Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:15:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16378 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2019, 12:25:01 am »


        Ngày 24 tháng 4 năm 1967, Tư lệnh chiến trường Mỹ tại Việt Nam - tướng Westmoreland - phát biểu lấp lửng với quan chức và cư dân của thành phố Newyork rằng: “Vấn đề là phải tiếp tục đưa quân Mỹ thêm từ 150 ngàn cho đến 200 nghìn lính nữa nhằm gây sức ép tối đa với Cộng sản. Trên thực tế, chúng ta đang tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao, thay vì phải là và duy nhất đúng là: một cuộc chiến tranh tiêu diệt!”.

        Hình nộm của Westmoreland bị dân Nữu Ước đốt, giẫm nát, báo hiệu cơn bão phản đối chiến tranh bắt đầu sau vài tia sấm sét vừa vần vũ bên dưới gầm trời.

        Từ châu Âu - Tổng thống Pháp - De Gaull kêu gọi Hoa Kỳ “Chấm dứt sự can thiệp khả ố của Mỹ ở Việt Nam ngay lập tức” khiến chính giới Mỹ và cả thế giới ngỡ ngàng.

        Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, lưỡng viện Quốc Hội Mỹ đều nhận được thông tin xấu về Việt Nam trong những ngày này. Phong trào phản chiến càng lên cao dữ dội tại nước Mỹ từ khi Mục sư Luther King tổ chức nhiều cuộc thuyết trình phản chiến, yêu cầu Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam. Tổng thư ký Liên hiệp Quốc - Ưthan - cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ nhanh chóng giải quyết chiến tranh, công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam là một thực thể, thực hiện các giải pháp chính trị để đem lại hòa bình.

        Sau buổi báo cáo, đồng thời phát động các đơn vị ra sức thi đua cùng miền Nam thắng giặc, hai Trung đoàn Không quân của ta lại khẩn trương vào trận.

        Từ ngày 26 tháng Tư, các Phi đội MiG-21 đã được Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định đưa trở lại trực chiến sau ba tháng huấn luyện, thử nghiệm các bài bản chiến thuật mới cùng với đợt công tác chính trị - tư tưởng - tinh thần.

        Một trong những nội dung chiến thuật được điếu chỉnh là từ đây MiG-21 sẽ chuyển hướng đánh theo lối Du kích với phương châm “đánh nhanh, rút gọn”. Số lượng máy bay trực chiến một ca từ 2 đến 4 chiếc. Khi xuất kích đánh chặn, MiG-21 phải được đài chỉ huy mặt đất theo dõi sát sao, nhắc nhở thật kỹ càng. Một đặc điểm trong nội dung tác chiến cần quán triệt nghiêm túc là phải luôn thay đổi độ cao theo hình thái thoắt ẩn, thoắt hiện kiểu “rắn lượn” để tấn công địch và phòng thủ an toàn. Một nội dung chiến thuật cơ bản được đúc kết thành bài bản, quy trình tác chiến trong một trận không chiến là phải luôn có MiG-17 đóng vai trò nghi binh, dụ địch, lừa địch để MiG-21 thực hiến ý đồ tấn công. Ngoài ra còn phải linh hoạt ứng biến trong những tình huống xảy ra ngoài dự kiến. Nâng cao vai trò chiến đấu của cá nhấn lên, mạnh dạn và táo bạo xử lý khi có lợi thế đánh địch - từ vai trò bảo vệ cũng lập tức tấn công địch, nhằm nâng cao hiệu suất chiến đấu cho toàn đơn vị.

        Ngày 29 tháng 4 năm 1967, một biên đội 4 chiếc MiG-21 xuất kích, tuy không thắng lớn nhưng cũng bắn bị thương được hai con F-4. Một chiến công nhỏ, nhưng tạm đủ để các phi công lấy đà cho những ngày quẩn nhau sắp tới trong hoàn cảnh chân ướt chân ráo trở lại bầu trời trận địa.

        Những ngày đầu tháng 5 năm 1967, Mỹ nối lại các phi vụ tấn công lớn vào khu vực Hà Nội và vùng lân cận có các mục tiêu quan trọng. Đáp lại, trong tháng 5-1967, ta tiến hành trung bình 30 - 40 lần xuất kích đánh chặn bọn cường kích địch mỗi ngày. Hiệu suất chiến đấu tuy chưa được cải thiện nhiều, nhưng lực lượng MiG-21 đã bớt những thiệt hại lớn đến mức quay choáng như những ngày đầu tháng 1-1967. Các phi công cùng bộ phận tham mưu - tác chiến tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn thiện đấu pháp, chiến thuật tấn công địch cho thật sát hợp, hiệu quả hơn lên sau mỗi tuần tác chiến.

        Ngày 12 tháng 5 năm 1967, một sự kiện bất ngờ xảy ra với cả hai bên - Việt Nam và Mỹ. Đó là chuyện đại tá Norman c. Gaddis - nguyên là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sĩ quan tham mưu chuyên huấn luyện, đào tạo phi công cao cấp bay của Không lực Mỹ, đặc biệt là huấn luyện phi công diệt MiG, hiện đang giữ chức Phó Tư lệnh Không đoàn 12 chiến thuật của Không lực Hoa Kỳ đã đích thân trèo lên máy bay F-4 để đi đánh Việt Nam, vừa biểu diễn, vừa thị phạm để nghiên cứu cả cách chống lực lượng phòng không mặt đất của đối phương, vừa nhận diện ra lối đánh, cách đánh, chiến thuật của phi công Bắc Việt Nam, hòng thiết kế chương trình giành thắng lợi nhanh chóng cho Không quân Hoa Kỹ nói riêng và chiến thắng của Mỹ đối với Cộng sản Việt Nam nói chung. Ông ta từng cao ngạo như một bể trên chỉ trích không tiếc lời các tên giặc lái Mỹ đã không biết sử dụng một cách hiệu quả nhất các tính năng kỹ thuật hiện đại của các thế hệ máy bay F-4, F-105, trong đó có yếu tố tác chiến điện tử, nên mới bị thất bại đau đớn như vậy. Những bài giảng của ông ta và các thầy giáo đồng nghiệp không có giá trị thực tế mấy khi số lượng máy bay F-4, F-105 bị MiG-17 bắn rơi không giảm, ngược lại càng ngày càng có xu hướng tăng lên. Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ sốt ruột, liền triệu tập Norman c. Gaddis làm việc rồi ra lệnh cho tên đại tá chuẩn bị lên tướng ấy bay đến Việt Nam thị sát tình hình, nắm cho được lối đánh mới của đối phương đem về Mỹ làm dữ liệu cung cấp bổ sung cho các khóa bồi dưỡng, đào tạo lại phi công Mỹ đã và đang được tiến hành, nhằm góp phần vạch ra kế sách đánh bại kẻ thù cứng đầu cứng cổ Bắc Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2019, 04:28:53 pm »


        Norman c. Gaddips đẩy tên trung úy giặc lái James M. Feferson xuống ngồi ghế hoa tiêu ở khoang sau của chiếc tiêm kích F-4C để hắn ta tự tay điều khiển chuyến “khinh công” đặc biệt này. Tên đại tá đang được trao sứ mệnh quan trọng kia kiêm luôn quyền chỉ huy tốp F-4, tốp F-105 cùng một số máy bay trinh sát, hộ tống khác đang bay từ Lào lên hướng Ba Vì, thẳng đường đột nhập vào công kích các mục tiêu quan yếu nội ngoại thành Hà Nội. Trong lòng Norman c. Gaddis luôn rộn lên niềm vui tiêu diệt MiG-17 theo kế hoạch tác chiến để được đặc cách phong lên cấp tướng ngay lập tức theo quy trình riêng, không cần đủ thâm niên. Cái ngôi sao chuẩn tướng cứ lấp lánh trong đầu Norman c. Gaddis như ngôi sao sáng giữa ban ngày. Thật tuyệt nếu ai đó theo đời binh nghiệp mà được trải qua những thời khắc hết sức thơ mộng và tình tang này như gã đại tá từng được mệnh danh là “chuyên gia, hung thần diệt MiG” chói lọi bốn biển, năm châu.

        Các phi công Việt Nam nhận được lệnh xuất kích từ 15 giờ 23 phút. Biên đội 4 chiếc MiG-17 do Cao Thanh Tịnh số 1, Lê Hải số 2, Hoàng văn Kỷ số 3, Ngô Đức Mai số 4, lần lượt cất cánh cho trận xuất kích quan trọng và hứa hẹn rất ác liệt này. Vừa lên tới độ cao 1.000 mét, Ngô Đức Mai phát hiện chiếc F-4 đang thẳng hướng bay về phía đội hình Biên đội. Cùng lúc ấy, số 1 Biên đội Trưởng cũng phát hiện chiếc F-105 từ phía Sông Đà đi vào giữa Ba Vì và Tản Viên.

        Ngay tức thì, số 1 Cao Thanh Tinh kéo cần lái cho con MiG của mình xuyên thẳng lên đeo bám một lượt 4 chiếc - một bầy F-105 đang nối đuôi nhau hối hả lao đến đích ném bom. Chậm chạp và nặng nể như một con rùa chửa có cánh bơi è ạch trên không, lại ở ngoài tầm bảo vệ của các tốp F-4 vì mải mê tơ tưởng tới chiến công lớn khi có vị khách quý kiêm chỉ huy mục kích trận địa mà chắc chắn phần thắng nghiêng hẳn về phía các Phi đội cường kích, tiêm kích Mỹ theo toan tính trên sa bàn và lý thuyết trước lúc cất cánh bay của chúng, nên các con F-105 bất ngờ bị cô lập nhất thời. Từ độ cao 2.500 mét, Cao Thanh Tinh tranh thủ thời cơ chiếm được lợi thế ngắn ngủi ngoài dự kiến, bắn liền một lúc hai loạt đạn 37 mm vào con F-105 phát hiện trước ở cự ly 600-700 m, xa hơn con F-105 vừa nhìn thấy sau. Trong kính ngắm chưa kịp rời mắt, Tinh thấy chiếc F-105 của địch tròng trành rồi phụt khói. Số còn lại vội trút bom ào ạt xuống mặt đất bất kể mục tiêu có trúng hay không, rồi tranh nhau tăng tốc thoát thân.

        Số 1 Cao Thanh Tinh quành qua núi Viên Nam thì lại gặp số 3 Ngô Đức Mai cùng số 4 Hoàng Văn Kỷ đang quần nhau quyết liệt với một tốp F-4 phía đầu Đông sân bay. Cao Thanh Tịnh không nói không rằng, bèn bám theo một con F-4 chia lửa cùng đồng đội. Trong tích tắc, có chút lợi thế lúc con F-4 chưa kịp phản ứng khi có kẻ thứ ba xâm nhập trận địa, Tinh liên bắn hai loạt đạn cũng giống cự ly ban nãy - 700 đến 800 mét - ở độ cao 1500 mét. Vừa bắn xong, quay ngang thì Tinh đã trông thấy hai con F-4 bám theo mình phóng tên lửa. Số 1 vội vã hô “Tất cả cơ động!” rỗi kéo cần lái bẻ ngoặt con én của mình tránh tên lửa đối phương, đạn bay xượt qua trong khoảng cách hẹp, kéo thành vệt khói đỏ giữa lưng chừng trời.

        Số 3 Ngô Đức Mai, khi phát hiện có F-4 trước mặt, liền quay vào công kích rồi xả luôn mấy loạt đạn chắc nịch ở cự ly vẻn vẹn 300 mét. Dù có tốc độ siêu âm đi nữa, trong trường hợp này vẫn bằng thừa, con F-4C oai quyền có vẻ điềm đỉnh, cao ngạo và cáo già kia nuốt trọn hàng chục viên đạn 37 và 23 ly của Mai vào bụng, ộc ạch ho rồi xì ra một bọc khói đen và quáng lửa đỏ, lao xuống đất cùng với cơn hấp hối của những ngôi sao mọc giữa ban ngày trong đầu óc một trời đế quốc thênh thang của chúng. Chiếc F-4 không ngờ lại trở thành kiệt tác đặc biệt của kẻ vừa hạ nó - vì trong bụng nó chợt lòi ra một tên chuẩn tướng đặc cách chưa kịp gắn sao: Norman c. Gaddis - nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Không quân danh tiếng, đương kim Phó Tư lệnh Không đoàn Chiến thuật số 12 của Hoa Kỳ. Một bài thực hành dở tệ của viên đại tá giàu tham vọng, một “hung thần diệt MiG” lừng danh. Thêm một kỷ niệm không hay cho sự cao ngạo kiểu Mỹ. Tên hoa tiêu kiêm trợ lý cho ngài đại tá chuẩn bị lên tướng kia không may bị kẹt trong cabin và biến thành cuộn khói đen khi không kịp bật dù. Còn ngài chuẩn tướng hụt, mặt be bét khói bụi kia, thì kịp nhảy dù ra ngoài, an toàn rơi xuống đất, để khi bị dân quân tóm gọn, hắn ta liền dỡ áo bay làm lòi ra lá cờ nhiều sao với những dòng chữ quen thuộc mà hắn đã mang theo suốt 25 năm qua mỗi lần có dịp ngồi lên máy bay chiến đấu: “Tôi là công dân Hoa Kỳ. Các bạn hãy cứu sống tôi, giúp đỡ tôi... Các bạn sẽ được Chính phủ của Hiệp Chủng quốc Hoa kỳ hậu đãi...” Nhà tù Hỏa Lò là nơi dành cho Norman c. Gaddis ngày ngày niệm Chúa và nhớ đến ngôi sao chưa kịp mọc trên cầu vai vinh hiển của đời mình.

        Một ngày bất ngờ giành được chiến thắng tưng bừng với 4 máy bay Mỹ bị bắn rơi. Một chiến công chờ đợi từ những ngày cực nhọc.

        Tiếp sau, đến hết tháng 5 năm 1967, với tương quan vượt trội, mỗi lần địch lùng sục bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đểu đông đặc hàng trăm lượt máy bay các loại, luôn tạo ra ưu thế tuyệt đối trước lực lượng Không quân của ta. Đến cuối tháng 5-1967, phi công Mỹ bắn rơi 4 chiếc MiG-21. Phi công Việt Nam bắn rớt một F-105, một F-4 của địch. Chúng ta hạn chế được sự sự tổn thất, nhưng vẫn chưa thắng được địch, chưa tạo được ưu thế trước kẻ địch luôn tinh khôn, hùng hổ. Sự trăn trở vẫn kéo dài cho đến một hôm đẹp trời - ngày 11 tháng 7 năm 1967: Lê Trung Huyên, Đồng Văn Song xuất kích, hạ một chiếc cường kích A-4 skyhawk. Bầu trời sáng hơn trong lòng các chiến sĩ lái MiG-21 những ngày này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2019, 04:29:22 pm »

   
SỰ TRỞ LẠI MẠNH MẼ

        Sau cơn tập tễnh hồi sức của lực lượng tiêm kích MiG-21, khí thế đánh địch trong toàn đơn vị lại tăng lên, tình hình khả quan hơn trước. Ta dần lấy lại thế quân bình trong các cuộc đọ sức trên không trước sự áp đảo hung hăng, ổ ạt của kẻ thù. Niềm vui chiến thắng bắt đầu trở lại với các phi công MiG-21 - Trung đoàn 921 Không quân Việt Nam.

        Ngày 17 tháng 7-1967, Nguyện Nhật Chiêu bắn hạ một chiếc F-8 Crusader.

        Tiếp theo, ngày 20 tháng 7 năm 1967, Nguyễn Ngọc Độ, Phạm Thanh Ngân hạ thêm một chiếc F-4.

        Bất ngờ kỹ năng bay xuyên xoắn, thình lình vọt cao theo chiều thẳng đứng, từ lâu có để cập tới nhưng ít quan tâm, ít thực hành, nay được các phi công MiG-21 chuẩn bị và tập luyện lại với tư cách là một thủ thuật chiến thuật lúc cần thiết sẽ sử dụng nhằm tạo thêm công năng, hiệu suất không chiến với lực lượng tiêm kích địch, sau khi các chuyên gia bỏ công nghiên cứu kỹ lại các thông số cấu tạo, thiết kế của MiG-21 cùng với các loại máy bay hiện đại vừa được cải tiến của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, chiến thuật cơ bản được điều chỉnh, huấn luyện theo yêu cầu tác chiến mới có kết hợp một cách linh động với chiến thuật đánh chặn, tạo đà, tạo thế, thọc sâu, đánh nhanh, rút nhanh, tận dụng sự chênh lệch tốc độ 200- 300km so với cường kích địch mang bom nặng mà tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch vừa được các chuyên gia đúc kết. Và cách đánh mới dần đi vào thế chiến thuật ổn định để MiG-21 có thể phát huy hết lợi thế tính năng hiện có của loại phi cơ tiêm kích đánh chặn được kỳ vọng từ lâu này.

        Lúc bấy giờ, ta có sân bay chính là Kép - Bắc Giang, ngoài ra còn có những sân bay dự bị, cơ động được tu bổ thường xuyên để đảm bảo yêu cầu chiến đấu là các sân bay: Kiến An, Hòa Lạc, Gia Lâm, Yên Bái.

        Loại máy bay MiG-17 ta nhận mới từ bạn có thiết kế thay đổi theo yêu cẩu của ta gốm có bộ phận tăng lực, máng gắn hai quả rốc-két, thêm một khẩu 23 mm và vài thiết bị điện tử để thuận tiện cho việc điều khiển trong lúc tác chiến, hoặc phải đánh đêm khi cần thiết. Một nửa số máy bay MiG-17 cải tiến được trang bị, thay thế cho các con én bạc từng góp nhiều công lao nhưng đã thật sự sống quá tuổi già nua trong giới hạn cho phép về một vòng đời. Cả đơn vị phấn khích.

        Lối đánh. Sau hai năm khảo sát, nghiền ngẫm, thử nghiệm, điểu chỉnh, đúc kết, Sở Chỉ huy, các Ban Tham mưu và các phi công MiG-17 đếu cho ý kiến thống nhất về lối đánh một cách khoa học và thực tiễn, có đối chiếu, so sánh hiệu suất chiến đấu cùng các thông số, chỉ số khác. Ví dụ, tất cả đều chung nhận định: thời đầu ta thường xuất kích với biên đội 4 chiếc, đánh độc lập ở độ cao trung bình, đánh quẩn thảo, đánh ở cự ly gần trên từng khu vực nhất định, v.v... nhằm phát huy tối đa tính năng cơ động mặt bằng tốt của chủng loại máy bay này, tạo thế công kích có lợi, tránh tên lửa địch hiệu quả, hạn chế được uy lực chiến đấu hùng mạnh của phi cơ địch - nhất là F-4 Phantom II, bởi chúng có tốc độ lớn và trang bị khí tài vượt trội so với phi cơ ta.

        Bây giờ, sau khi tổng kết, rút kinh nghiệm, ta tập trung ưu tiên phát triển lối đánh bay tầm thấp, đánh quần, thay đổi tâm vòng lượn cho rộng ra, hẹp lại tùy tình huống diễn biến của trận địa. Riêng với MiG-17, ngoài tác chiến độc lập, lần này MiG-17 còn phải xác định lại nhiệm vụ, tần số các lần phổi hợp cao hơn với MiG-21, MiG-19, trận địa pháo cao xạ, tên lửa, thực hiện bài bản đánh hợp đồng với các đơn vị bạn từ trên không, cũng như dưới mặt đất một cách tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

        Các phi công trẻ mới được bổ sung về đơn vị phải ráo riết bay tập theo yêu cầu chiến đấu, gấp rút làm quen địa hình, luyện phối hợp tác chiến, luyện không chiến có quân xanh trong lúc tình hình cho phép. Lấy Biên đội huấn luyện làm Biên đội chiến đấu tức thì khi có địch xuất hiện. Đặc biệt là các phi công lão luyện, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu phải bay kèm, truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm chiến đấu cho các phi công trẻ kế thừa. Mọi công việc đều là nhiệm vụ, mọi nhiệm vụ đều được thực hiện với tinh thần khẩn trương, tất cả vì miến Nam, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược!

        Sau đợt tập huấn, chấn chỉnh quân tình khi có nhiều phi công trẻ cùng một số MiG-21 đời mới được cải tiến theo yêu cầu tác chiến tại chiến trường Việt Nam - chế tác giá gắn thêm tên lửa và rốc-két - do chuyên gia Việt Nam và chuyên gia Liên Xô giúp Việt Nam cùng đề xuất - được đưa về bổ sung cho Quân chủng. Tiếp theo đó là những lần xuất quân của MiG- 21PF đời mới được trang bị radar RP-21 Saphr có khả năng phát hiện đối phương từ khoảng cách 20 km, khóa mục tiêu 10km, cùng với tên lửa K-5 bên cạnh tên lửa K-13, các phi công MiG-21 của ta trở lại thế chủ động làm chủ bầu trời, phối hợp cùng MiG-17, MiG-19 thực hiện nhiều trận đánh đem lại kết quả tốt, nâng hiệu suất chiến đấu lên một bước cao với nhiều trận thắng điển hình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2019, 04:30:49 pm »


        Trong tháng 7, tháng 8 năm 1967, Trung đoàn 921 tiếp tục bắn rơi hàng chục máy bay địch.

        Ngày 4 tháng 9 năm 1967, Biên đội 1 với Nguyễn Ngọc Độ số 1, Nguyễn Văn Cốc số 2, tiếp tục lập công, bắn hạ hai chiếc F-105.

        Cùng ngày, Biên đội 2 với Lê Trọng Huyên số 1, Vũ Ngọc Đỉnh số 2, cũng bắn hạ một con F-105 thuộc Liên đội Không quân chiến thuật 355 của Mỹ.

        Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lớn cho phía Việt Nam còn bởi phi công Hoa Kỳ phạm phải một số khuyết điểm khi vận hành chiến thuật. Đội hình F-105 của Mỹ thường bay vào ban ngày ở một số giờ cố định, theo hành trình cố định và luôn sử dụng hệ thống tín hiệu thông tin liên lạc lặp đi lặp lại. Nhờ tận dụng được những nhược điểm ấy mà phía Việt Nam luôn phát hiện đối phương từ xa một cách khá dễ dàng và sẵn sàng tung ra đòn chí mạng bất ngờ đánh gục đối phương trong điều kiện thuận tiện nhất.

        Ngoài ra, một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi nữa là nhờ sự dẫn đường tinh tế, tài tình của các lực lượng dẫn đường mặt đất. Địch xuát hiện từ đâu, đang ở tọa độ nào, đường đi của bọn cường kích, hướng bay của bọn tiêm kích và bọn hộ tống, bọn chuyên trách gây nhiễu, số lượng máy bay... Phi công được lệnh chỉ huy cứ điềm nhiên bay đến địa điểm phục kích, hoặc giới phận không chiến dự kiến, khi nhìn thấy mục tiêu thì dẫn đường mới để cho phi công tự xử lý trong chiến đấu lúc đối diện địch thủ, tình huống cần thiết thì dẫn đường tiếp tục can thiệp kịp thời và có lợi nhất cho công việc chiến đấu, ứng phó tình huống của phi công. Các phi công thường nói một các biết ơn và chia sẻ thành tích với lực lượng dẫn đường: không có các anh, bọn tôi như ông mù. Có các anh, bọn tôi như được trang bị thêm con mắt để nhìn xa, thấy trước. Chúng tôi chỉ làm những thao tác cuối cùng để có thể hạ địch. Còn trước đó, các anh đã đưa kẻ thù vào tọa độ chết! Cảm ơn sự dẫn đường bằng con mắt thần từ mặt đất của các anh! Thành tích của chúng ta, các anh góp phần phân nửa.

        Và phi công. Nếu tính đến thứ bậc chất lượng đào tạo phi công ở trường, thì con số thống kê từ khoa mục cho đến giờ học, giờ bay, điều kiện luyện tập, chế độ thụ hưởng và các chỉ số khác, phi công Việt Nam thua xa phi công Mỹ. Cùng 4 năm học lái, nhưng khi ra trường, phi công Mỹ giống như anh thanh niên đã trưởng thành, còn anh phi công Việt Nam như chàng thiếu niên vừa cố sức vượt qua tuổi vị thành niên để bắt đầu tập làm người lớn. Tuy nhiên, khi vào chiến đấu, phi công Mỹ vẫn đứng im tại chỗ, vì giặc lái Hoa Kỳ chỉ biết cậy vào tên lửa, kỹ thuật tác chiến điện tử vượt trội, sự tối tân hiện đại của các trang thiết bị, chất lượng máy bay, và lấy nó làm nhân tố quyết định cho sự chiến thắng đối phương. Trong khi đó, phi công Việt Nam luôn ý thức được thực lực và sự kém cỏi của mình mà không ngừng nỗ lực vươn lên khắc phục khuyết điểm, khắc phục điểm chết để sống. Làm thế nào để tránh hỏa tiễn của địch khi chúng phóng ra cùng lúc và chỉ vòng trong một giây với hai quả tên lửa đi thẳng vào mục tiêu - thậm chí nhiều hơn, nếu có chiếc máy bay địch khác cùng bắn về phía chiếc MiG của ta? Một câu hỏi mà lịch sử không chiến chưa có câu trả lời. Với MiG-17 lại là điều không tưởng nếu muốn đương đầu và chiến thắng tiêm kích tham chiến hiện thời của đối phương. Tốc độ của MiG-17 chỉ đạt cận âm, trong khi tên lửa Mỹ có tốc độ siêu âm, cao gấp hai đến ba lần vận tốc hay sự dịch chuyển của MiG- 17. Chỉ còn có liệu pháp khả dụng là phải tìm cách tránh thôi. Nhưng tránh bằng cách nào? Ngoặt! Khoan! Nhưng “ngoặt”, “khoan”, phải hợp với các đòi hỏi nghiêm khắc của các quy luật cơ học, vật lý, toán học, không thể tùy tiện được. Muốn “thăng thiên” hay “độn thổ”, lên cao hay xuống trầm, trồi lên hay hụp sâu, thiên biến vạn hóa thế nào đi nữa thì củng phải tính sao cho đúng quy trình kỹ thuật bay, đúng nguyên lý bay của MiG và của tên lửa, không thì sẽ tự gây họa cho mình. Các chuyên gia kỹ thuật bay phải hội ý với nhau nhiều lẩn cùng các phi công, điểu lên chỉnh xuống bao nhiêu lượt giữa lý thuyết và thực hành mới thống nhất phương hướng: muốn thắng được máy bay và tên lửa Mỹ, chỉ có việc là phải tập trung rèn luyện kỹ năng bay. Những phi công có kỹ năng bay đạt đến trình độ nghệ thuật phải truyền đạt kinh nghiệm, lên máy bay bay kèm, thị phạm cho các phi công trẻ bằng máy bay huấn luyện trên cao không. Phải tập bay liên tục trong điểu kiện chiến đấu không phải là việc bình thường và thuận tiện. Dù vậy, khi đã xác định không còn cách nào khác để có thể nghĩ đến chuyện thắng địch, các phi công phải chịu khó đi đường vòng. Và vì vậy, kỹ năng bay trở thành một yếu tố của chiến thuật mà các chiến sĩ ta nhất thiết phải có để đánh địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2019, 04:31:35 pm »

       
        Còn một điều đòi hỏi ở bản lĩnh và tinh thần chiến đáu kiên cường của các phi công ta trong giải pháp chống, tránh tên lửa của địch là: không thể nhào lặn, lạng lách theo kiểu bất kỳ nào trước địch mà phải thi gan chờ chúng ấn nút phóng tên lửa vể phía mình, sau đó phi công ta phải lượng định thời gian mới hụp lặn hay ngoặt, lách. Nếu cơ động sớm khi giặc chưa phóng tên lửa thì không hiệu quả, thậm chí nguy hiểm; nếu xử lý thao tác chậm thì tên lửa sẽ nuốt gọn mục tiêu với tốc độ cao trong thời gian nhấp nháy. Thật cân não, bản lĩnh và một phẩm phách dũng cảm gần như phi phàm mà chỉ riêng phi công con nhà nghèo Việt Nam mới có được. Và điều đó đã được chứng minh như là một chân lý trước các phi công có vài nghìn giờ bay của Mỹ. Một chiến thuật, một lối đánh bỗng trở thành kinh điển ngay tức thời và rất riêng của Việt Nam đã được khai sinh từ quy luật chiến tranh Nhân dân. Và thắng! Bay xuyên khoan, rắn lượn, ngoặt, bổ nhào, giã gạo, cận chiến, áp sát địch để chúng không kịp ra đòn đã thành lối đánh nằm lòng của cả phi công MiG-17, MiG-19 và MiG-21 ngay từ năm 1966. Khi ấy, phi công Mỹ vẫn ỳ ra với sức mạnh chủ quan và có phần nào toán học - nhưng đã hàm chứa yếu tố phù phép, siêu hình, khiến chúng há mỏ, ngớ mắt ra trước cách đánh kỳ quái của đối phương. Làm gì có bài bản nào huấn luyện phi công theo một hệ thống giáo trình, giáo án kỳ quặc như vậy. Rồi khi bọn chúng “băn khoăn” vế sự quái quỷ của đối phương thì chúng gặp những trận thua mà chưa kịp hoàn hồn để hiểu, để tự giải thích vì sao Không quân Mỹ có thể thua một đối thủ đang tồn tại ở trình độ tương đương với cuộc sống trong hang, trong bụi (ăn lông ở lỗ theo cách nghĩ trịch thượng, hỗn láo của Mỹ) như thế được.

        Và, rốt rồi, cũng bởi vì những cái chớ chăng phũ phàng, mà chỉ riêng trong tháng 12 năm 1967, các phi công Mỹ phải chịu để cho các phi công Việt Nam - những chàng trai chỉ có chiểu cao ngang cổ các phi công Mỹ to sọng (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) ăn một ngày hơn 50 đô-la tiền trứng, tiền thịt và chất bổ vi lượng, so với 6 đồng bạc (VND) tiến thực phẩm của phi công Việt Nam - vậy mà các anh đã bắn rơi tỏng tòng tong 14 “ông thần sấm” F-105 của Mỹ, lại không để phía mình thiệt hại một con chim én thân yêu nào!? Một sự phi lý đến lố bịch và khó tin mà lại có thật trên bầu trời nhiều lòng dạ nhưng rất ít toán học như ở Việt Nam trong những ngày đầy trắc trở, éo le, nghịch lý náy đối với bộ óc bách khoa toàn thư kiểu Mỹ.

        Ngày 19 tháng 11 năm 1967, các phi công MiG-17 đã có một trận đánh không thể nhòa đi trong ký ức mọi người. Một trận đánh du kích theo kiểu “Tề Thiên Đại Thánh”, một cuộc đi săn thú vị trên bầu trời thân yêu của Tổ quốc.

        Từ các lần trước, ta thường cơ động xuống sân bay Kiến An, để rồi từ đó cất cánh, đánh địch ở Hải Phòng. Bọn địch biết, nên tập trung đánh phá sân bay Kiến An, không cho ta có cơ hội. Sân bay vừa “ăn” mấy chập bom, mặt đất như cái rổ rách, vỡ vụn, lỗ chỗ và nham nhở bởi những hố bom đào sâu hoắm, bụi khói mịt trời, không khí khét lẹt. Không ngờ, lệnh từ Sở Chỉ huy cho công nhân tập trung sửa chữa sân bay ngay trong đêm, và Biên đội của ta gốm Hồ Văn Quỳ, Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Phi Hùng, bí mật bay từ Gia Lâm đến Kiến An hạ cánh ém quân. Bọn địch vẫn chủ quan cho rằng sân bay Kiến An đã bị hỏng, nên kéo nhau cả lũ hơn 20 chiếc “thần sấm” “con ma” a thần phù lao vào trong tư thế hủy diệt Hải Phòng. Biên đội 4 chiếc MiG-17 của ta thong dong cất cánh trong sự chẳng ngờ của địch và bay về hướng Ninh Giang chứ không bay trên đỉnh sần bay Kiến An như những lần trước. Bất ngờ máy bay của Hồ Vàn Quỳ hỏng hệ thống vô tuyến nên Lê Hải phải lên số 1 dẫn Biên đội thay Quỳ. Địch ào tới, định tấn công nhàn nhã vào Hải Phòng với phong thái của một ông chủ bầu trời đẩy kiêu căng ngạo mạn, thì bất ngờ bị các phi công ta bay từ phía mặt trời, chiếm vị trí có lợi thế tấn công và lao vào nã đạn. Lê Hải bắn rơi một chiếc tại chỗ, bắn ở cự ly gần tới mức Hải phải kéo cần lái thật nhanh chui ngang bụng con F-4 chưa kịp biết mình bị MiG-17 tấn công, mới tránh được sự va chạm nguy hiểm với xác chết của con quạ sắt. Bên kia, chưa tròn nửa vòng bay, Phi Hùng hạ gục một con Phantom II ngay loạt đạn đầu. Lúc đó, vẫn còn bám được vị trí thuận lợi, Hùng bảo vệ cho Hải nã tiếp những phát đạn 37mm hạ gục con kền kển thứ hai trong vòng mấy giây ngắn ngủi. Thật là trác tuyệt cho một chiến công!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2019, 04:32:04 pm »

         
Trận đánh diễn ra trong vòng 2 phút 20 giây. Biên đội MiG-17 hạ 3 chiếc F-4 hung thần rồi bay về sân bay Kép hạ cánh an toàn cùng những nụ cười và những tiếng hoan hô dồn dã!

        - Đánh nhanh, diệt gọn. Chúc mừng!

        - Tuyệt!

        - Mỗi người một chai bia Trúc Bạch vào ngày chủ nhật nhé!

        Trở lại trận đánh mà các chuyên gia bậc thầy trong lĩnh vực không chiến của Không quân Mỹ cũng phải mất rất nhiều thời giờ để mổ xẻ, phân tích và tìm ra nguyên nhân thất bại. Đó là trận đánh ngày 21 tháng 9 của các Phi đội nhà nghề thiện chiến của Không quân Mỹ với các chiếc MiG-17 lẩm cẩm của Không quân Bắc Việt. Trận đánh có tổng thời gian dài tới 10 phút 45 giây hao phí từ phía đối phương. Còn với phía các phi công F-4 của Mỹ thì chưa quá 1 phút 30 giây từ khi hai bên giáp mặt. Lịch sử cho một trận thua!

        Phía Việt Nam, các phi công được lệnh xuất kích. Biên đội 4 chiếc MiG-17 do Hồ Văn Quỳ chịu trách nhiệm Biên đội Trưởng - số 1, Nguyễn Đình Phúc số 2, Bùi Văn Sưu số 3, Lê Sĩ Điệp số 4, lập tức bí mật cất cánh từ sân bay Gia Lâm. Gặp trục trặc máy móc, Nguyễn Đính Phúc không cất cánh được. Lê Sĩ Điệp thế vào vị trí Phúc để bay số 2, Sưu đôn lên bay số 3 - Biên đội còn lại ba chiếc MiG-17.

        Vừa vào đến tọa độ phục kích theo sự hướng dẫn của bộ phận dẫn đường mặt đất, các phi công MiG gặp ngay tốp A-4 cùng 4 con F-4 đang sấn sả lao tới với thái độ ăn tươi nuốt sống đối phương của một lũ kên kên quà quạ đói mồi. Cự ly giữa ta và địch lúc này là 6km. Một khoảng cách lý tưởng cho một trận thư hùng. Hồ Văn Quỳ lập tức ra lệnh cắt thùng dầu phụ, tăng tốc 1, cơ động bám địch. Tất cả у lệnh. Riêng Hồ Văn Quỳ thì bám theo một con F-4 đang lố đà, không thể phóng tên lửa được, cố tăng tốc thoát thân. Nhưng đâu dễ dàng như thế được: Quỳ nhấn ga tăng tốc 2, lợi dụng đường cắt cánh rộng của con F-4 cố tình lách tránh để đồng bọn phóng tên lửa vào con MiG chết tiệt đang bám đuổi, Quỳ tiếp cận thần tốc và ấn nút cò khẩu 37mm khi nhìn thấy con F-4 ma mãnh thoáng hiện trong vòng ngắm. Một linh giác đẹp, êm dịu xảy ra trong cảm nhận của Quỳ. Một đụn lửa xòe ra và lao thẳng xuống đất trong tiếng hét đanh cứng từ đồng đội: “Tốt!”

        Sưu - số 3, vừa nhận được thông báo có hai tiêm kích địch bám theo bên trái, anh liền vứt thùng dầu phụ, vòng trái, lấy bằng, tăng tốc bám theo con F-4 bay số 2 của biên đội địch, tiếp cận nhanh vào cự ly 300 mét, và nổ súng. Con F-4 vênh váo quay mòng mòng rồi mang nguyên ổ lửa đen cắm xuống ruộng. Phi công và hoa tiêu nhảy dù. Dân quân đang đợi chúng, mời chúng bước lên chuyến xe trâu tiền kiếp xa lạ nhưng lại rất quen thuộc với phi công Mỹ ở Việt Nam. Chớp nhoáng! Trận đánh kéo dài với tổng thời gian từ lúc cất cánh là 10 phút 45 giây. Còn số thời gian dành cho hai con F-4 Phantom II tối tân bị hạ và lao đầu xuống đất chỉ dài chưa quá một cái cười khoái trá - 90 giây tròn trịa.

        - Dường như phi công Việt Nam đánh bằng chiến thuật “đội mổ” kỳ quái trên không!?

        Có vài chuyên gia không chiến Mỹ đã buột mồm, uể oải nói với nhau vài câu như vậy khi phải bóp đầu, vỗ trán bao lẩn lên những toan tính quá ư bác học của mình.

        Chưa hết. Sự kỳ lạ vẫn ám ảnh không chỉ đối với phi công Mỹ mà còn cho cả các chuyên gia tham mưu - tác chiến từ Bộ Chỉ huy và cả ở các trường đào tạo giặc lái.

        Ngày 14 tháng 12 năm 1967, một trận đấu khác tiếp tục diễn ra trong sự mịt mờ đến đờ đẫn, và khó tả của các sĩ quan tham mưu, tác chiến thuộc Không lực Hoa Kỳ. Đó hẳn là trận đánh kéo dài nhất trong đợt tập kích thứ bảy của Mỹ vào các mục tiêu trọng yếu ở Hà Nội.

        Buổi sáng, bọn địch đã cho 30 chiếc F-105 và F-4 tiến đánh cầu Long Biên và nhà máy nhiệt điện Yên Phụ. Một chiếc F-105 bị tên lửa S-3 bắn hạ.

        Bộ tư lệnh Không quân nhận định chúng sẽ còn trở lại đánh phá tiếp vào các mục tiêu xung yếu của ta. Trung đoàn 923 được giao nhiệm vụ.

        Biên đội của Lưu Huy Chao số 1, Lê Hải số 2, Bùi Văn Sưu số 3, Nguyễn Đinh Phúc số 4, được lệnh cất cánh lúc 13 giờ 11 phút bay về hướng Nhã Nam nhằm giữ chân bọn tấn công vào sân bay Kép. Tuy nhiên, lần này thì bọn địch ranh ma lại bay về phía Bắc Hải Dương để lẻn vào tấn công Hà Nội. Biên đội của Lưu Huy Chao đành quay vế sân hạ cánh.

        Vào lúc 16 giờ, Biên đội Lưu Huy Chao cùng các thành viên của lần cất cánh ban trưa lại nhân lệnh xuất kích.

        Lần nấy, địch lại huy động lực lượng lớn các tốp máy bay F-8, A-4 của Phi đoàn VF-162 vào đánh phá mà không cần dùng đến F-105 và con ma F-4 Phantom II. Có lẽ địch chủ quan vì cho rằng với chừng ấy trong một ngày bị tấn công nhiều chập, lực lượng ta không còn đủ sức để đánh trả vào giác cuối ngày.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2019, 03:27:10 pm »


        Các phi công ta phát hiện địch từ cự ly 20km. Khi các máy bay A-4 thông báo cho nhau có MiG xuất hiện, thì lập tức các con F-8 mới đó sắm vai cường kích đánh phá các mục tiêu, ngay lập tức trút hết bom để biến thành những con kền kền tiêm kích hung hăng lao vào tấn công các chiếc MiG-17 của ta. Đúng sở trường, các phi công MiG-17 liền phối hợp nhau khoanh vùng tác chiến để quần nhau với địch sau khi được lệnh Biên đội trưởng tách thành hai tốp nhỏ. Tốp trên đánh ở độ cao 3.000 mét. Tốp dưới đánh ở độ cao thấp hơn: 1.500 mét.

        Trên bầu trời Ninh Giang - Thanh Hà, hàng chục chiếc F-8 của Hải quân Mỹ và 4 chiếc MiG-17 quần nhau đúng nghĩa một cuộc thư hùng - chừng như không có mặt của sự sống chết. Phi công hai bên cố thi thố kỹ năng bay đẳng cấp của nhau trong cơn hào hứng cao độ (có lẽ đã bỏ qua vài lần bắn nhau khi một chiếc nào đó tạo được ưu thế?) như thể đang chơi trò rượt đuổi của những con ngựa gỗ vô hại, chiếc sau chiếc trước cứ bổ xuôi, bổ ngược vào nhau mà công kích. Rồi như không thể không nhớ nhau là kẻ thù, các phi công sau một hồi thi triển kỹ năng đã nổ vài loạt súng cảnh tỉnh cho đối phương biết cần phải làm gì để chống đỡ hoặc giành chiến thắng. Và tất nhiên, quá dễ để nhận ra nhau là kẻ thù không đội trời chung trong lúc này, nên cả hai bên đều bắt đầu tỏ ra bạo liệt với tất cả mánh khóe, bản lĩnh và sức ăn thua của mình. Cuộc chiến đấu vào hồi căng thẳng, ác liệt khi tất cả những tốp máy bay của hai bên ta - địch kéo nhau xuống tầm thấp để quần nhau. Tiếng gầm rú, gào rít đinh tai nhức óc của động cơ phản lực, cùng tiếng đạn nổ từ MiG, tiếng tên lửa phóng ra từ F-8, tiếng súng các cỡ từ mạng lưới phòng không mặt đất bắn lên, cơ hồ làm nứt vỡ cả một vùng trời. Các đường cắt chéo, các cú bay xuyên khoan, cắt góc hẹp táo bạo tạo ra điểm chết cho đối phương liên tục xuất hiện bên những đường đạn đan thành lưới màu cam, màu xanh, màu đỏ. Bọn địch luân phiên nhau phóng tên lửa, hết quả này đến quả khác như có hợp đồng từ trước khi lên máy bay, làm bầu trời nóng khét, khô nứt, khói đen cuồn cuộn cuốn đuổi nhau, bay đầy như những tảng mây mang theo bóng tối, rồi lơ lửng trôi xuống thấp, tụ lại khi gặp những luồng gió xoay vòng trở hướng, chẳng mấy chốc nhuộm đen cả vùng không gian chiều chưa kịp hoàng hôn. Các chiến sĩ MiG của ta thật quả cảm, tinh khôn, linh lợi, tránh hết quả tên lửa này đến đường hỏa tiễn khác, vô hiệu hóa tất cả các đường đạn hung hãn và đầy tự phụ của bọn địch, xứng đáng là những tay lái có đẳng cấp tuyệt đỉnh, khiến kẻ thù phải hết sức ngạc nhiên, kính nể, thậm chí khâm phục. Một đối thủ xứng tầm mà Không lực Mỹ nói chung - Không quân của Hải quân Mỹ nói riêng - chưa từng gặp ở đâu trên trái đất này trong thế kỷ 20.

        Sau 7 phút 45 giây lao bổ vào nhau, quần nhau đến cả không khí cũng loãng ra rồi quánh lại trong cảm giác của phi công hai bên, 4 chiếc MiG-17 của ta đều nổ súng. Chưa bao giờ các chiến sĩ lái phải bắn hao đạn đến như vậy. 16 giờ 8 phút, với loạt đạn chót như lời chào biệt gửi cho kẻ địch thay câu nói “goodbye” về một trận đánh nhau thú vị chưa từng, trước khi gọi đồng đội thoát ly trận địa, Lưu Huy Chao chẳng ngờ lại hạ được một chiếc F-8. Một món quà khích lệ ngoài sự chờ đợi, nhưng có giá trị như tặng phẩm của một ngày nhọc nhằn đáng nhớ. Một kết thúc có hậu cho những phi công cần mẫn và dũng mãnh của chúng ta.

        Sau trận đánh, phía Hải quân Mỹ phải nghiêm túc công nhận trận chiến đấu chiểu qua là trận chiến mà hai bên đã thi thố hết năng lực không chiến của mình. Một sĩ quan cấp tá chỉ huy bọn F-8 Mỹ phải gật đầu nói một cách công tâm trước các phóng viên Mỹ và châu Âu khác rằng: “Các phi công Việt Nam chiến đấu rất ngoan cường, thể hiện nghệ thuật không chiến tinh xảo, điêu luyện và đạt đẳng cấp cao. Trong trận này, phía Mỹ chỉ thua vào những giây cuối cùng! Khác với thể thao, tôi không thể chúc mừng đối phương của chúng tôi được, nhưng không vì thế mà họ không đáng được khen ngợi. Tôi đã lái máy bay qua chiến tranh Thế giới thứ hai, chiến tranh Triều Tiên, nhưng tôi chưa gặp ở đâu một đối thủ đáng gờm như vậy. Nhưng, thay vì 9 tháng như lời nói ban đầu của các tướng lĩnh Mỹ khi bắt đầu cho cuộc chiến tranh trên không với Bắc Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ chiến thắng họ với một thời gian lâu hơn ở phía cuối của cuộc chiến tranh này. Chúng tôi, về nguyên tắc, không thể thua trong cái toàn cục được. Các anh chị hãy chờ mà viết bài về lực lượng Không quân của Hải quân chúng tôi!”
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2019, 03:27:31 pm »


        Ngày 17 tháng 12 năm 1967, một trận chiến đấu không kém phần ngoạn mục đã diễn ra giữa một Biên đội MiG-21 cùng một Biên đội MiG- 17 phối hợp nhau đánh các phi đội của Mỹ. Biên đội MiG-21 có ba chiếc, do Vũ Ngọc Đỉnh bay số 1, Nguyễn Đăng Kính bay số 2, và Nguyễn Hồng Nhị bay số 3. Biên đội MiG-17 do Lưu Huy Chao bay số 1, Nguyễn Hổng Thái bay số 2, Bùi Văn Sưu bay số 3, và Lê Hải bay số 4.

        Biên đội MiG-21 gặp địch trên vùng trời Đoan Hùng - Phú Thọ.

        Biên đội MiG-17 gặp địch ở vùng trời Yên Bái.

        Trong ba phút chiến đấu, Biên đội MiG-21 bắn hạ ba chiếc F-105 của địch. - Vũ Ngọc Đỉnh bắn rơi hai, Nguyễn Hồng Nhị bắn rơi một. Thật tưng bừng!

        Biên đội MiG 17 cũng lập công xuất sắc với hai chiếc F-4 Phantom II bị bắn hạ.

        Lối đánh phối hợp hai loại MiG đã thực sự phát huy hiệu quả: không những bắn rơi nhiều máy bay địch, mà còn bắt chúng phải cắt bom loạn xạ từ xa, không vào đánh phá được những mục tiêu theo kế hoạch tác chiến đây mưu mô và tham vọng của địch. Một sự trở lại đầy sức sống và không kém phẩn mạnh mẽ, ấn tượng của các Phi đội MiG-21 sau một thời gian dài phối hợp làm việc cật lực với hàng trăm chuyên gia Liên Xô cùng các phi công, các cấp chỉ huy Việt Nam mới có được. Một chiến thắng thật trang hoàng có được từ buổi tiếp tân đặc biệt dành cho các vị khách không mời!

        Các tên giặc lái Mỹ bị bắt làm tù binh trong trận nẩy có cả John D. Ryan - con trai của tướng John D. Ryan - Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương.

        Còn Nguyễn Văn Bảy...?

        Giữa năm 1967 - thằng con trai đầu lòng ra đời như mong muốn của hai vợ chồng: có thằng con trai nối dõi, nối dòng. Thằng bé sinh ngày 30 tháng Bảy, giữa đêm sao không nhiêu nhưng bom thì đầy trời Hà Nội, Hải Phòng. Một tuần sau mới được thêm một ngày phép về thăm vợ con. Được mấy bà má chỉ, Bảy ghé qua làng mua rẻ hai buồng chuối sứ mang vê cho vợ ăn để có sữa cho con bú. Lần đầu nhìn thấy mặt thằng con, cảm giác thật ngộ: Nó- thằng Bảy con - giống như cái phim chụp ảnh của Bảy vừa tráng xong trong phòng tối chưa kịp rửa ra ảnh được vậy. Nó cứ ẩn hiện hình hài của thằng bố nó, lúc tỏ, lúc mờ, khiến Bảy nghe cơ thể mình chỗ nào cũng phát ra năng lượng thần giao cách cảm kỳ bí, ngộ nghĩnh giữa hai cha con - Bảy thẩm nghĩ mà không giải thích cùng ai được. Nó cứ rấp ra rấp ríu trong lòng. Nó không giống ai. Mà không, nó giống tất cả. Và cuối cùng là nó giống người ba phi công hay cười của nó. Cảm giác thật lạ cho lần đầu người đàn ông biết mình có con. Đủ thứ tưởng tượng. Tưởng tượng từ cả tháng nay khi biết tin vợ sắp sinh con. Cái cười mụ dạy đầu tiên của nó khi nhìn thấy mặt ba. Ôi, nó nhìn ba nó như đã là của nhau từ bao giờ. Nó vặn mình, người nó đỏ từ đầu đến chân. Rồi nó lại cười và giương đôi mắt tròn xoe nhìn người quen của mình. Trong đôi mắt của nó có sẵn những điều thiêng liêng mà lần đầu trong đời Bảy cảm nhận được bằng mối quan hệ linh cảm vô hình xuất hiện từ đâu đó trong gian phòng chật chội chỉ đủ chứa ba nụ cười nơi sơ tán này. Vừa rất thật, lại vừa như huyễn hoặc mông lung. Ôi, thằng bé của ba! Nó từ bóng tối kỳ diệu đi ra làm người!? Nó đi ra từ vầng trăng mẹ. Nhìn riết, nhìn riết thấy nó giống mình quá đỗi. Nước mắt của niềm hạnh phúc cay như bụi bay vào mắt. Rồi nước mắt không đắng mà lại ngọt ngào trong cảm giác của Bảy. Thằng bé lại nhìn ba nó, cười. Thương vợ, cảm ơn vợ. Không ngờ có thằng nhỏ giống hệt mình có mặt trên thế gian này. ông bà nội mà biết được chắc là mừng lắm đây. Đặt tên cho nó là “Hùng” - Anh hùng! Phải, ba nó mới được phong anh hùng thì đặt con trai tên Hùng là phải chữ phải nghĩa, phải lý phải tình. Vui như chưa từng được vui - một niềm vui trong đời chưa gặp bao giờ. Được làm cha! Vợ thành thiêng liêng hơn trong tình yêu thương và ý thức về cuộc sống gia đình. Cái nghĩa đích thực của hạnh phúc gia đình - vợ chồng con cái - hóa ra là như vậy. “Nhà” có nghĩa là có vợ có con mình ở đó. “Nhà” không phải chỉ là chỗ ở, chỗ trú thân tránh mưa tránh nắng nữa. Bảy cảm thấy hàm ơn vợ, hàm ơn phụ nữ về công việc sinh con, đẻ cháu, chịu cực chịu khổ, chịu hy sinh nhiều hơn người đàn ông biết bao nhiêu khi phải đẻ đau mang nặng. Cho dẫu Bảy là anh hùng đi nữa, so với vợ, với chị em phụ nữ trên đất nước nẩy, việc trở thành anh hùng của Bảy xem ra còn dễ dàng hơn gấp bội. Rồi hôn vợ, hôn con, nấu cho vợ không trọn một bữa cơm đã phải đi rồi...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2019, 03:27:57 pm »


        Một năm hạnh phúc tràn đầy với Bảy - cái năm 1967 này. Đầu năm nhận danh hiệu anh hùng, giữa năm, cuối năm lên cấp, trong năm bắn rơi tiếp ba máy bay Mỹ nữa. Lại có được thằng con trai nối dòng. Sung sướng như vậy, chứ còn muốn sung sướng làm sao nữa!

        Với lực lượng Không quân, buồn mất mấy tháng vì MiG-21 phải nằm ụ. Từ giữa năm đến giờ cũng đã vui hơn, thành tích khá hơn, nụ cười trở lại nhiều hơn trên môi má mặt mày của các chiến sĩ phi công. Một cơn bĩ cực đã qua rồi. Một thời thới lai chắc là sắp tới. Hy vọng.

        Kết thúc năm 1967 khốc liệt, bằng các trận sau cùng, các phi công ta đã bắn hạ thêm 5 chiếc F-105 của giặc. Một sự khởi sắc cùng với nhiếu hứa hẹn vế một tương lai trong cảm giác các vị sĩ quan và từng chiến sĩ. Nhất định như vậy!

        Với riêng Nguyễn Văn Bảy, cuối năm 1967, anh được thăng cấp đại úy, giữ chức Phi đội trưởng (Đại đội) rồi chẳng mấy lâu lại được nhận hàm thiếu tá sau khi bắn rơi tất cả 7 máy bay của Mỹ (gồm bốn F-4, một F-105, một F-8, một con thánh chiến). Một năm vui sướng và hạnh phúc ngoài sức tưởng tượng đối với Nguyễn Văn Bảy.

        Bộ Tư lệnh Không quân tổng kết: năm 1967 có 124 máy bay Mỹ bị bắn hạ.

        Bọn giặc lái Mỹ hiện ngũ trong các đơn vị thường trực tham chiến trên bầu trời Bắc Việt Nam lại được đưa về căn cứ để bổ sung chương trình Topgun, tiếp tục tái huấn luyện nhằm khắc phục những nhược điểm khi phải đối mặt với phi công MiG Việt Nam sau ba năm tham chiến.

        Phải kể đến sự đóng góp đặc biệt quan trọng của Binh chủng radar cùng lực lượng dẫn đường đối với chiến công chung của quân và dân miền Bắc.

        Tiền thân của Binh chủng radar là Trung đoàn đối không cảnh giới đầu tiên được thành lập vào tháng 3 năm 1958. Đó là Tổ hợp thiết bị có tên gọi là radar cảnh giới PH-8, sử dụng băng sóng dài VHF, công suất bức xạ phát sóng là 70-75 Kw, độ nhạy máy thu là 7 m/v, độ phân giải theo tầm xa 2,5 km, theo góc phương vị là 24 độ. Toàn bộ Tổ hợp có tổng trọng lượng 18 tấn. Thiết bị đổ sộ này được bố trí trên diện tích mặt bằng của hai chiếc xe Zil-157. Vào thời điểm đó, PH-8 là radar cảnh giới phòng không hai tham số hiện đại, có tầm phát hiện mục tiêu lên đến 150 km. Độ cao phát hiện là 10 km. Tốc độ quay 2 vòng 1 phút.

        Ngày 1 tháng 3 năm 1959, đơn vị radar đầu tiên phát sóng.

        Năm 1966, thành lập Trung đoàn radar 293, thuộc Sư đoàn Phòng không 361.

        Ngày 23 tháng 3 năm 1967 thành lập Binh chủng Radar, có chức năng kết hợp hệ thống cảnh giới và dẫn đường cho Không quân và lực lượng Tên lửa - Không quân tiêm kích.

        Tuy bị vượt trội về kỹ thuật và kinh nghiệm tác chiến, nhưng Binh chủng radar Việt Nam đã không ngừng học hỏi, rèn luyện và nâng cao khả năng sáng tạo nhằm phục vụ cho công cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của Dân tộc. Từ khi giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, cùng với Binh chủng Phòng không, Binh chủng Không quân, các đơn vị radar Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và lập được nhiều thành tích xuất sắc, góp phần to lớn vào sự nghiệp đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. Và thành tích của hai người anh em chung bọc là Phòng không - Không quân giành được trước kẻ thù sừng sỏ, hung bạo trong năm 1967 này có phần không nhỏ của lực lượng radar - Binh chủng radar non trẻ Việt Nam.

        Cả đất nước đang hừng hực khí thế bước vào cao trào Cách mạng.

        Nguyễn Văn Bảy đang cùng anh em chuẩn bị ăn mừng cho một năm “đại cát” của Trung đoàn 923.

        Tối hôm ấy, Bảy xách hai chai bia Hữu Nghị về phòng riêng trong căn nhà tiền chế dã chiến bên rìa sân bay để uống cùng thằng bạn thần giao cách cảm của mình. Một năm đẩy ắp niềm vui, nhưng chỉ một nỗi buồn cũng đủ đè nghẹt lên buồng tim của Bảy trong những ngày năm hết Tết đến này. Thắp một cây đèn cầy thay cho nén hương, Bảy khui chai bia ra, rót vào ly, ngầu bọt, rồi với tay để lên chỗ tấm ảnh thằng bạn thương treo trên vách, gọi nó về chơi.

        - Mẫn ơi, tao nhớ mầy. Anh em rất nhớ mầy... Mầy về chơi với tao và với anh em. Đơn vị chuẩn bị làm tổng kết. Mẫn...

        Rồi Bảy ngồi mà nhớ rưng rưng...

        Hôm ấy, ngày 14 tháng 5 năm 1967... Như sét đánh giữa buổi chiều quang đãng, ánh sáng chói chang, chỉ một chút mây đen kéo về làm ra tiếng sấm trái đạo, trái đời, Nguyễn Văn Bảy lãnh trọn một tin buồn lớn nhất trong cuộc đời chiến đấu của mình! Người bạn thân nhất, người anh em miến Nam thương nhất: Võ Văn Mẫn - đã hy sinh trên bầu trời Hòa Bình, sau khi bắn rơi và bắn bị thương hai con kền kền F-4 Phantom II cùa địch trong một trận chiến đấu - cũng là điểm số cuối cùng Mẫn nhận được trên tầng trời trước bọn xâm lược hung hãn! Chết lặng trong người! Chết điếng trong người vì cái tin mà chưa bao giờ Bảy nghĩ anh sẽ nhận được về người bạn thân thương nhất trong quân ngũ của mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2019, 03:28:16 pm »


        Ngày hôm đó, Võ Văn Mẫn xuất kích trong vai trò Biên đội trưởng, bay ở vị trí số 1, cùng với Hà Bôn số 2, Nguyễn Thế Hôn số 3, Lê Hải bay số 4. Từ sân bay dã chiến Hòa Lạc, được dẫn đường chính xác, Võ Văn Mẫn cùng anh em trong Biên đội lẩn lượt cất cánh bay về phía Nam, tận dụng tốt yếu tố dừng kín của tầng mầy dày, đón đầu bọn cường kích F-105 đông đến 24 chiếc để đánh chặn bọn ném bom từ vòng ngoài, đẩy chúng đi chệch các mục tiêu nằm trong tọa độ tấn công của địch dưới mặt đất.

        Tuy nhiên, hai phi đội F-105 đã đánh hơi được MiG nên vội vàng vứt bom bừa bãi, rồi tháo chạy. Với quyết tâm không thể về tay không cho buổi sáng đi săn kền kền, Nguyễn Thế Hôn đã nhanh chóng chớp thời cơ khi bọn địch có một giây hoảng loạn, liền ngoặt vòng, chớp nhoáng lấy bằng và ấn cò chùm đạn 37 ly, hạ ngay con F-105 còn chưa kịp trút bom. Một quả cầu lửa khổng lồ lao xuống mặt đất với những tiếng nổ đưa hồn tên giặc lái kéo dài thành một vệt đen ngòm trên đất.

        - Số hai bắn tốt! - Mẫn hét lên trong máy động viên đồng đội. - Tiếp tục. Bọn F-4 vừa đến. Tách tốp nhanh!

        Từ phía Tây Nam, 60 chục con F-4 chia thành đội hình 12 tốp vây kín cả vùng trời 20 cây số vuông trên cao không quang đãng không một gợn mây dày. Không còn cách nào khác là phải chia thành hai tầng cao thấp để quần với địch. Vừa triển khai mệnh lệnh cho các đồng đội xong, Mẫn nghiêng mắt nhìn thấy một con F-4 đang lố đà đón đầu chú én bạc, nó vừa hiện ra bán cầu sau, đúng ngay đường ngắm đang chờ sẵn, Mẫn ấn cò. Loạt đạn 37mm ngoan ngoãn và thân thuộc như mọi lần lập tức bẻ đôi con kển kền hung hãn làm thành hai bệt khói đỏ đen lao nhanh xuống hướng mặt đất, chia hai tên giặc lái cho hai ngôi mộ lửa giữa lưng chừng trời.

        - Số 1 vừa bắn tốt! Tránh tên lửa phía trái!

        Võ Văn Mẫn vừa kịp nghe tiếng đồng đội vội hụp ngay xuống thấp để tránh một lúc mấy quả tên lửa vừa sượt ngang con MiG thân yêu sau một thoáng nẩy mình vì áp lực không khí.

        Bọn địch còn lại hùng hổ lao vào như muốn lóc da xẻ thịt con MiG- 17 vừa bắn hạ đồng bọn chúng. Những cú bổ nhào, quần thảo quyết liệt, uy mãnh với cường độ cao chưa từng có với Mẫn và anh em biên đội. 59 chiếc F-4 còn lại với đội hình 12 biên đội khuyết mất một vị trí, bọn kền kền Mỹ lổng lên như chúng là ông chủ của bầu trời, cố vây áp các con MiG-17 kiên cường và phóng tên lửa đan dày như nan quạt về phía biên đội của Mẫn. Những vòng tròn với bán kính hẹp mỗi lúc mỗi siết lại dần. Địch luân phiên nhau từng tốp chơi trò “giã gạo” nhào xuống lộn lên, không cho các chiến sĩ ngoan cường của ta con đường nào để thoát. Ngay lúc ngập ngàn nguy khốn thì con MiG gan dạ của Nguyễn Thế Hôn lãnh trọn một quả tên lửa của địch. Hôn không nhảy dù được. Anh cùng con MiG thân yêu biến thành ngọn lửa.

        Biên đội Trưởng Võ Văn Mẫn kịp nhận ra tình hình nguy khốn cho toàn biên đội khi nhiên liệu cạn dần sau nhiều cú lượn nhào. Anh ra lệnh cho Hà Bôn và Lê Hải tìm cách thoát ly trận địa. Lê Hải vừa lợi dụng sơ hở trong tích tắc của địch để kịp thoát ly. Mẫn và Bôn kiên cường chiến đấu đến những phát đạn cuối cùng. Tiên lượng được điểu sắp xảy ra, nếu chần chừ thì cả hai cùng hy sinh, Mẫn liền hạ lệnh cho Bôn rời trận địa trong sự bảo vệ của anh khi lùa được hai con F-4 ra ngoài tọa độ chết. Hà Bôn hiểu ý Biên đội trưởng, ngần ngừ, rồi cũng phải chấp hành mệnh lệnh. Vừa kịp đáp xuống sân thì động cơ của con MiG đã ngừng, máy bay phải chạy tới bằng lực của quán tính. Nhìn lên trời, Bôn biết là Mẫn đang cùng con MiG tội tình quyết tử giằng co với lũ diều hâu, kển kền Mỹ bằng những giọt dầu cuối cùng.

        Mẫn bắn hai viên đạn 23mm còn lại trong tổng số đạn cho một lần xuất kích. Một con F-4 quay mòng mòng rồi kịp lấy bằng trong sự che chở của đồng bọn chuồn đi. Còn Võ Vần Mẫn, sau khi ngoặt vòng mấy lượt để tránh từng chùm tên lửa của địch, bỗng có một khắc trôi qua, anh cảm giác động cơ không còn quay nữa, con MiG thân yêu vừa có một khoảnh khắc lặng im bẫt động cùng sự lặng im của Mần. Lần thất tốc này không giống bất kỳ lần thất tốc nào đã xảy ra trong cuộc đời phi công của Võ Văn Mẫn. Không còn thao tác khả dĩ nào khác. Không còn một linh cảm tốt đẹp nào khác. Cần lái nhẹ tênh không còn bám vào bất cứ một lực khí động học nào, không còn liên hệ với bất cứ một bộ phận cơ giới nào. Con MiG chong mắt nhìn ngay hướng có hai vệt trắng tròn đang lao về phía mình. Võ Văn Mẫn cũng vừa kịp nhìn thấy hai vệt sáng xuất phát từ bộ móng vuốt của con kến kền hướng Đông Nam đang lao về phía anh trong trạng thái con MiG thân yêu không còn hụp lặn hay bẻ vòng gì được nữa. Anh thư thản kịp nghĩ rằng mình không cẩn phải lệnh cho ai. Muốn nhớ vội đến ai đó, đến cô vợ sắp cưới, hay với thằng bạn, thằng anh em thân nhất đời Nguyễn Văn Bảy... cũng không còn kịp nữa. Thời gian chỉ đủ cho một nụ cười vừa kịp phôi thai mà chưa kịp thành hình...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM