Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:17:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường dẫn đến tội lỗi  (Đọc 7949 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2020, 10:05:24 pm »


        Điều chờ đợi đó đã đến. Sau lớp huấn luyện y được gọi đến nhà thờ Tiên Sa dựng bên vịnh Thanh Bình. Nếu như từ phía đèo Hải Vân nhìn vào, người ta dễ nhầm đó là con tàu chuẩn bị hạ thủy, bên trên có cây thập ác làm cột buồm. Đó là nhà thờ xây dựng dành riêng cho những tên biệt kích của Sở Phòng vệ duyên hải thuộc Nha Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh lực lượng đặc biệt quân đội ngụy và dành riêng cho những tên biệt kích trung tâm huấn luyện Mỹ Khê của Phủ đặc uỷ trung ương tình báo và CIA.

        Đinh Duy Trinh, điệp viên cũ CIA khoác áo linh mục xứ bán đảo Sơn Trà đến làm lễ cho Ty "trở ra Bắc", ông thuyết giáo với Ty:

        - Chúa ở nhà thờ Tiên Sa toát ra một phép màu gọi Cha tới đây với con.

        - Thưa Đức cha, con đang đợi lệnh Cha.

        - Cha miễn lễ cho con - Linh mục cầm tay Ty nâng nhẹ - Chúa tin con, chọn con đưa ra Bắc trả thù cho bô. Con hãy làm tốt điều Cha dặn...

        - Thưa Cha, con sẽ làm tròn bổn phận thờ Chúa và chống cộng.

        Sau buổi cầu nguyện đó, Hà Văn Ty xuống thuyền ra Bắc. Vào một đêm sáng trăng, khi cả xứ Liên Bằng đã vào giấc ngủ, Ty bước lên đất liền, lẻn vào nhà thờ sống cùng linh mục để thực hiện chiến dịch chống cộng sản từ trong lòng cộng sản.

        Khi ở đại bản doanh, những người chóp bu của cơ quan tình báo Mỹ CIA giao cho Hà Văn Ty đi gặp V10 giao nhiệm vụ đánh cắp thiết kế hệ thống đường ống dẫn dầu xuyên Trường Sơn và thực hiện tốt những chỉ thị truyền đi từ Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn.

        Sau khi nghe Chi cục trưởng CIA tại Đà Nẵng kể lại, Oan-tơ Mác-ti hình dung Hà Văn Ty là một điệp viên trung thành có tác dụng. Ông ta nhìn Chi cục trưởng CIA, hỏi:

        - Anh đánh giá gì về việc V10 không điện báo cáo cho ta?

        - Tôi sợ "phái đẹp" đã làm hỏng việc.

        - Ý anh nói con bé Phan Hồng Hà chứ gì?

        - Vâng, đúng thế.

        - Dựa vào cơ sở nào ngài nói thế?

        - Điệp viên Hà Văn Ty đến yêu cầu anh ta đổi khóa mã, thu lại khóa mã cũ, anh ta nói rằng đã bị người yêu lấy.

        - Thế là hỏng bét. Thất bại - Oan-tơ Mác-ti nổi giận - Việc tuyển dụng của anh không chuẩn xác, không khéo bị Công an Bắc Việt đang cho chúng ta leo thang đấy.

        - Xin ngài cứ bình tâm. Tôi cho rằng không hoàn toàn như thế. Lúc đầu tôi nghĩ, anh ta mang theo ảnh người yêu bên người là hợp lý, ngụy trang tốt. Vì vậy, chúng ta đã cho bộ phận kỹ thuật hướng dẫn anh ta dùng tấm ảnh người yêu làm tờ giấy ghi chìa khóa mã. Nhưng chúng ta không ngờ rằng anh ta có người yêu ở Hà Nội. Chúng ta chỉ biết từ Trường Sơn anh ta ra Hà Nội mới yêu Phan Hồng Hà, chứ không biết trước đó họ đã yêu nhau.

        Khi ở Hồng Kông, ngài có điện cho tôi đồng ý cho anh ta lấy cô Phan Hồng Hà. Ngài cho rằng dù điệp viên của ta hay điệp viên cộng sản vẫn phải có nơi ẩn nấp và tốt nhất là vợ con. Cô ta sẽ là nơi che chở cho anh ta, sẽ là nơi giúp anh ta bình tâm, không cảm thấy lẻ loi, đơn độc.

        Nhưng chúng ta không tính đến chuyện tấm lòng ích kỷ, nhỏ nhen của đàn bà. Cô ta tưởng từ khi vào Trường Sơn đến khi ra Hà Nội, Lê Văn Lâm vẫn yêu mình. Niềm tin đó bỗng tiêu tan khi cô ta mở hòm của Lâm nhìn thấy ảnh Thúy Hằng với dòng chữ mà chính tôi bắt cô ta ghi ở phía sau. Tình tiết mà chúng ta cho rằng hợp lô-gic thì lại chính nó phản lại ta. Phan Hồng Hà khóc lóc, xỉ vả Lâm và đã xé tấm ảnh. Khi Lâm thu gom lại, không còn đủ những con số để dịch bức điện.

        - Và anh ta đã bịa ra chuyện mất điện - Oan- tơ Mác-ti sa sầm nét mặt, đứng lên, giọng có vẻ bực tức - Mà anh cũng không thèm báo cáo cho tôi biết.

        - Vì tôi tin rằng anh ta còn tác dụng.

        - Để che giấu sự dốt nát, ngụy trang cho hắn ta chứ gì?

        Chi cục trưởng CIA cúi mặt. Oan-tơ Mác-ti giọng kiên quyết.

        - Yêu cầu anh báo cáo về liên lạc giữa Ty và Lâm.

        - Hiện tại tôi chỉ thị cho Ty gặp Lâm lấy báo cáo và điện báo về cho chúng ta.

        - Nghĩa là những báo cáo tôi nhận được của V10 là do Ty chuyển đi.

        - Vâng. Đúng thế.

        Oan-tơ Mác-ti tái mặt, ông ta đập tay xuống bàn, mắt như toé ánh lửa, gầm lên:

        - Còn ai ngốc như anh nữa không? Để Ty sống trong nhà thờ, nếu đổ bể thì không những anh ta bị bắt mà vị linh mục đáng kính của ta ở nhà thờ cũng bị sa lưới. Tôi đã bỏ qua cho anh sự ngu xuẩn đó thì anh lại cho hắn ta liên lạc với V10. Có đời thuở ai, một điệp viên chiến lược lại đi làm giao thông cho con bài nhãi ranh không? Anh không tính tới hậu quả nó bị bắt thì cả mạng lưới của chúng ta sa bẫy hay sao?

        - Tôi biết.

        - Biết tại sao vẫn làm - Oan-tơ Mác-ti tỏ rõ uy quyền của một phái viên từ Leng-lây đến - Tôi thay mặt cho Uy-li-am Côn-bai yêu cầu anh: thông qua tên Ty chỉ thị cho Vl0: một, giết Phan Hồng Hà, Phan Hồng Hà là một cô gái vô tác dụng đối với chúng ta. Nếu giết hay để nó sống đều không có ảnh hưởng gì tới công việc. Nhưng bắt VI0 giết nó để buộc V10 dấn thêm vào con đường hợp tác với chúng ta, không phản bội chúng ta nữa. Còn nếu hắn ta không thi hành lệnh thì giết luôn hắn đi. Hai, kết nạp Nguyễn Tiến Đạt vào tổ chức và giao cho anh ta cùng V5 đánh cắp bản thiết kế - Oan-tơ Mác-ti nói có vẻ hăm dọa - Nếu anh không thi hành sớm lệnh này, tôi sẽ đề nghị Leng-lây cách chức, gọi anh về nước.

        - Ngài cứ yên tâm. Chúng tôi sẽ làm theo chỉ thị.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2020, 10:06:50 pm »


       
2

        Sau khi đưa người yêu cũ xấu số đến nghĩa trang Văn Điển, Lâm lại về sông bên bìa rừng. Khi qua Hà Đông, y không quên mua bó hương về cầu nguyện cho vong linh của người con gái xấu số. Lán trại Trạm 45 vốn đã hẻo lánh, bây giờ lại nghi ngút khói hương thờ cúng linh hồn của một cô gái làm cho nó lạnh lẽo hơn. Mọi người khuyên Lâm, đó là số phận, đừng buồn làm gì nữa, con người ta ai mà chẳng phải đi vào cõi vĩnh hằng. Mỗi khi nghe những lời động viên của cán bộ, công nhân trong trạm, y chỉ nói như thanh minh:

        - Tôi chỉ hối hận là đã giận cô ấy - Giọng y nghèn nghẹn - Và biết đâu, vì sự đổ vỡ mối tình, cô ta buồn đi lang thang và bị kẻ xấu giết.

        Từ ngày Hà chết, Lâm ít nói hơn, mặt luôn đượm sắc ưu tư, lo lắng, nhiều lúc như dại khờ... Y nằm trên giường, úp mặt xuống gối. Hình như trong y dâng lên nỗi u buồn, thương tiếc người bạn thân, mà người bạn đó có thời đã dành cho mình những cái hôn nồng cháy. Rồi chính đêm ấy, y trách mình tại sao lại bước vào con đường làm gián điệp, giết người.

        Y nhớ rất rõ cái đêm mưa bão ấy, y và Hằng đang ngủ với nhau ở gốc cây thì bị bọn thám báo địch ập đến bắt. Chúng dẫn hai người đi qua những thung lũng đầy bùn và lá mục ngập tận đầu gối đến giam tại một nhà giam mà đến bây giờ y vẫn chưa biết tên.

        Đêm đầu tiên Lê Văn Lâm sống xô bồ với mọi người bị giam. Một tiếng rên la của người nào đó cũng làm y thức giấc. Chốc chốc bọn địch lại đẩy vào một người mỏi bị bắt. Người mới đến và người đã bị giam từ trước không nhìn thấy mặt nhau mà chỉ hiểu nhau qua lời nói.

        Sau khi phân loại, bọn địch chuyển Lâm đến buồng giam biệt lập, đầy đủ tiện nghi, sáng hôm sau bị dẫn đi hỏi cung. Y bước theo hành lang hẹp đến trước căn phòng số 4. Tấm cửa sắt nặng nề mở ra. Căn phòng màu vàng chết chóc với chiếc máy có những mắt điện xanh đỏ vàng đặt sát tường.

        - Mòi ngồi - Rôn-pho, sĩ quan CIA chỉ huy ở vùng 2 chiến thuật nói.

        Lê Văn Lâm gieo mình xuống chiếc ghê đơn độc đặt giữa phòng. Một lính ngụy đeo lon trung úy đưa cho Rôn-pho tờ giấy. Y nhìn Lê Văn Lâm tỏ thái độ thiện cảm.

        - Anh bị bắt đã lâu chưa?

        - Hai ngày.

        - Anh là kỹ sư học ở Ba Lan về?

        - Đúng thế.

        - Anh có khả năng thiết kế đường ống dẫn dầu?

        - Tôi không hiểu ý câu hỏi của ông.

        - Không hiểu ý câu hỏi của tôi - Rôn-pho cười gằn. Và ném cái nhìn thiện chí về phía Lâm.

        - Tôi biết anh là trạm trưởng, có khả năng thiết kế đường ống. Chúng tôi muốn yêu cầu anh hợp tác.

        - Hợp tác gì? Các ông là kẻ xâm lược, chúng tôi chiến đấu chống lại kẻ xâm lược mà cũng đòi hợp tác hay sao?

        Rôn-pho nhỏm người dậy tỳ sát vào bàn:

        - Anh hãy vẽ lại đoạn đường ống mười cây số do anh phụ trách.

        - Thưa ông, tôi chỉ vẽ cho chính phủ chúng tôi chứ có phải vẽ cho kẻ xâm lược đâu.

        Rôn-pho đỏ mặt vì tức giận. Ông ta có thể nhẫn nhục chịu đựng mọi sự trả lời, song kiểu đối đáp sỉ nhục quốc thể Mỹ thì ông ta khó nén nổi tức giận. Còn Lê Văn Lâm tỏ thái độ kiên quyết không chịu khai báo bất cứ điều gì liên quan tới đường ống dẫn dầu, động mạch chủ đã truyền máu cho toàn cơ thể.

        - Nếu như anh không hợp tác với chúng tôi, không chịu vẽ lại đường đi của ống dẫn dầu - Rôn- pho nhìn thẳng vào mặt Lâm, mỉm cười cay độc - Nghĩa là anh chọn con đường chết.

        Kinh nghiệm gần ba mươi năm trong nghề tình báo đã cho Rôn-pho hay, ngay một lúc không thể làm lay chuyển được suy nghĩ của đối phương. Dùng roi vọt tra tấn, kẻ sợ chết có thế nhận làm việc, song lòng trung thành và độ tin cậy thấp hơn nhiều so với kẻ tự nguyện rời bỏ lý tưởng. Vì công việc tuyển chọn điệp viên vượt lên tất cả, Rôn-pho nén nỗi bực tức:

        - Hy vọng anh sẽ có thì giờ nghĩ lại và hợp tác với chúng tôi.

        Rôn-pho ấn tay vào núm xanh trên máy điện thoại. Cánh cửa bên mở toang, hai người Mỹ bước vào cầm sợi dây nilon luồn qua hai nách buộc chặt Lâm vào thành thế. Họ cầm dây điện quấn vào hai bắp chân Lâm chậm rãi nhưng chắc chắn và thành thạo của những người chuyên nghề thẩm vấn bằng máy điều tra tâm lý. Một tên cầm chiếc mũ sắt chụp lên đầu Lâm, tên kia nới các đầu dây, Rôn-pho đích thân kiểm tra lại máy ghi tín hiệu, tận tay đặt băng giấy trắng nằm dưới ngòi bút điện. Lê Văn Lâm tưởng chúng dùng điện tra tấn làm các chân lông trên trán lấm tấm mồ hôi.

        - Anh Lâm, chính phủ Mỹ đối xử nhân đạo đổi với bất cứ ai bị bắt. Chúng tôi chỉ kiểm tra xem mức độ thành thật của anh qua máy kiểm tra này. Anh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi do chúng tôi đặt ra.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2020, 10:07:40 pm »


        Rôn-pho ngồi xuống ghế và ra hiệu cho hai người Mỹ bắt đầu thao tác.

        - Anh là kỹ sư học ở Ba Lan về?

        - Vâng.

        - Vào Trường Sơn mười tám tháng?

        - Đúng.

        - Chức vụ trạm trưởng?

        - Đúng.

        - Đã ngủ với cô Thúy Hằng?

        - Không... Có...

        - Nhất định không vẽ lại hệ thống đường ống?

        - Đúng.

        - Và chọn tội chết?

        - Vâng.

        - Anh thích gái nhảy Ba Lan?

        - Đúng.

        - Và thích chung sống với Thúy Hằng?

        - Đúng.

        - Nhất định không chịu cộng tác với chúng tôi để xa cô Thúy Hằng?

        - Đúng.

        Rôn-pho cúi xuống nền nhà nhặt cuộn băng rối rắm có một vạch mực đen trên giấy. Còn Lê Văn Lâm vẫn ngẩng mặt lên trần nhà như nhìn vào nơi vô định để lấy lại bình tâm.

        - Tắt máy - Rôn-pho ra lệnh rồi cầm cuộn băng xem tín hiệu. Ông ta ngạc nhiên khi thấy đường vạch đi một đường thẳng đều nhau, ông ta cuộn tròn cuộn băng bỏ vào túi không cho bất cứ ai biết kết quả cuộc thẩm tra này.

        Rôn-pho quyết định tiếp tục trò chơi nghiệp vụ. Y cho dẫn Thúy Hằng vào bắt ngồi im chứng kiến các cuộc tra tấn đồng đội.

        Một tên cầm roi gân bò đeo kính râm bước vào.

        Một tù binh bị đẩy vào phòng, liền bị roi gân bò quật ngang mặt ngã gục xuống. Tên đeo kính chửi bới thô tục, đá liên tiếp vào mặt, vào ngực, làm máu loang ra đầy mặt, Lê Văn Lâm và Thúy Hằng đều nhắm mắt cho những hành động tra tấn kia nhòe đi.

        - Có chịu khai không? - Tên đeo kính gầm lên.

        Người tù kia quằn quại nằm ngửa lên liền bị một trận tra tấn tiếp theo cho đến khi tắt thở.

        - Khiêng đi! - Hắn bắt Lâm và Hằng khiêng xác người đồng chí đưa đi chôn.

        Sau khi chôn cất người đồng chí, Lê Văn Lâm lại trở về buồng giam.

        Đêm ấy, khoảng mười một giờ, theo sau ánh sáng điện và gió vội ùa vào là bốn tên đao phủ ngụy khiêng một người tù quần áo bê bết máu quăng vào buồng giam rồi đi ra. Tiếng rên dai dẳng từ một cái miệng áp chặt xuống đất như tiếng thở phì phì. Y cởi áo lau máu đang chảy bên mép người tù.

        - Anh tên gì?

        - Hà Văn Đệ.

        - Đơn vị nào?

        - Trinh sát sư đoàn 559.

        Trước đó ba ngày, trên đường đi trinh sát, anh bị địch phục kích bắt. Chúng bắt anh dẫn đường cho lính Mỹ đánh vào sư đoàn bộ, anh không chấp nhận nên bị chúng đánh gãy chân, mê man bất tỉnh và chết vào sáng hôm sau.

        Đám ma anh Đệ cũng khá kỳ lạ, chỉ có bốn tên đao phủ, Hằng và y. Anh Đệ nằm trong quan tài bằng hòm gỗ cũ còn đọc được nhãn hiệu hòm đạn và bột giặt: bốn tên đao phủ bắt y và Hằng xúc đất chôn Đệ, không được nói chuyện. Mỗi lần ngẩng mặt lên, bốn con mắt lại bắt gặp nhau vừa cảm thấy rất gần lại rất xa, vừa thương nhau lại vừa sợ hãi.

        - Lâm đi tiễn biệt bạn rồi trở về mà khai báo, nếu không cũng chịu số phận như tên tù này.

        Lúc đó y mong được sống cùng Hằng, che chở cho Hằng. Thế rồi hai đứa phải xa nhau, lại phải trở về buồng giam biệt lập để tiếp tục chứng kiến cảnh tra tấn, đánh đập, để rồi hôm sau lại cùng Hằng xúc đất đổ lên những hàng quan tài anh em đồng đội. Cuộc đời họ cứ xếp hàng đi ngang qua cuộc đời y và Hằng. Một cuộc đời đi ngang qua một cuộc đời, cũng có thế như khóc, cũng có thế như hát. Đệ và một số anh em nằm dưới những nấm mồ ngoài nghĩa địa kia đã đi qua cuộc đời y như một bóng ma. Y định bỏ chạy, nó cứ níu lại bên miệng huyệt.

        Y ngồi lặng lẽ bên tường sợ hãi những cuộc tra tấn, sợ hãi cái chết.

        Bỗng buồng giam mở cửa. Đúng rồi, có lẽ họ đưa mình đi tra tấn. Y nghĩ như thế.

        Nhưng không, chúng lại đưa đi kiểm tra qua máy kiểm tra tâm lý. Lần này, người điều khiển máy và thẩm tra vẫn như lần trước, chỉ có khác là có Thúy Hằng ngồi bên chứng kiến. Rôn-pho nâng cốc nước lọc lên uống liền mấy ngụm rồi châm thuốc hút. Ông ta giở sổ tay sắp xếp lại những câu hỏi lần trước để đánh gục Lê Văn Lâm.

        Cảu hỏi 1: - Anh là kỹ sư học ở Ba Lan về nước?

        - Đúng.

        Câu hỏi 3: - Anh thật lòng yêu cô Thúy Hằng?

        - Đúng.

        Cảu hỏi 9: - Nhưng anh muốn chết để cô Thúy Hằng sống một minh?

        - Không.

        Câu hỏi 19: - Thế thì anh cộng tác với chúng tôi?

        - Không.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2020, 01:27:43 pm »


        Buổi thẩm vấn kết thúc. Rôn-pho mở băng ghi âm nghe lại cuộc thẩm vấn và mắt nhìn theo đường mực ngoằn ngoèo để phân tích tâm lý. Niềm vui mong đợi đã đến. Câu hỏi số 19 với đường gạch của "bút điện", Rôn-pho nói to lên gần như thét:

        - Nó bắt đầu do dự.

        Rôn-pho quyết định nhanh chóng giáng tiếp một đòn mới vào chỗ yếu trong tình cảm của Lâm.

        Ngay đêm đó, Lê Văn Lâm được đưa về khách sạn Thái Bình Dương tại Đà Nẵng. Khi bước vào phòng, đã thấy Thúy Hằng đang nằm trên chiếc đệm trắng tinh trong bộ đồ ngủ đắt tiền. Bốn con mắt nhìn nhau đến rơi nước mắt.

        - Em có bị tra tấn không?

        Thúy Hằng lắc đầu:

        - Anh ngồi xuống đây đã!

        Lâm đến bên Thúy Hằng. Cô ta nhìn Lâm bằng đôi mắt lạ lùng. Đó là đôi mắt của con nai trong tình cảnh sa bẫy của thợ săn, ánh lên long lanh, vừa trong vừa hoảng loạn. Lâm đoán rằng, trong những ngày qua, Thúy Hằng phải chịu nhiều cực hình, có thể bị chúng thi nhau hãm hiếp, giờ cô đang hoang mang.

        - Những ngày vừa rồi em rất thương anh, lo anh cũng bị tra tấn như anh Đệ.

        - Anh cũng lo cho em và thương em nhiều. Có lúc nghĩ dại, em đã bị chúng...

        - Không. - Thúy Hằng cầm tay Lâm kéo nằm xuỗng giường - Em vẫn là của anh tất cả.

        - Tại sao em xanh thế?

        Thúy Hằng nói trong hơi thở:

        - Em đã có...

        - Có thai? - Lâm ngạc nhiên hỏi - Bị từ lần vừa rồi hay trước đó?

        - Trước.

        Lâm nhìn Thúy Hằng vừa thương lại vừa lo trong tình cảm thương yêu và cùng bị tù đầy.

        - Bọn chúng có biết không?

        - Biết. Con bác sĩ phát hiện thấy em nôn oẹ đã cho em về đây tĩnh dưỡng cho đến ngày sinh nở mẹ tròn con vuông. Chính ở căn phòng này em lại thương và lo cho anh vô hạn. Không hiểu sau đây cuộc đời của anh và con sẽ ra sao.

        Lâm kéo vỏ chăn hoa đắp ngang bụng Thúy Hằng để tránh cái gió biển Thanh Bình thổi tới. Giây phút ấy, niềm hạnh phúc đã đến với cả hai người. Thúy Hằng có cảm giác hai người đang che chở cho nhau. Mùi da thịt và hơi ấm của hai người tỏa ra nóng rực. Thúy Hằng nhìn Lâm, nghĩ về Lâm và đứa trẻ sắp ra đời, cô khóc.

        - Nín đi, em nín đi ngay nào!

        Theo bản năng, Lâm đưa ngón tay chạm vào cặp môi hơi mềm nhẹ của Thúy Hằng và nhận biết nước mắt đã loang tràn xuống đến tận môi. Những ngón tay đầy thương cảm của Lâm lần lần lên má, lên khóe mắt Thúy Hằng, rồi lặng lẽ lau nước mắt cho cô.

        - Em buồn khổ lắm phải không?

        Thúy Hằng nhìn Lâm, khuôn mặt đẹp và buồn dường như lắc nhẹ bảo rằng "vâng", cánh tay lại kéo Lâm về phía mình như bảo rằng "không".

        Có lẽ Thúy Hằng ôm riết lấy Lâm trước hay Lâm ôm riết lấy cô ta trước, điều đó nói chính xác thật khó. Chỉ biết rằng hai người ôm nhau thật bất ngờ, thật tự nhiên. Lòng họ cũng chan chứa tình thương yêu, muốn truyền cho nhau trong căn phòng này, trong lúc tâm trạng tạm thời bình tĩnh sau những ngày hoảng loạn. Sự ấm cúng tạm thời đó truyền cho nhau thật êm ái, thật thân thiết. Thúy Hằng cứ để mặc cho những ngón tay Lâm lần giở từng cúc áo của mình mà không hề ngượng ngập. Lâm cứ như đứa trẻ vùi mình vào chiếc vỏ chăn ấm, vừa âu yếm lại vừa tham lam dữ tợn như một con thú.

        Sau những phút giây tưởng trái đất này chỉ có Lâm và Hằng. Lâm thở dài. Những ngón tay Thuý Hằng lúc trước đó vò cho tóc Lâm rối bù thì giờ đây lại trải đều, vuốt nhẹ. Hai người nằm sát bên nhau trên chiếc đệm mút phủ vải trắng tinh.

        Nỗi lo sợ bị giết hại bắt đầu nhen lên tiến công niềm vui, nỗi đam mê mà hai người vừa dành cho nhau. Đối với Lâm, nỗi lo sợ đến nhanh hơn, dữ tợn hơn. Còn đối với Thuý Hằng, lẽ ra có con là vui chứ. Người phụ nữ nào chẳng muốn có đứa con, niềm vui, niềm hạnh phúc và đứa con đó phải có bố. Nếu bây giờ địch thả ra trở về Trường Sơn, ra Bắc, liệu anh em đồng chí có bỏ qua chuyện mình chưa có chồng đã có con không? Sự sợ hãi này đang nảy sinh trong niềm vui có đứa con. Hay là mình khuyên anh ấy khai báo đôi điều rồi vào Sài Gòn sống cuộc đời ẩn dật như mấy tên cai ngục đã hứa hẹn. Phải rồi, đó là con đường thoát.

        Những giây phút đó, đứa con là điều hạnh phúc, là con đường chạy trốn khỏi tiếng đồn đại khinh miệt của đồng đội, dân làng đã tưới lên tâm hồn đau khổ, nỗi lo âu sợ hãi, đẩy cô thiên về hướng khuyên Lâm khai báo.

        - Nếu anh không khai, anh sẽ bị chúng giết như đã giết anh Đệ - Thuý Hằng nói khẽ và run.

        - Để xem đã! - Lâm nói lưỡng lự.

        - Bọn chúng nói với em, dù nhà tù cộng sản hay Mỹ ngụy thì cũng đối xử nhân đạo với tử tù: trước khi tử hình, cho ăn một bữa cơm ngon. Đối với anh, họ bảo cho đến thăm em để hưởng giây phút hạnh phúc cuối cùng trên trần thế trước khi bước sang thế giới bên kia.

        - Chúng nói như thế hay sao? - Lâm ngạc nhiên nói.

        - Vâng, chúng nó nói thế - Giọng Thuý Hằng vẫn buồn, trầm đục. Cô tiếp tục thuyết phục - Anh không thể chết lúc này được. Đứa trẻ sinh ra phải có cha. Anh cũng phải sống để...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2020, 01:28:18 pm »


        Trong lúc Thúy Hằng nói như thế, Lê Văn Lâm thấy cái chết bất thần lại ập đến đẩy y về miệng huyệt đen ngòm. Lê Văn Lâm nhẹ nhàng gỡ cánh tay bị đầu Thúy Hằng đè lên, thay vào đó là chiếc gối. Đôi mắt Thúy Hằng u buồn, trắng đục nhìn Lê Văn Lâm trào nước mắt làm cho sắc mặt xanh bợt của cô thêm biến màu. Tự nhiên cô thương và lo cho Lâm bị giết hơn lúc nào hết. Rồi cô lại nghĩ, nếu anh ấy chết, đứa con sinh ra sẽ không có bố. Không, anh không thể chết được! Con chúng ta phải có bố. Muốn thế anh phải sống! Muốn sống, anh phải khai chút xíu thôi, gọi là làm phép. Họ cũng nói với em như thế mà, anh ơi!

        Thúy Hằng nói tất cả những ý nghĩ khổ đau dằn vặt đó với Lê Văn Lâm. Lê Văn Lâm nằm im nghe Thúy Hằng nói, một lúc sau ngồi dậy lấy thuốc lá hút.

        Đêm đó, Lê Ván Lâm ngồi thức suốt đêm nhìn qua ô cửa. Đà Nẵng ban đêm thật dễ chịu. Gió biển thường đến sớm và sương giăng li ti trong màu sáng đục của ánh điện đêm. Bình thường gió từ phía biển Thanh Bình thổi tới, thỉnh thoảng gió quẩn lại chuyển hướng từ phía sông Hàn tới. Ngày bị áp giải về Đà Nẵng, khi đi qua cầu Trịnh Minh Thế, mặc dù xe bịt kín, Lê Văn Lâm cũng biết mình đã qua sông Hàn. Giờ đây ngồi trên tầng cao của khách sạn, Lê Văn Lâm cố phóng mắt nhìn về phía dòng sông, chốc chốc lại đưa mắt nhìn Thúy Hằng. Lê Văn Lâm thấy buồn. Nỗi nhớ không phương hướng bắt đầu len lỏi trong tâm khảm. Lâm nghĩ lại lịch trình cuộc đời, bắt đầu từ những ngày học phổ thông, Ba Lan đi vào các khách sạn nhảy với các cô gái châu Âu, những ngày vào Trường Sơn, ghì chặt Thúy Hằng ngủ dưới tấm nilon che mưa... Rồi tự nhiên Lâm nghĩ tới buổi đào huyệt chôn Đệ. Thế rồi hình ảnh cái huyệt mà Đệ nằm xuống cho nước ngập tràn quan tài đã xua đuổi mọi nỗi nhớ, không cho nỗi nhớ kết tổ trong Lâm.

        Trăng lên, vượt khỏi đèo Hải Vân từ bao giờ đang nhợt nhạt trong sương. Ánh trăng không sao lấn át được ánh điện thành phố. Nỗi nhớ quá khứ kia như nhòe vào ánh trăng đêm, còn cái huyệt chôn Đệ lại xuất hiện ngay dưới ánh đèn đường, ngay trước mặt Lâm. Lòng Lê Văn Lâm đang tan loãng trong cơn buồn và sợ chết.

        Thúy Hằng ngồi dậy đến bên Lâm từ lúc nào nhưng y không để ý.

        - Sao, anh có nghe theo em không hay cứ chấp nhận cái chết vô ích?

        Lê Văn Lâm bừng tỉnh. Hai chân định đứng lên quay mặt về phía Thúy Hằng nhưng cả thản hình như đang bị trói chặt. Trời ơi, có lẽ tình yêu chồng vợ chung đụng với đàn bà mới đem đến cho mình hạnh phúc chăng. Miệng Lâm líu lại không thành câu:

        - Anh đang suy nghĩ.

        - Suy nghĩ để chính tay em đi đào huyệt chôn anh hay sao?

        Câu nói của Thúy Hằng làm Lâm rã rời xương cốt, hoang mang, hoảng loạn.

        - Anh sẽ khai những vấn đề nào không quan trọng.

        - Họ cũng chỉ yêu cầu thế thôi mà.

        Nhưng sự thực hoàn toàn trái ngược điều Lâm nghĩ.

        Sau khi có tài liệu trong tay, CIA lại tiếp tục khai thác, cuối cùng buộc y phải ký giấy làm việc rồi đưa đi huấn luyện cấp tốc, tung trở lại chiến trường với những lời báo cáo ngụy trang và chiếc ảnh Thúy Hằng có bảng chữ số chìa khóa mã ghi ở phía sau.

        Thê rồi, Tổng cục Xăng dầu điều y ra Bắc. Y nghĩ đó là dịp may hiếm có để rũ bỏ cái nghề làm tay sai cho Mỹ, ra đi không thèm báo cáo lại CLA, cắt đứt mọi liên lạc. Nhưng CIA không chịu từ bỏ. Một tối y đang đi lang thang một mình theo dọc đường ống dẫn dầu, bỗng có tiếng gọi:

        - V10.

        Y quay lại.

        - Ông là ai?

        - V5.

        Y rùng mình sợ hãi. Thế là CIA lại cho V5 bước vào cuộc đời mà y đang có ý định sông yên ổn.

        - Õng ở đâu đến?

        - Không cần biết. Đó là nguyên tắc - Hắn ta dằn rõ hai tiếng "nguyên tắc".

        Lâm thực sự hoang mang. Đúng là CIA đã giữ chặt cuộc đời của y. Không còn cách nào khác, y đành nhận chỉ thị đánh cắp bản thiết kế đường ống dẫn xăng dầu và chiếc đài phát sóng.

        Điều bất hạnh xảy ra, Phan Hồng Hà xé mất ảnh Thúy Hằng là xé bỏ chữ số khóa mã nên cô phải tội chết. Cái chết của cô ngoài dự kiến của Lâm, gây cho y nỗi buồn nhất định.

        Đêm đó, ngồi trong lán Trạm 45, y nghĩ về cái chết của Đệ, của anh em Trường Sơn và cái chết của Hà, làm y cảm thấy khiếp đảm quá chừng. Sao mà cái chết nó cứ đeo đẳng bên mình một cách tệ hại như thế. Nó thực sự như một thứ thuốc độc ngấm vào cơ thể làm y mệt rã rời. Y nằm xuống giường, toàn thân run lên như người lên cơn sốt rét.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2020, 01:31:42 pm »


       
3

        Sáng sớm, bao giờ Thượng tá Phó cục trưởng Nguyễn Đăng cũng là người đầu tiên mở cửa phòng cho người phục vụ quét dọn. Từ ngày phái A7 vào tổ chức địch, ông lo cho số phận người chiến sĩ của mình, nếu như có sơ xuất, dễ bị chúng giết hại. Người cán bộ của ông hoạt động khá tích cực, dũng cảm đã tìm được khóa mã, biết được nơi cất giấu điện đài, xác định được quá khứ của V10... nghĩa là làm được nhiều việc, nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất: tên nào lấy cắp bản thiết kế đường ống dẫn xăng dầu Bắc Nam và lấy ở đâu, sau đó giao cho tên V5 hay tên nào chưa xác định được.

        Ông ngả lưng trên sa lông, tay đỡ đầu suy nghĩ về âm mưu của CIA trong cuộc đánh cắp bản thiết kế này, và dự kiến cả tiến triển của vụ án. Đối với mọi người chỉ huy phản gián như ông, việc nhận xét, đánh giá về âm mưu, tổ chức của cơ quan tình báo, phản gián đối phương có ý nghĩa rất lớn đến vụ án ông đang chỉ đạo.

        Rút điếu thuốc lá và lấy tay vê vê, tự nhiên ông lại nghĩ về những ngày hoạt động điệp báo ở miền Nam. Có phải ông là sĩ quan phản gián già muốn ghi lại công lao của mình không? Không phải. Ông chỉ muốn nghĩ lại những kinh nghiệm của bản thân để giúp ích cho việc chỉ đạo A7. Ông lấy tay bóp trán. Đúng rồi, phái A7 đi như bắn một mũi tên mà ông là xạ thủ. Chẳng lẽ nào mũi tên kia không trúng đích? Nếu mũi tên lạc, cuộc sống của A7 sẽ ra sao? Mẹ A7 và vợ con mong chờ cậu ta như vợ con ông đã mong ông khi ông đang công tác ở miền Nam. Nhớ lại lúc ông ra Bắc sau thời gian dài hoạt động ở tổ điệp báo Buôn Mê Thuật, vợ ông nhìn thấy ông sung sướng không nói được một lời.

        - Anh đã về.

        - Trông em già đi nhiều quá.

        Vợ ông òa khóc.

        Nghĩ về những ngày sum họp đó, ông lại lo cho A7. Không biết rằng mình tính toán đường đi của cậu ta như thế có phù hợp không? Có gì sơ xuất không?

        Ông đứng dậy mở tủ sắt lấy hồ sơ vụ án rồi bước chậm chạp đến phía bàn. Vừa lật bìa tập hồ sơ thì Mạnh Cường và Trưởng phòng Cơ yếu bước vào.

        - Chúng vừa mới điện cho V10 phải không?

        - Chúng yêu cầu V10 phải nhanh chóng đánh cắp bản thiết kế.

        Thượng tá gấp hồ sơ, đi đi lại lại. Trưởng phòng Cơ yếu ngồi xuống sa-lông. Họ là những người cùng Cục tham gia vào chỉ đạo vụ án này nên có thể đứng ngồi thoải mái.

        - Tôi cho rằng A7 sợ nguy hiểm nên hoạt động không mạnh.

        - Nhưng sự nguy hiểm là một đặc trưng nghê nghiệp phản gián của chúng ta - Thượng tá cắt ngang lời thiếu tá - Làm những người chỉ huy phản gián muốn chủ động tấn công địch từ xa nếu thiếu can đảm thì không có tư tưởng tấn công. Xét cho cùng, A7 tuy trẻ nhưng đủ phẩm chất và nghiệp vụ chuyên môn đối phó với nguy hiểm.

        - Không nên khẳng định như vậy đồng chí ạ. Tôi nhất trí đánh giá về đối phương chưa đầy đủ đâu. Dù cơ quan phản gián, tình báo Mỹ có ngu ngốc, ta cũng phải đặt A7 vào tình huống, chúng rất khôn ngoan để hoạt động. Và để thắng chúng, ta phóng A7 đi mà mũi tên không lạc, đòi hỏi A7 phải có trí thông minh, lòng dũng cảm và hành động táo bạo. Song kẻ địch rất xảo quyệt, biết đâu nguy hiểm lại không đến với cậu ta. Tôi không lo cậu ta sợ chết mà sợ V10 làm bậy, ngoài dự kiến của chúng ta. Đó có thể là mắt xích đầu tiên đem nguy hiểm tới cho A7.

        - Như vậy là đồng chí mắc tiếp một sai lầm nữa: thiếu lòng tin vào người mình phái đi.

        - Không phải thiếu lòng tin, mà tôi muốn đặt nó vào trong tình huống để giải quyết vấn đề, để lường trước nguy hiểm sẽ đến với A7.

        - Anh nói đúng - Thượng tá Đăng thừa nhận - Chúng ta giống như một nhà toán học phải giải quyết tất cả các bài toán theo lý thuyết mà lý thuyết lại chưa thuộc hết. Đó là điều đáng buồn -  Dừng một lúc thượng tá nói tiếp - Không lực Hoa Kỳ đang phát huy sức lực ném bom phong tỏa miền Bắc; Tổng thống Mỹ đã quyết định ném thủy lôi MK.42, MK53, mô-đen 3, mô-đen 4 phong tỏa cảng Hải Phòng, bờ biển, đường sông miền Bắc, nhưng dầu vẫn theo đường ổng vào tận Tây Nguyên cung cấp đủ cho chiến trường. Chính vì vậy, đã đến lúc bức bách nhất: phải đánh cắp bằng được bản thiết kế đường ống dẫn dầu Bắc Nam để chúng ném bom hoặc tiến đánh tháo gỡ. Nhưng lấy cắp rồi nó chuyên đi bằng cách nào? Chẳng lẽ lấy cắp xong cứ để trong hòm sắt của tên Vl0 hoặc tên nào đó hay sao? Một thời gian dài chỉ đạo vụ án mà chúng ta vẫn không thấy đường dây liên lạc, vẫn không thấy bóng dáng V5. Thực là điều kỳ quặc. Bây giờ có lẽ chúng ta không nên ngồi chờ mà phải chủ động lôi chúng ra khỏi hang ổ bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đối đầu.

        - Chúng ta bắt trạm trưởng Lê Văn Lâm khai thác!

        - Về tội gì?

        - Tội... - Thiếu tá Mạnh Cường ngập ngừng.

        Thượng tá lắc đầu, nói:

        - Đó là cách để xuất của người không muốn động não, hay nói cách khác, đó là cách làm của một sĩ quan phản gián lười suy nghĩ. Tôi hỏi đồng chí - Thượng tá nhìn thẳng mặt Mạnh Cường -  Mục đích của ta là phải tìm bắt V5, phát hiện đường dây liên lạc và tổ chức của V10, bảo vệ bản thiết kế. Nếu như bắt trạm trưởng Lâm khai thác mà y lại ngoan cố không khai, V5 và tổ chức thấy động nằm im, ta có thế giết chết tên Lâm để moi ra V5 không? - Thượng tá thấp giọng - Chính vì chúng ta chưa mạnh dạn chủ động tiến công nên đã gây ra cái chết của cô Hà mà đên bây giờ chưa biết rõ thủ phạm. Đấy, chúng ta cứ kiên nhẫn thu mình ngồi chờ nó tác hại như thế đấy. Bây giờ hoạt động của chúng đã rõ, đang bức bách đòi Vl0 lấy cắp được bản thiết kế, xác định được bản thiết kế, xác định được tên V10 được giao nhiệm vụ này. Biết ý đồ của CIA như thế mà chúng ta cứ nhìn chúng hoạt động hay sao? Tôi cho rằng tạo tình thế buộc Lê Văn Lâm và Nguyễn Tiến Đạt phải xuất hiện.

        Mọi ngưòi cùng im lặng. Họ cho rằng im lặng vào lúc này đầu óc sẽ minh mẫn hơn để ra quyết định chắc chắn. Thiếu tá Mạnh Cường hờ hững nhìn lên bản sơ đồ hệ thống đường ống dẫn dầu treo trên tường nhưng trong đầu óc quay cuồng bao câu hỏi. Cho chúng xuất hiện bây giờ liệu có câu nhử được V5 không? Anh ép lưng vào thành ghế, gương mặt phảng phất nỗi lo âu về vụ án và hổ thẹn vì để người chỉ huy đề xuất phương án kết thúc vụ án mà lẽ ra nhiệm vụ đó của anh. Song anh cho rằng không nên kết thúc vụ án vào lúc này, cứ để cho địch chủ động đến với các đối tượng mà chúng cần qua đó tiếp tục tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn của chúng được đầy đủ hơn.

        - Đồng chí giải thích cho chúng tôi tại sao mấy tháng nay V10 không nhận được chỉ thị của V5 hay trung tâm chỉ huy của CIA ở Đà Nẵng?

        Thượng tá trả lời ngay:

        - Theo A7 cho biết chúng tin tưởng giao cho Vl0 và muốn phát triển Nguyễn Tiến Đạt vào tổ chức.

        - Ta tìm cách ngăn lại hay cho nó phát triển?

        - Tất nhiên ta để cho nó phát triển.

        Thượng tá bắt đầu trình bày kế hoạch xúc tác cho mới quan hệ đó phát triển mạnh hơn. Cả phòng họp nín lặng hoặc thở nhẹ theo tiếng nói dồn dập hay ngập ngừng của ông. Nói xong ông lại bật diêm hút thuốc, cuối cùng ông kết thúc quyết định của mình bằng chỉ thị:

        - Giao cho đồng chí Mạnh Cường nhiệm vụ này.

        Từ lúc đó, không khí cuộc họp Ban chuyên án sôi nổi hẳn lên. Họ bàn cách cho bọn địch leo thang, câu nhử một cách khẩn trương, thận trọng, thẳng thắn. Khi kế hoạch câu nhử V5 được thống nhất, còi báo đã tới giờ nghỉ trưa ù vang, bao trùm cả thành phố.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2020, 05:20:08 am »


       
4

        Ngày hôm sau, theo kế hoạch Ban chuyên án, thiếu tá Mạnh Cường và thiếu úy Hoàng Huy về Trạm 45. Khi mặt trời đã chuyển sang phía tây. Trạm trưởng Lê Văn Lâm và hai cán bộ tuần tuyến vừa mới trở về tới trạm. Lê Văn Lâm tiếp hai cán bộ công an tại phòng làm việc. Sau khi xuất trình giấy giới thiệu. Mạnh Cường hỏi:

        - Xin đồng chí cho biết, trong số cán bộ đồng chí quản lý có ai tên là Nguyễn Tiến Đạt không?

        Lê Văn Lâm tròn xoe mắt:

        - Có, nhưng các đồng chí hỏi có việc gì? - Lê Văn Lâm bình tĩnh hỏi.

        - Tất nhiên là có, chúng tôi sẽ trao đổi với đồng chí. Bây giờ xin hỏi, đồng chí có biết anh này là người như thế nào không?

        - Gia đình lao động. Sau khi tốt nghiệp trường phổ thông cấp 3 Lương Văn Tụy, Ninh Bình, anh ta được cử sang Liên Xô học trường Mỏ - địa chất, về nước, được điều vào Trường Sơn, bị địch bắt tra tấn. Ra tù được điều ra Bắc và về Trạm 45. Tôi không biết ở địa phương như thế nào, còn từ ngày về đây anh ấy lao động, công tác tích cực.

        - Thời gian ở trong tù, anh ấy làm gì, đồng chí có biết không? - Mạnh Cường hỏi cắt ngang lời Lâm.

        - Tôi không biết.

        - Anh ấy khai báo gì, đồng chí có biết không?

        - Tôi không rõ.

        - Nhận làm gì cho địch, đồng chí có biết không?

        Câu hỏi đó như gáo nước lạnh dội xuống đầu, sắc mặt Lâm hơi thay đổi, song nghĩ rằng lý lịch bản thân không có ngày nào nằm trong tù, y liền mạnh dạn trả lời:

        - Công việc đó thuộc các ông.

        - Đúng. Vì vậy, hôm nay, chúng tôi mới lên đây, nhờ đồng chí giúp một tay làm rõ vấn đề.

        - Nhưng tôi có thể giúp được gì?

        - Tất nhiên là có.

        - Nếu các đồng chí tin, là điều vinh hạnh đổì với tôi.

        - Anh có thể cho tôi gặp Nguyễn Tiến Đạt được không?

        - Được chứ. Nhưng có cần tôi có mặt trong buổi này không?

        - Công tác cán bộ phải có thủ trưởng quản lý cán bộ đó chứ. Anh cứ ngồi nghe.

        Nguyễn Tiến Đạt bước vào phòng trạm trưởng. Đạt vừa ngồi xuống ghế, trung úy Hoàng Huy nói ngay:

        - Gần đây có người thắc mắc về anh, nên chúng tôi muôn tìm gặp làm rõ vấn để.

        - Xin các anh cứ hỏi.

        - Tên thật anh là Nguyễn Tiến Đạt?

        - Tôi chỉ có một tên.

        - Trình độ học lực: kỹ sư mỏ?

        - Đúng.

        - Quê quán?

        - Gia Khánh, Ninh Bình.

        - Anh được điều vào chiến trường một năm sáu tháng và bị địch bắt hai tháng?

        - Các anh biết kỹ như thế còn hỏi làm gì?

        Từ nãy tới giờ, thiếu tá Mạnh Cường ngồi im. Điếu thuốc trên tay đã cháy gần đến đốt giữa, anh vứt bỏ qua ô cửa, nhìn thẳng mặt Tiến Đạt.

        - Vì chúng tôi muốn chính anh suy nghĩ trình bày một cách chuẩn xác. Mọi điều anh nói ra phải là sự thực, nếu bóp méo sẽ không che đậy mãi được đâu. Mọi sự việc đều bắt đầu từ những lần trình bày thành thật hoặc che đậy của anh.

        - Xin các anh cứ hỏi.

        - Anh cho biết trường hợp bị địch bắt, ngày giờ, địa điểm?

        Nguyễn Tiến Đạt vẫn ngồi im, mắt nhắm nghiền. Nhưng ký ức về những ngày sống chết đó vang lên như một bản anh hùng ca.

        - Thế nào, sao anh không nói?

        - Buổi sáng ngày mười bốn tháng tư, chúng tôi đang ngủ ở gần A sầu bỗng bị đạn súng lớn bắn ồ ạt, dữ dội. Trời đang còn tối âm u, mưa rét, bỗng thấy chớp lửa kinh hoàng. Ngay sau đó, những chớp lửa dồn dập hơn, đất dưới chân như chao võng. Tôi choàng dậy chạy ra khỏi lán, bản năng khiến tôi ôm lấy cây rừng nghĩ: địch đánh úp. Ý nghĩ tiếp theo là phải tập hợp anh em thành một tổ chiến đấu. Ngay khi đó nhoáng nhoáng chớp lửa và đất đá bay rào rào, quất vào mặt đau rát. Tôi nằm xuống đất. Đất rùng mình như hất lên. Một chùm tiếng nổ long óc. cổ họng tôi như bị tắc nghẹn vì luồng hơi khét lẹt thuốc súng, và tiếp ngay đó những đất cục và đất vụn trút ập xuống. Trước khi ngất lịm, ngoài mùi khói khét lẹt của đạn pháo cỡ lớn, tôi còn thoáng thấy mùi đất ẩm và cỏ tươi. Khi tỉnh lại thấy mình đã nằm trong nhà tù Mỹ ngụy.

        - Anh Đạt, những điều vừa rồi anh trình bày khá tường tận - Thiếu tá Mạnh Cường nói khẽ và tỏ ra thiện cảm - Anh hãy trình bày những ngày ở nhà tù Mỹ ngụy có khai báo gì không?

        - Tôi không khai gì ngoài tên tuổi, nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2020, 05:21:29 am »


        Thiếu tá Mạnh Cường nói cảnh cáo:

        - Anh nên suy nghĩ kỹ.

        - Đúng thế, thưa các đồng chí - Tiến Đạt đưa tay lau mồ hôi. Lúc này sắc mặt anh rầu rầu pha lẫn sự bực bội, tóc bơ phờ.

        - Được rồi, chúng tôi tạm tin anh như thế. Bây giờ anh hãy kể quá trình bỏ hàng ngũ tù chạy về với đơn vị.

        - Cũng chẳng phải chỉ mình tôi chạy mà cả đoàn tù cướp súng bọn dẫn giải rồi tháo chạy.

        - Anh có cam đoan lời anh vừa nói là đúng sự thật không?

        - Tôi cam đoan như thế.

        - Xin mời anh về nghỉ.

        Nguyễn Tiến Đạt cúi đầu bước ra cửa lán.

        Chắc chắn Đạt đã về tới nơi mình ở, thiếu tá Mạnh Cường mới quay lại phía Lâm nói nhỏ:

        - Có tin nói, thời gian ở tù anh này đã khai báo cơ mật về đường ống dẫn xăng dầu xuyên Trường Sơn và nhận làm việc cho địch. Vì là tin đồn nên chúng tôi đã tìm cách xác minh.

        - Qua thái độ lúc buồn, lúc phản ứng của anh ta, tôi cho rằng anh ta không làm việc đó.

        - Đồng chí không biết đấy thôi, kẻ địch hay đóng kịch để đánh vào sự mủi lòng của chúng ta lắm đấy.

        - Như thế có nghĩa là Tiến Đạt làm việc cho địch phải không? - Lê Văn Lâm tỏ thái độ ngạc nhiên.

        - Đồng chí cứ bình tĩnh - Thiếu tá Mạnh Cường nói như thương lượng - Nghi ngờ thôi. Mà đã nghi ngờ thì phải làm rõ. Ban nãy mời đồng chí cùng ngồi nghe để hiểu vấn đề giúp chúng tôi động viên anh ta khai báo thành thật.

        Thiếu tá Mạnh Cường kéo ghế xích lại phía Lâm, nói đủ cho Lâm nghe kế hoạch "rung chà cá nhảy" để Tiến Đạt tự ra khai báo. Lê Văn Lâm nghiêm sắc mặt nhận lời.

        - Vâng, tôi sẽ làm theo yêu cầu của các anh - Ngừng một lúc để suy nghĩ. Lâm nói tiếp - Song tôi tin cậu ta là người tốt, không dễ gì bán rẻ Tổ quốc đâu.

        Kể từ lúc đặt chân tới Trạm 45, Mạnh Cường và Hoàng Huy không chỉ làm việc với trạm trưởng Lâm mà còn quan sát địa hình, địa vật xung quanh. Các anh đi ra khỏi khu lán trại nhìn bao quát đồi cây, gò đất. Phía xa xa về hướng tây, ngọn núi mờ mờ lam tím. Bóng chiều chỉ soi riêng ở phía bên kia làm cho Trạm 45 thêm ủ dột, âm u.

        Mạnh Cường vừa đi vừa mở đài đang đeo bên hông.

        - Đường ống xuyên Trường Sơn của ta vào tận Tây Nguyên. Vật tư B2 của chúng ta nhận được hàng vạn tấn xăng, dầu qua đường ống này để chuyển cho chiến trường Nam Bộ. Máy bay trinh sát chụp ảnh nhiều lần, bay trên các đường ống, bồn chứa xăng dầu, trạm bơm đầy xăng nhưng không phát hiện ra - Giọng Mạnh Cường đượm sắc tự hào. Tổng thống Mỹ quyết định cho máy bay B.52 từ Guam ném bom đường ống.

        - Dùng pháo đài B.52, một loại máy bay chiến lược làm nhiệm vụ này chứng tỏ chúng rất cay cú với đường ống dẫn dầu của ta.

        - Đúng thế. Ban đầu B.52 được thiết kế để ném bom nguyên tử, nhưng khả năng vận tải lớn của nó đã gợi cho các nhà quân sự Mỹ sử dụng để ném bom. Chúng lắp ráp thêm một cái giá chở ba mươi tấn bom thông thường, khi ném, bom rơi rất gần nhau. Một phi vụ gồm 10 máy bay B.52 có thể thành một đội hình dày đặc xuống khu vực đất rộng hơn nửa dặm vuông. Mọi thứ ở khoảng đất này đều bị phá huỷ. Mỹ đã tiến hành hàng ngàn phi vụ ném bom đường ống, nhưng không cắt đứt được đường ổng dẫn dầu của ta.

        Cán bộ công nhân Tổng công ty Xăng dầu, các chiến sĩ đoàn 559 đã thiết kế, lắp đặt, bảo vệ tốt đường ống. Có thể nói đó là một kỳ công của những người làm công tác bảo vệ, vận chuyển vật tư. Mạnh Cường cúi người qua cành cây xoà xuống đường, nói tiếp - Nói với cậu điều đó là để xác định rõ trách nhiệm của mình. Mỹ dùng bom đạn không phá được đường ống thì chúng phải tăng cường hoạt động gián điệp, phá hoại ngầm. Trách nhiệm của chúng ta phải chặn bàn tay chúng lại, trước mắt là kiếm tìm cho được tên V10 và...

        "Hôm qua hệ thống dẫn dầu xuyên Trường Sơn của Bắc Việt đã bị tiến công".

        Khi chiếc đài bên hông Mạnh Cường truyền đi tin này của đài BBC, anh và Hoàng Huy đều dừng lại, nín thở. Mạnh Cường đặt tay lên chiếc đài, mắt không chớp.

        "Để cho xe cộ hoạt động, Bắc Việt đã đặt nhiều kho và trạm nhiên liệu dọc đường theo hệ thống đường Trường Sơn từ bắc đến miền Cao Nguyên Sê-pôn, M.Nông gồm loại bồn chứa 20.000 lít, 10.000 lít và phần lớn là thùng 200 lít. Các kho trạm này được chôn dưới đất. Theo tin tức của phóng viên bản đài từ Sài Gòn điện về cho biết, tổng số nhiên liệu Bắc Việt chuyển vào chiến trường miền Nam trong năm nay lên tới gần ba chục triệu lít. Một trong số phương tiện chính vận chuyên nhiên liệu này là đường ống dẫn dầu từ Bắc vào Sê-pôn... Hồi sáu giờ hôm qua, quân lực Việt Nam cộng hòa dưới sự yểm trợ của không lực Hoa Kỳ đã tiến công, tháo dỡ được một đoạn đường ống gần Sê-pôn, gây cho cộng sản Bắc Việt thiệt hại đáng kể".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2020, 05:21:49 am »


        Mạnh Cường thở dài:

        - Có lẽ V10 đã lấy cắp được bản thiết kế đường ống chuyển cho chúng mà ta không biết.

        - Vậy thì nhiệm vụ của V10 bây giờ là gì?

        - Đó cũng là câu trả lời của chúng ta.

        Hai người bước chậm hơn.

        "Có phải V10 đã lấy cắp được bản thiết kế không?" là câu hỏi dồn dập xuất hiện trong đầu Mạnh Cường và Hoàng Huy.

        - Chúng mình thiếu kinh nghiệm chơi "trò chơi nghiệp vụ" này quá - Mạnh Cường nói nghẹn trong họng.

        - Nhưng theo mình, chưa hẳn đã thế - Hoàng

        Huy tự động viên - Biết đâu đó là cuộc hành quân bất thường của chúng, hoặc có thể đó là tin BBC bịa ra thì sao?

        - Nếu có thật thì bên quốc phòng sẽ thông báo cho ta.

        - Mình vừa mỏi nói về chiến công của những người vận chuyển bảo vệ vật tư - Giọng Mạnh Cường nhỏ, trầm như biết mình có lỗi - Thì tin tức của đài BBC lại phủ nhận ngay.

        Hai người quay lại đường cũ.

        Tin tức của đài BBC làm Mạnh Cường mệt hơn. Anh nằm dài trên giường và mở đài Tiếng nói Hoa Kỳ nghe. Đài này cũng đưa tin về vụ tiến công đường ống xăng dầu và còn đọc thêm bài xã luận. Anh nghĩ, có lẽ đó là một sự tấn công đồng bộ vào tinh thần những người lắp đặt, bảo vệ đường ống dẫn xăng dầu. Anh cố chợp mắt một lúc nhưng không sao ngủ được. Trí óc anh bị kích thích mạnh vì tin tức địch truyền đi chứa đầy những thủ đoạn phá hoại tư tưởng. Mỗi khi anh định nhắm mắt, lại thấy hiện lên rõ nét mặt đáng yêu của Phan Hồng Hà. Bộ mặt ấy như đang nhìn thẳng vào anh trách mắng: Sao anh không bảo vệ em để em chết như thế này. Nếu trên thế gian này có bộ mặt nào phản ánh tột đỉnh sự trách cứ và nài nỉ cầu xin anh bảo vệ đó chính là bộ mặt của Phan Hồng Hà.

        Còn bộ mặt tên hung thủ? Nếu có bộ mặt nào phản ánh tột đỉnh của độc ác tàn bạo thì đó chính là bộ mặt của hắn ta.

        Bọn gián điệp, tên V10 có thể không dúng tay trực tiếp giết người, nhưng chúng đang tìm cách phá đường ống để cắt động mạch chủ yếu chuyển xăng cho chiến trường để hàng vạn xe cộ của ta không hoạt động. Thế thì bộ mặt của chúng còn tàn ác gấp trăm lần tên hung thủ giết người.

        Những ý nghĩ đó, sự hình dung bộ mặt V10 và đồng bọn chưa rõ, làm Mạnh Cường không sao ngủ được.

        Anh đưa tay chuyển kênh sang đài Tiếng nói Việt Nam. Nhạc dạo đầu của chương trình "Đọc truyện đêm khuya" như tiếng ru bên tai anh. Mạnh Cường có khả năng cảm thụ âm nhạc, văn học từ ngày anh còn là học sinh cấp I. Có thể vì lẽ ấy mà anh rất thích nghe ca nhạc, nghe đọc truyện đêm khuya. Nhưng lúc này tiếng nhạc không tạo cho anh cảm hứng. Dưới ánh đèn dầu, những giọt mồ hôi li ti lấp lánh trên trán. Mọi vật đều câm lặng trong cảnh rừng đêm. Không một tiếng động ngoài âm thanh phát ra từ chiếc đài nhỏ đầu giường. Manh Cường tắt đài, nằm im như con bò rừng sau một trận đấu. Ớ giường đối diện, Hoàng Huy đang ngủ say. Cậu ta khỏe, ít tuổi nên dễ ngủ - Mạnh Cường nghĩ như thế rồi lại vùi đầu trong ý nghĩ. Đối với một thày thuốc, khi biết người bệnh còn có thể cứu chữa được mà không cứu chữa thì không thể chấp nhận được. Làm như vậy thì còn gì là ý thức bổn phận. Đối với một sĩ quan phản gián, biết kẻ địch đang hoạt động phá hoại mà không chặn tay chúng lại thì cũng không thể chấp nhận được. Chắc chắn cũng không đúng với bổn phận. Mạnh Cường quyết tâm dùng gậy nghiệp vụ khua mạnh cho rắn bò ra khỏi hang ổ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2020, 05:23:38 am »


       
5

        Chiều hôm sau, khi hai công an rời Trạm 45, Lê Văn Lâm và Nguyễn Tiến Đạt đi vào rừng nói chuyện.

        Nguyễn Tiến Đạt khoác chiếc áo bộ đội bốn túi đã bạc màu vào tấm thân to béo, bộ mặt mệt mỏi.

        - Công an yêu cầu cậu nên khai báo thành khẩn.

        - Nhưng tôi đã nói rồi, không có chuyện làm tay sai cho địch.

        - Nhưng ai tin được điều đó?

        Nguyễn Tiến Đạt gieo tấm thân nặng nề xuống một gốc cây, tức đến nỗi muốn trào nước mắt.

        Lê Văn Lâm thấy rõ nỗi đau khổ của bạn, không dám cười hoặc thốt ra một lời nào tiếp theo. Những tiếng rì rào của lá cây, thì thào của súc vật, những tiếng động của núi rừng lúc dội lên, khi yếu ớt cứ lụi dần bên tai Đạt.

        Những từ "không tin anh trong hai tháng ở nhà tù Mỹ ngụy không khai báo gì, không nhận làm tay sai cho địch" như một tràng sét giáng liên tiếp xuống đầu Đạt, diễn ra trọn vẹn trưởc mặt anh. Nỗi oan trái đó giày vò anh đến kiệt sức.

        - Mình thương cậu nhưng không thể nhận một người nghi ngờ làm tay sai cho địch.

        - Đến cậu cũng nghi ngờ tớ hay sao? - Tiến Đạt tỏ thái độ tuyệt vọng, ánh mắt như bật ra những tia máu - Từ nay tớ sẽ sống trong cảnh bị nghi ngờ, đơn độc. Ở chiến trường mình đã chống chọi với cái chết để được sống, để trở về thì giờ đây tai họa lại đè lên đầu.

        - Dù sao cậu cũng là bạn - Lê Văn Lâm động viên - Mình sẽ tìm cách che chở.

        Lê Văn Lâm nghĩ, Nguyễn Tiến Đạt đang cần những lời động viên để chống lại cảnh cô đơn. Nhưng dù Lâm động viên thế nào, Tiến Đạt vẫn buồn, thấy mình bị xúc phạm mà chưa biết kêu ai, hình như mọi người lạnh nhạt với anh. Nhiều lúc anh nghĩ, hay bỏ việc về quê kiếm việc gì để sống. Từ những ý nghĩ ấy, Tiến Đạt chểnh mảng dần công việc, bắt đầu nghiện ngập, sống không biết ngày mai.

        Tóc Đạt để dài chớm tai, bù xù, mặt luôn luôn nhợt nhạt vì rượu. Điếu thuốc lá trên tay cứ run rẩy, có lần say đến nôn thốc nôn tháo mà cả đời chưa bao giờ gặp. Đó là bữa nhậu thay cho lời cam kết tình bạn giữa Lâm và Đạt.

        - Sao có nhiều ngọn đèn thế này

        Tiến Đạt chỉ tay về phía ngọn đèn dầu to chực tắt, chực sáng khi gió lướt qua.

        - Có một ngọn đèn thôi.

        - Lại có hai, ba thằng Lâm nữa kia.

        - Có một Lâm thôi, ông say ạ.

        Giọng Tiến đạt lè nhè:

        - Mày nói láo - Tay Đạt nâng lên hạ xuống theo câu đếm - Một, hai, ba...

        Lê Văn Lâm nghĩ, phải cho thằng Đạt này say vào lúc chán nản, vì bị nghi ngờ mới điều khiển được hắn.

        - Cậu có tiền cho tớ vay một chục.

        Có lẽ tiền trong túi anh ta đã tiêu đến đồng cuối cùng. Mình phải bao hắn. Lê Văn Lâm nghĩ như thế rồi rủ Đạt đi Hà Nội, cho xa cái Trạm 45 này đi. Lê Văn Lâm đưa Tiến Đạt đến quán ăn Hải Lé. Bình thường quán ăn phải nằm cạnh đường quốc lộ, ngược lại quán Hải Lé nằm sâu tận trong ngõ. Từ ngoài đi vào chỉ có một lối nhỏ trải sỏi qua khu vườn rộng mới tới quầy hàng. Quầy hàng có nhiều căn buồng to nhỏ, sang trọng khác nhau theo yêu cầu của khách. Những khách đến quầy hàng này thường là khách "sộp", quen hoặc đến nếm thử để kiểm tra xem tiếng đồn về quán có đúng không?

        Lê Văn Lâm và Tiến Đạt ngồi ở quầy hàng này cả chiều thứ bảy, say gục trên bàn. Tám giờ tôi, Tiến Đạt ngẩng đầu lên dựa lưng vào tường nhà yêu cầu Lâm và chủ quán cùng hát "Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây", bài hát mà anh đã hát hơn một năm ở Trường Sơn.

        Lê Văn Lâm nhìn Tiến Đạt qua thành cốc bia, mỉm cười, nghĩ: có lẽ lần này hắn đã say thực, say đến nỗi vừa uống vừa hát. Lão chủ quán thích thú vì khách hàng ngồi lâu, uống nhiều. Lão ta đến bên bàn hai người thổi phù cho bọt bia tràn xuống mặt bàn rồi lấy giẻ lau.

        - Hát với tôi chứ ông chủ? - Tiến Đạt định chộp lấy lão chủ kéo về phía mình, nhưng lão đã đi xa, bàn tay cứ chới với.

        - Này, hôm nay ăn nhiều mà không mang tiền, cậu ký vào giấy này để bữa sau trả chủ quán.

        "Có rau rồi em có lấy anh không..." Tiến Đạt vừa hát vừa cầm bút ký.

        - Người ta bảo tao phản bội Tổ quốc thì sống ở trên đời này làm gì nữa hả Lâm ơi - Tiến Đạt dừng lại - Cho tao một cốc nữa cho quên đi nỗi đắng cay này.

        Ngay tức khắc, lão chủ quán đã cầm đến chai rượu. Tiến Đạt tự tay mở nút đổ đầy chén cho Lâm, còn tay kia cầm cả chai dốc ngược. Hình như nỗi đắng cay bị nghi ngờ theo rượu ngấm toàn cơ thể làm cho người Tiến Đạt rung lên, chết lặng. Nước mắt rơi lã chã. Anh cho rằng sự nghi ngờ làm tay sai cho địch đã làm đổ vỡ cuộc đời mà không saò cứu vãn nổi.

        - Thôi, đi về!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM