của nó đối với tương lai Trung Quốc ra sao?

8 giờ tối một ngày cuối cùng của năm 1994, nhà báo Tại Tương đã tìm được ông Cao Lăng Hàn Phó vụ Trưởng Vụ Bản quyền Bộ Bản quyền quốc gia vừa từ Hải Nam về Bắc Kinh trong ngày hôm đó qua đường điện thoại.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM