Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:02:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đắc Tô - Tân Cảnh, Tết Mậu Thân  (Đọc 9312 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ThanhHungcsnd
Thành viên

Bài viết: 2


« vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 10:04:44 pm »

Thưa các anh, các bác em có một thắc mắc lâu rồi mà không tự trả lời được.
Chuyện là ông ngoại em là Cựu chiến binh chống Mỹ. Theo lời ông thì ông nhập ngũ năm 1966, được huấn luyện ở Hà Bắc, trong biên chế Sư đoàn 304 (hoặc là 250). Sau đó ông vào Nam chiến đấu ở Tây Nguyên, tham gia trận Đắc Tô - Tân Cảnh 1967 trong biên chế c3k4e66f1 nhưng em đọc tài liệu trên VMH thì e66 ở Đắc Tô - Tân Cảnh chỉ có các tiểu đoàn 7, 8, 9. Vậy có phải ông em nhớ sai hay không?
Còn một việc nữa là có phải trong Chiến dịch Mậu Thân k39e33 đã đánh vào Đài Phát thanh Buôn Ma Thuật không ạ?
Ông em giờ không còn khỏe nữa nên em cũng không tiện hỏi nhiều, ông kể sao biết vậy thôi nhưng thật sự em rất muốn tìm hiểu về quãng đời chiến đấu một thời của ông. Mong được mọi người làm sáng tỏ.
P/S: Ở Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước không có muc hỏi đáp nên em đăng ở đây, có gì sai sót mong các Min, Mod thông cảm.  
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2013, 10:16:02 pm gửi bởi daibangden » Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 11:25:58 pm »

Thưa các anh, các bác em có một thắc mắc lâu rồi mà không tự trả lời được.
Chuyện là ông ngoại em là Cựu chiến binh chống Mỹ. Theo lời ông thì ông nhập ngũ năm 1966, được huấn luyện ở Hà Bắc, trong biên chế Sư đoàn 304 (hoặc là 250). Sau đó ông vào Nam chiến đấu ở Tây Nguyên, tham gia trận Đắc Tô - Tân Cảnh 1967 trong biên chế c3k4e66f1 nhưng em đọc tài liệu trên VMH thì e66 ở Đắc Tô - Tân Cảnh chỉ có các tiểu đoàn 7, 8, 9. Vậy có phải ông em nhớ sai hay không?
Còn một việc nữa là có phải trong Chiến dịch Mậu Thân k39e33 đã đánh vào Đài Phát thanh Buôn Ma Thuật không ạ?
Ông em giờ không còn khỏe nữa nên em cũng không tiện hỏi nhiều, ông kể sao biết vậy thôi nhưng thật sự em rất muốn tìm hiểu về quãng đời chiến đấu một thời của ông. Mong được mọi người làm sáng tỏ.
P/S: Ở Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước không có muc hỏi đáp nên em đăng ở đây, có gì sai sót mong các Min, Mod thông cảm.  

Theo mình biết thì có tới 2 trung đoàn 66 đó bạn, một ở sư 304 và một ở sư 10. e66 f10 đúng là có 3 tiểu đoàn 7-8-9, còn ở sư 304 thì mình không rõ lắm. Đọc hổi ký của thượng tướng Nguyễn Hữu An, nguyên sư trưởng sư đoàn 1 có thể bạn sẽ rõ hơn. Cuốn hồi ký này mình đọc từ ngày trong lính, cũng khá lâu rồi nên không còn nhớ nữa.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 12:00:23 am »

Thưa các anh, các bác em có một thắc mắc lâu rồi mà không tự trả lời được.
Chuyện là ông ngoại em là Cựu chiến binh chống Mỹ. Theo lời ông thì ông nhập ngũ năm 1966, được huấn luyện ở Hà Bắc, trong biên chế Sư đoàn 304 (hoặc là 250). Sau đó ông vào Nam chiến đấu ở Tây Nguyên, tham gia trận Đắc Tô - Tân Cảnh 1967 trong biên chế c3k4e66f1 nhưng em đọc tài liệu trên VMH thì e66 ở Đắc Tô - Tân Cảnh chỉ có các tiểu đoàn 7, 8, 9. Vậy có phải ông em nhớ sai hay không?
Còn một việc nữa là có phải trong Chiến dịch Mậu Thân k39e33 đã đánh vào Đài Phát thanh Buôn Ma Thuật không ạ?
Ông em giờ không còn khỏe nữa nên em cũng không tiện hỏi nhiều, ông kể sao biết vậy thôi nhưng thật sự em rất muốn tìm hiểu về quãng đời chiến đấu một thời của ông. Mong được mọi người làm sáng tỏ.....

Để giúp bác giai này một tay vì muốn hiểu  Wink. Theo bôi đậm từ trên xuống dưới nhá:

đậm 1, 2: F304A/ sư đoàn 304 tức đại đoàn Vinh Quang có từ thời chống Pháp. Đến tháng 8/1965 thì để lại bộ khung cán bộ để thành lập F304B, F304A  hành quân vào chiến trường B3.  E66A (sau này gọi là Đoàn Pleime) vào sớm nhất; đội hình gồm các tiểu đoàn 7,8,9. Khi B3 thành lập F1/ sư đoàn 1 thì gồm trung đoàn 33, 320, 66 và theo sử chính thống của đoàn Plei Me thì luôn gồm các D7, D8, D9.

Vậy nếu ông của bác nhập ngũ vào năm 1966 thì chắc lúc đó huấn luyện ở F250/ sư đoàn 250 Quân khu Việt Bắc bởi vì khi F304B được thành lập ngay trong năm 1965 thì lấy quân ở 3 tỉnh Hưng Yên, Nam Hà và Thái Bình để xây dựng 3 trung đoàn bộ binh mới. Chắc F250 cử các tiểu đoàn vào chi viện cho chiến trường thì đơn vị ông ngoại bác bổ sung cho E66.

Theo thống kê của bọn mẽo thì E66/ trung đoàn 66 cũng không có d4/ tiểu đoàn 4:


Cũng theo tài liệu thống kê của mẽo thì bác có thể thấy có một thời điểm, E66/ trung đoàn 66/ đoàn Plei Me có mang phiên hiệu/ mật danh : Đoàn 250 Giải Phóng đấy.

đậm 3: theo sử chính thống thì E33/ trung đoàn 33 gồm các tiểu đoàn 1,2,3; không có D39/ K39. Trong Mậu Thân 1968 thì đúng là E33 đánh vào thị xã Buôn Ma Thuật từ hướng suối Ea Nao, tiến công bộ tư lệnh sư đoàn 23, tòa hành chính tỉnh, ban chỉ huy tiểu khu, đại đội 514 vận tải.

Hỗ trợ cho E33 gồm có:
- Ở hướng tây bắc Tiểu đoàn 301 đặc công và Tiểu đoàn 401 bộ binh của tỉnh đánh vào căn cứ pháo binh (tiểu đoàn 231, 232), sau đó phát triển sang khu hành chính, chiếm Ty Ngân khố.
- Tiểu đoàn 3 đặc công (mới được B3 bổ sung) đánh vào trung đoàn 8 thiết giáp nhưng bị lạc, gần sáng mới đưa được một mũi vào bên trong, diệt một số xe M113.
- Hướng tây nam, Tiểu đoàn 39/ D39 đánh chiếm Đài phát thanh rồi phát triển tiến công tiểu đoàn 4 (trung đoàn 45 ngụy) và trại huấn luyện nghĩa quân, diệt và bắt hơn 300 tên địch. Trung đoàn 101 đánh vào bộ tư lệnh sư đoàn 23 ngụy và Băng-ga-lô (Mỹ).

Vậy tiểu đoàn 39 là lực lượng thuộc tỉnh đội, được phối thuộc trong chiến dịch Mậu Thân tại Đắc Lắc,  Grin
Logged

ThanhHungcsnd
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 01:58:15 am »

Cảm ơn mọi người đã giải đáp.
Về Tết Mậu Thân đây là trận đánh cuối cùng trong đời binh nghiệp của ông em. Theo lời ông kể thì sáng mồng hai Tết ông trúng một trái M79 ở mục tiêu Đài phát thanh trước mấy cái " lô cốt di động" được nhân dân đưa đi ẩn náu rồi chuyển về thu dung k31 (hay k21). Diễn biến Mậu Thân ông kể mỗi lúc một khác. Lúc thì ông nói c2 đánh chủ công đã chiếm được đài phát thanh, bị phản kích, c4 của ông vào cứu viện nhưng chưa đến nơi đã bị đánh thiệt hại.Lúc thì là c2 cùng c4 chiếm đài phát thanh rồi bị phản kích. Lúc thì chỉ có c2 đánh đài phát thanh, c4 cơ động đánh mục tiêu khác nhưng bị chặn kích đẩy lùi rồi lại chạy về đài phát thanh. Không biết có bác nào là cựu chiến binh d39(k39) trong diễn đàn giúp em sáng tỏ thêm vấn đề này. Trung đội của ông em có đồng chí chỉ huy tên Lục, tiểu đội trưởng tên Dậu (hy sinh ngay trong Mậu Thân).
@quangcan: Cảm ơn bác đã giải đáp, nhưng đọc xong em lại càng khó hiểu bởi ông em luôn quả quyết sau khi rời e66 ông là lính của e33 trực thuộc Bộ tư lệnh B3, không lẽ ông em đi phối thuộc ngược. Còn một vài thắc mắc mong bác giải đáp là ta từng có đơn vị nào gọi là Đại đoàn Bộ binh, Quân khu Tả ngạn không ạ? À về chuyện ở e66 thì ông em là lính thông tin hữu tuyến, không biết ông có ở trong một đơn vị mang phiên hiệu đặc biệt nào đó không?
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2013, 10:15:02 am »


@quangcan: Cảm ơn bác đã giải đáp, nhưng đọc xong em lại càng khó hiểu bởi ông em luôn quả quyết sau khi rời e66 ông là lính của e33 trực thuộc Bộ tư lệnh B3, không lẽ ông em đi phối thuộc ngược. Còn một vài thắc mắc mong bác giải đáp là ta từng có đơn vị nào gọi là Đại đoàn Bộ binh, Quân khu Tả ngạn không ạ? À về chuyện ở e66 thì ông em là lính thông tin hữu tuyến, không biết ông có ở trong một đơn vị mang phiên hiệu đặc biệt nào đó không?

Hì, không hiểu cụ nhớ ra răng, chắc lâu quá lẫn, chứ hơi khó nhể  Grin.
Mậu Thân 1968 ở B3 Tây Nguyên thì E33/ trung đoàn 33 đánh hướng Đắc Lắc còn E66/ trung đoàn 66 đánh hướng Kon Tum. Hơi xa nhau đấy  Wink. Chả biết tại sao cụ nhà lại từ E66 mà lại nhảy về E33 thế? chẳng nhẽ bị thương rồi quân lực bổ sung cho đơn vị khác chăng? điều này hãn hữu lắm vì thường các cụ đều có nguyện vọng về lại đơn vị cũ,  Grin

D39/ tiểu đoàn 39 là lực lượng thuộc tỉnh đội, tức là lực lượng tại chỗ; khi mở chiến dịch lớn thì nó phối thuộc cho các trung đoàn độc lập hoặc sư đoàn của B3. Hết chiến dịch các đơn vị trển rút đi hoặc chuyển địa bàn thì nó lại hoạt động một mình; lực lượng chủ công của tỉnh đội.

Đại đoàn bộ bình: nôm na hiểu là danh từ để chỉ đơn vị cấp sư đoàn trong KCCP; sang đánh Mỹ, ta biên chế, tổ chức lại, thống nhất các ký hiệu, phiên hiệu thì chuyển sang gọi sư đoàn bộ binh.

Quân khu Tả Ngạn, Hữu Ngạn: đọc wiki đê,  Grin
Logged

trinhvanhuong1964
Thành viên
*
Bài viết: 225


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2015, 05:06:29 pm »

Em chào các bác ,em muốn  tìm liệt  sỹ trịnh văn đảng sinh năm 1932,nhập ngũ năm 1968,hi sinhmăm 1970 vào ngày 27 tháng7,đơn vị c22 e33 f476 qk7 hy sinh ở núi ông,suối ống,ai biết mộ liệt,sỹ ở đâu báo cho em là ,trịnh văn hưởng,đường hồng, thanh đa,phúc thọ,hà nội.đt 0976348771,hoạc trinhvanhuong1965@gmail.com
Logged
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM