Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 12:25:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thường ngày của lính - Phần 2  (Đọc 269404 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #270 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 09:44:10 pm »

Bạn trai em thoáng lịch sự nhẩy! Cứ đi chơi với nhau là cravat thè lè à?
Tớ chả dại! Cứ quần gin áo pun cho nó lành. "Giận dữ chi ai mà thắt cổ?". Nhỡ đâu Nó túm được đoạn thừng ấy thì mình chết ngạt à?  Grin
Logged
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #271 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 09:48:07 pm »

Bạn trai em thoáng lịch sự nhẩy! Cứ đi chơi với nhau là cravat thè lè à?
Tớ chả dại! Cứ quần gin áo pun cho nó lành. "Giận dữ chi ai mà thắt cổ?". Nhỡ đâu Nó túm được đoạn thừng ấy thì mình chết ngạt à?  Grin

Không ạ ! Đi chơi bình thường thì bọn cháu toàn mặc đồ hip hop cơ  Grin. Còn chuyện cavat kia là đi đám cưới bạn bè hoặc là ngày gì đấy sang trọng & cần thiết.
Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #272 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 10:01:23 am »

Lợi-hại song hành, cái thòi lòi đó dùng để chậm ghèn, nước mũi hay nước miếng chi đó rất tiện. Không tin a? Thử đi rồi cho tui kết kết quả để thực hiện khi về hưu.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #273 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 12:48:44 pm »

Lợi-hại song hành, cái thòi lòi đó dùng để chậm ghèn, nước mũi hay nước miếng chi đó rất tiện. Không tin a? Thử đi rồi cho tui kết kết quả để thực hiện khi về hưu.
hehe , lo xa quá hèn chi..bạc đầu Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #274 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 01:03:38 pm »

Không phải lý do " tránh túm cổ " đâu bác Nam ạ. Tiết kiệm đấy!
Thế mới biết mấy cha tính toán cò con, bủn xỉn ra phết! Khi làm phương án giải trình có khi vẫn tính đủ cho 1 chiếc cà vạt truyền thống. Mỗi cái ăn ra 0.15 mét nhân với 1 triệu chiếc thì ra vấn đề lắm!!!

------------------------------------
 Bác lethaitho cứ hay đùa dai! Grin

Tất cả các loại cà vạt quân đội, của tất cả các nước đều dùng loại dây chun hoặc khóa kéo. Mục đích là tiện dụng, phù hợp với môi trường cần khẩn trương của quân đội. Cà vạt của ta bắt trước y hệt của LX cũ, chắc bác không định bảo ngành HC Liên Xô cũng "ăn" mỗi chiếc cà vạt 0,15m vải đấy chứ? Wink
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #275 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 01:24:13 pm »

Thời gian tập, sáng trước 5 giờ sau 4 giờ. Đứng ở nơi khuất gió nhưng phải thoáng khí, mặt quay về hướng Đông, từ từ hít không khí vào đầy phổi, nhớ là phải từ từ chậm và êm, hai tay vung lên như cánh chim đang bay, từ dưới lên ngang bằng vai ngay vào thời điểm luồng hơi vào phổi vừa chấm dứt. Giữ luồng không khí đó trong phổi 3 giây, rồi từ từ thở ra, hai tay từ từ hạ xuống. Cứ tập như vậy trong 30 phút, giữ lòng thanh thản, Pốt dí súng vào đầu cũng không biết, chú ý nghe luồng không khí đi vào phổi.
Nhớ là phải bỏ thuốc, nếu tập mà không bỏ hút còn nhiều hơn.
Sau 2 tuần Bác mà giảm cân, ho, sốt, khạc ra đàm đen thì Bác đã tập đúng, nếu không thì đừng tập nữa.

Em mạn phép bác gửi bài này cho 1 người bạn (cũng nghiền thuốc lá ) & sắp có kết quả rồi ạ ! Cảm ơn bác nhiều nha !

Nói đến chuyện thuốc lá, hôm trước em có vào hiệu sách & mua được quyển " Những năm tháng bên Bác Hồ kính yêu " hay lắm, em thức suốt đêm thế là đọc hết sạch  Grin Giờ thì em đã biết Bác Hồ hay dùng thuốc lá loại gì rồi ( chắc là cũng chưa quá muộn )
Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #276 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 01:39:07 pm »

Bạn trai em thoáng lịch sự nhẩy! Cứ đi chơi với nhau là cravat thè lè à?
Tớ chả dại! Cứ quần gin áo pun cho nó lành. "Giận dữ chi ai mà thắt cổ?". Nhỡ đâu túm được đoạn thừng ấy thì mình chết ngạt à?  Grin

Thưa bác, ai giám túm cái đoạn dây thừng trên cổ bác trung Sỹ 1 làm bác cựu lính chiến chết ngạt ạ, phải chăng là sư mẫu nhà bác Huh Em tư vẫn thêm là bác cứ mặc áo Pull loại vải cotton mỏng như vải màn của VN ấy, khi nào bác lâm nguy thì dùng kế Kim Thiền Thoát Xác nó vừa nhanh, tiện mà lại đỡ tiếc. Quân sư quạt mo cứu nạn cho bác 1 tí.
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
fanruot_mu™
Thành viên
*
Bài viết: 128

Binh nhất Chiến sĩ


WWW
« Trả lời #277 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 02:01:13 pm »

Các bác ơi kệ cái cà vạt dây chun ý đi, em lại Lính thời bình tiếp đây  Grin

Tiếp theo...

Trở lại với đại đội 6 - tiểu đoàn 2 tháng 8 năm 2000. Đang thực hiện chế độ tuần làm việc 40h nên thứ bảy và chủ nhật bọn em được nghỉ. Gọi là được nghỉ nhưng chỉ là nghỉ huấn luyện ko phải ra thao trường thôi còn mọi chế độ khác vẫn được duy trì đầy đủ. Hai ngày cuối tuần này chỉ huy thường bố trí cho bọn em vào rừng lấy vật chất về để xây dựng đơn vị, cụ thể là gỗ, tre, dóc, nứa... Thằng nào được phân công đi rừng thì sướng nhảy cẫng lên vì đi rừng tuy có mệt một tí nhưng được cái thoải mái, tha hồ rảnh chân tạt té vào dân rượu chè. Mỗi lần đi rừng một trung đội có khoảng sáu bảy thằng được tổ chức thành một đội do tiểu đội trưởng phụ trách dẫn đi. Nhiệm vụ của mỗi thằng phải lấy một cây gỗ dài ba mét, đường kính mười lăm phân. Ở đơn vị ko có sẵn dao nên mỗi lần đi rừng lại phải tổ chức vào dân mượn, chủ yếu cũng là do quan hệ của tiểu đội trưởng chứ lính bọn em vào chả ai dám cho mượn cả, nhất là lính Hải Phòng nữa thì càng mút chỉ. Em nhớ có lần vào một nhà dân gần đơn vị, vừa cất mồm lên định hỏi mượn con dao thì thằng con chủ nhà đã lên tiếng trước :"bố em bảo ko cho thằng bộ đội nào mượn cái gì hết !!!". Cả bọn nghe xong sái quá lượn mất, từ ấy muốn vào dân mượn cái gì toàn nhờ tiểu đội trưởng chứ ko thằng nào mặt đủ độ dày để dám vào nữa. Dao đi rừng của dân là loại dao quắm, nhìn như con dao rựa bình thường nhưng cán nó to và dài hơn, đầu hơn quắp lại có mấu khoằm để phát dây leo, quan trọng là lưỡi rất sắc, loại dao này dùng để chặt cây thì quá tuyệt, chỉ cần vài nhát là cây đổ.

Đường từ đơn vị vào rừng tương đối xa, cả đi cả về tầm khoảng 15km và phải leo trèo qua rất nhiều đèo dốc. Buổi sáng sau khi chỉ huy đại đội phân công công việc xong, tiểu đội trưởng phụ trách nhóm đi rừng xuống bếp cắt cơm sau đó dẫn cả nhóm ra dân mượn dao rồi thẳng hướng rừng trực chỉ. Gọi là tiểu đội trưởng dẫn đi cho oai thôi, mỗi lần đầu tiên là anh ý dẫn bọn em vào tận rừng chỗ có gỗ để chặt, những lần sau chỉ dẫn đến chân dốc là bố cháu lượn vào dân tán gái, kệ mịe chúng mày tự đi lên rừng thích làm gì thì làm miễn là có gỗ vác về là được. Đường lên rừng vừa xa vừa quanh co, dốc thì cao, chỗ thấp có nhiều gỗ chặt được thì lính trước chặt hết rồi hoặc dân họ quản lý kinh quá nên phễu. Muốn chặt được gỗ đúng tiêu chuẩn thì phải leo thật cao, trèo được lên đến đỉnh chỗ có gỗ để chặt thì mồm mũi tranh nhau thở, mệt đứt cả hơi. Mà ko phải đến đấy rồi là có gỗ cho các bố chặt ngay đâu, còn phải loanh quanh tìm chán mới có cây ưng ý. Rừng ở đây nhiều dây leo và gai, lối đi vào toàn là lối mòn của dân đi săn bắn, lấy củi hoặc đào củ mài vì thế tương đối khó đi. Những lần đầu đi ko có kinh nghiệm nên thằng nào về cũng quần áo bị gai cào rách bươm, chân tay toe toét máu. Những lần sau rút kinh nghiệm đi rừng thì cứ rằn ri mà mặc (loại K tám hôi chỉ cần 2 lần đi rừng gai nó cào cho là chỉ có cho quân khí lau súng thôi, rách như tổ đỉa ko mặc nổi, sao cái loại vải ý nó mủn thế ko biết) đầu đội mũ cối rồi cắm đầu mà đi, vải rằn ri bền, bóng nên gai cứ trơn tuột ko cào vào được cứ thế bon ầm ầm, mỗi tội là nóng hơn rất nhiều so với áo K82. Thằng đi đầu cầm dao quắm phát dây leo mở đường, bọn đi sau dùng tay gạt hết sang hai bên để lấy lối đi. Mà công nhận bọn dây leo này nó mọc rất nhanh, lần trước đi phát quang rồi, chỉ tuần sau quay lại thôi nó đã bịt kín lối, đấy là chưa kể dân mỗi lần đi rừng họ lại phát quang tiếp rồi đấy.

Chặt được gỗ xong thường là đã xế trưa, mỗi thằng vác một cây rồi xuống chân dốc vào dân ăn cơm. Lúc đi tiểu đội trưởng mang số gạo và thức ăn tiêu chuẩn của cả nhóm cắt dưới bếp tiểu đoàn vào nhờ một nhà dân quen nấu hộ, sau khi lấy gỗ xong bon xuống là tổ chức rượu, phê pha xong đi đâu chơi thì đi tối mịt mới vác gỗ về đơn vị nộp. Lúc leo lên đã mệt rồi lúc xuống còn chối hơn, trên vai vác một cây gỗ vừa dài vừa to, lại xuống dốc nữa nên rất khó đi, hai đầu gối như muốn khuỵu hẳn xuống. Cứ leo một đoạn là cả bọn lại hò nhau nghỉ giải lao, đứng dậy vác cây lên vai là lại muốn ngồi xuống luôn. Đến lúc chối quá ko vác được, gặp đoạn dốc đứng là cả bọn bỏ gỗ xuống lăn cho rơi tự do xuống chân dốc, làm thế cũng đỡ đi được phần nào mệt mỏi. Chả bù cho mấy em gái dân tộc ở đây, chân to như bắp chuối đi rừng lấy củi toàn làm một bó to đùng hơn cả người rồi vác phăm phăm xuống dốc ko cần nghỉ, mấy anh bộ đội nhìn thấy mà méo hết cả mặt, ko dám đua sợ xòe. Đã thế vừa đi lại vừa phải tránh chủ rừng và kiểm lâm nữa mới nản chứ. Tuy đây là rừng tự nhiên nhưng được chính quyền giao cho dân quản lý và khai thác, mỗi lần đi rừng là bọn em phải trốn tránh vòng vượt như tránh tà. Nhưng nói chung là chỉ tránh kiểm lâm là chính thôi vì nếu bắt được là họ thu gỗ ngay ko xin xỏ được, còn lực lượng CAX thì đơn giản hơn nhiều. Cứ thứ bảy, CN nắm bắt được quy luật đi rừng của bộ đội là CAX cho một lực lượng khoảng 2 người chốt ở cửa rừng, bộ đội vác cây đi qua mỗi lượt thu 2000 đ, ko có tiền thì để cây lại xin xỏ vô ích. Em nhớ có lần thằng Hưng sứt bị kỷ luật đi chặt cây một mình vác qua ko có tiền nộp phải để lại đôi giày vải đi chân đất vác cây về đơn vị vì nếu hôm đấy ko có cây thì kỷ luật mút chỉ luôn (vụ này em cũng dính, để em kể chi tiết sau). Còn nếu ko bị kỷ luật bình thường cứ để cây lại về báo mất để chỉ huy vào xin rồi quay lại lại vác về thôi. Đấy là CAX, còn gặp kiểm lâm thì quá đẹp, mỗi lần đi tuần tra họ thường đi khoảng 5 người có trang bị súng ống đầy đủ. Bắt được bộ đội là họ thu cây ngay rồi thả người vì họ ko có quyền bắt người. Nhưng nhiều khi có trường hợp chống đối họ cũng làm căng giữ lại rồi báo chỉ huy đơn vị đến chuộc người về. Chống đối cũng đúng thôi, vì các bác xem nhé, hì hục leo trèo mãi mới chặt được cây gỗ, vác về gần đến đơn vị rồi, chỉ còn cách vài trăm mét mà bị bắt nghĩ có cay ko chứ. Lúc đó chỉ mong làm sao chạy thật nhanh về đến đơn vị là thoát nhưng hầu như là bị bắt hết. Họ đông, lại đi xe máy, mình chạy bộ trên vai vác cái cây to tổ bố thế, sức kiệt rồi lại trên đường bằng thế họ chả cần đuổi cũng tự phải đứng lại mà bị bắt thôi. Thường thường bị kiểm lâm bắt thì coi như là mất vì xin làm sao được, lúc đó ức chế quá chỉ chửi bới ầm ĩ, tiếng Đan Mạch văng ra ầm ầm cho bõ tức rồi về đơn vị chịu kỷ luật thôi chứ biết làm sao bây giờ. Mới lại kể cũng lạ, mấy bố chỉ huy luôn mồm quán triệt lính phải làm tốt công tác dân vận, ko được lấy bất cứ cái gì của dân nhưng vẫn bắt lính phải vào rừng chặt trộm gỗ của dân vác về đơn vị là thế nào. Như kiểu các bố ý bảo các đồng chí ko được lấy cái kim sợi chỉ của nhân dân, phải để cái đó lại rồi bê hẳn đầu máy khâu đi ý. Nhớ lắm lần CAX và kiểm lâm họ bắt bộ đội, các bố chỉ huy vào xin xỏ rồi hứa như đúng rồi ý sẽ quán triệt lính lần sau ko tái phạm, lại còn bảo ko sai lính đi chặt cây của dân, chỉ sai lính vào rừng kiếm cành củi khô về nhập xuống bếp làm chất đốt thôi, đây là do các đồng chí ý tự phát. Thôi xin các bố, các bố ko sai thì bọn tôi dại quái gì phải khổ thế, cành khô củi khô kiếm đâu chả được. Ko vác về cho các bố cây gỗ to các bố lại chả kỷ luật cho to đầu lên ý chứ lại. Toàn văn vở thôi,bao nhiêu đổ hết vào đầu lính, các bố ý cầm đầu nhưng vô tội. Quá đẹp.

Có lần bọn em lười đi rừng xa bèn rủ nhau bơi sang bên kia suối mò vào rừng trồng của dân chặt trộm bạch đàn và keo tai tượng. Chặt ở đây vừa gần, vừa nhanh, cây lại đẹp nhưng cũng hơi nguy hiểm. Nếu chẳng may chủ rừng người ta phát hiện bắt được báo về đơn vị thì kỷ luật đẹp luôn, đấy là chưa nói đến chuyện xô xát có thể xảy ra vì dân người ta xót của, công sức trồng trọt, chăm bón bao nhiêu năm của người ta ý chứ ít àh. Vào được rừng rồi, chọn một góc khuất nhất, cắt cử 2 thằng canh tây còn lại nhanh chóng chọn những cây cao thẳng đẹp nhất và ra tay. Chỉ sau vài nhát chặt là đã hạ xong một chú bạch đàn thẳng tắp. Lại nhanh chóng vác gỗ luồn rừng ra bờ suối thật nhanh, ném cây xuống suối rồi bơi dìu sang bờ bên kia về đơn vị là coi như thoát. Nhưng sự đời nó cũng có nhiều cái thật oái oăm mà ko biết kêu với ai được. Ai đời mấy thằng hớn hở vác cây ngon, thẳng tắp về nộp thì chỉ huy sa sầm mặt mày vào bảo ai cho các đồng chí chặt trộm cây của dân, đấy là tài sản của dân nếu họ phát hiện ra bảo lên Trung đoàn thì chúng tôi biết ăn nói thế nào, các đồng chí đã vi phạm kỷ luật dân vận nên phải kỷ luật. Thế là thôi, mỗi thằng một cây vác lên vai đứng xếp hàng ở bảng tin đại đội. Ức chế, ko hoàn thành nhiệm vụ cũng kỷ luật, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc cũng kỷ luật, mọi giá trị đảo lộn hết cả, chả biết đường nào mà lần. Cả bọn ko thằng nào ăn ớt mà cảm thấy cay đến tận óc nhưng ko biết kêu ai được nên cứ âm thầm mà tẩm bổ thôi, rút kinh nghiệm lần sau vậy.

Hồi đầu đi rừng bọn em được cắt cơm mang đi để tự nấu, nhưng sau này vì ra dân nấu nhờ rồi rượu chè be bét, nhom nhem lôi thôi quá nên chỉ huy tiểu đoàn cấm tiệt (các chú ý bảo làm thế là mất hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong mắt dân, suýt sặc). Đi rừng ở đâu thì đi nhưng phải về đơn vị ăn cơm, suất cơm sẽ được nhà bếp và trực ban trực nhật phần đầy đủ. Vãi nản, bon được lên rừng chặt xong gỗ vác xuống chân dốc đã gần chiều rồi, lại còn sức mà bon được về đơn vị nữa thì khỏi ăn cơm nhé. Thế là bọn em tự cung tự cấp luôn. Khi nào nhiều tiền thì đi rừng là cả một ngày hội, chặt xong gỗ vác xuống là tổ chức ngả bàn đèn, rượu thịt bày ra anh em ta cùng nhắm. Hiểu nhau chán chê, no say rồi thì kiếm quán Karaoke cỏ nào đó nghêu ngao cho dã rượu, tối muộn vác gỗ về đơn vị nộp, tiện thể tránh CAX với kiểm lâm luôn. Đến lúc hết tiền rồi đi rừng thằng nào còn áo bông, áo mưa quần đùi áo lót giầy dép chưa dùng đến thì vác đi, mấy khoản này cộng lại cũng được một bữa ăn tươi xôm xôm cho cả bọn. Rồi cũng phải đến thời điểm bết, tiền hết, đồ hết ko còn gì để cắm ký, chặt cây xong vất đấy rồi cả bọn kéo nhau lên nương sắn của dân nhổ trộm về nướng ăn. Sắn của dân ở đây trồng bạt ngàn luôn, củ to, chùm nào cũng nhiều, chỉ cần nhổ vài cây là cả bọn ăn bại. Được cái sắn ở đây rất bở chứ ko sượng, đào một cái hố nhỏ cho hết sắn vừa nhổ xuống, bẻ ít củi khô cho lên trên, đốt lửa một lúc rồi lấy que cời sắn lên là có một bữa trưa bễ nhễ. Mỗi thằng chén ba củ rồi uống thêm vài ngụm nước suối nữa là no căng bụng, đủ sức vác cây gỗ to này xuống dốc về đơn vị. Sau này ra quân mỗi lần ôn lại kỷ niệm chuyện ăn sắn trừ bữa này em vẫn thấy lạ, ăn nhiều như thế, có thằng đói quá còn chén cả sắn sống mà tịnh ko có thằng nào say sắn hết. Ăn xong nghỉ ngơi tẹo là thằng nào thằng ý phăm phăm xuống dốc, buồn cười thế chứ lại.

Đấy là đi lấy gỗ, còn đi lấy dóc thì vất vả hơn nhiều vì phải đi xa hơn, leo cao hơn và vác nặng hơn. Cái giống dóc này ưa cao, lại ko mọc tập trung như tre nứa mà tản mát mỗi chỗ một vài cây nên chặt đủ cơ số 15 cây/lần cũng tương đối mệt. Phải leo thật cao, tìm thật kỹ mới có dóc để chặt. Chặt xong rồi cũng phải biết bó buộc thế nào để vác về mà nó ko bị bung ra. Vác dóc cũng khó hơn vác gỗ vì nó nhiều cây nhỏ bó lại với nhau, lúc đè lên vai đi cảm thấy rất đau, 15 cây dóc cũng nặng gấp rưỡi một cây gỗ luôn. Thằng nào bị phân công đi lấy dóc cũng lắc đầu lè lưỡi nghe chừng chối lắm, nhưng nhiệm vụ giao rồi thì cố gắng mà hoàn thành thôi. Sau này dóc lấy về nhiều chưa làm gì toàn vất đống đấy, bọn em toàn văn vở vác trộm rồi lại đem về nộp. Vụ này cũng nhiều chuyện cười ra nước mắt em sẽ kể sau nhé.

(Còn tiếp)
Logged

"Cuộc đời là những chuyến đi"
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #278 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 02:35:22 pm »

....chắc bác không định bảo ngành HC Liên Xô cũng "ăn" mỗi chiếc cà vạt 0,15m vải đấy chứ?

Việc này phải là người xét duyệt phương án mới có thể biết được!? Grin
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #279 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 04:39:27 pm »

Chỉ có sắn dù, hoặc nương sắn trồng xen bạch đàn ăn mới dễ bị say thôi banhruột à ! Còn sắn bở thì cứ vô tư đi ! Kể cả nhai sống, mình nhai rồi mà.  Grin
Vùng rừng Chí linh Hải dương mình chỉ có mới đi Côn Sơn - Kiếp Bạc thôi. Ngày trước về quê, đi sơ tán hay đi rừng trung du thì thấy cây cối cũng phong phú nhiều loại lắm. Vườn cũng toàn vườn tạp...Tinh mắt vẩn vơ một chút cũng có khi vớ được chùm ổi ương bờ rào. Sim chín, quả ngô rang, quả vối trâm thì ăn kễnh bụng...Bây giờ đâu cũng thấy bạch đàn, keo tai tượng, keo lá tràm...Nhất là cái giống bạch đàn nó làm hại đất kinh lắm. Trong rừng bạch đàn đến cỏ cũng không mọc được. Rặt một loại cây guột, dương xỉ...
Bạch đàn, phi lao được trồng từ những năm hợp tác xã hoá nông thôn miền Bắc...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM