Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:34:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16382 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2019, 11:40:29 pm »


        Cứ nghiêng tai về phía quê nhà diệu vợi, thi thoảng nghe được một câu chuyện kể của ai đó về miền Nam, Nguyễn Văn Bảy và anh em phải quay lưng đi để giấu những giọt nước mắt đau đớn đến xé lòng khi biết được sự bạo tàn của giặc dành cho đồng chí, đồng bào. Nhưng bổn phận người lính là chỉ biết chấp hành, tuân thủ mệnh lệnh, tất cả có lãnh đạo và cấp trên lo. Biết thế. Và chỉ có thế. Đành vậy. Nhiệm vụ của Bảy và các bạn đồng học là chuẩn bị thật đầy đủ để khi có lệnh là lên đường. Và mệnh lệnh đã đến cùng với tin vui: miền Nam được đào vũ khí cất giấu từ ngày đình chiến, được tiến hành đấu tranh vũ trang, được vùng lên trừ quân hung bạo. Thật không có gì vui bằng!

        Còn vài ngày được tự do thăm thú, Bảy cùng vài anh em bạn quyết định đi thăm các bạn học ở các trường học sinh miền Nam. Sẵn có trận bóng đá giữa các trường, diễn ra trước sân Nhà hát lớn Hải Phòng, cả bọn cùng kéo nhau đi bộ 7 cây số để xem. Ở đây, anh chàng Bảy gặp lại cô gái tóc đuôi chồn - đồng hương Lai Vung ngày nào. Một cô gái đúng nghĩa - với gương mặt chữ điền khả ái, xinh tươi, phảng phất nét đôn hậu của người con gái vùng đồng bằng sông nước. Tay bắt mặt mừng. Cô gái có tên thôn dã Trần Thị Niên biết người anh trai đồng hương của mình được chọn làm phi công trong tương lai cũng thấy vui lây. Bây giờ thì không được nói năng, đùa giỡn vui nhộn như trước được nữa, bởi Niên đã lớn rồi. Vậy thì nói chuyện nghiêm túc chứ sao!? Nhưng nói chuyện nghiêm túc là nói chuyện gì? Chẳng lẽ lại hỏi chuyện tình hình Cách mạng miến Nam thế nào? Đành phải nói bâng quơ việc học hành, chuyện chọn ngành nghề của cô em sau khi học xong lớp 10, và chuyện linh tinh về cuộc sống tập thể ở các trường học sinh miền Nam. Cuối cùng là hứa sẽ viết thư từ cho nhau. Và chia tay. Khô như đất hạn. Thật là vụng về. Thật tức cho cái thằng trai, già đầu mà vẫn chưa biết “tán gái” ra làm sao hết. Bây giờ thì còn tệ hơn ngày đi ra đồng đêm tháng 10 trể cá lòng tong. Cũng không có đèn đâu để thổi. Nhìn nhau cười, cái cười mang ý nghĩa là anh em nhiều hơn có hàm ý trai gái. Trời sinh ra vậy mà, biết làm sao được. Một đêm đâu đủ cho chuyện hẹn hò. Và cứ thế mà xa.

        Còi hụ báo giờ lăn bánh. Những cái vẫy tay và những cái miệng cắn đẩy nắng chiều. Không có nước mắt, chỉ có những nụ cười và những cái vẫy tay đơn sơ làm quà cho một chuyến đi xa...

        Tin từ miền Nam qua làn sóng điện làm nức lòng người bắt đầu xa xứ: Chiến thắng Tua Hai - từ Tây Ninh - quân Giải Phóng miền Nam đánh tan cả trung đoàn ngụy, kịp làm hành trang cho các chiến sĩ lên đường sang Trung Quốc học lái máy bay để mai kia kịp trở về cùng miền Nam thắng giặc.

        Bảy ngày đường với chỉ duy nhất một bộ đổ xanh công nhân. Lý do không được mặc sắc phục Không quân vì còn lo ủy hội Quốc tế phát hiện ta tìm đường sang nước bạn để học lái máy bay hòng về nước chuẩn bị chiến tranh. Dân tộc ta yêu hòa bình và thiện chí thật chẳng ai bằng.

        Sáu năm qua đống bào ta ở miến Nam khản cổ yêu cẩu đối phương tôn trọng và tuân thủ các điều khoản hòa bình - hòa hợp, nhưng kẻ thù thì cứ nã đạn vào lưng ta, chém vào cổ ta, trói cả tay chân ta lại rồi quẳng vô tù. Vì ta là chính nghĩa. Ta không thể để cho một chút vô ý, vụng về, hớ hênh về chính trị khiến kẻ thù có cớ nói xấu ta, quốc tế nhìn nhân dân ta, chính phủ ta bằng con mắt thiếu thiện cảm. Trước mắt các thành viên của ủy hội, nhóm người trẻ trung, trai tráng Việt Nam này sang Trung Hoa để mà học thợ. Thợ tiện, thợ lò. Vâng, chỉ học thợ thôi, không dính dáng gì đến việc chuẩn bị chiến tranh hết. Bảy ngày một bộ đồ xanh công nhân. Bảy ngày không tắm. Có hề chi, ta vẫn là bộ đội Cụ Hồ trong mỗi trái tim ta!

        Bắc Kinh - thành phố nguy nga của nước bạn. Thật là lộng lẫy huy hoàng cho một thủ đô! Những chú lính nhà quê Việt Nam đi giày đế sắt cứ trượt chân trên thềm gạch bông. Bao nhiêu lần suýt té. Té ngã thì cứ đứng lên. Lính mà. Không có việc gì phải mắc cỡ. Cười sáng trưng cả vuông sảnh đường. Một cuộc đón tiếp thân tình, ấm nồng tinh thần hữu nghị tại một khách sạn quân đội được tiến hành sau đó. Những bữa ăn linh đình dành cho thượng khách được dọn ra. Đói lâu ngày nên chỉ cần no hơn là cần cao lương mỹ vị. Đến món thứ ba (trên tổng số 18 món) được bê lên thì không mấy người còn ăn nổi. Nề nếp ăn uống kiểu chém to, kho mặn của những anh nông dân vẫn được giữ gìn. Không quan trọng cho chuyện uống với ăn. Vấn đề là học. Học nhanh để còn về. Về là anh phi công. Huýt sáo một bản đồ rê mi sol. Những cái gật đầu đồng điệu. Một chân trời mới hiện ra.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2019, 11:43:27 pm »


NHỮNG CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN CỦA MỘT PHI CÔNG

        Khi cùng đoàn 30 tân sinh di chuyển về Trường Hàng không số 3 đóng trên địa phận tỉnh Liêu Ninh, Nguyễn Văn Bảy và anh em bắt đẩu học lại lý luận, lý thuyết có liên quan đến máy bay. Những định luật, định lý về vật lý, cơ học cổ điển từ Newton đến lý thuyết về khí động lực học xuất phát từ Daniel Bernoulli, tới lực nâng của Joukowski... đểu bắt buộc phải học cho thật thấm nhuần. Đầy chật những công thức. Đầy chật những phương trình. Một cuộc cày sâu cuốc bẫm đối với Nguyễn Văn Bảy. Đã học sơ qua hồi về Cục Không quân rồi, giờ lại như mới học lần đầu khi bắt gặp những ký hiệu, những V,  g, f, h, p... nhảy múa lung tung chẳng khác cào cào châu chấu trong đẩu.

        Như có đứa trẻ vị thành niên hiện sinh trong con người Bảy, lúc nào cũng lính qua lính quýnh, xăng văng chạy tới chạy lui, tự cật vấn mình, khi nào đuối thì tìm bạn, nhất là Mẫn - một trợ thủ đắc lực mặc nhiên đối với chuyện học hành của Bảy. Một tuần. Rồi một tháng. Áp lực ở đoạn này giảm thì áp lực ở phần khác tăng lên. Cái đầu nông dân bị ép buộc phải “bác học hóa” dần dần. Nhồi nhét, học thuộc lòng, rồi tập dần đến liên hệ, suy luận, đưa các định lý, các công thức đến gần nhau nối thành hệ thống. Công việc khổ sai. Khi hiểu được chút ít, sự tự tin cũng lớn lên dần, sự hào hứng cũng theo đó mà tăng lên. Già đi, rồi trẻ lại, ấy là khi thấy Nguyễn Văn Bảy cười đùa với anh em trong lớp.

        Trước hết là quần tới quần lui về nguyên lý, cơ chế bay. Làm thế nào để nhấc được con khủng long hàng trăm tấn cho nó rời khỏi mặt đất mà bay lên trời? Đó là nhờ lực nâng của khí động lực học - còn gọi là lực nâng Joukowski.

        Lảm nhảm như mắc nàng bố - bệnh nói nhiều, nói hoài:

        - Chiếc máy bay chuyển động bao giờ cũng theo sự chi phối, tác dụng của bốn lực: lực kéo, lực cản của không khí, lực hấp dẫn, lực nâng.

        Hệ quả vật lý của hiện tượng này là lực nâng xuất hiện theo hướng từ mặt đất đẩy lên trời. Máy bay càng di chuyển nhanh, lực tăng này càng lớn - cho tới mức lực nâng vượt được - tức là thắng được trọng lực của trái đất - nhấc bổng cỗ máy khổng lồ này lên không trung...

        - Phải biết không khí phía trên cánh chuyển động nhanh hơn phía dưới cánh. Theo nguyên lý Bernoulli thì dòng không khí càng chuyển động nhanh thì càng gây ít áp lực hơn.

        - Cánh sinh ra lực nâng nhờ đặc trưng hình dạng của nó. Mấu chốt vấn để là: cánh máy bay phải làm chệch hướng không khí xuống dưới, không khí dưới cánh sẽ bị đẩy xuống dưới... Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng hình dạng bất đối xứng, hoặc cánh hình khum- đúng với định luật III- Newton. Bởi vì không khí trên cánh đã bị làm chậm lại và hướng xuống dưới và vì thế nó đẩy chiếc cánh hướng lên và lệch về phía sau...

        Không thể không có những tiếng thở dài và những cái lắc đầu thườn thượt.

        Phải tự động viên mình cẩm cự, không để đầu óc mụ mẫm, thầy bạn coi thường. Bảy cố động viên mình từng lượt. Mỗi lần mặt đực ra thì lập tức có Mẫn bên cạnh. Lại nghe người anh em hát ngọt ngào. Phụ nữ miền Nam còn “Sống quyết sống kiên cường” mà, chẳng lẽ ta lại chịu thua. Cố lên!

        Đã vậy mà một tuấn còn phải học hai buổi tiếng Hoa nữa. Có lẽ trên đời này không có tiếng nào khó học hơn tiếng Hoa. Nội chuyện nhớ bộ chữ không cũng đã mệt. Mỗi chữ một kiểu. Mỗi chữ một nghĩa, mặc dù khi viết ra nó giống hệt nhau, hoặc chỉ khác nhau một cái dấu như cái chân thừa của con cào cào. Lại nhớ hồi ở nhà, ông già bắt học chữ Nho, viết bằng cây bút tre vót nhọn, rọc lá chuối, xếp cho ngay thẳng, lật bể có phấn trắng lên, rồi thầy đọc đến đâu, học trò nghe theo và viết đến đó. Câu đầu tiên mà Bảy nhớ hoài:

        - Bắt đầu viết: Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri lý”. “Nhân chi sơ tính bổn thiện”...

        Bây giờ nhớ lại mới cảm thấy tiếc. Phải chi hồi đó chịu khó học thì giờ này chắc đã học tiếng Hoa được tốt hơn. Thật là trái khoáy cho chuyện học chữ Tàu. Nhưng khó mấy cũng phải học, bởi thầy dạy ta là người Hoa; lại còn giao du khi ta phải đi tới lui gặp người Trung Quốc. Rồi còn tình hữu nghị, môi hở răng lạnh, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông, chung một tấm lòng chống thực dân - đế quốc nữa. Không cố mà học tiếng của nước bạn hóa ra ta là kẻ vô nghì sao. Ráng!

        Cứ thế, lớp học của các chàng trai trẻ Việt Nam trôi qua trong những cái nhíu mày, nhăn mặt và cả tiếng cười tan cả mỡ dưới bụng.

        Rổi lại học tiếp. Với Bảy là cày sâu cuốc bẫm tiếp. Bài kế sau là hoạt động của máy bay trên không trung.

        - Máy bay có thể bay cao tối đa là 26km, tùy theo loại. Thông thường là bay ở độ cao 8,5-10,7km - tức là nằm trên tầng đối lưu của khí quyển. Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, có thể xuống tới mức âm (-) 50 độ c.

        - Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang, rất mạnh, gây ra hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương mù...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:40:41 pm »

   
        Tốc độ bay trung bình - ổn định ở mức 900km/giờ. Càng lên cao, lực cản càng giảm đi, giúp máy bay đi nhanh hơn. Hãy nhớ: trên 5,5km, sức cản giảm một nửa.

        Bay cao giảm nguy cơ đâm vào những bẩy chim di trú - một trong những nguyên nhân gây tai nạn thảm khốc trên bầu trời.

        Áp suất không khí khi lên cao giảm đi rất nhiều, chỉ còn 1/10 so với mặt đất.

        Đối với loại máy bay cánh quạt, lượng ô-xy ít đi, khiến cho việc đốt năng lượng trở nên khó khăn hơn. Cần chú ý đến sự bất trắc này.

        Cơ chế hạ cánh. Nên nhớ, hạ cánh là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với quy trình bay và kỹ thuật bay! (Thầy giáo nhấn mạnh)

        Khi máy bay gần tiếp đất gây nên những luồng xoáy nhỏ - gọi là hiệu ứng mặt đất - làm máy bay nhất thời được nâng lên trong khoảnh khắc trước khi tiếp xúc đường băng. Hạ cánh kéo theo tiếng ồn mạnh đến hàng trăm để-xi-ben (DB), có thể làm tổn thương tâm trí người đứng ở khoảng cách gần.

        Rổi còn học cả lịch sử ngành hàng không. Môn này thì Bảy không ngán lắm - vì không có toán và các công thức nhảy múa trong đầu.

        Hết môn, Bảy cũng có được một điểm cao hơn trung bình kém.

        Với phương chầm “lấy cẩn cù bù thông minh”, Bảy tập trung học tập ngày đêm để không bị các bạn đồng học bỏ lại sau. Không có ai để nhớ. Thật như là một ân huệ với Bảy lúc này. Không mất chút thời giờ nào cho công việc thương nhớ ai hết. Một ba-lô rỗng, nhẹ tâng trên vai người lính Không quân chân đất. Người ta hay nói đến tâm hổn đa cảm. Những người mang tầm hồn ấy thường hay yêu đương, rắc rối. Lại hay suy nghĩ vẩn vơ, hay làm thơ làm thẩn. Với Bảy thì tuyệt nhiên không có chuyện trai gái lôi thôi. Chỗ nào anh em đem chuyện yêu đương, trai gái ra bàn, Bảy chỉ biết nghe như nước chảy lá môn, trơn tuột, tâm hồn trấm tra trấm trất, không nghe cái món quyến rũ đối với cánh đàn ông trai tráng kia nó đọng lại giọt nào. Không phải Bảy không thích yêu thương, mà bởi vì Bảy không có rảnh để nghĩ đến và chạy theo nó. Với lại, Bảy không phải đã từng sợ đôi chân thiên lý mã bị quấn bởi huyền mao đó sao, không từng cãi lại lệnh ông già để không phải cưới vợ đó sao, nên bây giờ dại gì Bảy lại vô ý đút đầu vào dây thòng lọng. Bảy tự biết mình không có năng lực và trí thông minh về việc học hành như bạn bè, nên phải tự biết thu vén, sắp xếp cho tâm hồn mình gọn nhẹ, bớt rườm rà, dễ đi, dễ đến. Và chừng mực nào thì Bảy cũng đã cố gắng theo kịp bạn bè, mặc dù điểm số không cao, thường chỉ trung bình, còn có cả những môn trung bình kém nữa. Nhưng các thầy rất quý tính chuyên cần của Bảy, động viên Bảy cố học, đến một lúc nào đó sẽ đủ tự tin để cùng tiến như bạn bè. Trong các phần học, Bảy thích nhất là học chiến kỹ thuật không chiến. Ngày xưa trên ruộng, Bảy đã từng “đánh giặc” trên mặt đất. Bây giờ học cách đánh giặc trên trời, thật là sướng. Bảy thầm nghĩ, dường như trời sinh ra mình là để đi đánh giặc vậy. Nhớ chuyện đi bắn đồn hưởng ứng chiến dịch Điện Biên, bắn xong, Bảy ngồi lại núp đạn, cho giặc bắn thả cửa, sau đó đứng lên, đủng đỉnh đi về nhà, được chỉ huy đơn vị khen là sáng kiến. Lại đi đón giặc tháo chạy, thấy giặc ở xa, không bắn vì tiếc đạn - cũng được chỉ huy khen. Bảy có cảm giác mình có “năng khiếu” đánh giặc. Bây giờ học bài bản, chiến kỹ thuật đánh giặc trên không, biết đâu mai kia Bảy lại có sáng kiến gì đó nữa thì sao. Ráng học, rồi sẽ có dịp thi thố tài năng, bản lĩnh với địch thủ thật của mình. Một thằng chân đất mà trèo lên được máy bay để lái và trực tiếp bóp cò súng bắn rơi máy bay địch thì có gì thích bằng. Nghĩ đến đó là Bảy sướng nôn ruột, nhưng chỉ sướng một mình, không dám nói ra, sợ bạn bè cười. Không khéo sẽ có người nói: học nguyên lý bay còn chưa thuộc, nói gì đến chuyện điều khiểi^ máy bay đương đầu với những tên giặc lái có hàng nghìn giờ bay? Đúng vậy. Ngày sau sẽ ra sao tùy thuộc vào sự phấn đấu từ hôm nay. Người ta cố gắng một, Bảy hứa với lòng mình sẽ phấn đấu đến hai, ba. Cả tỉnh chỉ có mình Bảy được tuyển đi học phi công. Nhất định không phụ lòng tin yêu của Bác Hồ, của cách mạng, của các đồng chí, đồng đội đã dành cho mình. Chỉ cần ý chí và nghị lực. Cái đó có sẵn trong người mình, không vay mượn của ai mà sợ. Phải đi từng bước một. Phải cố gắng từng ngày. Phải thành công ngay từ những buổi lên lớp. Phải...!!!

        Thời gian nhọc nhằn bởi “vạn sự khởi đầu nan” đã qua. Hết nửa năm học lý thuyết bay, lý luận và tiếng Hoa. Xin chào biệt một đoạn đường đầy gian nan thử thách!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:41:15 pm »

   
LẠI NHỮNG MÙA THU ĐÔNG TRÊN ĐẤT BẠN

        Đoàn 30 học sinh Việt Nam chuyển từ trường Hàng không số 3 về trường mới ở một sần bay có tên là Bắc. Ở đây tất cả học viên bắt đầu bước vào lớp học lái máy bay thực thụ. Theo quy trình đào tạo, lớp của Bảy phải trải qua một khóa huấn luyện lái máy bay sơ cấp với loại máy bay cánh quạt có tên hiệu là J-18 - sản xuất tại Trung Hoa đại lục.

        Chương trình học gồm cả những môn đã học và những môn chưa học. Trước hết là nguyên lý cất cánh của loại máy bay cánh quạt này. Sau đó là học đến cấu trúc kiểu dáng, cấu trúc máy bay, các tính năng, đến trang thiết bị - kỹ thuật hình thành ra chiếc máy bay hoàn chỉnh. Rồi học và thực hành bay bằng máy bay mô hình. Học thuộc từng chi tiết qua từng bài giảng của các giáo viên bay và được thị phạm qua từng bài tập. Những câu hỏi, những câu trả lời và những mệnh lệnh. Người cơ hồ được “máy hóa” một cách thú vị. Từng động tác, thao tác phải thật chính xác. Nín thở mà học. Chỗ nào còn nghi ngờ thì đã có Võ Văn Mẫn bạn hiền giải thích, kèm cặp. Ví dụ như ngày mới vào trường, thật sự học ABC về máy bay, giống như dắt trâu ra đồng cày những đường cày đầu tiên cho thửa đất 30 chục công, thì hôm nay coi như đã cày xong được một công rồi vậy. Tuy thấy ngán, nhưng dẫu sao thì cũng đã quen dí-thá, lái bên này, lật bên kia, khi cần thì có thể dỡ chuôi cày lên mà chạy theo trâu, chứ không phải bỡ ngỡ bàng ngàng. Các từ ngữ, thuật ngữ kỹ thuật liên quan đến máy bay không làm Bảy ngơ ngáo nữa, mà đã nghe, hiểu một cách tự tin. Kiến thức đã hình thành một cách lớp lang, đúng trình tự, lô-gich, chứ không bạ đâu bám đó như buổi đầu. Đầu óc ngày một sáng sủa ra, mỗi lần lên lớp đã tìm được cảm hứng, khi thầy gọi tên thấy háo hức trong lòng chứ không còn e sợ. Thỉnh thoảng đã có được điểm 7, điểm 8, chứ không phải bị zê-rô, hay dưới trung bình nhiều như hồi mới chân ướt chân ráo vào học. Như người nhặt đậu từ đất bụi bỏ vào chiếc táo to đùng dùng để lường lúa, cứ từng hạt, từng hạt một, chí không sờn - lòng không nản. Chính đức tính kiên nhẫn và quyết tâm như dao chặt cột đã giúp Bảy qua được đoạn khai thiên phá địa ban đầu như ông cha ngày xưa lao khổ nhọc nhằn ngày đêm mở từng thước đất để có được cánh đồng xanh bóng sáo diếu, rộn tiếng trẻ trâu. Cánh đồng đã hiện dần trước mặt. Hãy cố mà cày!

        Đối với Bảy và nhiều anh em khác, được học và được ôn lại các tiết học về lịch sử hàng không và không quân thế giới vẫn thú vị và hữu ích hơn, say mê hơn nhiều các môn ngoài chuyên môn và ngoại khóa khác. Như một sự linh cảm tốt lành, hay một sự suy nghĩ bất chợt, Nguyễn Văn Bảy cảm thấy tự tin hơn khi nghe các thầy giảng về sự sáng tạo của con người, về cách suy nghĩ tiếp cận chân lý khoa học. Ví dụ như Newton khi nhìn thấy trái táo rơi đã tìm ra định lý về lực hấp dẫn của trái đất. Thật cao siêu và cũng thật đơn giản. Cứ miệt mài lao động người ta rốt cuộc sẽ tìm ra được một nguyên lý nào đó thiết thực phục vụ cho cuộc sống. Con người có thể sáng tạo. Mọi nền văn minh, mọi thứ khoa học, kỹ thuật đều do con người trì chí mà làm ra. Ai cũng có thể sáng tạo được. Cứ nghĩ riết, tìm riết rồi cũng ra một cái gì đó có lợi cho con người, cho Cách mạng. Bảy nhất định phải học tập các tấm gương sáng tạo ấy. Nhất định như vậy. Con người, trên nguyên tắc lý thuyết: Nó có thể làm được tất cả cái mà bản thân con người cần. Phải học cho xong, phải làm cho được việc mình muốn làm để mang lại lợi ích cho Tổ quốc, không phụ lòng mong mỏi của Bác Hồ, của cha mẹ ở quê nhà, của anh em đồng đội. Cứ mỗi môn học là Bảy bắt cuộc mình phải có thêm một chút quyết tâm. Giọt giọt đầy ống. Mưa dầm thấm lâu. Có công mài sắt có ngày nên kim. Phải như vậy. Lạy trời chứng rối loạn tiền đình hãy buông tha cho Bảy. Các môn học khó không ngăn được Bảy trở thành phi công. Nhất định như vậy. Đinh đóng cột cho một lời nguyền! Đêm đêm Bảy tự động viên mình như vậy trước khi ngủ. Nửa đêm thức giấc cũng tập trung suy nghĩ, thề nguyền cho chuyện học. Cứ thế thời gian trôi qua cùng ý chí, tấm lòng của đứa con miền Nam chăn trâu, cắt cỏ, đứng trục, cày bừa, mò cua, bắt ốc, muốn trở thành một anh lái máy bay đưa Bác Hồ về thăm quê, thăm mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc - Thân sinh của Bác Hồ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:41:42 pm »

 
        Nghĩ đến đây, bất chợt Nguyễn Văn Bảy cảm thấy có chút áy náy và buồn trong bụng. Số là, cái lần trước khi xuống tàu tập kết ra Bắc, chỉ huy đơn vị tổ chức cho mọi người trong đơn vị được đi viếng mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc. Họ có nói cho Bảy và mọi người nghe Cụ Nguyễn Sinh Sắc là ai, nhưng vì mới đi bộ đội vài tháng, chưa biết cái quần cái áo bộ đội nó ra làm sao, vẫn tối ngày quảy theo trong bao bổng bột cái quần dài cắt đôi làm chiếc tà-lỏn, cái áo bà ba vải săn-đầm, chưa biết nhật bình, kiểm điểm, chưa biết gọi nhau đồng chí, thì hiểu sao nổi những điếu lớn lao hơn. Thành thử hô đi viếng là đi viếng, ngang mộ chỉ nhìn, sau đó đâu còn nhớ mộ của ai. Tới hồi ra Bắc, hôm Bác xuống thăm đơn vị ngày được tuyển vào đội ngũ những người đi học lái máy bay, Bác Hồ hỏi: “Có ai trong mấy chú đã đến mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc chưa? Ai biết đưa tay lên. Mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc ra sao, chú nào kể lại được, kể cho Bác nghe...” Nhiều người đưa tay lên và kể câu chuyện tôn nghiêm ấy cho Bác nghe. Bác lau nước mắt. Riêng Bảy bấy giờ mới thấy ân hận, trách mình sao lúc đó lại vô tình, chỉ cúi nhặt mấy cọng cỏ cầm lên tay mang ra ngoài rồi thôi, chẳng để tâm, để ý gì đến chuyện đây là ngôi mộ thiêng liêng - thân sinh của Bác Hồ kính yêu ở sát bên mình. Bảy muốn được Bác Hồ hỏi, được Bác Hồ nhìn, nhưng rồi Bảy cũng sợ khi Bác Hồ gọi, Bảy lại không biết nói gì... Từ đó, Bảy ân hận mãi về chuyện vô tình, vô ý của mình. Bảy thầm nguyện với lòng mình sẽ chuộc lỗi với Bác bằng một việc gì đó để Bác Hồ vui. Rồi Bảy cũng không kềm được nước mắt như nhiều anh em khi nhìn Bác nhớ đến cha mình, cố tìm thấy hình bóng người cha mấy mươi năm không gặp qua lời kể của các cháu miền Nam mà cầm khăn lên lau nước mắt...

        Một lần gặp gỡ suốt đời Bảy không quên được. Bảy buồn và tự trách mình cho đến một tuần.

        Được nửa khóa học lái máy bay J-18, một hôm, toàn lớp nhận được tin phấn khởi đến rơi lệ từ miền Nam: Nhân dân nhất loạt đứng lên đồng khởi giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Bến Tre đi đầu với đại bộ phận nông thôn được giải phóng. Các tỉnh miền Tây từ U Minh đến Long An, Vĩnh Long - Sa Đéc quê Bảy đều vùng lên phá ách kềm kẹp, diệt ác ôn, bao đồn bót, kêu gọi binh lính Cộng hòa trở về với nhân dân. Tin chiến thắng dồn dập dội đến lớp học với tinh thần máu kêu trả máu -  đầu kêu trả đầu với những chiến dịch lùng diệt, khủng bố gia đình Cách mạng tàn nhẫn của Mỹ - Diệm. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập. Những trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực quân Giải phóng Miền Nam ra đời. Phong trào du kích chiến tranh đều khắp. Bến Tre là tỉnh có phong trào du kích chiến tranh hùng mạnh nhất. Võ Văn Mẫn luôn kể chuyện một cách tự hào về chông ghế đầu, ong vò vẽ, rào cản trên sông của những lão nông và thanh niên quê mình chiến đấu giữ làng. Vĩnh Long quê Bảy (lúc này Lai Vung - Lấp Vò được nhập về tỉnh Vĩnh Long) phá khu trù mật Cái Sơn, Cái Dầu, diệt tên tỉnh trưởng Khưu Văn Ba khét tiếng tại buổi lễ khánh thành khu trù mật Cái Sơn. Tin chiến thắng từ quê hương diệu vợi làm nức lòng các chiến sĩ xa quê. Thật nhiều giấc mơ được kể lại sau những đêm rộn ràng, náo nức mong ngóng, thổn thức vế quê nhà. Ai trong đoàn phi công tương lai ấy cũng thầm hứa trong lòng cùng quê hương sẽ quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học hành, đỗ đạt.

        Hết chín tháng học một cách khổ luyện với các môn từ cơ bản về lý thuyết bay, những bài học kỹ thuật về bay, đến các kỹ năng bay trên mặt đất, bay trên sa bàn và bước lên máy bay với mấy mươi giờ thực hành các động tác, thao tác phức tạp đảm bảo thuần thục, nhuần nhuyễn và chính xác trăm phần trăm trước khi cùng thầy giáo hướng dẫn bay lên trời. Hổi hộp, lo lắng và thầm sung sướng đến mất ngủ. Chút nữa là được cùng bay với thầy lên trời rồi. Những bước chân đặt lên những nấc thang cuối cùng. Cố gắng để không trượt chân - Bảy âu yếm nói với mình - Bảy chân phèn nhé!

        Nguyễn Văn Bảy nhớ mãi kỷ niệm ôm xà-vi cùng anh Ba bắn máy bay hồi nào, thoắt cái, giờ sắp được bước lên máy bay chuẩn bị nổ máy cho máy bay bay lên trời, phục vụ kỳ thi cuối lớp sơ cấp, để mai mốt lại được học tiếp chương trình lái máy bay phản lực và tập không chiến với kẻ thù - chuyện thần kỳ hơn cả chuyện Tề Thiên Đại Thánh - mà sướng ngẩn sướng ngơ, mang cả nụ cười đi vào giấc ngủ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:42:24 pm »

 
        Rồi việc gì tới đã tới.

        Hôm đó, thầy hướng dẫn lên ngồi sau trên chiếc mày bay J-18 huấn luyện cùng với Bảy ngồi chỗ ghế lái. Kiểm tra lại xem Bảy có thuộc bài tốt khan, rồi ông cho lệnh: “Nổ máy!” Bảy lập tức làm theo. Ấn nút. Máy phát chạy “rẩm rẩm”, nghe sướng tai quá, bèn buông tay ra khỏi cẩn lái để cho chiếc máy bay trong tư thế sẵn sàng chạy bổ tới trên đường băng, vỗ tay cổ vũ kỳ công đầu:

        - Hay quá! Hay quá!

        Thẩy giáo nghiêm sắc mặt đòi cho xuống, học lại, vì tội buông cần lái vỗ tay.

Bảy mếu máo năn nỉ thầy tha thứ cho vì cả đời chưa hề biết đi xe, chỉ biết đạp xe đạp mượn của hàng xóm chạy quanh sân lúa, chưa từng nghe máy nổ, ngửi thấy mùi xăng thơm là sướng muốn điên người, thành ra tâm thần bấn loạn, nên mới quên lời thầy căn dặn.

        May quá, thầy chỉ nghiêm khắc nhắc nhở, uốn nắn mà bỏ qua, không phạt.

        Thế là theo trình tự: lăn bánh, lên ga, đo tốc độ, cất cánh... Vòng một, vòng hai, vòng ba, vòng bốn và hạ cánh...

        Cứ thế mà Nguyễn Văn Bảy cùng thầy bay cho đến 50 lần, mới được phổ biến chuẩn bị bay đơn. Thông thường, với học sinh nào bay giỏi thì chỉ cần bay với thầy hướng dẫn khoảng 40 lần là có thể bay đơn. Anh trung bình thì 50 hoặc 60 lượt. Còn anh kém thì hàng 100 lượt. Sau đó nữa... thì chuyển sang học ngành khác vì chi phí đào tạo tăng cao.

        Thầy giáo nghiêm túc nói với đám học trò rằng:

        - Số vàng nuôi các anh ăn học bằng trọng lượng cơ thể của mỗi người. Nếu các anh đã không thể cố gắng được thì thôi, sự kiên nhẫn của trường chỉ có giới hạn. Học ngành khác cố gắng một; học ngành lái máy bay chiến đấu phải cố gắng đến hai, ba. Phải cố gắng lên! Phải khẩn trương lên!

        Rồi ngày bay đơn mà chàng học viên nào cũng mong đợi đã đến. Trông nó đến thì nó đến rồi! Ấy vậy mà có phải dễ dàng như người ta vẫn thường nghĩ đâu. Cứ băn khoăn lo sợ lung tung lên hết. Nào là lo không biết có nhớ hết các tên gọi, tính năng của từng thiết bị, dụng cụ. Rồi vô tuyến điện - thông tin liên lạc lằng nhằng trong đầu biết có nhớ để mà thực hiện từng thao tác. Lên được thì xuống có được không? Lúc bay tập có thầy thì cứ cậy vào thầy, bây giờ sau lưng - chỗ thầy ngồi chỉ có bao cát giữ thăng bằng. Xương sống lành lạnh. Lo sợ cứ từ đâu trong vô hình kéo tới. Nhưng đã đăng ký, không để bị thầy mắng, bạn bè chê cười, không thẹn với bản thân mình đường đường một đấng nam nhi, đành phải leo lên và chuẩn bị. Mồ hôi ướt áo. Rồi cắn răng bình tĩnh dần dần. Và mở máy. Lăn chầm chậm ra đường băng. Tăng ga cho tốc độ lên dần tới con số 60 và cự ly kỹ thuật buộc phải cất cánh. Và bay...! Hết nửa vòng thì tầm lý lo sợ dần dần được thay thế cho sự lâng lâng thích chí. Những dữ liệu, thông số và lời thầy dặn lần lượt hiện ra mỗi lúc một rõ trong đầu. Rồi bắt đầu tự tin, tuần tự thực hiện quy tắc, quy trình bay. Đến vòng thứ hai thì trơn tru. Vòng 3, vòng 4 và hạ cánh. Căng lên một chút. Khi chiếc máy bay nhảy vồng lên một cái cũng là lúc giật mình lần cuối để kịp bóp phanh cho máy bay dừng lại gọn gàng phía trong đường vạch. Thầy giáo, bạn bè chạy lại ôm siết chúc mừng. Hết anh này tới anh kia. Anh nào còn lỗi thì thầy lại bay cùng để giúp anh khắc phục những thiếu sót của bài học. Tối ngủ nhiều anh cười. Riêng chàng Bảy thì cười trong mơ nhiều hơn tất cả.

        Đến ngày thi tốt nghiệp một năm học lái máy bay sơ cấp với tốc độ 200 cây số/giờ. Lại chúi đầu chúi cổ vào học ôn, không dám bỏ thời giờ cho các việc vui chơi, giải trí. Cả lớp lần lượt tốt nghiệp. Riêng Bảy đạt loại trung bình khá. Hú hồn! Một chặng đường đầu gian khổ đã đi qua. Cả lớp liên hoan chia tay thấy giáo và trường Hàng không số 3, thu xếp chuyển tới sân bay Tây để bắt đầu quá trình gian khổ mới: học lái máy bay phản lực!

        Chặng đường thứ hai. Vừa sung sướng, vừa háo hức, vừa hồi hộp. Nhưng đây là mục tiêu cuối cùng, cũng là đích đến cho việc trở thành những phi công tương lai của nước nhà mà trước khi lên đường Bác Hồ đã dặn, bất cứ học viên nào cũng tự dặn lòng không được sao nhãng. Không được để Bác buồn.

        Bao nhiêu khó khăn, phức tạp, căng thẳng đang chờ phía trước. Lớp học ba mươi học viên vẫn chưa rớt lại anh nào. Một kết quả thật đáng khích lệ. Mọi người nhắc nhở nhau cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Từng Tổ đảng, Tổ đoàn được phân công kèm cặp, giúp đỡ nhau, hạ quyết tâm không để thầy và các chuyên gia bạn bận lòng vì các học trò Việt Nam yếu kém. Và những ngày gian khổ lại bắt đầu với tinh thần của miền Nam thân yêu đang vào trận.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:42:47 pm »

 
        Bước đầu tiên là phải kiểm tra lại sức khỏe, thể lực, trình độ bay sơ cấp xem kết quả có phù hợp với yêu cầu cùa khóa học tiếp theo không. Ví dụ như bài học mà anh học viên nào cũng sợ, cả lý thuyết lẫn thực hành, là: Đương bay, giữa chừng thì thầy hướng dẫn bất chợt tắt động cơ bằng công - tắc riêng, cùng thái độ đùng đùng nổi giận và trận mắng nhiếc (Gây áp lực tâm lý - lúc đầu không biết thầy đóng kịch - bởi nó là thành phẩn không thể thiếu của một bài học) nhưng vẫn lái máy bay về đích an toàn. Đó là bài tập khó, căng thẳng thẩn kinh, một bài tập mà bất cứ học viên nào cũng phải thực hiện thường xuyên. Rồi phải qua nhiều vòng kiểm tra: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, chức năng tiến đình, tâm lý - thần kinh... Trắc nghiệm trí nhớ bằng các chữ số - sau 30 giầy ghi lại càng nhiều càng tốt. Rồi kỹ năng xác định không gian, phương hướng và rất, rất nhiều bài kiểm tra khác nữa. Bây giờ mới thấy học bay sơ cấp nó nhàn nhã làm sao!

        Ví dụ kiểm tra tiền đình: người được kiểm tra phải ngồi lên chiếc máy được gắn với trục quay và bảng điểu khiển có dây bảo hiểm quấn quanh người. Bác sĩ kiểm tra sẽ đứng ở bảng điểu khiển để điểu chỉnh vòng quay. Khi vòng quay gia tốc mạnh, người ngồi trên ghế có cảm giác chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn... Nhiều người chịu không nổi, đưa hai tay bịt tai, đòi được thả xuống.

        Rồi kiểm tra thể lực ở phần giảm áp. Nguyên tắc: khi máy hoạt động, tùy mức độ kiểm tra mà bác sĩ phụ trách điều chỉnh giảm áp suất, lượng ô-xy giảm tới mức thích hợp với yêu cầu giả định khi bay. Mỗi mức độ giảm tương ứng với một độ cao trên không trung. Đến một độ cao (giả định) nhất định, học viên sẽ ngồi trong phòng giảm áp 30 phút trước khi kết thúc bài kiểm tra.

        Ba tháng học các nội dung liên quan đến lý thuyết bay phản lực, gồm hàng chục môn và những khoa mục phức tạp mang tính toán học. Khối lượng những điểu cần học nhiều gấp đôi, gấp ba khóa học lái J-18. Trước hết là lý thuyết về máy bay và các thông số kỹ thuật: Động cơ, nhiệt độ, áp suất, phương hướng, độ cao v.v...

        Sau đó đến phần nhuần nhuyễn lý thuyết bay. Rồi hệ thống kiến thức về trang thiết bị; tính năng, tác dụng của từng bộ phận cùng tên gọi của chúng. Ví dụ, nguyên tắc bẻ cần lái phải đi đôi với thao tác đạp chân. Bẻ phải - đạp phải, bẻ trái - đạp trái. Nếu không đạp chân, máy bay sẽ trượt theo chiều ngang mà không đi tới theo hướng xác định. Máy bay MiG-17 có đặc điểm thắng tay. Tay trái giữ ga, điểu khiển vô tuyến điện. Tay phải phụ trách cần lái, bắn súng, phanh.

        Rồi lý thuyết về chiến kỹ thuật không chiến.

        Ở đây học viên phải học nhuần nhuyễn về chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc xây dựng từ những luận điểm then chốt, cốt lõi của Mao Chủ tịch: Chiến lược là lấy một chống mười, nhưng chiến thuật thì lấy mười chống một. Nguyên tắc căn bản là phải khống chế cho được kẻ thù, phải gấp 6, gấp 5, gấp 4, chí ít cũng phải gấp 3 quân địch. Làm bị thương 10 ngón tay không bằng chặt đứt lìa một ngón. Cầm chân 10 sư đoàn không bằng diệt một sư đoàn. Cố tránh những trận đánh tiêu hao, vì quân ta sẽ thua nhiều hơn thắng hoặc hòa. Dù lực lượng ta có ít hơn về toàn cục, nhưng ở mỗi trận đánh phải có ưu thế tuyệt đối. Né tránh cường điểm, tấn công yếu điểm...

        Riêng về không chiến, các thầy vận dụng các luận điểm của Chủ tịch Mao mà cho ra chiến thuật: Y duy tua sẩn sư sư chủ - có nghĩa là một khu vực, nhiều tầng, tứ tứ chế. Hay ba người (số 2, số 3, số 4) phải bảo vệ một người (số 1). Cứ thế quần đi quần lại với những bài học kinh điển về cách đánh của Không quân Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên.

        Kế đến là học bay mô hình. Cầm mô hình máy bay, biểu diễn bay trên sa bàn, miệng phải đọc thuộc lòng và chính xác tên gọi từng thao tác một, đến hệ thống thao tác, quy trình kỹ thuật bay. Tối ngày lảm nhảm, ngồi đâu, đi đâu, làm gì cũng nói - trừ khi ăn. Có anh trong mơ vẫn mê mớ như mình đang cặm cụi học, hay đang trả bài cho thầy giáo.

        Phải bay cùng thày giáo từ 40 vòng đến 60, hoặc 80 vòng, cho đến khi bay đơn một mình không có thầy giáo bay kèm.

        Chưa hết, trước khi bay đơn, các học viên phải học nhảy dù trên máy bay hai tầng cánh. Thật là hồi hộp đến hãi hùng cho lượt nhảy đầu tiên. Trên chiếc máy bay chở 7 học viên, lượn vòng, địa điểm nhảy phải đúng vào chữ “T” màu trắng dưới đất. Phải nhảy vào đó mới đạt yêu cẩu. Có người nhảy tới hàng chục lượt vẫn chưa xong bài thực tập.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 08:02:05 am »


        Khi thầy giáo huấn luyện ra lệnh thì phải nhảy ngay lập tức. Ai chậm chạp hoặc e sợ thì sẽ bị xô ra, hoặc đạp xuống ngay, không cần học viên phải chuẩn bị tinh thần. Cứ rơi ra, thậm chí rơi tự do một lúc, dù mới tự động bung ra. Ruột gan lộn tùng phèo, mặt xanh như đít nhái, miệng mồm há hốc vì sợ. Phải một lúc sau đó, ý thức lại việc mình làm, các anh chàng mới bắt đầu cảm thấy bớt sợ hãi và dần lấy lại bình tĩnh. Tiếp đến là niềm cảm hứng lâng lâng làm thay đổi trạng thái tâm thần. Và cảm giác lạ, hào hứng mới bắt đầu tăng dần lên với chút thi vị khi thấy mình bay tuốt trên tầng cao như cánh đại bàng... Riêng Nguyễn Văn Bảy thì trong giây phút lạ lẫm ấy tự nhiên lại nhớ đến cảm giác nhảy cẩu khỉ cao 3-4 mét ngày xưa mỗi lần tắm sông nô giỡn, nghịch ngợm. Anh nào không biết xuôi hai chân thì bị chìm luôn vì đau bụng dưới. Anh nào quờ quạng lặn lại chỗ chị em thì bị đè đầu chết ngộp... Cười. Thật là sướng, cũng là mắc cỡ một mình khi quên mất việc điểu khiển cho dù bay trúng mục tiêu. Không quan trọng. Lẩn sau thì tha hồ mà điều khiển. Rơi xuống đất. Thu dù lại. Vui đến chưa từng. Một việc kỳ thú. Càng học càng khám phá ra nhiều điều thật thi vị về cuộc sống trước đó của những anh chàng phi công gốc ruộng trọi lỏi củ co, hay bận quần rách đáy, luôn cưỡi trâu, cầm sừng bò, nhí nhô nhí nhắn, con của những người nông phu tay lấm chân bùn một nắng hai sương, vậy mà bây giờ cũng điệu đàng ngồi lên buồng lái để lái máy bay hiện đại, bay tít tận trời. Rồi còn nhảy dù cho thân thể bay giữa không trung nữa chứ. Thật lạ lùng. Không tả được, nhưng biết là sướng đến vô cùng!

        Sau đó là thay đổi khoa mục theo chương trình huấn luyện, lại bay thực tập trên máy bay phản lực cùng thày. Lần đầu tiên ngồi lên chiếc máy bay MiG-17, Nguyễn Văn Bảy có cảm giác như ngồi trên cái thúng trôi lều bều giữa biển hay giữa sông vậy. Nó chông chênh, tròng trành chẳng khác ngồi trong chiếc xuồng con ở quê Bảy mùa nước nổi tràn đồng. Dẫu sao thì cũng đã bay trên J-18 và K 56 rồi, tuy hơi sợ, nhưng chỉ số tự tin lần này cao hơn. Lại có thầy giáo ngồi sau. Sai trật gì thì thầy điều chỉnh, bổ khuyết cho vài ba lần, ắt sẽ làm được. Hồn phách không tan, không hợp như hồi tập bay đơn lần đầu trên chiếc phi cơ J-18.

        Cứ thuộc làu làu bài học: mở máy, lăn, nâng bánh trước, rời đất, thu càng, vòng một, vòng hai, vòng ba, vòng bốn, vòng trái, vòng phải... Rồi giảm tốc độ, thả cánh tà, hạ cánh, tiếp đất, phanh...

        Với J-18, hay máy bay thực hành K56 thì chỉ cần vận tốc 60-70km là cất cánh được. Với phản lực - cụ thể là MiG-17 - thì phải 200km/giờ mới được phép cất cánh. Và các chi tiết, dụng cụ, thiết bị, thao tác kỹ thuật nhiều đến dày đặc, nhưng phải thuộc, phải biết, và đòi hỏi cao nhất là phải hiểu và điều khiển một cách có hệ thống theo một phương pháp lô-gich khoa học, chứ không đụng đâu nhớ đó rồi thao tác bừa được.

        Rồi “cái thúng”, “chiếc xuồng con”, cũng bay lên được. Lần này thì nổ máy không buông cần lái vỗ tay như lấn trước. Nhưng nhìn thấy đồng hồ độ cao quay vùn vụt mà giật cả mình. Vẫn không thoát khỏi cảm giác quýnh quáng, hồi hộp, tay chân lóng ca lóng cóng trong những giây đầu tiên sau khi cho máy bay cất cánh. Tốc độ phi thường! Khi cất cánh, Bảy nhớ là thân hình mình ngã giật vào thành ghế phía sau lúc máy bay đột ngột tăng tốc. Toát mồ hôi! Sợ thầy giáo bắt “phốt” mình vừa mất bình tĩnh. Không ngờ chính lúc lo sợ thì thầy lại hỏi:

        - Sân bay đâu?

        - Dạ... không thấy. Dường như...

        Vừa trả lời chưa kịp xong câu hỏi của thầy thì Bảy nhìn thấy sân bay ngay dưới cánh. Ý là đã được thầy giáo thị phạm cho nhiều lần mà vẫn chưa thông thạo. Nhưng Bảy vẫn không thấy trở ngại nhiều vì những bối rối có tính kỹ thuật ban đầu bởi tin có thầy bên cạnh. Có điều, cái phiền muộn và gầy thất vọng nhất cho bản thân Bảy là những cơn rối loạn tiền đình. Bay được mấy mươi vòng với thày, chuẩn bị chẳng bao lâu nữa sẽ được bay đơn, thì không ngờ cái bệnh ác nghiệt khó ưa kia lại nhớ chủ, trở về. Cái bệnh tưởng là ti ti kia không ngờ lại rất đáng nguyền rủa với người học lái máy bay đến vậy. Đúng là oan gia ngõ hẹp! Bảy cứ bị nôn mửa mỗi lần lên máy bay. Nhiều đồng đội của Bảy còn tệ hơn, cứ mở máy nghe mùi xăng là cồn cào ruột gan rồi ói. Ói đầy ra sàn máy bay. Thật là coi không được tí nào. Phi công gì mà vượt không qua được những cơn rối loạn tiến đình, thua cả con dán, con dế? Bất giác Bảy muốn cẩm búa mà đục vô trán của mình, loại cái “con tiền đình quái ác” ấy ra ngoài coi hình thù nó ra làm sao mà bướng bỉnh, cứng đầu, tác oai, tác oái đến như vậy?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 08:02:20 am »


        Thật là nản chí. Có những lúc Bảy buồn vì nghĩ rằng mình sẽ bỏ cuộc. Anh em, đồng đội xúm lại động viên nhau. Võ Văn Mẫn lúc nào cũng bên cạnh Bảy, ân cần động viên bạn:

        - Cố không nhớ đến nó nữa. Ráng lên, đừng để công học hai năm nay bỏ biển. Phải dùng phương pháp định thần. Cứ nói tới, nói lui, nghĩ tới nghĩ lui mỗi một điểu: “Tôi không sợ ói nữa. Không có gì ngăn cản tôi vượt qua cái việc bé mọn như trẻ con uống thuốc Tàu này”. Cứ thế mà tập. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Cố lên để không phụ lòng Bác Hồ đã dặn chúng ta trước lúc lên đường. “Các chú hãy học lái cho giỏi để mai kia còn lái máy bay đưa Bác về Nam thăm đồng bào, quê hương trong ấy...” Nhắc đến Bác Hồ là tự dưng Bảy muốn khóc. Nuốt nước mắt, thể trong lòng nhất định phải bay cho được. Nhất định. Đưa nắm đấm, đấm vào đầu. Thà chết chứ nhất định không bỏ cuộc!

        Bảy nghe lời bạn cố gắng định thần, mỗi ngày chịu khó luyện thêm trên những chiếc đu quay, nhào lộn, xoay vòng với cường độ cao cùng chuyên gia thể dục. Và thêm một sáng kiến: Bảy cắt ruột trái banh lông cũ, buộc vào cổ, giấu vô trong lớp áo trước ngực, mang theo người mỗi lần lên máy bay tập cùng thầy, khi nôn thì cứ kéo cái túi cao su bảo bối ra mà nôn vào ấy, hết nôn thì lại tiếp tục ôm cần lái cho qua chương trình bay tập. Thầy giáo thấy anh học trò chịu khó và có quyết tâm như vậy cũng không nỡ thi hành kỷ luật hay loại ra khỏi hàng ngũ những người tập bay, kiên nhẫn huấn luyện và động viên Bảy cùng những anh học viên có cùng bệnh trạng. Ít lâu sau, Bảy đã bằng quyết tâm tự khắc phục được dần căn bệnh rối loạn tiền đình chả đáng 5 đồng xu nhưng vô cùng nguy hại ấy, để được phấn đấu thực hiện điều mong muốn ở Bác Hồ về những đứa cháu miền Nam thương yêu của mình.

        Dẫu toàn đội đã nỗ lực phấn đấu đến vậy, nhưng cũng có vài trường hợp thật cám cảnh. Có mấy học viên bay cả 50 lần vẫn không khắc phục được căn bệnh tiền đình tuy là thông thường nhưng không ngờ rất hệ trọng với nghề bay đó, đành phải gạt nước mắt, tức tưởi chuyển qua ngành khác như: cơ giới, radar dẫn đường v.v... một cách hết sức miễn cưỡng, đáng tiếc, và thật đáng thương. Bạn cùng đoàn với Bảy có anh Nhơn là nạn nhân của chứng rối loạn tiền đình. Thương bạn, động viên bạn, nhưng Bảy cũng đành bất lực trước sự cứng đầu quái ác của căn bệnh mà bạn đang mang.

        Nhìn bạn buồn tiu nghỉu vì phải chuyển ngành mà lòng dạ Bảy nát tan. Đành vỗ vai nhau tạm biệt.

        Ngoài ra, còn một loại bệnh khác nhưng cũng có biểu hiện gần giống với tiền đình là không nhìn được mặt đất từ phía trên xuống, không xác định được vị trí tiếp đất, cách mặt đất vài mét vẫn chưa nhận ra, không có khả năng đo được khoảng cách gần. Điều đó dẫn đến hệ lụy là khi hạ cánh, hoặc sẽ đâm đầu xuống đất, hoặc sẽ quẹt đuôi, sai quy trình kỹ thuật hạ cánh. Thầy giáo nói, mà chút ít kinh nghiệm của những người có vài mươi giờ bay đơn cũng nói: trong nghề bay, khó nhất là công việc hạ cánh!

        Phải nhận định, phán đoán độ cao chính xác, giảm tốc độ, nhìn rõ những vạch trắng dưới đường băng, hạ ngay chỗ vạch ngang. Vòng bốn phải thả cánh tà, thu ga còn tốc độ 180 km/h, cho bánh lướt xuống đường băng với sự tiếp xúc và ma sát vừa phải - đúng thông số kỹ thuật (tốc độ cao sẽ trượt khỏi đường băng, mà nếu thắng gấp thì nổ bánh). Chậm quá thì đáp không đúng quy định, vận tốc dôi ra sẽ khiến máy bay đáp trên nền đất nện, không đạt yêu cầu kỹ thuật.

        Đối với giáo viên hướng dẫn, học viên cất và hạ cánh chưa xong thì thầy cho bay lại với thầy nhiều lượt nữa, cho đến khi thực hiện thuần thạo mới thôi. Nên nhớ - Thầy giáo nói - 5 phút là 800 nhân dân tệ. Một giờ bằng 12 lẩn 5 phút, tức 12 lần nhân cho 800 tệ, sau đó nhân tiếp cho 100 giờ, sẽ ra tổng số tiền phải chi cho một người bay tập, thật không nhỏ tí nào. Các học trò cứ thấy ái ngại, xấu hổ mỗi lần để thầy giáo phải nhắc đến số tiền to lớn chẳng khác nào một lời cảnh cáo. Đau khổ lắm - nếu phải ở trong trường hợp khó khăn ngoài ý muốn nấy.

        Sau đó học viên phải vượt qua được các vòng kiểm tra tiếp theo (cứ 6 tháng kiểm tra một lẩn, ai không đảm bảo được khả năng tiếp tục học thì đành phải bị loại) thì các học viên mới được chọn để học tới chương trình không chiến. Học cả lý thuyết lẫn thực hành. Những giờ thực hành thì hết sức sôi động, thú vị. Có quân “xanh” cho các học viên làm mục tiêu tấn công, đánh trận giả, có phim quay hình, chấm điểm cao thấp hẳn hoi. Các trận địa được bố trí gần như thật. Quần lượn đến mệt nhoài nhưng hết sức hào hứng. Hôm được làm quân xanh, hôm được làm quân đỏ. Bao nhiêu hy vọng mọc lên tươi xanh trong lòng về một ngày trở về Tổ quốc cùng nhân dân đánh giặc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 08:02:35 am »


        Rồi tập xạ kích. Từ trên không bắn xuống điểm bia dưới mặt đất, có hình chiếc máy bay địch bằng vôi. Bắn từng khẩu súng, rồi bắn cả ba khẩu cùng lúc. Một khoa mục khó. Phải kiên trì và tập trung nghe thầy giảng. Phải phân chia đều, hợp lý thời gian trong tích tắc bám mục tiêu. Chậm một giây là đã thành quá khứ, thời cơ chớp nhoáng tiếp cận và tiêu diệt địch đã đi qua. Một giây sau phải thoát ly khỏi góc bổ nhào. Chậm một giây là mất an toàn. Mỗi học viên phải bắn hết 20 viên đạn khi thực tập với ba lẩn bổ nhào. Người báo bia báo cáo. Kết quả thật khích lệ.

        Lại học qua kỹ thuật oanh tạc, để cho đủ chương trình, khi cần vẫn có thể ứng dụng bay đi ném bom được.

        Sau ngày tổng kết, một trận đá bóng hữu nghị với bạn bè Trung Quốc học cùng trường diễn ra thật sôi động, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi. Bảy đóng vai thủ môn, bắt khá tốt mà vẫn để lọt lưới hai trái. Tiền đạo bên ta ghi được một bàn. Hết trận, ôm nhau cười la liệt. Thêm một đêm văn nghệ nghĩa tình. Hôm sau, toàn lớp học của Bảy chuyển đến sân bay mới Đường Môn để học bay nâng cao cho đúng với chương trình và chất lượng đào tạo.

        Tại sân bay mới, Nguyễn Văn Bảy cùng anh em trong khóa phải bay mỗi ngày với nhiều loại thời tiết khác nhau để rèn luyện kỹ năng bay và tích lũy giờ bay cho đúng cơ số, yêu cầu. Ngoài bay nâng cao, Bảy và các bạn còn được học bổ sung về chiến kỹ thuật không chiến, hôm làm quân xanh, hôm làm quân đỏ. Sáng bay, có khi vài tiếng, chiểu nghe giảng bình, tối sắp xếp cho kế hoạch bay luyện của ngày hôm sau. Hết mấy tháng đầu, Trường cho chuyển qua bay loại MiG-17 có chế độ tăng lực, lấy tốc độ nhanh, co kéo, lên xuống, cắt cánh cơ động, nhanh nhẹn hơn MiG-17A thế hệ cũ.

        Khi đã thuần thục các chương trình bay nâng cao ở Đường Môn thêm 6 tháng, lớp của Bảy với 30 học viên sắp trở thành phi công thực thụ kia được đưa về sân bay Mông Tự - chỉ cách biên giới Việt Nam 200km đường chim bay để tiếp tục bay nâng cao và học thêm chiến kỹ thuật không chiến, với giáo trình cao hơn, giờ lý thuyết, thực hành nhiều hơn. Gặp nhau dưới đất bắt đầu ít hơn gặp nhau trên trời. Tâm trạng người nào cũng phấn chấn vì ngày trở về quê chiến đấu không còn xa nữa.

        Tin tức từ quê nhà cho hay quân ngụy Sài Gòn và bọn cố vấn Mỹ đã đại bại trong trận Ấp Bắc với hàng trăm tên chết trận, có 3 cố vấn Mỹ; hơn 200 tên bị thương, có 16 cố vấn Hoa Kỳ. Bọn Sư 7 chủ lực ngụy, bọn tinh nhuệ thuộc binh chủng Nhảy dù của Việt Nam Cộng Hòa cũng bị thất bại thảm hại trong trận đánh này. Hai tiểu đoàn giặc bị loại khỏi vòng chiến đấu. Chiến thuật “Trực thăng vận” kết hợp “Thiết xa vận” đã nát bét trên bầu trời và đồng ruộng Ấp Bắc bởi sự ngoan cường của quân dân ta. Chiến dịch “Bủa lưới phóng lao” vỡ vụn, bắt đầu cho sự phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ngụy ở miền Nam.

        Bồi hồi xúc động. Nguyễn Văn Bảy và anh em đang ăn cơm sáng chuẩn bị vào giờ bay tập, nghe tin vui mà ngừng đũa, đứng dậy vỗ tay sung sướng với chiến thắng oanh liệt của đồng bào chiến sĩ miền Nam.

        Rồi chiến thắng Bình Giã - một sự kiện quan trọng của chiến tranh giải phóng - đánh dấu sự lớn mạnh vượt bậc của quân Chủ lực Cách mạng miền Nam - tiêu diệt hàng ngàn tên địch thuộc lực lượng tinh nhuệ của kẻ thù, như: lính Dù, lính Thủy quân Lục Chiến, Biệt động quân, các chi đoàn Thiết kỵ binh lừng lẫy của quân đội Sài Gòn... mở ra triển vọng tươi sáng chưa từng có cho cục diện chiến tranh kể từ ngày Đổng Khởi.

        Ở miền Bác, với bản chất hung đổ, “chết thì chết chứ nết không chừa”, đế quốc Mỹ trân tráo dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 2 tháng 8 năm 1964, để tạo cớ đưa quân xâm lược trực tiếp nước ,ta, hòng cứu vãn sự sụp đổ không tránh khỏi của quân ngụy Sài Gòn, đồng thời mở rộng chiến tranh ra phạm vi cả nước.

        Ngày 5 tháng 8 năm 1964, sau sự kiện vừa ăn cướp vừa la làng đưa tàu khu trục USS Maxddox vào gây chiến ở Vịnh Bắc Bộ, Mỹ hung hăng mở ngay chiến dịch “Mũi tên xuyên” lén lút xâm phạm vùng trời miền Bắc, đem hai Biên đội máy bay thuộc hai tàu sân bay Constellation và Ticonderoga, gổm 40 máy bay cường kích và tiêm kích hiện đại như AD6, A4D, F8U, F8H... bất ngờ tấn công các căn cứ Hải quân Nhân dân Việt Nam dọc dài từ Bãi Cháy (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Của Hội, Vinh, Bến Thủy (Nghệ An), cảng Sông Gianh (Quảng Bình), hầu tiêu diệt lực lượng Hải quân non trẻ của ta thay cho lời tuyên chiến mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Việt Nam nhằm thực hiện mưu đổ bá chủ của Mỹ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM