Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:04:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phong trào Nam tiến 1945-1946  (Đọc 4375 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2021, 06:59:43 pm »

Trong một tháng (từ đầu đến cuối tháng 2 năm 1946) đơn vị phối hợp với dân quân địa phương hai lần chặn đánh bọn Pháp từ thị xã Bạc Liêu xuống càn quét vùng đìa Chuối và đìa Cai Tài. Ta diệt một số tên, thu 7 súng (có 1 tiểu liên Stell), thu lại nhiều tài sản do địch cướp trả lại cho dân. Bộ phận cán bộ biệt phái phối hợp với Ủy ban kháng chiến các địa phương tổ chức được 8 đại đội dân quân cách mạng.


Đầu tháng 3 năm 1946, đồng chí Tăng Thiên Kim nhận được lệnh của Khu bộ trưởng Vũ Đức về trụ sở ở Phước Long nhận nhiệm vụ mới.

Sau khi phân tích tình hình chiến sự trên toàn chiến trường miền Tây, đồng chí Vũ Đức cho biết: Mặt trận ngã tư Phú Sinh - Phước Long chỉ có thể giữ được khoảng một đến hai tháng nữa thôi, vì vậy phải quyết giữ cho được Tân Hưng để bảo vệ vùng giải phóng Cà Mau đặng có chỗ cho các đơn vị lui quân về Cà Mau củng cố lực lượng.


Đồng chí yêu cầu điều động gấp đơn vị Cao Miên Việt kiều cứu quốc quân về cùng địa phương xây dựng mặt trận Tân Hưng. Đồng thời ghé qua thất Cao Đài Giồng Bốm đưa thư của đồng chí gửi cụ Cao Triều Phát người sáng lập phái Cao Đài 12 phái thống nhất. Sau đó đến Khánh Bình cùng địa phương giải quyết vụ xung đột giữa người Miến và người Việt ở xã Khánh Bình.


Đồng chí Vũ Đức công bố quyết định bổ nhiệm đồng chí Tăng Thiên Kim làm chỉ huy trưởng phân khu Cà Mau. Quân số đơn vị lúc này đã lên hơn 100 người.

Chiều 3 tháng 3 năm 1946, đơn vị hành quân đến xã Phong Thạnh Tây rồi tiến dần về thất Cao Đài. Đơn vị được bố trí trực diện với thất Cao Đài, sẵn sàng nổ súng yểm trợ cho đồng chí Tăng Thiên Kim vào thuyết khách trong thất.


Sau khi chuyển thư Khu trưởng Vũ Đức gửi cụ Cao Triều Phát cho một chức sắc Cao Đài và sau 2 giờ thương thảo, cắt máu ăn thề, hai bên đã đi đến thỏa thuận:

1. Thất Cao Đài Giồng Bốm từ 6 tháng 3 năm 1946 trở đi thành một trạm liên lạc của quân cách mạng. Khi bộ đội đi ngang qua đây, thất có nhiệm vụ tiếp tế cơm nước, bảo vệ và không được tước súng những người đi lẻ tẻ.

2. Không được bung ra các xóm xung quanh thất hãm dọa và lấy đồ của dân. Trả lại những đồ đạc đã lấy của dân.

3. Mọi cán bộ, chiến sĩ mỗi bên khi qua lại vùng của nhau đều phải có giấy chứng nhận có chữ ký của người chỉ huy.


Khoảng 19 giờ ngày 5 tháng 3 năm 1946, đồng chí Tăng Thiên Kim được thất Cao Đài dùng ghe chở về đơn vị đang dàn quân ở vòng ngoài kèm theo 3 cần xé cơm trắng và hột vịt muối. Sau này, khi về hoạt động ở vùng Tân Đức, Tân Thuận (giữa năm 1946), đơn vị nhiều lần nhận được gạo và thực phẩm do cụ Cao Triều Phát tiếp tế.


Từ 10 tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 1946, đơn vị tập trung vào việc xây dựng tuyến phòng thủ Tân Hưng, chủ yếu ở kênh sáng Đội Cường và xung quanh chợ Tân Hưng, sẵn sàng đón đánh địch.


Sáng 15 tháng 3, đồng chí Tăng Thiên Kim chỉ huy 5 tiểu đội đến Rạch Ông chặn đường số người Miên bị giặc Pháp kích động đang kéo băng đồng Ông Tự đến đốt phá xóm nhà người Việt (bên tả ngạn sông Ông Đốc). Ta nổ một số loạt tiểu liên, nghe thấy tiếng súng liên thanh họ vội tháo chạy về xóm người Miên. Liền sau đó, ta cử cán bộ và một số người Việt ở địa phương có uy tín với đồng bào Miên đem thuốc rê, xà bông, đường cát và rượu trắng sang úy lạo đồng bào Miên và giải thích cho đồng bào biết phải đoàn kết Việt - Miên, không nên mắc mưu chia rẽ của thực dân Pháp.


Hai bên hòa giải, cùng thành lập ra ban Việt - Miên đoàn kết, trụ sở đặt tại nhà máy xay lúa kinh Công Nghiệp. Tình hình Khánh Bình đã ổn định trở lại. Nhưng sau đó ít lâu, đồng bào Miên bí mật rút ra ngoài chợ Cà Mau (lúc này thị xã Cà Mau đã bị quân Pháp chiếm đóng).


Đầu tháng 4 năm 1946, mặt trận Phước Long thất thủ. Cơ quan khu bộ, hầu hết các đơn vị của mặt trận Phước Long, một số đơn vị dân quân và một bộ phận nhân dân rút về tập trung ở rạch Cái Rắn. Tại Cái Rắn, đồng chí Vũ Đức chỉ thị cho đồng chí Tăng Thiên Kim đem một bộ phận đơn vị Cao Miên Việt kiều cứu quốc quân đến bảo vệ hội nghị Xứ ủy. Tham gia hội nghị này có các đồng chí: Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Vũ Đức, Phan Trọng Tuệ, Cao Hồng Lãnh, Văn Viên, Nguyễn Văn Tây và một số đồng chí trong Liên tỉnh ủy miền Tây.


Bộ đội Cao Miên Việt kiều cứu quốc quân đã hoàn thành nhiệm vụ bao vệ hội nghị.

Đầu tháng 5 năm 1946, quân Pháp có phi cơ và pháo binh yểm hộ tấn công mặt trận Tân Hưng, cả ba cánh quân của địch (từ trục lộ Cà Mau - Năm Căn; theo rạch Ông Tự và cánh quân bằng đường tàu sát theo kênh sáng Đội Cường tiến vào) đều bị các tiểu đội Cao Miên Việt kiều cứu quốc quân và các đội vũ trang của các tỉnh chặn đánh quyết liệt. Nhưng trước sức tấn công mạnh của địch, sau vài giờ cầm cự, toàn bộ quân ta đã rút về vùng Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Đức.


Tại Tân Đức, hai cán bộ chỉ huy hai trung đội Việt kiều cứu quốc quân (Tăng Thiên Kim chỉ huy trung đội 1, Nguyễn Văn Lầu chỉ huy trung đội 2) đã gặp nhau. Hai đồng chí đều phấn khởi vì sau gần một năm chiến đấu liên tục, gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đồng chí đã hy sinh, nhưng đại đội 1 Cao Miên Việt kiều cứu quốc quân đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, vẫn bảo tồn và phát triển được lực lượng (mỗi trung đội có trên 100 người và khoảng 80 súng).


Sau ít ngày củng cố và nghỉ ngơi tại Tân Đức; Khu bộ trưởng Khu 9 Vũ Đức hạ lệnh cho đơn vị của đồng chí Nguyễn Văn Lầu (trung đội 2) trở về hoạt động trên địa bàn hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên, đơn vị của đồng chí Tăng Thiên Kim (trung đội 1) bảo vệ khu bộ về vùng Cái Tàu - Biện Nhị (căn cứ U Minh) rồi quay lại hoạt động ở vùng Cà Mau.


Sau khi đưa an toàn khu bộ về rừng U Minh, trung đội 1 nhanh chóng quay lại vùng nam Cà Mau hoạt động.

Sau tạm ước 14 tháng 9, cùng với cao trào "vùng lên hoạt động" của toàn chiến trường Khu 9, đơn vị Cao Miên Việt kiều cứu quốc quân do Tăng Thiên Kim chỉ huy (Đoàn Thành làm chính trị viên và Nguyễn Tái Giám làm trung đội phó) đã đánh một số trận có tiếng vang ở Bạc Liêu - Cà Mau:

- Hai lần phục kích quân Pháp đi càn quét ở quận Đầm Dơi, diệt 20 tên, thu 2 súng trường Anh.

- Đánh thiệt hại nặng đồn Tắc Vân - Hộ Phòng.

- Đánh thiệt hại nặng 1 trung đội Pháp trong trận phục kích trên lộ số 4 (đoạn nhà Vân)...


Cuối tháng 11 năm 1946, đồng chí Tăng Thiên Kim được đồng chí Phan Trọng Tuệ điều về làm ủy viên ban tham mưu tỉnh Bạc Liêu, với nhiệm vụ đi xây dựng đại đội Cửu Long 1 (đại đội được trang bị vũ khí mới từ Xiêm gửi về).


Đơn vị được trao lại cho đồng chí Bảy Hiền (cán bộ của ban quân sự tỉnh Bạc Liêu) và đổi tên là "trung đội Phạm Văn Đồng".

Ban chỉ huy trung đội có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Hiền, trung đội trưởng; Đoàn Thành, chính trị viên; Nguyễn Tái Giám, trung đội phó. 

Đến đấy kết thúc vai trò lịch sử của bộ đội Cao Miên Việt kiều cứu quốc quân.

Tháng 1 năm 1947, theo lệnh của Khu bộ trưởng Huỳnh Phán Hộ, đồng chí Đoàn Thành được điều về làm chính trị viên trung đội 10 đại đội cửu Long 1; đồng chí Nguyễn Tái Giám được điều về huyện đội Hồng Dân - Rạch Giá; đồng chí Tăng Thiên Kim được điều về chi đội 24.


Đơn vị của đồng chí Nguyễn Văn Lầu cũng chuyển thành một đại đội vệ quốc đoàn Khu 9, hoạt động ở vùng Long Xuyên - Châu Đốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2021, 08:19:53 pm »

SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ ĐỘI ĐỘC LẬP SỐ 1


HỒ SĨ TỤI
(Nguyên chiến sĩ bộ đội Độc lập số 1)


Năm 1941, thực dân Pháp ở Đông Dương bị thua trận, vừa phải đầu hàng Nhật, vừa phải trao tỉnh Bát-tam-băng và một số tỉnh biên giới Cam-pu-chia cho Thái Lan. Trước khi rút lui, chúng gạ gẫm kiều bào theo chúng, hứa hẹn sẽ bồi thường tài sản và cho định cư ở Cam-pu-chia. Nhưng kiều bào ta (lúc đó khoảng 16.000 người) kiên quyết không theo giặc Pháp kể cả số binh lính và công nhân viên chức người Việt cũng trốn ở lại. Vậy là từ năm 1942 cộng đồng người Việt ở Bát-tam-băng đã trở thành "Việt kiều Thái Lan".


Năm 1943, vợ chồng anh Lê Văn Xướng (Sáu Rỗ) lên Băng-cốc liên lạc được với Đảng bộ Việt kiều Thái Lan, nhận chương trình Việt Minh về vận động các ông Phạm Thành Trinh, Đặng Văn Duyệt, Phạm Thành Sẳng... đứng ra tổ chức Hội Việt kiều cứu quốc ở Bát-tam-băng.


Ngày 23 tháng 9 năm 1945, tiếng súng Nam Bộ kháng chiến bùng nổ. Quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ và âm mưu tái chiếm Cam-pu-chia đến sát biên giới Bát-tam-băng. Tin Pháp xâm lược Nam Bộ và đang ráo riết đòi lại tỉnh Bát-tam-băng khuấy động tinh thần yêu nước và căm thù giặc trong kiều bào.


Đảng bộ Việt kiều vừa lo củng cố Hội vừa phát động phong trào thanh niên thoát ly gia đình tham gia lực lượng vũ trang, xây dựng chiến khu, chuẩn bị chiến đấu để đối phó với tình hình xấu nhất có thể xảy ra.


Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, chính phủ Thái Lan thân Nhật sụp đổ. Đảng Thái Lan tự do "Séri Thai" cầm quyền có cảm tình với cách mạng Việt Nam đã làm ngơ cho Hội Việt kiều hoạt động công khai. Hội bí mật tổ chức bốn chiến khu, đó là:

- Chiến khu 1 ở cây số 5 thuộc làng Coskhnơi.

- Chiến khu 2 ở Kohveng thuộc Rạch Tơ.

- Chiến khu 3 ở Stưng Chok cách làng Chok 3 ki-lô-mét.

- Chiến khu 4 ở Tà Ôm thuộc làng Giòng Trăm.


Mỗi nơi có khoảng 50 - 60 người, đã tổ chức lạc quyên và tổ chức "Tuần lễ vàng yêu nước" để lo mua vũ khí và nuôi các lực lượng ở chiến khu.

Tháng 3 năm 1946, đồng chí Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ từ Trung ương về cử anh Ngô Thất Sơn (người bảo vệ đồng chí Giàu ra Bắc, được học Trường quân sự ở Sơn Tây, tốt nghiệp xuất sắc) trực tiếp giúp Hội Việt kiều huấn luyện cho lực lượng tân binh ở các chiến khu. Đồng chí Giàu còn bí mật liên hệ với nhà vua Thái Lan (Luông Blavydek) và một số bộ trưởng trong chính phủ Thái Lan vốn là bạn quen cũ, nhờ hỗ trợ phong trào yêu nước của kiều bào và mua giúp vũ khí. Nhờ đó ta có vũ khí tốt trang bị cho các đơn vị bộ   đội hải ngoại và chuyển về Nam Bộ trong các năm sau.


Tháng 6 năm 1946, các lực lượng ở các chiến khu được lệnh tập trung về Chiến khu 4 Tà Ôm để chuẩn bị về nước.

Ngày 10 tháng 8 năm 1946, đồng chí Trần Văn Giàu thay mặt Ủy ban kháng chiến Nam Bộ ký quyết định thành lập "Bộ đội Độc lập 1" tại Chiến khu 4 ở Tà Ôm và lệnh cho bộ đội lên đường về nước.

Đơn vị có 105 cán bộ chiến sĩ (tuyệt đại đa số là con em Việt kiều ở Bát-tam-băng) tình nguyện, được chọn lọc, trang bị đủ vũ khí đạn, có ba đảng viên làm nòng cốt. Đồng chí Huỳnh Văn Vàng là chỉ huy trưởng, Ngô Thất Sơn chỉ huy phó, Đặng Văn Duyệt là chính trị viên. Đồng chí Trần Văn Giàu giao nhiệm vụ cho toàn đơn vị mở đường về nước, bảo đảm an toàn về người và vũ khí. Việc đánh địch không phải là nhiệm vụ chủ yếu. Nhưng phải mở đường mà đi nếu gặp địch.


Đêm trước khi lên đường, buổi lễ tiễn đưa có các đồng chí lãnh đạo kiều bào ở Bát-tam-băng, đặc biệt có ông Achar Đươn và bà Mé Muôn đại diện cho lực lượng Khmer Issarăk, cùng đông đảo kiều bào và thân nhân anh em trong đơn vị. Anh em bộ đội hải ngoại nhớ mãi lời phát biểu của một phụ lão: Sau hơn 80 năm nô lệ cho Pháp, nhân dân ta đã hy sinh tranh đấu giành được độc lập. Nay chúng trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, vậy các con hãy hy sinh lên đường cứu nước. Bà má nhắc lại: "Các con hãy hy sinh" và mọi người đồng thanh hô to: "Hy sinh! Hy sinh! Hy sinh!".


Hôm sau bộ đội hành quân từ Chiến khu ở Bát-tam-băng, khoảng một tuần thì đến gần thị xã Siêm Reap. Nghe tiếng súng của lực lượng Khmer Issarăk tấn công vào thị xã Siêm Reap, đúng như ý đồ của lãnh đạo, "Bộ đội Độc lập số 1" hành quân đến địa phận Siêm Reap nhằm hút địch bung ra bỏ thị xã, tạo thuận lợi cho lực lượng Khmer Issarăk đánh chiếm thị xã thắng lợi.


Chiến thắng Siêm Reap gây chấn động lớn. Đây là lần đầu tiên lực lượng Khmer Issarăk đánh chiếm và làm chủ một tỉnh ở Cam-pu-chia. Bọn Pháp phải điều động một số binh đoàn từ Sài Gòn và Phnôm Pênh lên giải tỏa Siêm Reap. Bị địch phản kích, anh em Issarăk cho người đi ngựa đuổi theo "Bộ đội Độc lập số 1" yêu cầu đơn vị ở lại chi viện. "Bộ đội Độc lập số 1" đã để lại một tiểu đội mạnh 17 tay súng do đồng chí Luân làm tiểu đội trưởng tiếp ứng cho anh em Issarăk.


Mấy ngày hôm sau, được tin trinh sát báo thứ bảy hàng tuần có một xe Jeep từ Kompongthom xuống phát lương cho bọn lính và dân khai thác đá ở Phnôm Pênh, trên xe có hai lính Miên bảo vệ. Ban chỉ huy bố trí một tiểu đội mạnh do đồng chí Kiều Mạnh Giá chỉ huy yêu cầu bắt sống rồi đưa đơn vị vượt núi Phnom Dek về hướng Tây Ninh, đường này sẽ rút ngắn được thời gian về nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2021, 08:21:12 pm »

Phục kích từ sáng đến chiều không thấy xe địch, tiểu đội đã định rút quân thì nghe tiếng xe đến gần, lúc đó khoảng 4 giờ chiều ngày 19 tháng 8 năm 1946. Đồng chí Kiều Mạnh Giá ra lệnh triển khai đội hình chiến đấu. 10 xe cam nhông, 1 xe nồi đồng, 1 xe cứu thương, 1 tiểu đoàn lê dương Pháp đổ bộ ngay trước đội hình phục kích, buộc ta phải nổ súng. Bị đánh bất ngờ địch chạy tán loạn. Trận chiến đấu rất ác liệt, giằng co cho đến tối. Địch phải gom xác, ta đếm được trên 40 tên, chúng rút lui, ta có 2 chiến sĩ hy sinh và 1 bị thương nhẹ. Trận đánh hoàn toàn không cân sức, nhưng nhờ ta dựa vào địa hình đồi núi, chủ động tấn công bằng hỏa lực khá mạnh nên địch thương vong nhiều. (Hiện nay còn hai đồng chí tham gia trận đánh này là Nguyễn Quang Thanh và Trần An). Từ đó, với danh nghĩa bộ đội Issarăk, ta cử đồng chí Ngô Thất Sơn có ngoại hình cao to và đen giống người Khmer, lại rất giỏi tiếng Khmer, công khai chỉ huy vũ trang tuyên truyền, phát động nhân dân trên đường hành quân đoàn kết đứng lên chống Pháp. Đồng chí Sơn chọn một tiểu đội gồm các chiến sĩ biết nói tiếng Khmer đi trinh sát mở đường. Gặp đồn bốt nhỏ lẻ hoặc bọn tề, ngụy, đồng chí Sơn thường giả làm quan phủ (Chau Vay Srok) dẫn lính đi kinh lý để công khai tiếp cận, chủ động tước súng và buộc chúng phải cho dân tiếp tế và dẫn đường cho đơn vị. Đến đâu đơn vị cũng được nhân dân, kể cả sư sãi nồng nhiệt đón tiếp và tiếp tế, dẫn đường. Có nơi đồng bào dùng voi đưa bộ đội đi. Súng thu được nhiều, đơn vị trang bị luôn cho nhân dân địa phương sau khi phát động họ đứng lên chống Pháp. Nhờ số súng này, lực lượng của nhóm Cru Um đã liên tục chống Pháp đến năm 1951, liên lạc được với bộ đội Sivotha II để phối hợp chiến đấu chống Pháp đến năm 1954.


Đơn vị hành quân đến vùng Stung Treng, đồng chí Sơn giả làm quan phủ đi kinh lý để đột nhập vào đồn Siempock tước súng của gần 50 tên lính. Quân ta làm chủ khu dân cư Siempock, vận động thuyền ghe chờ đêm tối tổ chức cho bộ đội vượt sông Mê Công.


Giữa mùa mưa lú, lròng sông rộng nước đổ vào mạnh. Đoàn ghe bị lạc làm hai. Cánh đồng chí Vàng và đồng chí Sơn có 20 người lọt về vùng Chho Long được Việt kiều hướng dẫn cắt đường về biên giới Tây Ninh tại vùng căn cứ kháng chiến Tân Biên, ngày 20 tháng 9 năm 1946.


Số còn lại trên 60 người về vùng Lộc Ninh, Hớn Quản không móc nối được cơ sở kháng chiến lại bị lộ; bị quân Pháp tập kích nhiều lần, sau vượt sông Bé về vùng bắc Đồng Xoài mới liên lạc được với trinh sát của chi đội 10, ngày 13 tháng 10 năm 1946. Sau đó được đưa về hội quân với cánh đồng chí Sơn tại căn cứ Cây Cầy (xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) vào ngày 20 tháng 10 năm 1946 và từ đây đổi tên thành "bộ đội Hải ngoại số 1".


Với lòng yêu nước nồng nàn và tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, với quyết tâm cao, mưu trí và dũng cảm, trong điều kiện thiếu thốn phương tiện (chỉ có một la bàn cũ kỹ và một tấm bản đồ đơn giản), phải tự tìm đường mà đi, tự lo tiếp tế mà sống, ròng rã 63 ngày đêm mới về đến Nam Bộ. Một số đồng chí đã hy sinh. Nhưng cuối cùng đơn vị đã về đến Tổ quốc tham gia kháng chiến. Đó là thắng lợi của một chủ trương sáng suốt của Đảng, người trực tiếp tổ chức là đồng chú Trần Văn Giàu. Bộ đội Hải ngoại về đến quê hương là nguồn động viên rất lớn đối với đồng bào, chiến sĩ Tây Ninh và toàn Nam Bộ, góp phần mở đường cho các đơn vị hải ngoại khác về nước sau này.


Tây Ninh là một tỉnh nghèo. Năm 1946 nhân dân trong tỉnh vừa phải chống Pháp vừa phải đối phó với lưc lượng Cao Đài phản động do Pháp huấn luyện và cung cấp vũ khí. Tại biên giới huyện Châu Thành giáp với tỉnh Svay Riêng (Cam-pu-chia), giặc Pháp đã kích động hận thù, tăng cường càn quét bắn giết, xúi giục hàng ngàn dân Khmer đi hôi của "Cap Doun" (chém An Nam). Vùng biên giới xơ xác tiêu điều, luôn vắng; bóng người, vô cùng căng thẳng. Nhiều sóc làng người Khmer nội địa ở các tổng Tropeng Yun, Băng Chrum, Khăn Xuyên, đồng bào sống trong tâm trạng hoang mang, sợ Pháp càn quét bắn giết, sợ bị trả thù, một số bỏ chạy qua đất Cam-pu-chia.


Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh biết rõ bộ đội "Hải ngoại số 1" đã qua huấn luyện và chiến đấu, có vũ khí trang bị tốt, nhiều cán bộ chiến sĩ là con em Việt kiều biết tiếng và am hiểu tập quán Cam-pu-chia nên đã xin Bộ tư lệnh Quân khu 7 cho đơn vị ở lại đóng quân trên đất Tây Ninh. Đề nghị được trên chấp thuận. Trên rút đồng chí Huỳnh Văn Vàng về Sài Gòn - Gia Định, chỉ định đồng chí Ngô Thất Sơn là chỉ huy trưởng bộ đội "Hải ngoại số 1".


Đồng chí Ngô Thất Sơn nhanh chóng bố trí một đội công tác tại thị xã Tây Ninh để thường xuyên quấy rối địch, nắm tình hình, trừ gian diệt tề, bảo vệ phong trào địa phương, vận động thanh niên tòng quân, vận động đồng bào ủng hộ thuốc men dụng cụ y tế, in ẩn, phim ảnh, v.v...


Một đơn vị mạnh do đồng chí Kiều Mạnh Giá chỉ huy sát cánh với một đại đội của chi đội 11 hoạt động tác chiến trong tỉnh. Năm 1947, Bộ tư lệnh Quân khu 7 tổ chức liên quân A, kế đó là liên quân B nhằm đối phó với lực lượng Cao Đài phản động ở Tòa thánh Tây Ninh và tổ chức một số trận đánh đồn địch, chống càn; bảo vệ căn cứ. Trung đội "Hải ngoại số 1" luôn luôn là mũi nhọn trong các trận đánh và hoạt động này.


Ngoài nhiệm vụ bảo vệ biên giới của một đơn vị vũ trang, đồng chí Ngô Thất Sơn và đơn vị còn được Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Tây Ninh ủy quyền phụ trách dân, quân, chính vùng biên giới của tỉnh. Trong đó, Tỉnh ủy, Ủy ban giao hẳn bộ máy chính quyền huyện Khang Xuyên cho bộ đội Hải ngoại số 1 quản lý. Đồng chí Ngô Thất Sơn được cử làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện. Nhờ đó, đơn vị có điều kiện hoạt động, xâv dựng phong trào Khmer Issarăk ở bên kia biên giới. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn và sáng suốt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2021, 08:21:50 pm »

Khởi đầu, đồng chí Ngô Thất Sơn chỉ thành lập một đội công tác biên giới với 11 cán bộ chiến sĩ giỏi tiếng Khmer. Gia đình ông Quản Bạt và ông Tà Chuôn ở Phum Kroma gần biên giới Cam-pu-chia được giác ngộ đầu tiên. Từ hai gia đình này, mở rộng tuyên truyền, giáo dục và tổ chức được cơ sở rộng rãi khắp các tổng Khang Xuyên, Tropeng Yun. Trong vài tháng các Phưm (ấp), Khum (xã) ở các vùng này đều có hội đoàn kết cứu quốc, dân quân tự vệ được thành lập, ngày đêm canh gác bảo vệ xóm làng.


Một số gia đình người Miên trước ở đất Việt Nam, sợ ta trả thù chuyện "Cap Doun" bỏ chạy sang Miên, nay tin tưởng dần dần trở lại chỗ cũ. Nhân dân hai bên biên giới dần dần đi lại làm ăn bình thường thân thiện như xưa.


Tận dụng các mối quan hệ đi lại thân thiện giữa nhân dân hai bên biên giới, cơ sơ ta móc nối và tổ chức được các cơ sở ở các gia đình tốt ở bên kia biên giới, có nơi móc nối được cả sư sãi. Lực lượng công tác biên giới phát triển nhanh, có nhiều gia đình Miên tham gia, đêm đêm len lỏi sâu vào các huyện Rumboul, Roméa Hek để móc nối xây dựng cơ sở trong đất bạn.


Đầu năm 1947, đồng chí Sơn là trung đoàn phó trung đoàn 305 và chỉ huy phó "Liên quân C", nhưng vẫn thường xuyên về Tây Ninh chỉ đạo công tác biên giới. Đồng chí tổ chức thêm một đại đội công tác biên giới ở Svay Teap (nam quốc lộ 1) thuộc tỉnh Svay Riêng do đồng chí Hồng Hy phụ trách tạo chỗ dựa cho Quân khu Đông Thành và xây dựng cơ sở ở vùng Svay Teap.


Đồng chí Sơn chỉ đạo anh em học tập truyền thống và phong tục tập quán dân tộc Miên, tập ăn Prohoc, biết lạy sư sãi, đặt tên Miên... để đi vận động quần chúng thuận lợi. Đồng chí Sơn tự đặt tên cho mình là Naisơn Sichăn. Anh em học và làm theo nên nhân dân, sư sãi càng gần gũi tin yêu cán bộ, chiến sĩ Việt Nam.


"Liên quân C" có giao 3 hàng binh lê dương Pháp cho đồng chí Sơn sử dụng (đồng chí Sơn rất giỏi tiếng Pháp). Đồng chí dùng 3 người này làm cận vệ trong những lần đi công tác tuyên truyền. Đồng bào và sư sãi Miên rất thán phục vị quan năm, thật tài giỏi có người Pháp làm lính bảo vệ.


Đồng chí Sơn thường đóng vai làm Chauvay Srok có lính Miên và quan Tây đi kèm xộc thẳng vào nhà một số tên Mê Kum (xã trưởng) ra lệnh tập trung lính Patisan rồi bất thần khống chế tước súng như đã từng làm trên đường về nước; sau đó tập trung dân làng tuyên truyền với danh nghĩa Issarăk, lính Miên thì cho về nhà làm ăn, giải tán tề ngụy. Súng thu được trang bị cho dân quân tự vệ các xã biên giới.


Khoảng tháng 5 năm 1948, đồng chí Sơn sử dụng một trung đội và 3 hàng binh lê dương đánh vào huyện ly Kompong Chok (cách tỉnh lỵ Say Riêng 10 ki-lô-mét). Đồng chí dùng hai xe đò chở bộ đội chạy thẳng vào dinh quận Kompong Chok. Đồng chí ngồi cạnh tài xế. Ba lính lê dương đứng hai bên vè xe trước để cho lính trong quận thấy, tưởng là lính của Pháp vào gặp. Xe vừa ngừng, ta nổ súng ngay, lính địch chạy toán loạn, ta bắt tên quận phó, thu trên 40 súng và chiếm giữ thị trấn đến chiều. Tuyên truyền xong ta rút về biên giới an toàn.


Thắng lợi lớn này làm địch rất hoang mang, các đồn bốt nhỏ lẻ chạy hoặc co cụm lại. Nhân dân Miên và Việt ở địa phương rất phấn khởi và tin tưởng. Mặt trận Issarăk nhanh chóng phát triển. Biên giới ta được củng cố vững chắc cho đến ngày đình chiến năm 1954.


Với quan điểm đoàn kết quốc tế trong sáng, biết dựa vào quần chúng, biết phối hợp công tác tuyên trụyền với công tác vũ trang trừ gian, diệt tề... nên chỉ trong vài tháng từ một biên giới đầy máu lửa và hận thủ dân tộc, tình hình đã êm dịu lại và chuyển hóa dần dần thành biên giới hữu nghị, thật sự đoàn kết.


Để mở rộng chiến trường, góp phần đẩy mạnh phong trào cách mạng Cam-pu-chia phát triển, cuối tháng 10 năm 1948 Bộ tư lệnh Quân khu 7 quyết định thành lập bộ đội "Sivotha" gồm các lực lượng Khmer Issarăk hiện có và tăng cường một bộ phận lớn của trung đoàn 305 và một đại đội của trung đoàn 311 do đồng chí Ngô Thất Sơn làm chỉ huy trưởng, đồng chí Trần Văn Đẩu làm chỉ huy phó, đồng chí Trịnh Xuân Đức làm chính trị viên.


Bộ đội Sivotha là một đơn vị tình nguyện quân Việt Nam được giao nhiệm vụ hoạt động trên địa bàn các tỉnh Svay Riêng, Preyveng, Kompong Chàm, Krâtié (khu Đông Bắc Khmer). Với nhiệm vụ tuyên truyền phát động quần chúng giúp bạn xây dựng cơ sở cách mạng, mặt trận, chính quyền... lực lượng các đại đội được tổ chức thành các đội vũ trang tuyên truyền độc lập và phân chia các địa bàn hoạt động như: bộ đội 10 ở vùng huyện Mi Mốt (Kompong Chàm) và huyện Snul, tộ đội 20 ở vùng bắc hai tỉnh Svay Riêng và Preyveng, bộ đội 30 ở vùng Suông, Chúp và bộ đội 40 ở vùng Chôlong và huyện Krâtié,... Vùng giải phóng rộng lớn chạy dài dọc theo biên giới các tỉnh Svay Riêng, Preyveng, Kompong Chàm (Cam-pu-chia), tỉnh Tây Ninh và một phần của tỉnh Long An (khu Đông Thành nay là huyện Đức Huệ) hình thành, tạo thuận lợi cho Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng Cam-pu-chia lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Bộ đội Sivotha ra đời thay thế và kế tục nhiệm vụ lịch sử của bộ đội Hải ngoại số 1. Từ đây, bộ đội Hải ngoại số 1 coi như đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, hòa nhập vào quân tình nguyện Việt Nam ở miền Đông Cam-pu-chia.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2021, 07:50:32 pm »

ANH HÙNG LIỆT SĨ NGÔ THẤT SƠN


LẼ CHÂU BA


Ngô Thất Sơn tên thật là Trịnh Ngọc Anh, sinh năm 1919 tại xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn (vùng Bảy Núi), tỉnh An Giang. Sau khi học hết bậc tiểu học, Ngọc Anh được cha mẹ thay tên giấy tờ là Ngô Mảnh Gương để ở Phnôm Pênh thi vào trường Lycée Siơwat. Sau khi tốt nghiệp, Ngô Mảnh Gương đi dạy học ở Kom Pông Chàm. Năm 1940, Ngô Mảnh Gương và một số giáo viên trẻ người Khơ me được Pháp đưa đi học ở trường Thể dục thể thao Phan Thiết. Trở về được một thời gian, năm 1944 Ngô Mảnh Gương được bổ nhiệm làm đốc học (hiệu trưởng) trường tiểu học Kom Pông Chàm. Ngô Mảnh Gương cưới vợ là một giáo viên và từ đó có cuộc sống khá phong lưu.


Đầu năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, phong trào cách mạng do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo phát triển rầm rộ khắp nơi tác động mạnh mẽ đến tinh thần yêu nước của bà con Việt kiều Cam-pu-chia. Ngô Mảnh Gương quyết định từ giã gia đình tìm đến với Mặt trận Việt Minh tham gia cứu nước. Khi chia tay với người vợ vừa mới mang thai, Ngô Mảnh Gương có dặn: "Con của chúng ta ra đời dù trai hay gái, em đặt tên là Hy Sinh để kỷ niệm giờ phút chia tay này".


Về Sài Gòn, Ngô Mảnh Gương lấy tên quê hương Bảy Núi đặt tên Ngô Thất Sơn, và xin gia nhập lực lượng bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Mặt trận Việt Minh, tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sài Gòn ngày 25 tháng 8 năm 1945. Thực dân Pháp được sự hỗ trợ của quân Đồng minh Anh - Ấn, từ đêm 22 rạng sáng 23 tháng 9 năm 1945, nổ súng đánh vào các công sở của ta tại thành phố. Ngô Thất Sơn cùng đoàn thân binh dũng cảm chiến đấu bảo vệ các đồng chí lãnh đạo cho đến ngày Ủy ban hành chính Nam Bộ rút khỏi chiến khu. Anh được phân công bảo vệ đồng chí Trần Văn Giàu ra Trung ương.


Trên đường đi ra Bắc, đồng chí Trần Văn Giàu và đồng chí Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức kết nạp Ngô Thất Sơn vào Đảng (tháng 11 năm 1945). Ra đến Trung ương đồng chí Giàu xin với đồng chí Võ Nguyên Giáp cho đồng chí Sơn đi học Trường sĩ quan ở Sơn Tây. Đồng chí Sơn học rất giỏi và thuộc số đứng đầu khi mãn khóa. Đầu năm 1946, trước khi được theo đồng chí Trần Văn Giàu về Thái Lan, đồng chí Sơn may mắn được gặp Bác Hồ. Là một trí thức ở Cam-pu-chia giỏi tiếng Khơ me, am hiểu phong tục tập quán Cam-pu-chia, vừa tốt nghiệp võ bị Sơn Tây về, đồng chí được Bác ân cần dặn dò: "Chú trở về Nam có trách nhiệm góp sức vào sự nghiệp giải phóng đất nước Miên, một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng, chú hãy cố gắng...”.


Về Thái Lan, được đồng chí Trần Văn Giàu giới thiệu giúp Hội Việt kiều ở Battambang; đồng chí cùng một số cán bộ mở trường huấn luyện tân binh, xây dựng bộ đội, tổ chức đưa bộ đội Hải ngoại số 1 về nước. Trên đường hành quân, xuyên qua vùng trắng ở các tỉnh phía bắc Cam-pu-chia, đơn vị kết hợp làm công tác võ trang tuyên truyền, tước súng tề ngụy, đánh phá một số đồn bốt, lấy súng địch trang bị cho nhân dân địa phương, giáo dục nhân dân đoàn kết chống Pháp, tạo điều kiện cho cách mạng Cam-pu-chia phát triển và mở đường cho các đơn vị Hải ngoại số 2, số 3 và số 4 hành quân về nước, về đến Nam Bộ, tại Tây Ninh, đồng chí Ngô Thất Sơn được cử làm chỉ huy trưởng bộ đội Hải ngoại số 1 Nam Bộ và đến tháng 10 năm 1948, được cử làm chỉ huy trưởng bộ đội Sivotha khu Đông Bắc Cam-pu-chia. Đơn vị được Bộ tư lệnh Nam Bộ sau đó là Bộ tư lệnh Quân khu 7 giao nhiệm vụ đứng chân ở Tây Ninh, vừa làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn ở Cam-pu-chia; vừa có nhiệm vụ phối hợp với quân dân Tây Ninh bảo vệ biên giới, bảo vệ căn cứ, đánh địch... Đồng chí bị địch bắt ngày 2 tháng 6 năm 1949 tại khu rừng Huỳnh thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh và bị địch thủ tiêu ngoài nhà lao Đức Hòa, tỉnh Long An ngày 23 tháng 9 năm 1952.


Trong gần 10 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Ngô Thất Sơn đã có những đóng góp đặc biệt xuất sắc:

1. Cuối năm 1945, đầu năm 1946, khi chiếm lại Cam-pu-chia, âm mưu thâm độc của giặc Pháp là đẩy hàng ngàn dân Khơ me qua biên giới chém giết người Việt Nam, gây chia rẽ hận thù giữa hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia, nhiều xóm làng dọc theo biên giới Tây Ninh tang tóc, hoang tàn, dân bỏ làng chạy sâu vào nội địa.


Dưới sự lãnh đạo của Khu ủy Khu 7 và dưới sự chỉ đạo giúp đỡ của Tỉnh ủy Tây Ninh, đồng chí Ngô Thất Sơn đã cùng đơn vị tổ chức đội vũ trang tuyên truyền, đột nhập các sóc người Khơ me ở biên giới, tuyên truyền giáo dục giác ngộ đồng bào, tổ chức Hội đoàn cứu quốc, xây dựng chính quyền, đoàn kết với quân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp, phá tan âm mưu chia rẽ của địch, xây dựng các tổng người Khơ me ở Tây Ninh thành căn cứ, bàn đạp cho đơn vị hoạt động gây dựng phong trào cách mạng ở Cam-pu-chia (phong trào Issarăk) biến hậu cứ của giặc Pháp ở Cam-pu-chia thành chiến trường, xây dựng vùng biên giới và nội địa các tỉnh miền Đông Cam-pu-chia thành chỗ dựa cho các vùng căn cứ kháng chiến của tỉnh Tây Ninh.


2. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, với tuổi đời chưa đến 30, đồng chí Ngô Thất Sơn đã tích cực tham gia công tác vận động quần chúng, vận động sư sãi; thuyết phục các tầng lớp trí thức Cam-pu-chia theo cách mạng, đào tạo cán bộ người Khơ me, thường xuyên giáo dục cán bộ chiến sĩ trong đơn vị bảo vệ dân, bảo vệ chính quyền và đoàn thể cách mạng, không quấy nhiễu dân, làm mất thanh danh bộ đội. Hoạt động ở Cam-pu-chia, đồng chí coi trọng giáo dục đơn vị thương vêu nhân dân Khơ me như nhân dân Việt Nam, không vì nạn ’’Cáp Doun" (chém giết Việt Nam) mà thù ghét họ, mắc mưu chia rẽ của địch; tôn trọng phong tục tập quán người Khơ me, giỏi tiếng Khơ me, biết ăn Prahoc và lạy sư sãi như người Khơ me... Bản thân đồng chí là một mẫu mực tiêu biểu với tên Khơ me là Naisơn Sichăn.


Ngô Thất Sơn là một cán bộ chỉ huy dũng cảm, mưu trí. Với lợi thế thạo tiếng Khơ me, tiếng Pháp, am hiểu nhiều về Cam-pu-chia, khi phát hiện địch sơ hở, đồng chí thường tổ chức bộ đội cải trang thành tề ngụy địa phương, đột kích đồn bốt địch, hạ đồn thu vũ khí, trương cờ Issarăk, rải truyền đơn tuyên truyền; phát động nhân dân đoàn kết chống Pháp. Trận đánh huyện lỵ Kom Pông Chàm ở Svai Riêng đầu năm 1948 thắng lợi gây chấn động cả vùng Soài Riêng, Prây Veng. Nhân dân phấn khởi, ngụy quân ngụy quyền hoang mang, tạo thuận lợi cho các đội võ trang tuyên truyền hoạt động gây dựng phong trào. Nhân dân quý trọng, gọi ông là "Sănk Pram (đại tá) Naisơn Sichăn", giặc Pháp cúng gọi ông là "Colonel Naisơn Sichãn".


3. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng "Cách mạng Khơ me là sự nghiệp của nhân dân Khơ me", Ngô Thất Sơn đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ người Khơ me. Cùng với việc chọn lọc bồi dưỡng, sử dụng số cán bộ xuất thân từ công nông, đồng chí có nhiều biện pháp lôi kéo, tranh thủ học sinh, sinh viên trí thức ở các đô thị, giúp đỡ họ giác ngộ cách mạng. Đồng chí mạnh dạn sử dụng một số tề ngụy, quan lại, công chức, binh lính và sĩ quan ngụy đã tự nguyện theo cách mạng, có trường hợp rước cả gia đình vợ con họ về căn cứ, trực tiếp bồi dưỡng công tác thực tế, chuyển hóa được nhiều người trong số này trở thành những cán bộ huyện, tỉnh, khu được đơn vị và nhân dân tin tưởng... Một số cán bộ Khơ me qua thử thách rèn luyện đã được Đảng bộ đơn vị kết nạp vào Đảng.


Điểm nổi bật nhất ở đồng chí Ngố Thất Sơn là tinh thần hy sinh vì cách mạng và khí tiết người chiến sĩ cách mạng trước kẻ thù. Khi bị địch bắt, bị đày hết nhà tù này đến nhà tù khác trong hơn ba năm, ở đâu đồng chí cũng nêu cao khí tiết cách mạng, vận động đấu tranh đòi địch bãi bỏ chế độ nhà tù hà khắc, vận động binh lính ngụy và Pháp ủng hộ cách mạng.


Địch dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, cho gia đình vợ con vào thăm nuôi, đồng chí Ngô Thất Sơn vẫn một mực giữ vững khí tiết, từ chối hợp tác với địch.


Ngô Thất Sơn không sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, nhưng được Đảng Bộ và nhân dân Tây Ninh, bạn bè đồng chí, đồng đội dành cho những tình cảm sâu đậm, sự kính trọng đặc biệt. Tên tuổi của đồng chí được đưa vào danh sách những người con của quê hương Tây Ninh, sở giáo dục Tây Ninh đã đặt tên đồng chí cho một trường học ở xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, lấy tên đồng chí đặt cho con đường Bến Sỏi đi ra biên giới Cam-pu-chia và đề nghị Hội đồng Nhà nước truy tặng đồng chí danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh đã ký quyết định truy tặng đồng chí danh hiệu cao quý ngày 20 tháng 12 năm 1994.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2021, 07:53:10 pm »

TIỂU ĐOÀN HẢI NGOẠI CỬU LONG 2


ĐÀO MẠNH DUỆ


Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long 2 được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 1947 tại Chiến khu 1, Prak Pông tỉnh Prachin Bouri (Thái Lan); ngày 28 tháng 6 năm 1947 hành quân trên 100 ki-lô-mét đến Chiến khu 2 Mai Ruột, thuộc tỉnh Trạt, biên giới Thái Lan - Cam-pu-chia, là đơn vị về Nam Bộ sau cùng. Quân số Cửu Long 2 có gần 300 người, đại đa số là con em Việt kiều đã và đang giúp bạn chiến đấu trên các mặt trận đánh Pháp ở Lào. Trong tiểu đoàn có nhiều đồng chí từ Nam Bộ sang, có bốn người là du kích Ma-lai-xi-a (trong kháng chiến ba anh đã hy sinh, hiện nay anh Trần Văn Quang tức Chăn Mun Poy còn sống); sáu anh em từ Cam-pu-chia sang nhập vào Hải ngoại Cửu Long 2 gồm Nguyễn Văn Hên, các anh Công, Bộ, Nhượng và hai anh người Cam-pu-chia là Tà Pin và Xà Rinh.


Thời gian đơn vị ở Mai Ruột có thêm 4 đồng chí: Sơn Ngọc Minh, Lê Tương Phụng, Nguyễn Ngọc Sanh và anh Lâm từ Khu 8 - Nam Bộ sang.

Ban chỉ huy tiểu đoàn đầu tiên gồm các đồng chí: Dung Văn Phúc (Dương Quang Đông) tiểu đoàn trưởng; Trương Văn Kỉnh, chính trị viên và Bông Văn Dĩa, tiểu đoàn phó1 (Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng chí Bông Văn Dĩa lập công xuất sắc trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).


Khi tiểu đoàn về đến Khu 9 - Nam Bộ, các anh trong ban chỉ huy đi làm nhiệm vụ khác. Bộ chỉ huv quân sự Nam Bộ bổ nhiệm một ban chỉ huy mới thay thế. Trải qua chiến đấu đồng chí Trần Quang Lợi đã hy sinh, đồng chí Từ Thiện Tài bị thương nặng. Hiện nay chỉ còn đồng chí Đào Mạnh Duệ, chính trị viên đơn vị. Tiểu đoàn được trang bị vũ khí mới, phần nhiều là các loại súng liên thanh như: Thompson, Submatsine, Carbine trung liên (FM) Nhật, đại liên 7/7 (xết xết), hai khẩu cối 60 ly, mỗi tiểu đội có 1 khẩu Moocta (súng phóng lựu Nhật), súng trường Nhật (loại ngắn) chiếm 30% trong số vũ khí của tiểu đoàn. Cán bộ từ tiểu đội trưởng trở lên đều có la bàn (bousole) đeo tay và một bản đồ miền Tây Nam Cam-pu-chia. Toàn đơn vị được trang bị quần áo ka ki vàng, mũ sắt Nhật, giày ba ta, v.v... Mỗi người đều có một túi cơm khô nhỏ.


Thời gian 4 tháng ở Chiến khu 2 Mai Ruột trước khi lên đường về nước là thời gian rất gian khổ, thiếu thốn. Vừa lao động làm lán trại, vừa học tập chính trị, luyện tập quân sự, vừa phải tự lực giải quyết lương thực, thực phẩm. Mỗi đầu người từ ban chỉ huy tiểu đoàn đến chiến sĩ chỉ được cấp phát 200 gam gạo một ngày và một ít mắm muối, v.v... vì vậy từng tiểu đội hàng ngày phải phân công nhau vào rừng, núi tìm đào khoai mài về trộn với gạo. Khoai mài dính cơm, mỗi người ăn mỗi bữa cũng chỉ được hai chén lưng lưng còn thì ăn độn các thứ như: lá khoai lang, củ chuối (xin nhà dân), đọt choại (trong rừng), hẹ nước (dưới mương, ruộng). Hàng ngày tiểu đoàn còn tổ chức cho anh em ra biển đánh bắt cá. Khi cá về chia cho mỗi tiểu đội khoảng chục con lớn, nhỏ, phải đổ nhiều nước nấu canh mới đủ ăn. Ngày chủ nhật nghỉ tập quân sự anh em có dịp đi tìm kiếm thức ăn và ra bãi biển moi cát bắt nghêu.


Trước khi lên đường về nước một tuần, đơn vị đánh chiếm đồn Sằm Lốt, thuộc căn cứ Pailin, tỉnh Bát Tam Băng do Pháp chỉ huy ở biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan, nhằm đánh lạc hướng địch. Bị đánh bất ngờ địch chạy tán loạn vào rừng, một số chết và bị thương, ta thu 7 súng, nhiều đạn dược. Bên ta 1 chiến sĩ hy sinh, vì trời tối bị đạn lạc. Đó là anh Viết, Việt kiều Thàkhek. Toàn tiểu đoàn đã liên hoan mừng chiến thắng Sằm Lốt.


Lễ xuất quân được tổ chức từ sáng sớm ngày 7 tháng 11 năm 1947. Toàn tiểu đoàn xếp hàng ngang, dưới lá cờ đỏ sao vàng có thêu dòng chữ "Tiểu đoàn Hải ngoại cửa Long 2". Đồng chí Dung Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng phát biểu trước hàng quân, dặn dò anh em ít câu và ra lệnh xuất phát.


Trong 25 ngày đêm hành quân có 22 ngày đi qua vùng núi rừng trùng điệp, một số đêm trời mưa, anh em phải chịu ướt cầm súng dựa lưng nhau ngủ cho đỡ lạnh. Đơn vị đi đến đâu cũng được nhân dân dẫn đường và cung cấp lương thực thực phẩm. Đồng chí Sơn Ngọc Minh và một số anh em trinh sát biết tiếng Cam-pu-chia tích cực làm công tác dân vận. Địch cho quân đi sục sạo nhiều nơi nhưng đều không phát hiện được.


Ba ngày sau cùng (từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 1947) khi xuống đến đồng bằng tỉnh Kampốt - Cam-pu-chia diễn ra nhiều trận chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch. 5 giờ 30 sáng ngày 29, một đại đội địch do Pháp chỉ huy bị một đơn vị quân ta đánh lui, chạy ra lộ Chhuk. Trận kế tiếp lúc 6 giờ sáng, địch chết và bị thương thêm một số, phải tháo chạy. Đến 17 giờ 30 chiều 29, tại cánh đồng (mé rừng) cách lộ Tàni - Pang Hang 1 ki-lô-mét, ta đánh lui một tiểu đoàn địch, sau đó truy kích ra lộ Tàni và phục kích đánh địch từ đồn Tàni cách đó 2 ki-lô-mét ra tiếp viện. Đó là lúc 18 giờ 30, trời đã sắp tối, quân địch khoảng một đại đội có xe bọc thép yểm trợ, nhưng bị đánh bất ngờ, chết thêm một số buộc phải bỏ chạy. Trong hai trận này ta diệt gần 40 tên, thu 10 súng các loại. Bên ta anh Nhuận hy sinh.


Đơn vị ở lại đánh địch trên lộ Chhuk, khi đến lộ Tàni - Pang Hang thì gặp địch đi lấy xác. Quân ta nổ súng trước, địch vừa bắn trả vừa chạy về đồn. Anh em ta vượt lộ, tiếp tục hành quân theo hướng các đơn vị đi trước.


Về gần đến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia thuộc tỉnh Hà Tiên, đơn vị còn phải đánh một số trận nữa.

Sau bốn ngày nghỉ ngơi tại căn cứ Tà Teng - Hà Tiên, tiểu đoàn được một đại đội của liên chi đội Hà Tiên dẫn đường tiếp tục hành quân đêm bằng xuồng vượt lộ Cái Sắn. Đêm ngày 8 tháng 12 năm 1947 về đến Huyện Sử, xã Thới Bình, huyện Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu (nay là xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). Nghe tin bộ đội Hải ngoại Cửu Long 2 về, các ba, các má, các chị, các em thiếu nhi, các đoàn thể thanh niên đã đem quà đến thăm hỏi, úy lạo đơn vị xuồng ba lá nườm nượp chở đến mía, chuối, dừa tươi khóm, bánh tét, bánh ít, v.v... Đồng bào ân cần thăm hỏi, thanh niên và các em thiếu nhi luôn bên cạnh chúng tôi để xem các loại vũ khí mới, nghe kể chuvện về kiều bào ở Thái Lan, dạy các em học các bài ca, bài múa lăm-vông. Thật vô cùng cảm động và phấn khởi trước tình thương yêu, chăm sóc của đồng bào. Hai ngày sau, đồng chí Phan Trọng Tuệ dẫn một phái đoàn thay mặt Bộ chỉ huy Khu 9 đến thăm đơn vị, trong đoàn có hai bác sĩ là Nguyễn Thiện Thành và Trương Công Trung ở Sài Gòn ra kháng chiến, ở Huyện Sử vài ngày, đơn vị hành quân đến rạch Bà Đặng và rạch Cái Sắn. Tiểu đoàn chọn một số anh em cho đi học lục quân Gia Định, một số đi làm nhiệm vụ khác. Thời gian chiến đấu ở Cà Mau - Bạc Liêu - Khu 9, đơn vị được bổ sung khoảng 60-70 anh em, đa số là người Cà Mau - Bạc Liêu. Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long 2 (bộ đội Hải ngoại Cửu Long 2) là đơn vị trực thuộc Bộ chỉ huv Khu 9, nhưng về tác chiến ở tỉnh Bạc Liêu thì thuộc sự chỉ huy của ban chỉ huy tiểu đoàn 125.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2021, 07:53:40 pm »

Sau một thời gian điều tra tình hình địch và được trinh sát tiểu đoàn 125 cung cấp tin tức, giữa tháng 3 bộ đội Hải ngoại Cửu Long 2 bao vây đột nhập đồn Tắc Vân hỗ trợ để dân quân, du kích địa phương diệt ác trừ gian và phá lộ chặn xe. Cuối tháng 4 năm 1948, trong trận bao vây tấn công đồng ruộng muối Êvrack do Pháp chỉ huy, chủ trương của Cửu Long 2 và địa phương là "điệu hổ ly sơn" để tiêu diệt. Một số tên chạy ra bị ta bắn chết. Số địch cố thủ trong đồn, ta bắn kềm chế tạo điều kiện cho một đơn vị bộ đội và dân quân du kích tiến vào chiếm lại 50 xuồng, ghe và 30 con trâu địch cướp của dân. Trận Tân Lộc - Tân Lợi, thuộc huyện Thới Bình (cuối tháng 5 năm 1948) rất ác liệt. Quân phản động của Cao Đài tập trung khoảng 1.000 tên khủng bố vùng giải phóng Tân Lộc - Tân Lợi. Phía ta có bộ đội Cửu Long 2, đại đội 1093 và đại đội 1095. Địch chết và bị thương gần 200 tên. Bên ta 11 anh em hy sinh, trong đó có anh Trần Quang Lợi chỉ huy phó Cửu Long 2. anh Tao trung đội phó, anh Khang tiểu đội trưởng, anh Nguyễn Hữu Thời chiến sĩ; 4 dân quân du kích tiếp tế cơm củng bị hy sinh (trong đó có anh Phạm Văn Thái (thầy giáo), anh Trần Văn Quế, v.v...).


Trong trận ngã ba Thầy Cẩm, cách đồn Ngã năm 2 ki-lô-mét (tháng 7 năm 1948), ta cho một trung đội tăng cường, bố trí trong vùng địch hậu đánh địch. Nhờ giữ được bí mật, bất ngờ, các đơn vị địch đi trên lộ theo bờ kênh Sáng và dưới kênh bằng xuồng, ghe đều bị chặn đánh. Địch chết và bị thương 24 tên, ta bắt sống tên Pháp chỉ huy đồn Ngã năm, thu gần 20 súng các loại, có 1 FM, 1 súng cối 60 ly, một súng Colt 9mm, v.v... Bên ta anh Cường Để, trung đội trưởng hy sinh. Sau một thời gian củng cố, đầu tháng 6 năm 1948 quân Cao Đài phản động lại tiến vào chiếm Huyện sử - Thới Bình - huyện Cà Mau (nay là huyện Thới Bình). Một tiểu đoàn từ Cà Mau tiến vào Tân Lộc-Tân Lợi, đến ngã ba Chợ Hội, cách Huyện Sử 4 ki-lô-mét. Một đơn vị của Cửu Long 2 và trung đội biệt động bố trí đánh địch ngay từ ngã ba chợ Hội. Mặt trận chính bố trí tại Huyện Sử. Chờ cho chúng vượt kênh Sáng sang chợ Hội (khoảng 1 trung đội) quân ta nổ súng. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, địch chết và bị thương 32 tên, phải rút hết về thị xã Cà Mau. Ta thu 21 súng các loại có 1 FM và 3 carbine. Bên ta không ai bị thương vong.


Trong trận Tân Duyệt thuộc huyện Ngọc Hiển (cuối tháng 8 năm 1948) 1 đại đội Cao Đài phản động, từ thị xã Cà Mau theo lộ xe khủng bố xã Tân Duyệt (vùng giải phóng). Nhờ giữ được bí mật, khi địch lọt vào khu vực phục kích, ta mới nổ súng. Địch không thể tiến lên được, lại chết và bị thương nhiều tên, buộc chúng phải vừa bắn vừa rút chạy. Ta diệt tại chỗ 29 tên, thu 20 súng các loại có 1 FM, 3 carbine và 11 súng trường.


Nổi bật là trận chiến thắng tiểu đoàn quân viễn chinh lê dương Pháp tại ngã tư Vĩnh Hưng, huyện Hồng Dân (ngày 23 tháng 9 năm 1948) và trận Điền Tây Mập (ngày 24 tháng 9 năm 1948). Trung đoàn 25 tập trung quân chuẩn bị tiến đánh thị xã Bạc Liêu đêm ngày 22 tháng 9 năm 1948. Nhưng được tin tình báo, sáng 23 tháng 9 năm 1948 địch sẽ khủng bố vùng Vĩnh Hưng, đúng ngày kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến của quân dân ta. Trước tình hình đó, trung đoàn lệnh cho một số đơn vị nhỏ đã tiến sát thị xã Bạc Liêu rút ra hết. Bộ đội Cửu Long 2 và trung đội quốc vệ đội của anh Trần On được lệnh phối hợp với đánh địch tại ngã tư kênh Sáng Vĩnh Hưng. Sáng sớm ngày 23 tháng 9, quân địch đi theo hai bờ kênh đến ngã tư thì bị quân ta chặn đánh từ chính diện và hai bên sườn. Trận đánh kéo dài hơn hai giờ. Đại bác 105 ly của địch từ trên tàu đậu ở ngoài vàm kênh Sáng cách mặt trận 8 ki-lô-mét bắn mạnh chi viện cho bộ binh. Nhưng quân địch chết và bị thương khá nhiều, buộc phải rút chạy. Trận này, địch chết và bị thương gần hai đại đội, ta bắt một số tên, thu 30 súng các loại, có một số FM. Hôm sau dân quân du kích mò dưới kênh Sáng và dưới ruộng nước, thu thêm được nhiều súng các loại. Bên ta 4 anh em hy sinh, trong đó có đồng chí Trịnh Xuân Việt (Việt kiều), trung đội trưởng và đồng chí Nguyễn Văn Tới, trung đội phó; chiến sĩ Trần Văn Thành (Việt kiều) và Nguyễn Văn Niên. Anh Từ Thiện Tài chỉ huy phó Cửu Long 2 bị trọng thương, sau mấy tháng điều trị phải chuyển công tác khác. Mộ phần anh Trịnh Xuân Việt được Ủy ban nhân dân xã Thới Bình đặt tại đầu con kênh Sáng (Thới Bình). Chiến thắng lớn tại ngã tư Vĩnh Hưng, huyện Hồng Dân (Vĩnh Lợi) đúng vào ngày kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến (23-9-1948) khiến nhân dân địa phương rất phấn khởi. Sau khi thu dọn chiến trường, ta rút vào rạch Điền Tây Mập. Địch cho hai máy bay ném bom, bắn phá trận địa. Sáng 24 tháng 9 địch cho máy bay trinh sát, bị khẩu đại liên 7/7 của ta bắn trúng. Hôm sau tình báo tỉnh Sóc Trăng cho biết 1 quan hai và 1 quan một Pháp chết.


Tính chung cả thời gian hành quân qua Cam-pu-chia về nước và thời gian ở Cà Mau - Bạc Liêu, đơn vị Cửu Long 2 đã cùng quân dân địa phương chiến đấu 23 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 586 tên, thu được 93 súng các loại. Bên ta 21 anh em hy sinh, 8 bị thương, 3 bị bắt (sau trốn ra được 2, tiếp tục chiến đấu ở miền Tây Nam Cam-pu-chia).


Đầu năm 1949, đơn vị Cửu Long 2 được giao nhiệm vụ cùng với bộ đội 251 tổ chức thành trung đoàn 131 chiến đấu ở chiến trường Cam-pu-chia. Lực lượng Cửu Long 2 chiếm hơn 2/3 quân số trung đoàn, trở thành quân tình nguyện Việt Nam ở miền Tây Nam Cam-pu-chia. Tháng 10 năm 1954, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, đơn vị chuyển quân về Cà Mau, tập kết ra miền Bác theo Hiệp định Giơ-ne-vơ tiếp tục phát huy truyền thống của đơn vị trong chiến đấu và các mặt công tác khác.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2021, 07:28:51 pm »

BỘ ĐỘI HẢI NGOẠI SỐ 3 QUANG TRUNG


HOÀNG XUÂN BÌNH


Đầu năm 1946, quân viễn chinh Pháp đã chiếm lại được các đô thị và thị trấn chính của Nam Bộ. Ở Cam-pu-chia, quốc vương quay lại thuần phục Pháp. Lực lượng quân sự Pháp cố chiếm lại quyền kiểm soát Lào nằm ở phía bắc vĩ tuyến 16, chủ yếu là ba thị xã Savẳnnạkhệt, Thàkhẹt và Viêng Chăn, ba thành phố nằm bên tả ngạn Nậm Khoóng (sông Mê Công) vừa thành lập được chính quyền Lào Issala bằng lực lượng vũ trang, vũ khí lấy được của quân Nhật và quân Pháp. Điều đặc biệt là Việt kiều ở các thành phố đó, hưởng ứng Cách mạng tháng Tám trong nước, đã nhất tề đứng lên ủng hộ chính quyền mới ở Lào, tự trang bị cho con em mình để thành lập các đơn vị chiến đấu dưới sự chỉ huy của liên quân Lào - Việt.


Tuy nhiên, sau nửa năm chiến đấu, so sánh lực lượng trên chiến trường Lào dần dần thay đổi có lợi cho quân Pháp.

Ngày 16 tháng 3 năm 1946, liên quân bảo vệ Savẳnnạkhệt quyết định rút khỏi thành phố để bảo toàn lực lượng.

Năm ngày sau, Thàkhẹt thất thủ sau nửa ngày chống trả sự tiến công ồ ạt của bộ binh, xe bọc thép và máy bay địch. Hàng trăm thường dân Lào, Việt đã bị chết, một số bị máy bay bắn trên sông khi dùng thuyền nan vượt qua Thái Lan.


Đầu tháng 4, liên quân phải rút khỏi Viêng Chăn, ra rừng. Các lực lượng vũ trang của Việt kiều chiến đấu ở Lào đều cất giấu vũ khí và tập trung sang hữu ngạn sông Khoóng, hòa trong hàng vạn kiều bào vừa ở Lào tản cư qua và kiều bào lập nghiệp ở Thái từ hàng chục năm trước. Ngày 21 tháng 3, ngày Thàkhẹt thất thủ trở thành "Ngày căm thù Sao-ết-mi-na" của nhân dân Lào và Việt kiều ta.


Trên lãnh thổ Thái Lan, Việt kiều tăng thêm hàng chục ngàn người, tập trung ở các tỉnh dọc bờ sông Khoóng vùng Đông Bác, đối diện với các thị xã Viêng Chăn (Noọng Khoai, U Đon), Thàkhẹt (Nakon, Phanom, Sakon, Nakon), Savẳnnạkhệt (Thai Phanom, Mukđahan, Bùng, Ubol Thani). Sự cưu mang đùm bọc nhau giữa Việt kiều "cũ" và Việt kiều "ty nạn" mới, đã nhanh chóng ổn định được cuộc sống cho hàng vạn người quyết đấu tranh không hợp tác với địch. Tinh thần đoàn kết tương trợ đó đã làm tăng thêm mối cảm tình và sự vị nể của nhân dân sở tại cũng như nhà cầm quyền Thái.


Sau vài tháng, khi cuộc sống đã ổn định, đoàn thể Việt kiều bắt tay vào lập chiến khu bí mật, tổ chức các đơn vị vũ trang để trở lại chiến trường Đông Dương. Với sự đồng tình, tuy ngấm ngầm, của nhà chức trách địa phương, một đơn vị Việt kiều cứu quốc quân đã tập kích thắng lợi thị trấn mỏ Pak Hinbun cách thị xã Thàkhẹt 30 ki-lô-mét về phía tây bắc (tháng 6 năm 1946). Một tháng trước đó, trong cuộc đổ bộ của Pháp qua Thabo, gần Noọng Khai, và trong cuộc pháo kích của Pháp vào vùng Nakon Phanom, nhà đương cục địa phương Thái cũng huy động lực lượng dân quân Việt kiều ra đối phó.


Trong khi chờ đợi xây dựng lực lượng quần chúng nông thôn ở Lào, làm cơ sở cho hoạt động vũ trang, chủ trương của Đoàn thể những năm 1946-1947 là thành lập những "bộ đội Hải ngoại", chi viện cán bộ, chiến sĩ và vũ khí trang bị cho cuộc chiến đấu trong nước, nhất là chiến trường Nam Bộ.


Tháng 11 năm 1946, tôi được Đại diện Chính phủ Việt Nam tại Thái Lan (đồng chí Nguyễn Đức Quỳ) triệu tập và báo cho biết có lệnh Bộ Quốc phòng gọi về làm cán bộ khung cho Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Tôi nêu nguyện vọng được về Nam Bộ chiến đấu. Sau đó mấy hôm, tôi nhận được quyết định do Ủy viên quân sự Hải ngoại Trần Văn Hoàng (tức Trần Văn Giàu) ký giao nhiệm vụ làm chỉ huy quân sự bộ đội Hải ngoại số 3 Quang Trung.


Lúc bấy giờ đại bộ phận đơn vị đã tập trung ở một chiến khu gần Phnum Tippaday, phía nam thị xã Bátđamboong (tỉnh vựa lúa của Cam-pu-chia nhưng đã bị Thái Lan chiếm 5 năm trước đó).


Ngày 13 tháng 11, đoàn cán bộ, chiến sĩ cuối cùng của đơn vị rời Băng Cốc lên xe lửa đi Bátđamboong. Đoàn có 15 người, gồm: Nguyễn Trọng Thường, sinh viên ban khoa học Hà Nội, huấn luyện viên Trường quân chính Hà Nội; Dương Cự Tẩm, thành viên của phái đoàn công tác đặc biệt ở mặt trận Lào; Lê Phùng Thời, sinh viên y khoa, tốt nghiệp khóa 1 Trường quân chính Hà Nội, được Chính phủ Việt Nam phái theo Hoàng thân Souphanouvong; Trần Ngọc Quế, chỉ huy đội bảo vệ Hoàng thân; Hoàng Ngọc Cừ, cán bộ Ủy ban kháng chiến Nam Bộ; Nguyễn Minh Duệ, tốt nghiệp Trường Cao đẳng thương mại Paris (con cụ Nguyễn Quý Anh, hiệu trưởng trường Dục Thanh ở Phan Thiết, người đã giúp Nguyễn Tất Thành trong thời gian anh dạy học ở đó); Lý Thành Thận; Mai Xuân Phán... Hành lý của đoàn có 1 "va ly" gỗ nẹp sắt, đựng súng tháo rời, gồm toàn Carbine và Thompson tự động, trung liên Bren; gần chục thùng gỗ ngoài có chữ "Milk, made in Danmark" (Sữa, sản xuất tại Đan Mạch) bên trong chứa đầy đạn cho các loại súng. Lại thêm mấy bao tải nhìn bề ngoài như đựng dừa khô thực ra là mũ sắt Nhật. Mỗi người có một ba lô đi rừng kiểu hướng đạo sinh, một bình đựng nước của nhà binh...


Hôm ấy, trà trộn trong khách ra ga, anh Trần Văn Giàu và trợ lý là cựu trung úy Nguyễn Văn Trọng kín đáo giám sát việc lên tàu của chúng tôi. Để tránh bị phát hiện, các hành lý nặng quá mức bình thường trong các va ly "thùng sữa’’... chúng tôi không thuê người giúp mà tự mình ráng sức khuân, bên ngoài, làm bộ như hành lý nhẹ nhàng...


Chúng tôi chọn một toa chở đá, không có mái che (khách đi tàu ai cũng chê không lên), phơi nắng nóng trên 40°C suốt một ngày mới tới ga Bátđamboong. Tại đây, nhà cầm quyền Thái hoàn toàn ủng hộ các hoạt động yêu nước của Việt kiều, nên việc giữ bí mật không gay gắt như ở Băng Cốc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2021, 07:29:58 pm »

Chiều hỗm sau, bằng xe ô tô của Việt kiều, chúng tôi về Chiến khu Phnum Tippaday, ở ki-lô-mét số 31 trên đường đi Pồsạt (Pursat). Đó là lần đầu tôi tiếp xúc với đơn vị, gặp ban chỉ huy và tìm hiểu nhiệm vụ được giao.


Chiến khu gồm một số nhà bằng gỗ, tre, lợp lá, dựng trên rừng chồi, cách khá xa các xóm dân ở. Đơn vị được mang tên Quang Trung, và là đơn vị bộ đội Hải ngoại số 3.


Lực lượng chiến đấu gồm 50 người, trong đó có người đã từng hoạt động ở mặt trận Lào tập kết về đây mấy tuần trước do anh Giao - một cán bộ trung đội của các đơn vị vũ trang Việt kiều Viêng Chăn chỉ huy. Các cán bộ tiểu đội trưởng như Mai Xuân Phán, Phạm Văn Thi (cháu sư cụ Ba, chùa Lôkanukho, một cơ sở lớn của Việt kiều tại Băng Cốc), Lý Thành Thận, anh Khai (giữ đại liên), anh Minh (tiếp đạn), Đào Văn Thảo (quê Sài Sơn, Chùa Thầy), anh Đệ, Nguyễn Văn Huyền... đều đã nhiều phen xung trận. Những anh em Việt kiều sinh ở Thái Lan, ở Cam-pu-chia thì "chỉ mới bắn cắc, chưa bắn được đùng” (mới tập yếu lĩnh bắn chứ chưa bắn đạn thật). Đơn vị trinh sát do anh Châu Văn Mót và anh Nguyễn Văn Luận phụ trách gồm những người đã hoạt động ở Cam-pu-chia lâu năm nói tiếng Khmer như người Khmer và thuộc đường xuyên Cam-pu-chia nên được cử dẫn đường. Ngoài ra, còn một số cán bộ "quá giang" về tham gia các ngành khác, như anh Tiểu, Nhiên và Dẹo của ngành hàng hải Nam Bộ, anh Nguyễn Minh Duệ của ngành kinh tế, anh Ba "tạc đạn" ngành công an Vĩnh Long.


Anh Phạm Văn Thuận, một đảng viên quê ở Vĩnh Long được phân công làm tổng chỉ huy kiêm chính trị viên trưởng. Anh Hoành Xuân Bình làm chỉ huy quân sự. Hai anh Võ Hoàng (một nhà báo trong phong trào bình dân năm 1936) và Hoàng Ngọc Cừ làm chính trị viên phó. Anh Giao và anh Nguyễn Trọng Thưởng làm phó chỉ huy quân sự. Trên đường hành quân, đơn vị lấy danh hiệu công khai là lực lượng của Khmer Issarăk.


Riêng tôi được đặt tên Khmer "Uk Bin", cấp hiệu trung úy (gồm hai nút tam giác bằng kim loại gắn trên một miếng vải màu xanh rêu đính lên mũ). Anh Quế phụ trách trung đội mang theo một máy vô tuyến điện.


Về vũ khí, đơn vị có 1 trung liên Bren, 1 trung liên Nhật và 1 đại liên Mỹ. Súng cá nhân của chiến sĩ có súng trường Anh-đô-si-noa của Pháp, súng Tô-mi Gơn "đầu cụt" của Anh, súng Nhật cỡ 5,5mm và mấy chục khẩu Carbine, tiểu liên Thompson. Mỗi khẩu súng được phát từ 400-500 viên đạn. Hành trang mỗi người không dưới 30 ki-lô-gam. Hành trình dự kiến 2 tháng. Tuy có la bàn (loại của Anh) nhưng bản đồ chỉ có loại "chiến lược" không giúp được gì cho đơn vị trên đường hành quân.


Nhiệm vụ chính của đơn vị là:

1. Mở một đường mới về Nam Bộ qua phía tây Biển Hồ (Cam-pu-chia).

2. Vận tải về nước một số súng đạn bằng sức người có thể mang được trên lưng.

3. Hộ tống một số cán bộ ẩn trở về trong nước làm nhiệm vụ.

4. Kết hợp gây thanh thế cho lực lượng Issarăk dọc đường.

5. Cố gắng tránh địch, khi cần thiết mới chấp nhận chiến đấu.


Chiều ngày 15 tháng 11 năm 1946, lãnh đạo Hội Việt kiều đến sinh hoạt với cán bộ đơn vị. Khoảng hai giờ sau đó, cơm nước xong, đơn vị nhổ trại, hướng về Tổ quốc, "bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa".


Chúng tôi đi theo con đường nhỏ dẫn tới vùng ven dãy núi Đậu Khấu. Trời tối như bưng. Trận mưa dông làm cho con đường đi xuyên ruộng trơn như mỡ. Quá nửa đêm đơn vị mới dừng lại nghỉ ở làng Kôn-ka Ếch. Hôm sau đến làng Roung, gần biên giới hai tỉnh Bátđamboong và Pồsạt, nghỉ đêm ở chùa Wat Roung. Từ đây là vùng do đối phương chiếm, Việt kiều bị kiểm soát rất chặt. Để tiếp tế cho bộ đội mà không bị nghi ngờ, dân làng chỉ mua ít một, tích dần gạo, đường, thực phẩm khô... nhờ cán bộ địa phương chuyển vào nơi bộ đội dừng chân.


Lần tiếp tế cuối cùng trước khi đơn vị tiếp tục hành trình về nước, cán bộ địa phương cho biết đồng bào Việt kiều ở đây thiết tha xin được nhìn thấy người lính của nước nhà độc lập. Xúc động trước tấm lòng yêu nước của đồng bào, ban chỉ huy đồng ý, hẹn tối nay khi bộ đội lội qua sộng Pồsạt, bà con đứng dọc theo con đường mòn gần làng. Để tranh thủ thời gian, bộ đội sẽ đi hàng một, bà con tiếp tế cho từng người.


7 giờ tối, trăng rằm sáng vằng vặc. Chúng tôi cởi quần áo ngoài, ba lô và súng trên vai lội qua sông. Đến đầu đường mòn đã thấy cán bộ địa phương và một số kiều bào đứng chờ. Một số "cần xé" to bằng cái lu đặt bên đường. Mỗi chiến sĩ đi qua được nhận một gói quà không phải dừng lại. Một số gia đình tới muộn, khiêng cần xé chạy băng rừng, bắt cho kịp người chiến sĩ đi đầu để trao quà.


Đang mải nói chuyện với cán bộ địa phương, tôi cảm thấy có ai nâng nhè nhẹ ba lô trên lưng. Quay lại tôi thấy một bà cụ, có lẽ ngang tuổi với mẹ tôi quê ở Hà Tĩnh. Bà cụ muốn xem ba lô nặng nhẹ ra sao. Đoạn bà nắm cánh tay tôi, nắn nhè nhẹ để xem chắc hay "nhão", mập hay ốm... cử chỉ đó làm tôi chảy nước mắt, vì hồi nhỏ, mẹ tôi cũng thường làm như vậy để xem thằng con út của mình mạnh hay yếu ra sao. Bà cụ ôm tôi vào lòng và lẩm bẩm như tự nói với chính mình: "Mãi bây giờ mới được thấy!".


Trước tinh thần hăng hái của Việt kiều ở làng Koki, ban chỉ huy đồng ý để lại một tiểu đội vũ trang tuyên truyền do anh Giao chỉ huy. Nhiệm vụ của đội là xây dựng cơ sở trong kiều bào cùng với Issarăk chống Pháp, về phía Issarăk, cử 8 người phần lớn là sư sãi đi cùng bộ đội ta, vừa để dẫn đường, vừa để vận dụng nhân dân Khmer các tỉnh Kông Pông Spơ, Kôngpông Chnang, Takeo... Đội vũ trang tuyên truyền hoạt động được một thời gian thì bị địch càn, một số hy sinh (trong đó có anh Lý Thành Thận). Số còn lại đẩy trở lại Thái Lan (trong đó có anh Giao, anh Hên...).


Chia tay với dân làng Koki, toàn quân nhằm hướng đông nam đi theo đường mòn của xe bò. Ánh trăng lọt qua vòm lá rừng làm cho cuộc hành quân đỡ vất vả, đến sáng ra khỏi rừng, đến phum Reang Khvao, cách đường xe lửa đi Phnôm Pênh chưa đến 20 ki-lô-mét. Hành trình tiếp theo phải tránh một quả núi lớn và vượt qua một đồi hoang vu, tới phum Chres. Đường mòn khấp khểnh, xe bò không đi được nữa, chúng tôi phải phân hai tạ gạo cho người mang nên càng thêm nặng. Tới phum Roleap, các vị sãi vận động nhân dân địa phương cho mượn hai con voi để chở hành lý nặng. Bắt đầu vào tỉnh Kôngpông Spơ, qua thung lũng sông Prek Thnot, đường lớn dễ đi nhưng lại có đồn bốt địch. Đơn vị phải tạt về triền núi Kirirom và vượt lộ đá Phnôm Pênh đi hải cảng Riêm ở gần đèo Pech Nil. Bấy giờ là giữa tháng 12, mùa khô làm cho suối trong vùng cạn nước. Cuộc hành trình phải tùy thuộc vào việc tiếp tế nước uống cho người và voi. Ban chỉ huy đơn vị buộc phải cho hai thớt voi quay trở lại. Những ngày cuối năm 1946, việc tiếp tế cơm nước ngày càng khó khăn. Có người phải lấy nước đọng trong vũng, sặc mùi nước đái bò, để uống cho đỡ khát. Ngày 30 tháng 12 gạo hết, phải ăn cơm phơi khô. Đêm đó, đoàn tới dãy núi Đămrây Rômiên, giáp giới hai tỉnh Takeo và Kampốt, chuẩn bị vượt quốc lộ Phnôm Pênh đi Kampốt. Để tránh bị phát hiện, anh em hành quân băng qua ruộng, nhằm hướng đông nam. Quá nửa đêm ngày 1 tháng 1 năm 1947, tổ dẫn đường cho biết không nhận ra đường đi nữa. Bình minh đã trắng ở chân núi mà đoàn còn đi giữa cánh đồng lúa chín vàng. Ngày hôm đó đơn vị trú quân tại chân núi Chros Pok. Ban chỉ huy hội ý bàn cách đối phó với tình hình. Cuộc họp vừa xong, một vài cán bộ đã trở về chỗ trú của mình, một số đông hơn còn ngồi lại chỗ họp để trao đổi ý kiến thêm. Đúng lúc đó, đơn vị bị địch tập kích bất ngờ và bị tổn thất nặng. Năm đồng chí hy sinh là Phạm Văn Thuận (tổng chỉ huy), Võ Hoàng (chính trị viên phó), Nguyễn Trọng Thường (phó chỉ huy quân sự), Nguyễn Văn Luận (tiểu đoàn trưởng trinh sát) và Nguyễn Minh Duệ. Hai người bị thương là Hoàng Xuân Bình (chỉ huy quân sự) và anh Đệ (tiểu đội trưởng).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2021, 07:30:30 pm »

Sau đó, chúng tôi mới được biết, quân Pháp ở đồn Tà Ni có người dẫn đường không đi theo con đường mòn có vọng gác của ta, mà theo dòng suối cạn. Cuộc họp của ban chỉ huy diễn ra ở bên con suối này. Địch bắn ở cự ly gần nên sát thương đại bộ phận ban chỉ huy.


Sau trận này, anh Trần Ngọc Quế được giao nhiệm vụ chỉ huy quân sự, anh Hoàng Ngọc Cừ, chính trị viên. Chúng tôi mang theo thương binh, xuống núi, nhằm hướng đông nam, băng đồng mà đi.


Khi vừng đông hé sáng, đơn vị tìm chỗ ẩn nấp trên cánh đồng, chờ đến tối lại tiếp tục hành quân. Phơi nắng từ sáng đến tối, bụng đói, cổ khát, nhưng ai cũng quyết tâm về đến Tổ quốc, dù phải mở đường máu mà đi.


Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1947, sau khi vượt qua một vùng sình lầy, chúng tôi dừng lại một xóm nhỏ có chừng mươi nóc nhà, mua gạo nhờ dân nấu cơm. Đồng bào không lấy tiền, còn cử người dẫn đường cho đơn vị tiếp tục hành quân về hướng kênh Vĩnh Tế. Mặt trời lên cao, cả đoàn dừng lại nghỉ chốc lát. Người dẫn đường chỉ cụm ba cây lớn bên trái đường, cách khoảng 1 ki-lô-mét nói, ở đó có cột mốc biên giới. Chiếu theo la bàn thì chỗ chúng tôi đang nghỉ đã là đất của Tổ quốc. Không còn cách nào tả xiết cảm xúc của mấy chục đứa con "phiêu bạt", nay đã về tới Đất Mẹ! Không ai bảo ai, nhiều người nằm sấp mặt, dang hai tay như muốn ôm lấy Đất Mẹ vào lòng! Niềm vui tràn trề, càng làm chúng tôi thêm nhớ thương năm anh em đã hy sinh ba ngày trước.


Khoảng 10 giờ sáng ngày 5 tháng 1 năm 1947, chúng tôi đến bờ kênh Vĩnh Tế, lòng kênh rộng khoảng 40 mét. Chúng tôi nhờ cụ già và cháu nhỏ trên chiếc thuyền câu đưa bộ đội qua kênh. Vì thuyền quá nhỏ, mỗi chuyến chỉ chở được 3 người. Tổ trinh sát đi chuyến đầu. Khi thuyền rời bờ, chúng tôi đứng nghiêm trang đồng thanh hát quốc ca. Cụ già đã biết chúng tôi là ai nên không còn nghi ngờ, chở liền 20 chuyến đưa chúng tôi qua kênh. Khi lên bờ, cụ còn hỏi: "Tôi đã giúp các ông, vì xã tôi là xã kháng chiến. Nhưng tôi xin hỏi thật một điều để được yên tâm: Các ông là "bên ta thứ thiệt" phải không?". Sau khi nghe chúng tôi giải thích, cụ bảo cháu bé chống xuồng đi gọi dân làng về.


Đêm hôm đó, dân làng tổ chức liên hoan mừng đoàn quân của Việt kiều về nước tham gia kháng chiến. Mấy hôm sau, đơn vị chúng tôi vượt sông Hậu về đóng quân ở xã Vĩnh Hòa, quận Tân Châu (Châu Đốc). Anh Hoàng Ngọc Cừ, chính trị viên về U Minh Thượng báo cáo tình hình với Bộ tư lệnh Khu 9. Khi trở về anh mang theo quyết định của Bộ tư lệnh khen đơn vị đã vượt qua bao khó khăn gian khổ và hiểm nguy về tới Tổ quốc, chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược. Cán bộ chiến sĩ đơn vị được điều động về nhiều cơ quan, đơn vị, chủ yếu là chi đội 22. Trong buổi lễ truy điệu các tử sĩ của đơn vị khi hành quân về Tổ quốc, anh Hoàng Ngọc Cừ đã vô cùng xúc cảm viết bài "Hận Chros Pok" với lời đề tặng hương hồn các bạn Duệ, Thường, Hoàng, Luận, Thuận hy sinh ở núi Chros Pok (Takeo Cam-pu-chia), ngày 2 tháng 1 năm 1947:

        Sông núi không ngăn tình thương
   Mưa gió không lay can trường
   Núi Chros Pok ngàn xa còn in bóng
   Trong tâm hồn chiến sĩ đội "Quang Trung"
   Vượt rừng xa, len núi thẳm mịt mùng
   Về cố quốc cùng đồng bào chiến đấu.
   Đoàn dũng sĩ quyết thề đem xương máu
   Tự trời xa về góp với núi sông
   Cùng đắp đài Độc lập với toàn dân
   Tìm Hạnh phúc trong lòng yêu Tổ quốc.
   Không thối chí trước thác, ghềnh, khổ, nhọc
   Quyết đi về chung sức diệt thực dân.
   Hai tháng trời ròng rã chịu gian truân
   Kìa đất Việt! Chỉ còn trăm dặm nữa
   Hai ngày trọn giữa rừng không ánh lửa
   Đội "Quang Trung" chịu đói, đã hết lương!
   Làm sao đây: Nghìn câu hỏi dập dồn!
   - Thôi hãy tạm đóng binh tìm phương kế.
   Núi Chros Pok nơi hoang vu lặng lẽ,
   Đoàn Việt quân Hải ngoại tạm trú chân.
   Ngày hôm sau quân địch đột tấn công!
   Tiếng súng đạn qua đầu như mưa bấc!
   Trận kịch chiến lặng êm trong khoảnh khắc
   Trên chiến trường, năm bạn đã bỏ thây!
   Ôi! Đau thương, ta đó các bạn đây
   Mà đôi ngả đã muôn nghìn xa cách!
   Lòng cương quyết mặc dầu bao thử thách
   Quyết đi về đất tổ chốn xa xăm,
   Đây Việt Nam yêu quý của muôn lòng!
   "Quang Trung" đấy xin góp phần kháng chiến.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM