Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:59:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại nguyên soái Stalin  (Đọc 27704 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 12:13:49 am »


        Các đơn vị đã không kịp thực hiện mệnh lệnh số 1 ngày 21 tháng 6 năm 1941, về việc chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu ở vùng biên giới, mệnh lệnh triển khai xuông đến các đơn vị quá chậm. Trước rạng sáng ngày 22 tháng 6 toàn bộ hệ thống  thông tin liên lạc của các quân khu vùng biên giới đã bị gây nhiễu, vì vậy các cơ quan tham mưu không thể nhanh chóng truyền đạt mệnh lệnh đến các đơn vị. Trước đó quân Đức đã cử các nhóm phá hoại vượt qua biên giới để triệt phá hệ thống thông tin, liên lạc của Hồng quân.

        Mãi đến 4-6 giờ sáng, các đơn vị mới tiến đến các vị trí tập kết ở biên giới, tức là lúc mà không quân Đức đã làm chủ bầu trời và tấn công vào các binh đoàn của Hồng quân đang di chuyển về phía biên giới.

        Còn mệnh lệnh số 2 của Bộ quốc phòng thì lại không thực tế, vì vậy cũng không được thực hiện đầy đủ. Như vậy, Bộ quốc phòng và bản thân Stalin đã không thể chỉ huy các hành động chiến đấu của các đơn vị trong vòng một ngày đầu tiên.

        Đến 6 giờ sáng 22 tháng 6, Bộ Tổng tham mưu vẫn chưa hình dung hết được toàn bộ tình hình ở khu vực biên giới. Lúc 9 giờ 30, Stalin gặp lại Timôsencô và Giucốp, ông đọc bản dự thảo về mệnh lệnh tổng động viên, sửa chữa một số chỗ, cắt gọn phạm vi tổng động viên, sau đó ông gọi Pôxkrêbưxép để hoàn chỉnh bản mệnh lệnh và nói rằng nó đã được thông qua Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao.

        Timôsencô để nghị với Stalin cho thành lập “Đại bản doanh”, Stalin chưa ký ngay mà đề nghị đưa ra thảo luận ở Bộ chính trị. Thành phần của Đại bản doanh được xác định ngày 23 tháng 6. Theo Nghị quyết của Trung ương và Hội đồng dân ủy thì thành phần bao gồm: Bộ trưởng quốc phòng Timôsencô là Chủ tịch (theo dự thảo từ hôm trước thì đích thân Stalin là chủ tịch); đại tướng Tổng tham mưu trưởng Giucốp, Stalin, Molotốp; nguyên soái Vôlôsilốp; nguyên soái Budienưi, Tư lệnh hạm đội, đô đốc Kudơnetxốp.

        Lúc 12 giờ trưa ngày 22 tháng 6, Molotốp phát biểu qua hệ thống radio quốc gia. Nhiều năm về sau, Molotốp đã kể lại sự kiện này:

        - “Trong cái ngày khủng khiếp và căng thẳng ấy, trong số các cú điện thoại gọi về có một ai đó đề nghị là cần có lời phát biểu chính thức của lãnh đạo trên radio, thông báo cho nhân dân biết về sự kiện đã xảy ra, kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến. Tất cả im lặng, chờ ý kiến của Stalin. Stalin đi lại quanh phòng rất lâu với chiếc tẩu nổi tiếng, sau đó phát biểu không đồng ý với đề xuất này. Ông cho rằng chưa đến lúc ông cần phát biểu ngay trong ngày đầu tiên, và đề nghị Molotôp phát biểu.

        Khi trao đổi với Molotốp về nội dung lời phát biểu, Stalin nói rằng chúng ta đã làm mọi cách để giữ quan hệ với Đức và bảo vệ hòa bình, ông nói tiếp:

        - Chúng ta đã không đủ thời gian, không kịp chuẩn bị đầy đủ để đẩy lùi kẻ thù.

        Sau một hồi im lặng, ông nói:

        - Chúng ta đã làm đúng Hiệp ước nhưng phía Đức đã vi phạm, chúng ta rất tôn trọng họ, vì vậy mà đã tính sai, nhưng họ lại là những kẻ nham hiểm, nhưng không sao, Hitle sẽ phải trả giá đắt về vấn đề này. Chúng ta sẽ chứng minh là Hitle đã tính sai, chúng sẽ bị tiêu diệt.

        Stalin cho rằng, chính R. Hess - Phó chủ tịch Đảng quốc xã đã bay đến Anh với mục đích bàn bạc âm mưu với Churchill để đạt thỏa thuận của Anh không mở mặt trận thứ hai tạo cho quân Đức rảnh tay đánh sang phía Đông. Nhưng không sao, chúng ta sẽ tìm được các đồng minh khác, sau đó Stalin nói:

        - Sẽ rất khó khăn với chúng ta, rất khó, nhưng cần phải đứng vững vì không có lối thoát nào khác.

        Stalin đã đưa vào bài phát biểu của Molotốp một câu mà sau này trở thành khẩu hiệu nổi tiếng trong cả cuộc chiến tranh Vệ quốc: “Sự nghiệp của chúng ta là chính nghĩa, kẻ thù nhất định bị tiêu diệt. Thắng lợi sẽ thuộc về chúng ta”.

        Khoảng giữa trưa ngày 22 tháng 6, Stalin gọi điện cho Giucốp:

        - Các tư lệnh mặt trận của chúng ta không đủ kinh nghiệm trong chỉ huy chiến đấu với các binh đoàn lớn và có lẽ trên một mức độ nào đó có bị phân tán. Bộ chính trị đã quyết định cử anh đến mặt trận Tây-Nam với tư cách là đại diện của Đại bản doanh. Anh cần phải bay ngay đến Kiép và từ đó cùng với Khơrutxốp đi đến chỉ huy sở của mặt trận ở Ternôpôn.

        Ngậy 22 tháng 6 năm 1941, một ngày đầy biến động và căng thẳng với Stalin - Vị Tổng chỉ huy - đã bắt đầu và kết thúc như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 12:19:44 am »

         
        Có ý kiến cho rằng: Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Stalin đã không làm chủ được tình hình. Bộ chỉ huy Hồng quân không nắm chắc tình huống và chỉ huy kịp thời các mặt trận. Đòn tấn công đầu tiên của Hitle được tiến hành giống như đòn đánh chóp nhoáng đã tiến hành ở Tây Âu. Làm cho các chính phủ này không kịp tổ chức phòng thủ có hiệu quả, mặc dù lực lượng không phải là không có, ví dụ như nước Pháp.

        Hình như tình trạng tương tự lặp lại ở mặt trận Nga- Đức, cú sốc của ban lãnh đạo có lẽ do không có được nguồn thông tin đầy đủ để chỉ huy quân đội.

        Có lẽ, cảm giác lo âu đã ám ảnh khá lâu các vị ủy viên Bộ chính trị, đến nỗi rất nhiều năm sau nhiều người trong số họ trong hồi ký của mình đã gán nguyên nhân chịu "cú sốc" này cho Stalin.

        Tôi thấy cần giới thiệu các số liệu lịch sử để chứng minh sự vững vàng, sáng suốt của Stalin trong những ngày đó. Tuy nhiên, để khách quan tôi sẽ trình bày rất rõ: chỗ nào là sai lầm thì nói rõ là sai lầm, nhưng cái gì là đúng thì phải công nhận là đúng, không được phép bóp méo sự thật.

        Đặc biệt có nhiều sự suy diễn, là trong các hồi ký của Khơrutxôp, mặc dù trong những ngày đó ông ta chỉ là một quan chức cấp thấp và không hể có mặt ở Kremli bên cạnh Stalin. Khơrutxốp đã dẫn lời Bêria để đưa ra dư luận: “Stalin tỏ ra lo lắng và trong một số ngày đã rút khỏi cương vị lãnh đạo, ẩn mình ở biệt thự ở Cunsêvô”. Khơrutxốp đã nói thế này:

        - Bêria kể rằng, khi chiến tranh bắt đầu, các vị ủy viên Bộ chính trị tập trung ở phòng Stalin. Stalin trông hoàn toàn mệt mỏi về tinh thần, ông ta nói đại khái: “Chiến tranh đã bắt đầu, đó là thảm họa. Lênin để lại cho chúng ta một chính quyền Xô Viết, còn chúng ta lại xóa sổ nó”. Ông nói - theo lời kể của Bêria - “Tôi không tiếp tục lãnh đạo nữa!” và bước ra khỏi phòng, ngồi vào ô tô để về biệt thự.

        Chúng ta thử suy nghĩ xem, ai là người muốn bôi nhọ Stalin vào đúng thời điểm lịch sử ấy? Đó là hai vị ủy viên Bộ chính trị: Bêria (nếu đúng là ông ta có nói lại với Khơrutxôp các lời trên) và bản thân Khơrutxôp. Mặc dù cả hai đều luôn tự coi mình là chiến sĩ tư tưởng của Stalin, nhưng trong lòng thì lại căm ghét ông. Khơrutxcíp đã biểu hiện lòng thù hận này bằng bài phát biểu tại Đại hội 20 sau này, còn Bêria thì biểu hiện trong cuộc đấu tranh giành quyền lực (có thể là vì cả cuộc sống của Stalin) vào năm 1953. Đó chính là hai “cộng sự của Stalin” đã công kích ông.

        Nhưng rất may là thực tế lịch sử và các tài liệu chứng cứ đã phản bác lại luận điệu xuyên tạc của họ.

        Một trong những tài liệu mà ngày nay mọi người đểu đã rõ, nhưng để làm rõ bản chất của vấn đề tôi buộc phải dẫn lại ở đây. Chính là tôi muốn nói đến nhật ký của bộ phận bảo vệ điện Kremli - khu vực phòng chờ để gặp Stalin - đã ghi lại danh sách các khách vào gặp làm việc với Stalin vào những ngày đầu chiến tranh - những ngày mà theo lời Khơrutxốp “hình như Stalin đã hoảng sợ và rút lui về biệt thự”.

        Chúng ta hãy thử xem lại bản nhật ký này:

        Danh sách những người đến làm việc với Stalin do bộ phận trực ban ghi lại từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 6 năm 1941

 
TTNgày 21 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Molotốp18.2723.00
2Vôlôsilốp19.0523.00
3Bêria19.0523.00
4Vôzơnhexinxki19.0520.15
5Malencốp19.0522.20
5Kudơnetxốp19.0520.15
7Timôsencô19.0520.15
8Xaphôrốp19.0520.15
9Timôsencô20.5022.20
10Giucốp20.5022.20
11Budienưi20.5022.20
12Mekhơlic21.5522.20
13Bêria22.4023.00
Người cuối cùng ra lúc 23.00

TTNgày 22 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Molotốp5.4512.05
2Bêria5.459.20
3Timôsencô5.458.30
4Mekhơlic5.458.30
5Giucốp5.458.30
6Malencốp7.309.20
7Micoian7.551.30
8Kaganovich8.00-9.35
9Vôlôsilốp8.0010.15
10Vưxinxki7.3010.40
11Kudơnetxốp8.158.30
12Đimitrốp8.4010.40
13Maninxki V8.4010.40
14Kudơnetxốp9.4010.20
15Micoian9.5010.30
16Molotôp12.2516.45
17Vôlôsilốp11.4012.05
18Bêria11.3012.00
19Malencốp11.3012.00
20Vôlôsilốp12.3016.45
21Micoian12.3014.30
22Vưxinxki13.0515.25
23Sapôsnhicốp13.1516.00
24Timôsencô14.0016.00
25Giucốp14.0016.00
26Vatutin14.0016.00
27Kudơnetxốp15.2015.45
28Kulic15.3016.00
29Bêria16.2516.45
Người cuối cùng ra lúc 16.45
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2019, 12:29:23 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 12:34:15 am »


TTNgày 23 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Molotốp3.206.25
2Vôlôsilốp3.256.25
3Bêria3.256.25
4Timôsencô3.306.10
5Vatutin3.306.10
6Kudơnetxốp3.455.25
7Kaganovich4.305.20
8Digarep4.356.10
9Molotốp18.451.25
10Digarep18.2520.25
11Timôsencô18.5020.45
12Merơculốp19.1019.25
13Vôlôsilổp20.001.25
14Vôdơnhexinxki20.50 1.25
15Mekhơlic20.5522.40
16Kaganovich23.151.10
17Vatutin23.550.55
18Timôsencô23.550.55
19Kudơnetxốp23.550.50
20Bêria24.001.25
21Vlaxic0.500.55
Người cuối cùng ra lúc 0 giờ 55’

TTNgày 24 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Malưsep16.2017.00
2Vôdơnhexinxki16.2017.05
3Kudơnetxốp16.2017.05
4Kidacốp16.2017.05
5Danxơman16.2017.05
6Pôpốp16.2017.05
7Kudơnetxốp16.4517.05
8Bêria16.5020.25
9Molotốp17.0521.30
10Vôlôsilốp17.3021.20
11Timôsencô17.3020.55
12Vatutin17.3020.55
13Sakhurin20.0021.15
14Pêtrốp20.0021.15
15Digarep20.0021.15
16Gôlicốp20.0021.20
17Serơbacốp18.4520.55
18Kagabacốp19.0020.35
19Xuprun20.1520.35
20Dđarốp21.0521.30
Người cuối cùng ra lúc 21 giờ 30’

TTNgày 25 tháng 6  năm 1941Thời gian đếnThời gian
1Molotốip1.005.50
2Serơbacốp1.054.30
3Perexưpkin1.071.40
4Kaganovich1.102.30
5Bêria1.155.25
6Merơculốp1.351.40
7Timôsencô1.405.50
8Kudơnetxốp1.405.50
9Vatutin1.405.50
10Micoian2.105.30
11Molotốp19.401.15
12Vôlôsilôp19.401.15
13Malưsep20.0521.10
14Bêria20.1021.40
16Xôkôsốp20.1021.10
17Timôsencô20.2024.00
18Vatutin20.2021.10
19Vôdơnhexinxki20.2521.10
20Kudơnetxốp20.3021.40
21Phêdorenko  V21.1524.00
22Kaganovich21.4524.00
23Kudơnetxốp21.5024.00
24Vatutin22.1024.00
25Serơbacốp23.0023.50
26Mekhơlic20.1024.00
27Bêria00.251.15
28Vôdơnhexinxki00:251.00
29Vưxinxki00.351.00
Người cuối cùng ra lúc 1 giờ 00’
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 12:37:27 am »

       
TTNgày 26 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian ra
1Kaganovich12.1016.45
2Malencốp12.4016.10
3Budienưi12.4016.10
4Digarep12.4016.10
5Vôlôsilôp12.4016.30
6Molotốp12.5016.50
7Vatutin13.0016.10
8Pêtrốp13.1516.10
9Kôvalép14.0014.10
10Phêdorenko14.1015.30
11Kudơnetxốp14.5016.10
12Giucốp15.0016.10
13Bêria15.1016.20
14Iacôplép15.1516.00
15Timôsencô13.0016.10
16Vôlôsilốp17.4518.25
17Bêria17.4519.20
18Micoian17.5018.20
19Vưxinxki18.0018.10
20Molotốp19.0023.20
21Giucốp21.0022.00
22Vatutin21.0022.00
23Timôsencô21.0022.00
24Vôlôsilốp21.0022.10
25Bêria21.0022.30
26Kaganovich21.0522.45
27Serơbacốp22.0022.10
28Kudơnetxốp22.0022.20
Người cuối cùng ra lúc 22 giờ 20’

TTNgày 27 tháng 6 năm 1941Thời gian đến Thời gian ra
1Vôdơnhexinxki16.3016.40
2Molotốp17.3018.00
3Micoian17.4518.00
4Molotốp19.3519.45
5Micoian19.3519.45
6Molotốp21.2524.00
7Micoian21.252.35
8Bêria21.2523.00
9Malencốp21.3000.47
10Timôsencô21.3023.00
11Giucốp21.3023.00
12Vatutin21.3023.50
13Kudơnetxốp21.3023.30
14Digarep22.050.45
15Pêtrốp22.050.45
16Giarốp22.050.45
17Nhikitin22.050.45
18Ti tốp22.050.45
19Vôdơnhexinxki22.1523.40
20Sakhurin22.3023.10
21Đemenchiep22.3023.10
22Serơbacốp23.1524.00
23Sakhurin0.400.50
24Merơculốp1.001.30
25Kaganovich1.101.35
26Timôsencô1.302.35
27Gôlicốp1.302.35
28Bêria1.302.35
29Kudơnetxốp1.302.35
Người cuối cùng ra lúc 2 giờ 35’

TTNgày 28 tháng 6 năm 1941Thời gian đếnThời gian
1Molotốp19.35
2Malencốp19.35
3Budienưi19.35
4Merơculốp19.45
5Bunganin20.15
6Digarep20.20
7Pêtrốp20.20
8Bunganin20.40
9Timôsencô21.30
10Giucốp21.30
11Gôlicốp21.30
12Kudơnetxốp21.3023.10
13Khabanốp22.0022.10
14Xtephanốpxki22.0022.10
15Xuprun22.0022.10
16Bêria22.4000.50
17Uxtinốp '22.5523.10
18Iacôplép22.5523.10
19Serơbacốp22.1023.30
20Micoian23.3000.50
21Merơculốp24.0000.15

Người cuối cùng ra lúc 00.15

        Về việc xây dựng hầm trú ẩn và nơi làm việc của Stalin ở Moxcơva đã được Sađơrin, phó ban 2 của Bộ nội vụ Liên Xô nhớ lại: “Lúc 9 giờ ngày 22 tháng 6, tôi được lệnh đến gặp Stalin. Lúc đó tại phòng Stalin có Bêria và Molotổp Stalin nói:

        - Cần tìm một vị trí, nơi có thể tránh bom và làm việc.

        Bêria trả lời:

        - Đây là đồng chí Sađơrin, người biết rất rõ Moxcơva, anh ta sẽ tìm được vị trí.

        Tôi cùng Xêkốp đi đến phố Kirốp, sau khi quan sát kỹ ga Metro này tôi đã yêu cầu dọn dẹp sạch ga Metro-Kirốp. Lúc 16 giờ, tôi gọi điện cho Bêria: - Thưa đồng chí Bêria, mọi thứ đã sẵn sàng, đồng chí có thể đến xem.

        Bêria rất thích vị trí này và ra lệnh:

        - Ở đây giữa hai cột này là phòng của Stalin (chúng ta nhớ là khi xuống ga Kirốp thì ở cuối có hai cột ở một phía và hai cột khác ở phía đối diện), đây là phòng Molotốp và đây là phòng của tôi. Phòng đợi có thể chứa đến 50 người. Đặt bàn ghế vào! Cho anh bốn ngày.

        - Thưa đồng chí Bêria, làm sao có thể xong trong bốn ngày được, ngày hôm nay đã sắp hết rồi, mà còn bao nhiêu việc phải làm.

        Sau đó bốn ngày, Bêria gọi điện cho Stalin và Stalin đã đến xem và rất hài lòng với vị trí này và ông đã xuống làm việc ở đây mỗi khi quân Đức ném bom thành phố.

        Sau đó, cuối năm 1941, người ta đã xây một hầm trú ẩn khác ở điện Kremli to hơn, và từ đó Stalin không làm việc ở ga Kirốp nữa.

        Tôi chép lại bản nhật ký của trực ban về danh sách những người đã vào làm việc với Stalin những ngày đầu chiến tranh và hồi ức của Sađơrin về việc chuẩn bị nơi làm việc cho Stalin không phải là ngẫu nhiên. Như chúng ta đã thấy, mệnh lệnh làm hầm tránh bom để làm việc được ban hành lúc 9 giờ ngày 22 tháng 6 năm 1941, cần bốn ngày để hoàn thiện. Trong những ngày này và sau đó Stalin tiếp tục làm việc ở Kremli, sau đó bốn hôm, Stalin mới đến xem phòng làm việc ở ga Kirốp. Như vậy, tại sao Khơrutxốp, Bêria và tác giả các bài báo lá cải có thể nói là Stalin bị suy sụp và rút lui khỏi cương vị lãnh đạo ở biệt thự Kunsêvô? Khi mà hàng ngày Stalin đều làm việc từ sáng sớm đến nửa đêm để điều hành toàn bộ đất nước chống lại xâm lăng.

        Tôi có cảm tưởng là sự vu khống, này cũng dơ bẩn như tất cả các trò bôi nhọ khác mà thôi.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2019, 12:54:28 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 12:58:05 am »


NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN

        Sau khi phát động cỗ máy chiến tranh khổng lồ, Hitle và Bộ chỉ huy của mình đã chuyển đến chỉ huy sở mới ở vùng Đông Phổ, gần thành phố Ractenburg. Chọn vị trí này Hitle tính toán tránh khỏi bán kính ném bom của quân Anh và tiến gần đến biên giới phía đông - Chỉ huy sở này được bắt đầu xây dựng từ năm 1940 trong một khu rừng rất rộng, chia thành nhiều ô. Có hành lang gài mìn, có hệ thống đường sắt riêng - ở khu vực trung tâm được canh phòng cẩn mật nhất, ngoài Hitle ra còn có vị trí làm việc của Gơring, Himmler, Keitel và Jodl. Hitle rất hài lòng với sở chỉ huy này và đặt cho nó tên là “Hang sói” (Volphsanxơ). Phải nói rằng, trong suốt thời gian chiến tranh, công tác phản gián của Đức đã làm bảo mật rất tốt, rất ít người biết rằng Hitle thường xuyên chỉ huy chiến tranh từ chỉ huy sở này. Mọi người vẫn tưởng rằng Hitle ở tổng hành dinh tại Berlin.

        Vào trưa ngày 22 tháng 6, Bộ tham mưu mặt trận Tây- Nam đã rõ hành động chiến tranh của Đức không phải là khiêu khích như Moxcơva đã dự báo, mà là cuộc tấn công xâm lược, là chiến tranh! Tại Moxcơva, Stalin và Bộ Tổng tham mưu không có đủ thông tin, họ đưa ra tên các đơn vị mà không biết điều gì đã xảy ra với các đơn vị đó. Như sau này nguyên soái Bagramian nhớ lại khi nhận được mệnh lệnh này Bộ chỉ huy mặt trận không tin vào mắt mình nữa. Nhưng dù sao mệnh lệnh vẫn là mệnh lệnh.

        Giucốp và Khơrutxốp đến Bộ tham mưu của mặt trận Tây-Nam. Khi Stalin ra lệnh điều Giucốp ra mặt trận, chắc các độc giả cũng thấy ngờ ngợ: Liệu có phải là đúng đắn không, khi quyết định điều Tổng tham mưu trưởng ra khỏi Đại bản doanh trong thời điểm quyết định như vậy? Sai lầm của quyết định này và một số quyết định khác là rõ ràng. Tuy nhiên, trong trường hợp này có thể lý giải được (mặc dù không thật thuyết phục lắm) quyết định của Stalin: vào lúc đó ông vẫn còn tin vào Hiệp ước ký với Đức, và cho rằng các hành động chiến tranh chỉ là khiêu khích ở biên giới do các tướng Đức ở đơn vị gây ra, như các sự kiện ở Khankhingôn và Giucốp được cử đến đó để giải quyết các vụ khiêu khích này.

        Sáng 25 tháng 6, Giucốp và Bộ tham mưu mặt trận đã tổ chức trận phản công đầu tiên. Ngày 27 tháng 6, các quân đoàn của mặt trận đã tấn công quân Đức rất ác liệt, khiên tư lệnh cụm quân phía nam của Đức, thống chế Rundstedt phải đưa quân đoàn dự bị vào cuộc để cứu binh đoàn tăng của tướng Kleist.

        Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đây là đợt phản công đầu tiên của Hồng quân, tuy cả hai bên đểu tổn thất nặng nhưng đợt phản công này nói lên vai trò và uy tín rất cao của Giucổp và nó có ý nghĩa về tinh thần rất lớn để ngăn chặn sự hoảng loạn do đòn tấn công bất ngờ của Hitle những ngày đầu gây ra và góp phần cản bước tiến đang rất nhanh của quân Đức.

        Ngay sau đó, Stalin đã nhận ra sai lầm của mình khi cử Giucốp ra tiên phương, sự điều hành chung các mặt trận không được thông suốt. Tình hình các mặt trận báo về rất bất lợi.

        Ngày 26 tháng 6, Stalin gọi điện đến chỉ huy sở mặt trận Tây-Nam ở Terơmôphôn và yêu cầu được nói chuyện với Giucốp:

        - Ở mặt trận phía tây tình hình rất xấu, quân địch đã tiến sát Minxcơ, không rõ điều gì đã xảy ra với Paplốp (tư lệnh phương diện quân Tây - N.D), không rõ Kulic đang ở đâu? Nguyên soái Sapôsnhicốp thì đang ốm. Anh có bay ngay về Moxcơva được không?

        - Tôi sẽ bàn bạc với đồng chí Kirpônốc và Purơkael về công việc tiếp theo, sau đó tôi sẽ ra sân bay ngay - Giucốp trả lời.

        Chiểu tối ngày 26 tháng 6, Giucốp đã trở về đến Moxcơva, và đến thẳng phòng làm việc của Stalin. Trong phòng lúc đó có Timôsencô và Vatutin, cả hai đều rất mệt mỏi do mất ngủ.

        Trước khi Giucốp đến, đã xảy ra một cuộc tranh luận rất gay gắt tại phòng Stalin, khi Giucốp đến, Stalin chỉ gật đầu chào và nói ngay:

        - Tôi không hiểu được các ý kiến sai lầm của Bộ trưởng quốc phòng và vị phó của anh, hãy cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Phải làm gì bây giờ?

        Stalin chỉ trên bản đồ chiến sự ở trên bàn, trong đó có tình trạng của mặt trận phía tây. Giucốp đề nghị có 40 phút để chuẩn bị trả lời - Stalin đồng ý.

        Giucốp, Timôsencô và Vatutin chuyển sang phòng bên cạnh để phân tích tình hình ở mặt trận phía Tây. Phía tây thành phố Minxcơ đã bị bao vây, trong đó có cả quân đoàn số 3 và số 10. Phần còn lại của quân đoàn 4 rút lui về trong rừng - các đơn vị còn lại rút lui về sông Bêrêdin.

        Sau nửa tiếng họ quay trở lại phòng Stalin và đề nghị phải ngay lập tức chiếm phòng tuyến phía tây Đvina - Polosk - Vitebxikơ - Orsa - Môgilép - Mondirơ và phải sử dụng các quân đoàn số 13, 19, 20, 21 và 22. Ngoài ra, phải nhanh chóng chuẩn bị phòng tuyến ở hậu cứ theo tuyến Xeligiarôvơ - Xmôlenxkơ - Roxơláp - Gormen bằng lực lượng của các quân đoàn 24 và 28 thuộc đội dự bị của Đại bản doanh.

        Tất cả các đề nghị này được Stalin thông qua và yêu cầu nhanh chóng triển khai đến các đơn vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 01:05:04 am »


        Ngày 29 tháng 6, nhận được thông tin quân ta rút khỏi Minxcơ. Timôsencô không đủ can đảm báo cáo Stalin là Minxcơ đã thất thủ, ông vẫn tin là tình hình sẽ được vãn hồi, nhưng Stalin đã nói:

        - Anh có trách nhiệm phải nắm vững mọi tình hình, đồng chí Timôsencô!

        Stalin không hài lòng về cách nắm tình hình và đề nghị sẽ đến thẳng Bộ Tổng tham mưu để xem bản đồ chiến sự.

        Tòa nhà Bộ Tổng tham mưu chỉ cách điện Kremli vài phút đi bộ, Stalin cùng các ủy viên Bộ chính trị đi qua vọng gác và lên thẳng tầng hai, nơi có văn phòng Bộ trưởng quốc phòng. Lúc đó, trong phòng có Timôsencô, Giucốp và Vatutin, một số sĩ quan Bộ Tổng tham mưu. Họ đang đứng quanh một bàn tròn rộng, trên đó là bản đồ chiến sự.

        Timôsencô báo cáo Stalin rằng: các sĩ quan Bộ quốc phòng và Bộ tham mưu đang nghiên cứu tình hình để ra các chỉ lệnh tiếp theo. Stalin nghe báo cáo, im lặng đi lại quanh bàn. Sau đó dừng lại rất lâu bên bản đồ mặt trận phía Tây.

        Timôsencô hiểu rất rõ Stalin, không chỉ kính trọng ông, mà còn sợ ông. Timôsencô hiểu rằng, Stalin đang rất không yên tâm, nếu không ông đã không xuất hiện ở đây, không có gì là tốt đang chờ mình. Vì vậy, ông báo cáo:

        - Thưa đồng chí Stalin, chúng tôi chưa kịp tổng hợp tình hình, có rất nhiều thông tin trái ngược nhau... vì vậy, tôi chưa thể báo cáo ngay được.

        Stalin cắt ngang:

        - Đơn giản là đồng chí không muốn nói với chúng tôi về sự thật. Bêlôrutxi đã mất và bây giờ đồng chí định đặt chúng tôi trước những thất bại mới hay sao? Cái gì xảy ra ở Ucraina? Cái gì diễn ra ở Pribantich? Các anh đang chỉ huy các mặt trận hay là chỉ ghi nhận các tổn thất?

        Giucốp đỡ lời cho Timôsencô:

        - Đề nghị cho chúng tôi được tiếp tục làm việc.

        Lúc đó, Bêria khó chịu nói:

        - Có lẽ chúng tôi cản trở các anh à?

        - Tình hình ở mặt trận rất cấp bách, đang chờ chỉ lệnh của chúng tôi - Giucốp nói - Cố gắng bình tĩnh và không hướng vào ai, nhưng sau đó ông nhìn thẳng vào mặt Bêria và nói - Có lẽ anh có thể ra được các mệnh lệnh chiến đấu?

        - Nếu được giao, tôi sẽ ra được các mệnh lệnh - Bêria trả lời.

        - Đó là khi Đảng giao cho anh, còn bây giờ Đảng đang giao cho chúng tôi - Giucốp thẳng thắn cắt ngang.

        Hướng về phía Stalin, vẫn với giọng rất bình tĩnh, Giucốp nói:

        - Hãy tha lỗi cho tôi vì sự thẳng thắn, thưa đồng chí Stalin. Chúng tôi sẽ thống nhất các đánh giá và sẽ sang điện Kremli để báo cáo đồng chí.

        Mọi người im lặng, chờ ý kiến của Stalin. Nhưng Timôsencô muốn đỡ lời Giucốp đã nói:

        - Thưa đồng chí Stalin, chúng tôi có trách nhiệm trước hết suy nghĩ làm sao để trợ giúp cho các mặt trận, sau đó sẽ thông báo lại với đồng chí...

        Ý định của Timôsencô muốn làm dịu tình hình đã tác động ngược trở lại. Stalin nói:

        - Thứ nhất, các anh đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi tách ra khỏi chúng tôi, còn thứ hai, cách để giúp đỡ các mặt trận bây giờ chúng ta sẽ cùng suy nghĩ. Sau đó, chắc là Stalin muốn cho các tướng lĩnh có thời gian tập trung suy nghĩ đã nói với các ủy viên Bộ chính trị: - Thôi đi, các đồng chí, chúng ta có lẽ xuất hiện ở đây không đúng lúc... Các ủy viên Bộ chính trị rời khỏi phòng, mà không có ai đưa tiễn.

        Ngày 30 tháng 6, Stalin ra lệnh triệu tướng Pablốp về Moxcơva. Cũng ngày hôm đó, Erêmencô được điều động và giao nhiệm vụ làm tư lệnh phương diện quân tây. Ngày hôm sau, Pablốp bay về Moxcơva và đến gặp Giucốp đầu tiên. Sau này, Giucốp đã nhớ lại là lúc đó ông không nhận ra Pablốp, chỉ có tám ngày chiến tranh mà trông Pablốp hốc hác và xanh xao hẳn. Pablốp cố gắng chứng minh sự thất bại của mặt trận không chỉ là do quân địch mạnh, mà còn là do sự chỉ đạo sai của Bộ Tổng tư lệnh. Tất nhiên, ông ta đã đúng, nhưng lúc đó số phận của ông đã được định đoạt. Mặc dù, Erêmencô đã được chỉ định là tư lệnh mặt trận phía tây, nhưng sau đó vài ngày Stalin đã thay đổi và bổ nhiệm Timôsencô vào cương vị này, và cử Mekhơlic làm ủy viên Hội đồng quân sự phương diện quân.

        Khi giao nhiệm vụ cho Mekhơlic, Stalin nói:

        - Hãy nắm tình hình ở mặt trận phía tây, họp Hội đồng quân sự lại và làm rõ xem ngoài Pablốp, còn ai có lỗi trong các thất bại nghiêm trọng vừa qua?

        Lòi yêu cầu của Stalin đã không được Mekhơlic thực hiện trọn vẹn, ông ta không hề nghiên cứu “xem xét”, “làm rõ” như Stalin yêu cầu mầ chỉ nhăm nhăm một mục tiêu: xem ngoài Pablốp, còn những ai phạm “lỗi nghiêm trọng nữa”. Khi vừa đến mặt trận, với “kinh nghiệm” từ những năm tham gia thanh trừng, Mekhơlic đã tìm mọi cách để buộc tội Pablốp và các cộng sự của ông, như tội “hèn nhát”, “nộp vũ khí cho địch”, “mất vai trò chỉ huy”, “tùy tiện trong hành động, chiến đấu”...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2019, 10:51:21 am »


        Tất cả ý kiến này được đưa vào Nghị quyết của “Hội đồng quốc phòng Liên Xô ngày 16 tháng 7 năm 1941” mà theo đó đã đưa ra Tòa án binh và kết án tử hình:

        1. Tư lệnh phương diện quân Tây - Đại tướng Pablốp.

        2. Tham mưu trưởng phương diện quân phía tây - Thiếu tướng Klimốpxki.

        3. Chỉ huy trương binh chủng thông tin liên lạc phương diện quân - Thiếu tướng Grigôriep.

        4. Tư lệnh quân đoàn 4 của phương diện quân phía tây- Thiếu tướng Kôrốpcốp

        5. Tư lệnh binh đoàn bộ binh 41 phương diện quân tây bắc - Thiếu tướng Koxubuxki.

        6. Tư lệnh sư đoàn bộ binh số 60 phương diện quân phía nam - Thiếu tướng Xelikhốp.

        7. Sư đoàn phó sư đoàn bộ binh số 60 phương diện quân phía nam - Chính ủy Kurochkin.

        Stalin đã ký nghị quyết, có lẽ ông cho rằng tình hình đòi hỏi phải giữ nghiêm kỷ luật. Nghị quyết này đã được công bố đến toàn bộ lực lượng vũ trang và các cơ sở công nghiệp quốc phòng.

        Tất nhiên, đã có nhiều người phê phán quyết định cực đoan này của Stalin, điều này trong tình trạng hòa bình chúng ta có thể dễ phê phán như vậy, nhưng cũng không nên quên rằng nó được quyết định trong tình huống vô cùng căng thẳng của những ngày đầu chiến tranh.

        Tuy nhiên, với tất cả lòng kính trọng với Stalin và thấu hiểu trách nhiệm của ông trước vận mệnh của đất nước và quân đội, chúng ta vẫn có thể thẳng thắn nói rằng: Không nhất thiết phải có một quyết định cứng rắn quá mức như vậy trong tình hình lúc đó. Trường hợp này rõ ràng Stalin đã quá tin các đánh giá của Mekhơlic nên đã “vung tay quá đà”.

        Chúng ta chỉ cần đưa ra một câu hỏi: Trong các vị trí của ngày đầu chiến tranh ở đâu mà chả bị thất bại như Pablốp. Lỗi này nếu kể ra có thể buộc cho rất nhiều vị chỉ huy khác.

        Sau này, tất cả các tướng lĩnh bị kết án lúc đó đã được phục hồi, tuy nhiên các lỗi lầm mà Mekhơlic gán cho họ vẫn ám ảnh mọi người rất lâu.

        Pablốp sinh năm 1897 - cùng đồng niên với nhiều vị nguyên soái (như Merexơkốp - sinh năm 1897, Vaxilepxki - sinh năm 1895, Malinốpxki-sinh năm 1898, Bagơmanhian- sinh năm 1897) những năm thế chiến thứ nhất còn là binh nhì, tình nguyện gia nhập Hồng quân, trải qua các cuộc chiến đấu thời kỳ nội chiến, năm 1922 tốt nghiệp trường sĩ quan Omxkơ, năm 1928, tốt nghiệp học viện chỉ huy mang tên Phrunde và năm 1931, tốt nghiệp khóa học viện của Học viện kỹ thuật. Pablốp đã trải qua 3 cuộc chiến tranh: chiến tranh Tây Ban Nha, Phần Lan và cuộc chiến ở hồ Khankhingon. Ông được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong cuộc chiến ở Tây Ban Nha.

        Sau khi ở Tây Ban Nha về, Pablốp được cử vào Hội đồng quân sự cách mạng, ông đóng góp rất nhiều đế chế tạo xe tăng T-34. Ông là một trong các nhà chỉ huy giỏi cả lý luận và thực tiễn. Vì vậy, ông đã được bổ nhiệm tư lệnh mặt trận ở hướng tấn công chính của Hitle - đó là tư lệnh quân khu đặc biệt Bêlôrutxi từ năm 1940. Ông được lãnh tụ Đảng Cộng sản Tây Ban Nha Ibarudi công nhận là 1 trong 7 danh tướng của Liên Xô.

        Nếu ông không gặp phải các sự kiện bi thảm trong tuần đầu của chiến tranh thì rõ ràng ông có thể trở thành một trong các vị tướng lĩnh quân sự lớn nhất của Liên Xô và chắc chắn sẽ được phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô.

        Những người đã nghe và nhớ toàn văn bài phát biểu của Stalin ngày 3 tháng 7 năm 1941 còn lại không nhiều, với thế hệ trẻ hơn thì nhiều người không biết về nó. Nhưng vào thời điểm đó, toàn dân Nga đã chờ đợi bài phát biểu này của Stalin. Đó là lời kêu gọi toàn dân tiến lên chống trả quân xâm lược, động viên mọi người, mọi lực lượng của đất nước để giành chiến thắng.

        Trong bài phát biểu của mình, Stalin khẳng định:

        - Chúng ta đã giành được gì khi ký với Đức Hiệp ước không tấn công lẫn nhau? Chúng ta đã bảo đảm được hơn một năm rưỡi để chuẩn bị lực lượng để chống lại cuộc xâm lược nếu quân Đức bội ước và tấn công trước lên đất nước chúng ta.

        Bọn phát xít Đức giành được cái gì và không giành được cái gì? Khi bội ước tấn công Liên Xô? Chúng đạt được một số lợi thế trong một khoảng thời gian ban đầu, nhưng về chính trị thì chúng đã thất bại, dựng lên một hình ảnh rất xấu của kẻ xâm lược trong con mắt của nhân loại. Chúng ta không nghi ngờ gì rằng, một vài lợi thế mà bọn phát xít Đức giành được lúc đầu chỉ là tạm thời, còn thắng lợi về chính trị của chúng ta là to lớn, cơ bản và lâu dài, trên cơ sở đó cần phát huy các thắng lợi của Hồng quân trong chiến tranh chống phát xít Đức.

        Sau đó, Stalin nói rằng cần phải loại trừ các nguy cơ đang uy hiếp nước Nga, hiểu sâu sắc sự nguy hiểm. Không được để trong hàng ngũ chúng ta tồn tại những phần tử nhát gan, hoảng loạn - chuyển toàn bộ đất nước sang tình trạng chiến tranh, giữ từng tấc đất của Tổ quốc. Trong trường hợp buộc phải rút lui thì phải tiêu huỷ tất cả, lập ra các đội chiến tranh du kích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:41:24 pm »


        Trong bài phát biểu của mình, Stalin nói nhiều đến việc củng cố sức mạnh tinh thần của quân đội và nhân dân.

        Ngày nay, chúng ta đã có đủ điều kiện để bình luận về bài phát biểu của Stalin. Tôi xin trích ra đây đoạn hồi ký của Giucốp, mà nhà văn K.Ximônốp đã ghi lại được trong dịp phỏng vấn trực tiếp nguyên soái về những ngày đầu chiến tranh. Đây là tài liệu vô giá - vì đó là lời kể trực tiếp của một nhân vật rất gần gũi với Stalin:

        - Cuối cùng thì chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào sự thật và không che giấu để nói lên những gì là sự thật, cần đánh giá đúng sức mạnh của quân Đức trong những ngày đầu của chiến tranh. Chúng ta đã rút lui hàng ngàn km trước một đối thủ quá mạnh về vũ khí, trang bị và được chuẩn bị rất kỹ. Cần thừa nhận rằng Bộ tham mưu của Đức đã làm việc tốt hơn Bộ tham mưu của chúng ta, các chỉ huy mặt trận của Đức cũng tỏ ra giỏi hơn và suy nghĩ sâu hơn các vị chỉ huy của chúng ta.

        Chúng ta thường che giấu khi viết về những khiếm khuyết của quân đội chúng ta vào giai đoạn đầu chiến tranh. Trên thực tế đúng là một số đơn vị của chúng ta không vững vàng, không chỉ rút lui mà còn bỏ chạy, rơi vào tình trạng hoảng loạn... Không có gì là bí mật khi nói rằng có một số đơn vị thì chống cự dũng cảm nhưng có một số thì lại bỏ chạy, có các loại đơn vị khác nhau, các loại chỉ huy khác nhau.

        Khi đưa ra nguyên nhân về sự “bất ngờ”, kể cả trong bài phát biểu của Stalin theo tôi là chưa đầy đủ. Thế nào là “bất ngờ”, khi chúng ta nói về các hành động trong một quy mô rộng lớn? Đây không đơn thuần là sự “bất ngờ” khi quân địch vượt qua biên giới. Điều nguy hiếm là ở chỗ chúng ta đã bất ngờ về tỉ lệ vượt trội gấp sáu đến tám lần của quân Đức ở các hướng tấn công chủ yếu.

        - Khi chúng ta nói về tình hình trước chiến tranh và lúc bắt đầu chiến tranh, chúng ta thường hay nói về lỗi lầm và trách nhiệm của Stalin. Từ một phía nào đó, có thể là đúng, nhưng từ góc độ khác chúng ta không nên đổ lỗi hết cho một mình Stalin. cần nói rằng các nhà lãnh đạo khác cũng chia sẻ trách nhiệm cùng Stalin, đặc biệt là những cộng sự gần gũi như: Molotốp Malencốp, Kaganovich (không nói về Bêria). Stalin là một nhân cách lớn, ông sẵn sàng thực hiện tất cả những gì là cần thiết, khi nào cần thiết và bằng cách thức cần thiết - chính lịch sử đòi hỏi phải xuất hiện các cá nhân như vậy.

        Phải nói rằng một phần trách nhiệm thuộc về Vôlôsilốp, mặc dù ông đã rút khỏi chức Bộ trưởng quốc phòng từ 1940, nhưng cho đến trước chiến tranh ông vẫn là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng Nhà nước. Một phần trách nhiệm thuộc về tất cả chúng ta, các cán bộ quân sự của đất nước, đồng thời cũng là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác. Được tham gia nhiều phiên tranh luận tại phòng Stalin, khi có mặt nhiều cộng sự gần gũi của Stalin, tôi đã tận mắt nhìn thấy nhiều phen tranh luận rất căng thẳng, đặc biệt là khi có Molotốp đôi khi Stalin không giữ được bình tĩnh, nhưng Molotốp vẫn giữ các quan điểm của mình.

        Tôi nói như vậy để phản bác luận điệu cho rằng những người xung quanh Stalin không bao giờ dám tranh luận về các vấn đề quốc gia. Tuy nhiên, phải nói rằng nhiều người vẫn giữ quan điểm từ trước chiến tranh, khi cho rằng nếu chúng ta không làm gì sai thì Hitle sẽ không tấn công chúng ta, cả Malencốp, cả Kaganovich đều ủng hộ quan điểm này của Stalin, và đặc biệt là Molotốp rất bảo vệ quan điểm này. Người duy nhất mà tôi chứng kiến dám nói một quan điểm khác hẳn đó là Gdanốp, ông thường xuyên khẳng định rằng Hitle không thể tin được.

        Stalin đã đánh giá không đúng khi cho rằng Hitle tập trung vào mặt trận phía tây, thì không thể đánh Liên Xô được, chỉ sau khi quân Đức chiếm nước Pháp thì dường như Stalin không kịp xoay chuyển tình hình.

        "... Phải nói rằng vào thời điểm lúc đó, tôi hoàn toàn tin tưởng vào Stalin, vào tầm nhìn chiến lược và khả năng chèo lái ra khỏi mọi tình huông của ông. Tuy đã có lúc rất khó khăn nhưng lòng tin rằng nhất định Stalin sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn đã mạnh hơn tất cả. Và bây giờ, khi nhìn lại thấy rằng lòng tin đó là đúng đắn”.

        Phải cảm ơn phẩm chất nghề nghiệp của nhà văn Ximônốp đã biết cách khêu gợi để Giucốp nói ra những suy nghĩ chân thành nhất, để lại cho lịch sử những khắc họa đúng đắn và đáng tin cậy về Stalin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2019, 11:53:08 pm »


CÁC TRẬN CHIẾN QUANH XMÔLENXKƠ

        Hành động chiến đấu của các đơn vị quân đội Xô Viết trong những ngày đầu chiến tranh không được thành công, nhiêu đơn vị bị rơi vào vòng vây.

        Ngày 28 tháng 6, sau sáu ngày chiến tranh, các đơn vị xe tăng - cơ giới của Đức đã tiến vào Minxcơ. Cụm tập đoàn quân “Trung tâm” của Đức ở phía Nam Bêlôrutxki đã kịp tiến sát Dnhép.

        Stalin ra lệnh khẩn cấp xây dựng tuyến phòng thủ thứ hai dọc theo sông Dvina Tây và sông Dnhép để ngăn chặn đường tiến của quân Đức đến Moxcơva. Để thực hiện ý đồ này, Stalin rút từ đội dự bị chiến lược các binh đoàn số 22, 19, 20, 16 và 21. Tuy nhiên, các binh đoàn này đã không kịp củng cố tuyến phòng ngự, quân Đức đã nhanh chóng tiến đến sông Dnhép.

        Ngày 10 và 11 tháng 7, các đơn vị của tướng Guderian đã vượt qua sông Dnhép, tiến tới Xmôlenxcơ và ngày 16 tháng 7 đã chiếm được một phần Xmôlenxcơ.

        Sự thất thủ của Xmôlenxcơ đối với Stalin là rất nặng nề. Ông không cho ủy ban thông tin quốc gia được thông báo tin này và buộc Timôsencô phải lấy lại Xmôlenxcơ bằng mọi giá. Nhưng mệnh lệnh này của Tổng tư lệnh đã không thực hiện được. Tư lệnh phương diện quân phía Tây, nguyên soái Timôsencô bị triệu về Moxcơva.

        Trong buổi họp Bộ chính trị, Stalin nói:

        - Bộ chính trị đã thảo luận về công việc của đồng chí Timôsencô trên cương vị Tư lệnh phương diện quân phía Tây, và cho rằng đồng chí đã không hoàn thành được nhiệm vụ ở khu vực Xmôlenxcơ. Chúng tôi đã đi đến quyết định là sẽ giao chức vụ Tư lệnh phương diện quân Tây cho đồng chí Giucốp - Sau một lúc im lặng, Stalin hỏi Timôsencô: Anh có ý kiến gì không?

        Timôsencô không trả lời.

        - Thưa đồng chí Stalin - Giucốp nói - Việc thường xuyên thay đổi chỉ huy các mặt trận sẽ ảnh hưởng xấu đến tiến trình các chiến dịch. Các vị chỉ huy chưa kịp nắm được tình hình đã phải tiến hành các trận chiến đấu rất căng thẳng. Nguyên soái Timôsencô mới chỉ huy mặt trận được đúng bốn tuần, trong trận chiến ở Xmôlenxcơ ông đã làm hết mọi cách có thể ở vị trí của ông và đã kìm chân được quân Đức trong khoảng một tháng. Tôi cho rằng, không ai có thể làm tốt hơn được. Các đơn vị tin tưởng vào Timôsencô và đó là quan trọng nhất, tôi cho rằng vào lúc này mà cách chức tư lệnh của ông ta là không chính đáng và cực kỳ nguy hiểm.

        Kalinin ủng hộ:

        - Có lẽ Giucốp nói đúng.

        Stalin nhấc chiếc tẩu nổi tiếng ra và hỏi các ủy viên Bộ chính trị:

        - Có lẽ chúng ta đồng ý với Giucốp?

        Molotốp nhấn mạnh:

        - Timôsencô có thể cứu vãn được tình hình.

        Stalin ra lệnh cho Timôsencô:

        - Hãy nhanh chóng trở lại mặt trận và cố gắng làm chủ tình hình.

        Khi ra ngoài hành lang, Timôsencô nói với Giucốp:

        - Anh vô ích thuyết phục Stalin. Tôi đã rất mệt trước các mệnh lệnh của ông ta.

        - Không sao, khi kết thúc chiến tranh, lúc đó chúng ta sẽ nghỉ ngơi, còn bây giờ phải nhanh chóng trở lại mặt trận.

        Từ ngày 8 đến ngày 21 tháng 8, quân Đức liên tục tấn công, tuy nhiên do chịu tổn thất nặng nể, quân Đức không áp sát Moxcơva được.

        Ngày 1 tháng 9, Stalin lại đưa các quân đoàn 30, 19, 16 và 20 của phương diện quân Tây chuyển sang tấn công. Tuy nhiên, cả lần này ý đồ này vẫn không thành công. Chỉ có quân đoàn 24 - đội dự bị của mặt trận đã tiêu diệt cụm các đơn vị của quân Đức ở khu vực Elnia.

        Trận chiến ở Xmôlenxcơ diễn ra trên mặt trận dài 650km và có chiều sâu 250km. Lần đầu tiên quân Đức buộc phải lui về phòng ngự. Điều này tạo điều kiện cho Bộ chỉ huy Xô Viết có điều kiện chuẩn bị phòng thủ ở Moxcơva. Ở Xmôlenxcơ, quân đội Nga biểu lộ lòng dũng cảm vô bờ và Stalin đã lần đầu tiên ban hành sắc lệnh trao tặng danh hiệu “chiến sĩ cận vệ” cho các cá nhân và đơn vị dũng cảm.

        Sư đoàn đầu tiên được nhận danh hiệu sư đoàn cận vệ là sư đoàn 100 do tướng Ruxianốp chỉ huy (quyết định số 308 ngày 18 tháng 9 năm 1941 của Stalin).

        Cần phải thừa nhận rằng trong những ngày tháng đầu chiến tranh đầy cam go, Stalin đã vững vàng chỉ huy các mặt trận, động viên và khích lệ được các đơn vị trong trận chiến chống trả sự xâm lược của kẻ thù ở Xmôlenxcơ và các trận chiến đấu ở hướng Moxcơva.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 11:31:26 pm »


NỖI ĐAU RIÊNG CỦA STALIN

        Ngày 20 tháng 7 năm 1941, đài phát thanh và báo chí của Hitle loan tin con trai cả của Stalin - Iacốp - đã bị bắt làm tù binh. Đây là một đòn tinh thần rất mạnh đối với Stalin - với cương vị là người cha và cương vị là tổng chỉ huy quân đội, một con người mà từng hành động đều được cả thế giới trông theo. Ông lo âu không chỉ là tình trạng làm tù binh và tính mạng của Iacốp, mà còn là việc Iacốp sẽ xử sự như thế nào khi ở trong tay kẻ thù.

        Về việc bị bắt và những thời gian bị giam giữ của Iacốp, có nhiêu tác giả đã viết và có rất nhiều giả thiết khác nhau.

        Tôi xin trích dẫn, sử dụng một số tư liệu, bài báo và cả biên bản cuộc hỏi cung Iacốp để cung cấp cho bạn đọc thông tin về việc Iacốp bị bắt và giam giữ ra sao.

        Sau đây là bản lược ghi biên bản hỏi cung lần đầu con trai Stalin do thiếu tá Golters và đại úy Roislle tiến hành tại Bộ tham mưu của tướng Kluge ngày 18 tháng 7 năm 1941.

        - Tên anh?

        - Iacốp.

        - Còn họ?

        - Đgiugashvili.

        - Anh là họ hàng với Chủ tịch Hội đồng dân ủy?

        - Tôi là con trai của ông ta.

        - Anh có nói được tiếng Đức không?

        - Tôi học cách đây mười năm, có nhớ đôi chút.

        - Quân hàm của anh và đơn vị?

        - Thượng úy. Phục vụ ở trung đoàn pháo số 14.

        - Anh đã bị bắt làm tù binh như thế nào?

        - Tôi cùng bộ phận còn lại của sư đoàn bị bao vây.

        - Anh tự nguyện hay bị bắt làm tù binh?

        - Không tự nguyện, tôi bị bắt.

        - Binh lính Đức đối xử với anh thế nào?

        - Họ lột ủng của tôi...

        - Tại sao trong quân đội lại có chính ủy? Họ có nhiệm vụ gi?

        - Nâng cao tinh thần chiến đấu, giáo dục chính trị.

        - Binh lính và sĩ quan đối với họ thế nào?

        - Như anh thấy, nếu người chính ủy làm việc một cách thông minh thì người ta sẽ quý anh ta. Nhưng khi anh ta lợi dụng quyển lực của mình để ép buộc binh sĩ thì người ta sẽ hành động một cách hình thức trong các cuộc họp còn trong tâm khảm thì không phục.

        - Anh có biết trường hợp nào mà binh lính chống lại các chính ủy không?

        - Đến nay tôi chưa hể biết trường hợp nào.

        - Bây giờ nói về Kulac.

        - Kulac à, đó là những người nông dân giàu có.

        - Có lẽ họ không hài lòng chế độ mới?

        - Tất nhiên, họ không hài lòng.

        - Tại sao họ không hài lòng?

        - Anh hãy nghe đây, chắc là anh không biết lịch sử của Đảng, lịch sử của nước Nga? Nói chung, Kulac là thành phần ủng hộ Sa hoàng và giai cấp tư sản.

        - Anh có nghĩ rằng Kulac bảo vệ tư hữu của mình trong xã hội Nga cũ, cũng như ở Đức còn chế độ tư hữu trong khi ở Nga không còn.

        - Vâng, nhưng anh quên mất rằng đó chỉ là một phần, còn con cái của họ được giáo dục trong một môi trường hoàn toàn khác.

        - Anh có cho rằng dưới chế độ hiện nay đời sống công nhân và nông dân tốt hơn trước kia không?

        - Tất nhiên, hãy tự hỏi họ có cái gì dưới thời Sa hoàng, họ sẽ tự trả lời các ông. Nước Nga đã xây dựng nền kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào ai.

        - Sau khi anh đã gặp và biết về người lính Đức, anh có tiếp tục cho rằng Hồng quân liệu có cơ hội nào không để chống lại quân Đức?

        - Tôi không có đủ dữ liệu để nói là có cơ sở nào không nhưng tôi cho rằng cuộc chiến vẫn còn tiếp tục.

        - Anh có biết hiện nay quân Đức đang ở đâu không? Anh có biết là chúng tôi đã vào Kiép, theo anh cái gì sẽ xảy ra khi chúng tôi tiến vào Moxcơva?

        - Theo tôi, các anh còn cách xa Moxcơva.

        - Chúng tôi đang ở gần Moxcơva, anh nghĩ thế nào nếu chúng tôi chiếm được Moxcơva?

        - Tôi xin trả lời thẳng thắn: Tôi không nghĩ là điều đó sẽ xảy ra.

        - Tại sao anh lại nói thế?

        - Cho phép tôi hỏi lại ông một câu, cái gì sẽ xảy ra nếu các ông bị bao vây?

        - Theo anh liệu có trường hợp này trong chiến tranh không?     
   
        - Theo tôi hoàn toàn có thể, bây giờ tôi không có đủ dữ liệu, nhưng theo tôi hoàn toàn có thể có trường hợp là các binh đoàn đi trước của các ông sẽ bị bao vây và tiêu diệt.

        - Anh có biết là hiện nay chính quyền đỏ chủ yếu là do người Do Thái nắm, theo anh có lúc nào ở Nga, người Nga chống lại người Do Thái không?

        - Tất cả trò này là vô nghĩa, họ không có một chút ảnh hưởng nào, ngược lại, tôi có thể nói là người Nga không ưa gì Do Thái.

        - Thế tại sao lại không ưa Do Thái?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM