Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:50:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập 4  (Đọc 4645 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #120 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2021, 08:01:57 am »

KẾT LUẬN


Tư tưởng quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) có nội dung phong phú, là hệ thống quan điểm về quốc phòng và quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống quan điểm đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội vào thực tiễn của đất nước, của cách mạng Việt Nam trong những điều kiện cụ thể. Đó còn là sự kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng quân sự thế giới. Hệ thống quan điểm đó hình thành, phát triển trong thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam (1945-1975), được kiểm nghiệm, bổ sung, từng bước hoàn chỉnh qua thực tiễn để trở thành tư tưởng quân sự Việt Nam hiện đại. Đó là những vấn đề mang tính quy luật của chiến tranh cách mạng Việt Nam được thể nghiệm, kiểm chứng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vì độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vì một nền hòa bình chân chính, bền vững.


Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam đã thành hiện thực. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy!"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr.437). Thực tế lịch sử cho thấy, tư tưởng bao trùm, xuyên suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của toàn dân tộc Việt Nam là tư tưởng kháng chiến vì hòa bình, độc lập, tự do, vẹn toàn lãnh thổ, kháng chiến trên nền tảng đoàn kết dân tộc và quốc tế. Tha thiết được sống trong hòa bình, mỗi người Việt Nam đều thấm nhuần tư tưởng: Chỉ có hòa bình trong độc lập tự do, thống nhất đất nước mới là nền hòa bình chân chính và vĩnh viễn. Soi rọi bởi tư tưởng ấy, cả dân tộc ra sức kháng chiến, không nề hà gian khổ, hy sinh. Trong 30 năm kháng chiến gian khổ, Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí, tranh thủ mọi cơ hội, nỗ lực vãn hồi hòa bình, thực hiện đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế. Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo nên sức mạnh mới của tất cả những người Việt Nam yêu nước, yêu độc lập, tự do, không phân biệt gái trai, trẻ già, giàu nghèo, nghề nghiệp, tín ngưỡng, dân tộc... dựa trên nền tảng vững chắc là liên minh công - nông và trí thức, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân.


Đề cao hòa bình, nỗ lực vì hòa bình, song kiên quyết kháng chiến “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, để chiến đấu và chiến thắng, lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp cần và đủ để đánh bại những thế lực xâm lược lớn mạnh. Đó cũng là tính chất, đặc điểm mới trong truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.


Đương đầu với những đối phương có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn gấp nhiều lần, dân tộc Việt Nam buộc phải tiến hành kháng chiến và kháng chiến bằng con đường tiến hành chiến tranh nhân dân, đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp - đó đồng thời cũng là một trong những nội dung chính, quan trọng của tư tưởng quân sự Việt Nam hiện đại.


Trong suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc ta đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp - sức mạnh chính trị, tinh thần, lòng yêu nưâc nồng nàn, truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, biến sức mạnh ấy thành sức mạnh vật chất, chiến đấu bằng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí, mọi cách đánh, mọi quy mô, nhằm tiêu diệt, tiêu hao địch, đi đến đánh bại ý chí xâm lược của địch, bảo đảm càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng lợi giòn giã.


Thắng lợi vĩ đại của kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược chính là thắng lợi của tư tưởng quân sự tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong chiến đấu. Thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống lại hai đối thủ sừng sỏ, lớn mạnh là thắng lợi của nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam - nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt. Đó là nghệ thuật kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, các nhân tố lực - thế - thời, đánh địch một cách bất ngờ, táo bạo.


Trong 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975), xây dựng hậu phương - căn cứ địa cách mạng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân có vai trò quan trọng. Vị trí quan trọng của hậu phương - căn cứ địa cách mạng được quy định bởi hoàn cảnh, điều kiện của đất nước - con người - nền văn hoá và những thách thức lich sử đặt ra cho dân tộc Việt Nam. Sự chi viện của hậu phương - căn cứ địa cách mạng cho tiền tuyến là một yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Hậu phương chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến, do vậy, xây dựng căn cứ địa - hậu phương là một vấn đề có tính chiến lược và ý nghĩa quyết định sống còn đối với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trong tư tưởng quân sự Việt Nam hiện đại, hậu phương - căn cứ địa cách mạng gắn liền với chế độ chính trị - xã hội, gắn với con người, gắn với nền tảng văn hoá bền vững. Đó chính là hậu phương - căn cứ địa cách mạng - lòng người.


Xây dựng hậu phương - căn cứ địa cách mạng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tạo ra sức mạnh cần và đủ cho tiền tuyến đánh giặc chính là sự biểu hiện cao nhất của tư tưởng kháng chiến, kiến quốc. Trong suốt 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975), Đảng Cộng sản Việt Nam đã tranh thủ mọi thời gian, điều kiện vật chất để xây dựng hậu phương - căn cứ địa cách mạng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa đánh giặc, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng căn cứ địa - hậu phương là một trong những điểm mấu chốt trong tư tưởng quân sự Việt Nam hiện đại. Tư tưởng ấy tiếp tục định hướng và phát huy giá trị trong xây dựng đất nước, xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay, gắn xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh với bảo đảm an ninh quốc phòng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.


Để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp, kết hợp các mặt đấu tranh chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao, Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng thời nắm vững tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Thực tế lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) chứng minh rằng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam phải bắt đầu từ việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, trên cơ sở đó xây dựng và phát triển lực lượng quân sự - lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đó là hình thức tổ chức thích hợp nhất để phát huy sức mạnh của cả dân tộc, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam, phù hợp với nghệ thuật quân sự và cách đánh của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Ra đời và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng, lực lượng vũ trang ba thứ quân do Đảng sáng lập, rèn luyện, lãnh đạo là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã đương đầu và đánh bại những quân đội nhà nghề, hùng mạnh.


Xây dựng lực lượng vũ trang Việt Nam hướng đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thành một quân đội cách mạng chính quy, từng bước hiện đại là tư tưởng nhất quán, quán xuyến toàn bộ 30 năm chiến tranh cách mạng. Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, là quân đội mang bản chất giai cấp công nhân, mang tính dân tộc và tính nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, có mục tiêu cao nhất là chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #121 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2021, 08:08:08 am »

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 4.

2. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 27.

3. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 33.

4. V.I. Lênin: Tuyển tập, quyển 2, phần 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 1.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 8.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 9.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 12.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 14.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 15.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 16.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 17.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 18.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 21.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tập 25.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tập 26.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tập 29.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tập 30.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tập 31.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 34.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 35.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 36.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 37.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977.

27. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

28. Văn kiện quân sự của Đảng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, tập 3.

29. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 1.

30. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3.

31. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4.

32. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5.

33. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6.

34. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7.

35. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 8.

36. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 9.

37. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 11.

38. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 12.

39. Hồ Chí Minh: Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970.

40. Hồ Chí Minh: Về vấn đề Mặt trận Dân tộc thống nhất, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1972.

41. Trường Chinh: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1948.

42. Trường Chinh: Mấy vấn đề quân sự trong cách mạng Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1983.

43. Lê Duẩn: về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

44. Lê Duẩn: Chiến thắng của sức mạnh tổng hợp, sức mạnh dân tộc và thời đại, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

45. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

46. Lê Duẩn: Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970.

47. Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1988.

48. Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979.

49. Võ Nguyên Giáp: Cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ và tay sai nhất định thắng lợi, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964.

50. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964.

51. Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

52. Võ Nguyên Giáp: Đường tới Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

53. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.

54. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

55. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

56. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

57. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Văn kiện Đảng 1930-1945, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1977, tập 1.

58. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Văn kiện Đảng 1939-1945, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1963.

59. Biên bản Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá II), Cục lưu trữ Trung ương Đảng, Đơn vị bảo quản 29.

60. Biên bản họp Bộ Chính trị, tháng 3-1965, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Đơn vị bảo quản 173.

61. Biên bản Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 (khoá III), Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Ban Chấp hành Trung ương.

62. Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 4-1966, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.

63. Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 10-1966, Cục Lưu trữ Vãn phòng Trung ương Đảng.

64. Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 11-1966, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.

65. Báo Sự thật, số 64, 29-11, 1946.

66. Bộ Ngoại giao: Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

67. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

68. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4.

69. Công tác văn hóa, nghệ thuật trong những năm chống Mỹ, cứu nước (1965-1972), Văn phòng Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1974.

70. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1961.

71. Đảng Cộng sản Liên Xô bàn về các lực lượng vũ trang (tiếng Nga), Nxb. Chính trị - Nhà nước, Mátxcơva, 1958.

72. Giôdép H. Amtó: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985.

73. H. Kítxinhgiơ: Những năm tháng ở Nhà Trắng, Bản dịch lưu tại Thư viện Quân đội, 1982.

74. Hồ Chủ tịch với các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1962.

75. Ph. Devillers: Pari - Sài Gòn - Hà Nội, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

76. Lêô Phighe: Tôi ở nước Việt Nam tự do về, Tác giả tự xuất bản tại Pari, 1950.

77. Mc Namara: Nhin lại quá khứ - tấn thảm kịch và bài học Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

78. Hồng Nam - Hồng Lĩnh (Chủ biên): Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984.

79. Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 4-1960.

80. Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 5-1969.

81. Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6-1970.

82. Văn kiện quân sự của Đảng, tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

83. Văn phòng Quốc hội: Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1960- 1976, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

84. Viện Sử học: Mấy vấn đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985.

85. Nguyễn Anh Thái (Chủ biên): Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.

86. Nguyễn Trãi: Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nọi, 1976.

87. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia - Đại học quốc gia Hà Nội, Việt Nam trong thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

88. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng: Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

89. Tư liệu ĐSL-11.100/47, Lưu tại Viện Lịch sử Đảng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM