Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:49:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16388 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 11:00:25 am »


        Đọc được thâm ý của đối phương, Lê Thanh Đạo quyết định chớp thời cơ bám theo chiếc số 1 bay cao, lệnh cho Vũ Văn Hợp đánh chiếc số 2. Vừa lúc ấy, Đạo thấy Hợp ép độ nghiêng, cắt và bám theo con F-4 số 2 của địch. Khi cự ly còn khoảng 1.700 mét, tốc độ 1.200km/h, âm lượng đầu tên lửa nghe rõ, Hợp ấn nút phóng liền quả R-S3 và quan sát thấy tên lửa hơi lệch vế phía phải. Nghĩ là đã trật, Hợp chuẩn bị phóng quả thứ hai. Nhưng đúng lúc ngón tay sắp ấn vào nút phóng tiếp quả thứ hai khi vẫn ổn định vòng ngắm, tự dưng Hợp thấy chiếc F-4 bốc cháy. Hợp không bắn nữa, thoát ly qua hướng trái về Kép hạ cánh lúc 13 giờ 18 phút.

        Số 1 Lê Thanh Đạo sau khi nghe “Cháy rối!”, anh lập tức tăng tốc đuổi theo con F-4 số 1, đang bay ở độ cao 5.000 mét. Leo lên bám sát mục tiêu, khi nhìn thấy con F-4 vừa tỉnh táo cải độ nghiêng, Đạo lập tức ổn định điểm ngắm và ấn nút. Đạo thấy tên lửa của mình vừa phóng đi lệch sang hướng phải. Cũng như Hợp, Đạo chuẩn bị phóng tiếp quả thứ hai thì chiếc F-4 của địch bùng cháy. Báo cáo “Cháy rồi!”. Đạo hạ độ cao, nhàn nhã thoát ly, xuống sân Kép đúng 13 giờ 18 phút, 20 giây. Từ dưới sân, lúc Hợp với Đạo thoát ly, Dũng, Liêm cất cánh yểm trợ.

        14 giờ 49 phút, Sở Chỉ huy Trung đoàn 927 lệnh cho Biên đội Nguyễn Đức Soát số 1, Nguyễn Duy Thư số 2, cất cánh từ Nội Bài vào khu vực chờ An Thi, nhưng chờ một lúc không gặp địch, bèn quay trở về, chấm hết một ngày giao chiến căng thẳng, sòng phẳng, có qua có lại giữa hai bên. Phía các phi công Mỹ cảm thấy tạm hài lòng trên bình diện một trận đánh hiện đại mà Không quân Mỹ lâu nay chờ đợi. Tuy nhiên, với ta thì cảm giác không được thoải mái như đám giặc lái Mỹ luôn cậy vào số đông lấy thịt đè người.

        Các phi công của ta bắn hạ 6 máy bay địch: MiG-21 bắn rơi 4 chiếc. MiG-19 bắn rơi hai chiếc. Ba phi công Mỹ bị bắt sống. 5 giặc lái Mỹ chết.

        Phía Việt Nam, 6 chiếc MiG bị rơi, gồm hai chiếc MiG-21 của Ngãi và Khảo. Ba chiếc MiG-17 của Thọ, Hạng, Kiếm - cùng một chiếc M-19. Phi công hy sinh. Một tổn thất quá mức bình thường trong một ngày giao chiến. Vui ít hơn một nửa; buồn nhiều hơn một nửa.

        Tối hôm ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp nghe Tư lệnh Phùng Thế Tài báo cáo về các trận không chiến ác liệt trong ngày 10 tháng 5 năm 1972. Sau đó Đại tướng phát biểu;

        - Bộ đội Không quân cần tiếp tục chủ động tấn công với phương sách bí mật, bất ngờ, đánh chắc thắng; phê phán tư tưởng hay tinh thẩn liều mạng “một đổi một” mới nảy sinh gần đây trong lực lượng phi công! Đồng chí về và nhớ nói với anh em như vậy. Ta không nên phung phí máu xương một cách nóng vội và thiếu suy nghĩ như trận vừa rồi. Dũng cảm là tốt. Nhưng cái đầu thông minh khi đánh với Mỹ cũng cần thiết không kém. Phải hết sức giữ gìn xương máu quý báu của nhân dân!

        Ngay ngày hôm sau, các báo Mỹ và châu Âu liền đăng loạt bài với cái tít lớn:

        “Một ngày dài đánh nhau đẫm máu với phi công BắcViệt nam!”.

        “Một trận không chiến hiếm có trong lịch sử không chiến ở Việt Nam!”

        Và một bộ sậu đạo diễn, diễn viên ổn ào về chuyện dựng ngay bộ phim “Ngày đẫm máu” để ca ngợi phi công Mỹ anh hùng và thiện chiến.

        Một lợi ích phái sinh từ thói “kinh doanh chiến tranh” của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Bất cứ lúc nào, ở đâu, người Mỹ cũng sẵn sàng nghĩ và làm những công chuyện liên quan đến mục đích kiếm tiền!

        Ngày 23, 24, 27 tháng 6 năm 1972, Không quân và Hải quân Mỹ liên tục cho hàng trăm lượt máy bay cường kích, tiêm kích đánh phá ác liệt vào Hà Nội, Hải Phòng. Riêng ngày 27-6-1972, địch huy động lực lượng hùng hậu, gồm cả F-105G - phiên bản mới có khả năng tham gia áp chế lực lượng phòng không mặt đất của ta. Trong vòng 5 ngày không chiến tiếp sau, bám vào chiến thuật, đấu pháp đã được kiểm nghiệm, điều chỉnh và chỉ đạo của các cấp chỉ huy “không chắc thắng, không đánh”, các tiêm kích của ta đã hạ 7 máy bay địch, bắt sống 5 giặc lái, một tên bị chết vì trúng tên lửa phải rơi cùng máy bay. Ta không bị một tổn thất nào. Phấn khởi hơn một chút. Một cách tiết kiệm, “bỏ ống” xương máu theo mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh tối cao để chiến đấu lâu dài.

        Cũng trong giai đoạn địch bắt đầu thực hiện âm mưu đưa cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai cực kỳ tàn khốc ra miền Bắc, một chiến công thầm lặng nhưng không kém phẩn sinh động, ly kỳ của các phi công MiG-17 đã đến sau một năm chuẩn bị chiến trường. Đó là cuộc tiến công táo bạo và lẫy lừng của phi công cường kích MiG-17 vào hạm đội tàu chiến Hoa Kỳ trên bờ biển Việt Nam - một sự kiện mà bọn Mỹ luôn tìm cách ém nhẹm thông tin vì sợ rỗ mặt - bởi từ trận Trân Châu Cảng đến giờ, Hải quân Mỹ chưa từng nếm lấy một thất bại cay đắng nào trên biển nữa. Chưa có đội quân nào dám một lần chạm mặt với Mỹ trên biển Đại Tây Dương hay Thái Bình Dương từ bấy. Một trận đánh lịch sử của Không quân Việt Nam theo phong cách cổ điển Việt Nam: kiên trì bám sát, lấy ít địch nhiều, bí mật, bất ngờ, xuất kỳ bất ý, ra đòn hiểm, đánh cho địch ngờ nghệch, mụ mẫm, giành thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2019, 11:09:25 pm »


        Từ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Hải quân Mỹ lúc nào cũng túc trực ngoài khơi bờ biển nước ta, lúc cao điểm có đến 4 tàu sân bay cùng hiện diện với hàng trăm máy bay các loại liên tục xuất quân tấn công các mục tiêu sâu trong nội địa, cùng nhiều chiến hạm với số lượng hàng trăm khẩu pháo hạng nặng các cỡ ngày đêm luân phiên bắn phá ở mức độ hủy diệt, gầy nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân, nặng nể nhất là bờ biển dọc dài Khu IV. Đã hàng trăm lần ta dùng lực lượng pháo mặt đất để đáp trả, nhưng không hiệu quả. Một kế hoạch tập kích bằng không quân được hình thành từ năm 1971, và ra đời vào năm 1972 - đúng vào lúc đế quốc Mỹ tuyên bố tái oanh tạc miền Bắc Việt Nam.

        Kế hoạch được bí mật chuẩn bị thật chu đáo.

        Không quân ta lúc bấy giờ chỉ có tiêm kích và vận tải, chưa có máy bay ném bom. Đó là một trở ngại. Trước mắt cần khắc phục trở ngại này bằng chính sáng kiến của người trong cuộc. Một quyết định sử dụng M-17 làm công việc ném bom được đưa ra trong sự lo lắng, cân phần của những người có trách nhiệm.

        Trung đoàn Không quân 923 được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho phi vụ hiểm hóc này. Trước hết phải chuẩn bị một biên đội cường kích với đầy đủ kiến thức và tri thức của một hình loại chiến tranh mà ta sắp vận dụng. Không thể muốn là xách ngay tiêm kích đi làm nhiệm vụ cường kích được. Tất cả phải bằng động tác bắt đầu.

        Một Phi đội 12 chiếc của Trung đoàn 923 được đưa đến đảo Bạch Long Vĩ tập ném bom. Từ Cuba, những người anh em đã gửi sang Việt Nam một tốp phi công có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm ném bom thìa lia ở độ cao cực thấp. Phi công Ernester và một Tổ cán bộ kỹ thuật Không quân bạn đến hướng dẫn phi công ta cách đánh tàu chiến địch trên biển. Ta lấy sân bay Kiến An làm căn cứ huấn luyện. Đảo Long Châu là nơi Phi đội tập ném bom. Nguyễn Văn Bảy - lúc bấy giờ đã giữ chức vụ Trung đoàn Phó - cùng Lưu Huy Chao - cán bộ Trung đoàn trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy việc bay tập trên biển sau thời gian tham gia huấn luyện các phi công được chọn cho nhiệm vụ tấn công hạm đội Mỹ. Đến tháng 3-1972, Trung đoàn 923 có được 6 phi công thuần thục các động tác bay cực thấp để ném bom.

        Đổng thời với việc huấn luyện phi công, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác đảm bảo cho việt thực hiện thành công trận đánh cũng được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và khẩn trương. Đó là việc:

        - Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc và điểu kiện tổ chức chỉ huy ở Quân khu IV.

        - Công việc hiệp đồng tác chiến giữa Không quân và Pháo binh, Hải quân để thu thập thông tin tình báo về hoạt động của tàu địch trên biển.

        - Sân bay Gát (Quảng Bình) được củng cố, xây dựng lại cho phù hợp với yêu cầu của trận đánh. Đặc biệt là công tác ngụy trang để không lộ bí mật trước những con mắt thần của bọn địch. Máy bay của ta sẽ phục kích tại đây.

        Đến gần ngày thực hiện cú đánh bất ngờ còn nằm trong kế hoạch này, Phó Tư lệnh Không quân Nguyễn Phúc Trạch bí mật vào Quảng Bình lập Sở Chỉ huy tiền phương tại Đồng Hới. Trung đoàn 923 cũng lập Ban Chỉ huy trực tiếp tại đây để sẵn sàng cho trận đánh lịch sử vô tiền khoáng hậu nấy.

        Ngày 10 tháng 4 năm 1972, các phi công: Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Văn Bảy (B) người Cà Mau, Lê Xuân Dị cùng các thợ máy, công nhân cơ giới, quân giới mang bom 250 kg và đạn 37 mm, 23 mm mở cuộc hành quân bộ vào Gát an toàn.

        Cũng từ tối hôm đó, phi công Từ Để và phi công Lê Hồng Điệp lái từ sân bay Kép vào Gát hai chiếc MiG-17 trong tinh thần bí mật tuyệt đối.

        Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất.

        Các cấp chỉ huy Hải quân Mỹ vẫn bình chân như vại trên đài chỉ huy, gõ tay nhịp chân, híp mắt, mê mẩn bên những cốc rượu Tây màu huyết bẩm sóng sánh, cay nồng, ngoác mõm chó sói ngày đêm sủa ra mệnh lệnh cho các phi đoàn, phi đội diệt chủng của chúng khẩn trương thực hiện các công việc gây nợ máu từng phút, từng giờ đối với miền Bắc Việt Nam. Chúng thỏa mãn với những công việc bất nhân quá đỗi bình thường và quen thuộc ấy. Chúng hoàn toàn không có một chút ý niệm gì về việc đối phương sắp có một đòn trời giáng xuống đầu chúng. Chúng vẫn bắn pháo, vẫn vỗ tay hoan hô nhau, vẫn gái thâu đêm và rượu Wishky, Scotch cháy rực trong trái tim của những con ác quỷ.

        Sáng ngày 19 tháng 4 năm 1972, các tốp tàu chiến địch lại ung dung vào gần bờ bắn phá như mọi ngày. Thời tiết hôm nay không được thuận lợi, tẩm nhìn hạn chế, nên Chỉ huy Sở chưa hạ lệnh xuất kích. Tuy vậy, hoạt động của tàu địch vẫn được ta theo dõi rất kỹ, luôn có thông tin kịp thời về Sở Chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2019, 11:09:43 pm »


        15 giờ, một tốp 4 chiếc tàu địch vào cách Lý Hòa 15 km. Một tốp khác vào Quảng Trạch, cách bờ 7km. Ba tàu khác của địch xuất hiện ở phía Đông Lý Hòa 18km.

        Đài radar 403 của ta cũng phát hiện một tốp tàu địch neo đậu cách cửa Nhật Lệ 16km.

        Thời tiết lúc này đã dần tốt lên, tầm nhìn đã mở ra trên 10 km. Sở Chỉ huy xác định thời cơ đánh địch đã đến!

        Lập tức Biên đội của Lê Xuân Dị và Nguyễn văn Bảy (B) được lệnh xuất kích đánh 4 tàu địch ở hướng Nam - 15 độ - lúc 16 giờ 0 phút.

        Vì sân bay dã chiến hẹp nên việc cất cánh rất khó. Không thể cất cánh cùng lúc cả Biên đội được. Số 1 Lê Xuân Dị lên trước. Dị nhìn vào cửa biển Lý Hòa, thấy có điểm khói trắng bốc lên, liền phán đoán có pháo địch bắn. Tiếp đó anh nhìn thật kỹ phía xa, bỗng thấy có hai vệt trắng trên làn nước xanh thẫm. Số 1 liền báo cáo phát hiện địch và xin lệnh công kích. Chỉ huy Sở tiếp tục thông báo về địch và nhắc Biên đội: “Bình tĩnh, chuẩn xác, quyết tâm tiêu diệt địch!”.

        Lê Xuân Dị vòng ra biển, chọn hướng công kích địch từ ngoài khơi vào bờ. Bất chợt tình huống ngoài dự kiến xuất hiện khi quan sát địch. Anh nhanh chóng quyết định đổi hướng bay, cho con MiG của mình luồn vào giữa hai thân tàu khu trục của địch và bay bằng ở độ cao cách mặt nước biển 50 mét với tốc độ 800km/h. Tập trung nhìn vòng ngắm, quả trám ánh sáng dần dần chuyển động gần đến điểm mớn nước trên thân tàu. Chưa đầy một giây sau, Lê Xuân DỊ liến cắt hai quả bom 250 kg vào thẳng mục tiêu. Anh nhìn lại khi chiếc MiG đã trượt qua khỏi hai tàu địch thì thấy hai cột nước to dựng lên. Sau đó số 1 được dẫn về hạ cánh sân bay Gát lúc 16 giờ 18 phút.

        Trong khi số 1 công kích thì số 2 Nguyễn Văn Bảy (B) làm nhiệm vụ cảnh giới trên không, đề phòng tiêm kích địch. Do không nhìn thấy số 1, anh liền bay ra biển tìm kiếm mục tiêu. Đến Đông Bắc cửa Dinh, vẫn không thấy tàu địch. Anh bay thêm vài phút nữa thì may mắn thay, anh vừa trông thấy một lúc hai chiếc Tuần dương hạm (hay Khu trục hạm) Mỹ đang ra sức pháo kích liên tục vào bờ.

        Nguyễn Văn Bảy (B) báo cáo phát hiện địch và được Sở Chỉ huy cho lệnh công kích, anh liền bay lướt qua một chiếc tuần dương hạm, rồi ép độ nghiêng vòng trở lại. Máy bay anh được hạ độ cao xuống 50 mét, tăng lực đạt tốc độ 800km/h. Mọi việc diễn ra thuận lợi đến tự tin, giống như những lần tập luyện. Nguyễn Văn Bảy cắt bom khi điểm ngắm chạm mớn nước thân tàu ở khoảng cách 750 mét, rồi lập tức kéo cao, máy bay của anh xượt ngang ăng-ten chiếc tàu chiến lớn, được nghi là tuấn dương hạm của Mỹ một cách bất thần, khiến bọn địch ngơ ngáo, chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra với sự yên lành thong dong của chúng.

        Hai trái bom chạm mớn nước rồi thia lia đâm thủng thân tàu, phía gần đuôi một chiếc khu trục. Một cột nước cao đến 40 mét cùng với khói và lửa màu cam bao phủ con tuần dương hạm hung đổ. Càng về sau lửa cháy càng to. Một trái tên lửa của con tàu khốn kiếp kia bay lên không 200 mét rồi nổ vu vơ giữa tầng trời như tiếng pháo hiệu của một cuộc tang lễ mà Chúa Trời dành tặng riêng cho Hải quân Hoa Kỳ buổi chiếu mùa hạ ảm đạm bên này Thái Bình Dương đầy tội ác của những tên lính Mỹ.

        Hai con F-4 sau đó được lệnh chỉ huy bay tới khẩn cấp, không để truy đuổi đối phương theo thói thường, mà chỉ để làm công việc ghi nhận tin tức sốt dẻo về một thất bại to tát và quá bất ngờ của Hải quân Mỹ sau thảm họa Trân Châu cảng đến giờ, nhằm cung cấp thêm dữ liệu cho Lầu Năm Góc viết tiếp những con số tang điếu lén lút, hèn mạt vào hồ sơ trắng về sự thiệt hại của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam giữa thế kỷ hai mươi đầy đảo điên và biến động do chính con Xphanh Mỹ gây ra này.

        Còn phi công Nguyễn Văn Bảy (B) thì sung sướng trong lòng, tình tang lượn thêm một vòng như để gửi về phía chân trời xa lời chào từ biệt buổi chiều mà anh cùng đồng đội được dâng tặng chiến công cho Tổ quốc mến yêu.

        17 phút cho một trận đánh!

        17 phút cho một chiến công bất tử!

        Sau trận thắng từ tốn nhưng rúng động đến Ngũ Giác Đài của các phi công Trung đoàn 923 - Không quân Việt Nam, Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ lập tức ban lệnh xuống cho các tàu Hải quân khu vực biển Đông phải lui ra xa khỏi bờ, tạm ngưng pháo kích vào bờ biển Việt Nam một thời gian dài để tìm cách đối phó với không quân đối phương.

        (Theo tài liệu phía Mỹ, thì phi công Lê Xuân Dị đánh trúng tháp pháo tàu Khu trục USS Higbce; còn phi công Nguyễn Văn Bảy (B) đánh trúng Tuần dương hạm USS Oklahoma city. Hai chiếc tàu đều bị hư hỏng nặng nhưng không bị nhận chìm)

        Lẩn đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới, máy bay phản lực MiG-17 ném bom theo phương pháp thìa lia trúng vào mục tiêu di động là tàu chiến. Đáng nói hơn, kể từ sau Thế chiến II, duy nhất chỉ Không quân Việt Nam đánh bị thương nặng tàu chiến Mỹ. Một việc làm mà với uy danh của Hải quân Mỹ, cao hơn - với uy danh nước Mỹ - là một hành vi xấc xược và hết sức mạo phạm. Vâng! Với quân xâm lược đế quốc thì không gì xứng đáng, không gì cao cả và nhân bản hơn là những cái tát, những đòn đánh răn dạy, ngõ hầu đem lại công lý cho các dân tộc bị áp bức và niếm tin khả dĩ còn có được cho nhân loại tiến bộ để họ biết yêu hơn lẽ phải của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập - tự do và số phận con người của các dân tộc trên trái đất rất đỗi tươi đẹp và không ít đau thương nẩy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2019, 11:10:28 pm »


HÀNH LANG ĐỎ DẪN ĐẾN TRẬN CUỐI CÙNG

        Một cuộc chiến đấu “ngộ nghĩnh”

        Khi tần suất hoạt động của máy bay Mỹ giảm xuống thấp, Không quân Việt Nam vẫn tranh thủ thời giờ quý báu để làm công tác huấn luyện, nhất là đối với phi công trẻ mới ra trường.

        Hôm ấy, một ngày tháng 9 năm 1972. Một chuyên gia huấn luyện bay của Liên Xô ngồi trên máy bay MiG huấn luyện hai chỗ ngồi, không được trang bị vũ khí. Đang bay thảnh thơi ở độ cao 8.000 mét cùng anh phi công học trò, bỗng máy bay huấn luyện được thông báo có F-4 Mỹ xuất hiện và đang tiếp cận ở độ cao thấp. Máy bay MiG chỉ còn lại 800 lít dáu. Thật là gay go!

        Chuyên gia quyết định thực hiện động tác kỹ thuật “thùng trượt”, kíp bay thoát khỏi đòn tấn công tên lửa thứ nhất. Lại thêm liên tiếp hai quả tên lửa nữa của con F-4. Con MiG huấn luyện thông minh với kỹ thuật nhào lộn, lẩn lách đã thoát khỏi đòn độc từ của con F-4 hung hăng đang lên cơn tức tối sau ba quả tên lửa vô dụng cố tình bay trật mục tiêu. Lần thứ ba con F-4 vòng lại tấn công, vẫn không đem lại kết quả thiết thực nào. Ngược lại, các kiểu nhào lặn của chiếc MiG-21 huấn luyện nãy giờ đã nuốt gần hết 800 lít dầu (mỗi lần bổ nhào, trào thoát là hao hơn 60 lít) và quyết định thông minh cuối cùng lúc bấy giờ chỉ có thể là: nhảy dù!

        Tuy nhiên, vẫn chưa hết vận hạn, khi chiếc MiG-21 không có vũ khí kia vừa kịp lấy độ cao an toàn thì máy chết, động cơ ngừng hoạt động, chiếc máy bay hoàn toàn nín thở, buông xuôi cho số phận. Hai phi công thầy trò dũng mãnh bung dù khi chiếc MIG-21 quả cảm nhận nguyên trái hỏa tiễn thứ 4 và biến thành con chim lửa. Chuyên gia Liên Xô và phi công Việt tiếp đất an toàn. Vui như một trận chiến thắng. Chỉ buồn vì phải lạc mất con MiG-21 huấn luyện thân tình của bao nhiêu phi công trẻ Việt Nam. Nhưng đó cũng là một bài học bổ ích về việc bất ngờ lâm nạn, cũng là cách để các lái trẻ gia tăng kỹ năng bay xuyên khoan, nhào lộn, ngoặt vòng, cắt cánh hẹp - một miếng đánh hồn hợp cẩn thiết và hữu dụng của MiG-21 trên bầu trời Việt Nam.

        Chưa hết. Khi tiếp đất an toàn, thầy một nơi, trò một ngả, không ai nhìn thấy ai vì trời đã dần vào tối. Anh học trò sau khi vào được xóm có dân, liền kêu gọi mọi người huy động đèn đuốc đi kiếm ông thầy gan dạ và bản lĩnh như một dũng sĩ của mình. Tìm mãi tới khuya cũng không thấy tăm hơi thấy đâu.

        - Mai-a... Meo-a...

        - Meo-a, Meo-a...

        Người nông dân mới một lần nghe nói tiếng Nga, liến Việt hóa thành Meo, rồi thành Mẽo, khiến ông thầy Nga càng sợ toát mồ hôi. “Mẽo- a” có nghĩa là Mỹ theo phiên âm Hán Việt mà thầy hay nghe kể trong các câu chuyện châm biếm từ Sài Gòn. Câu chuyện nhầm lẫn giữa người châu Âu và Mỹ với người châu Á là có thật. Và ông thầy bèn chọn cách rúc mình sâu vào cỏ.

        - Meo-a...

        - Meo-a...

        Tuy nghe thấy, nhưng rút kinh nghiệm về lòng căm thù của người Việt Nam đối với Mỹ ngụy qua vụ phi công Nguyễn Huy Hoàng lần bị dân cầm dao đòi giết, ông thầy người Nga nhất định nín thinh, riết chặt vào sâu trong lùm kín, bởi biết mình là người châu Âu - giống Mỹ theo con mắt của người Việt Nam, ngõ hầu tránh nạn. Phải đợi đến sáng rõ mặt, chờ anh học trò gọi thêm bận nữa, ông thầy người Nga mời lò dò từ đám cây dại bước ra với tiếng kêu cứu ngòng ngọng, lơ lớ của mình.

        - Mai-a đây... Tôi đây...

        - Ôi thầy... Sao thầy...?

        - Tôi sợ người Việt Nam nhầm tôi là phi công Mỹ...

        Bà con dân làng xúm lại đưa ông thẩy dạy lái máy bay Nga - người bạn tốt Liên Xô vào nhà, tiếp đãi như thượng khách, sau đó đưa hai thầy trò về nơi an toàn.

        Một bận cười trào phúng giữa chiến tranh mịt mù.

        Các phi công lão làng và các phi công trẻ vừa ngồi nhắc lại câu chuyện vui về một lần không chiến bất đắc dĩ của chuyên gia Liên Xô thì cói báo động réo dài. Bọn địch bất thần xuất hiện từ phía Đông Bắc. Mọi người tản về vị trí trực chiến của mình. Một Biên đội MiG-21 đánh chặn theo phương án tác chiến mới được lệnh xuất kích.

        Biết được tâm lý bọn giặc lái máy bay cường kích Mỹ luôn e sợ tên lửa S-75 của lực lượng Phòng không Việt Nam và ngán MiG-21 của ta khi phải đối đầu, nên cấp chỉ huy có chủ trương không chiến đấu tay đôi với F-4 của chúng nữa, mà thực hiện phương án đánh chặn bọn cường kích F-105 từ xa, gặp địch bất cứ đâu liền triển khai ngay đòn tấn công thình lình vào giữa đội hình chúng mà không cần kết quả, để chúng hoảng loạn hạ thấp độ cao làm mồi cho lực lượng Phòng không mặt đất. Chiến thuật này tỏ ra hiệu quả trong một thời gian tương đối dài. Dù chiến thuật là như vậy, nhưng ưu thế của M-21 về tốc độ, khả năng cơ động trong tầm bay trung bình và thấp trước F-4E và F-4J, nên các phi công MiG-21 vẫn thường xuyên được phép đánh địch khi có điều kiện công kích thích hợp. Nghĩa là MiG-21 có tới hai phương án tấn công địch để tự mình nâng cao hiệu suất chiến đấu trong phối hợp và độc lập tác chiến.

        Và hôm nay, Biên đội thực hiện vai trò như vậy rồi vội trở về ngồi nhận tin chiến thắng từ phía lực lượng phòng không.

        Ba chiếc máy bay địch rơi trong buổi sáng này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2019, 11:11:13 pm »


        Sau đó, toàn bộ phi công được khẩn trương triệu tập đến hội trường để nghe cấp trên phổ biến tin tức từ phía kẻ thù hung bạo về chiến dịch Linerbaker II. Đây là một chiến dịch xuất phát từ yêu cầu chính trị trên bàn đàm phán Paris mà Mỹ muốn có được thế mạnh khi phải ký kết. Yêu cầu thứ hai là Mỹ buộc lòng phải chứng tỏ cho bọn tay sai Sài Gòn rằng không phải Hoa Kỳ bỏ con giữa chợ, mà vì Hoa Kỳ đã làm hết cách cho cuộc chiến tranh này vì nước Mỹ và vì các đồng minh.

        Ngày 12-12-1972, Nixon họp với Cố vấn An ninh quốc gia Kissinger cùng tướng Alexander Haig và Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân -  Đô đốc Thomas Moorer để đưa ra quyết định cuối cùng. Tan cuộc họp, Nixon nhìn Kissinger rồi nhìn sang vị Đô đốc Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ với hai con mắt diều hâu không chớp cùng cái gật đầu ần huệ, nghiêm khắc và đểu cáng của một kẻ bề trên đang giở trò phù thủy trước đám âm binh quỷ quyệt không kém của mình:

        - Điều may mắn của ông là được sử dụng một cách hiệu quả sức mạnh quân sự của chúng ta để thắng trong cuộc chiến tranh này. Nếu ông không làm được việc đó, tôi sẽ coi ông là người chịu trách nhiệm. Hãy chứng tỏ ta là nước Mỹ, chúng ta là người Mỹ, ông Thomas à. Chúc ông thành công để ta có thể nâng cốc cùng nhau sau 15 đến 20 ngày đêm đưa Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá!

        Mục tiêu của địch là tiêu diệt tất cả các tổ hợp mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng, đập tan sức đề kháng của Bắc Việt Nam theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen bằng một lực lượng máy bay chiến lược và chiến thuật áp đảo tuyệt đối, giành lấy thế thượng phong cho Hoa Kỳ trên bàn đàm phán khi trở lại với Hội nghị để nói chuyện hòa bình.

        Bác Hồ từng nói với Tư lệnh Không quân Phùng Thế Tài: “Sớm muộn gì Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội - Hải Phòng rối có thua chúng mới chịu thua. Chú nên nhớ, trước khi đến Bàn Môn Điếm ký kết hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho Không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội.”

        Tháng 5 năm 1972, trong một lần làm việc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân:

        - Các đồng chí liệu xem tỷ lệ B-52 bị bắn hạ ở mức độ nào thì Nhà trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?

        Một số người nói:

        - Phải từ 1 đến 2% tổng số máy bay mà Mỹ dùng để tham chiến.

        Ý kiến thứ hai:

        - 6 đến 7%, chúng mới chịu thua.

        Ý kiến thứ ba:

        - Phải loại được nó trên 10% số tham chiến.

        Từ tháng 7 năm 1965, khi Mỹ dùng B-52 ném bom lần đầu xuống đèo Mụ Giạ - Quảng Bình, Bác Hồ đã nói với các cán bộ lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân:

        - Dù Mỹ có B-57, B-52, hay “B - gì” đi nữa, ta cũng đánh, mà đánh là nhất định thắng. Các chú muốn bắt được cọp, phải vào hang.”

        Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ giữa năm 1968, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đã có kế hoạch đưa nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật, trong đó có bộ phận của Tiểu đoàn trinh sát đi cùng Tiểu đoàn tên lửa vào phía Nam Quân khu IV và đường Trường Sơn để theo dõi quy luật đến, đánh, và rút đi của pháo đài bay chiến lược, nghiên cứu, nhận dạng, và quan trọng hơn hết là tìm ra cho được cách đánh B-52 thật hiệu quả.

        Qua bốn năm nghiên cứu, theo dõi, các đoàn cán bộ chuyên môn, kỹ thuật của ta phát hiện có một loại thiết bị khiến B-52 không gây nhiễu được. Trên cơ sở thực nghiệm ban đầu, cuối năm 1971, các bộ phận phối hợp đề xuất công trình nghiên cứu kỹ thuật: dùng loại radar được thực nghiệm bước đầu không bị B-52 gây nhiễu, ghép nối với đài điểu khiển phục vụ cho các trận địa tên lửa đánh B-52.

        Tháng 1 năm 1972 bản vẽ thiết kế được hoàn chỉnh lần cuối cùng. Tháng 6 năm 1972, Cục Kỹ thuật cung cấp bản vẽ cho nhà máy Z-119 thuộc Cục Quân giới để đơn vị này lắp ráp hoàn bị 6 bộ khí tài mới, mang ký hiệu KX.

        Các Tổ radar cũng nghiên cứu bổ sung khả năng “vạch nhiễu” ở các loại radar khác nhằm phát hiện được mục tiêu B-52 vốn rất mờ nhạt trên dải nhiễu trong mỗi lần phát hiện trước đây: nhiễu quét, nhiễu giọt mưa, nhiễu xoắn thừng, nhiễu râu...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2019, 11:11:34 pm »


        Tháng 10 năm 1972: tập tài liệu mang tên “Cách đánh B-52" của Bộ đội tên lửa được in và gọi tắt là “Cẩm nang bìa đỏ” dùng để phát hiện mục tiêu thật - giả trước màn hiện sóng cho các chiến sĩ tên lửa có thể ngắm trúng mục tiêu - có nghĩa là đám tín hiệu trôi dần theo tốc độ di chuyển của B-52 với xác suất “P”. Khi B-52 đi vào đài phát, cường độ nhiễu sẽ tăng nhanh, tín hiệu sẽ tăng mạnh, mục tiêu hiển thị rõ hơn -  phương án I.

        - Chiến thuật khác là phương pháp “bắn ba điểm”. Bố trí tên lửa theo đội hình bọc lót cho nhau - các trắc thủ quang học phối hợp với các trắc thủ tay quay - hai trắc thủ quang học bám sát vào mục tiêu thì hai trắc thủ góc tà và phương vị của xe điếu khiển cũng đồng thời phải bám sát mục tiêu đó để tác xạ.

        Khó nhất là bài tập chiến lệ được đúc kết và khái quát thành công thức chiến đấu từ suốt những năm tháng vào chiến trường Quảng Bình

        - Trường Sơn luyện cách đánh máy bay B-52 của Mỹ. Từ cuộc chiến đấu giáp mặt với con ách chủ bài chiến lược này, các chiến sĩ tên lửa lại gặp đối thủ duyên nợ chuyên bảo vệ B-52 là loại máy bay A-4 Skyhawk với loại vũ khí trang bị lợi hại Shrike - sát thù chuyên phá nhiễu radar của tên lửa ta. Rất nhiều xương máu cho sự hóa giải này. Phải mất hằng hai năm trời máu lửa với kẻ thù, các chiến sĩ của ta mới nghiệm ra và sáng tạo được phương thức vô hiệu hóa sự lợi hại có tính cách sát thủ của loại tên lửa thượng thặng mà chúng đang sở hữu và đang làm mưa làm gió trên bầu trời Nam Khu IV.

        Một bài toán cân não, đòi hỏi sự bình tĩnh, lòng dũng cảm và trí tuệ sáng tạo, óc thông minh của người Việt Nam. Phương trình ấy là: Khi lâm chiến, ta bắn lên, địch bắn xuống, tốc độ tên lửa là 1.000 m/s - cùng chung một trục cánh sóng. Trong thế trận điển hình cho sự khốc liệt ở cấp độ siêu nhỏ của đơn vị thời gian về sự nổ, hơn ai hết, sĩ quan điểu khiển phải thật bình tĩnh như chỗ không có bom nổ đạn bay để kịp thời xử lý cùng một lúc hai yêu cầu kỹ thuật có tính cách toán học: diệt được mục tiêu, vừa tránh được sự hủy diệt của tên lửa Shrike chuyên bắt tín hiệu từ radar của ta để nổ! Nếu gạt sớm thì ta không bắn được máy bay; nếu gạt chậm - chỉ cẩn vài giây thôi - thì cả xe điểu khiển cùng thiết bị sẽ bị thiêu rụi. Một bài toán cao cấp về thực hành bắt buộc phải được xử lý tình huống trong 5-7 giây đồng hồ. Nín thở, bám chặt mục tiêu, chờ đến thời điểm thích hợp trong tích tắc được ước định ấy để hoàn thành thao tác của bước thứ nhất: phóng tên lửa - nhất định phải phóng trước khi địch phóng vào ta 6 giây. Bước thứ hai: phóng tiếp quả tên lửa thứ hai của ta khi địch vừa phóng vào ta quả tên lửa thứ nhất. Sau đó, ta phải chờ quả đạn thứ nhất của ta vừa phóng phát nổ, sĩ quan điều khiển mới quay ăngten tắt sóng, đẩy tên lửa Shrike ra ngoài! 15 giây cho một trận đánh với chừng ấy những thao tác, sự tính toán và sự bình tĩnh còn hơn cả pháp luyện Thiển quán của nhà Phật, sĩ quan điếu khiển cùng các trắc thủ mới thắng được kẻ thù để bảo vệ giàn phóng, trận địa, nhân sự cho một xe điểu khiển, một kíp đánh. Thật gian khó và cũng thật phi thường sau hàng ngàn lượt hy sinh, bộ đội ta mới có được. Đó là một thói quen toán học, một thói quen bác học được tinh luyện từ buổi đầu của hệ thống phản xạ có điểu kiện, thành phản xạ vô điều kiện, mới hóa giải được đòn sát thủ lợi hại của kẻ thù để làm nên chiến thắng. Cũng từ đó, Binh chủng tên lửa trở thành niếm tin, thành lực lượng nòng cốt, chủ lực trong việc chống và đánh thắng các cuộc leo thang chiến tranh của giặc Mỹ ra miền Bắc - kể cả cuộc chiến đấu khốc liệt chưa từng có xảy ra trên bầu trời Hà Nội trong đợt tập kích hủy diệt mà Lẩu Năm Góc và con cáo già Nixon dự định thực hiện trong vòng từ 15 đến 20 ngày đêm sắp được bắt đầu.

        Còn đối với lực lượng Không quân, từ 1972, tức là bắt đầu giai đoạn IV cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, ta chỉ có tổng số 12 phi công MiG-21, 5 phi công MiG-17 được chọn để huấn luyện lái tiêm kích ban đêm, không chiến đêm. Nhưng đó chỉ là sự chuẩn bị không chiến có tính cách thông thường với các loại máy bay cường kích, tiêm kích mà địch đã sử dụng đánh ta từ trước đến nay. Còn phải đối diện với B-52, nhất là để bắn hạ chúng bên ngoài mục tiêu hủy diệt thì thật sự là cực khó - khó hơn tất cả những việc khó đối với không quân nhỏ bé của chúng ta. Trên thực tế ta không chuẩn bị một cách tốt nhất, chủ động và đầy đủ nhất để đánh với B-52 bằng MiG. 12 hay 17 phi công lái đêm không phải là một sự chuẩn bị có tính chiến lược. Đó thực chất chỉ là một hình thức đối phó có tính chiến thuật, chiến dịch với một vai trò phụ là phối hợp cùng lực lượng mặt đất nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của toàn Quân chủng. Đặc tính của B-52 khi đi đánh luôn được yểm trợ rất mạnh, lại thường xuyên đánh đêm, với nhiều thủ đoạn gây nhiễu radar, nhiễu mục tiêu... Ngoài ra, bản thân B-52 còn được trang bị tên lửa mồi, nếu MiG-21 bắn tên lửa thì B-52 thả tên lửa “mồi” cho tên lửa của MiG “ăn”, chưa kể B-52 cũng được trang bị súng phía đuôi để tự vệ và có khả năng tiêu diệt cả máy bay tiêm kích địch thủ. Đã thế, B-52 còn được bảo vệ bằng rất nhiếu loại máy bay chiến đấu, tiêm kích đánh chặn vòng ngoài, có thể đánh ngay vào mục tiêu sân bay, trận địa tên lửa bằng hỏa lực mạnh để yểm trợ một cách tích cực và hiệu quả nhất cho pháo đài bay Mỹ thực hiện các phi vụ hủy diệt. Tình thế ấy bắt buộc muốn góp phần đánh B-52, MiG-21 nhất thiết phải có sân bay dã chiến bí mật nhiều nơi - có thể xây ở các nông trường, lâm trường, với đường băng ngắn, thậm chí chỉ dài khoảng 200 - 300 mét để tập cất cánh ngắn; đồng thời phải tập bay ở nhiều độ cao, độ chênh khác nhau để có thể linh hoạt tiếp cận nhanh B-52 trong tình huống khẩn cấp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2019, 10:52:41 pm »


        Hạ tầng kỹ thuật của không quân ta trong thời điểm hiện tại rất kém, bị phá hủy hoặc hư hại rất nặng nể. So sánh trên nhiều phương diện, Không quân ta đang có một tương quan rất thấp trước không quân Mỹ trong trận quyết chiến chiến lược với quy mô được dự đoán là chưa từng có - trừ yếu tố tinh thần sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, xả thân vì Hà Nội, Hải Phòng là cao hơn kẻ thù xâm lược.

        Các cập nhật thông tin mới nhất cho thấy: Toàn bộ lực lượng tiêm kích đánh chặn của không quân ta có tất cả 187 máy bay. Sẵn sàng chiến đấu 71 - tương đương 38 %, với 31 MiG-21, 16 chiếc MiG-17. MiG-19 sản xuất tại Trung Quốc lúc bấy giờ không được đưa vào đội hình chiến đấu. 100 % sẵn sàng cất cánh trong điếu kiện tác chiến ban ngày. Đánh đêm sẽ rất hạn hữu, tùy theo yêu cẩu cấp thiết của tình hình chiến sự thực tế mà ứng biến một cách có thể nhất khi giặc tới, bằng phương châm: bí mật, bất ngờ, thọc sâu, đánh hiểm với một nhiệm vụ và lực lượng giới hạn. Ta có cả thảy 194 phi công. 75 phi công trẻ. Một thực lực không phải là quá yếu kém, nếu chỉ đem so sánh với thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh phá hoại lẫn thứ nhất - 1965- 1966; nhưng không phải là không nhỏ bé trước lực lượng hùng mạnh nhất địa cẩu của không lực Mỹ trong thời điểm quyết định như trận Điện Biên Phủ trên không lần nẩy.

        Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của cuộc chiến đấu mà Quân chủng Phòng không - Không quân chúng ta đảm trách trong chiến dịch Linerbaker II của địch là bảo vệ Hà Nội - Hải Phòng, các vị trí đầu não, quân sự quan trọng, thiết yếu. Vì vậy, công việc trước hết của lực lượng tiêm kích là ngăn chặn, xử lý chiến thuật, ra sức làm giảm đáng kể sức mạnh hủy diệt của B-52 nói riêng và không quân Mỹ nói chung.

        Xét toàn diện các yếu tố liên quan, Bộ Chỉ huy Không quân đề ra phương án tác chiến cụ thể: Bí mật xuất kích ở tầm bay thấp, ngụy trang dựa trên địa hình phức tạp của địa bàn tác chiến, tấn công chớp nhoáng với tốc độ cao rồi nhanh chóng thoát ly trận địa sau khi phóng tên lửa. Đó là mô hình chiến thuật chủ yếu. Thời gian cho xuất kích ban ngày là 5- 6 phút; ban đêm là 6 - 7 phút. Ngoài ra còn yếu tố khả biến dành cho những trận đánh và tình huống ngoài dự kiến một cách linh hoạt.

        Thuật ngữ chiến thuật của ta trong những ngày này là:

        “Đơn độc săn mồi
        Luồn sâu, đánh hiểm
        Đổng loạt tấn công
        Tấn công liên tục
        Xé đội hình vòng tròn
        Chia cắt đội hình địch
        Tấn công khi địch cắt kéo”


        Các F-4 địch thường chia thành 2 - 3 tốp khi phát hiện MiG của ta: một nhanh chóng thoát lên cao chiếm lĩnh vị trí ưu thế, một xuống thấp bằng các vòng nhào lộn mà chúng mới ứng dụng nhiều gần đây sau những đợt Topgun, một ở vòng ngoài nghi binh hoặc chờ thời cơ công kích.

        Về phía ta, để đảm bảo tương đối hiệu suất chiến đấu, hoặc chia thành hai hướng tấn công độc lập, hoặc bám theo một tốp có yếu tố thuận lợi để ra đòn tấn công. Tất cả phụ thuộc vào khoảng cách mà ta tận dụng được với F-4 trong thời điểm chúng tách đội hình - đòi hỏi phi công ta phải bình tĩnh, thông minh, xử trí tình huống tốt, không để cho địch kịp triển khai đội hình theo ý đố chiến thuật định sẵn. Nếu khoảng cách nhỏ hơn 3.000 mét, Biên đội MiG sẽ chia làm hai hướng tấn công với mỗi MiG một mục tiêu. Nếu khoảng cách lớn hơn 3.000 mét, Biên đội MiG sẽ phải bám theo vệt chuyển động của tốp F-4, tăng tốc, tiếp cận nhanh, tạo thời cơ tấn công địch.

        Khi bay trong chế độ dẫn đường và chế độ tìm kiếm thụ động, đội hình trước sau của Biên đội phải đảm bảo khoảng cách 400 đến 600 mét; máy bay số 2 phải lệch trái hay lệch phải so với máy bay dẫn đầu - số 1 - từ 200 đến 400 mét trong nguyên tắc số 2 phải luôn bay cao hơn số 1 từ 50- 100 mét. Trong một số trường hợp, để quan sát tốt vùng bán cầu sau và bảo vệ hiệu quả phía đuôi số 1, số 2 nên bay theo đội hình “rắn lượn”. Số 2 lấy trục dọc của số 1 làm trục tâm, bay ngoằn ngoèo với giãn cách 1.000 mét và góc mở 45- 50 độ, góc nghiêng máy bay số 2 giữ từ 60 - 65 độ để đảm bảo ước số an toàn khi có tình huống bẫt lợi diễn ra ngoài dự kiến.

        Để không chiến ở chế độ chủ động, Biên đội phải giữ cự ly đội hình trong khoảng cách 800 đến 1.000 mét.

        Chuẩn bị cho chiến dịch sát thủ Linerbaker II, Mỹ tập trung 200 máy bay chiến lược B-52 (150 từ Guam, 50 từ Thái Lan) và 1.070 máy bay chiến thuật, với 350 F-4E, 72 F-4D của Tập đoàn Không quân số 7 và 8, cùng 140 máy bay A-6, A-7 của hai tàu sân bay USS Coral Sea và USS Hancock, cùng các loại cường kích, tiêm kích, yểm trợ khác. Nhiểu tàu chỉ huy, dẫn đường, tên lửa, radar, bảo vệ, cấp cứu... cũng tập trung cho chiến dịch tội ác nẩy. Một “cơn hổng hỏa” chưa từng có trên bầu trời, mặt đất Bắc Việt Nam sắp xảy ra. Ôi! Chúa kính mến và nhân từ của nhân loại!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2019, 10:53:09 pm »


        Phần ta, Sư đoàn Phòng không 361 được bố trí bảo vệ Hà Nội, gồm ba Trung đoàn SAM-2 có tên mật hiệu Thành Loa, Cờ Đỏ, Hùng Vương; 5 Trung đoàn cao xạ.

        Sư đoàn 363 bảo vệ Hải Phòng, gồm hai Trung đoàn tên lửa SAM-2, có tên Hạ Long, Nam Triệu và Trung đoàn cao xạ Sông Cấm.

        Sư đoàn 365, 375 Phòng không được bố trí xung quanh các vùng lân cận liên hoàn.

        4 Trung đoàn radar có tên Phù Đổng, Sông Mã, Ba Bể, Tô Hiệu khẩn trương và bí mật vào vị trí chiến đấu.

        Ngoài ra, ta còn có 364 đội Tự vệ, Dân quân với 1.428 khẩu 12 ly 7, 14 ly 5, pháo 57 ly cùng hàng vạn khẩu súng trường... tham gia bố trí thành thiên la địa võng để bảo vệ bầu trời mặt đất Hà Nội - Hải Phòng và các vùng lân cận trước cuộc tấn công lớn nhất lịch sử nước Mỹ từ cổ chí kim dành cho một dân tộc yêu chuộng hòa bình và tự do.

        Ta không có được tên lửa hiện đại của Liên Xô viện trợ vì sự thỏa hiệp, hòa hoãn của Liên Xô với Mỹ kéo dài từ thời Nikita Khruschev “xét lại” đến giờ, nên các loại khí tài như SAM-3, SAM-4, SAM-5... ta không được trang bị. Phải dốc sức thương thảo với bạn, mãi - một thỏa thuận về vũ khí phòng không trong mức độ khả dĩ nhất - mới đạt được giữa hai chính phủ từ đầu năm 1972. Đã vậy ta còn phải có thời gian chờ đợi trong tâm trạng của kẻ cô thân sắp bị cướp tràn vào nhà với đầy đủ hung khí và thần chết đi theo. Tháng một, rồi tháng hai. Tháng ba, rồi tháng năm. Rồi qua hết những ngày giữa năm. Rồi tháng chín, tháng mười. Rồi tháng mười một cho đến những ngày giữa tháng 12 năm 1972... hỏa tiễn SAM-3 mà nhân dân ta rất cần vẫn chưa tới kịp trong những sớm hôm mòn mỏi đợi chờ. Và buồn thay, khi ta nhận được tin vui thì những ngày khốc liệt cuối cùng cũng đã qua rồi sau mùa Noel máu lửa. Đó là khi ta phải chờ đến những tờ lịch cuối cùng năm 1972 sắp gỡ xuống, Binh chủng Phòng không Việt Nam mới nhận được loại tên lửa SAM-3 hiện đại hơn loại ta đang có là SAM-2. Một sự trễ nải không đáng có và rất đáng buồn cho tình đồng chí anh em một thời mặn nhạt. SAM-3 sở hữu tốc độ nhanh, hai tên lửa được đặt trên một bệ phóng, khả năng chống nhiễu cao. Vậy mà, trong những ngày sinh tử, mất còn với tên đế quốc hùng mạnh và hung dữ nhất hành tinh, ta vẫn buộc phải chiến đấu với cái mà ta đã có, cái mà anh em bè bạn đã dành cho ta trong những năm tháng bùi ngọt chát chua bên những nghịch cảnh trớ trêu đôi lúc đến phũ phàng.

        Chỉ thương cho người bạn thủy chung cắt máu ăn thề Cuba khi nhận tin Việt Nam sắp vào trận lớn, đã gom góp những quả tên lửa Sam- 3 bỏ xuống tàu, sốt lòng sốt dạ ngày đêm tăng tốc vượt Đại Tây Dương, Thái Bình Dương chở sang cho người anh em Việt nam đánh giặc... thì mãi đến tháng 1-1973 con tàu keo sơn tình sâu nghĩa nặng đó mới cặp được bến cảng Hải Phòng. Những giọt nước mắt thâm tình đã rơi trong những ngày mùa đông ấm nghĩa bạn bè muối mặn gừng thơm.

        Lệnh từ Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đã đến từ mấy hôm trước:

        - Tình hình rất khẩn trương. Các cấp chỉ huy cần cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu. Cần có kế hoạch tiếp đạn cho tên lửa thật đầy đủ. Phải bảo đảm vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu với hệ số kỹ thuật cao nhất. Thông tin liên lạc phải thường xuyên thông suốt. Cần tổ chức báo động để kiểm tra các đơn vị...

        Và bọn chằn tinh mũi lõ, mắt xanh, tay móng vuốt bên kia Tây bán cầu đã tới. Chúng sẽ dội bom lên nỗi kinh hoàng của nhân loại trong thế kỷ 20.

        Trong một cuộc họp mở rộng để bàn thêm về cách đánh địch, nhiếu phi công đã bàn và đưa tay tình nguyện chọn cách biến máy bay MiG thành tên lửa lao thẳng vào B-52. Một phương án mà không một cán bộ chỉ huy nào dám đưa ra khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước đó đã có ý kiến phê bình tư tưởng chiến đấu “một đổi một” trong trận đánh chiều ngày 10 tháng 5 của các phi công. Nhưng trận này là trận cuối cùng, Mỹ muốn ăn thua đủ với nhân dân ta, muốn bình địa Hà Nội, muốn đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá, thì đã chạm đến trái tim và linh hồn của Dân tộc Việt Nam từ ngàn đời Âu Lạc, việc phải hy sinh bản thân mình cho thắng lợi của Dân tộc, không một phi công nào không muốn sẵn sàng biến thân mình thành trái đạn lửa để hiến dâng cho Tổ quốc! Các cán bộ chỉ huy đơn vị nhìn anh em, xúc động đến nghẹn ngào, mãi sau mới nói được:

        - Nhưng trước hết ta phải tìm cách tiếp cận và đánh chúng bằng tên lửa. Phải hy sinh là trường hợp cuối cùng, các đồng chí à!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2019, 10:53:40 pm »


        Bất ngờ tiếng vỗ tay vang lên. Một giai điệu hùng tráng xuất phát từ tình yêu dành cho NHÂN DÂN - ĐẤT NƯỚC không chút gượng ép, khiên cưỡng. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!

        - Chúng tôi tình nguyện, các thủ trưởng. Hãy tin tưởng chúng tôi!

        Rối một vị chỉ huy cấp trên bước vào, vừa kịp nghe ý kiến sau chót của các phi công, đã nghiêm sắc mặt, hạ mệnh lệnh cùng anh em:

        - Các đồng chí phải tuân thủ nghiêm ngặt chiến thuật và lối đánh đã được phổ biến. Không được đánh theo cách đánh riêng của mình. Rõ chưa!? Bộ Tư lệnh Binh chủng chưa cần các đồng chí phải biến mình thành tên lửa!

        - Rõ, thưa đồng chí thủ trưởng! Nhưng...

        - Ở đây là mệnh lệnh!

        - Dạ, rõ!

        Nguyễn Văn Bảy - người từng sử dụng cách đánh giáp lá cà bằng MiG-17 - từng lái MiG-17 chỉ có súng 37 mm và 23 mm mà hạ 4 con ma F-4, 1 con F-8, 1 con F-105, và một tên “hiệp sĩ thánh chiến” - vừa bước vào, nháy mắt rồi đưa tay chào các phi công trẻ.

        - Tốt lắm. Sự dũng cảm chỉ sợ thiếu, không sợ thừa. Phi công thì hơn ai hết cần phải cho bọn Mỹ biết rằng phi công Việt Nam còn sở hữu cái quý giá hơn cả những chiếc máy bay hiện đại, tối tân của Mỹ. Đó là tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nhưng trong trường hợp này, trước hết các đồng chí nên nghe lệnh chỉ huy. Chừng nào ta không còn cách đánh nào khả dĩ hơn để khuất phục thằng Mỹ, tôi sẽ đi cùng các đồng chí...! Chúc thắng lợi!

        Các phi công đàn em vỗ tay hét vang tên anh hùng Nguyễn Văn Bảy:

        - Chúng em sẽ làm theo ý kiến anh Bảy. Chúng em sẽ giáp lá cà...!

        Sau đó là tiếng cười thật vang, thật đượm cùng những cái vẫy tay thấm thiết dành cho người đông đội từng trải, gan lì.

        Một ngày vắng lặng đi qua trong cảm giác bão táp đối với những người lính dạn dày trận mạc. Sự im lặng sau một trận đánh thường báo hiệu cho trận đánh dữ dội tiếp đến. Mấy lượt máy bay trinh sát của Mỹ đã bay vào vùng trời Hà Nội từ sáng sớm đến chiều. Trực chiến 24/24 từ Bộ Tổng, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đến đơn vị Dân quân, Du kích. Mắt thần và mắt người đều hướng lên bầu trời. Và...

        Thang lệnh vào trạng thái chiến đấu cấp I.

        19 giờ 20 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972 đã đến trong màu sương mù của mùa đông gió mùa.

        Một đơn vị radar đã phát hiện địch và thông tin được truyền đi khẩn cấp.

        19 giờ 30 phút.

        Loa phát thanh từ các đầu đường, ngõ hẻm, ngõ làng vang lên giọng nói khẩn trương lo lắng của người nữ phát thanh viên yêu mến.

        - Đồng bào chú ý. Máy bay địch xuất hiện cách Hà Nội 50km từ hướng Tây... Đổng bào chuẩn bị...

        Những chiếc xe đạp trên đường tấp vào lể. Người đi bộ trên phố nhìn lên trời, lắng tai nghe ngóng, nói với nhau mấy lời rỗi dắt nhau đến bên các hố tránh bom trên các vỉa hè bình tĩnh chờ đợi. Người già và trẻ em được đỡ xuống hầm trước. Thanh niên, đàn ông, trật tự khu phố tiếp tục quan sát và kêu gọi người đi dường khẩn trương tìm chỗ trú ẩn, không được chủ quan, khinh địch.

        Một bầy F-111A bất thần đột nhập, trút bom ào ạt xuống các sân bay, trận địa tên lửa, ụ pháo phòng không. Một quả bom rớt xuống cách vị trí tên lửa của Tiểu đoàn 59 thuộc Trung đoàn 261 hơn 50 mét, nhưng các sĩ quan điểu khiển, trắc thủ đều bám chắc trận địa. Bốn quả tên lửa đã được bắn đi trước đó nhưng không đem lại kết quả.

        19 giờ 44 phút, hàng trăm lượt bom B-52 đồng loạt trút xuống Long Biên, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm... Bầu trời, mặt đất đỏ lửa. Cả thành phố và nội ngoại vi tròng trành như đang trôi trên sóng động đất chia phần lục địa.

        Tiểu đoàn 59 của Trung đoàn 261 vừa tinh chỉnh lại các thiết bị sau khi bị một quả bom của bọn cường kích áp chế nổ gần.

        19 giờ 59 phút. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng đang đứng bên bộ phận radar hét to cho sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận sau khi nhận mệnh lệnh từ Sở Chỉ huy Trung đoàn phải bám diệt cho kỳ được tốp 671 đang bay vào ở độ cao 10.000 mét:

        - Mục tiêu! Phương vị 350, cự ly 30km, độ cao 10.000 mét, phát sóng!

        - Phát hiện mục tiêu. Phương vị 352, không rõ cự ly, độ cao 10.000 mét, theo tốp, bay vào...

        Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng nhanh chân bước qua chỗ màn hiện sóng của sĩ quan điều khiển, rồi quay lại vị trí chỉ huy để kiểm tra tín hiệu tốp mục tiêu cùng đường bay trên bản tiêu đồ và lập tức ra lệnh cho sĩ quan điếu khiển Dương Văn Thuận chuẩn bị phóng tên lửa.

        - Chuẩn bị...

        Lệnh tiếp tục:

        - Bám sát!

        Khi thấy chiếc B-52 đội dải nhiễu tiến vào trên màn hiện sóng, Thuận báo cáo:

        - Nhìn thấy mục tiêu!

        Tiểu đoàn Trưởng Nguyễn Thăng khoát tay, ra lệnh:

        - Phóng!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2019, 10:54:11 pm »


        Sau đó vị chỉ huy cùng các trắc thủ tập trung vào màn hiện sóng và tay quay, vừa bám sát mục tiêu vừa lái đạn (vê tay quay rất khó, sơ suất chút là bị giật ngược, hoặc lỡ trớn và đường đạn sẽ xê dịch hàng km) 10 giây. 20 giây. Và 24 giây...! Quả tên lửa vẫn bay tới. Chợt đèn báo hiệu sáng lên, xác nhận ngòi nổ cận đích. Rồi quả thứ hai nháy sáng trên bảng điểu khiển, báo hiệu đạn nổ tốt. Các trắc thủ căng mắt nhìn dải nhiễu các mục tiêu biến mất trên màn hiện sóng phương vị và nhanh chóng tụt độ cao trên màn hiện sóng góc tà, rối hét to:

        - Trúng mục tiêu! B-52 rơi rồi...!

        Chiếc B-52 đầu tiên có ký hiệu “G” mang mật danh Charoal do Bob Certain lái bị bắn hạ khi vừa bay tới mục tiêu quăng bom. Một chiến công làm nức lòng tất cả các đơn vị. Lúc đó kim đồng hổ chỉ: 20 giờ 18 phút!

        Một bầu trời thiên la địa võng với các lưới lửa giăng đầy từ mặt đất lên tầng cao hơn 10 km trên không trung mùa đông buốt giá.

        Đêm 18 tháng 12, có tất cả 90 chiếc B-52 với ba lượt bom ném xuống Hà Nội và vùng xung quanh. Một chiếc pháo đài bay в-52 mang 30 tấn bom. Chưa tính hàng trăm phi vụ cường kích trút bom như rải cát xuống nội thành và ngoại vi Hà Nội.

        Nhưng cuối cùng, qua đêm đầu, Mỹ đã mất ba chiếc B-52 bị bắn rơi tại chỗ. Một chiếc bị thương cùng 7 máy bay chiến thuật đển tội. 15 tên giặc lái bị bắt sống cùng số khác vùi xác xuống đất đen, khém rừng, đầm cỏ.

        Ngày 19 tháng 12, hàng trăm lượt B-52 và các loại máy bay cường kích ném bom ba lần và trút bom xuống cầu Long Biên, Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà máy Cao su Sao Vàng cùng một số mục tiêu quân sự, kinh tế khác ở trung tâm Hà Nội và vùng ngoại thành.

        Cả nước và cả thế giới lo lắng và cảm thấy bất an cho Hà Nội. Chưa bao giờ giọng nói của người xướng ngôn viên quan trọng và thiêng liêng đến vậy. Không một nơi nào trên thế giới có thể chịu đựng được sự tàn phá khủng khiếp và đầy đe dọa của pháo đài bay chiến lược B-52. Mỹ biết Việt Nam không có vũ khí nào tối tân hơn Sam-2 và những vũ khi đã sử dụng. Trong những tính toán của Mỹ sau khi Nixon tới Trung Hoa gặp Mao Trạch Đông và các tay to mặt lớn trong Tử Cấm Thành đỏ uống rượu Mao Đài và sang Liên Xô gặp Leonid Brezhnev Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô cùng những ly Vodka nồng đượm, thì Việt Nam sẽ không thể nào vượt qua được thử thách quá sức chịu đựng của lần tập kích lớn nhất lịch sử chiến tranh này của Mỹ. Sam-2 và MiG-21 không thể làm trẩy da tróc vảy được B-52 của Không lực Hoa Kỳ. Cơn hổng thủy bằng lửa đặc đang đổ xuống Hà Hội và nó sẽ cuốn trôi tất cả ý chí, tinh thẩn, năng lực bé mọn, nghèo nàn của Bắc Việt Nam.

        Tin B-52 bị bắn rơi làm Nixon đau đầu nhức óc, nhưng chừng ấy thì chưa đủ để tên kền kển mũi to mặt bự và bụng dạ đẩy nham hiểm ấy tin rằng Việt Nam không cúi đầu khuất phục. Tin hàng chục chiếc B-52 và các máy bay tối tần khác bị rơi, bị hỏng không làm Nixon biểu hiện sự nao núng ra mặt. Hắn ta ra lệnh giấu nhẹm thông tin xấu nhận được về B-52. Một cốc Wishky làm hắn sáng suốt quyết định tiếp tục thực hiện chiến dịch Linebacker II cho đến thắng lợi cuối cùng!

        Thủ đô Hà Nội thành tòa lâu đài lửa, thành bãi tha ma, thành hỏa ngục, thành hoang mạc tiến sử, thành mảng lục địa lửa bị cắt rời ra và đang trôi đỏ trong sự tưởng tượng đầy mơ mộng của Lầu Năm Góc cùng cái đầu chếnh choáng mấy chút thi vị có mùi máu khét của Nixon.

        Vậy rồi... 9 phút sau, người phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam lại cất giọng trìu mến, thân thương gửi đi tin tức và tình cảm yêu thương đến với mọi người. “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...” Củng giọng nói ấy. Cũng cái giọng Việt Nam hiền hòa, hồn hậu, nhẫn nhịn và kiên dũng ấy vừa đưa tin cho đồng bào cả nước và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới biết rằng trước sức mạnh tàn bạo phi nhân của đế quốc Mỹ, Hà Nội - Việt Nam vẫn ngẩng cao đầu, Hà Nội - Việt Nam vẫn chiến đấu và chiến thắng. Hơn 10 máy bay B-52 đã bị bắn hạ cùng với hàng chục chiếc máy bay tiêm kích, cường kích hung hăng khác. Hơn 30 giặc lái đã bị bắt sống...

        Hàng trăm phóng viên các hãng Thông tấn và báo chí phương Tây ngay lập tức có mặt tại khách sạn Metropon chụp hình, phỏng vấn tù binh Mỹ và đưa tin về cho các tờ báo, bản tin, chương trình phát thanh, truyền hình chính quốc. Một làn sóng phản đối chiến tranh, lên án đế quốc Mỹ dâng cao chưa từng có sau những bản tin chứa đựng đầy sự thật, giá trị nhân bản và tính chất khốc liệt có được từ Hà Nội - Việt Nam. Bản chất tàn bạo vô nhân và vô liêm sỉ của đế quốc Mỹ và bọn hiếu chiến trong Nhà Trắng bị bóc trần dưới nắng mặt trời.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM